Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 đến 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 98 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




ÂU THỊ HUẾ



CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 2001 - 2010)





LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN










THÁI NGUYÊN - 2014
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



ÂU THỊ HUẾ



CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 2001 - 2010)

Chuyên ngành: Khoa học Lịch sử
Mã số: 60 22 03 13



LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh





THÁI NGUYÊN - 2014
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố
trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả


Âu Thị Huế
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn TS: Nguyễn Xuân Minh là người thày đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn:“Công cuộc xoá đói,
giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 - 2010)”. Tôi
xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thày cô giáo của Viện Khoa học
Lịch sử; khoa Lịch sử, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên đã hướng
dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, sự
giúp đỡ quý báu của các thày cô và các bạn trong lớp. Cảm ơn các ban, ngành
của huyện Đại Từ, các đồng chí, bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo

điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
này.
Thái Nguyên ngày 19 tháng 08 năm 2014
Tác giả



Âu Thị Huế
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Xác nhận của Trƣởng khoa chuyên môn





PGS, TS Hà Thị Thủy





Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn khoa học




TS Nguyễn Xuân Minh
v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN iii
XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN VÀ NGƢỜI HƢỚNG
DẪN KHOA HỌC iv
MỤC LỤC v
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 4
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5
4.1. Nguồn tài liệu 5
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của Luận văn 5
6. Bố cục của Luận văn 5
Chƣơng 1: THỰC TRẠNG ĐÓI, NGHÈO Ở HUYỆN ĐẠI TỪ TRƢỚC NĂM
2001 7
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về đói, nghèo 7
1.2. Thực trạng đói, nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 11
1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 11
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 11
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 14
1.2.2. Thực trạng đói, nghèo ở huyện Đại Từ 17
1.2.3. Các nguyên nhân dẫn đến đói, nghèo 20
Tiểu kết 22
Chƣơng 2: CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN ĐẠI TỪ
(GIAI ĐOẠN 2001 - 2010) 24
2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo và sự vận dụng của

địa phƣơng 24
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.2. Huyện Đại Từ triển khai các chính sách, các chƣơng trình, đề án xoá đói,
giảm nghèo 30
2.2.1. Giai đoạn 2001- 2005 30
2.2.2. Giai đoạn 2006 - 2010 47
2.2.2.1. Kế hoạch thực hiện chương trình 47
2.2.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo 53
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở
HUYỆN ĐẠI TỪ 62
3.1. Thành tựu 62
3.2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế 69
3.3. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện xoá đói, giảm nghèo bền vững ở huyện Đại
Từ 71
3.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời dân về xóa đói
giảm nghèo 71
3.3.2. Tạo điều kiện cho ngƣời nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập 72
3.3.3. Tạo cơ hội để ngƣời nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản 74
3.3.4. Huy động nguồn lực 75
3.3.5. Tăng cƣờng hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo 76
Tiểu kết 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 88
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Nhận thức rõ điều đó,
trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách
phát động toàn Đảng, toàn dân tấn công vào đói nghèo, đƣợc nhân dân đồng
tình ủng hộ. Vì vậy, trong những năm qua nền kinh tế nƣớc ta tăng trƣởng khá
nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đƣợc nâng lên một cách rõ rệt. Song,
một bộ phận không nhỏ dân cƣ, đặc biệt là dân cƣ ở vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn đang chịu cảnh đói nghèo, chƣa đảm bảo đƣợc điều kiện tối
thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc, đây là
vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm.
Việt Nam là một trong những nƣớc nghèo trên thế giới, với 80% dân số
sống ở khu vực nông thôn và 70% lực lƣợng lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp. Song song với đó là sự phát triển chậm của lực lƣợng sản xuất, sự lạc
hậu về kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội thấp kém, dẫn tới năng
suất lao động xã hội và mức tăng trƣởng xã hội thấp. Để phát triển kinh tế thị
trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nƣớc thì đây
là một nhiệm vụ chiến lƣợc của công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, vừa là
phƣơng tiện để đạt đƣợc mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang tập trung
các nguồn lực, triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả các giải pháp, chính
sách xoá đói, giảm nghèo, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của
đất nƣớc, nhằm hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo với các điều kiện cần
thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vƣơn lên thoát
khỏi nghèo. Đại hội VIII của Đảng đã xác định: “Xoá đói, giảm nghèo là một
trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách trước, vừa
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

