S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––
LÊ ANH CƢỜNG
TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
THÁI NGUYÊN - 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––
LÊ ANH CƢỜNG
TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt
THÁI NGUYÊN - 2013
i
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu độc lập của em, mọi tài
liệu sử dụng đều có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Ngƣời cam đoan
ng
ii
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận
tình của phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quảng
n để giúp cho em hoàn thành được
Luận văn kinh tế này.
Cho phép em được gửi đến quý Trường, Khoa, quý Cơ quan, quý Thầy -
Cô, cùng gia đình lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất.
Học Viên
iii
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt viii
Danh mục các bảng biểu ix
Danh mục các hình x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Khái quát tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Những đóng góp mới của luận văn 3
6. Kết cấu của luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ DU LỊCH 4
- 4
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch 4
1.1.1.1. Khái niệm du lịch 4
1.1.1.2. Các loại hình du lịch 5
1.1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 8
1.1.2.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội 8
1.1.2.2. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9
1.1.2.3. Góp phần thúc đẩy phát triển các ngành khác 10
1.1.2.4. Góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa 10
1.2. Khái niệm, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch 11
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch 11
iv
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.2.2. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương 14
1.2.2.1. Tạo môi trường pháp lý và môi trường xã hội thuận lợi cho phát triển
du lịch 15
1.2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch 17
1.2.2.3. Tuyên truyền, quảng bá du lịch 20
1.2.2.4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ 21
1.2.2.5. Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà
nước trong việc QLNN về du lịch 21
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương 27
1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về du lịch ở một số địa phương 28
1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng 28
1.3.2 Kinh nghiệm của thành phố Nha Trang 30
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm QLNN về du lịch cho TP Hạ Long 32
1.3.3.1. Xây dựng định hướng phát triển du lịch 32
1.3.3.2. Có chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch 32
1.3.3.3. Huy động các nguồn lực xã hộicho phát triển du lịch 32
1.3.3.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo sự hấp dẫn 33
1.3.3.5. Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch 33
1.3.3.6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong
du lịch 33
1.3.3.7. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch 34
1.3.3.8. Xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch 34
1.3.3.9. Bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững 34
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
35
v
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
2.2. Các phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 35
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin 35
2.2.2.1. Bảng thống kê 35
2.2.2.2. Phương pháp đồ thị thống kê 36
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 36
2.2.3.1. Phương pháp so sánh 36
2.2.3.2. Phương pháp dự báo 39
2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia 41
2.2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu: 41
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở
THÀNH PHỐ HẠ LONG 42
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 42
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 45
3.1.2.1.Dân số 45
3.1.2.2. Về kinh tế 45
3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 46
3.1.3. Tài nguyên du lịch 48
3.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 48
3.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 50
3.2. Thực trạng phát triển du lịch và QLNN về du lịch ở thành phố Hạ Long 52
3.2.1. Thực trạng phát triển du lịch 52
3.2.1.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch 52
3.2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch: 54
3.2.1.3. Phát triển các thành phần kinh tế trong ngành du lịch 56
3.2.1.4. Tăng trưởng kinh tế trong ngành du lịch 58
vi
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
3.2.1.5. Phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ du lịch 60
3.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch 64
3.2.2.1. Triển khai cơ chế, chính sách tạo môi trường phát triển 65
3.2.2.2. Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch 66
3.2.2.3. Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch từng bước kiện toàn 67
3.2.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch 68
3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch ở thành
phố Hạ Long 68
3.3.1. Những thành tựu 68
3.3.2. Một số hạn chế 70
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 72
3.3.3.1. Hoạt động du lịch của Hạ Long phụ thuộc vào mùa, kết cấu hạ tầng
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của Thành phố 72
