Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích dự báo tình hình kinh tế trung quốc đến năm 2015 của citigroup

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.95 KB, 11 trang )

Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
Tiểu luận môn đầu tư tài chính
Nhóm 12 – Lớp TCDN Đêm 1 K20
Danh sách nhóm:
1. Nguyễn Quang Huy
Đề tài 03:
Mới đây, Citigroup vừa công bố bản báo cáo với tiêu đề “Global Economic Outlook and
Strategy” đến năm 2015. Các Anh/Chị hãy phân tích và đưa ra các số liệu để làm rõ quan
điểm về nền kinh tế của Trung Quốc trong báo cáo này: “China is slowing”
Bài phân tích
I. Tổng quan về báo cáo “Global economic outlook and strategy” đến năm 2015
của Citigroup.
Ngân hàng Citigroup vừa công bố bản báo cáo dài 56 trang với tiêu đề “Global
Economic Outlook and Strategy”. Bản báo cáo cung cấp cho người đọc những nhận định
và dự báo mới nhất về các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Triển vọng kinh tế toàn cầu đang được cân bằng giữa nhiều yếu tố. Ở một bên, tăng
trưởng ở châu Á chậm lại, kinh tế Mỹ tăng trưởng yếu ớt, châu Âu ngập chìm trong
khủng hoảng nợ. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương đang tạo ra làn sóng kích thích
kinh tế bao gồm các biện pháp như nới lỏng chính sách tiền tệ, nới lỏng tín dụng và cung
cấp thêm thanh khoản.
Citigroup dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,5% trong năm nay.
Trong khi đó, mức tăng trưởng của năm 2013 bị giảm từ 2,8% xuống còn 2,6%. Đặc biệt,
dự báo tăng trưởng của Trung Quốc và Nhật Bản bị giảm mạnh.
Sau đây là một số nhận định của Citigroup trong báo cáo về tình hình kinh tế của các
quốc gia:
1. Mỹ: Tránh được vách đá tài khóa nhưng khu vực công vẫn gây nên trì trệ.
Nguyễn Quang Huy Trang 1
Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
2,2%; 1,9%; 3,0% và 3,5%.
Citigroup cũng lưu ý mặc dù giá thực phẩm và khí gas tăng cao, lạm phát vẫn nằm


trong tầm kiểm soát. Kinh tế Mỹ đang được nâng đỡ bởi thị trường nhà đất có dấu hiệu
phục hồi và các chính sách của Fed.
2. Lực cầu nội địa mạnh mẽ giúp Đức tránh được suy thoái.
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
1,0%; 0,6%; 0,5% và 0,7%. Theo Citi, lực cầu nội địa mạnh mẽ sẽ bù đắp lại được những
yếu kém trong hoạt động xuất khẩu.
3. Pháp không đạt được mục tiêu ngân sách và tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng.
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
-0,1%; -0,2; 0,9% và 1,2%. Chính phủ Pháp mong muốn đạt được mục tiêu về thâm hụt
ngân sách bằng cách tăng thuế. Tuy nhiên, Citi dự báo cuối cùng thì Pháp sẽ không thể
đạt được mục tiêu này.
4. Italia không đạt được mục tiêu cắt giảm chi tiêu và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng.
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
-2,5%; -2,1%; -0,2% và 0,4%.
Citi nhận định tình trạng tiêu dùng yếu ớt cùng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao sẽ kéo
dài cho đến năm 2013. Có nhiều khả năng nước này sẽ không đạt được các mục tiêu về
thâm hụt ngân sách.
5. Tây Ban Nha sẽ yêu cầu cứu trợ vào cuối năm nay.
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
-1,8%; -3,2%; -0,8% và 0,9%. Theo Citi, Tây Ban Nha sẽ sớm nâng lãi suất và cuối cùng
sẽ phải yêu cầu cứu trợ toàn diện vào cuối năm nay.
6. GDP của Hy Lạp tiếp tục sụt giảm do các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Nguyễn Quang Huy Trang 2
Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
-7,5%; -10,7%; -3,4% và 1,4%. Citi cho rằng Hy Lạp sẽ ra khỏi eurozone trong vòng 12
đến 18 tháng tới. Các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới sẽ được thực hiện vào cuối năm
và điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.
7. Bồ Đào Nha: Xuất khẩu tăng lên không thể bù đắp lại sự yếu ớt của lực cầu nội
địa.

Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
-3,8%; -5,7%; -1,3% và 1,1%. Citi lưu ý rằng lực cầu nội địa của Bồ Đào Nha sẽ tiếp tục
suy giảm trong khi lợi ích mà xuất khẩu gia tăng mang lại là khá thấp. Bồ Đào Nha đang
tiến tới tình trạng ngân sách không bền vững và sẽ phải tiếp tục tái cơ cấu nợ.
8. Nhật Bản chật vật trước tình trạng xuất khẩu sụt giảm.
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
2,1%; 1,3%; 0,2% và 1,5%. Theo Citi, xuất khẩu của Nhật Bản sẽ tiếp tục sụt giảm cho
đến năm 2013. Sau đó, xuất khẩu có chút khởi sắc do kinh tế Mỹ và Trung Quốc tăng tốc
trong khi kinh tế châu Âu ổn định trở lại.
9. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm.
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
7,9%; 7,6%; 7,3% và 7,0%.
Citi dự đoán tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi trong quý IV năm nay. Tuy
nhiên, tăng trưởng của năm 2013 bị sụt giảm do nỗi lo lạm phát khiến chính phủ không
thể thực hiện thêm các biện pháp kích thích.
10. Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ chậm lại nhưng cuối cùng Ấn Độ sẽ thực hiện cải
cách.
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
5,4%; 6,2%; 6,9% và 7,3%. Theo Citi, cuối cùng thì Ấn Độ cũng phải thực hiện những
Nguyễn Quang Huy Trang 3
Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
cải cách vốn được mong chờ bấy lâu nay. Các biện pháp cải cách sẽ liên quan đến giá
nhiên liệu và gỡ bỏ các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài.
11. Hàn Quốc: lực cầu nội địa yếu đi cùng với xuất khẩu sang Trung Quốc giảm
mạnh.
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là
2,8%; 3,3%; 3,7% và 4,1%.
12. Indonesia hưởng lợi từ nhu cầu nội địa mạnh mẽ.
Với doanh số bán lẻ đang tăng lên và niềm tin của người tiêu dùng vẫn ở mức cao,
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 - 2015 lần lượt là 6,2%;

