Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.68 KB, 22 trang )

1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Việt
Chữ viết tắt Tiếng Việt
NH Ngân hàng
XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu
TDCT Tín dụng chứng từ
XNK Xuất nhập khẩu
NHTM Ngân hàng thương mại
Từ viết tắt Tiếng Anh
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
L/C Letter of credit Thư tín dụng
UCP The Uniform Customs and
Practice for Documentary Credits
Các quy tắc và thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ
B/L Bill of Lading
AWB Airway bill
3
LỜI MỞ ĐẦU
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra hết sức nhanh chóng, nền kinh tế Việt Nam
đã có những bước tiến lớn về tăng trưởng, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra hết sức sôi
động. Bên cạnh những thuận lợi của toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối
mặt với môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt, tính chất cạnh tranh ngày càng cao.
Điều đó đòi hỏi một mặt phải có nhiều chính sách tài trợ cho các doanh nghiệp Việt
Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp
nước ngoài, mặt khác không vi phạm công ước quốc tế khi Việt nam đã là thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Một trong những hình thức tài trợ đó


là hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các Ngân hàng thương mại, hoạt động này
ra đời và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của các doanh nghiệp về phát triển
kinh doanh, chống rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong
hoạt động thương mại quốc tế. Với chức năng phân phối các dòng vốn huy động được
cho các thành phần kinh tế trong xã hội, phục vụ cho sự tăng trưởng nền kinh tế, các
hoạt động của ngân hàng luôn gắn chặt với các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại đã
thực sự trở thành những trung gian tài chính lớn, hoạt động tài trợ thương mại của các
ngân hàng ngày càng đa dạng về hình thức. Đặc biệt hoạt động tài trợ thương mại quốc
tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng trở nên phổ biến và có vị
trí quan trọng trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Trải qua nhiều năm đổi mới,
hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân
hàng thương mại Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ cả về quy mô,
cũng như chất lượng dịch vụ, nhưng bên cạnh những thành công vẫn còn những hạn
chế nhất định. Từ thực trạng đó, bài tiểu luận của nhóm 2 xin phép được phân tích đề
tài “Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại theo phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ”. Do sự hiểu biết còn hạn hẹp nên bài tiểu luận
không tránh những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo để đề tài được
hoàn thiện hơn.
4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1.1. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một NH (NH mở
thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một
số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc
chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất
trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín
dụng.
1.1.2. Các chủ thể tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ

Trong quá trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, thông
thường có các bên tham gia như sau (được định nghĩa theo điều 2 của UCP600)
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant) là bên mà theo yêu cầu của bên đó,
một tín dụng được phát hành.
- NH phát hành (Issuing Bank) là NH theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc nhân
danh chính mình phát hành một tín dụng.
- Người hưởng lợi (Beneficiary) là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một tín dụng
thư được phát hành.
- NH thông báo (Advising Bank) là NH tiến hành thông báo tín dụng theo yêu
cầu của NH phát hành.
- Trên thực tế ngoài các thành phần trên còn có thể xuất hiện thêm một số NH
khác: NH xác nhận, NH được chỉ định, NH bồi hoàn,…
1.2. CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.2.1. Tài trợ nhập khẩu
1.2.1.1. Tài trợ phát hành L/C
Trong các hình thức tài trợ, thư tín dụng - công cụ chủ yếu của phương thức tín
dụng chứng từ có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Bởi vì, thư tín dụng chứng từ không
những là công cụ cam kết mà còn là công cụ tài trợ. Vì theo yêu cầu của nhà NK, NH
phát hành một Thư tín dụng cam kết trả tiền cho nhà XK, nếu nhà XK thực hiện đầy đủ
các điều kiện quy định trong thư tín dụng đó. Như vậy, NH đã mang toàn bộ địa vị, uy
5
tín, thương hiệu và “chữ tín” của mình thay mặt nhà NK đứng ra cam kết trả tiền cho
nhà XK. Đây là hình thức tài trợ đặc biệt cho nhà NK.
Theo quy định của UCP 600, sau khi NH phát hành trả tiền cho nhà XK, thì NH
mới đòi lại tiền nhà NK, như vậy ở góc độ này, NH đã cho nhà NK vay tiền. Với ý
nghĩa như vậy, NH đã trực tiếp tài trợ tài chính cho nhà NK. Tuy nhiên, trên thực tế, ý
nghĩa của việc NH cấp tín dụng cho nhà NK theo thư tín dụng cũng ít đi do phần lớn
doanh nghiệp NK phải bỏ tiền ra để ký quỹ mở L/C. NH phát hành L/C cam kết trả tiền
cho người thụ hưởng tức là NH đã cấp tín dụng “chữ tín” cho nhà NK. Người NK vay

