LỜI NÓI ĐẦU
Sau quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn “Nguyên lý thống kê kinh tế”,
được sự hướng dẫn của Giảng viên - Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân, nhằm vận dụng
các phương pháp thống kê đã được học vào nghiên cứu các vấn đề trong cuộc sống
hàng ngày từ đó có thể hiểu sâu hơn những nội dung đã được học, có điều kiện thực
hành các kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính, kỹ năng viết báo cáo cũng như rèn
luyện khả năng làm việc theo nhóm.
Thông tin liên lạc là một nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như trong cuộc
sống hiện đại. Hiện nay cùng với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, thị trường viễn
thông di động Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong 2 tháng đầu
năm 2011, số lượng thuê bao điện thoại đã tăng lên 1,5 triệu, trong đó chỉ có 50 nghìn
thuê bao cố định, còn lại là thuê bao di động. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng và thắng thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường viễn thông di
động, các nhà cung cấp mạng phải tìm cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lí
và hiệu quả. Một trong những đối tượng khách hàng tiềm năng mà các nhà cung cấp
hướng tới là sinh viên.
Vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tình hình sử dụng mạng viễn
thông di động của sinh viên Đại học Ngoại Thương” mà theo đánh giá chủ quan của
nhóm là cần thiết trong tình hình thực tế hiện nay.
Do cuộc điều tra chỉ được tiến hành trong thời gian ngắn cũng như phạm vi điều
tra không lớn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của cô
và các bạn để bài nghiên cứu của chúng tôi hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin gửi lời cám ơn đến Giảng viên - Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân đã
tận tình hướng dẫn nhóm thực hiện bài nghiên cứu; xin cảm ơn các sinh viên Trường
Đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu
này.
1
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG VIỆC ĐIỀU
TRA THỐNG KÊ
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Làm căn cứ chính xác phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích thị trường viễn
thông di động đối với sinh viên Đại học Ngoại thương nói riêng và thị trường viễn
thông di động nói chung.
- Trên cơ sở bài nghiên cứu, tìm ra định hướng phát triển thị trường viễn thông di
động để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu : sinh viên Đại học Ngoại Thương.
Sinh viên là tầng lớp trí thức, đại diện cho lớp trẻ, những con người năng động,
thường có nhu cầu kết nối và giao tiếp rất nhiều, hơn nữa họ có khả năng đánh giá cao
trong việc lựa chọn sử dụng một dịch vụ nào đó. Vì vậy, sinh viên là đối tượng thích
hợp cho việc điều tra tình hình sử dụng mạng viễn thông di động. Hơn nữa, chúng tôi
chọn sinh viên Đại học Ngoại Thương bởi vì họ rất năng động và gần gũi với chúng
tôi nên dễ dàng thu thập thông tin với độ chuẩn xác cao.
Đối tượng sinh viên bao gồm tất cả sinh viên từ năm nhất đến năm thứ 4.
2. Phạm vi điều tra
- Đại học Ngoại Thương
Để cho kết quả nghiên cứu được chính xác, không quá rộng và vượt quá tầm
kiểm soát nên chúng tôi đã chọn không gian nghiên cứu là trong phạm vi Trường Đại
học Ngoại Thương. Mặc dù phạm vi nghiên cứu của chúng tôi tuy hơi hẹp nhưng với
sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn sinh viên khi tham gia bản điều tra nên chúng tôi hi
vọng bài nghiên cứu của mình sẽ phản ánh một cách khách quan và trung thực nhất về
tình hình sử dụng mạng viễn thông di động của sinh viên Trường Đại học Ngoại
Thương.
2
3. Thời gian điều tra
Từ ngày 18/04/2011 đến ngày 28/04/2011.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Dựa theo mục đích nghiên cứu, đối tượng cũng như không gian và thời gian
nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã lập một phiếu điều tra gồm 12 câu hỏi trên nhiều
phương diện khác nhau .
Nội dung nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào 4 vấn đề:
Thứ nhất: tình hình sử dụng mạng viễn thông di động của sinh viên và mức độ
phổ biến của nó.
Thứ hai: nhu cầu sử dụng mạng viễn thông di động của sinh viên: loại mạng, giá
cước, số tiền dành cho sử dụng điện thoại trong tháng, hình thức thanh toán…
Thứ ba: đánh giá của sinh viên về chất lượng, giá cả, dịch vụ … của mạng viễn
thông.
Thứ tư: những ứng dụng trên điện thoại di động thường được sử dụng.
Cuối cùng thông qua việc tổng hợp, đánh giá các phiếu điều tra, chúng tôi đưa ra
những nhận định khách quan về tình hình sử dụng mạng viễn thông di động của sinh
viên Đại học Ngoại thương, đồng thời dự đoán xu hướng phát triển chung của mạng
viễn thông di động trong cộng đồng sinh viên. Từ đó, đề xuất những biện pháp nhằm
phát triển thị trường mạng viễn thông di động, để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu
sử dụng của sinh viên.
