Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại việt nam và trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 53 trang )

Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 1/53
A. MỞ ĐẦU
Ngày nay quá trình đô thị hóa là một quá trình không thể thiếu của mỗi quốc gia trên
thế giới, chúng mang lại cho chúng ta một cuộc sống văn minh và hiện đại, cũng chính sự
hiện đại ấy đã vô tình làm cho cho đời sống chúng ta trở nên khắc nghiệt hơn, môi trường
ngày càng bị ô nhiễm, từ ô nhiễm không khí, nguồn nước đến cả ô nhiễm tiếng ồn. Một
trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí và nguồn nước chính là rác thải sinh
hoạt, mỗi ngày chúng ta cho ra môi trường một lượng lớn rác thải thế nhưng quá trình xử lý
còn quá thô sơ, chủ yếu là hình thức chôn lắp. Hình thức chôn lắp gặp quá nhiều khuyết
điểm, vừa tốn diện tích đất vừa ô nhiễm nguồn nước do quá trình thấm rỉ của rác thải. Nếu
không xử lý phù hợp và kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người
và môi trường. Chính vì thế những công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt đã dần
ra đời để giải quyết thực trạng này, ở Việt Nam đã dần áp dụng những công nghệ tái chế và
tái sử dụng như: công nghệ CD-Waste, công nghệ MPT-CD 08, công nghệ tái chế rác thải
sinh hoạt thành than sạch… Tuy nhiên so với những công nghệ xử lý hiện đại của Mỹ và
Châu Âu thì chúng ta còn khá non trẻ và khả năng ứng dụng chưa cao, chủ yếu là áp dụng tại
các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bên cạnh áp dụng những công
nghệ tái chế và tái sự dụng rác thải sinh hoạt thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cũng là một trong những việc cần thiết hiện nay mà mỗi quốc gia đều quan tâm. Trong đề tài
này chủ yếu chúng ta đề cập đến những công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt
tại Việt Nam và trên thế giới.










Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 2/53
B. NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT.
I.1. KHÁI NIỆM.
Chất thải rắn là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt và sản xuất của
con người và cả động vật, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất, chất lượng và
số lượng rác thải tại từng quốc gia và từng khu vực trong mỗi quốc gia là rất khác nhau tùy
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỷ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống nào
của con người, tại nhà, trường học hay nơi công sở đều sinh ra một lượng rác thải đáng kể.
Trong đó có cả hai loại vô cơ lẫn hữu cơ. Vì vậy có thể định nghĩa rác thải sinh hoạt là
những thành phần tàn tích hữu cơ và vô cơ phục vụ đời sống con người, chúng không còn
được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống.
Bảng 1.1 Nguồn sinh ra chất thải sinh hoạt
Nguồn Nơi sinh ra chất thải sinh hoạt Loại chất thải sinh hoạt
Dân cư Nhà riêng, nhà tập thể, nhà cao
tầng, khu tập thể…
Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải
khác
Thương mại Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,
các cơ sở buôn bán, sửa chữa…

Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải
khác
Công
nghiệp,xây
dựng
Từ các nhà máy, xí nghiệp, các
công trình xây dựng…
Rác thực phẩm, xỉ than, giấy thải, vải, đồ

nhựa, chất thải độc hại
Khu trống Công viên, đường phố, xa lộ,
sân chơi, bãi tắm, khu giải trí…

Các loại chất thải bình thường

Nhờ việc đánh giá tìm hiểu các nguồn phát sinh ra chất thải sinh hoạt, góp phần cho
việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt
đến môi trường không khí.


Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 3/53
I.2. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI SINH HOẠT.
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã góp phần
giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý. Việc phân chia rác thải
rắn theo công nghệ quản lý xử lý là một bước tiến quan trọng, giúp hiệu quả của quy trình
xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm. Dưới đây là bảng phân loại rác thải sinh hoạt.
Bảng 2.1. Bảng phân loại rác thải sinh hoạt.
Loại Nguồn gốc Ví dụ
1. Rác hữu cơ -Các vật liệu làm từ giấy

-Có nguồn gốc từ các sợi
-Các ch
ất thải ra từ đồ ăn thực
phẩm
-Các vật liệu và sản phẩm đư
ợc chế
tạo từ gỗ, tre và rơm…


-Các vật liệu và sản phẩm đư
ợc chế
tạo từ chất dẻo

-Các vật liệu và sản phẩm đư
ợc chế
tạo từ da và cao su
-Các túi giấy, các mảnh b
ìa,
giấy vệ sinh…
-Vải, len, bì tải, bì nilon…
-Các c
ọng rau, vỏ quả, thân
cây, lõi ngô…
-Đồ dùng bằng gỗ nh
ư bàn,
ghế, thang, giường, đồ chơi, v

dừa…
-Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai,
lọ chất dẻo, các đầu vòi b
ằng
chất dẻo, dây bện, bì nilon…
-Bóng, giầy, ví, băng cao su…
2. Rác vô cơ -Các loại vật liệu và sản phẩm đư
ợc
chế tạo từ sắt mà d
ễ bị nam châm
hút

-Các v
ật liệu không bị nam châm
hút
-Các vật liệu và s
ản phẩm chế tạo
từ thuỷ tinh
-Các loại vật liệu không cháy ngo
ài
-Vỏ hộp, dây điện, h
àng rào,
dao, nắp lọ…

-V
ỏ hộp nhôm, giấy bao gói,
đồ đựng…
-Chai l
ọ, đồ đựng bằng thủy
tinh, bóng đèn…
-Vỏ trai, xương, g
ạch, đá
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 4/53
kim loại và thủy tinh gốm…
3. Rác hỗn hợp Tất cả các loại vật li
ệu khác không
phân loại ở phần 1 và 2 đ
ều thuộc
loại này. Loại này có thể đư
ợc phân
chia thành 2 phần: kích thư