được chữ tín đó, phải có tài sản thế chấp, tài sản thế chấp đó gọi là “tiền ký quỹ mở
L/C”. Tiền ký quỹ nhiều hay ít phụ thuộc vào độ tin cậy của NH đối với nhà NK và
phụ thuộc vào “độ lớn của chữ tín” mà NH cấp cho nhà NK. Số còn lại NH cho vay
nhà NK thường là không lớn, thậm chí có những trường hợp nhà NK phải ký quỹ cả
100% trị giá kim ngạch L/C. Nhưng việc NH phát hành lấy uy tín, thương hiệu của
mình thay mặt nhà NK để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi ở nước ngoài, bất luận
trong trường hợp nào cũng là một hình thức tài trợ hiệu quả cho nhà NK mà thiếu nó
nhà NK và tiếp đến là các nhà XK khó mà tiến hành thuận lợi các thương vụ. Tín cụng
cấp cho nhà NK bằng L/C nói trên là một cam kết “không thể hủy ngang” (irrevocable)
của NH phát hành trong thời hạn hiệu lực của nó. Một L/C được mở ra cùng với các
sửa đổi, tu chỉnh L/C (nếu có) bắt buộc phải có sự đồng ý của tất cả các bên có liên
quan và đặc biệt phải có sự xác nhận cuối cùng của nh phát hành. Có thể nói đây là loại
tài trợ rõ ràng, chính vì vậy, tài trợ bằng tín dụng chứng từ được áp dụng rộng rãi trên
thương trường quốc tế.
1.2.1.2. Tài trợ xác nhận L/C
Trong thực tế cũng có những trường hợp người XK không tin tưởng về uy tín
thanh toán của NH , hoặc lo ngại về rủi ro quốc gia của nhà NK và NH phát hành,
khi ấy họ có thể yêu cầu có thêm một cam kết thanh toán của NH khác (thường là một
NH có uy tín cao ở nước của nhà XK), có hiệu lực pháp lý tương đương với cam kết
thanh toán của NH phát hành L/C. Cam kết thanh toán thứ hai này được biểu hiện qua
nghiệp vụ tài trợ xác nhận L/C của NH ở nước người XK.
6
Thực chất tài trợ xác nhận L/C là một nghiệp vụ bảo lãnh cho uy tín thanh toán
của NH phát hành, hay sâu xa hơn là uy tín của nhà NK. Theo đó, NH xác nhận đã
đảm trước nhà XK tất cả các rủi ro liên quan đến uy tín và khả năng thanh toán của nhà
NK, của NH phát hành và cả rủi ro quốc gia NK. Nhờ vậy, nhà XK có thể tin tưởng về
tính an toàn trong thanh toán tiền hàng khi thực hiện đúng các quy định của L/C và
việc mua hàng của nhà NK cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
1.2.1.3. Tài trợ thanh toán bằng L/C
a. Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập

Theo hình thức này, để được tài trợ thì nhà NK phải có kế hoạch kinh doanh khả
thi, xác định rõ tại thời điểm thanh toán dự kiến số tiền thiếu hụt cần tài trợ là bao
nhiêu vì thông thường NH không cho vay toàn bộ giá trị của L/C để trả nợ. Trên cơ sở
xem xét, phân tích kế hoạch và phương án của khách hàng, NH sẽ quyết định tài trợ và
xác định mức NH chấp nhận tài trợ. Tất cả các công đoạn này phải thực hiện trước khi
bộ chứng từ giao hàng của người XK về đến NH đứng ra tài trợ. Nếu bộ chứng từ đã
về rồi nhà NK mới xin tài trợ thanh toán thì khả năng bị NH từ chối thanh toán là rất
lớn, vì NH rất ít thời gian xem xét bộ chứng từ cũng như đánh giá khả năng thu hồi vốn
của khách hàng cho khoản tiền mà NH tài trợ.
b. Cho vay bắt buộc
Về nội dung hình thức này cũng giống như cho vay thanh toán bộ chứng từ
hàng nhập, tuy nhiên, tình trạng cho vay bắt buộc phát sinh khi người NK không thanh
toán hoặc không đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng. NH khi đó sẽ cho vay
trên giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng hạn cho NH nước ngoài. Nhà NK
nên tránh tình trạng phát sinh nợ vay bắt buộc do họ sẽ phải chịu lãi suất vay cho
khoản tiền này tương ứng lãi suất vay quá hạn. Hơn nữa, thời gian vay bắt buộc thường
không quá 30 ngày kể từ ngày NH trả thay, áp lực thanh toán nợ cho NH vì vậy sẽ rất
lớn.
1.2.1.4. Bảo lãnh cho hoạt động nhập khẩu sử dụng phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ
a. Bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm
Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất ở nước ta trong thời gian qua,
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ bảo lãnh tại các NHTM. Đối với các doanh nghiệp
7
Việt Nam, đây là hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nước ngoài đơn giản và dễ được
chấp thuận bằng cách mua chịu hàng hóa, phù hợp trong hoàn cảnh doanh nghiệp đang
thiếu vốn.
Việc NH mở L/C trả chậm NK phải tuân thủ một số quy định như: hàng hóa
phải phù hợp với chính sách XNK hàng năm của Nhà nước liên quan đến vay và trả nợ
nước ngoài, số dư L/C trả chậm ngắn hạn (dưới 1 năm và phải nằm trong hạn mức),

