Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO TRONG TRIẾT HỌC CỦA FEUERBACH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.36 KB, 25 trang )

Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 2
B. PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 Khái quát triết học cổ điển Đức 3
1.2 Quan điểm chung về đạo đức và tôn giáo 6
Chương 2: QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO TRONG TRIẾT HỌC CỦA
LUDWIG FEUERBACH 10
2.1 Quan điểm của Ludwig Feuerbach về đạo đức 10
2.2. Quan điểm tôn giáo 15
2.3. Thành tựu và hạn chế trong Triết học Feuerbach 18
2.4. Đóng góp vào cuộc sống 21
Kết luận 23
Nguyễn Tiến Thông 1 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học là là sản phẩm tinh thần của hiện thực và thời đại, là nền tảng
hình thành và phát triển của xã hội loài người. Triết học được xem như là gốc rễ
của ngành khoa học. Triết học phát triển từ thấp đến cao, giống như một cây cổ
thụ từ lúc nảy mầm, phát triển đến khi trưởng thành.
Dưới tán cây cổ thụ triết học lịch sử có biết bao bông hoa nở rộ, mỗi một
bông hoa mang một gam màu làm tươi đẹp cuộc sống của chúng ta, giúp khai
sáng tri thức của nhân loại. Trong số những bông hoa ấy, Ludwig Feuerbach nổi
lên như đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức. Và ông đã mang đến vinh
quang cho toàn bộ nền triết học tư sản cổ điển. Feuerbach là nhà triết học duy vật
duy nhất một mình chống lại hệ thống triết học duy tâm của triết học tư bản cổ
điển Đức. Triết học của ông chất chứa đầy tính duy vật khả tri và nhân bản, nó là


cội nguồn tư tưởng của triết học Mác.
Đặc biệt trong quan điểm triết học của Feuerbach thì vấn đề về tôn giáo và
con người chiếm vị trí chủ đạo. Hơn nữa, vấn đề con người của ông thể hiện tính
nhân bản cao, ông đề ra các nguyên tắc và chuẩn mực hành vi của con người
trong xã hội – đạo đức. Đây là những khía cạnh rất quan trọng trong đời sống xã
hội, nó đã và đang chi phối mạnh mẽ đến hành vi của mỗi con người. Và
Feuerbach chính là một trong những người đặt nền tảng đầu tiên và sâu sắc trong
vấn đề này. Vì vậy, nhóm 7 đã chọn lựa đề tài này nhằm đem đến một cái nhìn rõ
hơn về quan điểm của Feuerbach về bản chất của tôn giáo và đạo đức.
Về phương pháp nghiên cứu bài viết này dùng phương pháp mô tả, phân
tích dựa trên các tài liệu sẵn có. Đây chỉ là một bài khảo cứu chuyên ngành nên
bài viết chỉ giới hạn trong những điểm cơ bản nhất về quan điểm đạo đức và tôn
giáo trong Triết học Feuerbach. Tuy nhiên, với những giới hạn nhất định và khả
năng nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận không tránh khỏi một số thiếu sót, rất
mong được những lời góp ý chân thành của Thầy và bạn đọc.
Nguyễn Tiến Thông 2 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái quát triết học cổ điển Đức
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời
Vào cuối thế 18 đầu thế kỷ 19, Tây Âu đã đạt được những thành tựu Kinh
tế – xã hội mới, Chủ nghĩa tư bản được thiết lập ở một số nước như Italia, Anh,
Pháp. Sự thiết lập đó đã đem lại một nền sản xuất ưu việt, và tân tiến chưa từng
có trong lịch sử so với tất cả các chế độ trước đó. Trong khi các nước Tây Âu
đạt được những thành tựu to lớn như vậy nhưng nước Đức cho đến đầu thế kỷ 19
vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Sở dĩ nước Đức còn ở trình độ rất lạc
hậu vì hai lý do:

