Một số vấn đề ôn tập
Học phần: Lịch sử văn minh Thế giới .
Dành cho lớp : QLNN tại Trung tâm BDTX. Tỉnh Kontum
Vấn đề 1. Kim tự tháp Ai Cập
Vấn đề 2. Tư tưởng Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam
trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục
Vấn đề 3. Bốn phát minh kỹ thuật của nền văn minh Trung Hoa:
Vấn đề 4. Nghệ thuật Hy Lạp – La Mã cổ đại
Vấn đề 5. Thần thoại Hy Lạp – La Mã.
Vấn đề 6. Vai trò cách mạng tư sản
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Vấn đề 1. Kim tư tháp Ai Cập
- Kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng
nề và thần bí. Những người thợ giỏi trong xã hội Ai Cập cổ đại với vật liệu đá đã
tạo ra những kỳ tích kiến trúc như : đền thờ Thần Mặt trời, cung điện, lăng mộ,
….trong đó đặc sắc nhất chính là các kim tự tháp “ Vô tiền khoáng hậu”. Kim tự
tháp được xây dựng nhiều từ thời kỳ cổ vương quốc ở Tây Cai rô ngày nay, về sau
ở vùng thương nguồn sông Nin. Trong đó ở Ghi dê có 3 kim tự tháp lớn nhất ( Kê
ốp, Kê phren, Mi kê ri). Thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ
nhất là thời vương triều IV với những Kim tự tháp rất lớn: Kim tự tháp Keop (tên
Ai Cập) là Hufu cao 146,5 m, Kim tự tháp Kephren cao 137 m, Kim tự tháp
Mikerin cao 66 m. Kim tự tháp của Keop, con của Xnephru. Kim tự tháp Keop xây
thành hình tháp chóp, đáy là một hình vuông mỗi cạnh 230 m, bốn mặt là những
tam giác ngoảnh về bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Toàn bộ Kim tự tháp được xây
bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn, có tảng nặng 30 tấn. Để
xây Kim tự tháp này, người ta đã dùng đến 2.300.000 tảng đá với một khối lượng là
2.408.000 m khối. Phương pháp xây Kim tự tháp là ghép các tảng đá được mài
nhẵn với nhau chứ không dùng vữa, thế mà các mạch ghép kín đến mức một lá kim
loại mỏng cũng không thể lách qua được. Ở mặt phía Bắc của Kim tự tháp Keop,
cách mặt đất hơn 13 m, có một cái cửa thông với hầm mộ, Kim tự tháp Keop có hai
hầm mộ: một hầm mộ nằm ở sâu 30 m dưới lòng đất và một hầm mộ ở giữa Kim tự
tháp cách mặt đất 40 m. Để xây Kim tự tháp, Keop đã huy động toàn thể nhân dân
lao động trong nước đến công trường làm việc. Họ được tổ chức thành từng đội
gồm 100.000 người, cứ ba tháng thì thay phiên một lần. Không kể thời gian làm
đường và hầm mộ dưới đất, việc xây Kim tự tháp đã kéo dài 20 năm mới hình
thành”. – Pha ra ông dược chôn trong KTT với những lời nguyền khủng khiếp và
bí ẩn “Bất kỳ kẻ nào làm kinh động giấc ngủ của Pha ra ông, thì cánh cửa tử thần
sẽ giáng vào người đó” -Kiến trúc rất nổi tiếng với những công trình như: các đền
thờ thần Mặt trời( tiêu biểu là đền các nác) ngọn Hải đăng Pha rốt( do Vua Ptô lê
mê( kế vị A lếch xan đria) xây dựng trên đảo Pha rốt, cao 120 m, trên ngọn có tạc
thần biển Nep tuyn. Nhưng đặc sắc nhất là các Kim tự tháp =Py ra mít+ Khauot+
Tháp hình chữ Kim, nhà mồ nổi vĩnh cửu.