NH phải duy trì tỷ lệ tối đa là ba lần giữa số dư cho vay và bảo lãnh vay ngắn hạn nước
ngoài trên vốn tự có của NH và NH không có nợ quá hạn phát sinh từ nghiệp vụ mở
L/C trả chậm, việc trích lập quỹ bảo lãnh theo quy định hiện hành về bảo lãnh và tái
bảo lãnh trong đó:
Quỹ bảo lãnh = 5% giá trị thực tế bảo lãnh.
Giá trị thực tế bảo lãnh = giá trị NH bảo lãnh – giá trị bên xin bảo lãnh ký quỹ tại NH
b. Bảo lãnh bằng cách chấp nhận hối phiếu theo L/C
Chấp nhận hối phiếu là hành vi cam kết trả tiền của người có nghĩa vụ trả tiền
khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Hành vi pháp lý này được thể hiện bằng chữ ký của
người đó ở mặt trước, góc trái của hối phiếu.
Hình thức tài trợ này thực chất chỉ là một sự đảm bảo về mặt tài chính của NH
chứ NH chưa phải xuất tiền ngay cho người thụ hưởng. Chỉ trong trường hợp hối phiếu
đến hạn mà người NK không thực hiện nghĩa vụ của mình thì NH-người chấp nhận hối
phiếu mới phải trả tiền thay cho người NH. Trong phương thức thanh toán thanh toán
TDCT, nếu L/C quy định hối phiếu loại trả chậm thì nó phải được ký chấp nhận bởi
NH phát hành.
Tài trợ chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trường hợp bên NK thiếu sự tin tưởng
vào khả năng thanh toán của bên NK nên có thể đề nghị bên NK yêu cầu một NH đứng
ra chấp nhận trả hối phiếu cho bên XK ký phát. Việc NH ký chấp nhận vào hối phiếu là
một dạng thỏa thuận tài trợ bảo lãnh uy tín thanh toán cho nhà NK. Nhờ vậy, nhà NK
sẽ nhận được bộ chứng từ để có cơ sở tiếp nhận hàng hóa.
c. Bảo lãnh nhận hàng
Bảo lãnh nhận hàng là môt hình thức tài trợ của NH nhằm giúp người NK có thể
lấy được hàng. Bảo lãnh nhận hàng áp dụng trong trường hợp hàng hóa đến trước bộ
chứng từ, đặc biệt khi chưa có vận đơn gốc. Khi đó, nếu không có sự can thiệp của NH,
người NK chắc chắn sẽ không có quyền nhận hàng hóa. Hàng hóa sẽ phải ở cảng trong
8
một thời gian nhất định, có thể bị giảm phẩm chất hoặc ảnh hưởng đến quá trình kinh
doanh của nhà NK, hơn nữa lại phải chịu chi phí lưu kho, lưu bãi rất lớn. Để tránh tình
trạng này, nhà NK sẽ yêu cầu NH phát hành một cam kết (thay cho vận đơn) gọi là bảo

lãnh nhận hàng. Người NK sẽ xuất trình bảo lãnh nhận hàng cho công ty vận tải để đến
cảng nhận hàng.
Bảo lãnh nhận hàng được NH phát hành khi người NK chưa có vận đơn, do vậy,
khi nhận được vận đơn thì sẽ tiến hành giao vận đơn đó cho hàng tàu để giải phóng bảo
lãnh nhận hàng. Thực hiện bảo lãnh nhận hàng có thể mang lại rủi ro cho NH, vì vậy,
trong bảo lãnh nhận hàng, NH sẽ quy định bảo lãnh đó hết hạn sau bao nhiêu ngày
hoặc kể từ ngày nhà NK có bộ chứng từ trong tay.
1.2.2. Tài trợ xuất khẩu
1.2.2.1.Tài trợ trước khi giao hàng
a. Tài trợ vốn lưu động
Hình thức tài trợ này dùng để thu mua, chế biến, sản xuất hàng XK theo đúng
L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng. Được tiến hành trước
khi giao hàng thông thường được áp dụng trong trường hợp NH tài trợ vừa là NH
thanh toán cho L/C xuất, nhà XK xuất trình bộ chứng từ và được thanh toán tại NH. Để
giám sát và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, thông thường
NH thực hiện tài trợ như sau:
Khi vay NH yêu cầu nhà nhà XK phải có một số vốn nhất định cộng thêm với
số tiền vay NH để thu mua hàng hoá, chế biến, sản xuất hàng XK. Hàng hoá sẽ làm tài
san đảm bảo để tiếp tục vay và được nhập tại kho NH hoặc nhập kho mà trước đó NH
và nhà XK thoả thuận và đồng ý, dưới sự giám sát của NH, muốn xuất hàng ra khỏi
kho phải có sự đồng ý của NH. NH tiếp tục cho vay, khách hàng sẽ dùng số tiền NH tài
trợ để đi mua hàng, chế biến sản xuất hàng hoá tiếp tục cứ như vậy cho đến khi bằng
100% giá trị hàng xuất. Thông thường NH chỉ tài trợ khoảng 70% giá trị lô hàng XK.
Sau khi giao hàng xong, nhà XK lập bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện quy
định trong L/C nộp vào NH để xin thanh toán tiền. Trên hối phiếu đòi nợ thì NH sẽ là
người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu. NH kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ra
nước ngoài đòi nợ NH mở L/C. Khi nhận được điện chuyển tiền từ phía NH mở L/C,
NH thông báo L/C ghi Có trên tài khoản cho vay để thu nợ. Trường hợp giữa NH mở
9
và NH thông báo L/C là đại lý có mở tài khoản tiền gửi cho nhau, việc thực hiện thanh