3.3.3.2. Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế. 73
3.3.3.3. Tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu,
dịch bệnh, thiên tai… ảnh hưởng tới phát triển du lịch 73
3.3.3.4. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và hệ thống
doanh nghiệp đối với sự nghiệp phát triển du lịch còn chưa được đầy đủ 73
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU GIẢI
PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG 75
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về phát
triển du lịch ở thành phố Hạ Long 75
4.1.1. Quan điểm 75
4.1.2. Phương hướng và mục tiêu 78
4.1.2.1. Phương hướng 78
4.1.2.2. Mục tiêu 79
vii
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển du lịch ở
thành phố Hạ Long 79
4.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đối tượng tham gia
hoạt động du lịch và cộng đồng dân cư 79
4.2.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về phát triển
du lịch 81
4.2.2.1. Về cơ chế chính sách quản lý 81
4.2.2.2. Về cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư 82
4.2.2.3. Về cơ chế, chính sách phát triển thị trường 84
4.2.2.4. Về đổi mới phương pháp quản lý 86
4.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch 87
4.2.4. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 89
4.2.5. Xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch 90
4.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động du lịch 92
4.2.7. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cảnh quan 93
4.2.8. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tư an toàn xã hội và an toàn trong
hoạt động du lịch 95
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
GDP : Tổng thu nhập quốc nội
IUOTO : Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : Tổ chức giáo dục- khoa học- văn hóa Liên hợp quốc
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của TP Hạ Long giai đoạn 2001- 2012 48
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động qua đào tạo trong ngành du lịch của TP Hạ Long
năm 2012 55
Bảng 3.3. Cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Hạ Long 56
Bảng 3.4. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 59
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trên địa bàn TP. Hạ Long giai
đoạn 2001 - 2012 60
Bảng 3.6. Cơ cấu doanh thu du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long giai
đoạn 2008-2012 62
Bảng 3.7. Lượng khách du lịch đến Hạ Long từ năm 2008 đến 2012 65
Bảng 3.8. Các thị trường khách quốc tế lưu trú tại tỉnh Quảng Ninh năm 2010. 66
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Những chức năng cơ bản của các cơ quan QLNN về du lịch 27
Hình 1.2: Sự phối hợp trong hoạt động giữa cơ quan QLNN về du lịch và các
doanh nghiệp du lịch 28
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hạ Long được thành lập năm 1993 và mở rộng thêm vào
năm 2001, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 636,11km2, trong đó diện tích
đất tự nhiên 208,552km2, dân số khoảng 26 vạn người với 20 đơn vị hành
chính. Trong những năm qua, Hạ Long đã có những bước phát triển vượt bậc
về du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư, nâng cấp. Nhiều sản phẩm du
lịch chất lượng cao ở các loại hình như cơ sở lưu trú, tàu thuyền vận chuyển
khách tham quan Vịnh, dịch vụ vui chơi giải trí.v.v., được đưa vào khai thác
tạo nên diện mạo mới cho Hạ Long. Ngoài 832 cơ sở lưu trú, 473 tàu du lịch
trên vịnh Hạ Long được xếp hạng, còn có khoảng 30 doanh nghiệp lữ hành và
các nhà hàng, điểm mua sắp được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách
du lịch. Hạ Long là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, nơi có vịnh Hạ
Long được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên của Thế giới và
mới đây Vịnh Hạ Long đã được bầu là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của
thế giới. Du lịch Hạ Long ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và
quốc tế, tốc độ tăng trưởng cao, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho
người dân.v.v, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo
hướng CNH, HĐH và là điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực.
Có được kết quả trên, trước hết phải nói đến sự phát huy nội lực của
ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng. Đặc biệt,
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo, ban hành cơ chế chính sách phù hợp cho phát
triển du lịch, rất coi trọng đầu tư cho ngành du lịch. Đồng thời, Hạ Long nhận
cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, sự phối hợp của
các Bộ, ngành Trung ương cũng như tỉnh Quảng Ninh về định hướng phát
triển từng thời kỳ, về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Hạ Long thời gian qua
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi sớm được khắc phục, như: sản
phẩm du lịch còn đơn điệu và chất lượng chưa cao; tiềm năng du lịch chưa
được khai thác tương xứng, hiệu quả; chưa thu hút được nguồn khách có khả
năng chi trả cao; sự phát triển nhanh của du lịch đã gây nên những tác động
xấu đến môi trường, sinh thái, cảnh quan, đe doa sự phát triển bền vững;
nguồn nhân lực chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng du lịch.v.v.v. Tình trạng
trên do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hạn chế yếu kém trong
QLNN về du lịch trên địa bàn TP.