ớc lớn
hơn 5 mm và nhỏ hơn 5 mm
Đá cuội, cát, đất, tóc…

I.3. TÌNH HÌNH RÁC THẢI SINH HOẠT HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ
GIỚI.
I.3.1. TÌNH HÌNH RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY. (*)
Lượng chất thải sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng
tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang
có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như
các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá
(12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh rác thải sinh
hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị
loại IV và các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5
triệu tấn/năm, trong đó rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh
doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Tính theo vùng
địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng rác
thải phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh rác thải
các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có
lượng phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị
khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị thấp nhất chỉ có
69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng
lượng phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) . Đô thị có lượng
rác thải sinh hoạt phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 5/53
tấn/ngày); đô thị có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị
xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên
Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.Tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị

bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 –
0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị bình
quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ
phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65
kg/người/ngày. Tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô
thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày;
TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát
sinh rác thải sinh hoạt tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng
Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum
0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình
quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày.
Với kết quả điều tra thống kê như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh rác thải sinh
hoạt tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các
nước phát triển trên thế giới. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan cần đặc
biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng,
đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác
thải sinh hoạt gây ra.
I.3.2. TÌNH HÌNH RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.
Nạn ô nhiễm môi trường có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico, Nga, Mỹ cho
tới Trung Quốc, Ấn Độ… Tình trạng ô nhiễm ở một vài thành phố tại những quốc gia này
xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong đó ý thức con người giữ một vai trò khá quan
trọng, Mumbai một trong những thành phố đông đúc nhất và bẩn thỉu nhất trên trái đất. Mỗi
ngày, người dân ở nơi đây quẳng ra hàng tấn rác. Bắc Kinh có dân số 17,6 triệu người, thải
ra khoảng 18.400 tấn rác mỗi ngày, khoảng 90% rác thải được đổ tại 13 bãi rác đặt rải rác
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 6/53
quanh thành phố. Còn người dân Hoa Kỳ đã loại bỏ mỗi năm 16.000.000.000 tã,
1.600.000.000 bút, 2.000.000.000 lưỡi dao cạo, 220.000.000 lốp xe. Với một lượng rác thải
như thế thì không lâu trái đất của chúng ta sẽ chìm trong biển rác, chính vì thế những công
nghệ xử lý rác hiện đại nhất thế giới đã ra đời. Hiện tại Mỹ đã có những công nghệ tái chế

và tái sử dụng khá hiện đại như: công nghệ tái chế tivi analog, công nghệ CDW, công nghệ
tái chế vải bông…và còn rất nhiều công nghệ khá hiện đại của Anh, Trung Quốc và Nhật
Bản.
I.4. TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI SINH HOẠT. (*)
I.4.1. TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI SINH HOẠT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI.
Chúng ta đang đối mặt với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, dịch hại nguy
hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đã gia tăng qua mức đã ảnh
hưởng tới sức khoẻ người dân. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khoẻ liên quan đến yếu tố
môi trường bị ô nhiễm. Chất thải sinh hoạt đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng;
nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất
thải và vùng nông thôn. Ô nhiễm chất thải sinh hoạt đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như
đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn…do chất thải rắn
gây ra. Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong điều kiện
nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 1,9
lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9 lần, các loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất
là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.
I.4.2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỸ QUAN ĐÔ THỊ.
Ngoài việc gây nguy hại đến sức khỏe con người thì rác thải sinh hoạt còn ảnh hưởng
đến mỹ quan đô thị. Nó mang lại những hình ảnh không đẹp giữa lòng thành phố văn minh
và hiện đại. Dưới đây là những hình ảnh làm mất đi mỹ quan đô thị của những thành phố lớn
tại Việt Nam và trên thế giới.


Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 7/53

Hình 1.1. Rác thải tại Hà Nội Hình 1.2. Rác thải tại TP Hồ Chí Minh











Hình 1.3. Rác ở thành phố Lagos (Nigeria) Hình 1.4. Rác ở thành phố Napoli (Ý)











I.4.3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề của cả thế giới chứ không phải riêng của một
quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến
con người và các sinh vật khác. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than
đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải
khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng
các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột
ngạt và bụi sương mù. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các
cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như:
CO
2

, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà
kính là CO
2
, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH
4
là 13%,, nitơ 5%, CFC
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 8/53
là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3% Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện
tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m.
Có nhiều khả năng lượng CO
2
sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy
quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ
tăng khoảng 3,60 °C , và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong
vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu
được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050
nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu
hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là
hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là nguyên nhân phá hủy chính của tầng ôzôn. Sau khi
chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi
thủng.
II. CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ VÀ TÁI SỬ DỤNG RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI VIỆT
NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
II.1. CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ.
II.1.1. CÔNG NGHỆ CDW.
II.1.1.1. KHÁI NIỆM.
Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt CDW là một sự kết hợp giữa phương pháp quản lý
và xử lý chất thải ngay ở gần nguồn thải của từng khu vực dân cư. Với một số đặc điểm như
sau: Xã hội hóa trong giải pháp thu gom, vận chuyển có định hướng. Tạo mối quan hệ hữu