toán bộ chứng từ để thu nợ được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng nên NH
có thể tài trợ mức lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất bình thường.
Khi NH tài trợ không phải là NH thông báo cũng không phải là NH thanh toán,
rủi ro có thể xảy ra nếu như sau khi được tài trợ doanh nghiệp không xuất được hàng
hoặc xuất được hàng nhưng lại gặp rủi ro trong giao nhận hay thanh toán, hoặc khách
hàng không dùng số tiền trên vào mục đích xuất hàng như đã cam kết vay với NH.
b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Do trong TMQT rủi ro ngày càng lớn cho nên bảo lãnh ngày càng có vai trò
quan trọng. Nhà NK không tin tưởng hoàn toàn vào khả năng thực hiện hợp đồng của
nhà XK, họ sẽ nhờ vào bảo lãnh của NH. Hình thức này trong NH gọi là bảo lãnh thực
hiện hợp đồng. loại bảo lãnh này nhằm phòng chống rủi ro cho người NK trong trường
hợp người XK không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, chẳng hạn như
giao hàng chậm trễ, không đúng chất lượng, số lượng… Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
được sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người NK đề nghị đối với người NK để
đảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng. Do đó, giá trị tối đa cả bảo lãnh là tương
đương với bồi thường vi phạm hợp đồng (tính tỷ lệ trên % giá trị hợp đồng, dao động
từ mức 10% - 15%). Thông thường hiệu lực của loại bảo lãnh này chấm dứt khi người
được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ cung ứng của họ.
c. Tài trợ bằng các L/C đặc biệt
- Tài trợ bằng L/C giáp lưng (back–to–back L/C):
Sau khi nhận được L/C do người NK mở cho mình hưởng, người XK dùng L/C
này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống
với L/C ban đầu, L/C mở sau được gọi là L/C giáp lưng. L/C giáp lưng thuộc loại
không thể hủy ngang, được sử dụng phổ biến trong thương vụ tay bà, trong đó người
hưởng L/C gốc đóng vai trò trung gian thương mại giữa nhà cung ứng thực sự và người
mua có nhu cầu NK mặt hàng đó.
Có thể nói, đây là một hình thức tài trợ đặc biệt mà NH dành cho nhà XK trung
gian - những người có khả năng tài chính hạn hẹp nên phải sử dụng L/C gốc làm điểm
tựa để nhờ NH phát hành L/C thứ hai cho nhà cung ứng hàng thực sự. Nhờ sự tài trợ
10

này, người XK trung gian có thể tiến hành kinh doanh chệnh lệch giá mà không cần bỏ
ra đồng vốn nào. Nhưng nghiệp vụ tài trợ này rất phức tạp, nó đòi hỏi NH phát hành
L/C giáp lưng phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc và
L/C giáp lưng, nếu không bộ chứng từ NH chuyển giao sẽ bị người mua gốc từ chối
thanh toán. Nhìn chung, NH phát hành L/C giáp lưng sẽ phải đương đầu với rủi ro liên
quan đến phức tạp của chứng từ xuất trình, cũng như uy tín thanh toán và chức năng
kinh doanh của nhà XK.
- Tài trợ bằng L/C chuyển nhượng (transferable L/C):
L/C chuyển nhượng thuộc loại không thể hủy ngang, có cho phép người XK
(người hưởng thụ thứ nhất) được quyền chuyển nhượng quyền thụ hưởng một phần
hay toàn bộ cho một hay nhiều bên khác (những người thụ hưởng thứ hai).
Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo các điều khoản của L/C. Một số
điều kiện của L/C gốc như cảng xếp, cảng dỡ hàng, kho chuyển nhượng không được
phép thay đổi, nhưng những yếu tố như đơn giá, tổng kim ngạch, thời hạn giai đoạn
giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C chuyển nhượng thì có thể giảm xuống hoặc rút
ngắn. Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được
chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính đối với
nhà NK, đồng thời chịu các khoản thủ tục, lệ phí chuyển nhượng. Cần lưu ý rằng, L/C
chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.
- Tài trợ ứng trước bằng L/C điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit):
L/C điều khoản đỏ là một loại L/C đặc biệt thuộc loại không thể hủy ngang,
được phát hành với một điều khoản có nội dung cho phép NH thông báo ứng trước cho
nhà XK một khoản tiền để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo
L/C đã mở.
Về bản chất thì L/C điều khoản đỏ là một khoản tài trợ trước khi giao hàng của
nhà NK cấp cho nhà XK để đổi lấy cam kết rằng nhà XK sẽ sử dụng khoản ứng trước
vào việc thực hiện hợp đồng. Nghĩa là nhà NK đã cấp một khoản cho vay không đảm
bảo cho nhà XK và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc bồi hoàn khoản viện trợ cho
nếu việc giao hàng không được thực hiện theo L/C, hoặc nếu nhà XK không hoàn trả
khoản tài trợ đó. Như vậy, L/C điều khoản đỏ sẽ chỉ sử dụng trong trường hợp bên mua

tin tưởng chắc chắn vào uy tín và năng lực kinh doanh của bên bán.
11
Cần lưu ý rằng, trách nhiệm tài trợ ở đây thuộc về NH phát hành, do đó, bất kể
kết quả thực hiện hợp đồng của nhà XK như thế nào, NH phát hành cũng phải có trách
nhiệm hoàn trả cho NH thông báo ( hoặc NH xác nhận) cả gốc lẫn lãi khoản nợ vay
ứng trước tiền hàng. Sau đó, NH phát hành L/C điều khoản đỏ mới thực hiện việc thu
hồi từ nhà NK khoản tài trợ đã ứng ra ở trên.
1.2.2.2.Tài trợ sau khi giao hàng
a. Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu
- Khi chiết khấu bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian quy định.
NH mở L/C phải có uy tín trên thị trường quốc tế và có quan hệ giao dịch thường
xuyên với NH chiết khấu. Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của
doanh nghiệp ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán, có uy tín với NH. Số tiền chiết
khấu phải nằm trong hạn mức tín dụng.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, NH thẩm định về mục đích vay,
tình hình tài chính, khả năng thanh toán… NH kiểm tra bộ chứng từ một cách cẩn thận
và hợp lý bởi vì nếu bộ chứng từ không hợp lý có thể bị từ chối thanh toán, NH khó thu
hồi nợ. NH kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều kiện, điều khoản
đã ghi trong L/C. NH xem xét quyết định tỷ lệ chiết khấu hiện nay vào khoảng 90% giá
trị L/C xuất. Tuy nhiên trên thực tế tuỳ từng NH, từng trường hợp cụ thể sẽ quyết định
một tỷ lệ chiết khấu. Có hai hình thức chiết khấu:
Chiết khấu truy đòi là hình thức chiết khấu mà NH sau khi thanh toán tiền cho
nhà XK có quyền đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh toán.
Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu mà NH sau khi thanh toán cho nhà
XK không có quyền truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh toán.
Hiện nay đa số NH thực hiện chiết khấu truy đòi.
b. Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu
Trường hợp bộ chứng từ không hội đủ điều kiện chiết khấu, có những sai sót
NH không đồng ý chiết khấu thì nhà XK có thể yêu cầu NH ứng trước tiền hàng.
Thông thường tỷ lệ ứng trước khoảng 50 – 60% giá trị hàng xuất.

