Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 148 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




TRẦN THỊ BÍCH HỢP



QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH
CÁC MÔN HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƢỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT ĐỨC


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Hữu Tham






THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn


Trần Thị Bích Hợp
Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phan
Hữu Tham trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ và chỉ dẫn tận
tình cho tôi về định hướng đề tài, hướng dẫn tôi trong việc tiếp cận và khai thác
các tài liệu tham khảo cũng như chỉ bảo cho tôi trong quá trình tôi viết luận văn
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý -
Giáo dục, khoa sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện thuận giúp tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô, đồng nghiệp cũng

như các em học sinh - sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức đã tận
tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý giá cho tôi trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn đối với bạn bè, người thân trong
gia đình đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện hỗ trợ tôi học tập và hoàn thành luận
văn này.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn


Trần Thị Bích Hợp





Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Khách thể nghiên cứu 2
3.3. Khách thể điều tra 2
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Phạm vi nghiên cứu 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý thực hiện chương trình các môn học
LLCT ở Trường Cao Đẳng 3
6.2. Tìm hiểu thực trạng quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở
Trường CĐCN Việt Đức 3
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý thực hiện chương trình các môn học
LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức 3
6.4. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất 3
7. Phương pháp nghiên cứu 3
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
7.2.1. Phươ 3
7.2.2. Phươ 4
7.2.3. Phươ 4
Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 4
7.3. Phương pháp toán học 4
8. Cấu trúc luận văn 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN
CHƢƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƢỜNG
CAO ĐẲNG 6
1.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản 9

1.2.1. Khái niệm quản lý 9
1.2.2. Quản lý giáo dục 11
1.2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục 11
1.2.2.2. Bản chất của quản lý giáo dục 12
1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường 13
1.2.4. Khái niệm quản lý chương trình dạy học 14
1.2.4.1. Khái niệm chương trình 14
1.2.4.2. Khái niệm chương trình dạy học 15
1.2.4.3. Khái niệm quản lý chương trình dạy học 16
1.2.5. Môn học lý luận chính trị 18
1.2.6. Quản lý thực hiện chương trình các môn LLCT 21
1.2.7. Quản lý hoạt động dạy học LLCT 22
1.3. Một vài nét về quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT cho sinh viên 23
1.3.1. Đặc trưng của các môn học LLCT 23
1.3.2. Tầm quan trọng của quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT 26
1.4. Quản lý thực hiện chương trình các môn LLCT ở trường Cao đẳng 27
1.4.1. Rà soát lại chương trình khung và chương trình chi tiết 27
1.4.1.1. Khung chương trình môn học: Những nguyên lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác - Lênin 28
1.4.1.2. Khung chương trình môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh 30
1.4.1.3. Khung chương trình môn học: Đường lối cách mạng của Đảng cộng
sản Việt Nam 30
Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
1.4.2. Quản lý tiến độ thực hiện chương trình các môn học LLCT 31
1.4.3. Quản lý phương pháp dạy 32
1.4.4. Quản lý tài liệu dạy và học 35
1.4.5. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình các môn học
LLCT 36

1.4.6. Tổ chức ngoại khóa thực hiện chương trình các môn học LLCT 38
Kết luận chương 1 41
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH
CÁC MÔN HỌC LLCT Ở TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC 42
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình các môn học
lý luận chính trị ở Trường CĐCN Việt Đức 42
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội và giáo dục của địa phương 42
2.1.2. Khái quát về Trường CĐCN Việt Đức 43
2.1.2.1. Sơ lược lịch sử và truyền thống nhà trường 43
2.1.2.2. Hệ thống tổ chức của Trường CĐCN Việt Đức 44
2.1.3. Đặc điểm hệ thống giáo dục và hoạt động giáo dục ở Trường CĐCN
Việt Đức 45
2.1.4. Đặc điểm HSSV Trường CĐCN Việt Đức 47
2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, và giảng viên về vai trò của việc thực hiện
các môn LLCT trong công tác đào tạo 48
2.3. Thực trạng hoạt động dạy - học các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức 51
2.3.1. Thực trạng giảng dạy các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức 51
2.3.1.1. Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy học của giảng viên
LLCT Trường CĐCN Việt Đức 52
2.3.1.2. Thực trạng về thái độ của giảng viên và HSSV trong quá trình dạy học . 58
2.3.1.3. Các biện pháp giảng viên sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học
các môn LLCT 63
2.3.2. Các yếu tố làm hạn chế chất lượng dạy học các môn LLCT 67
2.3.3. Những khó khăn của giảng viên khi thực hiện chương trình các môn học
LLCT 69
Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
2.3.4. Thực trạng về tình hình học tập các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt
Đức của HSSV 69

