Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

quản trị chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.77 KB, 23 trang )

Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C

A. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
I.Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000
1. Khái quát :
ISO 14000 là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường.Bộ tiêu chuẩn ISO
14000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO ban hành năm 1993 bao trùm những vấn đề
lớn về môi trường như : quản lý môi trường, đánh giá môi trường, đánh giá chu trình sản
phẩm.
Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 :
• ISO 14001 – Quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng.
• ISO 14004 – Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ
thống và kỹ thuật hỗ trợ.
• ISO 14010 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung.
• ISO 14011 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Quy trình đánh giá – Đánh giá hệ
thống quản lý môi trường.
• ISO 14012 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ của chuyên gia
đánh giá
2. Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 :
 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS).
- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE).
- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
1
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA).
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in
Product Standards).
 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức và các
tiêu chuẩn về sản phẩm.


- Các tiêu chuẩn về tổ chức tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi trường
của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng
và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường cũng như tiến
hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình.
- Các tiêu chuẩn về sản phẩm tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách tiếp cận
thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môi trường.
Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý đến thuộc tính môi trường
của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra
môi trường.
3.Điều kiện áp dụng ISO 14000:
- Đối với lãnh đạo của doanh nghiệp:
 Tìm hiểu và nắm vững nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
 Xác định yêu cầu của tiêu chuẩn và mức độ đáp ứng của doanh nghiệp.
 Quyết tâm và chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng ISO 14000.
 Hoạch định chính sách, mục tiêu và cam kết về môi trường.
 Cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để đào tạo và triển khai.
- Đối với thành viên của Doanh nghiệp - Yếu tố quyết định:
2
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
 Hiểu được ý nghĩa ,mục đích của quản lý môi trường.
 Ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao.
 Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định đối với công việc cụ thể.
- Yêu cầu đối với trình độ công nghệ, thiết bị :
 Có khả năng kiểm soát các thông số ảnh hưởng đến môi trường.
 Ðáp ứng các qui định của nhà nước, của ngành.
- Đối với chuyên gia tư vấn:
 Có khả năng và kinh nghiệm trong triển khai tư vấn áp dụng ISO 14000.
 Có công nghệ tư vấn bài bản, phù hợp, hiệu quả và có tính thuyết phục.
 Có lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp.

4. Lợi ích khi áp dụng ISO 14000 :
ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu đối với
một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hoá thành văn bản.
Nó là cơ sở, là điều kiện để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở
có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO 14000.Tóm lại để thực
tNhững lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm:
- Ngăn ngừa ô nhiễm
ISO 14001 hướng đến việc bảo toàn nguồn lực thông qua việc giảm thiểu sự lãng phí
nguồn lực. Việc giảm chất thải sẽ dẫn đến việc giảm số lượng hoặc khối lượng nước thải,
khí thải hoặc chất thải rắn. Không chỉ như vậy, nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của
nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản. Nồng độ và lượng chất thải
3
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp. Nhờ đó, giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được
ô nhiễm.
- Tiết kiệm chi phí đầu vào
Việc thực hiện hệ thống QLMT sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nước, năng
lượng, nguyên vật liệu, hoá chất, Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan trọng và có ý nghĩa nếu
nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm như điện năng, than, dầu,
- Chứng minh sự tuân thủ luật pháp
Việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt được những tiêu chuẩn do luật pháp qui định và vì vậy,
tăng cường uy tín của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng chứng minh
thực tế tổ chức đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về môi trường, mang đến uy tín cho tổ
chức.
- Thoả mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài
Điều này rất hữu ích đối với các tổ chức hướng đến việc xuất khẩu. Việc xin chứng chỉ
ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như là công cụ hàng rào phi
thuế quan của bất kỳ nước nào nhập khẩu hàng hoá từ các nước khác. Tuy nhiên, khách
hàng trong những nước phát triển có quyền chọn lựa mua hàng hoá của một tổ chức có hệ
thống QLMT hiệu quả như ISO 14001.

