Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI 11: VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.64 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
PHỊNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI 11: VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY
VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI SỰ RA
ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC

Giáo viên hướng dẫn

: TS. BÙI VĂN MƯA

Người thực hiện
TÚY

: NGUYỄN THỊ THANH

Lớp

: Cao học kinh tế – K22 –

STT

: 78

Ngày4

TP.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2012




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................3
CHƯƠNG I: PHOIƠBẮC VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN........................................................................4
1.1 Giới thiệu về Luvít Phoiơbắc...................................................................................................................4
1.2 Chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc..........................................................................................4
1.3 Những nguyên lý nhân bản trong chủ nghĩa duy vật nhân bản..............................................................5
1.4 Những quan niệm của chủ nghĩa duy vật nhân bản................................................................................6
1.4.1 Quan niệm về con người và giới tự nhiên........................................................................................6
1.4.2 Quan niệm về nhận thức – tồn tại và tư duy...................................................................................7
1.4.3 Quan niệm về tôn giáo.....................................................................................................................8
1.4.4 Quan niệm về đạo đức....................................................................................................................9
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN CỦA PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT
HỌC MÁC....................................................................................................................................................11
2.1 Đánh giá về chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc........................................................................11
2.2 Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản đối với sự ra đời của triết học Mác........................................14
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................16


LỜI MỞ ĐẦU
-L.Phoiơbắc – người đại biểu cuối cùng của một trào lưu triết học đặc sắc,
người đã viết chương cuối hùng tráng trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật và vô
thần để kết thúc bản giao hưởng “triết học cổ điển Đức”. Cuộc đời và sự nghiệp
của nhà duy vật tiêu biểu này gắn liền với một giai đoạn, một cột mốc hết sức
quan trọng trong lịch sử phát triển của khoa học và triết học phương Tây. Đó là
thời kỳ của những cuộc cách mạng tư sản Tây Âu, đánh dấu giai đoạn phát triển
đầu tiên của chủ nghĩa tư bản; thời kỳ của những phát minh vạch thời đại trong
khoa học tự nhiên cận đại và cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện với “ sự cáo chung” của triết học cổ điển Đức và sự ra đời của
triết học mácxít. Với tư cách là một nhà triết học, L.Phoiơbắc đã thật sự có cơng

lao to lớn và quan trọng trong việc khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật
theo chiều hướng tiến bộ, “đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại
ngôi vua”, đồng thời giải phóng các nhà triết học đương thời khỏi chủ nghĩa duy
tâm của Hêghen, trong đó có cả Mác và Ăng-ghen. Đó là lý do mà chúng ta cần
tìm hiểu “ Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đối với sự ra đời
của triết học Mác”.


CHƯƠNG I: PHOIƠBẮC VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN
1.1 Giới thiệu về Luvít Phoiơbắc
Lútvích Phoiơbắc (1804-1872) sinh ra trong một gia đình luật sư nổi tiếng ở
Đức. Ơng là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức - người đã đem đến sự kết
thúc đầy ý nghĩa cho nền triết học phương Tây cổ điển nói chung và triết học cổ điển
Đức nói chung trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật và vô thần.
L.Phoiơbắc bắt đầu học tập và nghiên cứu triết học với tư cách là học trị của
Hêghen. Ơng thuộc phái Hêghen trẻ. Trong những năm đầu trong sự nghiệp của mình,
L.Phoiơbắc trở thành nhà triết học duy tâm thông qua nhũng bài giảng và hệ thống triết
học tư biện của Hêghen. Về sau tư tưởng cải cách triết học ở ơng được hình thành
(1929), khi ơng vừa hịan thành luận án tiến sĩ và bắt đầu giảng mơn logic học và siêu
hình học tại Erlangen.
Tám năm sau khi Hêghen mất, Phoiơbắc công bố tác phẩm “ Góp phần phê
phán triết học Hêghen”, ơng trở thành người phê phán Hêghen và xây dựng hệ thống
triết học duy vật của mình. Vấn đề cải cách triết học của ông được đề cập ở hầu hết các
tác phẩm sau đó, nhưng nổi bật nhất là trong ba tác phẩm kế tiếp nhau: gồm “Bản chất
của Cơ đốc giáo” (1841), “ Sơ thảo luận cương về cải cách triết học” (1842), “
Những nguyên lý cơ bản của triết học về tương lai” (1843).
Nhìn chung, L.Phoiơbắc là một trong những nhà triết học duy vật vĩ đại thời kỳ
trước Mác, là người đã có cơng lao vĩ đại trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy
tâm và thần học, góp phần khơi phục lại địa vị xứng đáng cho chủ nghĩa duy vật trước
Mác. Triết học của ông là một trong những tiền đề lý luận trực tiếp của triết học Mác.