Thứ nhất, về địa lý, nước Đức đứng ngoài những đường thương mại quốc
tế lớn, chủ yếu bấy giờ đang phát triển ở bờ biển Đại Tây Dương (Tư bản phát
triển ở Anh, Hà Lan, Pháp), ngoại thương không có điều kiện phát triển nên nền
kinh tế Đức lúc bấy giờ vẫn lạc hậu và kém phát triển.
Thứ hai, trong giai đoạn này nền kinh tế và chính trị của Đức lạc hậu và
rơi vào khủng hoảng. Các lực lượng tiến bộ ở Đức đã bị đàn áp và tiêu hủy phần
lớn, các giai cấp nông dân, tiểu tư sản và tư sản bị chế độ hoàng thân lần lượt đàn
áp. Cả đất nước bao trùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng. Chế
độ phong kiến thối nát vẫn được tích cực duy trì làm cản trở đất nước phát triển
theo con đường tư bản chủ nghĩa. Liên bang Đức chỉ tồn tại về hình thức, thực
chất, đất nước cũng phân chia thành nhiều tiểu vương quốc nhỏ tách biệt nhau.
(1)
Trong bối cảnh đó, Nước Đức cần phải có cách nhìn mới về hiện tượng tự
nhiên và tiến trình lịch sử nhân loại, cần có quan niệm mới về khả năng và hoạt
động của con người. Với nhu cầu đó, triết học cổ điển Đức ra đời. Với sứ mạng
lịch sử đó, Triết học cổ điển Đức thời kỳ này đạt được sự phát triển chưa từng có
Nguyễn Tiến Thông 3 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
đồng thời góp phần phát triển về tự nhiên, văn hoá nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu
cầu về tư tưởng của nước Đức cũng như các nước phương tây.
1.1.2 Các nhà triết học tiêu biểu
Đây là thời kỳ vàng son của Triết học cổ điển Đức, vì nó được xem như
đã hoàn thành sứ mạng lịch sử với nhiều đại diện triết học tiêu biểu như:
 Immanuel Kant
Immanuel Kant (22/4/1724 - 12/2/1804) được xem là triết gia quan trọng
của nước Đức, vì tư tưởng triết học của ông thể hiện nền văn hóa tân tiến và của
nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn khác. Sự nghiệp triết học của ông được biết
đến qua hai giai đoạn: "tiền phê phán" và sau năm 1770 là "phê phán". Học

thuyết "Triết học siêu nghiệm" (Transzendentalphilosophie) của Kant đã đưa triết
học Đức bước vào một kỉ nguyên mới. "Danh tiếng của ông đã đẩy lùi những gì
đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi sau", như nhận xét của triết
sử gia J. Hirschberger.
 George Wilhelm Friedrich Hegel
George Wilhelm Friedrich Hegel ( 27/8/ 1770 – 14/11/1831) là một nhà
triết học người Đức, cùng với Johann Gottlieb Fichte và Friedrich Wilhelm
Joseph Schelling, Hegel được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức.
Hegel là người có ảnh hưởng tới vô số các nhân vật, bao gồm cả những
người hâm mộ ông (Bauer, Marx, Bradley, Sartre, Küng) lẫn những người nói
xấu ông (Schelling, Kierkegaard, Schopenhauer, Nietzsche, Heidegger, Russell).
Ông bàn luận về mối quan hệ giữa tự nhiên và tự do, tính nội tại và sự siêu
nghiệm, về sự thống nhất của hai mặt mà không phải loại trừ hay giảm bớt thái
cực nào. Những khái niệm có tầm ảnh hưởng của ông là về Logic phân tích, Biện
Chứng, Chủ Nghĩa Duy Tâm Tuyệt Đối, tinh thần, biện chứng về "ông chủ/nô
lệ", về cuộc sống đạo đức và tầm quan trọng của lịch sử. Hegel bị kết tội là cha
đẻ của Chủ nghĩa phát xít, dù nhiều người ủng hộ ông lại không đồng ý với quan
điểm này.
Nguyễn Tiến Thông 4 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
Dù thế nào đi nữa thì Hegel vẫn là người có công lớn trong việc phát triển
triết học thế giới vì ông là người đầu tiên sử dụng phép biện chứng một cách có
hệ thống, chính nhờ vào phép biện chứng của Hegel mà Marx đã có những thành
công rực rỡ trong việc phát triển lý luận Chủ Nghĩa Xã Hội khoa học, là hạt nhân
của Chủ Nghĩa Marx-Lenin ngày nay.
 Johann Gottlieb Fichte
Johann Gottlieb Fichte (19/5/1762 – 27/1/1814) là một nhà triết học
Đức. Ông là một trong những nhân vật sáng lập phong trào triết học được gọi là

