Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty điện lực Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 142 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––




NGUYỄN THỊ THỌ BÌNH





CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ









THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––




NGUYỄN THỊ THỌ BÌNH




CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI





THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Thái Nguyên”
là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các , số liệu sử dụng trong luận văn do Công ty Điện lực Thái
Nguyên cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo của Ngành điện
.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thọ Bình




Số hóa bởi trung tâm học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài:“Công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại Công ty Điện lực Thái Nguyên”, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp
đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu
sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng
Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn
PGS.TS. Đỗ Anh Tài.
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của
các đồng nghiệp tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh
đạo Công ty Điện lực Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi
thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thọ Bình


Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng 5
1.1.1. Những hiểu biết về dự án 5
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án 8
1.1.3. Đặc điểm của các dự án đầu tƣ xây dựng lƣới điện 19
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tƣ ở Việt Nam 22
1.2.1. Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng trên cả nƣớc 22
1.2.2. Đối với một số dự án của tỉnh Thái Nguyên 26
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 28
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu 29
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin 32
2.2.3. Phƣơng pháp so sánh 32
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích hệ thống 32
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 33


Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN 35
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên 35
3.1.2. Điều kiện kinh tế của tỉnh Thái Nguyên 35
3.1.3. Cơ chế chính sách của tỉnh Thái Nguyên 36
3.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Công ty Điện lực Thái Nguyên 37
3.2.1. Tình hình cơ bản của Công ty Điện lực Thái Nguyên 37
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Công ty Điện
lực Thái Nguyên 47
3.3. Kết quả khảo sát đánh giá về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại
Công ty Điện lực Thái Nguyên 52
3.3.1. Quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình 52
3.3.2. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng 57
3.3.3. Quản lý công tác thi công xây dựng công trình 63
3.3.4. Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình 78
3.3.5. Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án 87
3.3.6. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Công
ty Điện lực Thái Nguyên 93
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN 100
4.1. Quan điểm cải thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Công ty Điện
lực Thái Nguyên 100
4.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu tăng cƣờng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
tại Công ty Điện lực Thái nguyên 101
4.2.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại

Công ty Điện lực Thái nguyên 101
4.2.2. Mục tiêu tăng cƣờng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Công
ty Điện lực Thái nguyên 102

Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
4.3. Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Công ty
Điện lực Thái Nguyên 103
4.3.1. Tăng cƣờng chất lƣợng của cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tƣ
xây dựng tại Công ty Điện lực Thái Nguyên 103
4.3.2. Giải pháp về đánh giá năng lực nhà thầu 104
4.3.3. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý và quá trình quản lý thực hiện các dự
án đầu tƣ 108
4.3.4. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các
dự án đầu tƣ 109
4.3.5. Nâng cao chất lƣợng công tác đấu thầu 112
4.3.6. Đổi mới công tác thanh quyết toán vốn đầu tƣ, cơ chế kế hoạch vốn
đầu tƣ xây dựng 114
4.3.7. Hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng công trình 116
4.3.8. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong quá trình
quản lý dự án 118
4.4. Kiến nghị về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Công ty Điện lực
Thái Nguyên 120
4.4.1. Đối với Nhà nƣớc 120
4.4.2. Đối với Tổng công ty điện lực Miền Bắc 121
4.4.3. Đối với địa phƣơng 122
KẾT LUẬN 123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
PHỤ LỤC




Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
SXKD
Sản xuất kinh doanh
QLDA
Quản lý dự án
ĐTXD
Đầu tƣ xây dựng
GPMB
Giải phóng mặt bằng
KH
Kế hoạch
QLXD
Quản lý xây dựng
TCKT
Tài chính kế toán
CT
Công trình
XD
Xây dựng
BCKTKT
Báo cáo kinh tế kỹ thuật
TKKT

Thiết kế kỹ thuật
TMĐT
Tổng mức đầu tƣ
TDT
Tổng dự toán
DT
Dự toán
CBCNVC
Cán bộ công nhân viên chức





Số hóa bởi trung tâm học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình cơ cấu lao động của Công ty Điện lực Thái Nguyên
năm 2010 - 2012 44
Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Thái Nguyên
giai đoạn 2010 - 2012 46
Bảng 3.3: Phân công nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây
dựng của Công ty Điện lực Thái Nguyên 49
Bảng 3.4: Kết quả phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình tại Công ty
Điện lực Thái Nguyên giai đoạn 2010-2012 54
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát công tác Quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu
tƣ xây dựng công trình tại Công ty điện lực Thái Nguyên 55
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2010 - 2012 59
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt

động xây dựng tại Công ty Điện lực Thái Nguyên 61
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả tiến độ thi công các gói thầu xây lắp, thiết bị
giai đoạn 2010-2012 68
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả nghiệm thu, thanh toán các dự án đầu tƣ giai
đoạn 2010-2012 71
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về Quản lý công tác thi công xây dựng công
trình tại Công ty Điện lực Thái Nguyên 74
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả thực hiện Tổng mức đầu tƣ, Quyết toán các
công trình giai đoạn 2010-2012 79
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tƣ năm 2010, 2011, 2012 82
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát đánh giá công tác Quản lý chi phí tại Công ty
Điện lực Thái Nguyên 84
Bảng 3.14. Bố trí nhân lực quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình của
Công ty giai đoạn 2010-2012 88
Bảng 3.15: Đánh giá công tác Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án tại
Công ty Điện lực Thái Nguyên 91

Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ đƣợc coi là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế và là chìa
khóa của sự tăng trƣởng đối với mỗi quốc gia. Đồng thời, đầu tƣ phát triển cũng
quyết định sự ra đời và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Mỗi một dự án đầu tƣ thành công sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh cho doanh
nghiệp nói riêng cũng nhƣ nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tƣ phát triển là một hoạt động mang tính phức
tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị một cách cẩn thận, nghiêm túc. Điều này có
nghĩa là mọi công cuộc đầu tƣ đều phải đƣợc thực hiện theo dự án thì mới đạt

đƣợc hiệu quả mong muốn.
Từ những năm 50 trở lại đây, cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa
học kỹ thuật và kinh tế xã hội, các nƣớc đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng
hợp của bản thân nhằm theo kịp cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa. Chính trong tiến
trình này, các tập đoàn doanh nghiệp lớn hiện đại hóa không ngừng xây dựng
những dự án có quy mô lớn, kỹ thuật cao, chất lƣợng tốt. Dự án đã trở thành
phần cơ bản của cuộc sống xã hội. Cùng với xu thế mở rộng quy mô dự án và sự
nâng cao không ngừng về trình độ khoa học công nghệ, các nhà đầu tƣ dự án
cũng yêu cầu ngày càng cao đối với chất lƣợng dự án.
Vì thế, quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của
dự án. Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phƣơng pháp, quan điểm có tính hệ
thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án
dƣới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà
đầu tƣ phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và
định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc nói chung thì mục đích của đầu tƣ
trong doanh nghiệp là nhằm mở rộng quy mô, tăng cƣờng năng lực sản xuất, kinh
doanh, phát triển sản phẩm, thị trƣờng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; do đó chất lƣợng quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng đối với một doanh nghiệp có ảnh hƣởng quan trọng,

Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Điều này lại càng đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa đối với đầu tƣ của các
doanh nghiệp nhà nƣớc, nhất là trong thời gian qua, việc đầu tƣ tràn lan, thiếu
chọn lọc, kém hiệu quả của một số tập đoàn, Tổng công ty nhà nƣớc nhƣ
Vinashin, Vinalines… đã đƣa các doanh nghiệp này đến bên bờ vực phá sản. Và
hiện nay ngày càng có nhiều dự án việc quản lý dự án không tốt do nhiều nguyên