Tuy nhiên, do một số tư tưởng vô thần chống lại giáo hội của ông, ông đã bị nhà nước
Phổ giam lỏng ở một làng quê ở biên giới phía Đơng nước Đức, tiếp giáp với biên giới
Ba Lan từ lúc khoảng 32 tuổi đến cuối đời...
1.2 Chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc
Triết học duy vật của L.Phoiơbắc là sự kế tục và phát triển tư tưởng triết học
của các nhà duy vật thế kỉ XVII-XVIII ở Tây Âu. Song, sự khác nhau giữa tư tưởng


triết học của ông với các bậc tiền bối là ở chỗ, ơng đã nhìn thấy được tính chất sinh
động, muôn màu, muôn vẻ và đa dạng của thế giới vật chất – giới tự nhiên. Và cũng là
lần đầu tiên, con người – với tư cách là tư tưởng triết học thứ ba và cũng là cuối cùng
trong triết học L.Phoiơbắc được nhắc đến với tư cách là một bộ phận, một sản phẩm
của q trình tiến hóa của giới tự nhiên. Con người bằng giác quan của mình đã nhận
thức được thế giới đó. Đây là nét đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt nhà triết học duy
vật L.Phoiơbắc với tất cả những nhà duy vật trước đó.
Nhìn chung, vấn đề trung tâm trong triết học của L.Phoiơbắc là vấn đề con
người và về cơ bản ông giải quyết trên tinh thần duy vật. Triết học của Phoiơbắc từ đó
mà mang đậm “tính nhân bản”, được coi là chủ nghĩa duy vật nhân bản - tức là triết
học phải lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu. L.Phoiơbắc đã viết: “Triết
học mới biến con người, kể cả giới tự nhiên với tư cách nền tảng của con người thành
đối tượng duy nhất, phổ biến, cao nhất của triết học và do vậy, nó cũng biến nhân bản
học, kể cả sinh lý học, thành khoa học phổ biến”.
1.3 Những nguyên lý nhân bản trong chủ nghĩa duy vật nhân bản
Tính nhân bản trong triết học của L.Phoiơbắc trước hết được thể hiện ở những
nguyên lý nhân bản và tịan bộ triết học của ơng đã dựa trên những nguyên lý này:
Nguyên lý nhân bản thứ nhất, triết học trước hết phải gắn kết bền chặt với khoa
học tự nhiên, đặc biệt là các bộ môn của sinh vật học, như cổ sinh học, sinh lý học; các
mơn địa lý học, địa chất học… vì đó là những khoa học cho ta cơ sở để hiểu biết đúng
đắn về tự nhiên, về con người. Theo L.Phoiơbắc, sự kết hợp giữa triết học và khoa học
tự nhiên là sự kết hợp bền vững hơn, sâu sắc hơn và có lợi hơn là sự kết hợp gượng ép

đang tồn tại giữa triết học và thần học. Bằng sự kết hợp này, triết học nhân bản mới có
thể bảo đảm được tính khoa học, tính chân thật, giản dị và trong sáng của mình.
Ngun lý nhân bản thứ hai nói về nguồn gốc tự nhiên của con người.
L.Phoiơbắc khẳng định, con người có nguồn gốc từ tự nhiên, là sản phẩm của một q
trình tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất – điều mà các nhà duy vật trước ơng chưa
mấy ai nói đến. Với ngun lý nhân bản này, ông đã chốt lại quan điểm duy vật của