2.3.4.1. Nhận thức của HSSV ở Trường CĐCN Việt Đức về vai trò và mức
độ cần thiết của các môn học LLCT trong quá trình dạy học 69
2.3.4.3. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập các môn LLCT
ở trường CĐCN Việt Đức 73
2.3.4.4. Những khó khăn của HSSV Trường CĐCN Việt Đức khi học các
môn LLCT 75
2.3.4.5. Kết quả học tập các môn LLCT của HSSV Trường CĐCN Việt Đức
trong 3 năm học qua (2010 - 2011; 2011 - 2012; 2012 - 2013) 76
2.4. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình các môn hoc LLCT ở Trường
CĐCN Việt Đức 77
2.4.1. Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ cần thiết quản lý thực hiện
chương trình các môn học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức 78
2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở
Trường CĐCN Việt Đức 78
2.4.3. Đánh giá của cán bộ quản lý về việc đảm bảo các yêu cầu khi quản lý
thực hiện chương trình các môn học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức 81
2.4.4. Thực trạng cơ sở vật chất đảm bảo việc quản lý thực hiện chương trình
các môn học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức 82
2.4.5. Thực trạng về các biện pháp chỉ đạo quản lý thực hiện chương trình
các môn học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức 84
Kết luận chương 2 88
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH
CÁC MÔN HỌC LLCT Ở TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC 89
3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 89
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 89
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 89
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 89
3.1.4. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống - cấu trúc 90
Số hóa bởi trung tâm học liệu


vii
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, cân đối 90
3.2. Biện pháp quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở Trường
CĐCN Việt Đức 90
3.2.1. Kế hoạch hóa công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học
LLCT 90
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 90
3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện 90
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện 91
3.2.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV về sự
cần thiết quản lý, thực hiện chương trình các môn học LLCT 92
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 92
3.2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện 92
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện 96
3.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới cơ chế, chính sách động
viên khuyến khích đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết
cho việc quản lý thực hiện chương trình vào giảng dạy 96
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 96
3.2.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện 96
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện 100
3.2.4. Chỉ đạo giảng viên kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích
cực của quá trình dạy học các môn LLCT 101
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 101
3.2.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện 101
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 104
3.2.5. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện
chương trình học các môn LLCT 105
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp 105
3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp 105
3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 107

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp 107
Số hóa bởi trung tâm học liệu

viii
3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 108
3.3.1. Mục đích khảo sát 108
3.3.2. Nội dung khảo sát 108
3.3.3. Đối tượng khảo sát 108
3.3.4. Phương pháp khảo sát 108
3.3.5. Kết quả khảo sát 108
Kết luận chương 3 112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 113
1. Kết luận 113
2. Kiến nghị 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CNH - HĐH
GD & ĐT
LLCT
CĐCN
HSSV
TCCN
TCN
CĐCQ

QLXH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
: Giáo dục và đào tạo
: Lý luận chính trị
: Cao đẳng Công nghiệp
: Học sinh sinh viên
: Trung cấp chuyên nghiệp
: Trung cấp nghề
: Cao đẳng chính quy
: Quản lý xã hội

Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tóm tắt khung chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin 29
Bảng 1.2. Tóm tắt khung chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh 30
Bảng 1.3. Tóm tắt khung chương trình môn học Đường lối cách mạng của
Đảng cộng sản Việt Nam 31
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò của việc thực
hiện các môn LLCT trong công tác đào tạo 49
Bảng 2.2. Thực trạng giảng dạy các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức 52
Bảng 2.3. Thực trạng vận dụng các phương pháp DHTC của giảng viên 53
Bảng 2.4. Mức độ hưởng ứng của HSSV về việc sử dụng các phương pháp dạy
học của giảng viên LLCT 56
Bảng 2.5. Thực trạng thái độ của giảng viên đối với HSSV trong giờ học LLCT 59
Bảng 2.6. Tự đánh giá của HSSV về thái độ của HSSV trong giờ học các môn