chủ nghĩa duy tâm Đức, một phong trào đã phát triển từ các tác phẩm lý luận và
đạo đức của Immanuel Kant. Fichte thường bị coi như là một con số mà triết lý
hình thành một cầu nối giữa các ý tưởng của Kant và chủ nghĩa duy tâm của
Hegel. Fichte cũng đã viết triết học chính trị và được xem là một trong những cha
đẻ của chủ nghĩa dân tộc Đức.
 Ludwig von Andreas Feuerbach
Ludwig von Andreas Feuerbach (28/7/1804 - 13/9/1872) là một nhà
triết học Đức và nhà nhân chủng học. Ông là con trai thứ tư của luật gia nổi
tiếng Paul Ritter von Johann Anselm Feuerbach, anh trai của nhà toán học Karl
Wilhelm Feuerbach, và chú của họa sĩ Anselm Feuerbach.
Ông là đại diện cuối cùng, là sự kết thúc vẻ vang của Triết học cổ điển
Đức. Ông là nhà cải cách triệt để, nhà duy vật và vô thần. Feuerbach bắt đầu sự
nghiệp của mình với tư cách là một nhà duy tâm, là môn đệ và là học trò của
Hegel. Ông thuộc nhóm Hegel trẻ. Tư tưởng cải cách triết học của ông nhen
nhóm từ 1828 và được hình thành từ năm 1829, khi ông vừa hoàn thành Luận án
Tiến sĩ và bắt đầu giảng môn logic học và siêu hình học tại Erlangen.
Triết học Feuerbach là sản phẩm tất yếu của những điều kiện mới, hình
thành vào cuối những năm 30 - đầu những năm 40. Đó là thời kỳ nhen nhóm tình
thế cách mạng ở nhiều nơi trên nước Đức, thời kỳ gia tăng các cuộc đấu tranh tư
tưởng giữa giai cấp tư sản và phản động.
Nguyễn Tiến Thông 5 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
Feuerbach là nhà tư tưởng tự do và là nhà triết học duy vật duy nhất một
mình chống lại chủ nghĩa duy tâm bài viết “Góp phần phê phán triết học
Hegel”(1839) trong hệ thống triết học Đức, tuy nhiên Ông chỉ là nhà triết học
duy vật trong lĩnh vực tự nhiên nhưng trong lĩnh vực xã hội ông vẫn bị ảnh
hưởng của chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, các tư tưởng triết học của ông mang
đậm tính nhân bản nên mặc dù công có rất nhiều tác phẩm nhưng nó không phục

vụ cho giai cấp thống trị và tư sản nên các tác phẩm: “Tư tưởng về cái chết và sự
bất tử” (1830); “Lịch sử triết học cận đại từ Becơn đến Spinnôda (1833), “Trình
bày, phát triển và phê phán triết học Lépnít” (1837) ; “Pie Beilơ. Về lịch sử triết
học và lịch sử loài người” (1838); “Luận cương khởi đầu về cải cách triết học”
(1842); “Các luận điểm triết học cơ bản của tương lai" (1843) lúc bấy không
được quan tâm.
1.2 Quan điểm chung về đạo đức và tôn giáo
1.2.1 Đạo đức là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đạo đức, nhưng khái quát chung
đạo đức có thể được định nghĩa như sau:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những qui tắc, nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con
người với nhau trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực
hiện bởi niềm tin cá nhân, sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận
xã hội.
(2)
1.2.2 Tôn giáo là gì?
Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn
phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu,
thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu
hình và vô hình.
Nguyễn Tiến Thông 6 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu
tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất
mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng
tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một
cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng

vào con người, dù có phần ảo tưởng để yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống
trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.
Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình,
mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại
một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên
kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử,
hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo,
được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng
cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
1.2.3. Sơ lược các quan điểm về đạo đức và tôn giáo
 Quan niệm về đạo đức
+ Nho gia: những phạm trù đạo đức thể hiện các nguyên tắc cơ bản của
đạo đức Nho gia – đạo đức hướng đến xây dựng mẫu người quân tử, và muốn trở
thành người quân tử cần phải tu thân.
(3)
+ Đạo gia: đạo đức thực hiện theo quan điểm vô vi, khuyên con người
phải thực hiện sáu điều: 1) Tri túc (biết đủ thì dừng lại), 2) Không cạnh tranh, lấy
thiện thắng ác, lấy nhu thắng cương, 3) Công thành thân thoái, 4) Sống vô tư,
hồn nhiên, 5) Lấy đức báo oán, 6) Tu luyện thần hóa, hạn chế dục tính.
(4)

+ Arixtốt: đời sống đạo đức, hạnh phúc của con người không nằm trong
thế giới ý niệm trên trời mà nằm trong thế giới hiện thực dưới đất, nơi trần gian,
đồng thời chúng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu của từng người
trong cộng đồng xã hội.
(5)