cơ giữa chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, xử lý rác thải. Kết hợp thu gom, vận chuyển, xử
lý rác thải sinh hoạt trong một tổ chức môi trường (doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước) với
qui mô vừa và nhỏ. Rút ngắn cự ly giữa các điểm tập kết đến khu xử lý. Hạn chế phát tán ô
nhiễm và chi phí vận chuyển rác thải. Công nghệ và thiết bị phân loại, xử lý rác thải tinh
gọn. Bố trí hợp lý, liên kết nhiều thiết bị trong không gian hình tháp. Hạn chế đến thấp nhất
ô nhiễm thứ cấp (mùi hôi, nước rỉ rác, chất thải rắn và khí thải) tại nơi xử lý. Ít tốn diện tích
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 9/53
và rút ngắn khoảng cách giới hạn với khu vực dân cư. Đặt trọng tâm vào các công nghệ xử
lý môi trường. Chuẩn hóa ẩm độ rác thải đầu vào. Phân loại các thành phần tái chế, tái sử
dụng với độ lẫn tạp chất rất thấp để tạo nguyên liệu cho các cơ sở tái chế ở các địa phương.
Tận dụng các tài nguyên từ rác thải sinh hoạt. Kết hợp các giải pháp cơ khí và sinh học
(MBT : Mechanic Bio Treatment) trong toàn bộ công nghệ và thiết bị của dây chuyền xử lý
rác thải sinh hoạt CDW. Tạo ra phương pháp xử lý đơn giản, dể quản lý, vận hành. Tính an
toàn kỷ thuật của hệ thống thiết bị và lao động, môi trường cao.
II.1.1.2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG.
Công nghệ CDW gồm 3 công đoạn:
1. CÔNG ĐOẠN THU GOM VÀ TẬP KÍCH CÓ ĐỊNH HƯỚNG.
Giữa chủ nguồn thải và Doanh nghiệp xử lý rác thải (tư nhân hay nhà nước) có mối
quan hệ hữu cơ thể hiện qua hợp đồng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Qui định thời điểm,
địa điểm và loại chất thải cần thu gom, xử lý. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xử lý rác thải sẽ
bố trí lực lượng lao động, phương tiện thu gom và các điểm tập kết theo dòng rác thải (phân
loại sơ bộ có định hướng). Điều động phương tiện vận chuyển và chuyển về Trạm CDW tiếp
tục phân loại, xử lý.
2. CÔNG ĐOẠN PHÂN LOẠI RÁC.
Phân loại là công đoạn rất phức tạp và có vai trò quyết định trong toàn bộ tiến trình
xử lý rác thải hổn tạp nhiều thành phần. Mặc dù, đã thu gom và vận chuyển có định hướng,
công nghệ CDW vận dụng nhiều nguyên lý phân loại và bố trí hợp lý dây chuyền thiết bị để
đạt mục đích tách loại các thành phần không sử dụng đưa vào đốt tạo nhiệt. Tận thu phế thải
dẻo, sơ chế, đóng kiện để bán cho các cơ sở tái chế. Phế thải trơ dùng san lấp mặt bằng hay

đóng rắn áp lực tạo sản phẩm gạch các loại. Đặc biệt, tách lọc dòng hữu cơ ít lẫn tạp chất
đưa vào hệ thống phân hủy sinh học tiên tiến (các tháp ủ nóng và ủ chín CDW) khử trùng và
mùn hóa tạo sản phẩm mùn hữu cơ sạch phục vụ nông nghiệp.

Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 10/53

Sơ đồ công đoạn phân loại rác thải sinh hoạt – Công nghệ CDW





























Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 11/53

*Trạm CDW được thiết kế với chức năng : tách lọc các dòng vật chất như :
1- Dòng chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, rau củ quả, cành lá cây )
2- Dòng chất thải vô cơ ( bụi tro gạch, thuỷ tinh, vỏ trai ốc )
3- Dòng chất thải trơ ( giấy, giẻ, da cao su )
4- Dòng chất thải chất dẻo ( nylon, bao bì tải dứa )
5- Các dòng vật chất này được tách riêng và được ứng dụng các công nghệ xử lý riêng để
tái chế hoặc tiêu huỷ ( đốt ) hoặc bán tận dụng thu hồi. Một phần rất nhỏ chất thải vô cơ, phế
thải xây dựng sẽ được san lấp hợp vệ sinh ngay tại địa phương (nơi phát sinh nguồn thải).
3. CÔNG ĐOẠN XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ THU HỒI PHẾ LIỆU.
Từ nguyên liệu là rác thải sinh hoạt, qua tiến trình phân loại và xử lý, tạo ra các sản
phẩm như sau.
*Tháp ủ hữu cơ : Tháp ủ kín theo công nghệ CVU có điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt
Nam. Đây là công nghệ tái chế hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi ở Châu Âu có nhiều ưu
điểm như: không có mùi hôi, không có nước rỉ rác, rác hữu cơ phân huỷ hiếu khí trong tháp
ủ kín với thời gian ngắn nhất 7-14 ngày.
- Dòng vật chất hữu cơ tổng hợp sẽ được vít tải vận chuyển lên tháp ủ liên tục hằng ngày và
cũng được lấy ra hằng ngày ở đáy tháp ( số lượng hữu cơ đã phân huỷ ). Số lượng hữu cơ
này qua thiết bị đánh tơi và sàng lỗ mịn để lấy được mùn hữu cơ. Mùn hữu cơ sẽ được bán (
hoặc cho ) nông dân để ủ thành phân xanh hoặc bón ruộng ,vườn.
- Dòng chất thải trơ ( giẻ, giấy, da cao su, chăn chiếu, cành cây ) các vật chất dễ cháy tách
lọc ra từ sàn phân loại trên tháp và trong tháp được tập trung sang vị trí lò thiêu kết ( đốt ).

Vì không đủ nhiều cho từng xe, từng tổ do vậy phải tập kết chờ đủ mới thiêu kết. Theo thực
tế thì khoảng 2 ngày hoặc 3 ngày mới thiêu kết một lần.
- Dòng chất dẻo thải ( nylon, bao bì ) Được thu gom từ băng tách lọc thủ công gồm nhiều
chủng loại, dòng vật chất này chiếm khoảng 3-7% tổng lượng rác đầu vào sẽ được làm sạch
và bán cho các đại lý thu mua nhựa.
- Dòng vật chất khác được tách ra như : Kim loại ( sắt ) mảnh thuỷ tinh, hộp lon nhôm
cũng được để riêng và bán cho các đại lý thu mua tái chế.
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 12/53