- Gia tăng thị phần
Chứng chỉ ISO 14001 mang đến uy tín cho tổ chức. Điều này sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh
cho tổ chức đối với những tổ chức tương tự và gia tăng thị phần hiện tại.
- Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan
Hệ thống QLMT nhằm vào việc thỏa mãn nguyện vọng của nhiều bên liên quan như nhân
viên, cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, cổ đông,
4
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
những người có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tổ chức và niềm tin của họ trong công
ty có giá trị to lớn. Niềm tin này giúp tổ chức tăng thêm nguồn lực từ công chúng và những
tổ chức tài chính (quốc gia cũng như quốc tế).
II. Thực trạng áp dụng ISO 14000 tại Việt Nam
ISO 14001 là cơ sở để một doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14000.Tại Việt Nam,
chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 (2 năm sau khi tiêu
chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO
14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên.
Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty
nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Điều này cũng dễ
hiểu vì Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001.
Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện có rất nhiều doanh
nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn
lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…Hầu hết công ty mẹ của các tổ
chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia đều
phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần
rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.
5
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài áp
dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong

công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO
14001. Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng
Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Gần đây, một loạt khách sạn thành
viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001.
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức
với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề
như Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), Điện tử, Hóa chất
(dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách sạn đang chiếm tỷ lệ
lớn.
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý
môi trường còn rất nhỏ bé. Sau 10 năm triển khai ISO 14001 tại Việt Nam, tính đến hết
2007, chỉ có 230 chứng chỉ được cấp. Các chuyên gia về xây dựng hệ thống quản lý môi
trường đều có nhận xét: doanh nghiệp Việt Nam chưa “mặn mà” với vấn đề môi trường.
Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức
tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Mà trong đó có nhiều nguyên nhân khiến việc
áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO14000 chưa rộng khắp:
 Chưa có sự quan tâm đúng mức của nhà nước :
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà nước,
cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong
việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng ISO
14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh
nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích
6
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
nào."Hiệu quả thực thi yêu cầu pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao, dẫn
tới nản lòng và thiệt thòi cho những doanh nghiệp quan tâm và đầu tư cho công tác bảo
vệ môi trường", một báo cáo gần đây của Trung tâm Năng suất Việt Nam cho biết.
 Chưa đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh

nghiệp :
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém trong việc hoạch định đường
hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn. Điều này ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát
triển của doanh nghiệp. Trong khi định hướng phát triển còn chưa rõ ràng thì chính sách về
môi trường của tổ chức còn mờ nhạt hơn nữa. Việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường
còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều cán bộ trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu
chính sách môi trường của tổ chức mình. Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát huy sự
tham gia của mọi người trong tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường.
 Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao:
Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi
khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường.
B. BỘ TIÊU CHUẨN SA 8000
I.Giới thiệu về Bộ tiêu chuẩn SA 8000
1. Khái quát :
SA 8000 là viết tắt của Social Accountability 8000, có nghĩa là trách nhiệm xã hội 8000.
SA8000 được giới thiệu lần đầu năm 1997, phát triển dưới sự bảo trợ của CEPAA
( Cuoncil on Economic Priorities Accreditation Agency ) và một nhóm các tổ chức bao
gồm : các tổ chức lao động, các tổ chức về quyền con người và quyền trẻ em, các học viện,
nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà thầu khoản, cùng các nhà tư vấn , kế toán và công ty kiếm
định.
7
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
SA8000 là một công cụ chứng nhận hệ thống quản lí đòi hỏi về chính sách đối với con
người tại doanh nghiệp. Nó yêu cầu về an toàn, bảo hộ lao động, về thời gian làm việc, tiền
lương. Nó hạn chế sử dụng động trẻ em, phân biệt đối xử, cấm sử dụng nhục hình. SA8000
là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc.
2. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn SA 8000 có thể áp dụng cho các công ty với mọi qui mô lớn, nhỏ, ở cả các nước công
nghiệp phát triển và các nước đang phát triển.
3. Nội dung của bộ tiêu chuẩn SA 8000 :