mình về con người, chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ, sự gắn bó giữa con người và phần thế
giới còn lại. L.Phoiơbắc đã vạch ra sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa duy tâm cũng
như của tôn giáo bằng sự khẳng định “ tư duy chỉ có thể xuất hiện từ cõi tự nhiên”.
Theo ông, tư duy vốn là thuộc tính cơ bản của con người đã bị chủ nghĩa duy tâm và
tôn giáo tách ra khỏi con người để rồi biến nó thành một sức mạnh siêu nhiên, sáng tạo
ra thế giới con người, thống trị cả tự nhiên lẫn con người.
Nguyên lý nhân bản thứ ba và cũng là nguyên lý quan trọng nhất của triết học
L.Phoiơbắc: con người là trung tâm và cùng với giới tự nhiên, con người cũng là đối
tượng nghiên cứu chủ yếu của chủ nghĩa duy vật. Theo ông, con người là một sinh vật
có hình thể vật chất ở trong khơng gian, thời gian và chỉ có như vậy, con người mới có
năng lực quan sát và suy nghĩ, nghĩa là có khả năng nhận thức thế giới. Con người có
đầy đủ các giác quan để nhận thức thế giới xung quanh mình.
1.4 Những quan niệm của chủ nghĩa duy vật nhân bản
1.4.1 Quan niệm về con người và giới tự nhiên
Trong hệ thống Hêghen, tự nhiên chỉ là “sự tha hóa” của ý niệm tuyệt đối; ý niệm
là yếu tố có trước, cịn tự nhiên là yếu tố phái sinh, yếu tố phái sinh này sở dĩ tồn tại được
chỉ là do sự hạ mình xuống của ý niệm. Nhưng đến với L.Phoiơbắc trong tác phẩm “Bản
chất của đạo cơ đốc”, ta tìm thấy một luồng tư tưởng mới. Ơng cho rằng tự nhiên tồn tại
độc lập đối với mọi triết học. Nó là cơ sở trên đó con người chúng ta– bản thân con người
cũng là sản phẩm của tự nhiên - đã sinh trưởng. Ngoài tự nhiên và con người ra, khơng
cịn có gì nữa, và những tạo vật cao siêu do trí tưởng tượng tơn giáo của chúng ta nặn ra,
chỉ là những phản ánh hư ảo của chính thực thể của chúng ta thơi.

L.Phoiơbắc nhấn mạnh: vật chất khơng do ai sáng tạo ra, nó tồn tại vĩnh viễn và vô
hạn. Thế giới tự nhiên, thế giới vật chất có trước ý thức; ý thức có sau vật chất, chỉ là một
thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức đặc biệt là bộ óc con người. Thế giới tự nhiên
đương đại là kết quả tiến hóa theo quy luật vốn có của nó. Theo ông phải tìm nguyên
nhân của thế giới tự nhiên ở chính trong thế giới tự nhiên, thơng qua những hình thức tồn
tại của vật chất là không gian – thời gian và quá trình vận động để tồn tại của vật chất.
Theo L.Phoiơbắc, con người là một bộ phận của thế giới tự nhiên, gắn liền với tự
nhiên. Mối quan hệ đó bắt nguồn từ con người là một sinh vật có hình thể vật chất trong


khơng gian và thời gian, vì vậy con người có khả năng quan sát, có suy nghĩ. Bằng cảm
giác và tư duy của mình mà con người nhận thức được thế giới tự nhiên; con người dựa
vào giới tự nhiên để thỏa mãn mọi nhu cầu; giới tự nhiên lại có tác động ảnh hưởng đến
mọi tâm tư, tình cảm, hiểu biết của con người. Do vậy, con người thống nhất với giới tự
nhiên: con người – sản phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên, là quá trình tiến hóa lâu
dài của giới tự nhiên; và giới tự nhiên – cơ thể vô cơ của con người.
1.4.2 Quan niệm về nhận thức – tồn tại và tư duy
Trong thế giới có mn ngàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân
thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện
tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,
giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học. Giải quyết vấn đề này là cơ sở và
điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Vấn đề này gồm hai mặt:
Thứ nhất, đó là việc xác định xem “ cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên”,
“cái nào quyết định cái nào. Khởi nguồn từ những ý nghĩ sơ khai, mơng muội, từ thời
xa xưa, “khi con người hồn tồn chưa biết gì về cấu tạo thân thể của họ và chưa biết
giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm rằng tư duy và cảm
giác của họ khơng phải là hoạt động của chính thân thể họ mà là hoạt động của một
linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và rời bỏ thân thể họ khi họ chết, ngay từ
thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngoài”. Đến
thời trung cổ Cơ Đốc giáo, câu hỏi về vấn đề giữa tư duy và tồn tại được đặt ra ngày

càng gay gắt và mới thật sự bộc lộ hết ý nghĩa. Các nhà triết học đã chia thành hai
trường phái chính: chủ nghĩa duy tâm – Hêghen và chủ nghĩa duy vật . Với tư cách là
nhà triết học duy tâm khách quan, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước
vật chất, tồn tại vĩnh viễn khơng phụ thuộc vào con người, tạo ra hiện thực khách quan.
Giới tự nhiên chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối”. Tính đa dạng của thực tiễn
được ơng xem như là kết quả tác động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Ngược lại,
L.Phoiơbắc với tiến trình hướng đến chủ nghĩa duy vật đã chỉ ra rằng: ý niệm tuyệt đối
trước khi có thế giới, nó chỉ là tàn dư hư ảo của lòng tin vào một đấng sáng tạo siêu
phàm; rằng thế giới vật chất, cảm thấy được bằng giác quan, thế giới mà bản thân


