Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

So sánh yêu cầu đọc hiểu của Pisa và chương trình ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 109 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liêu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



TRẦN THỊ NGỌC



SO SÁNH YÊU CẦU ĐỌC HIỂU
CỦA PISA VÀ CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
TRUNG HỌC CƠ SỞ VIỆT NAM


Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐỖ NGỌC THỐNG




Thái Nguyên - 2013



Số hóa bởi Trung tâm Học liêu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều đã
được trích rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn



Trần Thị Ngọc


















Số hóa bởi Trung tâm Học liêu

ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn,
phòng Quản lý và Đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư phạm - ĐHTN đã tạo điều
kiện cho em có một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi để hoàn thành tốt luận
văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã tham gia giảng
dạy tận tình lớp Cao học Lý luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt K19 -
Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Ngọc Thống -
người hướng dẫn luận văn của em. Thầy đã tạo mọi điều kiện động viên và tận tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn



Trần Thị Ngọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu

iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
Chƣơng 1: KHẢO SÁT YÊU CẦU ĐỌC HIỂU CỦA PISA 8
1.1. Những hiểu biết chung về PISA 8
1.1.1. Khái niệm 8
1.1.2. Mục đích và đặc điểm của PISA 9
1.2. Những yêu cầu đọc hiểu của PISA 10
1.2.1. Mục đích và yêu cầu đọc hiểu của PISA 10
1.2.2. Đối tượng và hình thức kiểm tra 12
1.3. Giới thiệu một số đề kiểm tra và cách chấm điểm của PISA trong lĩnh vực đọc hiểu 18
Chƣơng 2: KHẢO SÁT YÊU CẦU ĐỌC HIỂU CỦA CHƢƠNG TRÌNH NGỮ
VĂN THCS VIỆT NAM 33
2.1. Đối tượng đọc hiểu 33
2.2. Mô tả yêu cầu đọc hiểu 37
2.2.1. Yêu cầu đọc hiểu đối với văn bản văn học 38
2.2.2. Yêu cầu đọc hiểu đối với văn bản nhật dụng 41
2.3. Giới thiệu một số đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 42
2.3.1. Một số đề thi và đáp án môn Ngữ văn 42
2.3.2. Nhận xét 58
Chƣơng 3: SO SÁNH YÊU CẦU ĐỌC HIỂU CỦA PISA VÀ CHƢƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN THCS VIỆT NAM 62
3.1. Quan niệm về so sánh chương trình 62
3.1.1. Một số khái niệm cơ bản 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu


iv
3.1.2. Những nội dung cần so sánh 64
3.2. So sánh yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam 65
3.2.1. Mục tiêu đọc hiểu 65
3.2.2. Đối tượng đọc hiểu 66
3.2.3. Yêu cầu đọc hiểu 67
3.2.4. Cách thức kiểm tra, đánh giá 69
3.3. Một số đề xuất điều chỉnh chương trình đọc hiểu môn Ngữ văn THCS Việt Nam 71
3.3.1. Xác định rõ mục đích của đọc hiểu và dạy đọc hiểu 71
3.3.2. Điều chỉnh đối tượng, yêu cầu và cấu trúc chương trình đọc hiểu 72
3.3.3. Đổi mới phương pháp dạy đọc hiểu và cách thức kiểm tra, đánh giá 73
3.4. Giới thiệu một số đề kiểm tra đọc hiểu dựa trên tinh thần PISA 75
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101







iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT


VIẾT
TẮT


CHỮ VIẾT

1

HS

Học sinh


2

OECD
“Organization for Economic Co-operation and Development”
được dịch là “Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế”.

3

PISA
“Programme for International Student Assessment”, được dịch
là “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế”.

4

THCS

Trung học c¬ sở






1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế kỷ XX đã trôi qua, cả nhân loại bước vào thế kỷ mới, một thế kỷ với những
hứa hẹn mới, thách thức mới, đòi hỏi mới, khó khăn mới đang đặt ra nhiều suy nghĩ,
trăn trở cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi cá nhân. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn
minh trí tuệ, thế kỷ của sự bùng nổ công nghệ thông tin và khoa học công nghệ diễn
ra với tốc độ ngày càng nhanh và khối lượng ngày càng lớn.
Hiện nay, thế giới đang hướng tới xu thế hội nhập, thống nhất trong đa dạng.
Vì thế giới đang xích lại gần nhau nên thị trường lao động được mở ra. Thị trường lao
động đòi hỏi cần có những công dân toàn cầu, lực lượng lao động toàn cầu, đó là thế
hệ HS 3.0. Trước sự thay đổi như vũ bão của nhân loại, có nhiều vấn đề toàn cầu mà
thế hệ trẻ phải đối mặt như: AIDS, bùng nổ dân số, đô thị hóa tràn lan, tình trạng
nghèo đói, an ninh lương thực, khí hậu biến đổi, nạn thất nghiệp… Điều cần thiết là
phải giáo dục cho HS những kiến thức chung, những giải pháp để ứng phó với các
vấn đề mà thời đại mới đặt ra. Do đó, giáo dục mỗi nước ngoài bản sắc riêng phải
hướng tới cái chung, nhà trường phổ thông phải có nhiệm vụ trang bị cho HS những
phẩm chất và năng lực chung mà nhiều nước đang hướng tới.
Bởi vậy, chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) đã hướng tới mục tiêu kiểm
tra, đánh giá những phẩm chất, năng lực chung cần phải có ở HS độ tuổi 15 để đáp
ứng được những yêu cầu học tập và đối mặt với các thách thức của cuộc sống. Nhận
thức được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng của các chương trình đánh giá quốc
tế trong việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển giáo dục quốc gia nên
năm 2012 Việt Nam đã quyết định tham gia vào chương trình PISA.
1.2. Do yêu cầu của bối cảnh mới nên mỗi quốc gia phải xem lại cách dạy, chương
trình giáo dục trong tất cả các môn học, trong đó cần xem xét yêu cầu đọc hiểu đã đáp
ứng được đòi hỏi của quốc tế hoặc còn những khác biệt cần điều chỉnh, thay đổi.
Muốn vậy, chúng ta phải so sánh chương trình nói chung và nội dung cụ thể của từng