cơ bản lâu dài”. Do vậy, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt và triển khai

chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xoá đói, giảm nghèo.
Để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng cao và bền vững, thực hiện có
hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
đã phê duyệt tại Quyết định số 2803/QĐ-UB ngày 20/9/2002 Chƣơng trình
mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001-2005. Chƣơng trình
đã đƣợc triển khai đồng bộ ở tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội.
Huyện Đại Từ là một đơn vị tiên phong trong phong trào xóa đói, giảm nghèo
của tỉnh Thái Nguyên. Vậy công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ
diễn ra nhƣ thế nào? Đảng bộ và chính quyền huyện đã có những chủ trƣơng,
biện pháp gì để thực hiện Chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo? Kết quả thực
hiện Chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nhƣ
thế nào? Đó là những vấn đề cần đƣợc giải đáp một cách khách quan, khoa học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Công cuộc xoá đói,
giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 - 2010) “ làm
đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.
Việc nghiên cứu tìm hiểu về “ Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001- 2010)” không chỉ có ý nghĩa về
mặt khoa học mà có giá trị thực tiễn. Qua đó, thấy đƣợc ý nghĩa, tác dụng của
công tác xóa đói giảm nghèo đối với huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nói riêng
và cả nƣớc nói chung, đồng thời cũng đánh giá nghiêm túc những khó khăn,
hạn chế, tồn tại của công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện trong thời gian
qua. Trên cơ sở đó đề xuất những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ giải pháp để
chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo của huyện trong giai đoạn 2011- 2015 đạt
hiệu quả cao hơn.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề xoá đói, giảm nghèo là chủ trƣơng lớn và nhất quán của Đảng và
Nhà nƣớc ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời nghèo,

nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa
các dân tộc. Vì vậy, vấn đề này đƣợc đề cập trong nhiều tài liệu và có nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Trong cuốn “Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện
nay- Thực trạng và giải pháp” (2002), tác giả Hà Quế Lâm đã tập trung vào
một số vấn đề, làm rõ một số nguyên nhân của tình trạng đói nghèo. Tác giả
đặc biệt chú trọng phân tích đánh giá quá trình xoá đói, giảm nghèo ở nƣớc ta,
trong đó phân tích sâu về thực trạng và giải pháp xóa đói, giảm nghèo của đồng
bào các dân tộc ít ngƣời ở vùng cao, miền núi. Tác phẩm “Xóa đói giảm nghèo
và giải quyết việc làm” của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, xuất bản
năm 2003 đã đề cập về vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam rất cụ thể. Cuốn
“Cẩm nang giảm nghèo” của Văn phòng Điều phối chƣơng trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo - Cục Bảo trợ xã hội đã cụ thể hóa, quy trình hoá việc thực
hiện các chính sách giảm nghèo hiện hành. Cuốn “Kết hợp xoá đói, giảm nghèo
với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên hiện nay” -
Nxb Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xuất bản năm 2012.
Trong các kì Đại hội cũng nhƣ trong nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng
và Nhà nƣớc đều nêu về xóa đói giảm nghèo. Năm 2004, Bộ Lao động -
TB&XH xuất bản cuốn “Hệ thống văn bản về bảo trợ Xã hội và xóa đói giảm
nghèo”, Nxb Lao động và Xã hội. Cuốn sách này đã trình bày hệ thống bản
các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc về lĩnh vực bảo trợ xã hội và xoá đói
giảm nghèo.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Việc tìm hiểu “Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ giai đoạn
2001- 2010” từ trƣớc tới nay có một số tài liệu đề cập đến, tuy nhiên trong từng
lĩnh vực khía cạnh khác nhau các nhà nghiên cứu đã có đề cập tới một cách trực
tiếp hay gián tiếp nhƣ cuốn: “Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Từ (1955-1995)” tập
2, cung cấp thêm một số tƣ liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và quá

trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện với sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện. Vì vậy, việc nghiên cứu “Công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001- 2010” là một vấn đề mới và cần thiết.
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi tôn trọng thành quả của
những ngƣời đi trƣớc, tham khảo và coi đó là những tƣ liệu quý báu, tạo điều
kiện cho chúng tôi tiếp tục đi vào nghiên cứu đề tài khoa học của mình.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công cuộc xóa
đói giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Huyện Đại Từ với 31 xã, thị trấn.
+ Về thời gian: Từ năm 2001 đến 2010. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của
đề tài, Luận văn đề cập đến tình hình đói, nghèo ở huyện Đại Từ trƣớc năm
2001.
Nhiệm vụ của đề tài
+ Nêu tình hình đói, nghèo ở huyện Đại Từ trƣớc năm 2001.
+ Làm rõ quá trình thực hiện “ Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001- 2010”.
+ Đánh giá kết quả và hạn chế công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nghiên cứu các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, Nhà nƣớc và của các cấp bộ đảng, chính quyền địa phƣơng về
xoá đói, giảm nghèo. Các báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm của Huyện uỷ và
Uỷ ban Nhân dân huyện về công tác xóa đói giảm nghèo là nguồn tài liệu gốc
giúp chúng tôi hoàn thiện Luận văn. Các công trình khoa học về xóa đói giảm
nghèo đã đƣợc công bố là những tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình

thực hiện đề tài.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp
với phƣơng pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các phƣơng
pháp: thống kê, so sánh, điều tra, tổng hợp, phân tích để làm rõ vấn đề.
5. Đóng góp của Luận văn
Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống “Công cuộc xóa
đói giảm nghèo ở huyện Đại Từ giai đoạn 2001- 2010”.
Luận văn là tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử địa
phƣơng. Luận văn còn là tƣ liệu phục vụ quá trình hoạch định các chính sách
phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
Luận văn đƣợc cấu tạo thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Thực trạng đói, nghèo ở huyện Đại Từ trước năm 2001.
Chƣơng 2: Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nguyên giai đoạn 2001- 2010.
Chƣơng 3: Đánh giá việc thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 1:
THỰC TRẠNG ĐÓI, NGHÈO Ở HUYỆN ĐẠI TỪ TRƢỚC NĂM 2001

1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về đói, nghèo
Đói nghèo là một hiện tƣợng kinh tế, xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó

không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà còn tồn tại
ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà
tính chất, mức độ nghèo đói ở từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung, mỗi
quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đƣa ra
các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của
các quốc gia đƣợc xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để ngƣời dân có thể
tồn tại đƣợc. Đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm đƣợc
những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu
khác theo mức giá hiện hành.
Tại Hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc
Thái Lan tháng 9/1993 khái niệm về nghèo, đói đƣợc xác định nhƣ sau: “ Đói
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những
nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương “. Theo định
nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nƣớc là khác nhau. Theo số liệu của
Ngân hàng thế giới (WB) thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỉ ngƣời sống
dƣới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
Khái niệm nghèo đói có thể chia theo hai cách khác nhau: Nghèo tuyệt đối
và nghèo tƣơng đối.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nghèo tuyệt đối đo lƣờng số ngƣời có thu nhập dƣới một ngƣỡng nhất
định hoặc số hộ gia đình không có đủ tiền để chu cấp cho những hàng hóa và
dịch vụ thiết yếu nhất định.
Chuẩn nghèo tuyệt đối của thế giới do WB xác định là 1 USD và 2 USD
mỗi ngày mỗi ngƣời tính theo ngang giá sức mua (PPP) năm 1993:
- Ngƣỡng 1 USD/ngày/ngƣời thƣờng đƣợc sử dụng cho các nƣớc kém
phát triển, chủ yếu là châu Phi.