chúng ta cũng thuộc vào đấy, là hiện thực duy nhất; rằng ý thức, cũng như tư duy của
chúng ta, dù có vẻ siêu cảm giác như thế nào đi chăng nữa, cũng chỉ là sản vật của một
khí quan vật chất, nhục thể, tức là bộ óc. Vật chất khơng phải là sản phẩm của tinh
thần, mà chỉ có bản thân tinh thần mới là sản phẩm tối cao của vật chất.
Thứ hai, đó là việc xét về khả năng nhận thức của con người, hay đúng hơn là
vấn đề tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại. Hêghen khẳng định: “ Trong thế giới hiện
thực, cái mà chúng ta nhận thức được chính là nội dung mang tính chất ý thức, chính là
những gì mà nhờ đó thế giới thành ra sự thực hiện dần dần ý niệm tuyệt đối”. I.Cantơ
thì cho rằng: con người chỉ nhận thức được “ hiện tượng”, cịn “ vật tự nó” thuộc về
“siêu nghiệm”, tuyệt đối không biết được, không phải là đối tượng nhận thức. Xa rời
những tư tưởng ấy, L.Phoiơbắc hướng đến việc phát triển lý luận nhận thức duy vật,
đồng thời kiên quyết chống lại thuyết không thể biết của I.Cantơ. Ông cho rằng, chủ
thể của nhận thức khơng phải là lý tính logic trừu tượng mà là con người cụ thể, con
người có khả năng nhận thức giới tự nhiên. Một người thì khơng thể nhận thức được
hòan tòan thế giới tự nhiên, nhưng tòan bộ lòai người thơng qua các thế hệ thì có thể
nhận thức được.
Quá trình nhận thức theo L.Phoiơbắc gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính. Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy lý luận; cịn tư duy lý
luận xử lý tài liệu cảm tính, gắn kết những tri thức rời rạc do cảm tính đem lại để khám

phá ra chân lý. Chân lý là sự phù hợp giữa tư tưởng trong chủ thể với đối tượng được
tư tưởng – khách thể. Nhờ vào năng lực của cảm giác và lý trí mà con người có khả
năng nhận thức đầy đủ giới tự nhiên. Cảm giác là điểm khởi đầu của nhận thức, là kết
quả của sự tác động của thế giới khách quan lên giác quan của con người. Cảm giác
mang tính chủ quan, nhưng cơ sở và nguyên nhân của nó lại mang tính khách quan.
1.4.3 Quan niệm về tơn giáo
Để xây dựng học thuyết về tôn giáo, trước hết, L.Phoiơbắc đã tiến hành phê phán tôn
giáo và chủ nghĩa duy tâm của Hêghen nói riêng và chủ nghĩa duy tâm nói chung dựa trên
khái niệm “tha hóa”. Nếu như Hêghen nói về sự tha hố của ý niệm tuyệt đối thì Phoiơbắc
nói về sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập luận rằng bản chất tự


nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới cái gì đẹp
nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó con
người khơng đạt được nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng
đế. Từ đó, ơng cho rằng khơng có tình cảm tơn giáo bẩm sinh, chính tơn giáo là sản phẩm
sáng tạo của con người, tôn giáo là một phương thức thỏa mãn nhu cầu hư vô của con
người. Chính con người đã sáng tạo ra thượng đế. Thượng đế chỉ là con người “tha hóa”
với những phẩm chất tốt đẹp nhất. Vì vậy, ơng phủ nhận hết mọi tơn giáo có thần, có
thượng đế.
Trong học thuyết về tơn giáo của mình, L.Phoiơbắc cũng nói nhiều về tình u giữa
người và người. Mối quan hệ thân thiết, tình yêu thương giữa người và người, thậm chí cả
tình u nam – nữ, đã được L.Phoiơbắc tôn phong thành một tôn giáo mới – tơn giáo tình
u: “Theo học thuyết của Phoiơbắc, tôn giáo là thể hiện mối quan hệ yêu thương giữa
người với người; mối quan hệ này, cho đến nay, vẫn đi tìm chân lý của nó ở sự phản ánh
huyền ảo của hiện thực - ở sự trung gian của một ông thần hay nhiều ông thần, tức là
những hình ảnh huyền ảo của các thuộc tính của con người – nhưng ngày nay đã tìm thấy
chân lý ấy, một cách trực tiếp khơng cần có trung gian, trong tình u giữa “Tơi” và
“Anh”. Chính vì thế mà theo L.Phoiơbắc thì cuối cùng tình yêu nam nữ là một trong
những hình thức cao nhất, nếu khơng phải là hình thức cao nhất của việc thực hành tơn

