Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở trường THCS Cẩm Bình thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.73 KB, 113 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ PHƢƠNG





QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở TRƢỜNG THCS
CẨM BÌNH THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
TỈNH QUẢNG NINH







LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC










THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ PHƢƠNG




QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở TRƢỜNG THCS
CẨM BÌNH THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÍNH





THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tài liệu tham khảo và nội dung trích dẫn
đảm bảo sự đúng đắn, chính xác, trung thực và tuân thủ các quy định về quyền
sở hữu trí tuệ.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Phương
Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thày cô
giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên đã
tận tình giảng dạy, chỉ dẫn tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các cán bộ quản lý
trường trung học cơ sở Cẩm Bình thành phố Cẩm Phả, các anh chị đồng nghiệp
và các em học sinh đã ủng hộ, giúp đỡ, cung cấp số liệu, tài liệu tạo điều kiện
thuận lợi và đóng góp ý kiến cho tác giả trong quá trình nghiên cứu hoàn thành
luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ sự trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối
với PGS.TS. Nguyễn Thị Tính, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được những lời chỉ dẫn của
các thày cô giáo, ý kiến trao đổi của các anh chị đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, tháng 10 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Thị Phương


Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4. Các giả thuyết nghiên cứu 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Giới hạn của đề tài nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Cấu trúc luận văn 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu 6
1.1.1. Trên thế giới 6
1.1.2. Trong nước 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 9
1.2.1. Khái niệm về quản lý 9
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục 12
1.2.3. Khái niệm về quản lý nhà trường 13
1.2.4. Khái niệm về tệ nạn ma túy 15

1.2.5. Tác động xấu của ma túy đối với sự phát triển nhân cách học sinh THCS 18
1.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phòng, chống ma túy 22
Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
1.3.1. Đảng và Nhà nước với công tác giáo dục phòng, chống ma túy 22
1.3.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo với công tác giáo dục phòng, chống ma túy 23
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong các trường THCS 24
1.4.1. Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GDPCMT trong
trường học 24
1.4.1.1 Mục tiêu GDPCMT trong trường học 24
1.4.1.2. Nội dung GDPCMT trong trường học 24
1.4.1.3. Hình thức GDPCMT trong trường học 25
1.4.1.4. Phương pháp GDPCMT trong trường học 25
1.4.2. Quản lý GDPCMT ở trường THCS 26
1.4.2.1 Vị trí, vai trò của quản lý GDPCMT ở trường THCS 26
1.4.2.2 Mục tiêu quản lý GDPCMT ở trường THCS 27
1.4.2.3 Nội dung quản lý GDPCMT ở trường THCS 27
1.4.2.4. Các nguyên tắc quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy 29
1.4.2.5 Các phương pháp quản lý GDPCMT ở trường THCS 31
Kết luận chƣơng 1 34
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG MA TÚY TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CẨM BÌNH
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH 35
2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát quản lý hoạt động GDPCMT ở trường
THCS Cẩm Bình thành phố Cẩm Phả 35
2.1.1 Một vài nét về trường THCS Cẩm Bình thành phố Cẩm Phả 35
2.1.2 Tổ chức khảo sát 39
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động GDPCMT tại các trường THCS
Thành phố Cẩm Phả Tỉnh Quảng Ninh 40

2.2.1. Thực trạng hoạt động GDPCMT cho học sinh 40
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý GDPCMT ở trường THCS Cẩm Bình
Thành phố Cẩm Phả 52
Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng
chống ma túy tại các trường THCS Cẩm Bình Thành phố Cẩm Phả
Tỉnh Quảng Ninh 56
Kết luận chƣơng 2 58
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG MA TÚY Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CẨM BÌNH
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH 59
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 59
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 59
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 59
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp 59
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 60
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh phòng chống ma túy
tại trường THCS Cẩm Bình Thành phố Cẩm Phả Tỉnh Quảng Ninh 60
3.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức
trong nhà trường trong hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh 60
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp 60
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 60
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 62
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh PCMT
xâm nhập nhà trường 62
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 62
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 63
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 64