môn học trong đó có môn Ngữ văn với yêu cầu chung của quốc tế.



2
Sau khi tham gia chương trình đánh giá quốc tế, rất nhiều nước trên thế giới đã
điều chỉnh lại nội dung dạy học, cách dạy và cách học. Bởi lẽ, kết quả đánh giá
PISA“đã trở thành một tài liệu tham khảo trong các cuộc tranh luận về chính sách
giáo dục ở hầu hết 57 quốc gia tham gia… Đã được sử dụng hiệu quả trong việc
hướng dẫn, thông qua các khuyến nghị chính sách của chính phủ các nước trong giáo
dục hướng tới một cách tiếp cận kinh tế” [14, tr. 61]
Nước Đức là một trường hợp điển hình cho sự tác động của chương trình PISA
đối với sự cải tổ nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ tham gia chương trình này, nước
Đức đã nhận ra những yếu kém trầm trọng trong giáo dục. Kết quả “quốc gia này đã
từ bỏ hệ thống giáo dục sàng lọc HS ba cấp độ (three - tier school system) sang hệ
thống giáo dục toàn diện (comprehensive schooling), chuyển từ chương trình theo
hướng nội dung sang chương trình theo hướng năng lực, tăng cường số giờ tự học
của HS qua học tập kinh nghiệm trường học toàn diện” [9, tr.13]. Không chỉ có Đức
mà Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có được những điều chỉnh, thay đổi tích
cực trong chính sách giáo dục nhờ những thông tin từ đánh giá PISA mang lại.
1.3. Trong môn Ngữ văn, năng lực được tập trung đánh giá là năng lực đọc - hiểu. Vì
đây chính là một trong những năng lực gắn với con người nhiều nhất. “Nó không chỉ
là một yêu cầu trong suốt thời kỳ trẻ thơ trong nhà trường phổ thông mà nó còn trở
thành nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và
chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở
những tình huống khác nhau trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như
trong cả cộng đồng rộng lớn” [32, tr. 357].
Qua đó, chúng ta nhận thấy năng lực đọc - hiểu gắn chặt với đời sống của con
người. Nó có ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng lớn với sự trưởng thành của con
người. “Đọc hiểu mở ra cả chân trời của tri thức, kinh nghiệm sống, tương tác xã hội.

Đọc hiểu tạo ra cơ hội để cá nhân thực hiện sự phát triển, gắn bó với định hướng học
tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại đặt ra cho con người”.[19, tr. 9]. Vì
vậy, chương trình giáo dục của các quốc gia đều quan tâm tới vấn đề này.



3
1.4. Chương trình Ngữ văn THCS của Việt Nam đã quan tâm tới kỹ năng đọc hiểu.
Nhưng để biết chương trình của Việt Nam về đọc hiểu đã đáp ứng được yêu cầu của
quốc tế ở mức độ nào thì chúng ta phải so sánh yêu cầu đọc hiểu của chương Ngữ văn
THCS Việt Nam với yêu cầu đọc hiểu quốc tế trong đó PISA là một điển hình. Từ đó,
chúng ta sẽ thấy được chương trình Ngữ văn THCS của Việt Nam đã đạt được những
gì và phải bổ khuyết, điều chỉnh những gì về yêu cầu đọc hiểu.
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “So sánh
yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về PISA
PISA được tổ chức lần đầu vào năm 2000, đến nay đã có hơn 70 nước trên thế
giới tham gia. Các tài liệu về PISA khá phong phú, nhất là các trang mạng chính thức
của OECD (www://oecd.org) và trang web của Bộ Giáo dục nhiều nước. Nhưng chủ
yếu các tài liệu về PISA đều bằng tiếng nước ngoài, các tài liệu tham khảo bằng tiếng
Việt về chương trình PISA không nhiều.
Tác giả Nguyễn Thành Huy với bài viết “Chương trình đánh giá học sinh quốc
tế PISA và nền giáo dục Phần Lan” đã giới thiệu về quy trình đánh giá của PISA từ
khâu làm đề đến khâu tổ chức HS tham gia đánh giá. Tác giả khẳng định “trước
PISA, chưa từng có điều tra so sánh về nền giáo dục giữa các nước. Mục đích chung
của các nước tham gia dự án này là để hoàn thiện và chuẩn hóa nền giáo dục quốc
gia nhằm tăng tính cạnh tranh để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu”. [18, tr. 31]
Là một người làm việc tại Phần Lan, tác giả Nguyễn Thành Huy đã có điều
kiện tiếp xúc trực tiếp với nền giáo dục của quốc gia này. Bởi vậy, trong bài viết của

mình, Nguyễn Thành Huy đã phân tích và chỉ rõ tác động lớn lao của chương trình
đánh giá PISA đến nền giáo dục của Phần Lan. Ngoài ra, tác giả đã lý giải nguyên
nhân vì sao Phần Lan luôn đứng đầu trong các kỳ đánh giá. Một trong những nguyên
nhân quan trọng là Phần Lan “tuyệt đối không áp dụng hệ thống phân loại, sàng lọc
HS thành các lớp chuyên, lớp chọn, chuyển trường, chuyển lớp, đúp lớp. HS đảm bảo
nhận được sự giáo dục tốt nhất và bình đẳng” [18, tr. 35]. Bài viết của tác giả