Nguyễn Tiến Thông 7 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức

TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
+ Immanuel Kant: Kant cho rằng một mặt con người là một nhân cách
đạo đức, trong đó lý tính là nguồn gốc duy nhất phát sinh các nguyên lý, chuẩn
mực hướng dẫn hành vi đạo đức, mặt khác khát vọng cá nhân hướng con người
đến hành vi phi đạo đức. Đạo đức của ông thể hiện lý tưởng cao đẹp nhất mà cả
nhân loại hướng đến - lý tưởng tự do.
(6)
Quan điểm đạo đức tuy có nhiều điểm
không tưởng phi lịch sử, phi giai cấp, thiếu cơ sở hiện thực nhưng chứa đựng
nhiều tư tưởng nhân đạo sâu sắc vì nó góp phần xóa bỏ quan niệm ích kỷ hẹp
hòi, giải phóng tư tưởng con người khỏi gông cùm của ý thức hệ phong kiến.
+ Hegel: Khi cá nhân pháp lý trở thành chủ thể đạo đức thì tinh thần
khách quan tự phát triển vào lĩnh vực đạo đức. Đạo đức là pháp quyền của hành
vi, nó lấy sự hòa hợp hành vi của các chủ thể làm cơ sở.
 Quan điểm về tôn giáo
+ Denis Diderot: phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế từ lập trường duy
vật. Ông cho rằng, Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện hiện thực
của con người. Không phải Thượng đế sáng tạo ra con người mà ngược lại. Lý
tính khoa học và tôn giáo không thể kết hợp được với nhau. Vì lý tính khoa học
mang lại cho con người hiểu biết đúng đắn về thế giới còn tôn giáo chỉ mang lại
cho người những ảo tưởng.
+ Paul Henri Ditrich Holbach: Tôn giáo được bịa đặt để đặt các vua
chúa lên trên các dân tộc, và đặt các dân tộc nhận thấy cuộc sống vô cùng khổ
cực của mình trên trái đất này và tìm cách thay đổi nó thì người ta lấy Thượng để
để đe dọa họ, hòng buộc họ khuất phục, chấp nhận và tim tiếng.
+ Vinhem Giodep Senlinh: ông coi giới tự nhiên là sản phẩm sáng tạo
của Thượng đế. Bằng trực giác nghệ thuật, con người chỉ có thể nhận biết một
cách mơ hồ về Thượng đế - cái tuyệt đối. Khi không tin tưởng vào trí tuệ lý trí
mà cũng không hài lòng với trực giác ngoại (phi) lý, Senlinh đặt niềm tin vào ý
chí. Sự đề cao ý chí này của ông đã được Soopenhauơ phát triển.

Nguyễn Tiến Thông 8 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
+ Hegel: Tôn giáo là phương thức mà ý niệm tuyệt đối sử dụng để tự
khám phá ra chính mình, để rũ bỏ mọi dấu vết vật chất bám vào mình nơi trần
gian mà quay về với mình, quay về với cái khởi đầu trong tính toàn vẹn và đầy
đủ của nó.
Nguyễn Tiến Thông 9 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
Chương 2: QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO
TRONG TRIẾT HỌC CỦA LUDWIG FEUERBACH
Xuất phát từ quan điểm coi triết học mới phải là triết học về con người,
Feuerbach lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của mình. Trên cơ sở đó,
ông xây dựng hệ thống quan điểm về đạo đức và tôn giáo của mình.
2.1 Quan điểm của Ludwig Feuerbach về đạo đức
Trong triết học của ông, tuy quan điểm đạo đức đề cập rải rác trong một
số tác phẩm. Nhưng nếu cố gắng đào sâu phân tích chúng ta vẫn có thể tìm thấy
nhiều nét đặc trưng.
2.1.1 Lý luận về đạo đức (Tính quy luật của đạo đức)
Đạo đức học của Feuerbach giả định rằng những phương tiện và những
vật để thoả mãn yêu cầu đó thì hiển nhiên mọi người đều có, hoặc là nó chỉ mang
lại cho con người nhiều lời dạy bảo tốt nhưng không áp dụng được; và như vậy
thì đạo đức học đó không đáng giá một xu đối với những người thiếu những
phương tiện nói trên. Và đó là điều mà chính Feuerbach cũng đã giải thích bằng
lời lẽ thẳng thắn: “Trong một cung điện người ta suy nghĩ khác trong một túp lều
tranh. Nếu như vì đói, vì nghèo, mà trong cơ thể anh không có chất dinh dưỡng,
thì trong đầu óc anh, trong tình cảm của anh và trong trái tim anh cũng không có