Chúng tôi tin rằng bài điều tra này sẽ giúp ích các nhà cung cấp mạng trong quá
trình nghiên cứu thị trường viễn thông di động, giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng
quan hơn về vấn đề học tập, nghiên cứu và ứng dụng nguyên lý thống kê vào thực tiễn.
Mặc dù chúng tôi đã hết sức cẩn trọng trong quá trình điều tra và thống kê,
nhưng chắc chắn bài điều tra không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong được
sự đóng góp và phê bình từ cô và các bạn để bài điều tra được hoàn thiện hơn.
Sau đây là phiếu điều tra của nhóm chúng tôi:
3
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MẠNG VIỄN THÔNG DI DỘNG
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Xin chào bạn!
Phiếu điều tra này là một phần trong bài tập lớn môn Nguyên lý thống kê kinh
tế mà chúng tôi đang thực hiện. Sự giúp đỡ của bạn sẽ là một nhân tố quan trọng làm
nên sự thành công cho bài tập này. Vì vậy, xin bạn vui lòng trả lời những câu hỏi dưới
đây.
(Đánh dấu
cho sự lựa chọn của bạn)
1. Bạn có đang sử dụng điện thoại di động không?
Có Không
2. Bạn đang dùng mạng điện thoại:
Vinaphone Viettel Vietnammobile
Mobiphone Beeline Khác
3. Lí do bạn lựa chọn mạng di động đó?
Chất lượng tốt Giá cước rẻ
Phổ biến Khuyến mãi hấp dẫn
4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc lựa chọn mạng di động
Mạnh
Bình
thường
Ít
Không
ảnh hưởng
Chất lượng mạng
Giá cước
Chương trình khuyến
mãi
Dịch vụ chăm sóc
khách hàng
Tiện ích
4
5. Đánh giá chất lượng mạng di động bạn đang sử dụng (khoanh tròn vào
mức điểm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
6. Số lượng sim mà bạn đang sử dụng:
1 2 >2
7. Bạn có quan tâm tới sim số đẹp hay không?
Có Không
8. Ứng dụng trên điện thoại được bạn sử dụng nhiều nhất là:
Nghe, gọi Chơi game Lướt web
Nhắn tin Nghe nhạc Khác
8. Phần chi tiêu một tháng bạn dành cho điện thoại di động:
< 50 nghìn đồng 100-200 nghìn đồng
50-100 nghìn đồng > 200 nghìn đồng
9. Hình thức trả cước bạn chọn:
Trả trước (trả lời tiếp câu 11 và 12) Trả sau
10.Bạn thường nạp thẻ điện thoại khi nào?
Khi có chương trình khuyến mãi
Hết thì nạp
Khác
11.Bạn thường nạp thẻ bằng cách nào?
Thẻ cào Máy nạp tự động
Tin nhắn Khác
* Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:
5
2. Khoa – chuyên ngành:
3. Sinh viên năm thứ:
Xin chân thành cảm ơn bạn vì đã giúp chúng tôi hoàn thành mẫu điều tra này!
IV. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ SỬ DỤNG
Hình thức : Thống kê chọn mẫu.
Phương pháp điều tra là : Phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu điều tra.
V. LỰC LƯỢNG ĐIỀU TRA
Tất cả các thành viên trong nhóm với sự nhiệt tình, năng động đã hoàn thành việc
thu thập thông tin thành công với 100 phiếu điều tra.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Nhóm chúng tôi tiến hành điều tra với số lượng phiếu là 110 nhưng sau khi tiến
hành điều tra và tổng hợp kết quả. Chúng tôi thu được kết quả là :
• 100 phiếu điều tra hợp lệ
• 10 phiếu điều tra không hợp lệ. Lí do: quên điền tên, trả lời không đúng nội
dung câu hỏi yêu cầu.
Vì vậy, chúng tôi sẽ đánh giá dựa trên 100 phiếu điều tra hợp lệ.
PHẦN II: TỔNG KẾT VIỆC NGHIÊN CỨU
I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Tình hình sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên đại học Ngoại
thương:
Số lượng Tỉ lệ
Sử dụng điện thoại di động
100 100 %
Không sử dụng điện thoại
di động 0 0%
Nhận xét:
6
100% số sinh viên được hỏi đều sử dụng điện thoại di động. Có thể nói, sử dụng
di động là nhu cầu thiết yếu của mọi sinh viên. Với lượng sinh viên lớn (trên 10 nghìn
sinh viên), đại học Ngoại thương thực sự là một thị trường giàu tiềm năng để các nhà
cung cấp mạng khai thác và phát triển.