giáo mới của ơng”.
Tóm lại, dù phê phán kịch liệt tơn giáo, nhưng thực tế L.Phoiơbắc chỉ phê phán Cơ
Đốc giáo, còn trong tư tưởng của ông tôn giáo vẫn thể hiện cơ bản nhất bản chất tình cảm
yêu thương chân thực của con người. Về điều này, Ph.Ăngghen nhận xét: “Phoiơbắc hịan
tịan khơng muốn xóa bỏ tơn giáo, ơng muốn hồn thiện tơn giáo. Bản thân triết học cũng
phải hịa vào tôn giáo”.
1.4.4 Quan niệm về đạo đức
Về đạo đức học, L.Phoiơbắc đã chỉ rõ, nguồn gốc hay điều kiện đầu tiên của đạo
đức là cảm giác: “ Tiếng nói của cảm giác là mệnh lệnh tuyệt đối đầu tiên”. Lòng khao
khát hạnh phúc là cơ sở cho mọi hành vi của con người, nhưng hành vi đó như thế nào
thì lại phụ thuộc vào cảm giác của họ. Nhờ có cảm giác, con người nhận biết được tốt ,
xấu, hạnh phúc và bất hạnh, vui sướng và đau khổ, vinh và nhục….từ đó mà quyết định


hành vi của mình. Hơn nữa, L.Phoiơbắc cịn khẳng định, ở đâu khơng có cảm giác thì ở
đó khơng có đạo đức.
L.Phoiơbắc đã xây dựng đạo đức học của mình dựa trên hai quy tắc cơ bản: một
là, để đạt đến hạnh phúc, con người phải biết hạn chế những nhu cầu của mình một
cách hợp lý; và hai là, phải có tình u trong mối quan hệ giữa người và người.
Quy tắc thứ nhất, theo L.Phoiơbắc, con người luôn có khát vọng vươn tới hạnh
phúc, song lịng khát khao hạnh phúc của mỗi người lúc nào cũng bị hạn chế bởi hậu
quả tự nhiên và hậu quả xã hội của hành vi của người đó. Hậu quả tự nhiên lý giải, ở
mỗi con người đều có những giới hạn nhất định về mặt sức lực, về tài năng và trí tuệ,
và như L.Phoiơbắc đã viết, “ sau trác táng thì đến chán chường, sau thói quen chơi bời
q độ thì bệnh tật”. Những điều này hịan tịan là những yếu tố thuần túy tự nhiên,
sinh học quy định. Hậu quả xã hội giải thích thêm, con người sống trong xã hội có rất
nhiều mối quan hệ với những người khác, mà tất cả mọi người ai cũng có lịng khát
khao đạt đến hạnh phúc. Bởi vậy , nếu một người vì để đạt đến hạnh phúc cho riêng
mình đã không tôn trọng hay làm xúc phạm đến hạnh phúc của người khác, thì lập tức
họ sẽ bị người khác phản kháng lại, thậm chí hạnh phúc của họ cịn bị phá hoại. Từ đó,

L.Phoiơbắc đã rút ra kết luận hết sức sâu sắc rằng, nếu chúng ta muốn thỏa mãn lịng
mong muốn hạnh phúc của bản thân thì cần phải biết đánh giá đúng hậu quả của hành
vi mình làm, đồng thời cũng phải biết tôn trọng những người khác cũng có quyền bình
đẳng như chúng ta trong việc mưu cầu hạnh phúc. Đó mới là con người có đạo đức
Quy tắc thứ hai trong đạo đức học của L.Phoiơbắc là đạo đức phải dựa trên cơ
sở của tình yêu giữa người và người. L.Phoiơbắc coi tình yêu như bản chất con người,
như mục đích của cuộc sống, thậm chí ơng cịn quy tình u thành lực lượng quyết
định sự tiến bộ của xã hội nói chung, của đạo đức nói riêng. Mặc dù L.Phoiơbắc đặc
biệt đề cao tính cá thể của con người, ơng cho rằng “tính cá thể là bao hàm tịan bộ con
người”, tính cá thể là đặc tính dùng để phân biệt người này với những người khác. Thế
nhưng, ơng lại khơng thừa nhận có đạo đức cá nhân. Theo ông, đạo đức cá nhân, thứ
đạo đức chỉ thực hiện riêng cho một người, là hồn tồn bịa đặt. Ở đâu mà ngịai cái “