LLCT 62
Bảng 2.7. Các biện pháp giảng viên thường sử dụng trong các giờ học LLCT 64
Bảng 2.8 Nhận thức của HSSV Trường CĐCN Việt Đức về vai trò của các môn
học LLCT trong quá trình dạy học 70
Bảng 2.9: Nhận thức của HSSV Trường CĐCN Việt Đức về mức độ cần thiết
của các môn học LLCT 72
Bảng 2.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập các môn LLCT của HSSV ở
Trường CĐCN Việt Đức 74
Bảng 2.11. Kết quả học tập các môn LLCT của HSSV Trường CĐCN Việt Đức 76
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở
Trường CĐCN Việt Đức 79
Bảng 2.13. Thực trạng cơ ở vật chất đảm bảo việc quản lý thực hiện chương
trình các môn học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức 83
Bảng 2.14. Các biện pháp chỉ đạo việc quản lý thực hiện chương trình các môn
học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức 85
Bảng 3.1. Khảo sát tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 109
Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát
huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững. Đặc biệt trong thời kỳ CNH - HĐH hiện nay cần phải tích
cực đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới quản lý hoạt động dạy và học có ý nghĩa
chiến lược, góp phần đào tạo lớp người mới năng động, sáng tạo, đủ sức giải
quyết những vẫn đề đang đặt ra trong thực tiễn xây dựng đất nước.
Đất nước đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đời sống
nhân dân không ngừng được cải thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng về
trí tuệ con người và nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế đất nước, tiếp
thu những giá trị tiến bộ của các nền văn minh trên thế giới. Nhưng mặt khác,

tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng đến sự hình
thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người, trong đó có sinh viên. Sự suy
thoái đạo đức trong quan hệ thầy, trò; giữa trò với trò; lối sống thực dụng, tâm lý
hưởng thụ phát triển; ý thức tự giác rèn luyện, phấn đấu giảm sút; sự gắn bó
trong từng tập thể ngày càng suy giảm; các tệ nạn xã hội xâm nhập ngày càng rõ
nét trong trường học; sự phai nhạt về lý tưởng cách mạng, mơ hồ hoặc hoài nghi
về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã và đang xuất hiện ngày càng
nhiều trong học sinh, sinh viên.
Với vai trò đào tạo con người mới cho xã hội các Trường Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp không chỉ giảng dạy các kiến thức về khoa học,
kỹ thuật mà còn giảng dạy LLCT - một nội dung quan trọng góp phần đào tạo,
bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam vừa “hồng”, vừa “chuyên” có khát
vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với
tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại.
Quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT nhằm xây dựng
những con người, tập thể tha thiết gắn bó với mục tiêu lý tưởng của Đảng, Bác
Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước.
Tình hình trên đây đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải chú trọng Quản lý
việc thực hiện chương trình các môn học LLCT cho học sinh, sinh viên ở
trường Cao đẳng nói chung và học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Công
nghiệp Việt Đức TX Sông Công tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đó chính là lý do
tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính
trị ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức” để nghiên cứu. Điều đó sẽ giúp
công tác quản lý hoạt động dạy học lý luận chính trị có thể khắc phục được những
hạn chế và nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy LLCT của nhà trường có nề nếp

và hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường,
ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp quản lý thực hiện chương trình các môn học
LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
của nhà trường.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những biện pháp quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở
Trường CĐCN Việt Đức.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học các môn học LLCT ở Trường
3.3. Khách thể điều tra
Để khảo sát về thực trạng quản lý thực hiện chương trình các môn học
LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức, chúng tôi tiến hành điều tra trên 23 Cán bộ
quản lý, 7 giảng viên khoa LLCT, và 180 HSSV ở các hệ trong nhà trường
Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở Trường
CĐCN Việt Đức bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, còn nhiều bất cập,
thiếu tính đồng bộ. Nếu nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được
các biện pháp quản lý phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý thực
hiện chương trình các môn học LLCT trong trường.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT
ở trường CĐCN Việt Đức
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý thực hiện chương trình các môn học
LLCT ở Trường Cao Đẳng

6.2. Tìm hiểu thực trạng quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT
ở Trường CĐCN Việt Đức
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý thực hiện chương trình các môn học
LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức
6.4. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

Trao đổi, trò chuyện với cán bộ quản lí, giảng viên nhằm tìm hiểu và thu
thập những thông tin về quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở
Trường CĐCN Việt Đức
Số hóa bởi trung tâm học liệu
4

Điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin về thực trạng
quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức.
Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT
nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục với môn học này.