2. Lựa chọn mạng di động của sinh viên Ngoại thương:
Nhận xét:
Đa số sinh viên Ngoại thương sử dụng mạng Viettel (70%), tiếp đó là 2 mạng
Vinaphone (23%) và Mobiphone (16%); chỉ một số rất ít sử dụng mạng khác (2%) như
S-phone, Vietnammobile, Beeline hay EVN Telecom. Như vậy thị phần dịch vụ mạng
di động cho sinh viên Ngoại thương hầu hết nằm trong tay 3 “đại gia” Vinaphone,
Mobiphone và Viettel - trong đó dẫn đầu là Viettel. Tuy ra đời muộn hơn nhiều so với
“2 anh” Vinaphone và Mobiphone, nhưng ngay từ khi mới thâm nhập thị trường năm
7
Mạng Tỉ lệ
Viettel 70%
Vinaphone 23%
Mobiphon
e
16%
Khác 2%
2003, Viettel – hãy nói theo cách của bạn – say it your way - đã biết quan tâm, chăm
sóc tới từng đối tượng khách hàng và dành mối quan tâm đặc biệt ưu ái với đối tượng
khách hàng tiềm năng là học sinh sinh viên. Bằng giá cước rẻ hơn nhiều so với các
mạng cùng kì, lại là nhà cung cấp đầu tiên đưa ra những gói cước siêu rẻ dành cho học
sinh sinh viên - đối tượng có thu nhập thấp, nên Vietel ngay từ đầu đã chiếm được cảm
tình của đông đảo học sinh sinh viên, lôi kéo được một bộ phận rất lớn khách hàng trẻ
trung thành và giàu tiềm năng. Đây chính là nền tảng để thị trường Viettel phát triền
và cũng là nguyên nhân sâu sa khiến Viettel giành phần lớn thị phần tại đại học Ngoại
thương.
3. Lí do sinh viên Ngoại thương lựa chọn mạng di động hiện tại:
Tiêu chí Tỉ lệ
Phổ biến 58%
Khuyến mãi hấp dẫn 42%
Giá cước rẻ 37%
Chất lượng tốt 37%
Nhận xét:
Sinh viên Ngoại thương chọn mạng di động hiện tại vì lí do mạng đó phổ biến
chiếm tỉ lệ cao nhất (58%), sau đó đến khuyến mãi hấp dẫn (42%) và cuối cùng là do
giá cước rẻ (37%) và chất lượng mạng tốt (37%). Tại sao vậy? Chúng ta vẫn biết sinh
viên là bộ phận thu nhập chưa ổn định, hầu hết là còn phụ thuộc vào gia đình nên ngân
8
sách hạn hẹp. Vì vậy, giá cả luôn là yếu tố đầu tiên quyết định đến sự lựa chọn của
sinh viên. Nhưng theo kết quả điều tra thì yếu tố phổ biến lại chiếm tỉ lệ cao nhất. Đó
là vì 2 nguyên nhân. Thứ nhất, cước phí nội mạng rẻ; thứ 2 các nhà cung cấp cho ra
đời nhiều gói cước gọi nhóm với cước phí rẻ hơn nhiều so với các gói cước cùng loại
thông thường. Chính điều đó đã khuyến khích các bạn sinh viên Ngoại thương nói
riêng và sinh viên cả nước nói chung sử dụng cùng mạng để tiết kiệm chi phí. Đó cũng
là lí do khiến Viettel được sử dụng rộng rãi nhất trong trường đại học Ngoại thương -
bởi theo nghiên cứu ở câu trên,Viettel đã lôi kéo và giữ chân được một lượng lớn
khách hàng trung thành là học sinh sinh viên, tạo nên hiệu ứng trào lưu giúp Viettel
đứng vị trí số 1 cho nhà cung cấp mạng tại đây. Nhưng nhìn chung, cả 4 yếu tố nghiên
cứu đều có ảnh hưởng mạnh đến quyết định của người tiêu dùng vì phần trăm chênh
lệch không nhiều.
4. Đánh giá của sinh viên Ngoại thương về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đối với 1 mạng di động:
Mạnh Bình thường Ít Không ảnh hưởng
Chất lượng mạng 54% 40% 6% 0%
Giá cước 62% 32% 5% 1%
Khuyến mãi hấp dẫn 73% 19% 8% 0%
Dịch vụ chăm sóc khách
hàng
28% 54% 10% 8%
Tiện ích 15% 52% 24% 9%
9
Nhận xét:
Phần lớn sinh viên đều cho rằng chương trình khuyến mãi (73%), giá cước
(62%), chất lượng mạng (54%) có ảnh hưởng mạnh tới quyết định lựa chọn mạng di
động của họ; còn những yếu tố khác như dịch vu chăm sóc khách hàng và tiện ích thì
họ ít quan tâm hơn. Kết quả này một lần nữa khẳng định sinh viên là đối tượng khách
hàng quan tâm nhiều đến giá cả và khuyến mãi, tiết kiệm chi phí ở mức tối đa. Vì vậy,
với đối tượng khách hàng này, các nhà cung cấp cần duy trì những gói cước rẻ và tạo
ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn để lôi kéo họ về phía mình, đồng thời giữ chân họ.