chất nuôi đạo đức”.
Theo học thuyết của Feuerbach về đạo đức thì sở giao dịch chứng khoán
là ngôi đền cao nhất của đạo đức, nếu như ở đó người ta luôn luôn đầu cơ một
cách có trí tuệ. Nếu như lòng mong muốn hạnh phúc của tôi dẫn tôi đến sở giao
dịch và nếu như ở đó, tôi biết cân nhắc thật đúng đắn những hậu quả của hành
động của tôi sao cho những hành động đó chỉ đem lại cho tôi những điều lợi, chứ
không đem lại một sự bất lợi nào, nghĩa là nếu tôi luôn luôn có lợi thì điều căn
dặn của Feuerbach đã được hoàn thành. Và đồng thời, tôi hoàn toàn không làm
Nguyễn Tiến Thông 10 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
hại đến lòng mong muốn hạnh phúc của người khác, vì người ấy cũng đi tới sở
giao dịch một cách tự nguyện như tôi, và khi người đó giao dịch đầu cơ với tôi,
thì cũng như tôi, người đó đã theo đuổi lòng mong muốn hạnh phúc của mình.
Nếu như anh ta mất tiền thì chính do hành động của anh ta tỏ ra là vô đạo đức vì
tính toán sai,và bằng cách buộc anh ta phải chịu sự trừng phạt xứng đáng, tôi có
thể tự hào rằng mình là một Ra-đa-man-tơ hiện đại. Nói một cách khác, đạo đức
học của Feuerbach được gọt giũa cho thích hợp với xã hội tư bản chủ nghĩa hiện
nay, dù ông có những mong muốn như thế nào và những ý định như thế nào đi
chăng nữa.
Theo Feuerbach tính cảm giác là động lực chủ yếu quyết định hành vi của
mỗi cá nhân và xã hội nói chung. Feuerbach phân biệt đạo đức của con người với
đạo đức tôn giáo, Feuerbach phủ nhận Thượng đế, đề cao tôn giáo “thuần khiết”
của tình yêu. Do vậy đạo đức học của Feuerbach có cơ sở từ nguyên lí nhân bản
và chủ nghĩa tự nhiên. Nếu cảm giác là tính chân lí, thì nó chi phối đạo đức, đó là
điều dễ hiểu. Các hình thức của tính cảm giác rất đa dạng: Tình yêu cuộc sống,
khát vọng, hạnh phúc, ích kỉ, quyền lợi, nhu cầu thoả mãn bản chất cảm tính của
con người, sự hài lòng.v.v tất cả chúng đều hiện hữu, ngự trị trong con người,
biến con người thành một thực thể phức tạp.

2.1.2. Về tự do và tất yếu
Feuerbach nói, con người tự do trong tính tất yếu của mình. Con người
hành động vì thích thú, vì bị thúc giục từ một nỗi đam mê nào đó, nhưng khi
hành động con người thể hiện mình tự do. Tự do thực sự không nằm ngoài thời
gian và không gian, ngoài các sự vật được tri giác. Tự do tinh thần chỉ đến khi
thể xác được giải phóng. Feuerbach viết: “chỉ có tự do cảm tính mới là tự do tinh
thần, chỉ có khát vọng hạnh phúc mới gắn tự do với tính tất yếu”. Khái niệm tự
do của Feuerbach về cơ bản đồng nhất với khái niệm tự do của Spinoza. Con
người theo Spinoza, chỉ là phần quá nhỏ bé của thiên nhiên, vì vậy hoạt động vừa
nó phải phù hợp với “trật tự thiên nhiên phổ quát”. Trong quá trình hoạt động,
Nguyễn Tiến Thông 11 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
con người tìm thấy mình, khẳng định mình bằng xúc cảm và tư duy bằng khả
năng tự bảo vệ.
Đối với Feuerbach tự do là sự thống nhất con người với hoàn cảnh, nơi
bản chất của nó bộc lộ ra chủ nghĩa chim tự do trong không khí, con cá tự do
trong biển cả, con người tự do ở nơi nào và khi nào mà hoàn cảnh sống của nó
cho phép nó thoả mãn khát vọng hạnh phúc. Quan điểm trừu trượng, tự nhiên chủ
nghĩa Feuerbach về tự do tương xứng với đòi hỏi của các nhà khai sáng tư sản
đặt hoàn cảnh sống của con người phù hợp với bản chất của con người, làm cho
hoàn cảnh ấy mang tính người.
2.1.3. Vấn đề khát vọng hạnh phúc
Mỗi cá nhân đều có quyền sống hạnh phúc và hướng tới hạnh phúc. Khái
niệm hạnh phúc được hiểu khá rộng. Nhưng ý nghĩa, tính chất của nó chỉ có một
- tính cá thể. “Mỗi nước, mỗi dân tộc và mỗi con người có hạnh phúc riêng của
mình…”. Cái gì là hạnh phúc của anh, không phải là hạnh phúc của tôi, cái gì
làm anh khiếp sợ, thì làm cho tôi thích thú… tuy nhiên ở một chổ khác.
Feuerbach nhấn mạnh con người xã hội. Chỉ có con người xã hội mới là

