Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THÊ GIƠÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.72 KB, 25 trang )

Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
BÀI GIẢNG
LỊCH SỬ VĂN MINH THÊ GIƠÍ
Giáo viên: LÊ THỊ THANH TRÚC
Phú Yên, tháng 12 năm 2010
Trang 1
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
BÀI 1:
VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI.
1.1. Một số nét tổng quan về Ai Cập:
VMAC gắn liền với con sông Nill, nhà sử học Hêrôđôt đã từng nói “ AC là tặng phẩm
của sông Nill ”, nó có tác dụng rất lớn đến sự phát triển KT-VH-XH của AC. Hai bên bờ
sông Nill có rất nhiều cây Papirut mà người dân ở đây dùng giấy viết. AC đã hình thành
nhà nước thống nhất của mình từ năm 3200 trước CN, và đã trải qua 3 thời kì: Cổ Vương
quốc(3200-2400), Trung Vương quốc(2750-1710), Tân Vương quốc(1560-941). Giữa các
thời kỳ thì AC lâm vào tình trạng phân liệt hay ngoại xâm, cư dân AC sống bằng nghề
nông và chăn nuôi. Những công trình thủy lợi nổi tiếng nhất là hồ Moolit với các kênh đào
nối liền sông Nill với biển Hoàng Hải(kênh đào Xuyê). Ngoài sản xuất và chăn nuôi họ còn
có một số ngành nghề thủ công: chế tạo vật dụng từ kim loại, làm đồ thủy tinh, dệt vải do
vậy buôn bán thời kỳ này phát triển mạnh đặt biệt từ thời Tân Vương quốc, họ bán những
gì họ làm ra và mua lại từ nơi khác. Thời Cổ Vương quốc công cụ phổ biến là đồng đỏ(CU
chưa qua chế biến), qua đến thời Trung Vương quốc thì sử dụng CU thau còn đồ Fe thì
được sử dụng vào thời kì Tân Vương quốc.
Trong thời kì Cổ Vương quốc AC có hai giai cấp: thống trị: Paraong, chủ nô, quan lại,
chủ ruộng đất; bị trị: nông dân công xã và nô lệ là giai cấp lao động chủ yếu. Nhà nước AC
là nhà nước chuyên chế tập quyền Vua có quyền Vua có quyền lực tối cao, bộ máy nhà
nước có 3 chức năng: bóc lột nông dân trong nước, xâm lược và bóc lột, xây dựng các công
trình thủy lợi.
1.2. Các thành tựu Văn hóa: Chữ viết và quá trình tìm ra cách đọc chữ viết.


- Về chữ viết: chữ viết của người AC xuất hiện từ rất sớm.(5000TCN) người ta dùng
các hình vẽ để diễn đạt từ: mặt trời, nước, ruộng, con mắt . Phương pháp tượng hình không
có khả năng để diễn đạt trừu tượng và phức tạp. Với những yêu cầu đó người AC đã dùng
Trang 2
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
tượng hình với tượng ý, ví dụ: để diễn đạt từ công bằng người ta chỉ cẽ một cánh chim đà
điểu (vì tất cả lông của nó bằng nhau).
Còn chất liệu để viết của người AC thường được viết lên vải và thông dụng nhất là là
giấy Papirut, văn tự của người AC được khắc lên các mặt đá và chữ tượng hình AC rất khó
đọc, khó nhớ. Suốt cả thời kỳ Trung Vương quốc không có một đọc giả nào có thể đọc
được các chữ tượng hình đó, mặc dù người AC để lại các văn tự rất nhiều.
Vào cuối thế kỷ XVIII khi quân đội Napoleong kéo vào AC và trong khi đào giao
thông hào đã phát hiện ra một phiến đá màu đen trên đó có khắc nhiều chữ cổ. Một sĩ quan
người Pháp có tên Sampoliong cho đưa phiến đá về nghiên cứu, tìm ra cách đọc văn tự cổ
AC. Tháng 9 năm 1892, Sampoliong tin chắc mình có thể đọc và dịch bất cứ chữ tượng
hình cổ nào của người AC, cuối tháng 9 năm đó Sampoliong đã đọc phát minh của mình ở
Viện Hàn lâm sau đó Sampoliong đã đọc và giải thích một loạt các văn tự cổ. Sampoliong
là người đầu tiên đặt ra môn Nghiên cứu Ai Cập cổ. Sau khi Sampoliong mất thì sự nghiệp
của ông đã được các nhà bác học trên thế giới kế tục.
- Về Văn học: Người AC đã có rất nhiều sáng kiến tạo ra nhiều thể loại: thơ kịch
phần lớn các tác phẩm Văn học lấy từ các thần thoại tôn giáo và không có tên tác giả.
Nhiều tác phẩm được nhiều người biết đến và nổi tiếng như “ Thuyền gặp nạn” được xem
như là tiền thân của Odixe, nội dung của nó được kể về cuộc hành trình phiêu lưu mạo
hiểm trên mặt biển của người thủy thủ, “ Người thất vọng với linh hồn của mình” nội dung
của nó là cuộc đối thoại giữa một người rời linh hồn của mình trong tâm trạng bi quan,
buồn chán bị xã hội ruồng bỏ và không thiết sống nữa, tác phẩm thứ ba là “ Xinuhe” là tác
phẩm khá nổi tiếng trong Văn học AC nội dung mô tả sự lưu lạc của Xinuhe ở Xire.
- Về kiến trúc và điêu khắc: Người AC tin vào sự hồi sinh bất tử và tin rằng trong các
bụi của cuộc đời mình chính là chúng ta đang chết còn sang bên kia cuộc đời là sự sống, họ
chuẩn bị rất chu đáo vì cho rằng khi đó mới sống vì thế rất được coi trọng, nhà là nơi tạm