SA8000 dựa trên Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về quyền trẻ
em của Liên hợp quốc và một loạt các công ước khác của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
SA8000 bao gồm 9 lĩnh vực sau:
3.1. Lao động trẻ em
Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động của trẻ em dưới 14 (hoặc 15 tuổi tùy theo
từng quốc gia) và trẻ vị thành niên 14(15)-18. Không sử dụng lao động dưới 15 tuổi; hoặc
mức thấp nhất là dưới 14 tuổi ở các nước đang phát triển (theo công ước 138 của Tổ chức
Lao động thế giới, gọi tắt là ILO); ngoài giờ lao động, trẻ em phải được tạo điều kiện để
tham dự các chương trịnh giáo dục phổ thông.
3.2. Lao động cưỡng bức
Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động tù tội, lao động để trả nợ cho người khác
v.v…Không sử dụng hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, cũng không được yêu
cầu người lao động đóng tiền thế chân hoặc lưu giấy tờ tùy thân cho chủ doanh nghiệp.
3.3. An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc
Các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường như độ
chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông
8
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
thoáng không khí, các theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ
cho lao động nữ), các trang thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có để
sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện thiết bị phòng cháy-chữa cháy cũng như
hướng dẫn, thời hạn sử dụng, các vấn đề về phương án di tản và thoát hiểm khi xảy ra cháy
nổ, an toàn hóa chất (MSDS).
3.4. Quyền tham gia các hiệp hội
Quyền được tự do lập và tham gia công đoàn cũng như các thỏa ước tập thể; khi các
quyền trên bị giới hạn bởi pháp luật sở tại, người lao động có quyền được lập và tham các
hội hay đoàn thể có tính chất tương tự.
3.5. Phân biệt đối xử:
Không phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính,
thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị, không lạm dụng tình dục.

3.6. Kỷ luật lao động
Các vấn đề liên quan đến các hình thức kỷ luật được phép và không được phép (đánh đập,
roi vọt, xỉ nhục, đuổi việc, hạ bậc lương, quấy rối tình dục v.v)
3.7. Thời gian làm việc
Nói chung được đưa ra tương thích với các tiêu chuẩn trong bộ Luật lao động của từng
quốc gia cũng như các tiêu chuẩn của ILO về thời gian làm việc thông thường, lao động
thêm giờ, các ưu đãi về thời gian làm việc đối với lao động nữ (trong hay ngoài thời kỳ thai
sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi). Phải phù hợp với luật pháp hiện hành, bất kỳ
trường hợp nào, người lao động không làm việc quá 48 giờ/ tuần và cứ 7 ngày làm việc thì
phải sắp xếp ít nhất 1 ngày nghỉ; nếu tình nguyện làm thêm ngoài giờ thì sẽ không quá 12
giờ/ tuần và được chi trả đúng theo luật định. Làm thêm ngoài giờ chỉ được chấp thuận khi
người lao động tình nguyện hoặc khi đã được qui định trong thỏa ước lao động tập thể.
3.8. Lương và các phúc lợi xã hội khác ( bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế v.v)
9
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
Tiền lương trả cho thời gian làm việc chuẩn trong một tuần phải phù hợp với qui định của
luật pháp hoặc của ngành và phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của người lao động và gia
đình họ, không áp dụng việc trừ lương như là một hình thức kỷ luật
3.9. Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội (gọi tắt là SMS )
Cũng tương tự như các hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 và hệ thống quản lý
môi trường theo ISO 14000, hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội được xây dựng dựa trên
chu trình quản lý của Deming PDCA. Phần này của tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu của hệ
thống quản lý trách nhiệm xã hội mà việc thực hiện tốt các yêu cầu này sẽ giúp doanh
nghiệp kiểm soát có hiệu quả các yêu cầu cơ bản về trách nhiệm xã hội nêu ở các phần trên.
4. Điều kiện áp dụng :
- Trước hết, doanh nghiệp phải có chính sách xã hội đáp ứng các điều kiện làm việc của
người lao động và các yêu cầu, quy định của SA 8000; phải thoả mãn các quy định, luật lệ,
khuyến nghị và thoả thuận quốc tế; chính sách xã hội phải được ghi thành văn bản để áp
dụng, phổ biến trong nội bộ, bên ngoài hoặc cộng đồng khi có thể; phải cam kết cải tiến
liên tục.