3.2.3. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội trong hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh 65
3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp 65
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 65
Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 70
3.2.4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng chống ma túy thông qua hoạt
động dạy học 71
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp 71
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 71
3.2.5. Chỉ đạo giáo dục phòng chống ma túy thông qua các hoạt động
ngoại khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 80
3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp 80
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 80
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 82
3.2.6. Tăng cường CSVC, tài chính phục vụ HĐGD phòng chống ma túy 83
3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp 83
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 83
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 84
3.2.7. Chỉ đạo xây dựng các phong trào thi đua trong nhà trường nhằm
tạo môi trường giáo dục lành mạnh 84
3.2.7.1. Mục tiêu biện pháp 84
3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 84
3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 85
3.2.8. Chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDPCMT 85
3.2.8.1. Mục tiêu biện pháp 85
3.2.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 86
3.2.8.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 86

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất 87
3.4. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp 87
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 87
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 87
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm 87
Số hóa bởi trung tâm học liệu

vii
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm 88
Kết luận chƣơng 3 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
1. Kết luận 89
2. Khuyến nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

BGH Ban giám hiệu
CSVC Cơ sở vật chất
CBGV Cán bộ giáo viên
CBNV Cán bộ, nhân viên
CBQL Cán bộ quản lý
GD Giáo dục
GV Giáo viên
GDPCMT Giáo dục phòng chống ma túy
HS Học sinh

HĐGD Hoạt động giáo dục
MT Ma túy
PCMT Phòng chống ma túy
SDVNMT Sử dụng viên nghiện ma túy
THCS Trung học cơ sở
TNMT Tệ nạn ma túy
Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các chất ma túy thường gặp ở Việt Nam 17
Bảng 1.2: Các biểu hiện bên ngoài của người nghiện ma tuý 20
Bảng 2.1: Bảng thống kê chất lượng văn hoá 38
Bảng 2.2: Bảng thống kê kết quả giáo dục đạo đức 38
Bảng 2.3: Bảng thống kê đội ngũ Cán bộ- Giáo viên- Nhân viên 39
Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh về mức độ nguy hại của ma túy 42
Bảng 2.5: Thái độ của học sinh về vấn đề phòng chống ma túy 42
Bảng 2.6: Nguồn thông tin về tệ nạn ma túy học sinh được tiếp cận 44
Bảng 2.7: Hình thức giáo dục phòng chống ma túy được học sinh ưa thích 44
Bảng 2.8: Những hình thức tuyên truyền nhà trường đã tổ chức có hiệu quả
để giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh 46
Bảng 2.9: Nguyên nhân làm cho công tác tuyên truyền phòng chống ma túy
chưa đạt hiệu quả cao 48
Bảng 2.10: Nhận thức của CBQL trường THCS Cẩm Bình về sự cần thiết
của công tác QL hoạt động GDHS phòng, chống TNMT 52
Bảng 2.11: Các biện pháp chỉ đạo GDPCMT ở trường THCS Cẩm Bình 54

Số hóa bởi trung tâm học liệu


vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về quản lý 11
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô hình quản lý nhà trường theo mục tiêu giáo dục 15
Biểu đồ 2.1: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên về nguy cơ
ma túy xâm nhập trường THCS 40
Biểu đồ 2.2: Thái độ của CBQL, GV, NV về công tác phòng chống tệ nạn
ma túy xâm nhập học đường 41
Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền giáo dục phòng
chống ma túy trong nhà trường 47
Biểu đồ 2.4: Nhận thức và thái độ của phụ huynh học sinh đối với việc
phòng chống ma túy 50

Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua công cuộc xây dựng đất nước cùng với nhiều
chính sách của Đảng và Nhà nước và sự hội nhập giao lưu kinh tế thế giới ngày
càng sâu rộng đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước nhằm xây dựng một xã hội có nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy và phát huy những tiềm năng của dân tộc. Vì
thế đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường ngoài những mặt ưu việt thì mặt trái của nó
để lại cho xã hội cũng hết sức nặng nề, nếu không có sự can thiệp kịp thời của
Đảng và Nhà nước, sự chung tay của mọi tổ chức, thành phần và mọi người dân
thì nó sẽ là nguy cơ gây tụt hậu kinh tế và sẽ làm nẩy sinh các tệ nạn xã hội,
nhất là tệ nạn ma túy.