6,1%; 6,3% và 6,5%.
II. Phân tích, nhận định dự báo tình hình kinh tế Trung Quốc đến năm 2015
Năm 2010, tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 10,4%. Đến năm 2011, tăng trưởng
GDP là 9.3%. Theo số liệu Citigroup dự báo, tỷ lệ tăng trưởng GDP sẽ tiếp tục giảm
trong những năm tiếp theo (Bảng 01).
Về hoạt động xuất khẩu: Đây vẫn là thế mạnh của nền kinh tế Trung Quốc. Trong
năm 2010, hoạt động xuất khẩu chiếm 31% GDP và tạo ra khoảng 200 triệu việc làm.
Tuy nhiên, dự báo xuất khẩu sẽ giảm trong năm 2012 do tình hình kinh tế toàn cầu vẫn
chưa khởi sắc, Châu Âu, thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới của Trung
Quốc, vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ, và nền kinh tế Mỹ đang phục
hồi chậm. Những nguyên nhân trên làm kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu của nước này từ
nay đến hết năm. Dự báo xuất khẩu sẽ tăng 2.9% thấp hơn rất nhiều so với mức 24.5%
của cùng kỳ năm trước.
Bảng 01 - Bảng dự báo tổng quan nền kinh tế Trung quốc (%)
Chỉ tiêu 2011 2012F 2013F 2014F 2015F
GDP Growth 9,3 7,9 7,6 7,3 7,0
CPI Inflation 5,4 2,9 3,3 3,8 4
Nguyễn Quang Huy Trang 4
Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
Short-Term Interest Rates 3,22 3,25 3,13 3,5 3,88
Current Balance (Pct of GDP) 2,8 2 1,5 1 1
Fiscal Balance (Pct of GDP) -1,3 -2,4 -1,5 -1 -1
Government Debt (Pct of GDP) 15 16 16 16 15
(Nguồn: Citigroup)
Vấn đề tiếp theo cần đề cập là sức mua của nền kinh tế. Theo số liệu HSBC cung
cấp, chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 08 đã rơi xuống 47,6 (dưới 50 bị xem là suy
giảm sức mua), mức thấp nhất từ tháng 03/2009, nó cho thấy nhu cầu mua sắm của người
dân Trung Quốc đang giảm khá nhiều, và chắc chắn điều này ảnh hưởng không tích cực
đến nền sản xuất của Trung Quốc khi mà hàng hóa sản xuất ra sẽ bán chậm hơn trước.
Theo số liệu được Tổng cục thống kê Trung Quốc công bố, sản lượng công nghiệp

trong tháng 08 chỉ tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đầu tư tài sản cố định trong 08
tháng đầu năm chỉ tăng 20,2%, doanh số bán lẻ tăng 13,2%. Từ tháng 11/2011 đến tháng
05/2012, ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 3 lần, mỗi lần 50 điểm cơ bản
nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đồng thời hạ lãi suất cơ bản để giảm chi phí cho
người đi vay. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn chưa có tác động đáng kể lên tăng trưởng khi
mà người dân chi tiêu ít hơn, còn các công ty thì khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng.
Tính đến quý III năm 2012, GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nó
lại thấp hơn mức tăng trưởng 7,6% trong quý II. Tổng cộng 9 tháng đầu năm, Trung
Quốc đã tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Hồi tháng 03 năm 2012, Thủ tướng
Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng đặt mục tiêu tăng GDP cả năm 7,5%, mức thấp nhất kể từ
năm 2004. IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2012 của Trung Quốc từ 8% xuống còn
7,8%, thấp nhất kể từ năm 1999.
Để giúp kích thích nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã quyết định chi hơn 1.000 tỷ
nhân dân tệ tương đương 158 tỷ USD để đầu tư vào các dự án hạ tầng. Quyết định được
đưa ra sau hàng loạt dữ liệu về sản xuất và tiêu dùng thấp hơn so với dự kiến.
Nguyễn Quang Huy Trang 5
Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
Mặc dù kinh tế đang phục hồi một cách chậm chạp nhưng chính phủ Trung Quốc
không thể nới lỏng tiền tệ thêm nữa do lo sợ lạm phát tăng cao và bong bóng bất động
sản có nguy cơ quay trở lại. Bên cạnh đó, khi các nền kinh tế lớn của thế giới vẫn trong
tình trạng khó khăn thì xuất nhập khẩu của Trung Quốc khó tăng trưởng trở lại. Chính vì
vậy, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc ở các năm tiếp theo được dự báo là không
cao. Tăng trưởng GDP giai đoạn 2012 – 2015, theo dự báo của Citigroup, lần lượt là
7.9%, 7.6%, 7.3% và 7.0% (Bảng 01).
Bảng 02 - Bảng dự báo kinh tế Trung Quốc đến 2013F
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012F 2013F
2012F 2013F
Quý
1