Nghiên cứu báo cáo tổng kết của nhà trường về công tác quản lý thực
hiện chương trình các môn học LLCT. Đồng thời tìm hiểu hoạt động dạy học
môn LLCT, cũng như hiệu quả của việc quản lý hoạt động dạy học LLCT, qua
đó nắm được thực trạng quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT
trong trường.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trao đổi với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nhằm tiếp thu ý kiến
của họ về tính cần thiết, tầm quan trọng và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất để có những kết luận chính xác và định hướng vận dụng các biện pháp đó

vào trong thực tiễn.
7.3. Phương pháp toán học
Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sử
dụng phương pháp thống kê toán học sau:
* Tính số trung bình cộng:
Công thức:

1
n
i
i
x
X
n

Trong đó :

X
: Là số trung bình cộng
n : Là số khách thể nghiên cứu

1
n
i
i
x
: Là tổng điểm đạt được của khách thể nghiên cứu
Số hóa bởi trung tâm học liệu
5
* Tính phần trăm:

Công thức:
.100
%
m
n

Trong đó: + m là số lượng khách thể trả lời

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục; cấu trúc đề tài bao gồm 3 chương cơ bản:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chƣơng trình các môn
học LLCT ở trƣờng Cao đẳng
Chƣơng 2: Thực trạng về quản lý thực hiện chƣơng trình các môn
học LLCT ở trƣờng CĐCN Việt Đức
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý thực hiện chƣơng trình các môn học
LLCT ở trƣờng CĐCN Việt Đức








Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC LÝ LUẬN

CHÍNH TRỊ Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu
Giáo dục - đào tạo là gắn liền dạy chữ với dạy nghề, trong đó dạy người
là mục đích cao nhất, coi trọng trí tuệ, tài năng, lấy đạo đức làm gốc tất yếu
phải nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT ở các trường Đại học, Cao
đẳng. Công tác giảng dạy, học tập các môn LLCT nói chung, giáo dục thế giới
quan khoa học nói riêng là nội dung rất quan trọng tạo nên sự thống nhất cao
hơn nữa trong Đảng, trong sự đồng thuận của nhân dân, góp phần nâng cao
chất lượng hiệu quả giáo dục - đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
C.Mác và Ph.Ăngghen coi giáo dục là biện pháp hàng đầu có ảnh
hưởng đến việc phát triển nhân cách, đến tiến trình phát triển của xã hội.
Ngoài việc giáo dục trí tuệ, thể lực, kỹ thuật, thẩm mỹ, lao động cho thế hệ
trẻ, các ông hết sức coi trọng giáo dục thế giới quan khoa học cho họ để họ
có cách nhìn đúng đắn các vấn đề của quá khứ, hiện tại và phác họa ra phần
nào bước tiến của tương lai.
Để thực hiện được tinh thần ấy, trước hết nhà quản lý ở các trường Đại học,
Cao đẳng cần làm tốt vai trò quản lý hoạt động dạy học LLCT ở trường mình. Ban
khoa giáo Trung ương đã phối hợp với Bộ GD & ĐT xây dựng đề án nâng cao
chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập các môn LLCT. Ngày 24/06/2002
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 494/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Đại học, Cao đẳng”. Công
văn số 2736/BGD&ĐT-ĐH-SĐH ngày 2/4/2008 v/v Góp ý chương trình các môn
LLCT. Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 18/9/2008 về việc
ban hành chương trình các môn LLCT trình độ ĐH, CĐ dùng cho sinh viên khối
không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
7
Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
trên ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Có thể kể đến một số công trình

nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I tại trường Nguyễn Ái
Quốc, Trung ương ngày 7 tháng 9 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Lý
luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả".
Người nhấn mạnh cách học "lý luận phải liên hệ với thực tế" [36]. Hơn 50 năm
đã trôi qua, những lời chỉ dẫn ấy vẫn nguyên giá trị, mang tính thời sự cho việc
chỉ đạo quá trình học tập LLCT của các thế hệ hôm nay và mai sau. Trong bài:
“Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy LLCT” của tác giả Lê Anh Xuân (PTK
Nhà nước và Pháp luật) nêu rõ: “Quán triệt chỉ dẫn "lí luận gắn liền với thực
tiễn" và những yêu cầu của Người trong dạy và học LLCT, để không rơi vào "lí
luận suông", bài giảng LLCT phải có tính thực tiễn, phải luôn liên hệ với thực
tiễn sinh động”[54].
- Tại Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy khoa học xã hội ở các
trường Đại học Sư phạm trong quá trình hội nhập quốc tế”, PGS.TS Nguyễn
Văn Cư (Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã nhấn
mạnh: “Nội dung giảng dạy các môn khoa học Mác - LêNin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh ở nhiều trường Đại học, Cao Đẳng ít sát thực tiễn, nặng tính sách vở,
chậm được đổi mới, chưa tạo được sự hấp dẫn. Nhiều nội dung trong các giáo
trình còn trùng lặp, chưa cô đọng, thiếu tính logic giữa các phần, các thí dụ
minh họa chưa có tính thuyết phục cao… Vì vậy việc đổi mới và triển khai
giảng dạy các môn LLCT ở các trường Đại học, Cao đẳng cần được tiến hành
từng bước dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo” [18].
- Th.s Thái Bình Dương (Đại học Vinh) cũng nghiên cứu về: “Vai trò
của người giảng viên trong đổi mới phương pháp giảng dạy môn LLCT” nhấn
mạnh: “Đổi mới phương pháp giảng dạy luôn là yêu cầu và nhiệm vụ của
người giảng viên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy
Số hóa bởi trung tâm học liệu
8
học có ý nghĩa như một cuộc cách mạng về phương pháp. Cuộc cách mạng này
sẽ mang lại sức sống mới cho giáo dục, trong đó có giáo dục lý luận nhằm đáp

ứng yêu cầu của thời đại mới”[21].
- Ban Tuyên giáo Trung ương với đề tài nghiên cứu khoa học: Tình hình
giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
các trường Đại học, Cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới”
(10/2007) [3]. Đề tài đã nghiên cứu một cách tổng quát về đội ngũ giảng dạy các
môn khoa học này với tư cách là một trong những yếu tố quan trọng trực tiếp tác
động đến chất lượng của quá trình dạy và học. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra thực
trạng về hoạt động dạy học các môn LLCT hiện nay ở các trường Đại học, Cao
đẳng với tâm lý coi các môn học LLCT là môn phụ nên tạo ra sức ì lớn, chậm
đổi mới tư duy, ngại trau dồi kiến thức, ít chịu tìm tòi phương pháp giảng dạy
phù hợp với đối tượng người học… đã gây cản trở đến chất lượng của hoạt động
dạy học LLCT.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu, bài viết về hoạt động giảng
dạy các môn LLCT như:
- “Đổi mới quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và
nghiên cứu khoa học Mác - Lênin - kiến nghị và giải pháp” do GS. Phạm Tất
Dong làm chủ nhiệm đề tài [19].
- Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Đình Trãi với đề tài “Nâng cao
năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường
chính trị tỉnh” (2001) [43].
- Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh) với bài viết: “ Tăng cường đổi mới nhận thức và nội dung giảng dạy các
môn lý luận trên tinh thần Nghị quyết Đại hội IX và các Nghị quyết của Ban
chấp hành Trung ương”[48].
- Thạc sỹ Bùi Nghi Lâm (Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân) có bài: “
Kinh nghiệm trong công tác giáo dục chính trị- tư tưởng cho sinh viên” [29].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
9
- Vũ Thị Phương Thảo (Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân) có bài: “
Hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong sinh viên qua các hoạt