Để khắc phục những hạn chế, phát huy lợi thế, đưa Hạ Long trở thành
trung tâm du lịch lớn của cả nước và phát triển du lịch bền vững, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP Hạ Long, thì việc đổi
mới, tăng cường QLNN về du lịch ở TP Hạ Long thực sự là nhu cầu cấp bách
hiện nay. Đó chính là lý do tôi quyết định lựa chọn đề tài “Tăng cường quản
lý nhà nước về du lịch ở thành phố Hạ Long” làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch và nhất là QLNN về ở TP
Hạ Long thời gian qua; đề xuất định hướng, giải pháp tăng cường QLNN về
ở TP Hạ Long trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển du
lịch TP Hạ Long trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN về du
lịch trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch và nhất là QLNN về
du lịch trên địa bàn TP Hạ Long trong 5 năm trở lại đây.
+ Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường QLNN
ong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển du
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
lịch TP Hạ Long trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu đề tài là QLNN về du lịch
.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: nghiên cứu QLNN về du lịch trên địa bàn TP Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
+ Về thời gian: nghiên cứu QLNN về du lịch ở TP Hạ Long chủ yếu
giai đoạn từ năm 2008 - năm 2012; đề xuất giải pháp tăng cường QLNN về du
lịch ở TP Hạ Long giai đoạn tới năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa, góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN
về du lịch trong nền kinh tế thị trường;
- Đánh giá có hệ thống và toàn diện thực trạng QLNN về du lịch và
phát triển du lịch của TP Hạ Long trong 5 năm trở lại đây, nêu được những
thành công hạn chế, nguyên nhân yếu kém của QLNN về du lịch ở TP ;
- Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường QLNN về
du lịch ở TP Hạ Long có cơ sở nhằm phát triển du lịch Hạ Lọng theo hướng
bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP .
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về du lịch
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng QLNN về du lịch ở TP Hạ Long giai đoạn 2008 - 2012
Chương 4: Quan điểm, phương hướng và mục tiêu
QLNN về phát triển du lịch ở TP Hạ Long.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
-
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, xụng quanh khái niệm về du lịch vẫn
còn những quan niệm khác nhau, chưa thống nhất. Trước thực tế phát triển
của ngành du lịch, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất khái niệm
về du lịch là cần thiết. Do cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, nên hiểu và
diễn đạt về khái niệm du lịch cũng khác nhau .
Theo từ điển bách khoa quốc tế về du lịch: Du lịch là tập hợp các hoạt
động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công
việc liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch Du lịch là cuộc
hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích chọn trước và một
bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu của họ. Định nghĩa này chỉ
xem xét chung hiện tượng du lịch, mà không xem xét nó như một hoạt động
kinh tế.
Trong Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua khoá IX, kỳ họp thứ 7 tháng 06/2005, tại điều 4 thuật
ngữ "du lịch" và "hoạt động du lịch" được hiểu như sau: du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định; hoạt động du lịch là hoạt động của
khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ
quan nhà nước có liên quan đến du lịch. [ 22, tr.2]
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng
dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ của những doanh nghiệp
nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm
hiểu và các nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích
kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân
doanh nghiệp [16, tr.19].
Như vậy, có thể hiểu: du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt
động du lịch vừa mang đặc điểm của hoạt động kinh tế, lại vừa mang đặc
điểm của ngành văn hoá - xã hội.