- Ngƣỡng 2 USD/ngày/ngƣời đƣợc dùng cho các nền kinh tế có mức thu
nhập trung bình nhƣ Đông Á và Mĩ Latinh.
Nghèo tƣơng đối đo lƣờng quy mô theo đó một hộ gia đình đƣợc coi là
nghèo nếu nguồn tài chính của họ thấp hơn một ngƣỡng thu nhập đƣợc xác
định là chuẩn nghèo của xã hội.
Chuẩn nghèo tƣơng đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một
xã hội. Một con số cho ranh giới của nạn nghèo đƣợc dùng trong chính trị và
công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình. Tuy nhiên chuẩn nghèo
tƣơng đối theo cách đo nhƣ vậy trên thực tế phản ánh rất ít về mức sống của
con ngƣời do khi thu nhập đồng loạt tăng hoặc giảm thì tỉ lệ ngƣời nghèo vẫn
không đổi mặc dù thu nhập của họ có thay đổi. Vì vậy, trong ngƣỡng nghèo
tƣơng đối có pha trộn cả vấn đề phân phối thu nhập. Trên thực tế không có sự
phân định rõ ràng giữa nghèo và giàu nên ngƣỡng nguy cơ nghèo cũng hay
đƣợc dùng thay cho ngƣỡng nghèo tƣơng đối.
Theo quan niệm của Đảng và Nhà nƣớc ta, nghèo là tình trạng một bộ
phận dân cƣ chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con
ngƣời và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng động xét
trên mọi phƣơng diện.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ nghèo có mức sống dƣới mức tối
thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những bộ
phận dân cƣ hằng năm đứt bữa, thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng; phải đi vay và không
có khả năng trả nợ.
Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cƣ có khả năng thoả mãn một
phần các nhu cầu cơ bản của con ngƣời và có mức sống ngang bằng mức sống
tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện.
Hộ đói là hộ cơm không đủ no, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau
không có tiền chữa trị. Đói, nghèo ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững, đồng

thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Đói, nghèo đi liền với lạc hậu, chậm phát
triển, là trở lực lớn nhất đối với sự phát triển.
Hộ nghèo: là những hộ thiếu ăn nhƣng không đứt bữa, không có khả năng
phát triển sản xuất.
Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ
trƣởng Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, chuẩn nghèo giai đoạn 2001-
2005 đƣợc quy định cho mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trong hộ cho từng
vùng nhƣ sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/ngƣời/ tháng.
+ Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/ngƣời/tháng.
+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/ngƣời/tháng.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới mức quy định nêu
trên đƣợc xác nhận là hộ nghèo.
Chuẩn nghèo thay đổi theo thời gian, không phải là bất biến. Căn cứ vào
tình hình phát triển kinh tế - xã hội, địa phƣơng nào có đủ điều kiện sau đây có
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thể nâng chuẩn nghèo lên để phù hợp với thực tế của địa phƣơng đó:
+ Thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn thu nhập bình quân của cả
nƣớc.
+ Có tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn tỉ lệ hộ nghèo trung bình của cả nƣớc.
+ Tự cân đối đƣợc ngân sách và tự giải quyết đƣợc các chính sách đói
nghèo theo chuẩn nâng lên.
Xã nghèo: Theo Quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 22/5/2002
của Bộ trƣởng Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí
xã nghèo giai đoạn 2001-2005, xã nghèo là xã có:
+ Tỉ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên.
+ Chƣa đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (Bao gồm đƣờng
giao thông, trƣờng học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nƣớc sạch, chợ). Cụ thể là:

Dƣới 30% số hộ sử dụng nƣớc sạch.
Dƣới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt.
Chƣa có đƣờng ô tô đến trung tâm xã, hoặc ô tô không đi lại đƣợc cả năm.
Số phòng học (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ đáp ứng
đƣợc dƣới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bợ bằng tranh tre,
nứa, lá.
Chƣa có trạm y tế xã, hoặc có nhƣng là nhà tạm.
Chƣa có chợ, hoặc chợ tạm bợ.
Hộ vƣợt nghèo hay hộ thoát nghèo là những hộ mà sau một quá trình thực
hiện chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo, cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập
đã ở trên chuẩn mực nghèo đói. Hiện nay, một số địa phƣơng có sử dụng khái
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