NH thực hiện thu nợ bằng cách gửi bộ chứng từ ra nước ngoài để đòi nợ, trong
vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được báo Có của NH
nước ngoài, NH tự động ghi Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng. Nếu trên tài khoản
của khách hàng không đủ tiền trong vòng 7 ngày làm việc NH sẽ chuyển số tiền chiết
12
khấu hoặc ứng trước sang nợ quá hạn. Khi được thanh toán từ phía NH nước ngoài sẽ
thực hiện khấu trừ trực tiếp khoản tiền vay cùng các chi phí có liên quan.
1.3. RỦI RO NGÂN HÀNG VÀ DOANH NGHIỆP GẶP PHẢI TRONG QUÁ
TRÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Sự cách biệt về địa lý, ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, tập quán kinh doanh…
làm cho hoạt động TTQT nói chung và hoạt động tài trợ thương mại nói riêng chứa
đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Sau đây là một số rủi ro thường gặp mà NH và doanh
nghiệp có thể gặp phải trong hoạt động tài trợ thương mại theo phương thức tín dụng
chính từ
13
1.3.1. Đối với ngân hàng phát hành
NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của
L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK chủ tâm không hoàn toàn trả hoặc không hoàn
trả. Với lý do này, rủi ro tín dụng đối với NH phát hành là rất hiện hữu.
Khi thanh toán L/C xác nhận , NH phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh
toán cho người mua thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Trong trường hợp này,
nếu không có sự chấp thuận trước của người NK về việc hoàn trả, thì NH phát hành sẽ
gặp rủi ro khi bộ chứng từ sai sót, nên nhà NK từ chối, do đó NH sẽ không truy hoàn
được tiền từ nhà NK. Về mặt nguyên tắc, NH phát hành có quyền truy đòi NH trả tiền
cho bộ chứng từ sai sót. Nhưng như đã nói ở trên, việc này tỏ ra mất thời gian và tốn
kém.
Nếu NH phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà
không kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà NK từ chối thì NH
phát hành không thể truy đòi tiền nhà NK.

Rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển mà trách nhiệm không thuộc hang tàu
mà nhà NK không mua bảo hiểm, nhà NK không sẵn long thanh toán thì NH phát hành
có thể gặp rủi ro.
Rủi ro nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc phá sản: rủi ro này gây ra thiệt hại
nặng nè cho NH phát hành nếu NH phát hành tài trợ vốn NK.
Rủi ro do nhà XK có hành vi lừa đảo: nhà XK giả mạo chứng từ, mặc dù NH
được chỉ thị đã kiểm tra nhưng không phát hiện ra, còn NHPH thì cho phép NH chiết
khấu trích tài khoản tiền gửi của mình để thanh toán cho người bán hoặc đòi tiền tại
NH thứ ba. Nếu như nhà XK là một tổ chứ “ma” hoặc bị phá sản trong khi nhà NK
không có đủ năng lực tài chính để bồi thường cho NH phát hành thì NH phát hành cuối
cùng là người gánh chịu rủi ro.
NH phát hành không cẩn trọng trong thanh toán bộ chứng từ không có B/L hay
AWB gốc, tức là thanh toán tiền ra nước ngoài không chứng minh trên cơ sở có hàng
hóa đối ứng, gây rủi ro là thanh toán không hay phía nước ngoài lợi dụng để xuất
trình đòi tiền với bộ chứng từ hoàn hảo có B/L hay AWB gốc
Rủi ro NH phát hành không hành động đúng UCP mà thư tín dụng đã dẫn chiếu:
Theo UCP, NH phát hành được miễn trách nhiệm thanh toán nếu bộ chứng từ có lỗi.
14
Tuy nhiên nếu NHPH không hành động đúng theo những quy định tại điều 16 UCP thì
NHPH gặp rủi ro trên chính bộ chứng từ có lỗi đó. Như:
- Thông báo từ chối nhưng không nêu rõ và đầy đủ các bất hợp lệ của bộ chứng
từ, hoặc bất hợp lệ này bị NH chiết khấu phủ nhận và trở nên không có giá trị.
- Thông báo những bất hợp lệ và từ chối chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc
- Không nêu chỉ thị về việc định đoạt bộ chứng từ.
- Đã chuyển giao chứng từ cho người mở, hoặc làm mất không trả lại đầy đủ và
nguyên vẹn bộ chứng từ cho phía xuất trình, hoặc không giao chứng từ cho phía thứ ba
do phía xuất trình chỉ định.
1.3.2. Doanh nghiệp
Thanh toán bằng L/C được xem là một phương thức thanh toán an toàn nên tạo
sự thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp XNK. Tuy nhiên, những rủi ro vẫn có thể xảy