Ngày nay, hoạt động du lịch đã được nhìn nhận như là ngành kinh tế
quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh. Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều
nước không những đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn
hoá, xã hội và ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ
cấu nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ du lịch đã chiếm một tỷ trọng
lớn trong tổng sản phẩm xã hội.
1.1.1.2. Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể được phân chia thành các nhóm khác nhau
tuỳ thuộc vào tiêu chí đưa ra. Về phần mình, các tiêu chí được đưa ra phụ
thuộc vào mục đích việc phân loại và quan điểm chủ quan của tác giả. Do đó,
cho đến nay, chưa có bảng phân loại nào được coi là hoàn hảo. Hiện nay, đa
số các chuyên gia về Du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo
các tiêu chí cơ bản sau đây:
Phân loại theo môi trường tài nguyên
Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tuỳ vào môi
trường tài nguyên mà hoạt động du lịch để phân loại:
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
- Du lịch văn hoá: Là hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi
trường nhân văn, hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du
lịch nhân văn.
- Du lịch thiên nhiên: Là loại hình hoạt động du lịch đưa du khách về
những nơi có môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn
nhằm thoả mãn nhu cầu đặc trưng của họ. Trong số các loại hình du lịch thiên
nhiên có thể thấy như du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn
Phân loại theo mục đích chuyến đi:
Chuyến đi của con người có thể có mục đích thuần tuý du lịch tức là
chỉ nhằm nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung
quanh. Ngoài các chuyến đi như vậy, có nhiều cuộc hành trình vì các lý do
khác như học tập, công tác, hội nghị, tín ngưỡng, chữa bệnh Trong các
chuyến đi này không ít người đã sử dụng các dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn
uống tại khách sạn, nhà nghỉ. Cũng không ít người nhân chuyến đi đó tranh
thủ thời gian rỗi có được để tham quan, nghỉ ngơi nhằm thẩm nhận tại chỗ ở
những giá trị của thiên nhiên, đời sống văn hoá nơi đến. Những lúc đó có thể
coi họ đang thực hiện một chuyến du lịch kết hợp trong chuyến đi của mình.
Trên cơ sở đó, có thể phân chia du lịch thành 2 nhóm cơ bản:
- Nhóm có mục đích du lịch thuần tuý: bao gồm các thể loại du lịch
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao (chơi, tập luyện), khám phá.
- Nhóm có mục đích du lịch kết hợp: bao gồm các thể loại du lịch tín
ngưỡng, học tập nghiên cứu, hội họp, thể thao (thi đấu, cổ vũ), kinh doanh
công tác, chữa bệnh, thăm thân.
Phân loại theo lãnh thổ hoạt động
- Du lịch nội địa: là chuyến đi của người đi du lịch từ chỗ này sang chỗ
khác trong phạm vi đất nước của mình.
- Du lịch quốc tế: Là chuyến đi của người đi du lịch từ nước này sang
nước khác.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
Theo đặc điểm địa lý của nơi đến, thì có các loại du lịch: Du lịch nghỉ
biển, du lịch leo núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê.
Theo phương tiện vận chuyển gồm có: Du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du
lịch bằng máy bay, du lịch bằng tàu hoả, du lịch bằng tàu thuỷ
Phân loại theo loại hình lưu trú gồm có: du lịch ở khách sạn, du lịch ở
motel, du lịch ở Camping
Phân loại theo độ dài chuyến đi gồm có: du lịch ngắn ngày, du lịch
dài ngày.
Phân loại theo hình thức tổ chức gồm có: du lịch tập thể, du lịch cá
nhân, du lịch gia đình.
Phân loại theo phương thức hợp đồng gồm có: du lịch trọn gói, du lịch
từng phần.
Ý nghĩa của việc phân loại du lịch
Việc phân loại các thể loại du lịch có ý nghĩa hết sức to lớn.