Quý
2
Quý
3
Quý
4
Quý
1
Quý
2
Quý
3
Quý
4
Real GDP YoY 9,3% 7,9% 7,6% 8,1% 7,6% 7,6% 8,2% 8% 7,8% 7,6% 7,2%
Real Final Domestic
Demand YoY
10,3 9,1 8,4
Consumption YoY 9,8 9,4 8,9
Fixed Capital
Formation YoY
10,8 8,7 8
Industrial Production YoY 13,9 10 9,5 11,6 9,5 9,1 10 9,7 9,6 9,6 9,1
Exports YoY 20,3 8,1 9,2 7,6 10,6 8,7 5,5 6 8 10 12
Imports YoY 24,9 8,1 11,4 6,9 6,5 7,8 11 9 10 12 14
Merchandise Trade
Balance $bn
155 167 144 1 69 72 26 -12 65 70 19
FX Reserves $bn 3181 3301 3461 3305 3240 3302 3301 3289 3355 3439 3461
Current Account %GDP 2,8 2 1,5

Fiscal Balance %GDP -1,3 -2,4 -1,5
General Govt. Debt %GDP 15,2 16,1 16,1
Urban Unemployment
Rate %
4,1 4,2 4,1 4,1 4,1 4,2 4,2 4,1 4,1 4,1 4,1
CPI YoY 5,4 2,9 3,3 3,8 2,9 2,1 2,7 2,8 3,3 3,5 3,5
Nguyễn Quang Huy Trang 6
Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
Exchange Rate (end
period) CNY/$
6,29 6,33 6,27 6,3 6,35 6,31 6,33 6,34 6,35 6,31 6,27
1-Yr Deposit Rate
(end period) %
3,5 3 3,25 3,5 3,25 3 3 3 3 3,25 3,25
(Nguồn: Citigroup)
Tăng trưởng của Trung Quốc hiện đang chững lại
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Trung Quốc đang gia tăng quyền lực trên toàn
cầu, với một nền kinh tế được cho là sẽ nhanh chóng bắt kip nền kinh tế Mỹ, một mô
hình của nhà nước tư bản chủ nghĩa thích hợp hơn với nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ
ba hơn là chế độ tư bản dân chủ, thực dân như các nước thuộc địa tại châu Phi, Mỹ
Latinh, và gia tăng sự ảnh hưởng giữa các quốc gia láng giềng của nó thể hiện một quyền
lực mới nổi lớn nhất thế giới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bất thường là sự thu hút đầu tiên đối với việc gia tăng
quyền lực. Kinh tế phát triển mạnh mẽ có thể đóng vai trò quan trọng trong thị trường
toàn cầu và đóng vai trò chính trong việc thành lập lực lượng quân đội. Tuy nhiên, tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, từ 10,4% trong năm 2010 xuống còn 7,5% những quý
đầu năm 2012.
Tỷ lệ này, theo các chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ còn sụt giảm hơn nữa. Hơn nữa,
theo các chuyên gia kinh tế, sự tiến lại gần hơn của một quốc gia đang phát triển để theo
kịp với một nền kinh tế phát triển sẽ gây khó khăn cho tỷ lệ tăng trưởng bền vững vì nó