động phong trào”[41].
Nhìn chung, một số công trình nêu trên đã có những đóng góp nhất định
đối với hoạt động giảng dạy LLCT tại các trường Đại học, Cao đẳng. Với mục
đích là góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học mà còn
giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội hiện
nay đang diễn ra ở nước ta Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục LLCT là hoạt
động nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương
pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học, góp phần nâng
cao và pháp huy tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể chính trị trong
xã hội, trong hoạt động thực tiễn”. Nhưng đây là các môn học có tính trừu
tượng và khái quát hóa cao trong khi phần nhiều giáo viên vẫn giảng dạy bộ
môn này theo phương pháp truyền thống, nặng về lý thuyết chứ chưa quan tâm
nhiều tới việc hình thành tư duy, kỹ năng, kỹ xảo cho người học, chưa thực sự
gây hứng thú học tập cho sinh viên, chất lượng học tập chưa cao.
Hiện có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề “ giáo dục LLCT cho hoc
sinh, sinh viên”. Tuy nhiên những nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý
hoạt động giáo dục LLCT trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như ở
Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức đến nay chưa có công trình nào, nên
tôi đã chọn đề tài : “ Quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT
Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành quản lý giáo dục.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu được trong
đời sống xã hội gắn liền với quá trình phát triển, Đặc biệt trong xã hội phát
triển như hiện nay thì quản lý giữ một vai trò rất lớn. Có nhiều cách tiếp cận
khác nhau, ở mỗi cách tiếp cận thì có nhiều định nghĩa khác nhau:
Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
Quản lý là một hoạt động thiết yếu nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực
cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của các nhà quản lý
nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt tới mục
đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất,
với tư cách thực hành thì các nhà quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ
chức về quản lý là một khoa học.
- Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1977: Quản lý là chức năng của
hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo
toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những
chương trình, mục đích hoạt động” [47]
Theo C.Mác, quản lý (QLXH) là chức năng được sinh ra từ tính xã hội
hóa lao động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều
thông qua hoạt động của con người và thông qua quản lý (Con người điều
khiển con người). Người đã viết “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một
sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự
vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự
mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
Định nghĩa về quản lý, Phạm Viết Vượng đưa ra định nghĩa như sau:
“Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá
nhân hướng đến mục đích hoạt động chung phù hợp với quy luật khách quan”.
Theo tác giả Trần Quốc Thành, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái
niệm quản lý:
- Dưới góc độ điều khiển học “Quản lý là tính toán sử dụng các nguồn
lực một cách hợp lý nhất để đạt tới hiệu quả kinh tế cao nhất”
- Dưới góc độ chính trị xã hội “Quản lý là tổ hợp những cách thức,
những phương hướng, phương pháp tác động vào đối tượng để phát huy khả

năng của đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội”.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
11
- Dưới góc độ hành động “Quản lý là quá trình điều khiển những đối
tượng quản lý để đạt được mục tiêu mong muốn”.
- Dưới góc độ kinh tế học “Quản lý là tính toán sử dụng các nguồn lực
một cách hợp lý nhất để đạt tới hiệu quả kinh tế cao nhất”.
Như vậy: quản lý là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm điều
khiển, tác động lên đối tượng, khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Toàn bộ hoạt động quản lý đều được thực hiện thông qua các chức năng
quản lý. Nếu không xác định được các chức năng quản lý thì chủ thể quản lý
không thể điều hành được hệ thống quản lý.
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục được hiểu theo hai cấp độ khác nhau. Cấp độ vĩ mô và
cấp độ vi mô.
- Đối với cấp vĩ mô: quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự
giác (Có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ
thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (Từ cấp cao nhất đến các cơ sở
giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
phát triển GD & ĐT thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể
nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu
quả các nguồn lực giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Đối với cấp vi mô: quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động
tự giác (Có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể
quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và
các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu GD & ĐT của nhà trường.
Cũng có thể định nghĩa: quản lý giáo dục thực chất là những tác động của

chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (Được tiến hành bởi tập thể giáo viên và
Số hóa bởi trung tâm học liệu
12
học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Từ những khái niệm nêu trên, dù ở cấp vĩ mô hay vi mô, ta có thể thấy rõ
bốn yếu tố của quản lý giáo dục. Đó là: chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý
(Nói tắt là đối tượng quản lý), khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Trong
thực tiễn các yếu tố trên không tách rời nhau, mà ngược lại chúng có quan hệ
tương tác gắn bó với nhau. Chủ thể quản lý tạo ra những tác động lên đối tượng
quản lý, nơi tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý và cùng với chủ thể quản lý
hoạt động theo một quỹ đạo nhằm cùng thực hiện một mục tiêu của tổ chức.
Khách thể quản lý nằm ngoài hệ thống quản lý giáo dục, nó là hệ thống khác
hoặc các ràng buộc của môi trường… Nó có thể chịu tác động hoặc tác động
trở lại đến hệ thống giáo dục và hệ thống quản lý giáo dục. Vấn đề đặt ra đối
với chủ thể quản lý là làm như thế nào để có những tác động từ phía khách thể
quản lý giáo dục là tích cực, để thực hiện mục tiêu chung.
Từ những khái niệm khác nhau về quản lý giáo dục, theo chúng tôi:
Quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của các nhà quản lý
giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa
học nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
1.2.2.2. Bản chất của quản lý giáo dục
- Quản lý giáo dục vừa là hoạt động mạng tính pháp lý, vừa mang tính
sáng tạo. Đó là những quyết định quản lý đúng thẩm quyền, đúng quy luật,
chớp được thời cơ và hiệu quả cao.
- Quản lý giáo dục là hoạt động có mục đích rõ ràng: nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo, thực chất là quản lý con người và quản lý chất lượng
đào tạo.
- Quản lý giáo dục vừa là một khoa học, vừa là một nghề và là một nghệ
thuật. Vì hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và trình độ