nghĩ còn mộ là nơi để sống. Kiến trúc nổi tiếng của AC là các Kim tự tháp, Kim tự tháp là
nơi mộ táng của các Paraong. Người ta tìm thấy 100 Kim tự tháp, tất cả các Kim tự tháp
này đều nằm ở tả ngạn sông Nill và có 6 quần thể Kim tự tháp lớn nằm không quá 70km.
Trang 3
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Ba Kim tự tháp lớn nhất mang tên các Paraong đó là Khupu, Kim tự tháp thứ hai là Kapora,
Kim tự tháp thứ ba là Menlanra. Trong đó Kim tự tháp Khupu có chiều cao nhất là 140m.
- Về khoa học: AC cổ đại phát triển sớm và có nhiều thành tựu lớn, đầu tiên là lịch
pháp và thiên văn. Lịch của người AC LÀ âm lịch – một năm có 365 ngày và chia làm 12
tháng, như vậy cứ 4 năm lại có một năm nhuận, họ cũng đã biết làm đồng hồ đo bằng ánh
sáng Mặt trời: một ngày được chia làm 24 giờ. Người AC đã sớm phát hiện ra các vì sao và
soạn thảo ra bản đồ 12 cung hoàng đạo, vẽ được chòm sao Bắc cực, biết được 5 ngôi sao:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
- Về Toán học: Người AC đã sáng tạo ra hệ đếm thập tiến vị, đặc biệt giỏi về hình
học. Người ta đã biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn, tính được thể tích hình tháp
đáy vuông, hình cầu và số pi bằng 3.14.
- Về Yhọc: do có tục ướp xác, những thợ ướp phải mổ xác nên người AC biết rất rõ về
cấu tạo cơ thể người. Chính vì thế mà họ cũng phân biệt được rất rõ các chuyên khoa trong
y học: nội, ngoại, mắt, răng, dạ dày
Trang 4
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
BÀI 2:
VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI.
2.1. Tổng quan về Lưỡng Hà.
Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – sông Tigoro và sông Euphrates và miền đất
giữa 2 con sông chính là khu vực Lưỡng Hà. Hai con sông này có vai trò rất quan trọng đối
với sự hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà. Khí hậu Lưỡng Hà
nóng và khô, lượng mưa hàng năm không đáng kể. Cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công
tác thủy lợi, đào kênh để tưới tiêu cho đồng ruộng. Lưỡng Hà hầu như không có nguồn tài
nguyên kim loại và mỏ đá nhưng bù lại, lại có khá nhiều đất sét để phát triển nghề gốm,