4
Nguyễn Thành Huy là tài liệu tham khảo tin cậy và quý báu để chúng ta đưa ra những
định hướng thay đổi cho nền giáo dục của quốc gia mình.
Trong bài viết “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA”, PGS.TS
Nguyễn Thị Phương Hoa đã giới thiệu về PISA với những nét chính về mục đích,
phương pháp, tiến trình thực hiện. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa, PISA là
“chương trình nghiên cứu so sánh, đánh giá trình độ HS quốc tế lớn nhất trên thế
giới từ trước đến nay” [8, tr. 209]. Tuy nhiên, trọng tâm của bài báo là phân tích các
kết quả chính của PISA qua các kỳ đánh giá và những nguyên nhân cơ bản dẫn đến
các kết quả này. Do đó, bài báo mới chỉ trình bày một cách sơ lược về chương trình
PISA, chưa có sự liên hệ, so sánh với chương trình đọc hiểu của Ngữ văn THCS Việt
Nam. Mặc dù vậy, bài báo của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa đã góp phần giúp
người đọc có thêm những hiểu biết về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA.
Nhóm tác giả GS.TS Nguyễn Lộc (chủ biên), PGS.TS Đỗ Ngọc Thống,
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, Th.s Nguyễn Hải Châu…đã biên soạn cuốn “Sổ tay PISA dành
cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên Trung học”. [25]. Cuốn sách đã trình bày
khái quát về PISA với các nội dung: thông tin chung về PISA (khái quát, mục đích,
phương pháp…); các đề kiểm tra của PISA; tổ chức và quản lý PISA ở quốc tế và
Việt Nam. Song tài liệu trên chưa đề cập đến những điểm tương đồng, khác biệt giữa
yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam.
Trên tạp chí Thủ đô số 28, tháng 4/2012, tác giả Phùng Thanh Quang trong bài

viết “Chương trình đánh giá quốc tế đối với học sinh THCS” [27] đã giới thiệu về tổ
chức OECD và chương trình PISA. Hiện nay, PISA là một trong những chương trình
đánh giá HS uy tín nhất trên thế giới. Tác giả bài viết đã nêu lên những nét chính về:
mục đích, đặc điểm và lĩnh vực đánh giá của PISA. Tuy nhiên, vấn đề bài viết tập
trung là bốn kỹ năng được PISA đánh giá: năng lực làm toán phổ thông, năng lực đọc
hiểu phổ thông, năng lực khoa học phổ thông và kĩ năng giải quyết vấn đề. Tác giả
Phùng Thanh Quang chưa đi sâu tìm hiểu một năng lực cụ thể, chỉ dừng lại ở sự giới
thiệu khái quát về bốn năng lực trên. Mặc dù vậy, bài viết đã mang đến cho người đọc
những kiến thức bổ ích về chương trình đánh giá còn khá mới mẻ với Việt Nam.



5
2.2. Nghiên cứu đọc hiểu của PISA
Tài liệu nghiên cứu về đọc hiểu của PISA không nhiều, hiện tại vấn đề này
mới chỉ được đề cập đến trên tạp chí Khoa học Giáo dục, số 40, tháng 1/2009 với bài
viết “Đánh giá năng lực đọc - hiểu của học sinh phổ thông nhìn từ yêu cầu của
PISA” [30] của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống. Tác giả đã cung cấp cho người đọc những
hiểu biết sơ bộ về PISA - chương trình đánh giá HS quốc tế. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống
đã lý giải nguyên nhân vì sao chương trình PISA chủ trương coi trình độ đọc hiểu là
một trong ba lĩnh vực chủ yếu để xác định năng lực HS giai đoạn cuối của giáo dục
bắt buộc.
Đồng thời, tác giả bài viết đã đưa ra những kiến nghị về sự thay đổi cần thiết
đối với chương trình Ngữ văn Việt Nam nếu muốn đáp ứng được những đòi hỏi của
chương trình đánh giá quốc tế. Có thể nói, đây là bài viết đầu tiên đề cập đến vấn đề
đọc hiểu của PISA và yêu cầu đọc hiểu của chương trình Ngữ văn Việt Nam. Tuy
nhiên, do khuôn khổ của bài viết, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống mới chỉ dừng lại ở những
vấn đề khái quát, chưa đi sâu đối chiếu, so sánh văn bản, chương trình sách giáo khoa
cụ thể là yêu cầu đọc hiểu của chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam với chương
trình đánh giá học sinh quốc tế PISA về lĩnh vực đọc hiểu.