Tệ nạn ma túy là hiểm họa cho toàn xã hội gây tác hại cho sức khỏe, làm
suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia, gây nguy
hại cho nòi giống của dân tộc về trước mắt mà cả lâu dài, từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì số lượng
người SDVNMT ngày một tăng cao, tỷ lệ tái nghiện rất lớn khoảng 90%, tỷ lệ
nghiện nặng chiếm đa số, các loại ma túy được sử dụng ngày càng đa dạng.
Diễn biến phức tạp của tình trạng nghiện ma túy hiện nay đặt ra cho xã hội
những nhiệm vụ cấp bách. Quốc hội đã ban hành Luật phòng chống ma túy
năm 2000 và Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết chỉ đạo hoạt động của công tác
phòng chống và kiểm soát ma túy. Một số ban ngành chức năng được thành lập
và tiến hành những biện pháp phòng chống ma túy một cách tích cực trong đó
có ngành Giáo dục và Đào tạo. Nhờ đó, tệ nạn nghiện ma túy trong học sinh,
sinh viên đã giảm, song chưa cơ bản, chưa có tính chất triệt để. Vì vậy hoạt
Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
động giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến
vấn đề phòng chống ma túy cho thế hệ trẻ.
Theo báo cáo trong Hội nghị tổng kết 5 năm phòng chống ma túy học
đường 2006 - 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tháng 12/2010 thì đến hết
năm 2009 có 146.731 người SDVNMT có hồ sơ, trong đó bao gồm cả cán bộ,
giáo viên và học sinh sinh viên trong ngành Giáo dục; 63/63 tỉnh thành phố trên cả
nước, 90% quận huyện, trên 56% xã phường thị trấn đã có người SDVNMT. Độ
tuổi của các đối tượng SDVNMT ngày càng được trẻ hóa năm 2001 độ tuổi số
SDVNMT dưới 30 tuổi chiếm 57,7% năm 2009 tăng lên 68,3%.
Tỉnh Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi, ví như nước Việt Nam thu
nhỏ - là một tỉnh đầy tiềm năng về du lịch biển đảo thu hút khách du lịch thập
phương, là chiếc nôi của ngành công nghiệp khai thác than- khoáng sản Việt

Nam, là điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, là một tỉnh biên giới
giáp ranh với tỉnh Đông Hưng - Trung Quốc với 150km đường biên … nên
nhân dân Quảng Ninh (nhất là Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái) chủ yếu là dân
ngụ cư từ các tỉnh khác và người nước ngoài nên không tồn tại nền văn hoá đặc
trưng vùng miền như nhiều địa phương khác. Vì điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý,
đặc điểm dân cư và lối sống sinh hoạt của nhân dân tỉnh Quảng Ninh nên các tệ
nạn xã hội cũng dễ dàng xâm nhập. Hiện nay, Cẩm Phả đang được các nhà đầu
tư nước ngoài xây dựng các nhà máy nhiệt điện, nhà máy giày da, khai thác và
tiêu thụ than nên tình hình an ninh trật tự trên địa bàn rất phức tạp, trường
THCS Cẩm Bình nằm giữa trung tâm Thành phố nên có nguy cơ cao về các tai
tệ nạn xã hội xâm nhập. Vấn đề được đặt ra: tuổi vị thành niên các em đang học
làm người lớn rất dễ bị cám dỗ, nếu không giữ được sự trong sáng, mắc vào các
tệ nạn xã hội, như vậy tương lai của đất nước sẽ ra sao?
Thế hệ trẻ là hạt nhân của đất nước, ma tuý xâm nhập vào học đường
cũng đồng nghĩa với việc lấy đi một phần lực lượng lao động tích cực của đất
nước và của nhân loại. Lực lượng trẻ không khoẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự
Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
nghiệp giữ và xây dựng đất nước. Có xây dựng được nền văn hoá tiên tiến và
đậm đà bản sắc dân tộc hay không? Có sánh vai được với các cường quốc năm
châu hay không? Trả lời được các câu hỏi trên phải cần có sự đóng góp của thế
hệ trẻ Việt Nam. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, phòng
ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường là vấn đề quan trọng hàng đầu
hiện nay. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu"Quản lý hoạt động giáo
dục phòng chống ma túy ở trường THCS Cẩm Bình- Thành phố Cẩm Phả-
Tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lí
giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giáo dục phòng chống ma túy và khảo