nghiệp vụ quản lý của chủ thể quản lý, nhưng đồng thời phụ thuộc vào quan hệ
ứng xử tế nhị, khéo léo thông minh giữa chủ thể quản lý với khách thể quản lý.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
13
- Theo Trần Kiểm:„„Quản lý giáo dục là một hiện tượng xã hội, đồng thời
là một dạng lao động đặc biệt mà nét đặc trưng của nó là tính tích cực, sáng tạo,
năng lực vận dụng những tri thức đã có để đạt mục đích đặt ra có kết quả, là sự
cải biến hiện thực. Do đó, chủ thể quản lý phải biết sử dụng không chỉ những
chuẩn mực pháp quyền mà còn sử dụng cả những chuẩn mực đạo đức, xã hội,
tâm lý… nhằm đảo bảo sự thống nhất và những mối quan hệ trong quá trình
quản lý” [28].
- Quản lý giáo dục đòi hỏi phải tuân theo nguyên tắc nhất định như:
nguyên tắc Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, tính pháp chế…
- Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện đồng thời các chức năng quản lý.
- Quản lý giáo dục thực chất là phạm trù phương pháp chứ không phải
mục đích.
- Hiệu quả của quản lý giáo dục phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức.
1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục nói chung.
Muốn duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà
trường thì tất yếu phải nâng cao chất lượng quản lý của hiệu trưởng đối với
hoạt động dạy học của đội ngũ giảng viên.
Trường học là một bộ phận của xã hội, là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ
thống Giáo dục quốc dân. Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà
trường. Mọi hoạt động phức tạp, đa dạng khác đều hướng vào hoạt động trung
tâm này. Do vậy, quản lý trường học thực chất là: “Quản lý hoạt động dạy -
học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để
dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” (Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang) [38].
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Trường học là một thiết chế xã hội
trong đó diễn ra quá trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai

nhân tố thầy - trò. Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng
máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở” [4;tr3].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
14
Trên cơ sở tìm hiểu về trường học, ta có thể tìm hiểu về khái niệm quản
lý nhà trường như sau:
- Quản lý nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của hệ
thống quản lý giáo dục nói chung.
- GS.TS Phạm Minh Hạc đã đưa ra nội dung khái quát về khái niệm quản
lý nhà trường: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục để hướng tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [24;tr22].
- Quản lý nhà trường chính là những công việc của nhà trường mà người
cán bộ quản lý thực hiện các nhiệm vụ, công tác của mình. Đó là những hoạt
động có ý thức, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của nhà trường mà trọng tâm là quá trình dạy học.
- Bản chất của công tác quản lý nhà trường là quá trình chỉ huy, điều
khiển sự vận động của các thành tố. Mối quan hệ đó là do quá trình sư phạm
trong nhà trường quy định.
Trên cơ sở tìm hiểu một số quan điểm nêu trên, chúng tôi cho rằng:
“Quản lý trường học chính là quá trình tổ chức, chỉ đạo và điều hành quá
trình giảng dạy của thầy và hoạt động học của trò, đồng thời quản lý những
điều kiện cơ sở vật chất và công việc phục vụ cho dạy và học nhằm đạt được
mục đích giáo dục đào tạo”.
1.2.4. Khái niệm quản lý chương trình dạy học
Trước khi tìm hiểu về khái niệm quản lý chương trình dạy học, chúng ta
cùng tìm hiểu một số quan niệm về chương trình như sau:
1.2.4.1. Khái niệm chương trình
- “Chương trình được định nghĩa là một loạt các hoạt động được thực

hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể cho
các nhóm khách hàng đã được định sẵn” [55].

×