2.3. So sánh yêu cầu đọc hiểu của PISA và chƣơng trình Ngữ văn THCS Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu, so sánh một cách đầy
đủ, toàn diện về yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn THCS Việt
Nam, từ đó xác định rõ quan niệm, yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản trong
nhà trường phổ thông, đồng thời nêu lên những định hướng cho việc xây dựng
chương trình đọc hiểu môn Ngữ văn trong thời gian tới. Để có được những căn cứ cụ
thể, chắc chắn, chúng ta cần phải đi sâu khảo sát, đánh giá một cách tường minh, cụ
thể, so sánh yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam.
Song những tài liệu, bài viết nói trên là những gợi ý quý báu, bổ ích để chúng tôi đi
sâu nghiên cứu đề tài của mình.



6
3. Mục đích của đề tài
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Chỉ ra những điểm phù hợp của yêu cầu đọc hiểu trong chương trình Ngữ
văn THCS Việt Nam với yêu cầu đọc hiểu của PISA.
- Chỉ ra những bất cập của yêu cầu đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn
THCS Việt Nam so với xu hướng quốc tế cụ thể là PISA.
- Từ đó, đề tài đưa ra những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh chương trình đọc
hiểu môn Ngữ văn bậc THCS ở Việt Nam, giới thiệu một số đề kiểm tra đọc hiểu
theo tinh thần PISA.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Chương trình đọc hiểu môn Ngữ văn THCS ở Việt Nam và các đề thi vào lớp
10 môn Ngữ văn.
- Bộ đề kiểm tra, đánh giá của PISA về lĩnh vực đọc hiểu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm hiểu yêu cầu đọc hiểu ở các bài đọc

hiểu trong chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam, một số đề thi vào lớp 10 môn Ngữ
văn và yêu cầu đánh giá đọc hiểu của PISA.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, chúng tôi xác định đề tài cần giải quyết
các nhiệm vụ sau:
5.1. Khảo sát và giới thiệu đặc điểm, yêu cầu đọc hiểu của PISA thông qua một số đề
kiểm tra của chương trình này.
5.2. Khảo sát yêu cầu đọc hiểu của chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam thông qua
hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp II (từ lớp 6 đến lớp 9) và
một số đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn.
5.3. So sánh yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam để
chỉ ra những điểm phù hợp mà chương trình đọc hiểu môn Ngữ văn bậc THCS đã đáp
ứng được và những điểm bất cập, từ đó đưa ra kiến nghị điều chỉnh chương trình đọc
hiểu môn Ngữ văn THCS Việt Nam. Giới thiệu một số đề kiểm tra đọc hiểu theo tinh
thần PISA.



7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đã đặt ra, chúng tôi vận dụng các phương pháp
nghiên cứu:
6.1. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích các đề thi vào lớp 10 môn
Ngữ văn, các câu hỏi về đọc hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS.
6.2. Phương pháp tổng hợp
Từ những phân tích trên, chúng ta có được những nhận xét, đánh giá về yêu
cầu đọc hiểu của chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam thông qua phương pháp
tổng hợp.
6.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong việc so sánh yêu cầu đọc hiểu của PISA
và chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam.
7. Đóng góp của đề tài
- Khảo sát và giới thiệu chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, từ khái
niệm, đặc điểm, mục đích đến những yêu cầu đọc hiểu của PISA.
- Khảo sát yêu cầu đọc hiểu của chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam.
- So sánh yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam,
chỉ ra những điểm phù hợp và bất cập của yêu cầu đọc hiểu Việt Nam so với PISA,
đưa ra một số đề xuất điều chỉnh chương trình đọc hiểu môn Ngữ văn THCS ở Việt
Nam. Đồng thời, đề tài giới thiệu một số đề kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu theo
tinh thần PISA.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Khảo sát yêu cầu đọc hiểu của PISA.
Chương 2: Khảo sát yêu cầu đọc hiểu của chương trình Ngữ văn THCS Việt Nam.
Chương 3: So sánh yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn
THCS Việt Nam.




8
NỘI DUNG
Chƣơng 1: KHẢO SÁT YÊU CẦU ĐỌC HIỂU CỦA PISA
1.1. Những hiểu biết chung về PISA
Cho đến nay, quá trình hội nhập quốc tế đã và đang tác động đến hầu hết
các lĩnh vực, các cấp học, ngành học của HS mỗi quốc gia. Thế giới có các
chương trình đánh giá khác nhau; chẳng hạn Nghiên cứu đánh giá quốc tế về xu
thế trong Toán học và Khoa học TIMSS (Trends in International Mathematics
and Science ), Nghiên cứu đánh giá quốc tế về sự tiến bộ của Năng lực đọc hiểu

PIRS (Progress in International Reading Literacy Study )… Một trong những
chương trình đánh giá quốc tế có uy tín và phổ biến nhất hiện nay đó là PISA.
1.1.1. Khái niệm
PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International
Student Assessment”(Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) do Tổ chức hợp tác và
Phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development -
OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả của
hệ thống giáo dục, qua đó rút ra các bài học về chính sách giáo dục phổ thông đối với
mỗi nước tham gia. PISA là một chương trình đánh giá có quy mô rộng lớn với nhiều
tính ưu việt. Đồng thời, PISA đòi hỏi rất cao về tính chuyên nghiệp và các yêu cầu về
chuyên môn kỹ thuật đối với tất cả những người tham gia, từ các nhà quản lý, điều
hành đến các giáo viên, HS trong mỗi cuộc đánh giá.
PISA được thực hiện theo chu kì ba năm một lần (bắt đầu từ năm 2000). Đối
tượng đánh giá là HS trong độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở
hầu hết các nước thành viên OECD. Trong mỗi kỳ đánh giá, PISA hướng trọng tâm
vào việc kiểm tra những năng lực phổ thông mà HS ở các quốc gia đạt được sau một
quá trình học tập và rèn luyện. PISA giúp các nước có cơ hội nhìn nhận một cách khá
toàn diện về những “kĩ năng cơ bản”, “năng lực cá nhân” mà HS của quốc gia họ đạt
được, từ đó đưa ra những quyết định điều chỉnh các chính sách hiện hành cho phù
hợp hoặc xây dựng các chính sách mới nhằm phát triển giáo dục một cách bền vững.