Hình 2.1.Sơ đồ quy trình công nghệ CDW.
II.1.1.3. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN.
Trạm CDW khi được ứng dụng sẽ :
- Hạn chế tối đa bãi chôn lấp, không gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm trên
địa bàn thôn xã, thị trấn Môi trường khu vực được cải thiện.
- Tạo ra nhiều việc làm cho dân địa phương, xã hội hoá chương trình vì môi trường
- Tái chế rác hữu cơ thành mùn hữu cơ bón ruộng, vườn, trang trại.
- Tạo thêm thu nhập cho tổ vệ sinh môi trường do bán các nguyên liệu tái chế.
Đây là một mô hình xử lý rác thải tại nguồn phát sinh rác. Được xử lý bằng chính người địa
phương với cách làm mới, tự quản, tự tiêu nhằm mục đích lành mạnh hoá môi trường địa
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 13/53
phương, tiết kiệm tối đa diện tích chôn lấp rác. Với phí vận hành thấp phù hợp với người dân
vùng nông thôn, dễ vận hành và bảo dưỡng.
II.1.2. CÔNG NGHỆ MBT-CD.08. (*)
II.1.2.1. KHÁI NIỆM.
MBT-CD.08 (MECHANICAL- BIOLOGYCAL- TREATMENT) là công nghệ kết
hợp các phương pháp cơ sinh học để phân loại ra 3 dòng vật chất trong rác thải hỗn hợp: Các
vật chất cháy được, các vật chất không cháy và các vật chất kim loại, rác độc hại. Tái chế và
tái tạo thành các sản phẩn như: Viên nhiên liệu (sử dụng cho các nồi hơi công nghiệp); Viên

gạch không nung (sử dụng cho các công trình xây dựng dân dụng đơn giản); Kim loại như
sắt, đồng, nhôm bán tận thu, các vật chất độc hại như pin, ắc quy được tập trung chở đi
xử lý, tái chế toàn bộ 100% rác thải thành nguyên liệu.
II.1.2.2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG.
* Công nghệ MPT-CD.08 trải qua 11 công đoạn bao gồm:
1- CÔNG ĐOẠN TIẾP CẬN RÁC
- Rác thải thu gom, vận chuyển về nhà máy được tiếp nhận tại nhà tập kết. Có sàn chứa rác
nghiên 15 độ để nước rác chảy xuống bể xử lý nước.
- Nhà tập kết kín có hệ thống ống hút thu khí thải và quạt hút lớn (2000m
3
/h) không phát tán
mùi ra ngoài. Khí thải hút ra được sục qua bể xử lý khí hóa học, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải
của môi trường Việt Nam.
- Hệ thống phun chế phẩm EM khử mùi
- Thiết bị nâng hạ(cầu trục hoặc xe súc ngoạm nạp nhiên liệu) làm nhiệm vụ đảo (hoặc vận
chuyển) rác khi tập kết
2- CÔNG ĐOẠN ĐỊNH LƯỢNG VÀ TÁCH LỌC SƠ CẤP.
- Thiết bị cuốn ép, vận chuyển tiếp nhận rác từ máy ngoạm lên máy BT1500. Tại đây rác
được dồn ép để trong phễu chứa lớn, lực cơ học tác động qua các dao móc để xé bao sơ bộ,
được nhả xuống băng vận chuyển theo định lượng dự kiến, phù hợp. Đến tổ hợp phân loại
thủ công rồi được chuyển sang cắt nhỏ và đồng đều kích thước rồi quay lại khu nạp liệu để
tiếp tục hòa trộn và quay lại dây chuyền.
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 14/53
- Các vật chất có kích thước nhỏ hơn các khe đĩa quay sẽ rơi xuống sang rung 2 tầng được
bố trí phía dưới, tại đây hỗn hợp rác được tách tuyển thoe kích thước lỗ sàng đã định sẵn để
phân ra 3 dòng hỗn hợp.
3- CÔNG ĐOẠN MÁY CẮT XÉ VÀ TUYỂN TỪ TRUNG CẤP.
Rác có kích thước to và các bao, bọc, gói trên sàng đĩa được chuyển qua máy cắt xé
để cắt xé và làm bung rơi bao bọc (nhỏ) bằng các dao móc động và tĩnh có chiều quay vô

cấp và tốc độ các trục dao quay không đồng tốc. Hỗn hợp chất thải được chèn ép, làm dập
nát và cắt đứt tương đối đồng đều kích thước thoát xuống phía dưới đáy máy trộn rác nhỏ
xuống dưới sàng rung và đi qua thiết bị tuyển từ để loại bỏ kim loại còn sót đến công đoạn
tách lọc thứ cấp.
4- CÔNG ĐOẠN TÁCH LỌC THỨ CẤP.
- Rác hỗn hợp sau khi qua các thiết bị cắt xé sơ-trung cấp-hòa trộn với nhau để chuyền đến-
đi qua thiết bị SL500 để phân loại theo kích thước to/nhỏ theo mong muốn
- Hỗn hợp vật chất (trên sàn rung) đã được cắt xé từ máy theo băng tải vận chuyển lên rơi
vào sàng lồng. Tại đây hỗn hợp rác được tách tuyển theo kích thước lỗ sàng để phân ra 2
dòng hỗn hợp.
5- CÔNG ĐOẠN CẮT XÉ ĐA TẦNG VÀ TẬN THU NYLON.
Hỗn hợp vật chất kích thước to 10-70mm trên sàng lồng. Các vật chất dạng phế thải
dẻo xẽ được tách riêng bằng dòng khí xoáy phân loại trọng lượng của hai tầng cắt xé, các vật
chất có trọng lượng riêng cao hơn nylon sẽ rơi xuống máng có vít tải vận chuyển ngược lại
buồng cắt xé thứ cấp và thoát ra theo ở đáy máy cắt xé.
6- CÔNG ĐOẠN NGHIỀN CUỐI NGUỒN.
- Rác thải hỗn hợp kích thước vừa ( chủ yếu là hữu cơ, giẻ da cao su, giấy, gỗ, xơ sợi, chất
trơ và xelluyo…) được nghiền nhỏ hòa trộn theo kích thước mong muốn, các vật chất này
sau khi ngiền nhỏ sẽ theo băng tải vận chuyển lên tháp ủ để xử lý sinh học.
7- CÔNG ĐOẠN Ủ TRONG THÁP Ủ SINH HỌC.
- Hỗn hợp chất thải sau khi cân bằng các thông số kỹ thuật và phối trộn vi sinh vật(hiếu khí)
được vận chuyển lên tổ hợp ủ
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 15/53
- Hỗn hợp chất thải khi qua xử lý sinh học sẽ tạo ra polymer kết dính từ vật chất hữu cơ và
cũng tạo ra bề mặt bám dính của các vật chất trơ được chuyển qua khu tái chế.
8- CÔNG ĐOẠN NGHIỀN VÀ PHỐI TRỘN PHỤ GIA (sản xuất viên nhiên liệu)
Hỗn hợp được băng chuyền vận chuyển đi qua máy nghiền mịn và phối trộn phụ gia,
hỗn hợp sau khi được phối trộn đủ các thành phần theo mong muốn sẽ tạo ra nguyên liệu để
tái chế và định hình áp lực thành viên nhiên liệu.