con người. Con người không tồn tại và phát triển trong đơn độc. Sự liên hợp tự
nhiên của con người trở nên tính tất yếu. Sự giao thiệp và hòa đồng làm cho hạnh
phúc của con người không còn là cái gì khó đạt được. Bên ngoài tôi và bên ngoài
anh không có hạnh phúc, vì vậy không có đạo đức.
Bao trùm lên toàn bộ đạo đức học của Feuerbach là nguyên lý tình yêu
phổ quát. Tình yêu là công cụ sáng tạo, cơ sở xây dựng quan hệ giữa người với
người, đối với hận thù là công cụ phá hoại, tiêu diệt xung đột.
Về hình thức, Feuerbach là một người hiện thực chủ nghĩa, ông lấy con
người làm xuất phát điểm. Ông cho rằng con người mang bản tính cá nhân, và
con người – cá nhân cũng mang bản tính cộng đồng, có bản chất nằm trong tình
yêu. Theo đó, mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt có lý trí, có ý chí, có
trái tim… của riêng mình để nhận thức, để khác vọng đam mê, để rung động cảm
Nguyễn Tiến Thông 12 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
xúc. Hạnh phúc của mỗi cá nhân là hạnh phúc được kiếm tìm trong sự hòa hợp
với mọi người trong cộng đồng. Tình yêu giữa con người với nhau vừa là phương
tiện vừa là mục đích của sự hòa hợp xã hội, và hơn thế nữa, nó còn là động lực
tiến bộ xã hội, bởi vì nó là sự thể hiện rõ nhất bản chất người trong mỗi con
người.
Đứng trên quan điểm nhận thức, ông cho rằng thực tiễn là hoạt động bản
năng mang tính thấp hèn, cần được loại ra khỏi nhận thức, trục xuất ra khỏi hệ
thống triết học mà không thấy được vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận
thức và đối với đời sống xã hội.
Feuerbach chưa hề nghĩ đến nghiên cứu vai trò lịch sử của điều ác về mặt
đạo đức. Đối với ông, lịch sử nói chung là một lĩnh vực không được dễ chịu lắm
và đáng ngại, mặc dù ông đã từng phát biểu châm ngôn sau đây: “Khi con người
mới vừa sinh ra từ giới tự nhiên, chỉ là một sinh vật tự nhiên đơn thuần chứ
không phải là người. Con người là sản phẩm của con người, của văn hóa, và của