9
1.1.2. Mục đích và đặc điểm của PISA
1.1.2.1. Mục đích của PISA
Mục đích tổng quát của PISA là nhằm kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở độ tuổi kết
thúc giáo dục bắt buộc trước các thách thức của cuộc sống sau này. Cụ thể hơn nữa,
PISA hướng vào các mục đích sau:
Xem xét, đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở những lĩnh vực Đọc hiểu,

Toán học và Khoa học của HS ở lứa tuổi 15.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của HS.
Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy, học tập có ảnh hưởng đến kết
quả học tập của HS.
PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia những dữ liệu có thể so sánh
được ở tầm quốc tế cũng như sự tiến bộ về khả năng Đọc hiểu, Toán học và Khoa
học của HS độ tuổi 15 ở các quốc gia tham gia PISA.
Kết quả khảo sát của PISA được đánh giá là tốt nhất để nhận định về năng lực
tư duy của HS. Việt Nam sẽ sử dụng kết quả khảo sát năm 2012 để làm cơ sở cho đề
án phát triển giáo dục từ năm 2015.
1.1.2.2. Đặc điểm của PISA
Chương trình đánh giá quốc tế PISA có một số đặc điểm sau:
Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Qua năm cuộc khảo sát đánh
giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối
OECD đăng ký tham gia. Trong lần đánh giá thứ năm vào năm 2012 (lần gần đây
nhất) đã có hơn 70 quốc gia tham dự. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam tham gia
chương trình đánh giá này.
PISA được thực hiện đều đặn theo chu kỳ ba năm một lần, tạo điều kiện cho các
quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các
mục tiêu giáo dục cơ bản. Hiện nay, mỗi kỳ PISA được tiến hành theo 2 đợt:
Đợt 1: PISA chính thức dành cho các nước thành viên OECD.
Đợt 2 (thông thường sau 1 năm): PISA bổ sung (PISA Plus hay PISA+) dành
cho các nước không phải là thành viên OECD.



10
Cho tới nay, PISA là khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực
phổ thông của HS ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
Tính độc đáo của PISA cũng thể hiện ở những vấn đề được xem xét và đánh

giá: chính sách công, năng lực phổ thông, năng lực học tập suốt đời. Đối với vấn đề
chính sách công, các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có
câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ
cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống chưa?; phải chăng
một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi
khác?; nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của HS có gốc nhập cư hay có
hoàn cảnh khó khăn không?”…
Về năng lực phổ thông, thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình
giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá các năng lực của HS trong
việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực
tiễn. Ngoài ra, PISA còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt
một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách HS xem xét, diễn
giải và giải quyết các vấn đề.
Với năng lực học tập suốt đời, PISA quan niệm HS không thể học tất cả mọi
thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có
hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức, kĩ năng phổ thông cơ bản,
họ còn phải có ý thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy, PISA tiến hành đo
năng lực thực hiện của HS về các lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa học, đồng
thời tìm hiểu động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập của HS.
1.2. Những yêu cầu đọc hiểu của PISA
1.2.1. Mục đích và yêu cầu đọc hiểu của PISA
Năng lực đọc hiểu được hiểu là khả năng biết đọc, có trình độ đọc hiểu. Theo
PISA, định nghĩa về đọc hiểu và năng lực đọc hiểu có sự thay đổi theo thời gian và
điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. “Năng lực đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và
phản hồi lại trước một bài đọc viết, nhằm đạt được mục đích, phát triển tri thức và
tiềm năng cũng như việc tham gia hoạt động của một ai đó trong xã hội”. Mục đích
và yêu cầu đọc hiểu của PISA bao gồm các nội dung sau:




11
Kiểm tra việc đọc hiểu bài đọc: kiểm tra lại thông tin đã đọc, nhận diện thông
tin tương ứng. Kiểm tra lại việc nắm thông tin phải phù hợp, không được lệch ra khỏi
nội dung bài đọc, kiểm tra kĩ năng trình bày lại nội dung bài đọc dựa trên những
thông tin chính, tìm lại những thông tin cụ thể đã đọc.
Tạo ra nền tảng để hiểu bài đọc: cụ thể là việc lọc ra được ý nghĩa đằng sau
biểu đồ, lọc ra được chủ đề chính của câu chuyện, tìm ra lý do cho việc lựa chọn của
tác giả, hiểu được nội dung chính của một bài đọc tự chọn.
Phát triển kĩ năng bình luận bài đọc: giữa việc kết hợp thông tin và đọc biểu
đồ, kết hợp thông tin giữa hai bài đọc không liền mạch với nhau, phân biệt mối liên
hệ giữa các dữ liệu với nhau.
Phát triển kĩ năng phân tích bài đọc: nhận ra được những đặc điểm hoặc tính
cách nổi bật của nhân vật.
Phản ánh lại việc suy nghĩ về nội dung bài đọc: tạo nên việc so sánh giữa nội
dung bài đọc với kiến thức của bản thân.
Đánh giá cách hiểu về hình thức tác phẩm, nhận ra được thể loại của bài đọc.
Nhìn chung, trình độ đọc được PISA xác định dựa trên ba phương diện:
- Thu thập thông tin
- Phân tích, lí giải văn bản
- Phản hồi và đánh giá
PISA 2009 đã kế thừa tất cả các yêu cầu về đọc hiểu và mục đích của việc đọc
hiểu. Tuy vậy để phù hợp với sự thay đổi của thế giới và sự bùng nổ của cách mạng
thông tin, yêu cầu đọc hiểu cũng phải thay đổi. Hai yếu tố cơ bản của sự thay đổi đó
là: Kết hợp đọc các loại văn bản điện tử; soạn thảo công phu về yêu cầu đọc tích cực
và siêu nhận thức.
Trong đó, Đọc tích cực (Reading engagment) nghĩa gốc là đọc tham gia, được
hiểu là cá nhân đọc tích cực nhờ vào tính động cơ và đặc điểm ứng xử khi đọc của
HS. Nó thể hiện qua 4 đặc điểm sau:
- Hứng thú khi đọc
- Tự hiểu, tự lĩnh hội

- Tương tác xã hội
- Thực hành đọc



12
Siêu nhận thức (metacognition) trong đọc chỉ sự hiểu biết và khả năng sử
dụng phong phú cách thức phù hợp với việc “mổ sẻ” văn bản. Kiến thức văn bản đòi
hỏi người đọc đóng một vai trò tích cực trong việc đọc và tự rút ra kết luận, lấp đầy
khoảng trống, tạo ra cấu trúc vĩ mô (khái niệm hóa phạm vi cấu trúc rộng lớn của một
văn bản)…
1.2.2. Đối tƣợng và hình thức kiểm tra
1.2.2.1. Đối tượng đọc
Đối tượng đọc được xác định là văn bản (Text). Nhưng văn bản ở đây được
hiểu theo nghĩa rộng. Đó là một tập hợp kí hiệu (hình thức) để biểu đạt một ý nghĩa,
hàm chứa một thông điệp (nội dung). Vì thế, đọc là một hành động giải mã
(decoding).
PISA quan niệm có hai dạng văn bản: Văn bản liền mạch (Continuous texts)
và văn bản không liền mạch (Non - continuous texts), có thể gọi là văn bản rời rạc,
hoặc văn bản không liền mạch.
Văn bản liền mạch: được hiểu là một đoạn văn, một phần, một bài, một
chương hoàn chỉnh, liền mạch. Loại văn bản này bao gồm các dạng văn bản sau đây:
Tự sự, giải thích, miêu tả, lập luận, giới thiệu, tư liệu hoặc ghi chép, siêu văn bản…
Ví dụ : Tranh tường (Graffiti )
Tôi rất tức giận khi mà bức tường của trường được lau sạch và sơn lại lần thứ
tư để thoát khỏi graffiti. Sáng tạo là đáng khâm phục nhưng mọi người nên tìm cách
chứng tỏ bản thân mà không gây thêm chi phí cho xã hội.
Tại sao bạn lại làm hư đi thanh danh của giới trẻ bằng cách vẽ graffiti ở
những nơi nó bị cấm? Những họa sĩ chuyên nghiệp không treo tranh của họ ngoài
đường phố, đúng không? Thay vào đó họ kiếm tiền và tạo danh tiếng thông qua

những buổi triển lãm hợp pháp.
Theo quan điểm của tôi, những công trình, hàng rào hay ghế dài trong công
viên cũng là những tác phẩm nghệ thuật. Sẽ rất tiếc khi mà làm hư những công trình
này bằng graffiti và hơn nữa, phương pháp đó sẽ phá huỷ tầng ozone. Thực sự tôi
không hiểu vì sao những nghệ sĩ tội phạm này lại bực bội vì “tác phẩm nghệ thuật”
của họ bị xoá đi liên tục. (Helga)



13
Văn bản không liền mạch: là các dạng văn bản kết hợp nhiều hình thức thể
hiện, nhiều kí hiệu khác nhau không được kết cấu bằng những đoạn văn liền mạch.
Loại văn bản này bao gồm: Biểu đồ và đồ thị, bảng biểu và ma trận, sơ đồ, bản đồ,
thông tin tờ rơi, tín hiệu và quảng cáo, hoá đơn, chứng từ, văn bằng, chứng chỉ…
Ví dụ:





14
PISA năm 2000 chỉ đề cập một cách sơ lược về đọc hiểu văn bản điện tử, với
tuyên bố: “kỳ vọng ở những kì khảo sát trong tương lai về loại văn bản điện tử, còn ở
thời điểm này chưa thực hiện được, vì chưa đủ điều kiện” [37]. Đến năm 2009, đối
tượng đọc của PISA được mở rộng thêm: bên cạnh văn bản in với các dạng vừa nêu
còn có văn bản điện tử (electronic/ digital texts).
Bảng chỉ sự phân bố bài tập đọc hiểu của PISA 2009
Trạng thái
% của tổng số bài tập:
văn bản in