9- CÔNG ĐOẠN Ủ TỰ NHIÊN ĐỂ ỔN ĐỊNH NGUYÊN LIỆU.
Nguyên liệu sau nghiền có kích thước nhỏ đến mong muốn phải được qua công đoạn
ủ tự nhiên khoảng 15-20h.
10- CÔNG ĐOẠN ĐÓNG RẮN VÀ ÁP LỰC ĐỊNH HÌNH TẠO VIÊN NHIÊN LIỆU
Hỗn hợp nguyên liệu đã nghiền nhỏ kích thước và ổn định các yếu tố cần thiết được
chuyển đến máy đóng rắn áp lực để ép định hình thành các sản phẩm viên nhiên liệu đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật.
11- CÔNG ĐOẠN NGHIỀN VÀ PHỐI TRỘN PHỤ GIA (sản xuất gạch không nung)
- Hỗn hợp vô cơ được băng chuyền vận chuyển vào máy nghiền thành kích thước nhỏ đến
mong muốn
- Hỗn hợp vô cơ nhỏ sau nghiền được đưa vào máy trộn, sau khi đã đủ các thành phần theo
mong muốn sẽ tạo ra nguyên liệu để tái chế và định hình áp lực thành viên gạch xỉ không
nung.










Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 16/53

Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 17/53
II.1.2.3. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN.
Toàn bộ thiết bị để thực hiện công nghệ MBT-CD.08 được thiết kế dạng modun kín,

kết nối thành dây chuyền, sử dụng cơ giới và tự động hóa nhiều, rất ít công nhân tiếp xúc
trực tiếp với rác, không phát tán mùi và nước rỉ rác trong suốt quá trình xử lý; Có trung tâm
điều khiển và kiểm soát toàn bộ quá trình xử lý và tái chế, dễ dàng nâng hoặc hạ công xuất
từ 20 - 50 tấn/ngày cho cấp huyện, thị hoặc 500 - 1.000 tấn/ngày cho cấp tỉnh, thành phố.
MBT-CD.08 có tính linh hoạt khá cao, có thể tạo ra nhiều lựa chọn cho sản phẩm tái
chế các nguyên liệu có trong rác thải. Có thể sản xuất phân bón hữu cơ tốt nhất bằng công
nghệ ủ tháp, sản xuất các chủng loại nhiên liệu dạng viên, thanh từ hỗn hợp nhiều thành
phần có trong chất thải (cháy được), sản xuất các chủng loại gạch xây dựng từ rác vô cơ
(không cháy), tận thu các vật chất còn giá trị tái tạo bán thương mại, tăng nguồn thu cho nhà
máy XLR và không gây phát sinh ô nhiễm ngay tại nơi xử lý
So sánh với các công nghệ khác với định hướng sản xuất phân vi sinh thì lượng mùn
hữu cơ thu được khoảng 25 - 30% , rất thiếu thị trường tiêu thụ và giá thành phân mùn hữu
cơ quá thấp không đủ chi phí vận hành nhà máy. Bằng giải pháp mới này, rác gần như tái
chế triệt để. Theo công nghệ MBTCD. 08 rác cháy được chiếm khoảng 60 - 72% được sản
xuất viên nhiên liệu, rác vô cơ không cháy chiếm khoảng 15 - 20% , rác cá biệt và độc hại
chiếm 1 - 3% còn lại là hơi nước bốc hơi qua quá trình xử lý phân hủy. Như vậy, công nghệ
đã xử lý và tái chế hầu hết rác thải mà không còn để chôn lấp.
Theo kiểm định của các trung tâm kiểm định quốc gia (QUATEC1-QUATEC- 2,
Trung tâm Kiểm định môi trường - Bộ Quốc phòng), các kết quả phân tích khí thải lò đốt sử
dụng viên nhiên liệu cho thấy các thông số bụi khói : SO
2
,, CO, HCl, H
2
SO
4
, H
2
S, Clo, Pb,
Cd, asen, Cu, Zn, Atimon đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép theo TCVN 5939-2005
đối với các nhà máy, cơ sở đang hoạt động và nhà máy, cơ sở xây dựng mới.