tơi” ra mà khơng có cái “anh”, khơng có người khác, thì ở đấy khơng thể nói đến đạo
đức.
Có thể thấy rằng, quan niệm về đạo đức của L.Phoiơbắc theo quy tắc thứ hai
được xây dựng dựa trên nền tảng bản tính cá nhân và bản tính cộng đồng, ranh giới
giữa hai bản tính ấy là “ tính ích kỷ hợp lý” - quyền lợi cá nhân con người phải hài hòa
với quyền lợi của cộng đồng. Do vậy, L.Phoiơbắc đã tuyên truyền cho một “tình yêu
phổ biến” – phương tiện, mục đích duy nhất có thể giải quyết được mọi mối bất hịa
giữa người và người, và do đó cũng có thể giải quyết được mọi mâu thuẫn, dù là mâu
thuẫn đối kháng trong xã hội. Với L.Phoiơbắc, con người và tình u chỉ là một, con
người chỉ hịan thiện thật sự khi mang trong mình một tình yêu mênh mông, cuồng
nhiệt: “ Chúng ta sẽ không thể là con người nếu không biết yêu; và một đứa trẻ chỉ trở
thành người lớn khi nó biết u; tình u phụ nữ là tình u phổ qt, ai khơng u phụ
nữ người đó khơng u con người”.

CHƯƠNG II: VAI TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN CỦA
PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC

2.1 Đánh giá về chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc
Trong quan hệ với triết học của Hêghen, Ăng-ghen cho rằng, Phoi-ơ-bắc có
cơng lao phê phán chủ nghĩa Hêghen, song thiếu sót lớn của Phoi-ơ-bắc trong vấn đề


này là không biết kế thừa hạt nhân hợp lý của triết học Hêghen là phép biện chứng,
hơn nữa, ông biểu hiện nó rất hời hợt – phép biện chứng không phải là sự độc thoại của
một nhà tư tưởng với bản thân mình mà là sự đối thoại giữa Tơi và Anh. Điều đó dẫn
đến kết quả sau cùng ông cũng dừng lại ở nửa đường, nửa dưới thì duy vật, nhưng nửa
trên thì lại duy tâm khi giải quyết các vấn đề xã hội: “. Ăng-ghen nhận định: “Phoi-ơbắc đã đập tan hệ thống Hêghen và chỉ đơn giản gạt nó ra một bên thơi. Song chỉ tun
bố một triết học nào đó là sai lầm thì chưa có nghĩa là thắng được nó”.
Về bản chất, chủ nghĩa duy vật của L.Phoiơbắc là chủ nghĩa nhân bản nhưng
nguyên lý nhân bản học của L.Phoiơbắc khơng triệt để, vì ông hiểu con người chỉ là
những cá nhân trừu tượng chung chung. Mặc dù ơng đã phần nào nhìn thấy khía cạnh
giao tiếp xã hội như là một yếu tố bản chất con người, tuy nhiên, ông mới chỉ thấy
được con người sinh học, con người có tính “lồi”, con người tự nhiên chủ nghĩa với
bản chất là “ yêu” mà chưa thấy được con người xã hội, con người giai cấp trong hoạt
động biến đổi hiện thực. Con người theo ông là bộ phận của thế giới tự nhiên; con
người có ngơn ngữ, tư duy, có những nhu cầu, ham muốn, có niềm vui, nỗi buồn, sự
suy tư, trăn trở... Tuy nhiên, những cái đó được ơng xem xét tách rời điều kiện sống,
mơi trường văn hóa, xã hội, phi giai cấp, phi lịch sử. Điều đó biểu hiện trong nhận xét
rất chính xác của Ăng-ghen rằng, Phoi-ơ-bắc “bám hết sức chặt lấy giới tự nhiên và
con người; song đối với ông, cả tự nhiên lẫn con người vẫn chỉ là những danh từ mà
thơi. Ơng khơng biết nói với chúng ta một cái gì chính xác về tự nhiên hiện thực, cũng
như về con người hiện thực”.
Trong lý luận nhận thức, Phoiơbắc khơng phủ nhận vai trị của tư duy trong
nhận thức, nhưng ông không thấy nội dung cơ bản của thực tiễn là họat động vật chất
của con người, là lao động sản xuất vật chất, đấu tranh giai cấp, và họat động thực tiễn
của nó là cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính. Do đó, L.Phoiơbắc coi nhận thức là
một q trình tĩnh lại, thụ động của chủ thể tiếp nhận hình ảnh của khách thể mà khơng

phải là q trình mang tính thực tiễn năng động, sáng tạo thế giới của con người – chủ
thể nhận thức. Đồng thời, ông cũng không thấy được vai trò to lớn của thực tiễn đối
với sự hồn thiện con người, thúc đẩy sản xuất nói riêng, xã hội nói chung. Vì khơng