Thứ nhất, phân loại giúp xác định được những đóng góp kinh tế và
những hạn chế của từng thể loại du lịch. Trên cơ sở đó, các tổ chức quản lý du
lịch sẽ hình thành chính sách khuyến khích hay hạn chế đối với từng thể loại
du lịch tuỳ theo các mục tiêu và chính sách phát triển chung của một địa
phương hay quốc gia.
Thứ hai, phân loại làm cơ sở cho hoạt động marketing của các điểm đến
du lịch và các tổ chức kinh doanh du lịch. Qua việc phân tích các thể loại du
lịch đang tồn tại có thể xác định được cơ cấu khách hàng mục tiêu của điểm
đến du lịch hay của cơ sở kinh doanh du lịch. Nó cho phép xác định được thế
mạnh của một địa phương, một quốc gia và làm cơ sở cho việc phân tích tính
đa dạng của hoạt động du lịch tại các điểm đến.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
1.1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội
Du lịch là cầu nối hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới, thông qua du
lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được
sống, lao động trong hoà bình và hữu nghị. Hoạt động du lịch giúp cho du
khách hiểu biết hơn vế đất nước, con người, lịch sử… của đất nước mình đến
thăm. Trên cơ sở đó giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, tăng cường
tình đoàn kết giữa các dân tộc vì hoà bình và sự phồn thịnh của nhân loại.
Đối với xã hội, du lịch trước hết có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và
khả năng lao động cho người dân. Khi đi du lịch mọi người có điều kiện gặp
gỡ, gần gũi nhau hơn và qua đó mọi người hiểu nhau hơn, tăng cường tình
đoàn kết cộng đồng.
Cũng thông qua những chuyến du lịch, khi được tiếp xúc với các danh
lam thắng cảnh, các giá trị văn hoá lịch sử, con người thêm hiểu và yêu quê
hương đất nước. Du lịch có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước. Du lịch
cũng còn là một phương thức nâng cao dân trí, "đi một ngày đàng, học một
sàng khôn", qua mỗi chuyến du lịch, du khách lại tăng thêm hiểu biết và vốn
sống, làm cho tinh thần của con người trở nên phong phú hơn.
Du lịch góp phần làm giảm sự tập trung căng thẳng ở những trung tâm
dân cư: các tài nguyên thiên nhiên thường nằm ở những vùng xa xôi hẻo lánh,
việc khai thác các tài nguyên này đòi hỏi phải có sự đầu tư về mọi mặt giao
thông, bưu điện, văn hoá… và làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những
vùng đó. Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống bởi các
món đồ thủ công mỹ nghệ luôn là những mặt hàng lưu niệm hấp dẫn.
Du lịch còn là phương tiện quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội…
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
Du lịch được đánh giá rất khác nhau giữa các nước, nhưng hầu hết các
quốc gia đều nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh
tế, và theo thời gian thì những nhận thức đó ngày càng được khẳng định và
nhìn nhận đầy đủ hơn. Trước hết, du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo
nên thu nhập quốc dân, làm tăng thêm GDP.
Đối với hoạt động du lịch nội địa, du lịch tham gia tích cực vào quá trình
phân phối lại thu nhập, tác động tích cực tới việc cân đối cấu trúc thu nhập và
chi tiêu của nhân dân giữa các vùng.
Đối với hoạt động du lịch quốc tế thì du lịch còn được coi là nguồn thu
ngoại tệ quan trọng có tác dụng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch
quốc tế còn là kênh thu hút đầu tư nước ngoài, thông qua các chuyến du lịch
các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ họi làm ăn, đồng thời bản thân du lịch cũng là
lĩnh vực thu hút đầu tư đầy hấp dẫn. Du lịch quốc tế góp phần củng cố và phát
triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt chính sự phát triển của du lịch
đã là động lực chính trong việc mở rộng các tuyến giao thông quốc tế. Nhiều
quốc gia đã chọn du lịch là một hướng mở cửa nền kinh tế: Thái Lan,
Singapore… Du lịch quốc tế cũng chính là phương tiện tuyên truyền quảng
cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà.