- Kim tự tháp được xây dựng nhiều ở Gi dê ( tây Cai rô) từ thời cổ vương
quốc, đến thời Tân vương quốc thì xây dựng nhiều ở phía Nam, gắn liền với tên
tuổi của kỹ sư tài ba Im hô tép. Ngày nay đã phát hiện được 105 chiếc
Vấn đề 2. Tư tưởng Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam trong lĩnh
vực văn hóa, giáo dục
a. Tư tưởng Nho giáo
Do Khổng Tử người nước Lỗ thời Xuân Thu Chiến quốc sáng lập, sau đó
được các học trò của ông: Mạnh tử, Đổng Trong Thư, Chu Đôn Di, Trình Hạo,
Trình Di, …hoàn chỉnh.
+ Quan niệm về thế giới
Thuyết Thiên mệnh: quan niệm Trời sắp đặt tất cả, cho nên con người phải tuân
phục vâng mệnh Trời. Ngôi vua cũng do trời sắp đặt, vua thay Trời hành đạo.
Trời ủng hộ Dương, nên rõ ràng Âm phục tùng dương, vì thế thuyết Tam cương,
ngũ thường là ý trời nên không thay đổi, tuyệt đối vâng phục.
Khổng Tử cũng cho rằng không có ma quỷ, hay nếu có thì cũng không hại được
coi người, nhưng cách tốt nhất là Kính nhi viễn chi ( Tránh xa ma quỷ).
+ Tư tưởng chính trị
Tư tưởng Dân chủ, bình đẳng: xây dựng một xã hội đại đồng, lấy dân làm
gốc “Quốc dĩ dân vi bản”, sau được Mạnh Tử hoàn chỉnh thành: “ Dân vi quý,
xã tắc thứ chi, quân vi khinh”
Tư tưởng “ Chính danh định phận”: Danh/ cương vị, quyền hạn, Phận:
bổn phận, nhiệm vụ. Xã hội mất ổn định là do mọi người không làm đúng Danh –
Phận, muốn vậy phải Chính danh: Danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn
không thuận thì việc không thành dẫn đến sai lễ, không điều hành công việc được.
XH muốn ổn định thì Vua phải ra Vua, Tôi ra tôi…
+ Tư tưởng đức trị
Chủ trương dùng đạo đức để cai trị, hạt nhân của Đức trị là Nhân và Lễ.
Nhân là Nhân Nghĩa: Nhân là tình thương người/ Nghĩa là để tự răn mình. Nhân
tạo người, Nghĩa tạo ta, đó là những phẩm chất của người có học( người quân tử):
Cung kính với bề trên, hiếu để với Cha mẹ, tín nghĩa với bằng hữu, cương trực
trung thực với chính mình… Lễ là nghi lễ, quy phạm đạo đức, kỷ cương, tôn ti
trật tự. Về sau được nâng lên thành Lễ giáo phong kiến khắt khe, thể hiện ngay cả
trong những ứng xử hàng ngày. Làm sai Lễ là trái đạo đức. Nhân là nội dung, lễ
là hình thức. Đức trị còn đòi hỏi người có học phải tuyệt đối tuân thủ những phạm
trù đạo đức : Tam cương, Ngũ thường, Lục kỷ,
+ Tư tưởng giáo dục
Với những quan điểm tiến bộ đi trước thời đại:
- Học tập để uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài,
- Ai cũng được học không phân biệt giàu nghèo.