sát thực trạng công tác quản lý giáo dục phòng chống ma túy của trường THCS
Cẩm Bình, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, từ đó tìm ra nguyên nhân và
đề xuất một số biện pháp quản lý có tính khả thi nhằm ngăn chặn ma túy xâm
nhập vào trường học.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục phòng
chống ma túy ở trường THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục phòng
chống ma túy tại trường THCS Cẩm Bình, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
4. Các giả thuyết nghiên cứu
Việc quản lí công tác giáo dục phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà
trường trong những năm gần đây đã được các trường học quan tâm, song vẫn
còn một số hạn chế. Nếu có những biện pháp quản lí hợp lí, chỉ đạo chặt chẽ, tổ
chức thực hiện tốt, kiểm tra đánh giá chính xác thì sẽ khắc phục được các tồn
tại và nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí giáo dục phòng chống ma tuý ở
trường Trung học cơ sở
5.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục phòng chống ma tuý ở trường
THCS Cẩm Bình, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục phòng chống ma tuý ở trường
THCS Cẩm Bình, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
6. Giới hạn của đề tài nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trường
trường THCS đối với hoạt động giáo dục phòng chống ma túy xâm nhập vào

trường học tại trường THCS Cẩm Bình, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và phân tích nghiên cứu trong và ngoài nước, các văn bản pháp quy,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo
có liên quan đến đề tài quản lí công tác giáo dục phòng chống ma túy nói chung và
giáo dục phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường nói riêng.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân cán bộ lãnh đạo nhà
trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại trực tiếp.
- Phương pháp quan sát.
7.3. Các phương pháp bổ trợ
Các phương pháp phân tích định tính: Phân tích nội dung, phân tích câu
chuyện đối thoại.
Các phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê
toán học.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài liệu
tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục phòng chống ma
tuý ở trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở
trường trung học cơ sở Cẩm Bình, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma
túy ở trường trung học cơ sở Cẩm Bình, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Nghiện ma tuý là một hiện tượng xuất hiện từ lâu trong xã hội loài
người. Ngày nay, do tác hại của ma tuý đối với xã hội, gia đình cũng như cá
nhân người sử dụng diễn ra ở mức độ trầm trọng và có tính chất phổ biến nên
hiện tượng này đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thế giới, mang tính
toàn cầu. Vì thế, phòng chống ma tuý là một nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra cho
mọi châu lục, mọi quốc gia. Rất nhiều hoạt động được tiến hành nhằm chống
lại các tệ nạn liên quan đến ma tuý không chỉ trong lãnh thổ quốc gia mà còn
mở rộng ra phạm vi quốc tế, phối hợp và mang tính quốc tế sâu sắc. Liên hợp
quốc đã thông qua nhiều công ước về ma tuý.
Năm 1990, 150 nước trên thế giới tham gia Đại hội đặc biệt về cấm ma
túy của LHQ và nhất trí thông qua Cương lĩnh hoạt động toàn cầu.
Năm 1991, Đại hội chống ma túy cấp Bộ trưởng trên thế giới được tổ
chức với sự nhất trí về hợp tác quốc tế chống ma túy, cũng trong năm này,
chương trình kiểm soát ma túy quốc tế trực thuộc LHQ được thành lập. Để tạo
sức mạnh toàn cầu chống ma túy, khóa họp đặc biệt lần thứ 20 của Đại hội
đồng LHQ bàn về vấn đề ma túy trên thế giới gồm 138 nước tham dự đã được
tổ chức tại New York từ ngày 08 đến ngày 19 tháng 6 năm 1998. Đây là cuộc
họp đa phương lớn nhất được tổ chức về đề tài đấu tranh chống buôn lậu và
lạm dụng ma túy. Khẩu hiệu khóa họp là: "Đoàn kết chống lại thảm họa hàng
đầu của thế giới trong thế kỷ 21".
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành hệ thống những qui định mang
tính luật pháp, thành lập những tổ chức chuyên trách, tăng cường hoạt động
phòng chống ma túy và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Cộng hòa Pháp và

Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
Vương quốc Hà Lan là hai quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo
dục phòng, chống tệ nạn ma túy mà nước ta đang quan hệ hợp tác quốc tế về
phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS.
1.1.2. Trong nước
Ở Việt Nam, thuốc phiện đã thâm nhập vào nước ta từ giữa thế kỷ XVII
dưới triều Vua Minh Mạng, Vua Tự Đức. Ngay từ thời điểm đó, một số đạo
luật đầu tiên về cấm trồng, hút và buôn thuốc phiện đã được ban hành.
Đến nay tình trạng nghiện, sử dụng và buôn bán ma túy đang thực sự là
tệ nạn xã hội được mọi người, mọi nhà, mọi ngành đấu tranh phòng chống và
đẩy lùi tệ nạn đang hủy hoại cuộc sống của con người. Theo thống kê của Bộ
Lao động và Thương binh xã hội thì đến ngày 30 tháng 11 năm 2008 trên toàn
quốc có 173.603 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Theo báo cáo của Sở
Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Ninh thì tổng số người nghiện ma túy
có hồ sơ quản lý đến tháng 12 năm 2010 ở Quảng Ninh là 4007 người trong số
này có 31% người nghiện đang ở độ tuổi thanh thiếu niên. Theo tổng kết của
ngành Công an thì trong số những người nghiện ma túy phát hiện được ở Hà
Nội có tới 70% ở độ tuổi dưới 30. Ngay trong những người nghiện lớn tuổi
cũng dễ mắc nghiện từ khi họ còn ở tuổi thanh niên. Theo thống kê tại Thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy năm 2000 độ tuổi phạm pháp từ 14 - 17 tuổi là 40%
tổng số vụ phạm pháp bị phát hiện có liên quan đến ma túy. Ở độ tuổi này các
em đang tập làm người lớn, muốn khẳng định mình nhưng lại chưa nhận thức
đầy đủ về các vấn đề, không có kinh nghiệm và không tự chủ được trước những
cám dỗ. Rõ ràng ma túy gây hậu quả hết sức nguy hại cho nhân loại, đặc biệt là
giới trẻ. Hiện nay, số đối tượng NMT ngày càng trẻ hóa. Ngày 15 tháng 10 năm
1996 các Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp đề ra kế hoạch 1413 - LN về phòng