thấy trong thực tiễn động lực phát triển xã hội nên ơng cố đi tìm nó trong tình u để
rồi chủ nghĩa duy vật nhân bản của ông mãi mãi khơng thốt khỏi tính trực quan của
chủ nghĩa duy vật trước Mác.
Những hạn chế của nguyên tắc nhân bản trong thế giới quan của Phoiơbắc còn thể
hiện rõ trong việc nghiên cứu tơn giáo. Ơng đã vạch ra mối quan hệ giữa chủ nghĩa duy
tâm và tôn giáo nhưng ông chưa hiểu được các nguồn gốc tâm lý, kinh tế - xã hội, giai
cấp, văn hóa của tơn giáo khi cho rằng “ các thời đại của loài người chỉ khác nhau bởi
những thay đổi về phương diện tôn giáo”. Chúng ta chỉ có thể nói đến những bước ngoặt
lịch sử lớn có kèm theo những sự thay đổi về tơn giáo mà thơi. Bên cạnh đó, ơng chỉ ra sự
cần thiết phải đấu tranh loại bỏ tôn giáo hữu thần, coi đó là sự tha hóa bản chất con người
thế nhưng ông lại rơi vào lập trường duy tâm thể hiện trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo. Thay vì khắc phục những điều kiện làm nảy sinh tơn giáo thì L.Phoiơbắc chỉ muốn
thay Cơ Đốc giáo bằng một tơn giáo mới – tơn giáo tình u và tình yêu nam nữ là hình
thức cao nhất trong việc thực hiện tơn giáo mới đó. Như vậy, chủ nghĩa duy tâm của Phoiơ-bắc, theo Ăng-ghen là ở chỗ ông coi mối quan hệ thuần tuý giữa người với người là tôn
giáo. Ăng-ghen viết: “Chủ nghĩa duy tâm của Phoi-ơ-bắc là ở chỗ ông ta xét các mối quan
hệ giữa người và người, dựa trên cảm tính đối với nhau… Khơng phải chỉ đơn giản đúng
y như bản thân chúng là như vậy… Đối với ông ta, điều chủ yếu không phải ở chỗ những
quan hệ thuần tuý giữa người với người tồn tại, mà là ở chỗ những quan hệ ấy phải được
coi là một thứ tôn giáo mới, chân chính”.
Trong vấn đề đạo đức, theo Ăng-ghen, Phoi-ơ-bắc hồn tồn duy tâm khi coi lòng
mong muốn hạnh phúc là bẩm sinh của con người, do đó nó phải là cơ sở của đạo đức. Và
để thực hiện lòng mong muốn hạnh phúc đó, Phoiơbắc địi hỏi phải có sự tự hạn chế hợp
lý bản thân mình và tình yêu giữa người với người lại trở thành những quy tắc cơ bản của
đạo đức. Ông cho rằng các hiện tượng phi đạo đức chỉ là những hiện tượng ngẫu nhiên
trong xã hội, bằng tình yêu sẽ xây dựng đạo đức mới, đạo đức có sự thống nhất giữa lợi

ích cá nhân và xã hội. Thế nhưng, liệu có tồn tại khơng đạo đức được dung hịa giữa lợi
ích cá nhân và xã hội? “ Trong thời cổ, giữa nô lệ và chủ nô, trong thời trung cổ, giữa
nông nô và bá tước, có bao giờ vấn đề bình đẳng về hạnh phúc được đặt ra chăng? Há
chẳng phải là lòng mong muốn hạnh phúc của các giai cấp bị áp bức bap giờ cũng bị hy