ra nếu các DN không thận trọng khi sử dụng phương thức thanh toán này. Có một số
rủi ro mà DN có thể gặp phải như sau:
- Rủi ro do người XK không cung cấp hàng hóa
- Rủi ro thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn
giữa hàng hóa và chứng từ.
- Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hóa do xếp
hàng không đúng quy định
- Rủi ro do hãng tàu không tin cậy, do hư hỏng hàng hóa xếp hàng không đúng
quy định.
15
CHƯƠNG II. MỘT SỐ CASE STUDY VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM RÚT RA
2.1. Tình huống 1
Ngày 29/11/2010, theo đề nghị phát hành L/C của chi nhánh Tp. Hồ chí minh,
sở giao dịch đã phát hành L/c số 900101001032, người mở là công ty CP thép Pomina,
người hưởng là Duferco Asia Pte LTd, trị giá L/C là 3.600.000 (USD), mặt hàng là
phôi thép nhập khẩu từ một cảng bất kỳ của Malaysia.
Ngày 27/12/2010, chi nhánh gửi SGD Đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng
cho công ty Cp thép Pomina .Theo giấy báo hàng đến của đại lý vận tải BEN LINE
AGENCIES, thì tàu Vân Đồn 02 chở hàng của công ty sẽ cập cảng dỡ hàng vào 9 giờ
tối ngày 28/12/2010.
Đến 6 giờ 13 phút 28/12/2010, cơ quan chức năng xác định tàu Vân Đồn 02 đã
bị chìm hoàn toàn và 12 thuyền viên trên tàu bị mất tích. Trước tình hình đó, SGD đã
yêu cầu chi nhánh TP. Hồ chí minh nhanh chóng thu hồi lại bảo lãnh số 900161000067
từ phía công ty Cp thép Pomina ngay trong ngày 28/12/2010.
Ngày 30/12/2010, bộ phận kéo dài phía Nam của SGD đã nhận được bộ chứng
từ trị giá 3.600.000 USD hoàn toàn hợp lệ gửi từ Ngân hàng SKANDINAVISKA , chi
nhánh Singapore, ngày thanh toán đến hạn là 06/01/2011.
Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý ở đây là trước khi mở L/C, vì đơn giá là CFR
nên ngày 23/11/2010, công ty Cp thép Pomina đã mua bảo hiểm điều kiện C cho lô

hàng này của Công ty bảo hiểm BIDV Bình Dương.
Rủi ro: Ngân hàng nhận được bộ chứng từ đòi tiền nhưng doanh nghiệp không
nhận được hàng. Nguyên nhân là do tàu bị chìm đắm, tổn thất toàn bộ xảy ra với cả tàu
và lô hàng. Đây hoàn toàn là một sự cố bất ngờ xảy ra trên biển và nằm trong các
trường hợp được bảo hiểm theo điều kiện C.
Cách giải quyết: Vì theo điều kiện thanh toán bảo hiểm của Công ty bảo hiểm
BIDV Bình Dương, phía công ty Cp thép Pomina phải thanh toán cho lô hàng trên thì
mới được tiến hành làm thủ tục đòi bồi thường theo bảo hiểm vì như vậy mới chứng
16
minh được phía công ty đã hoàn toàn bị thiệt hại. Ngày 06/01/2011, Theo đúng Quy
trình xử lý nghiệp vụ thư tín dụng, mã số: QT.SGD.01, chi nhánh Tp. Hồ chí minh đã
quyết định tài trợ 100% vốn vay cho công ty Cp thép Pomina để thanh toán đúng hạn
cho phía nước ngoài. Sau đó, chi nhánh Tp. Hồ chí minh và công ty Cp thép Pomina
kết hợp làm thủ tục đòi bảo hiểm và đã được phía Công ty bảo hiểm BIDV Bình
Dương xác nhận đền bù 100% thiệt hại (tức 100% trị giá hóa đơn là 3.600.000 USD).
Bài học rút ra:
Đối với Doanh nghiệp: Các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các
loại hàng chuyên chở bằng đường biển, rủi ro cao, Doanh nghiệp nên mua bảo hiểm
cho hàng hóa nhằm mục đích chia sẻ rủi ro, hạn chế thiệt hại có thể gặp phải.
Đối với Ngân hàng: Cần thiết phải tuân thủ đúng, đầy đủ quy định, tập quán,
quy trình trong các nghiệp vụ tín dụng chứng từ nói riêng và thanh toán quốc tế nói
chung. Khi rủi ro xảy ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các bên liên
quan để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Kết luận: Tình huống cho thấy cách xử lí đúng đắn, hợp lí và hiệu quả của tất
cả các bên liên quan, đặc biệt là việc Ngân hàng tài trợ vốn vay để thanh toán cho L/C
giúp doanh nghiệp giải quyết được khó khăn trước mắt và hỗ trợ doanh nghiệp trong
việc đòi tiền từ công ty Bảo Hiểm. Nghiệp vụ tài trợ thương mại thực sự đã phát huy
tác dụng trong trường hợp này, nâng cao vai trò của Ngân hàng đối với hoạt động của
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
2.2. Tình huống 2