Hiện nay, công nghệ MBT-CD.08 đã nhận được khá nhiều đơn xin chuyển giao, ứng
dụng. Nam Phi và Ấn Độ đề nghị đặt mua công nghệ này .Trong điều kiện các nguồn năng
lượng ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu tăng cao, đây được coi là giải pháp tiết kiệm năng
lượng, tài nguyên hóa rác thải, bảo vệ môi trường cần được nhân rộng. Việc sử dụng công
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 18/53
nghệ MBT-CD.08 sẽ giống như một dự án CDM, giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính
(trong đó chủ yếu là khí CH
4
).
II.1.3. CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ GIẤY. (*)
II.1.3.1. KHÁI NIỆM VỀ GIẤY.
Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử hàng nghìn năm.
Thành phần chính của giấy là xelluloz, một loại polyme mạch thẳng và dài có trong gỗ, nằm
bên trong lõi cây. Trong gỗ, xelluloz được bao quanh bởi một màng lignin cũng là polyme.
Để tách xelluloz ra khỏi màng polymer, người ta phải sử dụng phương pháp nghiền, sau đó
sử dụng hóa chất để xử lý.
Giấy đã qua sử dụng nếu không được đem tái sản xuất sẽ rất lãng phí. Không phải
nguồn nguyên liệu lúc nào cũng sẵn có trong tự nhiên, sau một thời gian sẽ không còn đủ
cho sản xuất giấy nữa, và không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Do vậy chúng ta phải tìm ra một phương pháp hay một hướng đi mới cho ngành giấy, và
phương pháp sản xuất giấy từ giấy đã qua sử dụng là một hướng đi mới cho ngành giấy.
II.1.3.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.
1.Khâu chế biến nguyên liệu
Như ta đã biết nguyên liệu cho sản xuất giấy tái chế là giấy đã qua sử dụng. Nguyên
liệu sẽ được thu gom và tập kết, sau đó được đem đến cơ sở chế biến. Tại cơ sở chế biến,
nguyên liệu được đem sàng để loại bỏ bông, vải và cả giấy không thể tái chế có lẫn trong đó.
Mọi công việc này được làm bằng tay, sau đó giấy sẽ được cho vào bể để ngâm cho bã ra.
Tại đây ta cũng loại được đất, cát có lẫn trong giấy. Bông vải và giấy đã loại ở trên sẽ được
đem chôn lấp hoặc đem đốt làm nhiên liệu cho công đoạn tạo hơi nước phục vụ cho công

đoạn tiếp theo.
2. Quá trình sàng rửa
Ban đầu nguyên liệu được đánh tơi,sau đó đưa tới 4 máy lọc chân không.tại đây
nguyên liệu được rửa sạch,dịch hoá chất thu hồi có nồng độ 13%, loại dịch này được đưa đến
hệ thống chưng lọc. Sau đó được đưa qua hệ thống sàng gồm 2 áp lực: 1 sàng thô và 3 giai
đoạn lọc cái. Các phần không cần thiết thì được loại bỏ ra ngoài

Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 19/53
3. Quá trình khử mực in.
Phương pháp khử mực in giấy loại ngày nay được sử dụng phổ biến rộng rãi trên thế
giới thông qua phương pháp tuyển nổi với mục đích chính nhằm loại bỏ các hạt mực cũng
như các chất phụ gia khác như chất độc, các hạt mang màu trong quá trình tráng phủ ra khỏi
thành phần sơ xợi. Phương pháp tuyển nổi thích hợp với các hạt mực và phụ gia có kích
thước tư 10×10
-6
đến 250×10
-6
m.
Phương pháp tuyển nổi sử dụng nguyên lý bám dính của các hạt vật chất vào bong bóng
khí để loại bỏ mực in và các chất phụ gia của giấy loại như chất độc, các hạt mang màu… Có
thể chia ra các công đoạn chính trong quá trình tuyển nổi như sau:
3.1 Quá trình tách mực ra khỏi xơ sợi
Mực được in vào bề mặt của sơ xợi bằng nhiều phương pháp khác nhau và trong giai
đoạn đầu tiên của phương pháp khử mực, người ta phải tách các hạt mực in này cùng với các
hạt phụ gia ra khỏi bề mặt của sơ xợi. Giai đoạn này trong sản xuất được thực hiện ở máy
nghiền thủy lực với sự hỗ trợ của một số chất khử mực như NaOH, Na
2
CO
3

, H
2
O
2
, các chất
hoạt tính bề mặt…Dưới tác dụng của các hóa chất khử mực, mối liên kết giữa mực in và sơ
xợi bị lỏng đi, trở nên kém bền vững đồng thời các hạt mực cũng trở nên kỵ nước, bị xé nhỏ
và tách ra khỏi sơ xợi dưới tác dụng của các dao trong quá trình nghiền thủy lực.
3.2 Giai đoạn loại bỏ mực ra khỏi sơ xợi trong quá trình tuyển nổi
Sau khi mực và các hạt phụ gia được tách ra khỏi bề mặt sơ xợi, chúng ta sẽ phải loại
bỏ chúng để thu được sơ xợi “sạch” để sản xuất giấy. Như đã trình bày ở trên, phương pháp
tuyển nổi dùng các bọt khí để loại bỏ các hạt mực và các hạt phụ gia. Về lý thuyết có thể
ứng dụng với các hạt chất rắn có kích thước từ 10×10
-6
đến 500×10
-6
m nhưng hiệu quả nhất
với tuyển nổi giấy tái chế là từ 10×10
-6
đến 250×10
-6
m. Do tác dụng của hóa chất (các chất
lựa chọn) và đặc biệt là sự có mặt của các ion canxi mang điện dương 2+ trong nước, các
phân tử của xà phòng kết hợp với các ion Canxi này tạo ra các hạt vật chất nhỏ điện tích
mang điện dương, qua đó dễ dàng đính với các hạt mực (điện âm). Bởi vì các chất lựa chọn
như sáp là một chuỗi hydrocacbon gồm cả phần kỵ nước và háo nước (ví dụ như stearic
acid) nên các hạt mực được đính kèm với các hạt vật chất nhỏ mang điện dương (sản phẩm
của soap collector và calcium có trong nước), rồi qua đó tiếp tục đính với các hạt mực khác
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 20/53