% của tổng số bài tập:
văn bản điện tử
Cá nhân
30
30
Giáo dục
25
15
Nghề nghiệp
15
15
Công cộng
30
40
Tổng
100
100
Thành thạo trong việc đọc hiểu không chỉ là chìa khóa để mở cửa thế giới văn
bản in mà còn cả các loại văn bản điện tử, phù hợp với sự gia tăng ngày càng mạnh
mẽ, trở thành một phần của đời sống tuổi trẻ cũng như người lớn. Đánh giá đọc các
văn bản điện tử cần phải xem xét, gạn lọc lại toàn bộ các khâu nhằm theo kịp với sự
phát triển của công nghệ, công cụ đánh giá và những hiểu biết các khái niệm về sự
tương tác của môi trường điện tử.
Ở PISA 2009, một số tình huống (kịch bản) được giới thiệu cho HS. Mỗi tình
huống, HS được yêu cầu đánh giá về chất lượng và tính hữu ích của cách đọc và cách
hiểu văn bản khác nhau để đạt được mục tiêu mong đợi.
Ví dụ về một bài tập nhằm đánh giá siêu nhận thức và thực hiện nhiệm vụ đó
trong PISA 2009:
Đọc nhiệm vụ: Em muốn giúp đỡ một bạn HS 12 tuổi hiểu 3 trang văn bản viết
về động vật và cây cối trong rừng. Em đánh giá như thế nào về sự hữu ích của các

cách hướng dẫn sau đây để HS 12 tuổi ấy hiểu được 3 trang văn bản?



15
Bảng cho điểm



Điểm





Không có gì
hữu ích
Hữu ích
Rất hữu ích
Cách hướng dẫn có thể
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)

a)
Đầu tiên HS 12 tuổi tóm tắt
văn bản. Sau đó, chúng tôi

cùng kiểm tra lại xem tóm tắt
đã nêu được hết các điểm quan
trọng của văn bản chưa?

1

2

3

4

5

6
b)
Tôi bảo em 12 tuổi đọc to văn
bản hai lần và sau đó chép lại
văn bản.

1

2

3

4

5


6
c)
Sau khi em HS đã đọc to văn
bản, chúng tôi cùng thảo luận
những từ khó mà em ấy không
hiểu.

1

2

3

4

5

6
d)
Tôi đưa cho em một văn bản
thứ hai cùng chủ đề, chúng tôi
cùng đọc trực tiếp sau văn bản
thứ nhất.

1

2

3


4

5

6
e)
Tôi đọc to văn bản còn em HS
gạch chân các từ không hiểu.
Tôi cố gắng giúp em hiểu rõ
những gì chưa hiểu, sau đó viết
tóm tắt.

1

2

3

4

5

6
f)
Em HS 12 tuổi đọc to văn bản
và tôi chữa khi em mắc lỗi.
Sau đó, tôi giải thích ý nghĩa
của các từ mà em đã đọc sai.

1


2

3

4

5

6



16
Cỏc chuyờn gia cho rng cú ba cỏch : a), c) v e) l nhng cỏch cú hiu qu
hn b), d), v f) trong vic giỳp em HS 12 tui hiu c thụng tin ca vn bn.
1.2.2.2. Hỡnh thc kim tra
Bi kim tra trỡnh c ca PISA c cu trỳc nh sau:
- Bi c: Bi c c nờu u tiờn vi hai dng text (continuous texts v
non-continuous texts) nh ó nờu trờn. Ni dung bi c hm cha cỏc tỡnh hung
cn gii quyt v rt gn gi vi thc tin cuc sng.
iu ỏng lu ý l ti ca bi c rt a dng v phong phỳ, hng vo
nhiu lnh vc quen thuc ca cuc sng, di nhiu dng vn bn, khụng ch tp
trung vo vn bn vn hc m gm rt nhiu ni dung khỏc nh: tuyờn truyn thng
thc khoa hc, xó lun, trỏch nhim ca cụng chc, lch c ca mt th vin, v
tranh tng, v ch bo hnh Di đây là một số đề tài kiểm tra năng lực đọc
văn bản: Hồ Chad, bệnh cúm, tranh t-ờng (graffiti), cảnh sát, quan toà công minh
(truyện cổ tích), bạo lực học đ-ờng, Amanda và nữ công t-ớc (kịch - hội thoại), viên
chức nhà n-ớc, luật lệ mới (xã luận)
- Cõu hi: cú hai dng, th nht l cõu hi trc nghim khỏch quan (TNKQ) -

õy l dng ch yu v th hai l trc nghim t lun (TNTL) - õy l dng cõu hi
m phi vit cõu tr li (3 - 4 dũng) theo suy lun ca HS. Vớ d:
Cõu hi TNKQ: sõu ca h Chad hin ti l bao nhiờu?
A. Khong 2m
B. Khong 15m
C. Khong 50m
D. Nú ó hon ton bin mt
E. Thụng tin ny khụng c cp n
(Bi H Chad )
Cõu hi TNTL: Trong truyn, cỏc ti phm u c x theo lut. nc bn cú
cỏch no khỏc m trong ú lut v cỏch phỏn x cng ging nh trong cõu chuyn khụng?