- Đại diện lãnh đạo phải là người có thể đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của Tiêu
chuẩn SA 8000. Người đại diện theo Tiêu chuẩn SA 8000 là một cán bộ không làm công
tác quản lý, đóng vai trò trao đổi thông tin, đầu mối liên lạc giữa cấp lãnh đạo và các nhân
viên trong toàn doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải lập kế hoạch cụ thể, đảm bảo doanh nghiệp thấu hiểu các yêu cầu
của Tiêu chuẩn SA 8000. Doanh nghiệp phải đảm bảo:
 Xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn;
 Đào tạo lao động mới hoặc lao động tạm thời khi thuê;
 Thường xuyên đào tạo lao động hiện có;
 Thường kỳ tổ chức các khoá đào tạo về nhận thức.
10
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
- Áp dụng Hệ thống Quản trị Xã hội đòi hỏi phải thường xuyên giám sát liên tục, đảm bảo
hệ thống luôn đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000. Chính vì vậy, doanh nghiệp
phải xây dựng và duy trì các thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn như: lưu hồ sơ cam kết của
người cung ứng về trách nhiệm xã hội; cam kết tham gia vào các hoạt động giám sát khi có
yêu cầu; phát hiện tình trạng không phù hợp; thông báo về những thay đổi có liên quan đến
người cung ứng và nhà thầu phụ.
- Khi không đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn, doanh nghiệp phải thực hiện các
hành động khắc phục ngay tức thì và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phân bổ nguồn
lực thực hiện. Doanh nghiệp phải điều tra tất cả các nguyên nhân trong nội bộ và bên ngoài
có liên quan đến sự không phù hợp. Nghiêm cấm mọi hành động trù dập người lao động
báo cáo sự không phù hợp.
- Xem xét của lãnh đạo phải được thực hiện một cách hệ thống và định kỳ dựa trên các
kết quả xem xét, đánh giá nội bộ, đảm bảo hệ thống quản lý và đối đãi nhân sự luôn được
duy trì và hiệu quả.
- Doanh nghiệp phải thiết lập các thủ tục trao đổi thông tin với bên thứ ba về các kết quả
xem xét, kiểm tra, các dữ liệu giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn. Tuỳ theo tính chất và quy
mô của doanh nghiệp, các thông tin này có thể được thông báo tới các thành viên của doanh
nghiệp.

- Các hồ sơ liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn phải được lưu giữ để tạo điều kiện
chứng minh kết quả hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, làm cơ sở cho việc chứng nhận của
bên thứ ba
5. Lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn SA 8000 :
Việc thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000 mang lại lợi ích cho từ người lao động
đến công ty và các bên hữu quan khác có thể phân loại như sau:
11
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
 Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức
phi chính phủ:
- Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.
- Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.
- Nhận thức của công ty về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi
trường lành mạnh về an toàn, sức khoẻ và môi trường.
 Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:
- Sử dụng sản phẩm được sản xuất từ một tổ chức có trách nhiệm cao đối với cộng đồng
và xã hội.
- Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công
bằng
- Giảm thiểu chi phí giám sát
- Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để chứng tỏ
uy tín của công ty
 Lợi ích đứng trên quan điểm của chính doanh nghiệp:
- Trong môi trường kinh doanh khi mà vấn đề xã hội ngày có nhiều ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của tổ chức thì SA 8000 chính là cơ hội để đạt được lợi thế cạnh
tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới đồng thời đem
lại cho Công ty cũng như các nhà quản lý “Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội”.
- Làm tăng sự ưa chuộng và lòng trung thành của khách hàng/ người tiêu dùng đối với
doanh nghiệp.
12

Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
- Hỗ trợ chiến lược quảng bá của doanh nghiệp và tăng cường các giá trị cốt lõi của công
ty xây dựng sự hìn nhận mạnh hơn đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
- Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ giúp các tổ chức giảm được chi phí liên quan đến tai
nạn lao động, sức khỏe nghề nghiệp, … dẫn đến việc gia tăng năng suất lao động.
- Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho Công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao
động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho Công ty có thể dễ
dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng, đây là yếu tố được xem là
“Chìa khóa cho sự thành công” đối với mọi tổ chức.
- Cam kết của Công ty về đảm bảo phúc lợi xã hội cho người lao động sẽ làm tăng sự
gắn bó và cam kết của họ đối với công ty.
- Tránh được phiền hà từ các cơ quan chức năng liên quan đến thanh tra, kiểm tra trong
lĩnh vực sử dụng lao động.
- Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý.
- Là giấy thông hành để doanh nghiệp tham dự đấu thầu quốc tế, cũng như đáp
ứng nhu cầu mở rộng thị trường khu vực và thế giới.
II. Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn SA8000
1.Trên thế giới
Hiện nay rất nhiều công ty và tổ chức trên thế giới áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội
theo tiêu chuẩn SA 8000, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp áp dụng
đã tạo được hình ảnh tốt đẹp về cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tạo sự yên
tâm cho các khách hàng rằng họ đang mua các sản phẩm : đồ chơi, mỹ phẩm, quần áo, giày
dép, được sản xuất trong điều kiện đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000.
Tổng số công ty được cấp chứng chỉ SA8000 tính đến tháng 12 năm 2001
13
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
Stt Nơi đăng ký Số lg Ngành
1 Trung Quốc 31 May, đồ da
2 Ấn Độ 10 Thuốc lá, may, đan
3 Anh 3 Tư vấn, mỹ phẩm, may mặc

4 Ba Lan 3 Mỹ phẩm, điện tử
5 Bangladesh 1 May mặc
6 Brazil 6 Tư vấn, mỹ phẩm, điện tử, chế biến tp
7 Hà Lan 1 May
8 Hàn Quốc 3 Mỹ phẩm
9 Hy Lạp 1 Điện tử
10 Indonesia 7 May, đan, gỗ, trái cây đóng hộp
11 Malaysia 1 Nhựa
12 Mỹ 1 Ô tô
13 Nam Phi 1 Rượu
14 Nhật 1 Mỹ phẩm
15 Pakistan 5 Dược, may
16 Phần Lan 1 Xây dựng
17 Pháp 3 Thực phẩm, tư vấn, dược
18 Philippines 2 Trái cây đóng hộp
19 Slovenia 1 Gia dụng
20 Tây Ban Nha 3 Trái cây đóng hộp, dịch vụ vệ sinh, vận tải
21 Thái Lan 6 May mặc, giày thể thao
22 Thổ Nhĩ Kỳ 4 Vận tải, xây dựng, hoá chất, dược
23 Việt Nam 8 May, đồ chơi
24 Ý 21
Dịch vụ vệ sinh, cơ khí, nhựa, gia dụng, xây dựng,
hoá chất, tư vấn, chế biến thực phẩm
Tổng cộng 124
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của CEPAA
2. Tình hình áp dụng SA 8000 tại Việt Nam
2.1. Những điều kiện thuận lợi để áp dụng SA 8000
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, việc thực hiện SA 8000 tại Việt Nam có rất
nhiều thuận lợi bởi những tiêu chuẩn của SA 8000 có nhiều điểm tương đồng với các văn
bản pháp luật và các chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nếu

doanh nghiệp thực hiện tốt Bộ luật Lao động cũng như quy định của Nhà nước thì đã đáp
ứng gần như các tiêu chuẩn của SA 8000.
14
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
Qua một số nghiên cứu sơ bộ và khảo sát về việc áp dụng các tiêu chuẩn SA8000 do
nhóm nghiên cứu SA8000 của Viện Kinh Tế TP.HCM tiến hành trong năm 2000, việc áp
dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều thuận lợi hơn các doanh nghiệp
Ngoài quốc doanh. Việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước giúp triển khai
cụ thể và đi sâu vào khía cạnh hiệu quả của hoạt động quản lý lao động nên gặp rất nhiều
thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý và ngay chính công nhân.
2.2.Thực trạng áp dụng SA 8000 ở Việt Nam hiện nay
- Ngành nghề áp dụng: chủ yếu là các công ty thuộc ngành công nghiệp giày dép và dệt
may. Ngoài ra còn có các ngành: mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc lá, dược phẩm
- Số lượng áp dụng: Tính đến năm 2004, Việt nam có 25 tổ chức được chứng nhận đạt
tiêu chuẩn SA 8000. Ví dụ như : Công ty Dệt may Việt Thắng, Công ty Xuất nhập khẩu dệt
may Việt Tiến, Castrol Vietnam, Legamex, Kymdan
=> Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng Sa 8000 còn khá ít. Đây là một thực
trạng đáng lo ngại, vì hiện tiêu chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO
140000 và SA 8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng
hoá (đặc biệt là hàng dệt - may) sang thị trường Mỹ và Châu Âu.
2.3.Những nguyên nhân chủ yếu hạn chế áp dụng SA 8000 tại Việt Nam
- Nhận thức của doanh nghiệp về SA 8000. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều
nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt giảm chi phí để tăng lợi
nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các doanh
nghiệp tư nhân.
- Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (chi phí đánh giá, chi phí thực hiện
những thay đổi để áp dụng SA 8000). Nhiều công ty muốn được giám định công khai,
15
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C