lịch sử”, Từ việc công nhận con người như là sản phẩm của văn hoá, của lịch sử,
Feuerbach đi đến quan điểm cho rằng, tính ích kỷ không chỉ mang tính cá nhân
như các nhà tư tưởng, các nhà đạo đức học trước ông (đặc biệt là những người
theo eudaimonism - chủ nghĩa duy hạnh) tuyên bố, mà nó còn mang tính xã hội.
Feuerbach viết: "Không chỉ có một tính ích kỷ đơn độc hay là tính ích kỷ
cá nhân mà còn có một tính ích kỷ xã hội, một tính ích kỷ của gia đình, của tập
thể, của cộng đồng, một tính ích kỷ yêu nước. Tất nhiên, tính ích kỷ là nguyên
nhân của mọi điều ác, nhưng cũng là nguyên nhân của mọi điều thiện, bởi vì
không cái gì khác ngoài tính ích kỷ đã tạo nên sự chiếm hữu ruộng đất, nên
thương nghiệp, cũng vì tính ích kỷ mà có nghệ thuật, có khoa học tính ích kỷ
ngăn cấm sự trộm cướp, dối trá, làm hạn chế sự ngoại tình".
Theo Feuerbach, lòng mong muốn hạnh phúc là bẩm sinh ở con người, do
đó, nó phải là cơ sở của mọi đạo đức. Song, lòng mong muốn hạnh phúc phải
chịu hai sự uốn nắn. Thứ nhất, của những hậu quả tự nhiên của hành vi của
Nguyễn Tiến Thông 13 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
chúng ta: sau trác táng thì đến chán chường, sau thói quen chơi bời quá độ thì
đến bệnh tật. Thứ hai, của những hậu quả xã hội của những hành vi đó: nếu như
chúng ta không tôn trọng lòng mong muốn hạnh phúc đó của những người khác
thì những người đó sẽ phản kháng lại và phá hoại lòng mong muốn hạnh phúc
của chúng ta. Do đó, nếu như chúng ta muốn thỏa mãn lòng mong muốn hạnh
phúc của chúng ta, chúng ta phải biết đánh giá đúng những hậu quả của hành vi
của chúng ta, và ngoài ra, chúng ta phải tôn trọng những người khác cũng có
quyền bình đẳng với chúng ta trong việc mong muốn hạnh phúc. Do đó, sự tự
hạn chế một cách hợp lý bản thân, và tình yêu - lại tình yêu! - trong quan hệ với
những người khác, là những quy tắc cơ bản của đạo đức của Feuerbach, mà từ đó
rút ra những quy tắc khác.
Nếu như con người chỉ chăm lo đến bản thân mình thì lòng mong muốn

hạnh phúc của họ chỉ được thỏa mãn trong những trường hợp rất hãn hữu và
hoàn toàn không có lợi cho họ hay cho người khác. Con người cần phải giao lưu
với thế giới bên ngoài, phải có những phương tiện để thỏa mãn yêu cầu của
mình: nghĩa là cần phải có thức ăn, một người thuộc giới tính khác mình, sách
vở, giải trí, tranh luận, hoạt động, vật dụng và đối tượng lao động.
Tình yêu! Vâng, đối với Feuerbach thì tình yêu, ở đâu và bao giờ, cũng là
một ông thần lắm phép lạ có thể giúp vượt mọi khó khăn của đời sống thực tiễn,
và điều đó diễn ra trong một xã hội chia thành những giai cấp có những lợi ích
đối lập hẳn với nhau! Do đó, những vết tích cuối cùng của tính chất cách mạng
trong triết học của ông đều biến mất hết và chỉ còn lại cái điệp khúc cũ kỹ: Hãy
yêu nhau đi, hãy ôm nhau đi, không cần phân biệt nam nữ và đẳng cấp. - Thật là
giấc mơ thiên hạ thuận hòa!
Tóm lại, học thuyết của Feuerbach về đạo đức thì cũng giống như tất cả
những học thuyết trước đó. Nó được gọt giũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi
dân tộc, mọi hoàn cảnh.
Nguyễn Tiến Thông 14 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
2.2. Quan điểm tôn giáo
Triết học tôn giáo là phần chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thống triết học của
nhà triết học duy vật cổ điển Đức - Ludvig Feuerbach (1804- 1872).
(*)
Trong cuộc đời hoạt động khoa học của mình, ông đã dành phần lớn thời
gian cho việc nghiên cứu và phê phán tôn giáo. "Tư tưởng đầu tiên của tôi -
Feuerbach viết - là Thượng Đế, thứ hai - lí tính, thứ ba và cuối cùng là con người".
Điều đó cũng đã được chứng thực bằng việc ra đời của các tác phẩm nổi tiếng của
ông về đề tài tôn giáo: Bàn về cái chết và sự bất tử của linh hồn (1830); Bản chất
của Kitô giáo (1841); Bản chất của tôn giáo (1845); Tập bài giảng về bản chất của
tôn giáo (gồm 30 bài, mà ông đã đọc từ tháng 10 năm 1848 đến tháng 3 năm 1849