ngừa và đấu tranh chống NMT trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên đã
Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
nêu rõ " nạn NMT phát triển nhanh trong tầng lớp thanh thiếu niên và bắt đầu
lây lan vào trong trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp - dạy nghề và đại
học, cao đẳng. Tác hại của ma túy đã ảnh hưởng xấu đến việc học tập của học
sinh, sinh viên và đạo đức nhân cách của thanh thiếu niên. Nhiều em nghiện MT
phải bỏ học hoặc trở thành tội phạm. Đây đang là mối lo lắng của toàn xã hội".
Nguy cơ ma túy đã thực sự đe dọa tiền đồ, tương lai của một bộ phận thế hệ trẻ.
Bố mẹ, ông bà và gia đình không thể hy vọng gì vào đứa con sức khỏe suy yếu,
trí tuệ ngu muội chỉ "bồng bềnh với ma túy", nhiều gia đình đang điêu đứng vì
những đứa con nghiện ngập. Tương lai của đất nước sẽ đi đến đâu nếu thế hệ trẻ
- người chủ tương lai của đất nước có sức khỏe tàn tạ, không có trí tuệ?
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tệ
nạn ma túy như:
- Tác giả Vũ Ngọc Bừng với cuốn: "Phòng chống ma túy trong nhà
trường", đã đề cập các nội dung: TNMT là gì? nguyên nhân phát sinh, phát
triển; những ảnh hưởng của TNMT đối với các mặt đời sống xã hội; những
cách phòng chống.
- Tác giả Nguyễn Thị Miến với bài viết: "Vai trò của người vợ, người mẹ
với việc lôi kéo chồng ra khỏi ma túy"
- Tác giả Phạm Ngọc Cường với cuốn: "Sổ tay phòng chống tội phạm và
tệ nạn xã hội" đã nêu ra một số phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm
ma túy, từ đó chỉ ra nguyên nhân tồn tại cũng như những kiến nghị giải pháp
ngăn ngừa đối với tội phạm về ma túy.
- Cuốn sách: "Ma túy trong học đường - Thực trạng và giải pháp" chỉ ra:
TNMT đang là nỗi ám ảnh, bức xúc ngày một gia tăng của toàn thể cộng đồng,
làm băng hoại đến đời sống của một bộ phận lớp trẻ hiện nay.
Những nghiên cứu trên đã đóng góp không nhỏ trong việc trang bị những

hiểu biết, những kiến thức cơ bản về TNMT, góp phần tuyên truyền, giáo dục
nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, HS phòng chống và đấu tranh
Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
chống TNMT; mặt khác đây cũng là những lý luận giúp các cấp quản lý đưa ra
những điều luật, những quy định nhằm phòng chống TNMT, góp phần đảm bảo
an ninh chính trị, sức khoẻ, đạo đức và lối sống cho nhân dân.
Hiện nay TNMT đang xuất hiện len lỏi vào các lĩnh vực, các môi trường,
các đối tượng, của xã hội và GD cũng không nằm ngoài thực trạng ấy. Tuy
nhiên các công trình kể trên hầu hết đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung về
TNMT, rất ít công trình dành riêng cho công tác phòng chống MT xâm nhập
vào đời sống học đường, nhất là đề cập đến thực trạng TNMT và các biện pháp
quản lí của hiệu trưởng các trường THCS nhằm GD học sinh phòng, chống MT
xâm nhập vào nhà trường.THCS Cẩm Bình,Cẩm Phả là một trường Thành phố
gần sát trung tâm của Tỉnh- là Thành phố Mỏ có mỏ trữ lượng than lớn nhất
trên Toàn quốc nên thu hút công nhân từ khắp các tỉnh miền Bắc về đây lập
nghiệp, là một thành phố có tỉ lệ nam đông hơn tỉ lệ nữ (nam chiếm 53% tổng
dân Thành phố), tệ khai thác than thổ phỉ trong những năm của thập kỷ 90 thế
kỷ XX tràn lan… dẫn đến tai tệ nạn xã hội ở đây cũng tăng nhanh. Trong
những năm gần đây bên cạnh cái được là tốc độ đô thị hoá nhanh, nền kinh tế
suy thoái trên toàn cầu, giãn sản xuất trong hoạt động khai thác than, cấm than
thổ phỉ dẫn đến nạn thất nghiệp của lực lượng thanh niên tăng thì thực trạng
TNMT cũng đang ở mức báo động. Công tác quản lý HĐGD học sinh nhằm
phòng chống TNMT xâm nhập vào các nhà trường của Hiệu trưởng các trường
THCS ở Thành phố Cẩm Phả hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, TNMT có nguy
cơ xâm nhập vào các trường ngày càng cao. Trên đây là những cơ sở để chúng tôi
chọn vấn đề nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm về quản lý