niệm hộ thoát (hoặc vƣợt) đói và thoát nghèo. Hộ thoát nghèo đƣơng nhiên
không còn là hộ đói.
Số hộ nghèo giảm hay tăng trong một khoảng thời gian là hiệu số giữa
tổng số hộ nghèo ở thời điểm đầu và cuối. Nhƣ vậy, giảm số hộ đói nghèo khác
với khái niệm số hộ vƣợt nghèo và thoát nghèo. Số hộ thoát nghèo là số hộ ở
đầu kì nhƣng đến cuối kì vƣợt ra khỏi ngƣỡng nghèo. Trong khi đó, số hộ
nghèo giảm đi trong kì chỉ phản ánh đơn thuần chênh lệch về mặt số lƣợng hộ
nghèo, chƣa phản ánh thật chính xác kết quả của việc thực hiện chƣơng trình.
Hộ tái nghèo là hộ vốn dĩ trƣớc đây thuộc hộ nghèo và đã vƣợt nghèo
nhƣng do nguyên nhân nào đó lại rơi vào cảnh đói nghèo. Ý nghĩa của khái
niệm này là phản ánh tính vững chắc hay tính bền vững của các giải pháp xoá
đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ tái nghèo chính là do gặp
thiên tai bất khả kháng.
Hộ nghèo mới hay là hộ mới vào danh sách nghèo là những hộ ở đầu kì
không thuộc danh sách đói nghèo nhƣng đến cuối kì lại là hộ nghèo. Nhƣ vậy,
hộ mới bƣớc vào danh sách nghèo bao gồm những hộ nhƣ sau: Hộ nghèo

chuyển tiếp từ nơi khác đến; hộ nghèo tách hộ; hộ trung bình khá vì một lí do
nào đó lại trở thành hộ nghèo hoặc hộ tái nghèo.
1.2. Thực trạng đói, nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách
Thành phố Thái Nguyên 25 km, phía bắc giáp huyện Định Hoá; phía nam giáp
huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên; phía đông giáp huyện Phú Lƣơng;
phía tây bắc và đông nam giáp các tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Huyện Đại Từ có 31 đơn vị hành chính gồm 29 xã và 2 thị trấn, tổng diện
tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.618 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm
22,5%, đất lâm nghiệp chiếm 42,5%, còn lại là đất khác và sông, suối.
Tổng diện tích tự nhiên 57.618 ha. Trong đó: đất nông nghiệp chiếm
28,3%, đất lâm nghiệp chiếm 48,43%; đất chuyên dùng 10,7%; đất thổ cƣ
3,4%. Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8%, còn lại
6,2% diện tích tự nhiên chƣa sử dụng.
Do vị trí địa lí của huyện, Đại Từ đƣợc bao bọc xung quanh bởi dãy núi:
phía tây và tây nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện và tỉnh Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m; phía bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa;
phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300m; phía nam là dãy núi Thằn
Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.
Do ảnh hƣởng của vị trí địa lí, đặc biệt là các dãy núi bao bọc, Đại Từ
thƣờng có lƣợng mƣa lớn nhất tỉnh, trung bình lƣợng mƣa hằng năm từ
1.800mm - 2.000mm, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của
huyện (đặc biệt là cây chè).
Cũng do lƣợng mƣa nhiều nên khí hậu thƣờng ẩm ƣớt, độ ẩm trung bình
từ 70% - 80% ; nhiệt độ trung bình hằng năm từ 22

0
đến 27
0
(là miền nhiệt độ
phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển). Nhìn chung, điều kiện khí hậu -
thuỷ văn của huyện tƣơng đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ
sinh thái đa dạng và bền vững.
Đại Từ có nguồn tài nguyên nƣớc khá dồi dào, cùng với hệ thống sông,
suối, khe phân bố đều khắp, trên địa bàn huyện có nhiều ao, hồ. Hồ Núi Cốc
lớn nhất tỉnh, với diện tích mặt nƣớc 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng,
vừa là nơi cung cấp nƣớc cho các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, thành
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ:
Phƣợng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục
Ba, Đức Lƣơng với dung lƣợng nƣớc tƣới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và
từ 180 - 500 ha mỗi hồ.
Đại Từ đƣợc thiên nhiên ƣu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên
khoáng sản nhất tỉnh. Toàn huyện có 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng,
đƣợc chia ra làm 4 nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã
của huyện: Yên Lãng, Hà Thƣợng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An
Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ƣơng quản lí và khai thác: Mỏ Núi
Hồng, Khánh Hoà, Bắc làng Cẩm. Sản lƣợng khai thác hằng năm từ 10 đến
20 nghìn tấn/ năm.
- Nhóm khoáng sản kim loại:
+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà Thƣợng
lớn nhất mới đƣợc khai thác từ năm 1988, có trữ lƣợng khoảng 13 nghìn tấn,
mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lƣợng lớn khoảng 28 nghìn tấn. Ngoài