nhân cả chủ quan và khách quan đã gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế - xã hội,
lãng phí nguồn tài nguyên của đất nƣớc.
Đối với Công ty Điện lực Thái Nguyên nói riêng cũng là một doanh nghiệp
Nhà nƣớc trực thuộc Tổng công ty điện lực Miền Bắc, việc đầu tƣ xây dựng các
dự án lƣới điện nhằm phát triển mới hệ thống lƣới điện phân phối cho phù hợp với
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cùng với việc cải tạo nâng cấp hệ thống lƣới
điện, đặc biệt là các dự án lƣới điện hạ áp nông thôn tiếp nhận lại của địa phƣơng
theo chủ trƣơng của Chính phủ. Với mục tiêu chính trị mang ý nghĩa quan trọng
đối với các cơ quan doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì
số vốn cần để đầu tƣ xây dựng cho hệ thống lƣới điện lên đến hàng nghìn tỷ đồng,
vì thế việc quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của
dự án về mặt ý nghĩa chính trị và về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng dự án đầu tƣ và những vấn đề ảnh hƣởng
đến công tác quản lý dự án, em đã quyết định chọn đề tài: "Công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Thái Nguyên" với nội dung nghiên
cứu tìm hiểu những vấn đề lý luận về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng và thực
trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ở Công ty Điện lực Thái Nguyên.
Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án tại
Công ty Điện lực Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên
cứu thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Công ty Điện lực Thái
Nguyên, trên cơ sở đó đề ra giải pháp trong công tác quản lý dự án đầu tƣ xây
dựng, nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ, giảm thiểu thất thoát lãng phí vốn đầu tƣ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
* Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
tại Công ty Điện lực Thái Nguyên từ năm 2010 - 2012.
- Đề ra định hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý dự án
đầu tƣ xây dựng tại Công ty Điện lực Thái Nguyên trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
cụ thể đối với các thành viên ban quản lý dự án, các nhà thầu (nhà thầu tƣ vấn
thiết kế, nhà thầu thi công, nhà cung cấp), đơn vị giám sát thi công và các cán bộ
liên quan.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về các dự án đầu tƣ xây dựng
lƣới điện trong 3 năm 2010-2012.
- Về không gian: Các dự án đƣợc xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
do Công ty Điện lực Thái Nguyên quản lý và đƣợc đặt trong mối quan hệ trực
thuộc Tổng công ty điện lực Miền Bắc.
- Về nội dung: Công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng là rất rộng, vì vậy
luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng các
dự án lƣới điện tại Công ty Điện lực Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực,
là tài liệu tham khảo giúp Công ty Điện lực Thái Nguyên lập kế hoạch quản lý
dự án tại Công ty điện lực Thái Nguyên theo định hƣớng phát triển về điện trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 có cơ sở khoa học.
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống về công tác quản lý dự
án tại Công ty điện lực Thái Nguyên, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình hoàn
thiện hoạt động quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Công ty điện lực Thái Nguyên
và đối với các Công ty điện lực khác có điều kiện tƣơng tự hoặc đối với các Điện

Số hóa bởi trung tâm học liệu


4
lực huyện, thành phố trực thuộc Công ty khi đƣợc phân cấp trong công tác quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của đề tài bao gồm 4 chƣơng:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng trong doanh nghiệp.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Đánh giá thực trạng về công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại Công ty Điện lực Thái Nguyên.
- Chương 4: Giải pháp cải thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
tại Công ty Điện lực Thái Nguyên.




Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
1.1.1. Những hiểu biết về dự án
1.1.1.1. Khái niệm về dự án
a) Theo quan điểm tổ chức
Dự án là tập hợp những hoạt động đƣợc điều phối chặt chẽ, tập trung để
sử dụng những nguồn lực giới hạn nhằm đạt đến những mục tiêu mong đợi
trong tƣơng lai.

Chúng ta biết rằng một dự án triển khai có rất nhiều hoạt động: hoạt động
tài chính; xây dựng cơ sở hạ tầng; giải phóng mặt bằng; mua sắm thiết bị; vận
hành…Nhƣ vậy, để dự án đạt đƣợc những mục tiêu mong đợi; với những nguồn
lực giới hạn thì các hoạt động cần phải đƣợc thực hiện theo một trình tự nghiêm
ngặt nhất định. Một sự chậm trễ hoặc lộn xộn các hoạt động sẽ gây lãng phí các
nguồn lực, giảm tính hiệu quả của dự án. Ví dụ, triển khai một dự án xây dựng
nhà máy chế biến nông sản, sẽ không thực hiện đƣợc bất kỳ một hoạt động nào
nếu không có mặt bằng hoặc không có nguồn tài chính; hoặc một dự án xây
dựng cây cầu cũng không thể hoạt động đƣợc nếu thiếu bản vẽ, thiếu hoạt động
kỹ thuật thăm dò dòng chảy, thiếu nguồn tài chính Vì thế, việc điều hành thực
hiện các hoạt động đúng trình tự, đúng tiến độ có ý nghĩa quyết định thành công
cho một dự án triển khai.
b) Theo góc độ đầu tư
Dự án là công cụ biểu hiện hợp lý hoá và cải thiện đầu tƣ. Đó là một chuỗi
các dữ liệu đƣợc phân tích và sắp xếp logic, các ƣu tiên đầu tƣ đƣợc thiết lập
nhằm thực hiện các mục tiêu đã đƣợc xác định rõ về thời gian, chi phí, hoạt động
và lợi ích.
Theo quan điểm này thì dự án đƣợc coi nhƣ một công cụ để cải thiện đầu
tƣ; là công cụ hợp lý nhất cho hoạt động đầu tƣ. Thực chất đầu tƣ ở tầm vĩ mô
hay vi mô thì các nhà đầu tƣ đều mong đợi lợi ích mang lại trong tƣơng lai.
Chính phủ mong đợi xã hội có nhiều việc làm hơn (giảm thất nghiệp), khi triển

Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
khai các dự án đào tạo nghề; hoặc hỗ trợ vốn cho ngƣời sản xuất mở rộng quy
mô. Doanh nghiệp mong đợi thu đƣợc lợi nhuận nhiều hơn trƣớc, khi đầu tƣ
cho một công nghệ mới Dự án đƣợc coi nhƣ một công cụ để cải thiện đầu tƣ.
Bởi vì, một dự án đƣợc triển khai đều phải phân tích các dữ liệu cả về định tính
và định lƣợng: những văn bản để triển khai dự án; các định mức cho các hoạt

động. Bởi vì các mục tiêu phải đƣợc xác định rõ về thời gian, chi phí, hoạt
động và lợi ích.
c) Xét về mặt nội dung
Dự án là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, đƣợc bố trí theo một
kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất
định trong tƣơng lai.
Theo quan điểm này, dự án đƣợc biểu hiện bởi các hoạt động cùng với các
chi phí cần thiết (các nguồn lực: đất đai, lao động, vốn và công nghệ ) đƣợc bố
trí theo một kế hoạch chặt chẽ (trình tự các hoạt động, cụ thể về chi phí) với thời
gian và địa điểm xác định để thực hiện các mục tiêu xác định trong tƣơng lai.
Từ những khái niệm trên cho thấy, dự án định nghĩa theo góc độ nào
chăng nữa thì dự án luôn bao gồm: Mục đích; Các chi phí; Các nội dung (hoạt
động); Thời gian; Những lợi ích.
Nhƣ vậy, dự án không phải là một ý định hay phác thảo mà có tính cụ thể
và mục tiêu xác định, nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định. Hơn nữa, dự án cũng
không phải là cơ hội đầu tƣ, tuy rằng cơ hội đầu tƣ là điểm khởi đầu của một dự
án. Dự án là tập hợp những hành động để biến cơ hội đầu tƣ thành hiện thực.
1.1.1.2. Mối quan hệ giữa đầu tư với dự án
Dự án và đầu tƣ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Đầu tƣ với mục đích chủ yếu là sinh lợi. Khả năng sinh lợi là điều kiện
tiên quyết để đầu tƣ. Hơn nữa, đầu tƣ phải sử dụng lƣợng vốn lớn dài hạn. Do
vậy, để tránh những cuộc đầu tƣ không sinh lợi, hạn chế rủi ro; đồng thời, để
đảm bảo tính sinh lợi tối đa khi đã bỏ vốn đầu tƣ, thì đầu tƣ phải đƣợc tiến hành
một cách có hệ thống, có phƣơng pháp - đó là phƣơng pháp đầu tƣ theo dự án.
- Dự án đƣợc hiểu nhƣ một luận chứng đầy đủ về mọi phƣơng diện của một