gạch, sứ Thiên nhiên đã ưu đãi Lưỡng Hà, cây chà là rất quý hiếm.
Người Xume được coi là cư dân xưa nhất họ là những ngươì dân xây dựng nền văn
minh tôí cổ của lưu vực Lương Hà.
Từ thiên niên kỷ IV TCN, ngươì Xume đã thiên di cư từ miền rừng núi Trung Á
xuống định cư dần ở miền Nam Lưỡng Hà, lấy nông nghiệp tưới tiêu làm hoạt động kinh tế
chủ yếu và thiết lập nhiều quốc gia như: Ua, Êridu, Lagas
Từ thiên niên kỷ III TCN, tập hợp các bộ lạc thuộc bộ tộc người: Accat, Pheenixi,
Heeboro, Atxiri, Canđê đã tới định cư trên một dãi rộng. Nhà nước của người Xume bắt
đầu từ thiên niên kỷ này và đứng đầu là 3 quốc gia nổi tiếng: Accat, Vương triều thứ III Ua
và Vương quốc Babilon.
2.2. Những thành tựu Văn hóa Cổ đại Lưỡng Hà.
Lịch sử Lưỡng Hà là lịch sử của nhiều quốc gia, dân tộc. Người Xume không những
là tộc người lập nên những quốc gia đầu tiên mà còn là tộc người đặt nền mống xây dựng
nên nền Văn hóa Lưỡng Hà.
- Chữ viết:
Chữ viết xuất hiện ở Lưỡng Hà khá sớm, vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN và là
một trong những thành tựu quan trọng nhất của Lưỡng Hà.
Trang 5
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Người Xume đã phát minh ra chữ viết sớm nhất. Đầu tiên người Xume dùng những
hình vẽ, về sau là những nét vạch hợp lại thành ý. Họ dùng một thanh gỗ nhỏ hay sậy vót
nhọn 1 đầu nên thường gọi là chữ hình góc nhọn và mỗi tấm đất sét là một trang sách, đó
chính là chữ tượng hình của người Ai Cập. Chữ tiết hình viết của người Xume đã trở thành
văn tự giao thương quốc tế.
- Văn học:
Cơ sở của nền Văn học Lưỡng Hà cũng chính là nền văn học do người Xume sáng
tạo, bao gồm nhiều thể loại: văn học truyền miệng, văn học dân gian, thơ, ca và nhất là thể
loại anh hùng ca. Nội dung thường gắn liền với tín ngưỡng và phản ánh đời sống thường
ngày của người dân lao động. Điển hình nhất là 2 trường ca “ Anmaelit và Ghigamsh”, “
bài ca người xay lúa”.

Về truyện nổi tiếng theo đề tài truyện ngụ ngôn nhân cách hóa các con vật để
khuyên răn giáo dục con người : “ Cuộc tranh cãi giữa ngựa và bò”. Thuyền thuyết về nạn
đại hồng thủy và cuộc đấu tranh của thần Ninuta với loài quỹ dữ đã phản ánh thực tế điều
kiện tự nhiên vừa thuận lợi và cũng vừa dữ tợn của hai dòng sông Tigoro và sông
Euphrates.
Tín ngưỡng tôn giáo:
Trang 6
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Người Lưỡng Hà theo đa thần giáo, mỗi quốc gia đều có thần chủ của mình: thần
nước, thần Tammu vị thần dạy cư dân trồng trọt, làm nghề thủ công, bảo vệ mùa màng
Thần Neegan, thần mặt trời Samat.
Điêu khắc hành lễ tìm thấy ở Tell Asmar (Iraq), có tuổi từ 2750 tới 2600 trước Công
Nguyên (Nguồn: Wikipedia)Ở Lưỡng Hà các tổ chức chính trị đầu tiên chính là thành phố.
Di tích của các thành phố cổ hơn Lưỡng Hà được tìm thấy tại các nơi khác ở Trung Đông
nhưng không đâu có thể so sánh được với sự phổ biến của các thành thị này tại vùng đồng
bằng nam Lưỡng Hà. Chính văn hóa thị thành này có vẻ đã tạo ra những triển vọng mới
cho loài người. Dù sao đi nữa thì danh từ Văn Minh mà ta dùng để dịch chữ Civilization
của tiếng Anh thì trong đó có chữ Latin “Civil” có nghĩa là “một người dân thành thị”.
Trang 7
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
BÀI 3:
VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI.
Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác, nằm ở phía nam Châu Á nhưng hầu như ngăn
cách với Châu lục này bởi dải núi Himalaya cao nhất thế giới, nước từ dãy Hymalaya theo
hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh
đồng ở Bắc Ấn.
Ấn Độ có một nền văn minh lớn lâu đời, là cái nôi của quá trình chuyển biến từ
vượn thành người. Không có hóa thạch xương nhưng hai nền văn hóa đá cũ hậu kì đã được
phát hiện có niên đại khoảng từ 400.000 đến 200.000 năm. Đó là văn hóa Soan ở Tây –
Bắc, trên hạ lưu Indus và văn hóa Madras ở miền Nam. Đồ đá nhỏ hay đá giữa cũng tìm