các mỏ chính trên, quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong huyện nhƣ:
Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, Tân Thái, Văn Yên, Phục Linh,
Tân Linh, Cù Vân.
+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các
xã phía Bắc của huyện nhƣ Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lƣợng không lớn lại phân tán.
- Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit, nằm ở rải rác các xã trong
huyện, trữ lƣợng nhỏ, phân tán.
Theo đánh giá của các nhà Địa chất học, Đại Từ là khu vực có mỏ đất sét
trữ lƣợng lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, nằm trong phạm vi khu vực thuộc địa bàn
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

xã Phú Lạc. Ngoài ra, Đại Từ còn có nguồn vật liệu đá và cát sỏi do thiên nhiên
tạo nên và ban tặng nằm dọc theo các con sông, con suối, đặc biệt là Sông
Công. Đây có thể coi là nguồn khoáng sản và vật liệu trù phú để nhân dân địa
phƣơng khai thác quanh năm có thể đáp ứng đủ nhu cầu dân sinh và phần nào
có thể cung cấp cho các công trình xây dựng vừa và nhỏ ở địa phƣơng.
Huyện Đại Từ có tiềm năng du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền
thoại về nàng Công, chàng Cốc đã thu hút khách du lịch trong nƣớc và ngoài
nƣớc, nằm ở phía Tây Nam huyện. Đây cũng là điểm xuất phát đi thăm các khu
di tích: Núi Vãn, Núi Võ, khu rừng Quốc gia Tam Đảo, di tích lịch sử 27/7
v.v Huyện đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh
thái sƣờn đông dãy Tam Đảo, khu du lịch chùa Tây Trúc xã Quân Chu, Cửa Tử
xã Hoàng Nông, khu di tích lịch sử Lƣu Nhân Chú Nhìn chung, tiềm năng
phát triển dịch vụ du lịch ở Đại Từ đã và đang đƣợc quan tâm phát triển, tạo
điều kiện nâng cao mức sống ngƣời dân.
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Điều kiện kinh tế
Đại Từ là huyện có nền kinh tế nông - lâm nghiệp là chủ yếu. Năm 1932,
với diện tích đất canh tác 5.895ha, huyện Đại Từ đạt sản lƣợng lúa 15.200 tấn

và sản lƣợng các loại cây nông sản khác đạt 60 tấn, trở thành huyện dẫn đầu
tỉnh về diện tích đất trồng trọt và sản lƣợng nông sản. Do trồng trọt phát triển
và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên chăn nuôi đại gia súc và gia súc của huyện
Đại Từ khá phát triển. Sau ngày kháng chiến thành công, hoà bình lập lại, Đại
Từ hoàn thành cải cách ruộng đất, nhân dân các dân tộc Đại Từ tích cực thâm
canh cây trồng nên năng suất cây lƣơng thực trên 1ha bình quân hằng năm đều
cao hơn bình quân chung toàn tỉnh. Năm 1966, Đại Từ là huyện đầu tiên trong
tỉnh đạt năng suất bình quân 5 tấn thóc/1ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực năm
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1975 đạt 27.657 tấn, năm 1986 đạt 32.181 tấn, đàn trâu bò 17.286 con, đàn lợn
37.388 con. Sau chín năm thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (12-1986) đề ra, năm 1995 tổng sản lƣợng lƣơng thực Đại Từ
đạt 44.400 tấn, đàn trâu đạt 22.585 con, đàn lợn đạt 45.287 con. Cơ cấu cây
trồng của huyện có sự chuyển dịch đáng kể, diện tích trồng chè tăng từ 1.631ha
năm 1991, lên 2.250ha năm 1994.
Sản xuất lâm nghiệp của huyện Đại Từ có bƣớc phát triển khá, trên địa
bàn huyện đã hình thành các cơ sở sản xuất cây giống có năng suất cao; hệ
thống dịch vụ khuyến lâm làm công tác bảo vệ cây trồng đƣợc hình thành và
phát triển khắp các xã trong huyện.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: sản xuất công nghiệp của huyện Đại
Từ chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản, trong đó tập trung là sản
xuất, khai thác than của các doanh nghiệp quốc doanh trung ƣơng và tỉnh
đóng trên địa bàn, với sản lƣợng bình quân từ 22 vạn đến 25 vạn tấn
than/năm. Năm 2005, toàn huyện có 2 cơ sở sản xuất công nghiệp do trung
ƣơng quản lí, 7 cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 823 cơ sở doanh
nghiệp cá thể. Giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp (theo giá so
sánh năm 1994) tăng từ 71.586 triệu đồng (năm 2000), lên 89.022 triệu đồng
(năm 2001), 117.786 triệu đồng (năm 2002), 147.442 triệu đồng (trong đó,