Từ khi con người sống thành xã hội có sự phân công hợp tác trong lao
động thì bắt đầu xuất hiện sự quản lý. Tính chất của việc quản lý thay đổi và
phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển của xã hội. Vì thế có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
Theo quan niệm truyền thống, quản lý là quá trình tác động có ý thức của
chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý ) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ
máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định.
Theo quan niệm hiện nay, quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm
định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ "quản lý" được định
nghĩa là: "Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan"
Theo K.Marx: "Quản lý là lao động điều khiển lao động". K. Marx đã
viết: "Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô
lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá
nhân Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì
phải có nhạc trưởng".
Nhà triết học V.G. Afnatsev cho rằng, quản lý xã hội một cách khoa học
là nhận thức, phát hiện các quy luật, các khuynh hướng vận động của xã hội và
hướng sự vận động của xã hội cho phù hợp với các khuynh hướng đó; là phát
hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn của sự phát triển; là duy trì sự thống
nhất giữa chức năng và cơ cấu của hệ thống; là tiến hành một đường lối đúng
đắn dựa trên cơ sở tính toán nghiêm túc những khả năng khách quan, mối
tương quan giữa các lực lượng xã hội
Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) là nhà thực hành quản lý khoa
học về lao động đã đưa ra định nghĩa: Quản lý là biết được chính xác điều bạn
muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc
một cách tốt nhất.

Harold Koontz thì lại khẳng định: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó
đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục
đích của tổ chức. Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong
đó con người có thể đạt được các mục đích của tổ chức với thời gian, tiền bạc,
vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là tác động có mục đích có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là
khách thể quản lý, nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến.
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý là tác động có định hướng, có
chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Từ quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể khái quát lại:
"Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử
dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng
đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất".
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về quản lý









i. Bản chất quản lý
Đó chính là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng

quản lý để đạt mục tiêu đã xác định. Các hoạt động của chủ thể quản lý chính là
việc dựa vào các nguồn lực, nhân lực để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, thực
hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt được theo mục tiêu đã đề ra.
ii. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông qua
đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục
tiêu nhất định gồm bốn chức năng cơ bản sau đây:
Công cụ quản lý
Phương pháp quản lý
Chủ thể
quản lý
Khách thể
quản lý
Mục
tiêu
QL
Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
- Dự báo và lập kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Lãnh đạo/Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá.
Tuy nhiên, xác định các chức năng quản lý không thể rạch ròi, riêng biệt
từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp thực hiện mục tiêu cuối cùng
của một quá trình quản lý. Những chức năng trên là phổ biến với mọi nhà quản
lý, quản trị của một tổ chức song có sự khác nhau ở mức độ tầng cấp quản lý.
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được hình
thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông qua

quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước cho các
thế hệ sau. Cũng như bất kỳ một hoạt động xã hội nào, hoạt động giáo dục cần
được tổ chức và quản lý với cấp độ khác nhau (nhà nước, nhà trường, lớp
học ) nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của các thể chế chính trị - xã hội ở các quốc gia.
P.V Khuđôminxky cho rằng: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống,
có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ
nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ
sở nhận thức và sử dụng các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo
dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em.
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ
thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp
khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm
bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình
giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em.
Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có
mục đích, có kế hoạch phù hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ
Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất
của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy
- học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng
thái mới về chất.
Bản chất của quản lý giáo dục được biểu hiện ở các chức năng quản lý.
Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý trong những năm gần đây đã
đưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 4 chức năng cơ bản của quản lý
là: kế hoạch hóa; tổ chức; kiểm tra, đánh giá.
Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản

lý, nội dung làm việc của chủ thể quản lý, phương pháp quản lý và là cơ sở để
phân công lao động quản lý.
1.2.3. Khái niệm về quản lý nhà trường
i. Quản lý nhà trường
Trường học là một tổ chức GD. Nhà trường chính là nơi tiến hành các quá
trình giáo dục có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định,
thực hiện tối đa một quy luật tiến bộ xã hội là: Di truyền nền văn hóa, phát triển
toàn diện nhân cách người học và thực hiện các chức năng như phát triển kinh
tế, văn hóa, tư tưởng, chính trị, xã hội.
Trong tác phẩm cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục,
M.I.Kônđacốp đã viết: Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu
quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư phạm
chuyên biệt. Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch
hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường,
nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội - kinh tế, tổ chức - sư
phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang trưởng thành.
Theo GS.TS. Phạm Minh Hạc:Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối
giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận

×