- Học phải kiên trì, khiêm tốn,
- Học đi đôi với hành,
- Học phải khách quan…
Những quan niệm giáo dục của Khổng Tử mặc dù cách xa với thời đại chúng ta
đang sống, nhưng đến nay nó vẫn có những giá trị nhất định, tư tưởng giáo dục là
bộ phận gìau sức sống nhất, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển VHGD Trung Quốc,
tạo nên truyền thống hiếu học và Tôn sư trọng đạo lâu đời. vì thế Ông được tôn
vinh là Vạn thế sư biểu, Chí Thánh tiên sư, và dù chưa từng làm vua vậy mà vẫn
được Vua đời Đường tuyên xưng là, học trò thân tín được phong công, Hầu…Đại
thành chí thánh văn tuyên vương, được lập đền miếu và thờ cúng rất long trọng
(Khu Đền miếu rộng 370 mẫu chỉ sau Cố cung).
b. Ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực văn hóa giáo dục ở Việt Nam
- Ở nước ta, từ đời Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên),
Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam. Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II sau công nguyên)
người mở đầu cho Nho học ở nước ta. Một nét rất nổi bật của ảnh hưởng Nho giáo
là tình hình phát triển văn hoá.
- Ở Việt Nam cũng giống các nước Đông Á khác đã từ rất sớm việc học đã
được phổ biến. Đến thế kỷ XI đã lập Văn Miếu, Trường Quốc Tử Giám, trường đại
học của cả nước. Từ thế kỷ XI cho đến thế kỷ XX, liên tục tổ chức các khoa thi lấy
đến ba bốn ông Tiến sĩ. Văn học thành văn cũng ra đời sớm. Đến thế kỷ XV, với
Nguyễn Trãi ta đã có thể nói là có nền văn học cổ điển của dân tộc. Những bộ sử
như Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, Ngô Sĩ Liên đời Lê đã để lại cho đời
sau hiểu biết hàng chục thế kỷ. Đó là những thành tích rực rỡ về văn hoá, nếu
không có sự truyền bá rộng rãi của Nho học thì không thể có sớm như vậy.
- Với Nho giáo, học cũng có nghĩa là tu dưỡng đạo đức. Học trước hết là để
hiểu cách làm người. Việc coi trọng đức và đề cao tu dưỡng của Nho giáo làm cho
con người có tinh thần hiếu học, cần kiệm, có trách nhiệm, biết tự trách mình, vì
nghĩa mà hy sinh.
- Hình thức học gắn với khoa cử là để lựa chọn người tài giỏi làm việc,
không theo dòng máu cha truyền con nối, không theo tài sản, không theo bè cánh,
dĩ nhiên là có “dân chủ” hơn, coi trọng năng lực cá nhân hơn.
- Nho giáo thời PK không chỉ phục vụ cho việc đào tạo ra hàng loạt các nho sĩ
có bằng cấp, họ không chỉ phục vụ trong bộ máy nhà nước mà còn tham gia thúc
đẩy các hoạt động tư tưởng văn hóa phát triển
- Nho giáo đã thể hiện một nền giáo dục có cơ chế, bài bản, đầy sức sống, do
đó nó đã tạo ra một bước tiến vượt bậc về nội dung giáo dục cũng như việc tổ
chức và hình thức thi cử trong giáo dục.
- Bao trùm lên là việc thiếp nhận truyền thống tôn sư trọng đạo vô cùng đẹp
đẽ, được vun đắp từ đời này qua đời khác.
Vấn đề 3. Bốn phát minh kỹ thuật của Trung hoa
a. Mô tả
Trung quốc đã đi trước phương Tây với nhiều phát minh kỹ thuật lớn.
Nhưng 4 phát minh sau đây xứng đáng được gọi là Tứ đại phát minh bởi nó đã đưa
đến những biến chuyển lớn lao khi du nhập sang phương Tây.