1.1.2.2. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Du lịch là một ngành kinh tế đem lại tỷ suất lợi nhuận cao bởi vốn đầu
tư vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp nặng mà khả năng
thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Du lịch là một ngành kinh tế
dịch vụ, do vậy phát triển du lịch là hướng đi chiến lược nhằm tăng tỷ trọng
khối dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theo
hướng hiện đại hoá cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch còn góp
phần phát triển cân đối cơ cấu vùng của nền kinh tế bởi du lịch đòi hỏi phải
có sự thay đổi trên nhiều mặt ở những vùng có TNDL, hầu hết đó đều là các
vùng sâu, vùng xa.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
1.1.2.3. Góp phần thúc đẩy phát triển các ngành khác
Phát triển du lịch còn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế
khác như giao thông, xây dựng… và hoàn thiện CSHT của xã hội. Tuy nhiên,
việc phát triển du lịch quá tải sẽ tạo ra sự mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế
và tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du lịch, sự phát
triển đó của nền kinh tế sẽ thiếu tính ổn định và bền vững.
1.1.2.4. Góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa
WTO đã lấy chủ đề của năm du lịch đầu tiên của thiên niên kỷ là : "Du
lịch - một công cụ hữu của giao lưu văn hoá giữa các nền văn minh". Chủ đề
năm du lịch thế giới năm 2001 đã nhấn mạnh tác dụng văn hoá xã hội của du
lịch, chỉ ra mối quan hệ giữa du lịch với văn hoá, làm cho toàn thế giới nhận
thức đúng đắn hơn về văn hoá du lịch và tác dụng của nó để thúc đẩy ngành
du lịch phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững.
Mỗi dân tộc đều có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá,
phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình
và có địa bàn cư trú nhất định. Những yếu tố văn hoá truyền thống đó được
tích tụ từ lâu đời. Du lịch là một hình thức quan trọng để các dân tộc giao lưu
văn hoá với nhau. Thông qua các hành trình du lịch, những giá trị văn hoá độc
đáo của mỗi dân tộc sẽ được tôn vinh, những yếu tố văn minh trong nền văn
hoá nhân loại càng kích thích những nét độc đáo của văn hoá dân tộc, sự giao
thoa đó làm cho nền văn hoá nhân loại cũng như nền văn hoá của mỗi dân tộc
ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Du lịch cũng là hoạt động góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hoá truyền thống, nguồn thu từ du lịch văn hoá sẽ được tái đầu tư để phát triển
các làng nghề, để tôn tạo các di tích.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
1.2. Khái niệm, nội dung và nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về
du lịch
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch
1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Cho đến nay, xung quanh khái niêm của QLNN về di lịch còn nhiều ý
kiên khác nhau:
Có quan niệm cho rằng, QLNN về du lịch là sự tác động có tổ chức và
điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của cơ quan nhà nước đối với các quá
trình, các hoạt động du lịch nhằm phát triển các hoạt động du lịch trong nước
và du lịch quốc tế đạt được hiệu quả KT-XH đặt ra.
Quan niệm khác thì cho rằng: QLNN về du lịch là quá trình thực hiện và
phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt
động du lịch trên thị trường trong sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ
thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và
chính sách quản lý.
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà thì: QLNN về du lịch là
làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản,
không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý
đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên
lĩnh vực kinh tế du lịch. QLNN về du lịch nhằm đưa du lịch phát triển theo
định hướng chung của tiến trình phát triển của đất nước.
Như vậy, QLNN về du lịch chính là sự tác động của các cơ quan QLNN về
du lịch nhằm định hướng hoạt động này theo mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn.