5. Đánh giá chất lượng mạng di động bạn đang sử dụng
Điểm
Số lượng
Tỷ lệ
1
0
0%
2
0
0%
3
0
0%
4
0
0%
5
10
10%
6
16
16%
10
7
25
25%
8
36
36%
9
11
11%
10
2
2%
Tổng
100
100%
Nhận xét :
Từ biểu đồ ta thấy không có sinh viên nào đánh giá chất lượng mạng di động
mà họ đang sử dụng dưới điểm 5. 1/4 số sinh viên được hỏi đánh giá mạng hiện tại sử
dụng ở mức trung bình khá (5-6). Phần lớn các sinh viên đánh giá chất lượng mạng di
động họ đang sử dụng ở mức điểm 7 và 8 trong đó mức 7 điểm (25%) và điểm 8 có tỉ
lệ sinh viên chọn nhiều nhất (36%). Số lượng sinh viên đánh giá chất lượng mạng di
động mà họ đang sử dụng ở mức điểm 9 cũng ở mức cao (11%) và sự hài lòng tuyệt
đối dành cho chất lượng mạng di động mà mình đang sử dụng có 2% số sinh viên.
Từ đó ta có thể thấy các sinh viên ĐHNT đánh giá chất lượng mạng di động
mà họ đang dùng ở mức khá (7 hoặc 8 điểm). Số lượng sinh viên đánh giá cao chất
lượng mạng mà họ đang sử dụng cũng chiếm tỷ lệ không cao và không có sinh viên
nào đánh giá quá thấp chất lượng mạng di động mà họ đang dùng. Như vậy nhìn
chung các bạn sinh viên ĐHNT khá hài lòng với chất lượng mạng di động mà họ đang
dùng.
6. Số lượng sim mà bạn đang sử dụng:
11
Số lượng sim
Số người sử
dụng Tỉ lệ
1 57 57%
2 38 38%
>2 5 5%
Tổng 100 100%
Nhận xét:
Phần lớn sinh viên Ngoại thương sử dụng 1 sim với 57 sinh viên trong 100 phiếu
điều tra, chiếm 57%. Tiếp đó là dùng 2 sim với 38 bạn, chiếm 38%. Có rất ít sinh viên
dùng nhiều hơn 2 sim, chỉ khoảng 5% số sinh viên được điều tra.
7. Đánh giá mức độ quan tâm tới sim số đẹp của sinh viên
Số lượng Tỉ lệ
Có 51 51%
Không 49 49%
12
Nhận xét:
Tỉ lệ các bạn sinh viên có quan tâm và không quan tâm tới sim số đẹp chênh lệch
nhau không đáng kể. Cụ thể là: có khoảng 51% các bạn được hỏi có quan tâm tới viêc
sử dụng sim số đẹp, trong khi đó cũng có tới 49% các bạn được hỏi không quan tâm
tới vấn đề này.
8. Ứng dụng trên điện thoại được bạn sử dụng nhiều nhất.
Tiêu chí Tỉ lệ
Nghe, gọi 38,76%
Nhắn tin 36,52%
Chơi Game 5,62%
Nghe nhạc 12,36%
Lướt web 6,74%
Tổng 100.00%
13
Nhận xét:
Đa số sinh viên sử dụng điện thoại để nghe gọi (38,76%) và nhắn tin (36,52%)
.Việc dùng điện thoại để chơi game hay lướt web còn hạn chế, cụ thể có khoảng 6,74%
số sinh viên điều tra chủ yếu dùng điện thoại để lướt web. Và con số điều tra cũng khá
là khiêm tốn đối với tỉ lệ sinh viên Ngoại thương thường dùng điện thoại để chơi game
(khoảng 5,62%). Nhu cầu nghe nhạc cũng khá phù hợp với sinh viên. Do vậy cũng có
12,36% số sinh viên được hỏi thường sử dụng điện thoại để nghe nhạc.
9. Chi tiêu một tháng dành cho dịch vụ viễn thông
Mức chi tiêu (nghìn
đồng)
Số lượng
< 50 11
50 – 100 40
100 – 200 37
> 200 12
Tổng 100
14
Nhận xét:
Số sinh viên dành mức chi tiêu 50 – 100 nghìn đồng cho dịch vụ di động chiếm
tỷ lệ cao nhất (40%). Tỷ lệ sinh viên chi 100 – 200 nghìn đồng là 37%, chỉ nhỏ hơn
một chút so với số lượng sinh viên chi 50 – 100. Số lượng sinh viên có mức chi tiêu
cho dịch vụ di động < 50 nghìn đồng và > 200 nghìn đồng có tỷ lệ nhỏ hơn và gần
bằng nhau, lần lượt là 11% và 12%.