- Giấy viết là phát minh của quan hoạn Thái luân năm 105, khi ông dùng vỏ
cây, lưới cũ, giẻ rách giã nhỏ tạo ra một thứ giấy khá dai để viết thay cho các loại
giấy nặng nề tốn kém trước đây… ở TQ giấy chỉ dùng chủ yếu chép kinh, dành cho
phái Nho gia. Nó thực sự đẩy mạnh sự phát triển văn hóa giáo dục khi sang phương
Tây
- Nghề in: từ thế kỷ VI người TQ đã có kỹ thuật in bằng ván khắc, nhưng có
nhiều hạn chế, từ triều Tùy (tức CN 581-618) do Tất Thăng phát minh ra, sau đó
được người Mông Cổ truyền sang Châu Âu, về sau người đời gọi Tất Thăng là thủy
tổ của nghành in. Tất Thăng đã cải tiến in bằng chữ rời( thế kỷ XI)bằng đất nung,
về sau liên tục cải tiến thành chữ bằng đồng hay chì…Kỹ thuật in cũng chỉ bó hẹp
trong việc in sách kinh, trong giới có học. Đầu tiên kỹ thuật ấn loát hoạt tự được
truyền đến Triều Tiên, Nhật Bản, sau đó thông qua người Mông Cổ truyền sang các
nước phương tây. Sự ra đời của kỹ thuật ấn loát đã đẩy mạnh tốc độ giao lưu, phát
triển văn hóa giữa các nước trên thế giới, do đó có thể coi kỹ thuất ấn loát là một
cống hiến lớn của Trung Quốc
- Thuốc súng Có lẽ đây là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại.
Vào khoảng thế kỷ thứ VI, các nhà giả Kim thuật (còn gọi là nhà Luyện đan, kiêm
đạo sĩ, chiêm tinh, chuyên tìm tòi, pha chế các dược liệu, hoá chất… mong tìm ra
phương thuốc “Trường sinh bất tử” dâng lên Hoàng đế), trong khi mày mò, vô tình
tạo ra thuốc nổ từ diêm tiêu và lưu huỳnh. Thuốc súng đầu tiên được tạo ra từ hỗn
hợp của nitrat kali, than và lưu huỳnh. Nó được miêu tả lần đầu tiên vào năm 1044
trong bộ sưu tập kỹ thuật quân sự biên soạn bởi Zeng Goliang. Tuy vậy ở thời điểm
đó, thuốc nổ chỉ được ứng dụng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội vui
chơi ở cung đình và được sản xuất từ các công xưởng thuộc triều đình.Phương Tây
tiếp thu lại làm ra nhiều thứ vũ khí mới, thay đổi hẳn kỹ thuật quân sự, chiến thuật
chiến tranh, công phá hiệu quả các lâu đài lãnh chúa.
- La bàn: Lúc đầu người TQ mài đá nam châm thành hình cái thìa để chỉ
hướng gọi là cái tư nam. Về sau họ mài Kim sắt lên đá nam châm rồi cấu tạo thành
la bàn đơn giản đầu tiên: la bàn ướt, la bàn khô. La bàn ở TQ chủ yếu để xem
hướng nhà, hướng đất trong bói toán, bước đầu được nhà hàng hải Trịnh Hòa dùng
đi biển. Nhưng người phương Tây đã cải tiến thành la bàn có hình dạng như ngày
nay, mở ra thời đại phát kiến địa lý sôi nổi ở Tây Âu Trung đại.
b. Bốn phát minh kỹ thuật không được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc vì:
- Xã hội Trung Hoa đề cao người đi học, người biết chữ, người làm được văn
chương, thơ phú, thậm chí dẫn đến sùng bái chữ viết, sùng bái sách vở, đề cao
khoa cử, học để làm quan, học viết văn chương, không chú trọng kỹ thuật, khoa
học, học thuật.
- người Trung Hoa cũng quan niệm kỹ nghệ sinh tai ướng, làm mất cân bằng trời
đất, kinh động trời dất, nên hạn chế sử dụng các phát minh kỹ thuật rộng rãi.
- Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, coi trọng nông nghiệp.
- Kinh tế thủ công nghiệp ít phát triển
Vấn đề 4 Nghệ thuật Hy Lạp - La Mã.
a. Các hình thức nghệ thuật
Nghệ thuật hội họa của Hy Lạp và La Mã rất đẹp, nhưng tiếc rằng các tác phẩm
về lĩnh vực này truyền lại đến ngày nay rất ít. Những họa sĩ tiêu biểu của Hy
Lạp cổ đại là Pôlinhốt, Apôlôđo. Tác phẩm của Pôlinhốt còn lại đến ngày nay
chỉ là một số hình trang trí trên đồ gốm mà thôi. Tuy vậy, đó là những mẫu mực
mà người đời sau thường bắt chước. Còn Apôlôđo thì tương truyền chính ông là
người đã sáng tác ra luật sáng tối và viễn cận trong hội hoạ.