QLNN về du lịch bằng quản lý kinh tế trực tiếp tức là: tất cả các hoạt
động tăng giảm lợi nhuận, các chính sách về sản phẩm…đều phải chịu sự điều
chỉnh, quản lý trực tiếp của ngành du lịch; ngành du lịch cũng không thể đưa
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
ra bất cứ một sản phẩm chính sách nào trái với quy định của nhà nước. Nói
cách khác, tất cả các sản phẩm chính sách ấy phải được đảm bảo điều kiện lưu
hành. Các cơ quan kiểm tra, điều chỉnh cho đúng với các quy định văn bản
pháp quy là các cơ quan QLNN về du lịch từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô. Cơ
quan QLNN về du lịch ở cấp vĩ mô có trách nhiệm theo dõi, hoạch địch chính
sách và chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý kinh tế trực tiếp của mình.
Sự tăng giảm về lợi nhuận, sản phẩm, doanh thu…trong hoạt động kinh
doanh du lịch còn là thước đo rất trực tiếp, rất cụ thể năng lực quản lý của cơ
quan QLNN về du lịch.
Như vậy có thể hiểu: QLNN về du lịch là quá trình nhà nước tác động
vào lĩnh vực du lịch bằng các quy hoạch, kế hoạch phát triển và điều tiết hoạt
động du lịch bằng các chính sách, các công cụ kinh tế nhằm bảo đảm khai
thác được tối đa các tiềm năng, thế mạnh về du lịch, làm cho du lịch phát
triển bền vững và đóng góp nhiều vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Nói đến QLNN về du lịch là nói đến cơ chế quản lý. Cơ chế đó, một mặt,
phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan; mặt khác, phải có
một hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch thích
hợp để quản lý du lịch. Quan niệm này bao hàm những nội dung cơ bản như:
các cơ quan nhà nước có chức năng QLNN về du lịch từ trung ương đến địa
phương là chủ thể quản lý; các quan hệ xã hội vận động và phát triển trong lĩnh
vực du lịch là đối tượng quản lý và hệ thống pháp luật, chính sách, quy hoạch,
kế hoạch, là công cụ để Nhà nước thực hiện sự quản lý.
Với tư cách là đối tượng quản lý: du lịch phải được tổ chức và vận động
trên cở sở các quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
Với tư cách là là công cụ để Nhà nước thực hiện sự quản lý: pháp luật,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch, phải được xây dựng trên cơ sở chính xác,
đầy đủ, thống nhất, là những chuẩn mực để đối tượng quản lý dựa vào đó vận
động, phát triển và để chủ thể quản lý thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối
tượng quản lý.
QLNN về du lịch là tạo môi trường thông thoáng, ổn định, định hướng,
hỗ trợ, thúc đẩy du lịch phát triển nhưng có trật tự nhằm giải quyết hài hòa
các lợi ích. Thực hiện kiểm tra, giám sát các HĐDL nhằm đảm bảo trật tự, kỷ
cương, uốn nắn những hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật.
QLNN về du lịch là hiện tượng phổ biến đối với tất cả các nước trên thế
giới, không phải chỉ riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ và yêu cầu quản lý
ở mỗi quốc gia có khác nhau và phụ thuộc vào sự phát triển của từng nước,
trước hết là sự phát triển của các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
cũng như trình độ QLNN và trình độ dân trí của từng quốc gia.
1.2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch
ặc điểm sau:
- Đối tượng của QLNN về du lịch rất đa dạng, bao gồm: các cơ sở kinh
doanh du lịch, đội ngũ lao động trong ngành du lịch, kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
tài nguyên du lịch, du khách Có thể nói, QLNN về du lịch là lĩnh vực rất
phức tạp
- QLNN về du lịch ít nhiều có sự phụ thuộc vào tiềm năng, thế mạnh,
nét đặc thù… của địa phương. Tuỳ thực tế tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa
phương mà đòi hỏi và xác lập vai trò, cũng như quy mô tổ chức bộ máy
QLNN về du lịch phù hợp.
- QLNN về du lịch luôn gắn chặt với việc đảm bảo an ninh, trật tự, an
toàn xã hội. Thực tế cho thấy, những nơi có nền an ninh, chính trị, trật tự xã
hội ổn định ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch. Mặt khác, những nơi