nhưng không đủ chi phí cho việc giám định. Nó có thể lên tới 10.000-12.000 USD cho các
xí nghiệp lớn (thời giá 2005).
- Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của
từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia
công, nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị
địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng SA 8000.
- SA 8000 là mục tiêu ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế suy thoái.
Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều
công ty vẫn không muốn đầu tư phục vụ nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000.
- Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng
công việc cắt giảm. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia
công thực hiện theo tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đảm
đương phần lớn công đoạn sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập làm cho việc
giám sát các hoạt động của doanh nghiệp trở nên khó khăn .
Các doanh nghiệp cần phải nhận thức được : Mục đích của SA 8000 không phải để
khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật
và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc. SA 8000 giúp các doanh
nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục. Công việc chỉ có thể được
thực hiện tốt khi có một môi trường thuận lợi. Vì vậy áp dụng bộ tiêu chuẩn SA 8000 là cần
thiết.
C. Mô hình HACCP
I . Giới thiệu về mô hình HACCP
1. Khái quát :
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là nỗi lo của bất kỳ ai mà vấn đề này đã
trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. HACCP được biết đến như là một công cụ hữu
16
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
hiệu giúp các cơ sở chế biến thực phẩm đảm bảo được sản phẩm của mình an toàn đối với
mọi người.
HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System, và

có nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân
tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế
biến thực phẩm” đã được Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm – CODEX - chấp nhận.
2.Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn HACCP có thể áp dụng cho các Doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và
đồ uống với mọi qui mô lớn, nhỏ, ở cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang
phát triển.
3. Kết cấu của tiêu chuẩn HACCP:
Tiêu chuẩn HACCP luôn bao gồm hai bộ phận cấu thành:
Bộ phận thứ nhất : Hệ thống đảm bảo vệ sinh trong sản xuất.
Đây là hệ thống nền tảng và mang tính chất áp dụng chung cho các cơ sở chế biến thực
phẩm được biết đến dưới tên gọi phổ biến là Thực hành sản xuất tốt (GMP - Good
Manufacturing Practice). GMP giúp ngăn ngừa các mối nguy do tạp nhiễm, nhiễm chéo (từ
con người, nhà xưởng, dụng cụ sản xuất sang thực phẩm và từ thực phẩm ở công đoạn này
sang thực phẩm ở công đoạn khác) hay do sự phát triển của các mối nguy (chủ yếu là sinh
học).
Bộ phận thứ hai: Hệ thống phân tích các mối nguy và các biện pháp kiểm soát.
Hệ thống này giúp nhận diện các mối nguy cụ thể (hóa, lý, sinh học) đối với từng loại
thực phẩm cũng như quy trình chế biến để đưa ra các biện pháp kiểm soát thích hợp nhằm
loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy tới mức có thể chấp nhận được
17
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
4. Nội dung :
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các
điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất
lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có
liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu với
an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên
môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm.
Phân tích HACCP sẽ đưa ra danh mục những điểm kiểm soát trọng yếu CCPs cùng với