Các tác phẩm hội họa của La Mã cổ đại còn được giữ lại chủ yếu là các bích
họa, trên đó vẽ phong cảnh, các công trình kiến trúc, đồ trang sức, tĩnh vật Còn
chân dung người tuy cũng có nhưng rất ít. Đặc biệt ở vùng sa mạc Arập đã giữ lại
được mấy bức chân dung vẽ bằng màu trên gỗ rất đẹp. Đó là hình của người chết
dùng để đặt lên mặt của xác ướp.
Hy lạp và La Mã đều có những công trình kiến trúc huy hoàng và rực rỡ, đáng
khâm phục. Nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp đã được kế thừa và phát triển của nghệ
thuật Cret, Ai cập, Ba Bi Lon… vì thế nó tạo nên sự hoàn mỹ, hiện thực và đầy bản
sắc dân tộc. Nhà cửa, lâu đài, đền miếu, sân vận động đều nguy nga tráng lệ. Trong
các công trình ấy tiêu biểu nhất, đền Páctênông được coi là một kiệt tác và là biểu
tượng của kiến trúc cổ Hy lạp. Ngoài ra, ở các nơi khác cũng có những công trình
kiến trúc đẹp như đền thần Dớt ở Ôlempi, các đền thờ ở một số thành phố Hy Lạp
trên đảo Xixin.
Kiến trúc của La Mã tuy chịu ảnh hưởng sâu sắc Hy lạp, nhưng người La Mã
vẫn rất tự hào bởi những công trình của họ, bởi xét về quy mô, số lượng vượt trội
hơn hẳn và lan tỏa rộng ra trên một vùng lãnh thổ rộng lớn thuộc quyền cai quản
của Đế chế: Trung Đông, Tiểu Á, Bắc Phi, Tây Âu. Các cuộc chinh phạt đã mang
về cho La Mã nguồn của cải to lớn, với nguồn nhân lực dồi dào, vật liệu xây dựng
đa dạng, trình độ kỹ thuật, mỹ thuật tiến bộ, tất cả đã cho phép người La Mã thực
hiện giấc mơ biến La Mã “ từ một thành phố làm bằng đất sét thành một thành phố
làm bằng cẩm thạch”. Các công trình kiến trúc của La Mã rất đa dạng bao gồm
tường thành, đền miếu, cung điện, rạp hát, khải hoàn môn, cột kỷ niệm, cầu đường,
ống dẫn nước Những công trình này đều hùng vĩ, đồ sộ, và có tính thực dụng cao.
Ba công trình kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật và nếp sống của người La Mã là
đấu trường Coloseum, nhà tắm Cracalla và đền thờ Pantheon. Đấu trường
Cloloseum biểu hiện cho sự hùng cường và vĩ đại của Đế chế La Mã, được xây
dựng trong 8 năm( 72-80)….
Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đến thế kỷ V TCN có nhiều kiệt tác gắn liền với
tên tuổi những nghệ sĩ tài năng như Mirông, Phiđiát, Pôliclét.
Nghệ thuật điêu khắc La Mã cùng một phong cách với nghệ thuật điêu khắc Hy
Lạp. Nhưng người La Mã rất chú ý đến việc thể hiện cá tính cơ bản của đối tượng.