Số hóa bởi trung tâm học liệu

7

cơ hội đầu tƣ. Đó là tổng thể các kế hoạch cụ thể và chi tiết, giúp cho đầu tƣ có đủ
độ tin cậy cần thiết đạt tới các mục tiêu mong đợi. Vì thế, dự án chỉ là công cụ của
đầu tƣ.
1.1.1.3. Vai trò của dự án đầu tư
a) Vai trò của dự án đầu tư trong nền kinh tế xã hội
- Là bộ phận cấu thành trong chiến lƣợc hoạt động, phát triển kinh tế xã
hội. Thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng; công bằng xã hội và đảm bảo môi trƣờng
sinh thái bền vững.
- Là cơ sở để thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra. Điều này đƣợc
thể hiện mối quan hệ giữa kế hoạch, chƣơng trình và dự án:
+ Kế hoạch dài hạn là kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có độ dài thời
gian 10 đến 20 năm nhằm đƣa ra chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc, của ngành
hoặc liên ngành, là cơ sở để xây dựng các chƣơng trình phát triển, các kế hoạch
ngắn hạn (1-5 năm) cũng nhƣ các dự án.
+ Chương trình phát triển là thể hiện sự ƣu tiên của Chính phủ, các ngành
hoặc những ý tƣởng chiến lƣợc quốc gia. Là cơ sở để định hƣớng mọi hoạt động
ƣu tiên các dự án phù hợp với các chính sách và kế hoạch của quốc gia, ngành.
+ Dự án là một bộ phận cấu thành các mục tiêu chiến lƣợc phát triển, các
chƣơng trình ƣu tiên, các quyết định phân bổ các nguồn lực khan hiếm.
Mối quan hệ giữa kế hoạch, chƣơng trình và dự án là mối quan hệ có tính
hệ thống, logic và có tính hữu cơ để đạt mục tiêu và kế hoạch quốc gia. Việc
thực hiện tốt các dự án giúp cho việc hoàn thành tốt mục tiêu các chƣơng trình,
cũng nhƣ các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng.
b) Vai trò của dự án đầu tư đối với Nhà nước và các định chế tài chính
Dự án là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tƣ, quyết định tài trợ
vốn cho dự án. Bởi vì văn bản dự án là cơ sở pháp lý để hội đồng thẩm định
đánh giá tính khả thi của dự án về các mặt: tài chính, kinh tế, xã hội và môi
trƣờng; giúp Nhà nƣớc và các định chế tài chính quyết định cấp vốn cho dự án
hoạt động.
c) Vai trò của dự án đầu tư đối với chủ đầu tư

- Dự án là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tƣ.
- Dự án là cơ sở để xin phép đƣợc đầu tƣ (hoặc đƣợc ghi vào kế hoạch đầu

Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
tƣ) và cấp giấy phép hoạt động.
- Dự án là cơ sở để xin phép đƣợc nhập khẩu máy móc thiết bị, xin hƣởng
các khoản ƣu đãi trong đầu tƣ.
- Dự án là phƣơng tiện để tìm đối tác trong và ngoài nƣớc liên doanh bỏ
vốn đầu tƣ.
- Dự án là phƣơng tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và
ngoài nƣớc tài trợ hoặc cho vay vốn.
- Dự án là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về
quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà
nƣớc Việt Nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các
bên tham gia liên doanh.
1.1.1.4. Đặc trưng của một dự án
- Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.
- Dự án có sự tham gia của nhiều bên nhƣ: Chủ đầu tƣ, nhà thầu, cơ quan
cung cấp dịch vụ trong đầu tƣ, cơ quan quản lý nhà nƣớc…
- Sản phẩm dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo.
- Môi trƣờng hoạt động của dự án là "va chạm", có sự tƣơng tác phức tạp
giữa dự án này với dự án khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý khác.
- Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn
của hoạt động đầu tƣ phát triển.
Những đặc trƣng cơ bản trên đã chi phối trực tiếp đến công tác lập, quản
lý quá trình thực hiện đầu tƣ và vận hành khai thác của dự án.
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án

1.1.2.1. Khái niệm quản lý dự án
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và
giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành
đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu đã
định về kỹ thuật và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, bằng những phƣơng pháp và
điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều
phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện

S húa bi trung tõm hc liu

9
v thc hin giỏm sỏt cỏc cụng vic d ỏn nhm t c cỏc mc tiờu xỏc nh.
S 1.1. Chu trỡnh qun lý d ỏn












- Lp k hoch: õy l giai on xõy dng mc tiờu, xỏc nh nhng cụng
vic cn c hon thnh, ngun lc cn thit thc hin d ỏn v l quỏ trỡnh
phỏt trin mt k hoch hnh ng theo trỡnh t logic m cú th biu din di
dng s h thng.

- iu phi thc hin d ỏn: õy l quỏ trỡnh phõn phi ngun lc bao
gm: tin vn, lao ng, thit b v c bit quan trng l iu phi v qun lý
tin thi gian. Giai on ny chi tit hoỏ thi hn thc hin cho tng cụng
vic v ton b d ỏn (khi no bt u, khi no kt thỳc).
- Giỏm sỏt: l quỏ trỡnh theo dừi, kim tra tin trỡnh d ỏn, phõn tớch tỡnh hỡnh
hon thnh, gii quyt nhng vn liờn quan v thc hin bỏo cỏo hin trng.
Cỏc giai on ca quỏ trỡnh qun lý d ỏn hỡnh thnh mt chu trỡnh nng
ng t vic lp k hoch n iu phi thc hin v giỏm sỏt, sau ú phn hi
cho vic tỏi lp k hoch d ỏn nh trỡnh by trong hỡnh 1.1.
Mc tiờu c bn ca cỏc d ỏn th hin ch cỏc cụng vic phi c
hon thnh theo yờu cu v bo m cht lng, trong phm vi chi phớ c
duyt, ỳng thi gian v gi cho phm vi d ỏn khụng thay i. V mt toỏn
hc, bn vn ny liờn quan vi nhau theo cụng thc sau:
C= f ( P, T, S )
Trong ú:
Lập kế hoạch.
Giám sát
Điều phối thực hiện.
- Thiết lập mục tiêu.
- Điều tra nguồn lực.
- Xây dựng kế hoạch.
- Đo l-ờng kết quả.
- So sánh với mục tiêu.
- Báo cáo.
- Giải quyết các vấn đề.
- Điều phối tiến độ thời gian.
- Phân phối nguồn lực.
- Phối hợp các hot ng.
- Khuyến khích và động viên
cán bộ và nhân viên.



Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
C: Chi phí.
P: Hoàn thành công việc ( kết quả )
T: Yếu tố thời gian.
S: Phạm vi dự án.
Phƣơng trình cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: hoàn thành
công việc, thời gian và phạm vi dự án. Nói chung chi phí của dự án tăng lên nếu
chất lƣợng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và phạm vi dự
án đƣợc mở rộng.
Ba yếu tố cơ bản: Thời gian, chi phí và hoàn thiện công việc là những
mục tiêu cơ bản của quản lý dự án và giữa chúng lại có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Không đơn thuần chỉ là hoàn thành kết quả mà thời gian cũng nhƣ chi phí
để đạt kết quả đó đều là những yếu tố không kém phần quan trọng.
1.1.2.2. Tác dụng của quản lý dự án
Mặc dù phƣơng pháp quản lý dự án đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và yêu
cầu hợp tác nhƣng tác dụng của nó rất lớn. Phƣơng pháp quản lý dự án có những
tác dụng chủ yếu sau đây:
- Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thƣờng xuyên, gắn bó giữa
nhóm quản lý dự án với khách hàng và nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
- Tăng cƣờng sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các
thành viên tham gia dự án.
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vƣớng mắc nảy sinh và
điều chỉnh kịp thời trƣớc những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán đƣợc.
Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết
những bất đồng.

- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lƣợng cao hơn.
1.1.2.3. Nội dung của quản lý dự án
a) Quản lý vĩ mô và vi mô đối với dự án.
- Quản lý vĩ mô hay quản lý nhà nƣớc đối với dự án bao gồm tổng thể các
biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, hoạt động và
kết thúc dự án.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhà nƣớc mà đại diện là các cơ

Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hƣớng và chi phối
hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dù án đóng góp tích cực vào việc phát
triển kinh tế - xã hội. Những công cụ quản lý vĩ mô chính của nhà nƣớc để quản
lý dự án bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch nhƣ chính sách về tài
chính tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính sách đầu tƣ, chính sách thuế, hệ thống luật
pháp, những quy định về chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm, tiền lƣơng
- Quản lý vi mô đối với hoạt động dự án: là quá trình quản lý các hoạt
động cụ thể của dự án. Nó bao gồm nhiều khâu công việc nhƣ lập kế hoạch,
điều phối, kiểm soát các hoạt động dự án. Quản lý dự án bao gồm hàng loạt
vấn đề nhƣ: Quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tƣ, rủi ro, quản lý hoạt
động mua bán Quá trình quản lý đƣợc thực hiện trong suốt các giai đoạn từ
chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ đến giai đoạn vận hành kết quả của dự
án.Trong từng giai đoạn, tuy đối tƣợng quản lý cụ thể có khác nhau nhƣng
đều phải gắn với 3 mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự án là: thời gian,
chi phí và kết quả hoàn thành.
b) Các lĩnh vực của quản lý dự án.
Theo đối tƣợng quản lý, quản lý dự án gồm 9 lĩnh vực chính cần đƣợc
xem xét, nghiên cứu là:
- Quản lý phạm vi: là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích,

mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện,
công việc nào ngoài phạm vi của dự án.
- Quản lý thời gian: là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ
thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án. Nó chỉ rõ mỗi công việc
kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ
hoàn thành.
- Quản lý chi phí: là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí
theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án; là việc tổ chức, phân tích số
liệu và báo cáo những thông tin về chi phí.
- Quản lý chất lượng: là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn
chất lƣợng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm dự án phải
đáp ứng mong muốn của chủ đầu tƣ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
- Quản lý nhân lực: là việc hƣớng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi
thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án. Nó cho thấy việc
sử dụng lực lƣợng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào?
- Quản lý thông tin: là đảm bảo quá trình thông tin thông suốt một cách
nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác
nhau. Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời đƣợc các câu hỏi: Ai cần thông
tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý dự án cần báo cáo cho họ bằng
cách nào?
- Quản lý rủi ro: là xác định các yếu tố rủi ro của dự án, lƣợng hoá mức
độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng nhƣ quản lý từng loại rủi ro.
- Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: là quá trình lựa chọn, thƣơng
lƣợng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang
thiết bị, dịch vụ, cần thiết cho dù án. Quá trình quản lý này giải quyết vấn đề:
bằng cách nào dự án nhận đƣợc hàng hoá và dịch vụ cần thiết của các tổ chức

bên ngoài cung cấp cho dù án, tiến độ cung, chất lƣợng cung nhƣ thế nào?
- Lập kế hoạch tổng quan: là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự
logic, xác định những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm
những công việc đó nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã xác định của dự án. Kế
hoạch dự án là việc chi tiết hoá các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể
và hoạch định một chƣơng trình để thực hiện các công việc đó nhằm đảm bảo
các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã đƣợc kết hợp một cách chính xác và
đầy đủ.
Kế hoạch dự án bao gồm nhiều loại kế hoạch nhƣ: kế hoạch tổng thể về
dự án, kế hoạch tiến độ, kế hoạch ngân sách, kế hoạch phân phối nguồn lực
1.1.2.4. Chu kỳ của quản lý dự án
Hiện nay, công tác quản lý dự án đang ngày càng đƣợc chú trọng và mang
tính chuyên nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lƣợng công trình và
năng lực cũng nhƣ tham vọng của chính Chủ đầu tƣ. Kinh nghiệm cho thấy công
trình có yêu cầu cao về chất lƣợng, hoặc công trình đƣợc thiết kế xây dựng theo

Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với các đơn vị tƣ vấn quốc tế,… đòi hỏi một ban
quản lý dự án có năng lực thực sự, làm việc với cƣờng độ cao, chuyên nghiệp và
hiệu quả.
Các giai đoạn quản lý dự án tƣơng ứng với các giai đoạn của một chu kỳ dự án:
a. Quản lý dự án ở giai đoạn hình thành và phát triển:
- Lập báo cáo đầu tƣ, dự án đầu tƣ, báo cáo kinh tế kỹ thuật:
- Đánh giá hiệu quả dự án và xác định tổng mức đầu tƣ;
- Xây dựng phƣơng án đền bù, giải phóng mặt bằng;
- Xây dựng và biên soạn toàn bộ công việc của công tác quản lý dự án xây
dựng theo từng giai đoạn của quản lý đầu tƣ xây dựng công trình.
b. Quản lý dự án ở giai đoạn tiền thi công:

- Điều hành quản lý chung dự án;
- Tƣ vấn, tuyển chọn nhà thầu thiết kế và các nhà tƣ vấn phụ;
- Quản lý các hợp đồng tƣ vấn (soạn thảo hợp đồng, phƣơng thức thanh
toán); triển khai công tác thiết kế và các thủ tục xin phê duyệt Quy hoạch;
- Chuẩn bị cho giai đoạn thi công xây dựng;
- Xác định dự toán, tổng dự toán công trình;
- Thẩm định dự toán, tổng dự toán;
- Lập hồ sơ mời thầu và hồ sơ đấu thầu.
c. Quản lý dự án ở giai đoạn thi công xây dựng:
- Quản lý và giám sát chất lƣợng;
- Lập và quản lý tiến độ thi công;
- Quản lý chi phí dự án (tổng mức đầu tƣ, dự toán, thanh toán vốn);
- Quản lý các hợp đồng (soạn hợp đồng, phƣơng thức thanh toán).
d. Quản lý dự án ở giai đoạn kết thúc:
- Nghiệm thu bàn giao công trình;
- Lập hồ sơ quyết toán công trình;
- Bảo hành, bảo trì và bảo hiểm công trình.
1.1.2.5. Mô hình tổ chức quản lý dự án
Có nhiều mô hình tổ chức quản lý dự án. Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu

Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
mà phân loại các mô hình tổ chức dự án cho phù hợp.
a. Căn cứ vào trách nhiệm và quyền hạn về quản lý và điều hành dự án.