những mục tiêu phòng ngừa, các thủ tục theo dõi, giám sát và những tác động điều chỉnh
từng điểm kiểm soát trọng yếu. Để duy trì an toàn, chất lượng liên tục cho sản phẩm, các
kết quả phân tích sẽ được lưu giữ. Phương pháp nghiên cứu HACCP phải thường xuyên
thay đổi tùy thuộc vào những thay đổi của quá trình chế biến.
HACCP là một hệ thống có cơ sở khoa học và có tính lôgic hệ thống. HACCP có thể
thích nghi dễ dàng với sự thay đổi như những tiến bộ trong thiết kế thiết bị, quy trình chế
biến hoặc những cải cách kỹ thuật. Hệ thống HACCP có khả năng độc lập với những hệ
thống quản lý chất lượng khác, áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống
quản lý chất lượng đã có và là hệ thống đáng để lựa chọn để quản lý an toàn chất lượng
thực phẩm trong số rất nhiều những hệ thống quản lý chất lượng khác nhau.
Các nguyên tắc cơ bản của HACCP : HACCP có bảy nguyên tắc và nó là nền tảng để
tích hợp với các hệ thống khác:
- Nguyên tắc 1:Tiến hành phân tích mối nguy và xác định biện pháp phòng ngừa.
- Nguyên tắc 2:Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
- Nguyên tắc 3:Thiết lập các giới hạn tới hạn.
- Nguyên tắc 4:Thiết lập hệ thống giám sát sự kiểm soát của CCP.
18
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
- Nguyên tắc 5:Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng
một CCP nào đó không được kiểm soát.
- Nguyên tắc 6:Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP
hoạt động hữu hiệu.
- Nguyên tắc 7:Lập tư liệu về tất cả các thủ tục và các ghi chép phù hợp với các nguyên
tắc này và tương ứng với việc ứng dụng chúng.
Nói đến kế hoạch HACCP, người ta thường chỉ nghĩ tới 7 nguyên tắc cơ bản của nó,
nhưng thực ra nó còn bao gồm các bước chuẩn bị như thành lập đội HACCP, mô tả sản
phẩm và hệ thống phân phối, xác định mục đích sử dụng, về sơ đồ quy trình công nghệ,
thẩm tra sơ đồ quy trình công nghệ. Nếu không chú ý đúng mức tới các bước chuẩn bị này
thì có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả của việc thiết lập, thực hiện và áp dụng hệ thống
HACCP.

5. Điều kiện áp dụng HACCP :
• Lãnh đạo doanh nghiệp: Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện đánh giá các
mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát tập trung vào việc phòng ngừa là điều kiện
tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì Hệ thống an toàn vệ sinh
thực phẩm theo HACCP.
• Yếu tố con người: Sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong công
ty đối với Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP và việc áp dụng giữ vai trò
quyết định.
• Công nghệ thiết bị: Trình độ thiết bị công nghệ và nhà xưởng có đóng một vai trò
quan trọng trong việc áp dụng HACCP vì Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo
HACCP có thể áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm. Tất nhiên
đối với các doanh nghiệp mà trình độ công nghệ thiết bị hiện đại hơn và hệ thống nhà
19
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
xưởng mới thì việc áp dụng HACCP sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản
hơn.
• Qui mô của doanh nghiệp: Qui mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc
phải thực hiện trong quá trình áp dụng càng nhiều.
• Chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm: Đây không phải là một điều kiện bắt
buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công trong việc xây dựng
và áp dụng Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP tại các tổ chức, công ty.
6.Lợi ích khi áp dụng HACCP
Đối với người tiêu dùng:
• Giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm
• nâng cao nhận thức về vệ sinh cơ bản
• Tăng sự tin cậy về sự cung cấp thực phẩm
• Cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế xã hội
Đối với ngành công nghiệp:
• Tăng số lượng người tiêu dùng và độ tin cậy của chính phủ
• Đảm bảo giá cả và tăng khả năng cạnh tranhvà tiếp thị