Các bức tượng được miêu tả cực kỳ chính xác như ngoài đời thường. Các tác phẩm
điêu khắc chủ yếu là tượng và phù điêu. Các nhà điêu khắc La Mã đã tạo rất nhiều
tượng hết sức đẹp đẽ để trang sức, đường phố, quảng trường, đền miếu…Đặc biệt
là tượng của các hoàng đế nổi tiếng của La Mã được dựng ở khắp nơi. Do đặc điểm
hiện thực nên các tác phẩm điêu khắc La Mã là nguồn tư liệu quý giá cho các nhà
sử học, dân tộc học và nhân chủng học.
Trên cơ sở những điều kiện vô cùng thuận lợi văn minh Hy Lạp –La Mã đã đạt
được những thành tựu hết sức rực rỡ, đóng góp lớn lao cho sự phát triển của văn
minh nhân loại. Khẳng định vị trí xứng đáng của nền văn minh Hy Lap- La Mã,
Mác và Ăng Ghen viết: “Không có chế độ chiếm nô thì không có quốc gia Hy Lạp,
không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp. Không có chế độ chiếm nô thì không có
quốc gia La Mã. Mà không có cơ sở văn minh Hy- Lạp và La Mã thì cũng không có
châu Âu hiện đại được”
b. So sánh với nghệ thuật phương Đông ( Gợi ý )
- Nghệ thuật phương Đông gắn với việc tôn vinh quyền lực chính trị và tôn
giáo, thường có tính chất bí ẩn, trầm tư, khiến con người khi chiêm ngưỡng phải
suy nghĩ.
- Các công trình của mỗi nên văn minh đều thấm đẫm bản sắc dân tộc,
hướng vào vẻ đẹp bên trong của con người hay cảnh vật…
- Các công trình chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu xa: hội họa đi vào
khai thác vẻ đẹp nội tâm con người, kiến trúc thể hiện triết lý hài hòa trời đất, con
người, điêu khắc không phô diễn vẻ đẹp hình thể mà là thần thái nhân vật…
- Có nhiều công trình đặc sắc, kỳ vĩ nhưng rất khiêm nhường, hòa vào với tự
nhiên .
Vấn đề 5. Thần thoại Hy Lạp – La Mã.
Người Hy lạp có cả một kho tàng về sự tích các thần, của con người và vũ
trụ, sau đó được người La mã kế thừa sâu sắc. Đó chính là một các giải thích độc
đáo về thế giới và con người Ở Hy Lạp, trong giai đoạn từ thế kỷ VIII-VI TCN,
nhân dân đã sáng tạo ra một kho tàng thần thoại rất phong phú, bao gồm những
truyện về khai thiên lập địa, về các thần thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội, về các
anh hùng dũng sĩ. Đến thế kỷ VIII TCN, cùng với sự phát triển của các gia đình
phụ quyền các thần được sắp xếp lại thành một hệ thốn có tôn ti trật tự.
. Người La Mã hầu như tiếp thu hoàn toàn kho tàng thần thoại và hệ thống các thần
của Hy Lạp. Chỉ có một điều khác là người La Mã đặt lại tên cho các vị thần đó.
Thần thoại Hy – La sắp xếp theo một trật tự hợp lý từ cao xuống thấp: cao
nhất là thần Dớt -các thần có quan hệ ruột thịt với Dớt: vợ ( Hê ra), con gái ( Ác tê
mít: thần săn bắn, Athen na: thần thông thái, An phrôdid: thần sắc đẹp), con trai
( Héc quyn, Apôlông), Em trai (Nep tuyn, Ha1det/thần địa ngục), Em gái
( Đêmêtê/thần đất)
Thế giới các thần không khác gì thế giới của con người: ở trên núi Ôlimpơ
cao ngất, quan năm rực rỡ nắng vàng với những cỗ xe mây trắng lao như bay suốt
ngày đêm từ trên núi xuống chở các thần chu du thiên hạ, các thần cũng yêu cũng
ghét cũng giận hờn, cũng đánh nhau…( đó là quan niệm “Thiên nhân đồng hình””
Thiên nhân đồng tính”, , thế giới thần là có thực , xác định được cụ thề, thần và con
người giống nhau, thần có vẻ đẹp và cuộc sống trần thế như con người không xa
cách có thể hình dung được, nhìn thấy được, giao tiếp được( khác phương Đông khi
chết mới giao tiếp được, không thể hình dung được…)
Thần thoại Hy- La được hư cấu cao độ trên cơ sở các yếu tố hiện thực(Eo
Bôxpho, quần đảo Iônia, dải Ngân hà, cây nguyệt quế ), trong đó các yếu tố tôn
giáo, khoa học, nghệ thuật quyện chặt vào nhau . Chính vì vậy đã trở thành nguồn
chất liệu sinh động và nguồn cảm hứng vô tận cho các loại hình nghệ thuật…
Thần thoại Hy- La vừa có yếu tố dân gian vừa có yếu tố bác học, phản
ánh đậm nét xã hội chiếm nô điển hình.