thấy ở miền Nam và miền Đông- Bắc. Đồ đá mới trên lưu vực sông Indus ở Tây- Bắc.
Thiên nhiên Ấn Độ: miền Bắc sông ngòi và niềm Nam rừng núi nhiều, có sa mạc
nóng cháy có mưa theo gió mùa. Sông Ấn (Indus) chính là cái nôi của văn minh Ấn Độ
Cư dân cổ nhất ở Ấn Độ là người Nêgrito, thuộc chủng tộc đen mà hậu duệ của họ là
những bộ lạc nói tiếng Mundu. Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn
Độ ven bờ sông Ấn là những người Dravidian. Ngày nay những người Dravidian chủ yếu
cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều
tộc người Aryan tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này, trong quá trình lịch sử
còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập Saudi, Mông Cổ xâm
Trang 8
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn
giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú đã tạo nên nền văn minh Ấn Độ.
Sông Hằng (Ganga) là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Sông
Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng
Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Tên của sông được đặt theo tên vị nữ
thần Hindu Ganga. Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000 km², một trong những khu vực phì
nhiều và có mật độ dân cao nhất thế giới.
3.2. Những thành tựu Văn hóa Cổ Ấn Độ.
* Chữ viết và văn học: Chữ cổ nhất của Ấn Độ được khắc trên các con dấu và được
phát hiện ở lưu vực sông Ấn đã có lực sử từ hơn 2000 năm TCN. Khoảng 8000 năm TCN
bắt đầu xuất hiện chữ viết được khắc trên hiện vật, sớm nhất là chữ Kharosthi. Ít lâu sau
khoảng thế kỉ VII TCN, từ những chữ viết này người ta cãi biên thành mẫu tự Devanagari
để ghi chép ngôn ngữ Ấn – Âu: chữ Phạn ra đời.
Văn học Phạn ngữ được trau chuốt, mài dũa, dùng phổ biến trong văn chương và
văn bản chính thức ở lưu vực sông Hằng và bắt đầu truyền bá lan tỏa đến các quốc gia miền
Tây và miền Nam Ấn Độ.
Trang 9
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana.

Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc
chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa
toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.
Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng
hoàng tử Rama và công chúa Xita(con của nữ thần mẹ đất). Thiên tình sử này ảnh hưởng
tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái
Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.
Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư
tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.
* Nghệ thuật: Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng
tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ tôn giáo. Có
thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
Trang 10
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
BÀI 4:
VĂM MINH TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
4.1. Điều kiện tự nhiên và cư dân:
Trung Quốc là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại,
Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, có con sông Hoàng Hà (4.000km) ở phía Bắc
và ở phía Nam có con sông Trường Giang (5.000km). Lãnh thổ rộng, địa hình đa dạng
phức tạp phía Tây là núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, miền Đông thấp hơn và gần biển
nên khí hậu tương đối ôn hòa.
Lịch sử cổ đại Trung Quốc kéo dài gần 2.000 năm (từ khoảng thế kỉ XXI TCN đến
năm 221 TCN).
Cư dân ở lưu vực Hoàng Hà thuộc tộc người Mông Cổ, có hai tộc người được hình
thành sớm ở đây là Hạ và Thượng lưu Hoàng Hà. Vùng lưu vực Trường Giang là địa bàn
của các nước Sở, Ngô, Việt. Cư dân vùng này khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà về ngôn
ngữ và phong tục tập quán. Ví dụ: Cư dân các nước Ngô, Việt có tục cắt tóc, xăm mình, đi
chân đất…
Trang 11

Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Trung Quốc ngày nay có khoảng 100 dân tộc, và 5 dân tộc có dân số đông nhất là
Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.
4.2. Xã hội nguyên thủy.
Trải qua hàng chục vạn năm, những cư dân nguyên thủy vùng này đã phát triển và
ngày một đông đúc. Họ đã hình thành các bộ lạc lớn và bành trướng lãnh thổ, biết chăn
nuôi và trồng trọt và cư trú trên một vùng rộng lớn của lục địa châu Á. Trên vùng đồng
bằng rộng lớn Hoa Bắc, tổ tiên xưa của người Trung Hoa sống thành những làng xóm ven
sông, trong những túp lều tường đất, mái tranh. Tôn giáo-nghệ thuật cũng bắt đầu hình
thành từ những cụm cư dân này. Các nhà khảo cổ học khám phá và xác định hai nền văn
hóa là Ngưỡng Thiều thuộc Hà Nam và Long Sơn thuộc Sơn Đông Trung Quốc cách ngày
nay vào khoảng từ 5.000-7.000 năm. Những di vật tìm thấy ở hai nền văn hóa này, bên
cạnh các dụng cụ sản xuất, sinh hoạt còn có các sản phẩm gốm được làm từ một loại đất mà
đồ gốm có màu đen và có các hoa văn hình học, hình động thực vật được tạo dáng thanh
thoát và có độ bền chắc.
4.3. Thời kỳ văn minh sông Hoàng Hà
Theo truyền thuyết, vào khoảng từ 3.000 đến 4.000 năm trước đây, vùng phía Tây
và Tây Bắc Trung Quốc, dọc theo thượng nguồn của con sông Hoàng Hà có một quần thể
dân cư sinh sống và đã đạt được một trình độ văn hóa khá cao, Văn minh sông Hoàng Hà
hay văn minh Hoa Hạ. Những cư dân này sống định cư dưới chân núi Hoa nên tiếng Trung
Quốc gọi là Hoa Hạ (người sống dưới núi Hoa). Cũng theo truyền thuyết, người Hoa Hạ đã
có nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội.
Văn minh Hoàng Hà theo các nhà sử học và khảo cổ học, được xem là bắt đầu từ
khoảng 2.200 TCN đến 1.066 TCN, và được chia thành các giai đoạn sau:
• Thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế
Trang 12
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
• Thời Tam Đại
• Thời Nhà Hạ
• Thời Nhà Thương