(Bi Quan to cụng minh)



17
- Cách cho điểm: Nêu mục đích câu hỏi, sau đó nêu cách cho điểm tối đa và
không cho điểm kèm đáp án. Các mã thể hiện mức độ trả lời bao gồm: mức đạt được
điểm tối đa cho mỗi câu hỏi được quy định là “Mức đầy đủ” (Điểm tròn) kí hiệu là
Mã 2; mức “Không đạt” (Không cho điểm) mô tả các câu trả lời không được chấp
nhận (Mã 0), lạc đề (Mã 8) hoặc bỏ trống không trả lời (Mã 9). Một số câu hỏi có
thêm “Mức chưa đầy đủ” cho những câu trả lời thỏa mãn một phần nào đó (Mã 1).
Đáp án của PISA rất đa dạng và phong phú, ngay cả đối với các câu hỏi trắc
nghiệm. Có những đáp án khá đơn giản, nhưng có những đáp án rất phức tạp theo
hướng mở. Vì vậy, một câu hỏi có thể có từ ba đến năm câu trả lời được chấp nhận là
đúng. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng suy nghĩ, nâng cao trình độ,
phải hình dung và bao quát hết được các khả năng HS có thể trả lời để đánh giá chính
xác trình độ của các em.

Ví dụ: với câu hỏi về Hồ Chad ở trên, đáp án nêu:
Mục đích của câu hỏi là phát triển kĩ năng bình luận văn bản, giữa việc kết hợp thông
tin và đọc biểu đồ.
Mức đầy đủ
Mã 2: Khoảng 2m (Đáp án đúng)
Không đạt
Mã 0: cho các câu trả lời khác
Mã 9: không trả lời
Hoặc câu hỏi tự luận trong bài Quan toà công minh vừa nêu trên được hướng dẫn
chấm như sau:
Mục đích câu hỏi là để phản ánh lại việc suy nghĩ về nội dung văn bản: tạo nên việc
so sánh giữa nội dung văn bản với kiến thức của bản thân.
Mức đầy đủ
Mã 2: Miêu tả được điểm giống nhau, chỉ ra được việc hiểu rõ nội dung tác
phẩm; việc so sánh hệ thống luật pháp nước mình có thể nói trực tiếp hoặc gián tiếp.
Việc nắm rõ thông tin về hệ thống luật pháp không nhất thiết bắt buộc, nhưng cần
phải đáp ứng được tầm hiểu biết căn bản về pháp luật của một HS ở lứa tuổi 15.



18
- Đánh giá sự việc dựa trên bằng chứng.
- Cả hai bên đều có quyền được kể lại câu chuyện theo cách của mình.
- Bình đẳng trước pháp luật (không cần biết anh là ai).
- Có một vị quan tòa giải quyết sự tranh chấp.
- Những tội giống nhau thì bị phạt bằng cùng một hình phạt.
Không đạt
Mã 0: Các đáp án khác, trong đó bao gồm cách trả lời chung chung, không
chính xác hoặc không quan trọng
- Không phân biệt được đúng, sai.

- Ngay cả những nhà lãnh đạo quan trọng cũng có thể bị đưa ra tòa.
- Các hình phạt.
Mã 8: Lạc đề.
Mã 9: Không trả lời.
1.3. Giới thiệu một số đề kiểm tra và cách chấm điểm của PISA trong lĩnh vực
đọc hiểu
Ví dụ 1: BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG
Chúng ta đánh răng của mình như thế nào để cho sạch lâu và cứng hơn?
Các nhà nghiên cứu Anh đã có những thử nghiệm khác nhau và cuối cùng tìm ra
một phương pháp đánh răng tuyệt vời. Hai phút đánh răng với bàn chải không cứng
sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Bởi bàn chải cứng sẽ làm tổn hại men răng của bạn và
không còn chất gôm để dính thức ăn thừa.
Bente Hansen - một chuyên gia về đánh răng cho rằng việc đánh răng theo hàng
là một ý tưởng tốt. Bạn cần nắm lấy bàn chải như nắm cây bút “bắt đầu từ một góc và
chải dọc theo từng hàng”. Ông nói “đừng quên cả lưỡi của bạn, nó có thể chứa rất
nhiều vi khuẩn và làm hơi thở của bạn có mùi hôi”.
( “Đánh răng của bạn”- bài báo trích từ một Tạp chí Na-uy)
Sử dụng bài báo để trả lời các câu hỏi sau:




19
Câu hỏi 1: Bài báo viết về điều gì?
A. Phương pháp đánh răng tốt nhất.
B. Loại bàn chải đánh răng tốt nhất.
C. Tầm quan trọng của chiếc răng tốt.
D. Những cách đánh răng của nhiều người khác nhau.
Cách cho điểm
Mục đích của câu hỏi là để xác định được nội dung chính của bài đọc.

Mức đầy đủ
Mã 2: Phương pháp đánh răng tốt nhất.
Không đạt
Mã 0: Các đáp án khác.
Mã 9: Không trả lời.
Câu hỏi 2: Các nhà nghiên cứu Anh khuyên điều gì?
A. Bạn đánh răng càng thường xuyên càng tốt.
B. Bạn đừng cố gắng chải cả lưỡi.
C. Bạn không nên đánh bằng bàn chải cứng.
D. Bạn cần chải lưỡi thường xuyên hơn đánh răng.
Cách cho điểm
Mục đích của câu hỏi là để đánh giá khả năng phát hiện thông tin của HS.
Mức đầy đủ
Mã 2: Bạn không nên đánh bằng bàn chải cứng.
Không đạt
Mã 0: Các đáp án khác.
Mã 9: Không trả lời.
Câu hỏi 3: Theo Bente Hansen tại sao lại phải chải cả lưỡi khi đánh răng?
…………………………………………………………………………………
Cách cho điểm
Mục đích của câu hỏi là để phát hiện chính xác thông tin trong bài đọc.
Mức đầy đủ

×