Vấn đề 6. Vai trò của cách mạng tư sản
+ CMTS diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau vô cùng gay go và quyết liệt đã lật đổ chế độ phong kiến
xác lập các quốc gia dân tộc tư sản , xác lập địa vị của CNTB trên phạm vi thế
giới. Đưa loài người tiến bước vào một nền văn minh mới: văn minh công
nghiệp.
+ Cách mạng tư sản đã thiết lập thể chế Dân chủ tư sản với những
nguyên tắc, thể chế tiến bộ, dân chủ, ưu việt hơn hẳn chế độ phong kiến.
Những thành quả dân chủ ấy còn là cơ sở để sau này g/c vô sản kế thừa xây
dựng nền Dân chủ vô sản.
+ Cách mạng tư sản đã để lại những văn kiện nổi tiếng đó là các
bản Tuyên ngôn ( tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền của Pháp) và các bản Hiến pháp của Mỹ, của Pháp…, những văn kiện
ấy đã trở thành những tài sản quý giá trong kho tàng văn minh văn hóa của
loài người.
+ Cách mạng tư sản đã tạo lập môi trường chính trị thuận lợi cho
việc tiến hành cách mạng công nghiệp, góp phần chiến thắng tuyệt đối chế độ
phong kiến.
- CMCN bắt đầu từ nước Anh giữa thế kỷ XVIII( bởi vì chỉ có nước
Anh lúc đó mới có đủ những đ/k tiến hành CMCN), sau đó diễn ra với nhịp độ
hết sức khẩn trương ở tất cả các nước tư bản. Thắng lợi của CMCN đã xây
dựng được một nền tảng v/c to lớn cho CNTB: nền Đại công nghiệp cơ khí
hóa.
- Những thắng lợi trên lĩnh vực chính trị và trên lĩnh vực kinh tế đã
đưa g/c tư sản đi đến chiến thắng tuyệt đối g/c phong kiến.
- CMCN tạo ra một nền tảng v/c to lớn cho xã hội, do đó đã thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ của KHKT, VHNT, trên cơ sở đó lịch sử loài người đã
bước sang một một thời đại văn minh mới
+ Gắn với các cuộc CMTS là những lãnh tụ kiệt xuất của g/c tư sản, linh
hồn của các cuộc cách mạng, mà khi thời đại CMTS càng lùi xa, vai trò và
đóng góp của họ càng được nhận diện chân xác hơn: Ô li vơ Crôm oen( linh
hồn của CM Anh), Gioóc Oa sinh tơn được mệnh danh Quốc phụ của Mỹ, Rô
bet xpie, người được mệnh danh là vì sao sáng nhất trên bầu trời đầy sao của
CM Pháp.
+ Tuy nhiên suy cho cùng thì CMTS chỉ dẫn đến sự thay thế giai
cấp bóc lột và chế độ bóc lột mà thôi, do đó trên con đường phát triển CNTB
đã bộc lộ những khuyết tật, vì thế sớm hay muộn nó sẽ bị thay thế, và CMTS
chưa phải là cuộc cách mạng cuối cùng trong lịch sử.