4.4. Thời kỳ dựng nước Trung Quốc (1.066 TCN 206 TCN)
Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được xây dựng từ trước khi Tần Thủy Hoàng thống
nhất Trung Quốc
Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được xây dựng từ trước khi Tần Thủy Hoàng thống
nhất Trung Quốc
Thời kỳ này bắt đầu bởi sự sụp đổ của nhà Thương và bắt đầu kỷ nguyên của nhà
Chu (1.066 TCN - 221 TCN) bao gồm nhà Tây Chu, (1.066 TCN - 771 TCN) và nhà Đông
Chu hay còn được gọi là thời Xuân Thu và Chiến Quốc và kết thúc chiến tranh giữa các
Trang 13
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
tiểu vương quốc bằng sự bắt đầu triều đại nhà Tần thống nhất Trung Hoa vào năm 221
TCN.Sau đó nhà Hán thống nhất Trung quốc thành lập vương triều Hán tồn tại gần 400
năm.
4.5. Những thành tựu Văn hóa:
4.5.1. Văn học:
Thể loại văn học phát triển sớm nhất ở Trung Quốc là thơ ca, bao gồm ca dao của
nhân dân và những bài thơ ca do giai cấp thống trị sáng tác. Thơ cũng là lời của bài hát
Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu,
được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.
Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả
có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như:
Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô
Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần trong
đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.
4.5.2. Khoa học tự nhiên:
Toán học: người Trung Quốc đã biết sử dụng phép ghi số tính với 10 bậc sớm nhất
thế giới, đặc biệt thời nhà Chu rất coi trọng sách viết về Toán học . Đến đời Đông Hán thì
Toán học đã phát triển đến những thành tựu nhất định, nhà Toán học nổi tiếng nhất Trung
Quốc là Tô Xung Chi đã tìm ra số pi chính xác đến hệ thập phân số 10 và đi trước thời gian

10 ngàn năm. Đến dời nhà Đường thì Trung Quốc xuất hiện những nhà Toán học nổi tiếng
như Nhất Hạnh( ông vừa là nhà Toán học vừa là nhà sư). Ông đã đưa ra công thưc phương
trình bậc 2, Vương Hiếu Thông đã có tác phẩm Toán học của mình đó là sách Tập Cô Kinh
Trang 14
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Toán dùng phương trình bậ 3 để giải quyết những vấn đề trong Toán học. Đến đời Tống –
Nguyên – Minh – Thanh lại có nhiều nhà toán học giỏi ở Trung Quốc như: nhà toán học
Gỉa Hiến& Thẩm Quán.
Thiên văn học: phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được ra đời từ rất sớm ở Trung
Quốc, ngay từ nhà Thương người ta đã biết ghi chép về nhật thực và nguyệt thực. Người ta
đã viết sách Cam Thạch Kinh Thư đến thời chiến quốc đã có sách ghi về các hành tinh sớm
nhất thế giới. Đặc biệt người Trung Quốc đã biết chế tạo ra dụng cụ để đo nóng mặt trời để
tính lịch gọi là Thổ Khuê, dụng cụ đo động đất.
Lịch pháp: phục vụ cho sản xuất nông nghiệp người Trung Quốc đã biết tính lịch
dựa vào sự vận hành của mặt trăng, đến thời Tây Hán tạo ra cuốn lịch gọi là Thảo Sơ do Tư
Mã Thiên soạn, trong cuốn sử này chỉ ra chu kỳ nhật thực, ông đã chia 1 năm thành 24 tiết
cách chia này có vị trí quan trọng. Đến năm 1230 Quách thụ Kinh đã soạn một cuốn lịch
mới gọi là Thụ Thời Lịch chia 365,2456 ngày và người ta cho rằng đây là cách tính lịch
này rất chính xác và cách xa cách tính của nhân loại.
Y học: Về lý thuyết thời chiến quốc có sách Hoàn đế nội kinh được coi là bộ sách cổ
nhất của sách y học cổ Trung Quốc. Thời Hán có sách Y Hàn Tạc Bệnh thời Đường thì có
cuốn sách Tiên Thu Lý Phương, Kế Tục Mật Phương.
Về Đông Y: có nhiều sách về dược liệu, Thần Nông Bản Thảo, ngoài ra Trung Quốc
có nhiều nhà thuốc nổi tiếng như: Hoa Đào. Đặc biệt ông đã dùng rượu để gây mê cho
người bệnh.
Phát minh khoa học kỹ thuật: phát minh ra thuốc súng đã làm cho Quân sự có những
biến đổi to lớn và phát minh này đã lan ra cả phương Tây, người Trung Quốc gọi thuốc
súng là hỏa dược.
Trang 15
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc

Phát minh ra kim chỉ nam: từ việc biết được từ tính và chiều hướng của nam châm.
Đến thời Bắc Tống người ta đã chế tạo ra la bàn và ngày cải thiện, hoàn thiện hơn.
Nghề làm giấy: khi chưa phát hiện ra giấy họ đã sử dụng nhiều loại nhưng chất
lượng kém, không phẳng rất khó viết. Vào năm 105 TCN có nhà khoa học tên Thái Luân
đã làm ra giấy từ những nguyên liệu dế kiếm như giẻ rách, vỏ cây và nó thể hiện rất tốt.
Người Trung Quốc đã làm ra giấy trước phương Tây hàng nghìn năm góp phần vào công
cuộc cách mạng truyền bá chữ viết và truyền bá tư tưởng.
Thái Luân tổng kết kinh nghiệm làm giấy của thế hệ trước, dẫn nhiều người thợ
dùng vỏ cây, vải gai, vải rách, lưới rách nát v.v để làm giấy. Trước tiên họ cắt hoặc thái
vỏ cây, vải gai, vải rách và lưới rách nát thành từng miếng vụn, rồi ngâm lâu trong nước,
giã thành dịch nhuyễn, trải qua nấu hấp, đổ thành lớp mỏng trên chiếu, phơi khô dưới ánh
sáng mặt trời, như vậy làm thành giấy. Loại giấy làm bằng biện pháp này có đặc điểm nhẹ
và mỏng, rất thích hợp viết chữ, nhận được sự hoan nghênh của mọi người, Nhà vua khen
ngợi. Thái Luân cải tiến kỹ thuật làm giấy. Từ đó, toàn quốc đều bắt đầu dùng biện pháp
làm giấy. Vì vậy, loại giấy này được gọi là “Giấy tước hầu Thái”.
Trang 16
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Trang 17
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Phát minh ra nghề in: vốn có truyền thống khắc vào đá đến thời nhà Tùy thì nghề in
khắc bản ra đời và ngày càng được cải thiện từ việc in chữ rời bằng đất nung đến chữ viết
in bằng gỗ, thiếc. Người Trung Quốc đi sớm hơn người Dức 4000 năm.
Nghệ thuật: Kiến trúc Vạn Lý Trường Thành là kiến trúc đồ sộ có tầm cỡ trên thế
giới, ngoài ra còn có thành Trường An, cung A Phòng, chùa Phật An ở Núi Ngũ Đài Sơn,
phố Lạc Dương, Tử Cấm Thành.
Tư tưởng, tôn giáo:
Bát quái, Ngũ hành, Âm dương: từ xa xưa người Trung Quốc đã nêu ra các thuyết
Bác quái, Ngũ hành, Âm dương. Ngay từ khi tộc Chu phát triển, người Chu đã quan niệm
rằng thế giới do 8 loại vật chất là trời, đất, hồ, núi, lửa, nước, sét, gió tạo thành và họ đặt ra
8 quẻ để biểu thị 8 loại đó. Tám que đó là: Càn ( trời), Khôn (đất), Cấn (núi), Đoài (hồ), Ly