9.1. Giá trung bình:
Mức chi tiêu (nghìn đồng)
x
i
Trị số giữa (nghìn
đồng)
i
x
Số lượng
f
i
<50 25 11
50 – 100 75 40
100 – 200 150 37
> 200 250 12
- Công thức:
25,118
100
11825
100
122503715040751125
==
+++
==
∑
∑
xxxx
f
fx
x
i
ii
(nghìn đồng)
Nhận xét:
Như vậy chi phí điện thoại trung bình tháng của sinh viên đại học Ngoại thương
là 118,25 nghìn đồng. Đây là con số khá phù hợp với túi tiền của sinh viên.
15
9.2. Mode:
Mức chi tiêu (nghìn
đồng)
x
i
Khoảng
cách tổ
h
i
Số lượng
fi
Mật độ phân
phối
D
i
= f
i
/h
i
< 50 50 11 0.22
50 – 100 50 40 0.8
100 – 200 100 37 0.37
> 200 100 12 0.12
- Các tổ có khoảng cách tổ không bằng nhau, do đó, để tính mode, cần tính mật độ
phân phối D
i.
- Tổ 50 – 100 (nghìn đồng) có mật độ phân phối lớn nhất (D
i
= 0.8)
- Công thức:
71.78
)37.08.0()22.08.0(
22.08.0
.5050
)()(
.
100100
100
0min0
0
≈
−+−
−
+=
−+−
−
+=
+−
−
MMMM
MM
MM
DDDD
DD
hxM
(nghìn đồng)
Nhận xét:
Như vậy, số sinh viên có mức chi tiêu khoảng 78,71 nghìn đồng cho dịch vụ di
động có số lượng lớn nhất.
9.3. Trung vị (Median)
- Số đơn vị tổng thể là số chẵn (n = 100) nên đơn vị đứng ở vị trí chính giữa là đơn vị
thứ 50 và 51.
- Đơn vị đứng thứ 50 và 51 đều có lượng biến là 50 – 100, do đó, tổ 50 – 100 (nghìn
đồng) là tổ chứa trung vị.
- Công thức:
75.98
40
11
2
100
.5050
2
.
1
min
=
−
+=
−
+=
−
∑
e
e
ee
M
M
i
MMe
f
S
f
hxM
(nghìn đồng)
Từ các kết quả ở trên, ta có: M
0
< M
e
<
x
Do đó, dãy số phân phối của chi tiêu dành cho di động lệch phải. Số sinh viên có
phần chi tiêu một tháng dành cho di động nhỏ hơn 118.25 nghìn đồng chiếm đa số.
16
9.4. Độ lệch tiêu chuẩn
- Công thức:
5,646875,416025,118
100
122503715040751125
)(
.
2
2222
2
2
≈=−
×+×+×+×
=−=
∑
∑
x
f
fx
i
ii
σ
(nghìn đồng)
9.5. Hệ số biến thiên
- Công thức:
%54,54%100
25,118
5,64
%100 ≈×=×=
x
V
σ
10. Hình thức trả cước
Hình thức Tỉ lệ
Trả trước 93%
Trả sau 10%
Nhận xét:
Đa số sinh viên được hỏi đã lựa chọn hình thức trả trước. Cụ thể là 93% (93 bạn)
sinh viên sử dụng gói di động trả trước và 10% (10 bạn) sinh viên sử dụng gói trả sau.
Như vậy, trong số 100 bạn được hỏi, có 3 bạn lựa chọn cả hai hình thức trả trước và trả
sau, chiếm 3%.
11. Thời gian nạp tiền điện thoại
Thời gian Tỉ lệ
Khi có chương trình khuyến mãi 76%
17
Hết thì nạp 26%
Khác 1%
Nhận xét:
Phần lớn các bạn sinh viên nạp tiền điện thoại khi có chương trình khuyến mãi,
chiếm 76% (76 bạn). Trong khi đó có 26% (26 bạn) sinh viên nạp khi đã sử dụng hết
tiền điện thoại. Chỉ có 1% (1 bạn nạp) tiền vào thời điểm khác, có thể là nạp ngay cả
khi vẫn còn tiền điện thoại. Trong số 100 bạn sinh viên, có 3 bạn lựa chọn cả hai thời
điểm để nạp tiền (khi có khuyến mãi và khi hết tiền), chiếm 3%.
Như vậy, chương trình khuyến mãi từ phía các nhà cung cấp dịch vụ có ảnh
hưởng rất lớn đối với việc lựa chọn thời điểm nạp tiền điện thoại của sinh viên.
12. Phương thức nạp tiền điện thoại
Phương thức Tỉ lệ
Thẻ cào 92%
Máy nạp tự động 7%
Tin nhắn dịch vụ 5%
Khác 2%
18
Nhận xét:
Đa số các bạn sinh viên được hỏi sử dụng thẻ cào để nạp tiền điện thoại, chiếm
92% (92 bạn).Chỉ một vài bạn nạp tiền tại máy nạp tự động (7%) và sử dụng tin nhắn
dịch vụ của nhà cung cấp (5%). Có 2 trong số 100 bạn sinh viên được hỏi lựa chọn
phương thức khác để nạp tiền điện thoại.