công nghiệp trung ƣơng đạt 71.536 triệu đồng)
Thƣơng mại, dịch vụ: năm 2005, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng toàn huyện đạt 386 tỉ đồng. Từ năm 2000 đến 2005, tốc độ
tăng bình quân các loại dịch vụ giao thông vận tải 18,5%/năm, bƣu chính viễn
thông 18,5%/năm; giá trị dịch vụ tăng bình quân 9,3%/năm.
Giao thông vận tải: toàn huyện có tổng chiều dài đƣờng bộ khoảng 520km
(trong đó quan trọng nhất là quốc lộ 37 dài 32km, đƣờng Đán - Núi Cốc dài
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15km, đƣờng sắt Quán Triều - Núi Hồng dài 33,5km). Toàn bộ 31/31 xã, thị
trấn trong huyện đều có đƣờng ô tô vào tới trung tâm xã, song do đặc điểm
miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mƣa lũ, do vậy, chƣa đáp
ứng cho sự phát triển và giao lƣu hàng hoá trên địa bàn.
Thông tin liên lạc: toàn huyện đã đƣợc phủ sóng truyền thanh, truyền
hình, 31/31 xã, thị trấn có điện thoại; hệ thống giao thông thuận tiện là điều
kiện thuận lợi cho bƣu điện phục vụ các thông tin, báo chí đến các xã, xóm
trong kịp thời trong ngày.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Đại Từ trong 5 năm (2000 - 2005) đạt bnhf
quân 9,1% / năm (trong đó nông nghiệp tăng 7,5%; công nghiệp - thủ công
nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 10,8%; dịch vụ - thƣơng mại tăng 9,3%). Tỉ
trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm từ 41,81% (năm 2000), xuống 36,94%
(năm 2005); công nghiệp tăng từ 24,64% (năm 2000), lên 31,98% (năm 2005);
dịch vụ tăng từ 29,96% (năm 2000), lên 31,08% (năm 2005).
* Điều kiện xã hội
Là vùng đất nắng lắm, mƣa nhiều, đất đai màu mỡ, cây cối tƣơi tốt, nên từ
xa xƣa vùng đất huyện Đại Từ đã là nơi định cƣ của nhiều tộc ngƣời. Năm
1933, dân số của Đại Từ là 11.641 ngƣời. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-
12-1946), đồng bào từ các tỉnh vùng xuôi, từ các đô thị lên tản cƣ kháng chiến
và cán bộ, bộ đội chuyển đến ở, sau đó sinh cơ, lập nghiệp ở Đại Từ. Đầu