(cũng đã được đính với các hạt mang điện dương) và tạo thành các cụm mực nhỏ và các cụm
mực nhỏ này tiếp tục được đính vào các bong bóng khí nhờ tính kỵ nước và háo nước của
soap collector.
4. Gia công nguyên liệu sau chế biến
Như ta đã biết nguyên liệu sau công đoạn trên đã được ngâm trong bể. Trong công
đoạn này hơi nước được sử dụng bằng cách sục hơi nước từ đáy bể để đẩy mực ra khỏi nhờ
áp lực của dòng hơi nước sục từ đáy bể. Có thể coi đây là công đoạn làm sạch bột, vì hơi
nước không thể đẩy hết mực trong giấy nên hóa chất cũng sẽ được sử dụng trong công đoạn
này. Hóa chất sử dụng thường là:
-Dung dịch nước Javen ( NaCl + NaOCl ):
-Dung dịch nước Clo ( Cl
2
):
-Dung dịch xút NaOH:
Trong ba dung dịch trên thường sử dụng nhất là nước Javen vì lý do dung dịch nước
Javen dễ sản xuất ( chỉ cần điện phân dung dịch không màng ngăn muối ăn ). Nếu sử dụng
dung dịch nước Clo thì phải kết hợp cả dung dịch NaOH để trung hòa lượng Clo dư trước
khi nước thải được thải ra môi trường.
Sau khi đã được tách mực, bột giấy sẽ được đem đi nghiền thủy lực, mục đích là tạo
độ mịn cho bột, sau đó bột sẽ được trộn thêm phụ gia và sau đó được đem đi tách nước, mục
đích là tạo cho bột có độ đặc sệt đáp ứng yêu cầu cho công đoạn tiếp theo. Nước thải trong
công đoạn tách mực sẽ được đem đi xử lý trước khi thải ra môi trường.
Bột giấy trước khi đem xeo cần bổ xung một vài phụ gia khác nhau tùy thuộc loại
giấy. Phụ gia thường sử dụng là: Cao lanh ( CaO.SiO
2
), thạch cao ( CaSO
4
.Al
2
O

3
) hoặc bột
nhũ ( CaCO
3
). Do sản phẩm giấy tái chế của Việt Nam đa phần là giấy vệ sinh và giấy vàng
mã, giấy ăn nên phụ gia sử dụng chủ yếu là bột nhũ ( CaCO
3
), do nguồn nhiên liệu rất dễ tạo
được ( dung dịch nước vôi trong dược sục khí CO
2
) và lượng tạp chất có trong đó ít. Mục
đích cho thêm phụ gia vào thường tạo độ kết dính cho
5.Quá trình nghiền gia keo và nhuộm.
Nghiền: Bột giấy được đưa qua hệ thống nghiền để làm tăng diện tích tiếp xúc, tăng
khả năng liên kết giữa các thớ sợi với nhau, tạo điều kiện cho khả năng kiên kết giữa các thớ
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 21/53
sợi với nhau, tạo điều kiện cho khả năng hình thành tờ giấy tốt hơn. Làm cho các sợi được
hidrat hóa, tăng sự dẻo dai và tăng bề mặt hoạt tính của các vi sơ.Quá trình nghiền tiến hành
với nồng độ giấy trong dung dịch 2% đến 8%.
Gia keo: Nhằm tạo cho giấy một số tính chất đặc biệt như không thấm nước, không
bị nhòe khi in, viết. Bột được pha trộn với các hóa chất dùng để gia keo: nhựa thông, phèn
chua trong bể chứa. Công đoạn này thường chỉ có ở các nhà máy giấy quy mô vừa phát triển
dùng cho giấy tốt, để in hoặc viết. pH tốt cho quá trình gia keo 4,5 đến 5.5, thường tỷ lệ
nhựa thông/phèn chua: 3/1.
Nhuộm: Gia keo và nhuộm có thể tiến hành chung trong bể nghiền. Công đoạn
nhuộm sử dụng các hóa chất tạo màu nghiền cùng bột giấy.
6.Hệ thống tạo tờ giấy
Bột giấy sau khi được làm trắng và làm đặc sẽ được đem đi xeo. Tùy từng loại giấy và
công nghệ sản xuất mà người ta có phương pháp xeo giấy khác nhau. Có thể xeo giấy bằng

tay ( ví dụ như giấy dó) hoặc xeo bằng máy như giấy vệ sinh, giấy vàng mã và giấy ăn. Một
máy xeo thường có dạng:

Bột giấy hệ thống phên lô sấy ép giấy


Cuốn Sau sấy hút chân không


Sơ đồ một máy xeo giấy
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 22/53
Bột giấy sẽ được phun đều trên phên băng tải, sau đó được đem sấy, vừa sấy vừa ép
cho có độ mỏng theo yêu cầu. Tiếp đó đưa qua hệ thống hút chân không để làm khô giấy.
Giấy sau sấy sẽ được cuộn thành cuộn lớn. tùy thuộc chất lượng của giấy theo yêu cầu mà
giấy được xeo khác nhau ( một mặt hay cả hai mặt ). Sau
khi qua hệ thống hút chân không lượng nước thải còn lại trong bột sẽ được đem đi xử lý.
7. Bộ phận ép
Ép có nghĩa là tờ giấy được nén bằng cơ học để đạt trên bão hoà. ở phần này nước
cũng tách được càng nhiều ra khỏi tờ giấy càng tốt. Sau công đoạn hình thành, tờ giấy còn
khoảng 80% nước (độ khô = 20 %). ở công đoạn ép độ khô sẽ tăng lên từ 20  40 % .
Nhiệm vụ chính của bộ phận ép là tách nước ra khỏi tờ giấy, tăng độ bền và độ nhẵn
của tờ giấy đồng thời bộ phận ép còn có nhiệm vụ dẫn tờ giấy đến bộ phận sấy.
Bộ phận ép có số lượng cặp ép và cấu trúc khác nhau. Một cặp ép bao gồm giá đỡ và
2 hoặc 3 lô. Lô dưới thường được lắp trên một ổ đỡ cố định và lô dẫn động. Sự ép xảy ra ở
khoảng giữa lô trong khe ép và tờ giấy được chăn dẫn qua khe ép.
Tờ giấy ướt được chuyển trực tiếp từ lưới tới trục ép chân không được lọc chặn của tổ
ép 1. Chức năng quan trọng của lưới ép là chống tạo vết trên tờ giấy.Từ tổ ép 1 tờ giấy được
chuyển tới bộ phận ép lưới ở tổ 2.Tổ 2 gồm một lưới nhựa giữa chăn ép và một trục ép phía
dưới nhằm giảm áp suất thuỷ tĩnh trong tuyến ép.Từ chăn 2 tờ giấy được chuyển tới tổ ép