(lửa), Khảm (nước), Chấn (sét), Tốn (gió).
Mỗi quẻ được biểu thị bằng ba gạch ngắn hoặc liền hoặc đứt, hoặc vừa liền vừa đứt
và được sắp xếp theo một cách riêng. Họ cho rằng vạn vật trong trời đất đều do sự biến
động, sự kết hợp hoặc mâu thuẫn với nhau của 8 loại này mà sinh ra. Đoa là thuyết Bát
quái.
Đến thời Chu Tuyên Vương, một viên quan chép sử tên là Sử Bá cho rằng vạn vật
do 5 yếu tố đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tạo nên. Đó là thuyết Ngũ hành.
Trang 18
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Đến thời U Vương, quan chép sử Bá Dương Phụ lại phát minh ra thuyết Âm dương
để giải thích sự biến động của vật chất. Ông cho rằng trong vũ trụ có hai lực lượng Âm và
dương vừa mâu thuẩn vừa tác động lẫn nhau, do chính sự tác động lẫn nhau của hai khí âm
và dương đã sinh ra vạn vật.
Lão Tử: Tư tưởng của Lão Tử được trình bày trong quyển Đạo Đức Kinh về mặt
triết học; ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ “là một vật mung lung sinh ra tước trời đất
lặng lẽ, trống không, độc lập không đổi, chuyển động không ngừng, là mẹ của thiên hạ”.
Lão tử gọi đó là “đạo” như vậy trời đất quỷ thần
cũng do “đạo” sinh ra do đó không cần bói toán cũng
biết được dữ lành. Và ông cho rằng các mặt đối lập
trong thế giới khách quan như: phúc và họa, cứng và
mềm, khôn và dại những mặt đó chuyển hóa lẫn
nhau.
Khổng Tử: không quan tâm đến việc giải
thích thế giới, không chú ý nhiều đến trời đất quỷ
thần. Trời chẳng qua chỉ là giới tự nhiên, trong đó
Trang 19
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
bốn mùa thay đổi, vạn vật sinh ra. Như vậy, nhân và lễ là hai vấn đề có tính cốt lõi trong tư
tưởng của Khổng Tử. Hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó nhân là nội dung,
là cơ sở của lễ, còn lễ là biểu hiện là tiêu chuẩn của nhân.

BÀI 5
VĂN MINH HI LẠP CỔ ĐẠI
5.1. Điều kiện tự nhiên và cư dân.
Hi Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có lãnh thổ rộng bao gồm
miền lục địa Hi Lạp (Nam bán đảo Ban Căng), miền đất ven bờ tiểu Á và những đảo thuộc
biển Êgiê.
Điều kiện tự nhiên đã có những tác động đáng kể tới khuynh hướng phát triển của
nền kinh tế cũng như thiết chế nhà nước của quốc gia cổ đại Hi Lạp. Hi Lạp ít đồng ruộng,
đất đai lại không thuận lợi và không thích hợp với việc trồng cây lương thực nhưng lại
thích hợp với việc trồng nho và oliu.
Trang 20
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Quả
Oliu là
một
loài
cây
nhỏ
trong dòng họ Oliu, có nguồn gốc ở vùng ven biển và lưu vực sông của miền Đông Địa
Trung Hải, một số nước châu Á và châu Phi, phía Bắc Iran và cuối phía nam vùng biển
Caspi.
Loài quả này có vai trò và tầm quan trọng to lớn trong nền nông nghiệp của vùng
Địa Trung Hải.
Người Hy Lạp đã lưu lại những quan sát về loài cây này, oliu hiếm khi phát triển
mạnh ở khoảng cách gần biển, mà từ phần lưng chừng, có nghĩa là từ độ cao của sườn núi
lên trên. Trong huyền thoại Hy Lạp đã có một nhân vật văn hóa,một biểu tượng anh hùng
thời nguyên thủy là Aristaeus có sự hiểu biết về chăn nuôi, làm pho mát, nuôi ong và cách
trồng trọt cây oliu.
Trang 21
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc

Tinh dầu oliu từ thời Hy Lạp cổ đại được sử dụng cho vua và vận động viên. Dầu
đốt từ oliu còn được sử dụng làm loại dầu bùng cháy ngọn đuốc của các kỳ Thế vận hội
Olympic tại Hy Lạp. Những sản phẩm chăm sóc da và cơ thể con người chiết xuất từ Oliu.
Thiếu đất để canh tác
nông nghiệp nhưng thiên nhiên ưu đãi cho người Hi Lạp nhiều khoáng sản quý như mỏ sắt,
mỏ đồng, mỏ vàng bạc…và những rừng gỗ bạt ngàn ở khắp miền lục địa. Những điều kiện
đó ngay từ đầu đã thúc đẩy người Hi Lạp sớm phát triển khuynh hướng của một nền kinh tế
thiên về sản xuất thủ công nghiệp hơn là sản xuất nông nghiệp.
Điều kiện tự nhiên đã có nhiều tác động đáng kể tới khuynh hướng phát triển của
nền kinh tế cũng như thiết chế nhà nước của quốc gia cổ đại Hi Lạp
Bờ biển Hi Lạp có nhiều cảng vịnh thuận lợi cho tàu bè đi lại và trú ẩn, vì vậy ngây
từ thời cổ đại nghề buôn b án bằng đường thủy ở đây rất phát triển do địa hình gần với các
nước Phi, Âu nên càng thuận lợi cho việc giao lưu Văn hóa.
Trang 22
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Lịch sử Hi Lạp phân thành 4 thời kỳ: Crit Myxen, Home, Thành Bang, Maxedonia.
Văn minh Cret Myxen: thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN.
Cret là một đảo lớn ở phía nam biển Êgiê, còn Myxen là một địa danh thuộc vùng
đồng bằng Pelopone. Nhà khảo cổ học Actua Ivan đã tiến hành khảo cổ ở Cret thu được
nhiều hiện vật có giá trị, đặc biệt là những di tích của thành Towrowrroa. Ở Myxen đã phát
hiện nhiều di vật quý, những thành lũy xây bằng đá, nhiều mộ táng có chôn theo vàng, bạc,
đá quý, một cung điện lộng lẫy có tường đá bao quanh với những bức bích họa sinh động.
Qua các hiện vật thu được, người ta thấy ở Cret Myxen, kinh tế nông nghiệp và chăn
nuôi là hoạt động kinh tế chủ đạo của người Hi Lạp. Nông sản gồm các loại lúa mì, lúa
mạch, các loại đậu, rau, quả, đặc biệt là nho và ôliu. Gia xúc được chăn nuôi chủ yếu là
ngựa, lừa. Thủ công nghiệp phong phú: sản xuất đồ gốm, rèn, đồ trang sức, ép dầu, sản
xuất rượu.
Thời đại Hôme, lịch sử Hi Lạp từ thế kỉ XI đến thế kỉ IX TCN thường gọi là thời
Hôme vì giai đoạn này phản ánh rỏ nét trong 2 tập sử thi Iliat và Ôđixe
Trong thời Home công cụ sản xuất và vũ khí bằng đồng đã được sử dụng phổ biến,

người Hi Lạp thời Home đã dùng vật nuôi để tỏ lòng mến khách làm vật trao đổi trong các
buổi tế lễ thần linh.
5.2. Văn hóa Hi Lạp cổ đại.
Trên cơ sở mẫu tự của người Phenixi, người Hi Lạp đã cải biên và sáng tạo ra hệ
thống mẫu tự Hi Lạp . So với hệ thống chữ tượng hình Ai Cập, hình đinh của Lưỡng Hà,
mẫu tự Hi Lạp đã đạt tới một trình độ cao, có khả năng hoàn thiện, khái quát hệ thống các
kí hiệu biểu đạt tư duy.
Trang 23
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Thần thoại là một trong những hình thái văn học xuất hiện sớm nhất ở Hi Lạp,
những truyện kể dân gian truyền miệng với những nội dung hoan đường, huyền bí, kì ảo…
gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng dũng sĩ.
Thần thoại phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong cuộc đấu tranh với thiên
nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên, phản ánh cuộc sống lao động và những hoạt động
đời thường của chính người Hi Lạp.
Thần thoại Hi Lạp đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử, xuất phát
từ thực trạng kinh tế, xã hội, từ những tư tưởng triết học phong phú, vì vậy thần thoại vừa
mang tính lịch sử xác thực, phản ánh thực trạng xã hội vừa đậm đà chất hoang đường, duy
lí và triết lí.
Thần thoại “là miếng đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật Hi Lạp…tiền đề… vật liệu
của nghệ thuật Hi Lạp”.
Hi Lạp là quê hương của triết học Phương Tây, được hình thành trên cơ sở của nền
kinh tế công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm nô đạt mức cao và trên nền tảng của
những thành tựu khoa học tự nhiên, ít bị chi phối bởi tôn giáo.
Triết học ở Hi Lạp cổ điển có nhiều trường phái tập trung trong hai phái đối lập
nhau; phái tuy tâm và phái duy vật.
Đại biểu xuất sắc nhất của trường phái triết học duy vật ở Hi Lạp là các nhà triết học
nổi danh: Talet, Anaximang, Heracolit, ….cho rằng nguồn gốc của chủ nghĩa duy vật là do
vật chất tạo thành, có vân động và có biến đổi.
Talet cho rằng nước là các bản chất của vạn vật, nước luôn thay đổi hình thái và vì

thế chính nước đã sản sinh ra các vật thể khác nhau.
Trang 24
Giáo viên: Lê T . Thanh Trúc
Những đại biểu xuất sắc nhất của trường phái triết học duy tâm: Protagorat, Xocorat,
Platong, Aritot…về mặt nhân thức các nhà triết học duy tâm cho rằng không có chân lí
khách quan, chỉ có nhận thức chủ quan tương đối.
Trang 25

×