buộc phải tăng trưởng nhanh để phù hợp với chính nó. Trong những nền kinh tế mới nổi,
câu hỏi đặt ra không phải là liệu sự tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại hay không mà là
Trung Quốc sẽ trải qua sự hạ cánh mềm hay cứng.
Một nền kinh tế tăng trưởng chậm đang thách thức tất cả các chính phủ, tuy nhiên đối
với Trung Quốc lại khác: Tính hợp pháp của chế độ nước này không dựa trên sự lựa chọn
một cách dân chủ theo ý kiến đa số mà dựa trên khả năng cung cấp một mức sống cao và
ngày càng đi lên. Sự tăng trưởng ngày càng tăng gần đây đã khiến tuổi thọ của người dân
nước này ngày càng cao, hầu hết trong số họ đều là những người đã nghỉ hưu, không thể
làm ra của cải vật chất gì cho xã hội, chủ yếu sống lại các thành phố duyên hải. Theo các
Nguyễn Quang Huy Trang 7
Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
nhà xã hội học, ngược lại, với những người dân sống xa trung tâm, ít hiểu biết, và có sự
cách biệt đối với những người dân sống tại trung tâm đang lại là những nhân tố chính đe
dọa sự ổn định của chính trị.
Hơn nữa, sự tăng trưởng cao của nền kinh tế trong vài thập kỷ qua cũng tạo ra nhiều
thách thức về môi trường. Năm 2007, Trung Quốc đứng vị trí thứ 16 trong số 20 thành
phố ô nhiễm nhất thế giới và có lượng khí thải CO2 cao nhất thế giới. Mô hình kinh tế
của Trung Quốc dựa chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên, việc khai thác quá mức nguồn
tài nguyên thiên nhiên này sẽ hủy hoại môi trường và cản trợ sự tăng trưởng bền vững
của quốc gia. Ngoài ra, vấn đề khan hiếm nước cũng rất nghiêm trọng. Cũng tại thời
điểm này, Trung Quốc cam kết ngăn chặn nạn tham nhũng đang hoành hành, đặc biệt là ở
mức độ địa phương. Trong bảng danh sách các nước có mức độ tham nhũng trên thế giới
năm 2011, nước này đứng ở vị trí 74, bỏ xa Nhật Bản đứng ở vị trí 24 và Mỹ đứng ở
hàng 24.
Tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc cũng rất "ảm đạm" trong tương lai. Theo
Feng Wang, giám đốc Trung tâm Brookings Tsinghua thì việc tăng trưởng kinh tế quá
nóng đã tạo ra sự khác biệt về nhân chủng học, theo chiều hướng giảm dần. Vì Trung
Quốc vẫn duy trì chính sách một con và tuổi sinh con lần đầu phải là 30 tuổi nên trong
những năm tới đây nước này sẽ gặp phải sự sụt giảm đáng kể lực lượng lao động trẻ
nhưng số người về hưu lại tăng đáng kể.

Các quốc gia châu Phi đã nhận hàng tỷ USD từ nhà đầu tư Trung Quốc nhưng họ
cũng phàn nàn về việc các công ty Trung Quốc không thuê người lao động địa phương,
họ thường tránh ký hợp đồng với người dân địa phương, nếu có thì họ phải làm việc
trong môi trường lao động không an toàn với mức lương rất thấp và họ cho rằng đó là
một điều khoản thương mại không công bằng. Chủ nghĩa thực dụng và thực dân mới
đang là những điều khoản được áp dụng nhanh chóng đối với Trung Quốc.
Các nước láng giềng của Trung Quốc đang gia tăng nỗi bức tức. Trong một vài
trường hợp, thái độ của Trung Quốc đã dẫn đến những quốc gia này xích lại gần hơn với
Mỹ. Thực vậy, Trung Quốc có rất ít đồng minh.
Nguyễn Quang Huy Trang 8
Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
Trong tương lai gần, hình ảnh của sự thịnh vượng, năng động của Trung Quốc là một
thách thức đối với nước Mỹ đang suy thoái là câu chuyện của ngày hôm qua. Chúng ta
cần nhiều hơn những câu chuyện xung quanh sự tăng trưởng của Trung Quốc như là
những gì chúng ta đã chứng kiến đối với sự tăng trưởng của Nhật Bản để chắc chắn rằng
câu chuyện này cần phải viết lại nếu không muốn đọc lại câu chuyện từ đầu.
(Nguồn: The National Interest)
Tăng trưởng chậm lại trong Quý III:
Theo số liệu được Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc công bố, GDP quý III của
nước này đã tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này trùng với dự đoán của 43
chuyên gia kinh tế trong khảo sát của Bloomberg. Tuy nhiên, nó lại thấp hơn mức tăng
trưởng 7,6% trong quý II. Ngoài ra, cả sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư
vào tài sản cố định đều tăng tốc trong tháng 9.
(Nguồn: Bloomberg)
Nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc là do tỷ trọng chi tiêu của các hộ gia đình
trong toàn nền kinh tế bị suy giảm
Nhà đầu tư tỷ phú George Soros cho rằng mô hình tăng trưởng của Trung Quốc hiện
nay đang gặp phải trục trặc do tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng trong GDP giảm mạnh từ
mức 1/2 xuống chỉ còn 1/3. Theo ông, các ngân hàng trung ương sẽ phải điều chỉnh mô
hình tăng trưởng và hộ gia đình nên đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế.