những năm 70 của thế kỉ XX, dân số lên lên tới 79.382 ngƣời; gồm bảy dân tộc
chính: Kinh: 77,67%, Tày: 7,9%, Nùng: 6,3%; Sán Chay: 3,51%, Dao: 4,48%,
Ngái: 0,08%; Mƣờng: 0,06%; mật độ dân số bình quân toàn huyện 290,77
ngƣời / km2. Dân số Đại Từ có xu hƣớng tăng nhanh về mặt cơ học. Tỉ lệ tăng
dân số tự nhiên hằng năm trung bình trong 5 năm (2000 - 2005) là 1,82%. Đại
Từ là huyện có dân số lớn thứ hai của tỉnh, chỉ sau thành phố Thái Nguyên.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Công tác giáo dục và đào tạo: chú trọng đến chất lƣợng, hiệu quả giáo
dục. Việc xây dựng các trƣờng chuẩn quốc gia đƣợc triển khai tích cực, đến
năm 1998 đã có 30% trƣờng đạt chuẩn quốc gia đạt mục tiêu nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra (năm 2000). Đội ngũ giáo viên từng bƣớc
đƣợc chuẩn hoá. Tỉ lệ huy động học sinh đến lớp ở bậc tiểu học hằng năm đạt
100%, THCS đạt 99,9%. Tỉ lệ học sinh khá giỏi các cấp học đƣợc tăng lên.
Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học
cơ sở. Công tác xã hội hoá giáo dục đƣợc quan tâm, các hoạt động khuyến học,
khuyến tài diễn ra sôi nổi, nhận thức về vai trò của giáo dục trong xã hội đƣợc
nâng cao; huy động đƣợc nhiều nguồn lực để đầu tƣ cho sự nghiệp phát triển
giáo dục - đào tạo.
Mạng lƣới y tế tiếp tục đƣợc quan tâm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ của nhân dân. Chƣơng trình xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã đƣợc tích
cực triển khai thực hiện. Năm 2006, huyện Đại Từ có 33 cơ sở y tế, trong đó có
một bệnh viện đa khoa đặt ở huyện lị và phòng khám khu vực đặt ở xã Phú
Xuyên, 31 trạm y tế đặt ở 31 xã, thị trấn; với 265 giƣờng bệnh. Toàn huyện có
236 cán bộ y tế (gồm 55 bác sĩ, 84 y sĩ, 71 y tá, 22 nữ họ sinh và 4 cán bộ
ngành dƣợc). Cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh của huyện Đại Từ
đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho
nhân dân trong huyện.
1.2.2. Thực trạng đói, nghèo ở huyện Đại Từ

Đối chiếu với quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về đói, nghèo cần có
đánh giá thực trạng ở huyện Đại Từ trƣớc năm 2001. Tình trạng nghèo đói kéo
dài làm cho cuộc sống nhân dân gặp vô vàn khó khăn. Nó gây ra những tệ nạn
xã hội, những thách thức đối với toàn thể xã hội, nó tác động xấu đến nhận thức
của con ngƣời. Nhìn chung nó kìm hãm sự phát triển của con ngƣời về mọi
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

mặt. Từ đó, nó làm cho nền kinh tế xã hội càng trở nên trì trệ hơn. Chính vì
vậy, xoá đói, giảm nghèo rất cần thiết và đòi hỏi phải duy trì trong suốt thời
gian dài, không thể ngày một ngày hai.
Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ
trƣởng Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, chuẩn nghèo giai đoạn 2001-
2005 đƣợc quy định cho mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trong hộ cho từng
vùng, theo số liệu thống kê của 31 xã, thị trấn trên địa bàn huyện tỉ lệ hộ nghèo
cụ thể nhƣ sau:
Biểu 1.1: Biểu tổng hợp kết quả điều tra xác minh hộ nghèo theo năm 2001
STT
Xã, thị trấn
Năm 2001
Ghi chú
Tổng số hộ
toàn huyện
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ %
1
AN KHÁNH
1.271
221

17,3

2
CÙ VÂN
1.471
226
15,3

3
HÀ THƢỢNG
1.487
251
16,8

4
TÂN THÁI
701
110
15,7

5
HÙNG SƠN
1.985
311
15,6

6
TT ĐẠI TỪ
1.009
112

11,1

7
PHỤC LINH
1.406
267
18,9

8
TÂN LINH
1.225
214
17,4

9
KHÔI KỲ
1.369
243
17,7

10
MỸ YÊN
1.247
221
17,7

11
BÌNH THUẬN
1.476
204

13,8

12
LỤC BA
882
165
18,7

13
VĂN YÊN
1.539
285
18,5

14
KÝ PHÚ
1.537
386
25,1

15
VẠN THỌ
749
136
18,1

16
CÁT NÊ
839
164

19,5

×