Như vậy, có thể thấy cho tới thời điểm này thì thẻ cào vẫn là phương thức phổ
biến nhất đối với sinh viên trong việc nạp tiền cho điện thoại di động.
II. KẾT LUẬN
1. Nhận định chung:
Với 7 nhà khai thác, hiện thị trường di động Việt Nam phát triển cực kì đa dạng,
phong phú với nhiều gói cước khác nhau và hướng tới mọi tầng lớp trong xã hội. Đặc
biệt đối tượng học sinh - sinh viên đã trở thành “tiêu điểm” của các mạng di động.
Thống kê của chúng tôi cho kết quả 100% số sinh viên Đại học Ngoại Thương được
điều tra đều sử dụng điện thoại di động. Điều này chứng tỏ trong cuộc sống hiện đại
thông tin liên lạc là một nhu cầu không thể thiếu.Thị trường di động là cuộc chạy đua
của các nhà cung cấp. Các mạng viễn thông di động xuất hiện ngày càng nhiều, môi
trường cạnh tranh cũng vì thế mà trở nên ngày càng khốc liệt. Làm thế nào để có thể
giữ vững vị thế của mình, các thành viên mới gia nhập thị trường này muốn được đón
19
nhận cần phải đạt được những phẩm chất gì? Bài điều tra thống kê của chúng tôi sẽ
giúp các nhà cung cấp mạng có một cái nhìn khách quan về thị trường viễn thông di
động trong cộng đồng sinh viên.
Hiện tại, 80% thị phần trên thị trường viễn thông di động Việt Nam thuộc về 3
“đại gia” Vinaphone, Mobiphone và Viettel. Theo thống kê của chúng tôi, tại trường
đại học Ngoại thương, đây vẫn là ba nhà cung cấp dịch vụ di động chủ chốt, trong đó
Viettel là mạng phổ biến nhất. Viettel đã xâm nhập sâu vào thị trường viễn thông di
động dành cho sinh viên và gặt hái được nhiều thành công nhờ chiến lược maketing,
chiến lược kinh doanh thông minh, sáng tạo, trong đó đặc biệt là việc tạo ra trước tiên
các gói cước vô cùng hấp dẫn dành riêng cho đối tượng này với nhiều ưu đãi.
Bản điều tra cũng cho thấy sinh viên - đối tượng ngân sách hạn chế vì phần đa
vẫn phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình - luôn đặt tiêu chí tiết kiệm, chi phí thấp lên
hàng đầu trong lựa chọn tiêu dùng một loại hình dịch vụ. Chính vì vậy, các yếu tố phổ
biến, khuyến mãi hấp dẫn, giá cước rẻ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn
mạng di động của sinh viên, trong đó yếu tố phổ biến đóng vai trò quyết định nhất, bởi
lẽ như chúng ta vẫn biết, việc sử dụng mạng phổ biến sẽ tiết kiệm tối đa chi phí nhở
tận dụng cước phí nội mạng rất rẻ và gói cước nhóm thì giá cực kì ưu đãi. Cũng chính
vì nhu cầu sử dụng dịch vụ giá rẻ mà hầu hết (76%) sinh viên Ngoại thương nạp thẻ
khi có chương trình khuyến mãi. Có thể nói, mức phí trung bình gần 120 nghìn
đồng/tháng (chưa kể khuyến mãi) chi cho điện thoại di động là một mức trung bình,
phù hợp với sinh viên Ngoại thương – tuy vẫn là đối tượng phải phụ thuộc chi tiêu vào
gia đình nhưng lại được đánh giá là những con người rất năng động, có mối quan hệ
rộng, tham gia tích cực vào hoạt động xã hội, đi làm thêm nhiều nên nhu cầu liên lạc
khá lớn. Vì vậy chất lượng mạng cũng là yếu tố họ cần ở nhà cung cấp. Dịch vụ chăm
sóc khách hàng, tiện ích được đánh giá ít quan trọng hơn trong việc lựa chọn mạng.
Một vài sinh viên thậm chí còn không quan tâm đến các yếu tố này. Điều đó cho ta
thấy khách hàng ở Việt Nam ít có sự tương tác với nhà cung cấp, và cũng không có
nhu cầu nhiều trong việc phản hồi sử dụng. Đó chính là sự khác biệt giữa thị trường
các nước châu Á với thị trường châu Âu – nơi dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn là
một trong những mối quan tâm hàng đầu.
Như vậy, đối với thị hiếu tiêu dùng của sinh viên thì tính phổ biến là yếu tố hàng
đầu, tiếp đến là khuyến mãi hấp dẫn, giá cước rẻ và chất lượng tốt.
20
Trong quá trình điều tra, khi được yêu cầu đưa ra điểm đánh giá về mạng di động
của mình, phần lớn sinh viên cho mức điểm khá (7-8 điểm), chỉ có 1 người duy nhất
đánh giá mức điểm 10. Điều đó cho thấy các bạn sinh viên tương đối hài lòng với
mạng di động mà họ đang sử dụng. Vẫn mong các doanh nghiệp cung cấp mạng sẽ cố
gắng hoàn thiện sản phẩm của mình hơn để khách hàng thực sự hài lòng với dịch vụ
họ sử dụng.