Mô hình chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý dự án:
Quản lý dự án theo mô hình chủ đầu tƣ (chủ dự án) trực tiếp quản lý là hình
thức tổ chức quản lý dự án không đòi hỏi cán bộ chuyên trách quản lý dự án phải
trực tiếp tham gia điều hành dự án mà chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý điều hành.Các

nhà quản lý dự án chuyên nghiệp không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc
thực hiện và kết quả cuối cùng của dự án mà chỉ đóng vai trò cố vấn, tƣ vấn cho
chủ đầu tƣ.
Mô hình chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý dự án thƣờng đƣợc áp dụng cho các
dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án,
đồng thời chủ đầu tƣ có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản
lý dự án. Chủ đầu tƣ đƣợc lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của
mình mà không cần lập ban quản lý dự án.
Sơ đồ 1.2. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án










 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án:
Mô hình tổ chức “Chủ nhiệm điều hành dự án” là mô hình tổ chức trong
đó chủ đầu tƣ giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ
nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để điều hành dự án
và họ đƣợc đại diện toàn quyền trong mọi hoạt động thực hiện dự án. Chủ nhiệm
điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ là ngƣời quản lý, điều
Chủ đầu tƣ - Chủ dự án
Tổ chức thực
hiện dự án I

Tổ chức thực

hiện dự án II
Tổ chức thực
hiện dự án III
Tổ chức thực
hiện dự án n
Chuyên gia quản lý
dự án (Cố vấn)


Số hóa bởi trung tâm học liệu

15
hành và chịu trách nhiệm về kết quả đối với toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
Mọi quyết định của chủ đầu tƣ về dự án mà liên quan đến các đơn vị thực hiện sẽ
đƣợc triển khai thông qua chủ nhiệm điều hành dự án. Hình thức này áp dụng
cho những dự án quy mô lớn, tính chất phức tạp.
Sơ đồ 1.3. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án















 Mô hình chìa khoá trao tay:
Mô hình tổ chức dự án dạng chìa khoá trao tay là hình thức tổ chức
trong đó nhà quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tƣ - chủ
dự án mà còn là “chủ” của dự án.
Hình thức tổ chức dự án dạng chìa khoá trao tay áp dụng khi chủ đầu
tƣ đƣợc phép đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án.
Khác với hình thức chủ nhiệm điều hành, giờ đây mọi trách nhiệm đƣợc
giao cho nhà quản lý dự án và họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với việc
thực hiện dự án. Trong một số trƣờng hợp nhà quản lý dự án không chỉ đƣợc
giao toàn quyền thực hiện dự án mà còn đƣợc phép cho ngƣời khác nhận thầu
từng phần việc trong dự án đã trúng thầu. Khi đó họ nhƣ một thứ “cai” điều hành
Chủ đầu tƣ - chủ dự án
Chủ nhiệm điều hành dự án
Tổ chức thực hiện
dự án I
Tổ chức thực hiện
dự án II
Lập dự toán

Khảo sát
Thiết kế

Xây lắp

Số hóa bởi trung tâm học liệu

16
dự án. Trong trƣờng hợp này bên quản lý dự án không phải là một cá nhân mà
phải là một tổ chức quản lý dự án chuyên nghiệp.




Sơ đồ 1.4. Mô hình tổ chức chìa khóa trao tay















 Mô hình tự thực hiện:
Hình thức tự thực hiện dự án là mô hình quản lý mà chủ đầu tƣ không
thuê các nhà quản lý dự án chuyên trách làm tƣ vấn cũng nhƣ quản lý dự án. Chủ
đầu tƣ có đủ năng lực thực hiện, quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng, phù hợp
với yêu cầu dự án.
a) Căn cứ vào vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo dự án.
 Tổ chức quản lý dự án theo chức năng: Hình thức này có đặc điểm là:
- Dự án đƣợc đặt vào một phòng chức năng nào đó (tuỳ thuộc vào nhiệm
vụ của dự án).
- Các thành viên của dự án đƣợc điều động tạm thời từ các phòng chức
năng khác nhau đến và họ vẫn thuộc quyền quản lý của phòng chức năng nhƣng

lại đảm nhận phần việc chuyên môn liên quan đến dự án.
Chủ đầu tƣ - Chủ dự án
Thuê tƣ vấn hoặc tự lập dự án
Chọn tổng thầu
(Chủ nhiệm điều hành dự án)
Tổ chức thực hiện dự
án I
Tổ chức thực hiện dự
án II
Khảo sát
Thiết kế
Xây lắp


×