sinh một cách tàn nhẫn và “chính đáng” vì lịng mong muốn hạnh phúc của giai cấp thống
trị đó sao? Phải, trước kia như thế là vô đạo đức”. Ở đây, mệnh đề mà L.Phoiơbắc nêu ra
đã vơ tình qn đi một giả thiết quan trọng. Đó là muốn xây đạo đức theo quan niệm của
ơng thì những tư liệu vật chất giữa các giai cấp, các tầng lớp phải như nhau. Vì xét cho
cùng: “ Trong một cung điện người ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh. Nếu như vì
đói, vì nghèo, mà trong cơ thể anh khơng có chất dinh dưỡng, thì trong đầu óc anh, trong
tình cảm của anh và trong trái tim anh cũng khơng có chất ni đạo đức”. Và lúc này dù
bạn có tồn tại một tình u mênh mơng thì việc giải quyết vấn đề đạo đức cũng trở nên vô
tác dụng.
Nhìn chung, L.Phoiơbắc đã xây dựng nên một thứ đạo đức trừu tượng, tách rời đời
sống xã hội, phi giai cấp, phi lịch sử, thứ đạo đức vĩnh hằng cho mọi thời đại. Về cơ bản
ơng chỉ nói đến tính nhân loại của đạo đức, chưa nói đến tính dân tộc, tính giai cấp, tính
lịch sử của đạo đức vì vậy ý định đưa ra những nguyên tắc đạo đức chung cho mọi dân
tộc, mọi thời đại lịch sử không bao giờ có thể đem áp dụng được ở đâu cả, cả đối với thế
giới hiện thực”. Sự ảo tưởng trong tình u, tuyệt đối hóa tình u đến mức thần thánh
hóa nó, coi nó là phương thuốc bách bệnh, có thể chữa lành tất cả mọi bệnh tật trong xã
hội, dù là xã hội nào đã tạo nên điểm hạn chế trong quan niệm đạo đức của L.Phoiơbắc.
Ăng-ghen đã nhận xét và đánh giá: “ Nhưng tình yêu! Vâng , đối với Phoiơbắc, thì tình
yêu, ở đâu và bao giờ cũng là một ơng thần lắm phép lạ có thể giúp người ta vượt qua mọi
khó khăn của đời sống thực tiễn và điều đó diễn ra trong một xã hội chia thành những giai
cấp có lợi ích đối lập hẳn với nhau. Do đó, những vết tích cuối cùng có tính chất cách
mạng trong triết học của ơng đều biến mất hết, và chỉ còn cái điệp khúc cũ kỹ: Hãy yêu
nhau đi, hãy ôm nhau đi, không cần phân biệt nam nữ và đẳng cấp.”
2.2 Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản đối với sự ra đời của triết học Mác

Phoiơbắc là nhà triết học duy vật vì ơng khẳng định vật chất là tính thứ nhất, ý
thức, tư duy là tính thứ hai. Song là nhà duy vật nhân bản, ông coi con người là sản
phẩm cao nhất của giới tự nhiên, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề về bản
chất của con người, vì thế đây là đối tượng duy nhất, phổ biến và cao nhất của triết
học. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc là đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh
chống lại việc giải thích duy tâm, nhị nguyên luận thậm chí cả chủ nghĩa duy tâm tầm


thường về vấn đề con người. Ơng đã có quan niệm đúng đắn là không thể quy các hiện
tượng tâm lý về các q trình lý – hóa; cơng nhận con người có khả năng nhận thức
được thế giới. Ơng đã kịch liệt phê phán những người theo chủ nghĩa hịai nghi và
thuyết khơng thể biết.
Triết học của Phoiơbắc là một trong những nguồn gốc trực tiếp về lý luận của
triết học Mác. Tư tưởng duy vật của ơng có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới quan triết
học của Mác và Ăng-ghen lúc bấy giờ và “là khâu trung gian” giữa triết học của
Hêghen và triết học của hai ông. Nếu như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã kế thừa
hạt nhân hợp lý trong triết học Hêghen là phép biện chứng, cải tạo nó trên tinh thần của
chủ nghĩa duy vật, biến nó thành phép biện chứng duy vật thì cũng chính nhờ chủ
nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc đã giúp Mác và Ăngghen đọan tuyệt với chủ
nghĩa duy tâm của Hêghen và phái Hêghen trẻ. Mác và Ăngghen đã cải tạo chủ nghĩa
duy vật của Phoiơbắc phát triển lên một hình thức mới cao nhất đó là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.


KẾT LUẬN
-Triết học duy vật của L.Phoiơbắc là sự kế tục và phát triển tư tưởng triết học
của các nhà duy vật thế kỷ XVII- XVIII ở Tây Âu. Mặc dù có những hạn chế trong tư
tưởng triết học của mình, thế nhưng “ tính nhân bản” trong tư tưởng triết học của ơng
đã có ý nghĩa lịch sử . Tính nhân bản – hạt nhân hợp lý và quý giá nhất mãi mãi là một
đặc điểm lớn nhất, quan trọng nhất của triết học nhân bản L.Phoiơbắc, nó đã đưa lại

cho L.Phoiơbắc một vị trí đặc biệt trong hàng ngũ các nhà triết học duy vật trước Mác.
Và, chính nó cũng là một trong những tiền đề quan trọng để C.Mác và Ăng-ghen tiếp
tục đi sâu vào nghiên cứu bản chất con người và con đường giải phóng con người.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS Bùi Văn Mưa, Triết học (phần I) “Đại cương về lịch sử Triết học” - Dùng cho
nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành Triết học, 2011.
[2]. Tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”
[3]. Luận cương về Phoiơbắc
[4]. />%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%A2y?p=15#!p=12
[5]. />vientriet=articles_deltails&id=505&cat=48&pcat
[6]. />vientriet=articles_deltails&id=364&cat=48&pcat



×