Theo thống kê, phần lớn sinh viên chỉ sử dụng 1 sim, 1 số cố định cho mình,
nhưng cũng có tới 38% số sinh viên được hỏi sử dụng 2 sim. Hiện nay, khi các dịch vụ
khuyến mãi rất phong phú, nhất là khi mua sim mới, người sử dụng sẽ được khuyến
mãi thêm tiền trong sim, và những lần nạp thẻ sau được nhân đôi thẻ cào nên rất nhiều
sinh viên đã sử dụng 2 sim, mỗi sim một mạng để tiện liện hệ với những người ở mạng
khác nhau và được hưởng lợi ích nhiều hơn, tiết kiệm chi phí hơn.
Rất khó để đánh giá việc quan tâm đến sim số đẹp trong cộng đồng sinh viên khi
tỉ lệ giữa những người không quan tâm và có quan tâm gần xấp xỉ nhau, không có sự
chênh lệch nhiều. Bên cạnh những bạn thích tìm cho mình sim số đẹp, dễ nhớ hay sim
số ngày sinh, ngày kỉ niệm, với giá cao hơn so với sim bình thường, cũng có rất nhiều
bạn không quan tâm đến vấn đề này, chỉ đơn giản là sở hữu một số di động để dễ dàng
liên hệ và kết nối là được.
Nghe, gọi và nhắn tin là những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên điện
thoại. Điều này rất hợp lý vì chức năng chính của điện thoại di động là công cụ kết nối
và phục vụ giao tiếp. Bên cạnh đó chức năng giải trí của điện thoại di động cũng được
nhiều bạn sử dụng để chơi game và nghe nhạc khi rảnh rỗi hay sau những giờ học tập
vất vả … Chức năng lướt web không được sử dụng nhiều. Thực tế lướt web qua điện
thoại khá tiện lợi nhưng với giao diện nhỏ, tốc độ không nhanh và cũng khá tốn kém
nên nhiều sinh viên thích dùng máy tính để lướt web và sử dụng loại điện thoại đơn
giản, tiện liên lạc mà không có chức năng này.
Có 91% sinh viên chọn hình thức trả trước cho mạng di động của mình. Thông
thường trả sau là lựa chọn của những người đã đi làm, sử dụng số cố định, còn sinh
viên sử dụng nhiều sim và hay thay đổi số điện thoại, hơn nữa trả trước có thể tận
dụng những chương trình khuyến mãi để tiết kiệm chi phí. Phần lớn sinh viên nạp thẻ
điện thoại khi có chương trình khuyến mãi hay lúc sắp hết tiền trong tài khoản. Hầu
hết các thuê bao trả trước dùng thẻ cào để nạp điện thoại. Hiện nay, các quầy bán sim
21
thẻ điện thoại có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu nên cách nạp thẻ này được sinh
viên và đa số người sử dụng đánh giá là tiện lợi.
2. Định hướng phát triển:
Do có môi trường học tập và sinh hoạt khá giống nhau nên lựa chọn của sinh
viên có phần tương đồng. Tuy nhiên không thể suy rộng kết quả điều tra đối với sự lựa
chọn cá nhân của sinh viên nói chung được. Mặc dù theo kết quả điều tra, sự phổ biến
ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn mạng di động nhưng không vì thế mà định
hướng sự lựa chọn của sinh viên các trường đại học khác từ kết quả này. Bởi bài điều
tra chỉ phản ánh nhu cầu của sinh viên Đại học Ngoại thương. Để có được những nhận
định chung về thị trường mạng trong cộng đồng sinh viên, các nhà cung cấp mạng cần
tiến hành điều tra thêm ở các trường đại học khác.
Ngoài ra, Chúng tôi không định hướng điều tra vào một mạng di động cụ thể nào
nên kết quả cũng không phản ánh được chính xác tình hình sử dụng mạng đó, bài điều
tra chỉ đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường viễn thông di động với tất cả các đầu
mạng.
Tóm lại qua bản điều tra thống kê về “vấn đề sinh viên sử dụng mạng viễn
thông di động ở trường Đại học Ngoại Thương”, chúng ta có thể đánh giá được các
tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của sinh viên. Kết quả điều tra nên được
các nhà phân phối cũng như các nhà cung cấp quan tâm, từ đó vạch định các chiến
lược kinh doanh và hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách
hàng này.
Vì vậy, nhóm chúng tôi đưa ra một số giải pháp để phát triển thị trường mạng
viễn thông di động trong nước. Đó là :
• Nâng cao chất lượng mạng di động, xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi
phong phú, giá cước phù hợp với từng đối tượng.