(Nguồn: Bloomberg)
Trung Quốc đang mất lợi thế cạnh tranh
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đã làm nên lợi thế cạnh tranh của Trung
Quốc trong hơn 3 thập kỉ qua là chi phí nhân công thấp. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại
đây, tiền lương của người lao động lại là một trong những vấn đề khiến các doanh nghiệp
nước ngoài đau đầu.
Chi phí nhân công Trung Quốc tăng trung bình 15-20% trong 5 năm vừa qua. Nhiều
doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, gia công sử dụng số lượng lớn lao động đã phải giảm tới
Nguyễn Quang Huy Trang 9
Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
2/3 lao động trong vòng 3 năm trở lại đây nhưng việc làm này vẫn là chưa đủ để giải
quyết khó khăn khi chi phí lao động không ngừng tăng.
Không những thế, việc Bắc Kinh quyết định tăng gấp đôi tiền lương cho công nhân
nhà máy bằng cách ra quyết định tăng lương tối thiểu hàng năm trong những năm tới sẽ
thúc đẩy các ông chủ nhà máy phải nhanh chóng di chuyển khỏi Trung Quốc hơn.
(Nguồn: AFP)
Thâm hụt thương mại
Theo báo cáo của Văn phòng Hải quan Trung Quốc, thâm hụt thương mại của nước
này trong tháng 2 là 7,3 tỷ đôla, tiếp tục tăng so với tháng 1 là 6,5 tỷ đôla do hoạt động
xuất khẩu bị gián đoạn.
Theo khảo sát trung bình trước đó của 21 chuyên gia kinh tế Bloomberg, thâm hụt
thương mại của Trung Quốc có thể đạt 4,9 tỷ đôla. Giá trị xuất khẩu tăng 2,4% so với
năm ngoái trong khi giá trị nhập khẩu tăng tới 19,4%.
Tỷ lệ thâm hụt thương mại cao nhất của Trung Quốc kể từ tháng 3 năm 2010 có thể
làm lệch đi áp lực quốc tế về vấn đề tăng giá đồng nhân dân tệ sau khi Bộ trưởng Tài
chính Mỹ Timothy Geithner lặp đi lặp lại các cuộc kêu gọi tăng giá đồng nhân dân tệ
nhanh hơn. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chen Deming nói, “không hoàn toàn hợp
lý khi nói đồng nhân dân tệ đang bị đánh giá thấp”.
Theo chuyên gia kinh tế David Cohen từng thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, việc cắt
giảm thặng dư thương mại có thể sẽ thúc đẩy chính phủ Trung Quốc tiến tới các chính

sách tái cân bằng nền kinh tế.
Về cơ bản, tỷ lệ thâm hụt thương mại của Trung Quốc ở mức 890 triệu đôla so với
con số thặng dư 22 tỷ đôla trong năm ngoái. Giá cả hàng hoá leo thang đã thúc đẩy giá trị
nhập khẩu gia tăng trong giai đoạn này.
(Nguồn: Bloomberg)
Nguyễn Quang Huy Trang 10
Global Economic Outlook and Strategy - China is slowing TS.Lê Đạt Chí
Tài liệu tham khảo
- Global Economic Outlook and Strategy, Citigroup
- Bloomberg
- AFP
- The National Interest
-
Nguyễn Quang Huy Trang 11

×