nhẵn 3 qua một khoảng cách kéo hở. Tổ ép này không có chăn nên không có nhiệm vụ tách
nước mà chỉ có làm cho tổ giấy nhẵn và phẳng hơn.
8. Bộ phận sấy
Khi tờ giấy ra khỏi bộ phận ép, có độ khô khoảng 40 % và nhiệt độ từ 25 30 C.
Trong bộ phận sấy, lượng nước còn lại sẽ được tách ra bằng cách bốc hơi. Sấy là cách vận
chuyển nhiệt và nước, trong đó nhiệt độ được chuyển qua vùng bay hơi và hơi nước bốc lên
đi qua bề mặt của tờ giấy vào luồng khí thông gió. Các biện pháp sấy được sử dụng là :
- Sấy trực tiếp: tờ giấy tiếp xúc với lô sấy máy.
- Sâý đối lưu: nhiệt độ được cung cấp bởi không khí trong một cái chụp xung quanh lò sấy.
- Sấy tự do: sấy trong khoảng không có sức căng hoặc giữa các lô sấy. ở giai đoạn này, tờ
giấy được sấy khô tới 94%. Sau đó, tờ giấy đi qua bộ phận ép gia nhựa(ép keo). ở đây, nước
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 23/53
cùng hoá chất được tờ giấy hấp thụ và lượng nước này được làm bay hơi ở bộ phận sấy thứ 2
(bộ phận sấy nhựa).
Bộ phận sấy bao gồm 34 lô sấy (24 lô ở bộ phận sấy chính và 10 lô ở bộ phận sấy
nhựa). Giấy đã sấy khô được làm nguội trên 2 lô làm lạnh.Tất cả các lô đều có đường kính là
1500 mm, chiều dài của giấy có thay đổi trong quá trình sấy. Sau các lô ép tờ giấy được căng
ra. Trong suốt quá trình nó được gia nhiệt ở cả 2 quá trình sấy chính và sấy nhựa (ép keo).
Điều đó thường gây ra sự cố của tờ giấy. Để khắc phục những sự cố và những biến đổi của
tờ giấy, các lô được bố trí thành các nhóm dẫn động khác nhau. Trong đó, tất cả các lô trong
một nhóm có cùng tốc độ. Sự chênh lệch tốc độ giữa các nhóm dẫn động sẽ được hiệu chỉnh
theo độ kéo căng và sự cố cuả tờ giấy.




















Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương
Trang 24/53





























Nguyên liệu
(Vỏ gió,bìa carton,giấy loại,báo
loại…)

Đánh tơi
Chuẩn bị hóa chất
(NaO,javen…)
Rửa sàng
Tẩy trắng (khử mực
in)
Tiếng ồn
Bụi
Kim loại,hơi dung
môi
Hơi hóa chất
Nước thải
Hơi hóa chất
Nước thải

Khí Cl
2

Chuẩn bị
hóa chất
Hơi nước



Khí th
ải l
ò h
ơi

Nghiền
Gia keo
Nhuộm
Xeo
Sản phẩm
Hơi hóa chất
Tiếng ồn
Nước thải
Bột rơi vãi
Nước thải
Bột rơi vãi
Hơi hóa chất
Nước thải

Sơ đồ công nghệ quy trình tái chế giấy
Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương

Trang 25/53

II.1.3.3. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN.
Trong tổng số giấy sản xuất trong nước, có tới 70% là nguyên liệu từ nguồn giấy tái
chế, nhưng hiện chỉ có 25% giấy đã qua sử dụng được thu hồi. Hơn nữa, lượng giấy đã qua
sử dụng này cũng chỉ đáp ứng được 50% tổng lượng giấy phế liệu mà ngành công nghiệp
giấy trong nước cần. Như vậy, hầu hết số giấy còn lại bị đem tiêu huỷ một cách lãng phí,
trong khi đó, Việt Nam phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái
chế khổng lồ từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Vì vậy, cần có thêm nhiều nỗ
lực từ các doanh nghiệp, Nhà nước và các cơ quan có liên quan để có thể xây dựng và phát
triển ngành công nghiệp tái chế bao bì giấy Việt Nam. Bên cạnh việc lãng phí giấy thì trong
khâu xử lý giấy tái chế cũng gặp những bất lợi vì sử dụng quá nhiều hóa chất, điều đó lâu dài
sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe công nhân cũng như người sử dụng, mặc khác nhằm sử
dụng triệt để các loại giấy thải các nhà khoa học Thái Lan đã nghiên cứu trong nhiều năm để
tạo ra một loạt loại enzyme được pha trộn đặc biệt có thể phân hủy và tái chế các loại giấy
ép và nhựa thông thường. Trong quy trình này, đầu tiên một enzyme sẽ tấn công vào lớp hóa
chất chống thấm nước phủ trên bề mặt của giấy hoặc nhựa, sau đó các loại enzyme khác sẽ
tiếp tục phản ứng với các lớp giấy và keo dính bên trong. Do vậy, công nghệ này có thể phục
hồi sợi hoặc bột giấy từ giấy ép trong các gói thuốc lá, giấy dán tường hoặc hộp sữa một
cách hiệu quả mà trước đây khó hoặc không thể tái chế. Sản phẩm thu được có thể được sử
dụng để làm các sản phẩm giấy mới, tái chế và sản xuất các loại nhựa sạch, giảm chặt phá
rừng hay đốt giấy xả khí độc ra môi trường. Đặc biệt, chúng có thể đưa vào sản xuất vật liệu
xây dựng thay thế cho amiăng - một loại vật liệu gây hại cho sức khỏe con người.
II.1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU THẢI.
II.1.4.1. KHÁI NIỆM VỀ DẦU DIESEL SINH HỌC.
Dầu diesel sinh học là hợp chất ester của một axit béo có nguồn gốc từ dầu thực vật
(dầu dừa, dầu cọ, dầu hoa hướng dương,…) hoặc mỡ động vật với một rượu mạch ngắn
(methanol, ethanol hoặc propanol). Phản ứng tạo dầu diesel sinh học là giữa axít béo và
methanol.
II.1.4.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.

×