• Có chiến lược marketing phù hợp với thị hiếu của giới trẻ nói riêng và của thị
trường nói chung, để khách hàng có thể hiểu được những tiện ích mà mạng di động
mang lại hay những quyền lợi của họ khi tham gia mạng di động.
• Cung cấp thêm các dịch vụ chăm sóc khách hàng với chất lượng tốt hơn.
Trong tình hình thị trường cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, các nhà mạng viễn thông
phải không ngừng nỗ lực, linh hoạt và sáng tạo để cung cấp những dịch vụ, những ưu
đãi phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng, nếu không
22
sẽ nhanh chóng bị tụt hậu, bị đánh bại bởi những nhà mạng khác với nhiều hình thức
khuyến mãi thú vị hơn, thu hút sinh viên hơn. Điều này tạo nên tính cạnh tranh quyết
liệt giữ các nhà mạng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ ở
Việt Nam phát triển, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
PHẦN III: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG ĐIỀU TRA
I. Thuận lợi
Thứ nhất, tuy là lần đầu tiên tiến hành chọn lựa đề tài và bắt tay vào nghiên cứu,
nhưng được sự nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo của giảng viên, nhóm chúng tôi đã nắm
bắt được nội dung cần thiết, quan trọng phải thực hiện, các phương pháp giúp quá
trình điều tra diễn ra hiệu quả… Do đó, quá trình điều tra không còn có nhiều lúng
túng nữa.
Thứ hai, sau thời gian suy nghĩ, chọn lựa, đề tài nghiên cứu điều tra này theo
đánh giá chủ quan của nhóm là khá gần gũi và cần thiết của sinh viên trong trường
hiện nay, nhiều sinh viên cũng muốn đề đạt ý kiến nhưng còn ngại ngùng. Do vậy, khi
tiến hành điều tra, nhóm chúng tôi nhận được sự nhiệt tình tham gia hào hứng của các
sinh viên được hỏi, có nhiều sinh viên còn giới thiệu thêm bạn bè tham gia, khiến thời
gian điều tra của chúng tôi giảm đi rất nhiều…
Cuối cùng, các thành viên trong nhóm làm việc khá chuyên nghiệp và nhiệt tình,
thời gian tổng hợp thông tin được rút ngắn đến mức tối thiểu.
II. Khó khăn
Tuy gặp được nhiều thuận lợi như trên, nhưng như mọi công việc khác, nhóm
chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn:
- Không phải tất cả các sinh viên được điều tra đều nhiệt tình, một số ít cá nhân
có thái độ không hợp tác, khiến đôi khi chúng tôi trở nên bị động khi tiến hành điều
tra.
- Vì thời gian tiến hành điều tra nằm trong khoảng thời kết thúc môn học, nên
phạm vi điều tra còn chưa bao quát được hết, số lượng được hỏi không lớn do lực
lượng điều tra có ít…
23
- Cũng do tiến hành điều tra vào thời gian kết thúc môn học, mọi thành viên
trong nhóm đều trong quá trình thi cử và có quỹ thời gian lệch nhau nên tạo ra một số
khó khăn trong việc họp nhóm và nghiên cứu.
III. NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vì đây là đề tài nghiên cứu thực tế, nên tài liệu tham khảo không nhiều, chúng
tôi chủ yếu tham kháo giáo trình “LÝ THUYẾT THỐNG KÊ” (NXB Thống kê) để
tìm ra phương pháp, hình thức tiến hành và tồng hợp thống kê. Ngoài ra chúng tôi
nghiên cứu thêm ở một số tờ báo sau để có thêm những hiểu biết thiết thực phục vụ
cho bài phân tích:
* dantri.com
* vneconomy.vn
* vnexpress.net
ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Các thành viên trong nhóm đều rất tích cực làm việc để hoàn thành bài điều tra
thống kê. Mỗi người đều có những ý kiến đóng góp riêng và tham gia bàn bạc để cả
nhóm thống nhất những câu hỏi cần có cho phiếu điều tra, cũng như ấn định số phiếu
điều tra.
Trên cơ sở nội dung điều tra và số lượng phiếu đã thống nhất, nhóm đã phân
công cho mỗi thành viên số lượng phiếu bằng nhau và mỗi người đều có ý thức điều
tra ở các lớp, khóa khác nhau. Các bạn đã nỗ lực hoàn thành và tổng kết số phiếu hợp
lệ của mình gửi lại cho nhóm trưởng đúng thời hạn quy định.
Phần đánh giá, phân tích kết quả điều tra, nhóm trưởng phân công cho mỗi người
một mảng sau đó các thành viên trong nhóm cùng nhau sửa, đóng góp ý kiến để hoàn
thiện bài tập. Sau khi tổng hợp ý kiến và sửa chữa phù hợp chúng tôi thống nhất bài
tiểu luận của mình như trên.
Đánh giá:
24
Thành viên nhiệt tình nhất: nhóm trưởng Liên.
Các thành viên còn lại hoàn thành tốt công việc được giao.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo để chúng em hoàn thiện bài
điều tra hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
25