Ngày 10/05/2008 Eximbank cho vay ký quỹ mở L/C trả ngay trị giá EUR
50,000 cho công ty Hoa Mai Sơn để nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị, điều kiện
giao hàng CIF cảng Sài Gòn, Incoterms 2000. Khi nhận bộ chứng từ, Eximbank kiểm
tra và xác định bộ chứng từ hợp lệ nên thông báo công ty Hoa Mai Sơn nộp tiền để
nhận chứng từ. Tuy nhiên, khi công ty Hoa Mai Sơn làm thủ tục nhận hàng thì Hải
quan từ chối không cho công ty Hoa Mai Sơn nhận hàng và phạt 10 triệu đồng vì lý do
giấy chứng nhận xuất xứ viết tay chứ không in sẵn hay đánh máy. Công ty Hoa Mai
17
Sơn đã đề nghị Eximbank giải thích “Eximbank thông báo chứng từ hợp lệ nhưng công
ty không được nhận hàng?”. Eximbank cũng giải thích trong UCP 600 và ISBP 681
không có điều khoản quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay nên không
chịu trách nhiệm về việc công ty không được nhận hàng.
Rủi ro: Theo công văn 1690 hướng dẫn của Tổng cục Hải Quan thì không chấp
nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay. Eximbank đã không cập nhật được thông tin
này.
Khi phát hành thư tín dụng, Eximbank chỉ căn cứ vào hợp đồng của khách hàng
ở phần chứng từ xuất trình quy định “Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản”. Kế đó, khi nhận
được bộ chứng từ xuất trình, Eximbank đã xác nhận tình trạng chứng từ hợp lệ căn cứ
theo quy định của UCP 600 và ISBP 681. Hơn nữa, đối với việc Hải Quan không chấp
nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay, Eximbank hoàn toàn ở thế bị động vì Eximbank
không thể nào biết được Tổng cục Hải Quan ban hành văn bản như vậy. Vì vậy, khi rủi
ro xảy ra, khách hàng đánh giá không tốt về trình độ nghiệp vụ của Eximbank.
Cách giải quyết: Để công ty Hoa Mai Sơn có thể nhận hàng, Eximbank đã gửi
điện cho ngân hàng người bán ở Trung Quốc đề nghị gửi lại bộ giấy chứng nhận xuất
xứ khác và Eximbank sẽ gửi trả lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ cũ vì không thể làm
thủ tục Hải Quan. Mười ngày sau Eximbank mới nhận được bộ giấy chứng nhận xuất
xứ khác để công ty Hoa Mai Sơn đi nhận hàng. Công ty Hoa Mai Sơn nhận hàng chậm
15 ngày so với kế hoạch sản xuất. Ngân hàng Eximbank tốn chi phí gửi trả lại giấy
chứng nhận xuất xứ cho ngân hàng xuất trình.
Bài học rút ra:

 Đối với ngân hàng Eximbank:
- Ngay từ khi phát hành thư tín dụng Eximbank thể hiện điều khoản “Giấy chứng
nhận xuất xứ xuất trình 3 bản được đánh máy và do cơ quan xxx phát hành”
- Eximbank có thêm bài học kinh nghiệm là bộ chứng từ được lập phù hợp với
thư tín dụng nhưng chưa chắc đã phù hợp với luật trong nước.
- Eximbank cần tìm hiểu về cả luật quốc gia hay tập quán thương mại của nước
người xuất khẩu để không có sai lầm trong việc kiểm tra chứng từ.
 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:
18
- Doanh nghiệp nhập khẩu cần phải có đội ngũ cán bộ được đào tạo về nghiệp vụ
ngoại thương, am hiểu các thông lệ và luật pháp về thương mại và thanh toán quốc tế.
Cán bộ nhập khẩu phải hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, biết phối hợp với ngân
hàng mỗi khi có tranh chấp xảy ra. Doanh nghiệp nên có một cố vấn pháp luật để tránh
những rắc rối trong kinh doanh.
- Doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên và
thường xuyên cập nhật, nắm rõ những thay đổi về luật pháp cũng như tập quán trong
thương mại và thanh toán quốc tế.
2.3. Tình huống 3
Một doanh nghiệp của Việt Nam bán gạo cho một công ty ở Singapore, thanh
toán bằng L/C phát hành bởi ngân hàng Credit Lyonnnais Singapore. L/C có giá trị
thương lượng tại bất kỳ ngân hàng nào (available with any bank by negotiation). Sau
khi giao hàng, người bán xuất trình bộ chứng từ hợp lệ tại Sở giao dịch II – NHCTVN
và bộ chứng từ trên đã được Sở giao dịch II – NHCTVN chiết khấu ngày ngày
31/5/2004. Cùng ngày, Sở giao dịch II – NHCTVN đã gửi chứng từ đến ngân hàng
phát hành đồng thời lập điện đòi tiền ngân hàng phát hành (L/C cho phép đòi tiền bằng
điện). Nhưng đến ngày 07/6/2004, tòa án tối cao Singapore ra lệnh ngừng thanh toán
bộ chứng từ trên do người mua đang kiện người bán vi phạm hợp đồng (sự việc được
ngân hàng phát hành thông báo cho Sở giao dịch II – NHCTVN bằng điện và fax).
Lệnh của tòa án tối cao Singapore làm ngân hàng chiết khấu đứng trước nguy cơ
rủi ro rất cao trong việc thu hồi số tiền đã chiết khấu cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, sau