• Giảm chi phí do sản phẩm hỏng và phải thu hồi
• Cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường
• Cải tiến năng lực quản lí đảm bảo an toàn thực phẩm
• Tăng cơ hội kinh doanh và xuất nhập khẩu thực phẩm
20
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
Đối với Chính phủ:
• Cải thiện sức khỏe cộng đồng và nâng cao hiệu quả kiển soát thực phẩm
• Giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng
• Tạo điều kiện phát triển thương mại
• Tạo lòng tin cho người dân vào việc cung cấp thực phẩm
Đối với Doanh nghiệp:
• Nâng cao uy tín với chất lượng sản phẩm của mình
• Tăng tính cạnh tranh, chiếm hữu và mở rộng thị trường đặc biệt đối với sản phẩm
xuât khẩu
• Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp với hệ thống HACCP, tạo lòng tin
với người tiêu dùng và bạn hàng
• Là điều kiện để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động tự công bố tiêu chuẩn chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm xem xét chế độ giảm kiểm tra đối với các lô sản phẩm
• Là cơ sở để tiến hành đàm phán hợp đồng thưuơng mại trong nước hoặc nước ngoài
và cơ sở của chính sách đầu tư đào tạo của nhà nước cũng như đối tác nước ngoài.
II. Thực trạng áp dụng HACCP tại Việt Nam
Hiện trên thế giới đang tồn tại nhiều lý thuyết về hệ thống quản lý chất lượng như: TQM
của Nhật Bản, HACCP của Mỹ…trong đó HACCP được coi là hệ thống đặc thù nhất cho
ngành thực phẩm. Nó trở thành một yêu cầu quan trọng của hầu hết các thị trường nhập
khẩu “khó tính” và yêu cầu bắt buộc đối với các nước thành viên của WTO.Chứng nhận
hợp chuẩn HACCP là “giấy thông hành” của sản phẩm thực phẩm, mang lại lợi ích thiết
thực cho DN, giúp thiết lập thị trường thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu. Nhưng các DN sản xuất, chế biến thực phẩm Việt Nam vẫn đứng “ngoài
21

Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
cuộc” với khoảng 50 DN ( năm 2006), chủ yếu là DN chế biến thuỷ sản xuất khẩu áp dụng
thành công và đã được cấp chứng nhận HACCP được chứng nhận theo một trong các tiêu
chuẩn như TCVN 5603:2008 (phiên bản cũ là TCVN 5603:1998), HACCP Code 2003 (của
Australia)
Lợi ích trông thấy như vậy, tuy nhiên hiện nay ở nước ta vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp
đạt được chứng chỉ HACCP. Nguyên nhân có nhiều cả về chủ quan lẫn khách quan.
Tiêu chuẩn HACCP do CODEX hướng dẫn mới đưa vào nước ta và sản xuất thực phẩm
của các cơ sở trong nước vẫn còn manh mún, chủ yếu là thủ công và bán thủ công thì đây
quả là thách thức đối với các doanh nghiệp. Bởi lẽ, chương trình quản lý chất lượng được
coi là tiền quyết bắt buộc phải tuân thủ như GMP, SSOP, chưa được phổ biến ở nước ta,
cho dù đây là việc làm đương nhiên của cơ sở chế biến thực phẩm ở nước ngoài. Sở dĩ các
chương trình quản lý chất lượng thực phẩm chưa được thực hiện tập trung vào nguyên
nhân: hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật còn chưa được các doanh nghiệp nghiêm túc
thực hiện. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chế biến còn chưa chú ý tới lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, đồng thời nhận thức của ban lãnh đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm
còn hạn chế.
Giá tư vấn cho một doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện HACCP hiện nay vào khoảng trên
dưới 5.000USD. Đó là chỉ tính chi phí cho dịch vụ tư vấn. Bởi vì trong quá trình thực hiện
HACCP, để đáp ứng được nhu cầu khắt khe của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của HACCP, doanh nghiệp sẽ còn phải tốn kém
nhiều hơn do phải đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng cho phù hợp.
Do vậy ở nước ta hiện nay tuy có rất nhiều các doanh nghiệp chế biến thực phẩm song số
doanh nghiệp được chứng nhận HACCP vẫn còn hạn chế. Để hỗ trợ các DN chế biến thực
phẩm áp dụng HACCP, trước hết phải có hệ thống các quy định cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt,
cần có ngay một cơ quan quản lý chung, giữ vai trò định hướng, có thể là một Hiệp hội các
nhà tư vấn. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tư vấn, tận dụng tối
22
Quản trị chất lượng_Nhóm 3_CĐ13C
đa nguồn nhân lực từ các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan, tổ chức chuyên môn,

nhất là từ các viện nghiên cứu cũng như lực lượng kỹ thuật của các DN.
23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×