đó ngân hàng phát hành đã phải chấp nhận thanh toán bởi theo lập luận của ngân fv
hàng chiết khấu thì 7iuviệc chiết khấu đã được thực hiện theo điều khoản cho phép của
L/C (available with any bank by negotiation) và lệnh của tòa án có sau ngày chiết khấu
nên không làm cản trở trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành cho ngân hàng
chiết khấu.
19
Nhận định về rủi ro: trong sự việc trên, ngân hàng công thương Việt Nam đã
phải đối mặt với một rủi ro là không thu hồi được số tiền từ bộ chứng từ hàng xuất
khẩu mà mình đã tiến hành chiết khấu cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Cách giải quyết: Để giải quyết tình huống này, cần xác định xem việc
NHCTVN tiến hành thương lượng cho người xuất khẩu sẽ làm phát sinh trách nhiêm
thanh toán của ngân hàng phát hành như thế nào và việc tòa án tối cao Singapore ra
lệnh ngừng thanh toán bộ chứng từ trên do các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ ảnh
hưởng như thế nào tới khả năng đòi lại tiền từ ngân hàng phát hành của NHCTVN.
Ta thấy rằng việc NHCTVN chiết khấu bộ chứng từ cho người xuất khẩu là
hoàn toàn phù hợp với quy định bởi bộ chứng từ là hợp lệ và L/C có giá trị thương
lượng tại bất kỳ ngân hàng nào. Theo khoản c điều 7 của UCP ngân hàng phát hành
phải cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán
hoặc đã thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các
chứng từ cho ngân hàng phát hành. Như vậy ở đây trách nhiệm của ngân hàng
Lyonnais Singapore là phải thực hiện việc hoàn trả tiền cho NHCTVN.
Về việc tòa án tối cao Singapore ra lệnh ngừng thanh toán bộ chứng từ, theo quy
định tại khoản a điều 4 của UCP 600 quy định: tín dụng là một giao dịch riêng biệt với
các hợp đồng mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng. Các ngân hàng
không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế. Sự cam kết của một
ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào
khác trong tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu
cầu phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng.
Đối chiếu với quy định trên, cùng với việc ngân hàng CTVN đã chiết khấu bộ
chứng từ trước khi có lệnh của tòa án, ta có thể thấy rằng lệnh của tòa án không làm

cản trở trách nhiệm của ngân hàng phát hành phải thanh toán cho ngân hàng chiết khấu
là ngân hàng CTVN. Và thực tế là ngân hàng Lyonnnais Singapore đã phải chấp nhận
thanh toán cho NHCTVN.
Bài học rút ra:
20
Trong trường hợp này, tình huống được giải quyết hợp lí, ngân hàng chiết khấu
chứng từ ban đầu gặp rủi ro về mặt thanh toán nhưng sau đó đã được thanh toán một
cách hợp lí. Nhưng để tránh tranh chấp giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu thì từ
phía doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, đủ số lượng,
chất lượng hợp tiêu chuẩn…
Về phía ngân hàng thanh toán, muốn giảm bớt rủi ro cho việc thanh toán, thay
vì L/C quy đinh “available with any bank by negotiation” thì có thể quy định một số
ngân hàng nhất định. Thông thường những ngân hàng lớn, có quan hệ rộng thì quy
định là “any bank” nhưng với ngân hàng nhỏ, ít có tầm ảnh hưởng thì nên quy định
một số ngân hàng để tránh rủi ro nhất định trong thanh toán bằng L/C.
21
KẾT LUẬN
Tài trợ thương mại theo phương thức tín dụng chứng từ là một chức năng quan trọng
của ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Nhờ có
phương thức này, nhà xuất khẩu dễ dàng hơn trong việc huy động vốn để tổ chức sản
xuất hàng xuất khẩu, nhanh chóng thu được tiền hàng để quay vòng sản xuất đồng thời
đảm bảo được khả năng thu được tiền hàng…Nhà nhập khẩu có được nguồn vốn để trả
tiền hàng trong trường hợp thiếu vốn, có được uy tín của ngân hàng đứng ra đảm bảo
cho khả năng thanh toán của mình, và nhiều lợi ích khác nữa. Nhờ có tài trợ thương
mại, hàng hóa được lưu thông một cách nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn, mang lại lợi
ích cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.
Tuy nhiên khi sử dụng phương thức này, các ngân hàng, nhà xuất khẩu và nhập khẩu
cần lưu ý những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Thông qua các
tình huống được đề cập tới trong bài tiểu luận ta có thể thấy rằng các rủi ro thường rất
đa dạng và đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ quan cũng như khách quan. Để

hạn chế tối đa những rủi ro này, các ngân hàng, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các
quy định của luật pháp các nước cũng như bộ tập quán quốc tế được áp dụng, đặc biệt
là UCP 600 của ICC, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên liên tục cập
nhật những quy định mới của luật pháp mỗi nước. Bên cạnh đó để hoạt động tài trợ
thương mại trong phương thức tín dụng chứng từ thực sự phát huy hiệu quả, sự hợp tác
thiện chí giữa các bên là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong trường hợp xảy ra tổn thất
hàng hóa hay tranh chấp giữa các bên. Có như vậy lòng tin giữa ngân hàng và doanh
nghiệp mới được nâng cao và tạo điều kiện cho những hoạt động tài trợ thương mại
trong tương lai.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Đinh Xuân Trình, PGS. TS. Đặng Thị Nhàn( 2011) , Giáo trình thanh toán
quốc tế, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy( 2012), Giáo trình tài trợ thương mại quốc tế, Nhà
xuất bản thống kê.
3. Ngân hàng Viettin Bank, chi nhánh Thanh Hóa, tài liệu phòng Thanh toán quốc
tế.

×