theo yêu cầu của sinh viên).
(*)
2.2.1. Nguồn gốc tôn giáo
Feuerbach cho rằng tôn giáo và niềm tin vào thượng đế đã chia cắt thế
cùng con người thành thế giới trần tục và thế giới con người thành thế giới trần
tục và thế giới thiên đường, tôn giáo làm tha hoá con người để dễ dàng thống trị
nó. Tôn giáo không chỉ làm tha hóa mà còn tước đi ở con người tính năng động,
sáng tạo, sự tự do và năng lực độc lập phán xét. Ông đòi hỏi phải phải lựa chọn:
hoặc là tôn giáo – tín ngưỡng – thượng đế, hoặc là khoa học nhân bản – tình yêu
– con người.
(**)
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa nhân bản, Feuerbach cho rằng yếu tố
quan trọng hàng đầu tạo tiền đề cho sự xuất hiện tôn giáo là trạng thái tâm lý của
con người. "Thượng Đế không phải là thực thể sinh lý hay thực thể vũ trụ –
Feuerbach viết – mà là thực thể tâm lý". Chính sự xúc cảm mạnh, sự chiêm
nghiệm hay trạng thái đau khổ của con người là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
Nhưng sự chiêm nghiệm hay trạng thái đau khổ, trạng thái xúc cảm không phải là
hiện tượng có tính chủ quan như chủ nghĩa duy tâm chủ quan quan niệm, mà
chúng có tính khách quan, nghĩa là gắn liền với các hiện tượng tự nhiên và đời
sống xã hội. Feuerbach viết " tôn giáo là giấc mơ của tinh thần con người nhưng
Nguyễn Tiến Thông 15 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
trong giấc mơ đó chúng ta không phải ở trên bầu trời mà ở trên mặt đất trong
vương quốc của hiện thực, chúng ta nhìn thấy các đối tượng của hiện thực không
phải trong thế giới thực tế của tính tất yếu mà là trong thế giới say mê của trí
tưởng tượng và sự kỳ quặc. Nhiệm vụ của tôi là bóc trần bản chất đích thực của
tôn giáo và triết học tư biện hay thần học, chuyển thế giới nội tâm ra thế giới bên
ngoài, nghĩa là biến đối tượng tưởng tượng thành đối tượng hiện thực".

Feuerbach viết " tôn giáo là sự phản ánh thời thơ ấu của nhân loại hay
trong tôn giáo con người là đứa trẻ. Đứa trẻ không thể thực hiện ý muốn của
mình bằng sức mạnh của nó, phải nhờ đến một tồn tại mà nó cảm thấy lệ thuộc
tôn giáo có nguồn gốc xuất hiện, có chỗ đứng chân chính, có ý nghĩa trong thời
thơ ấu của nhân loại".
(***)
2.2.2. Bản chất tôn giáo:
Feuerbach nghiên cứu bản chất của tôn giáo dựa trên các mối quan hệ giữa
tôn giáo với: chính trị, đạo đức, khoa học, triết học duy tâm và nghệ thuật
a. Mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị
Nghiên cứu lịch sử tồn tại và phát triển của các quốc gia từ thời cổ đại đến
đương đại, Feuerbach cho rằng, chính quyền nhà nước luôn giữ mối quan hệ với
giáo hội, tôn giáo là chỗ dựa của chính trị và ngược lại.
(*****)
b. Mối quan hệ giữa tôn giáo với đạo đức
Dựa trên những khảo cứu lịch sử hiện thực của nhân loại, Feuerbach thấy
rằng trong thực tế thường diễn ra sự thù địch giữa tôn giáo này với tôn giáo khác,
sự thù địch giữa người theo đạo và kẻ dị giáo. Hơn nữa có những người có chức
sắc tôn giáo cao trong giáo hội, song họ vẫn có những hành vi phi đạo đức. Từ đó
ông lên tiếng phản đối quan điểm của các nhà thần học cho rằng dường như phủ
định thương đế là một bước dẫn tới sự tiêu diệt quan hệ đạo đức. Theo
Feuerbach, để có một xã hội tất đẹp thì phải tiến hành cải cách tôn giáo: "Nếu
như bản chất con người là bản chất cao quý của con người, thì tình yêu hiện thực
đối với con người cần phải là quy luật đầu tiên cao quý của con người. Con
Nguyễn Tiến Thông 16 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
người đối với con người là thượng đế - đó chính là nền tảng thực tiễn cao nhất, là
xuất phát điểm của lịch sử toàn cầu. Quan hệ của đứa bé đối với cha mẹ mình,

của chồng đối với vợ, của anh đối với em, của bạn bè đối với nhau, nói chung là
quan hệ của con người đối với con người, nói tóm lại, các quan hệ đạo đức thuần
túy chính là các quan hệ tôn giáo.
(****)
c. Mối quan hệ giữa tôn giáo với khoa học
Feuerbach cho rằng khoa học không thể dung hòa với tôn giáo, giữa chúng
có sự khác biệt về nội dung, phương pháp và vai trò: Về nội dung, bằng những
bằng chứng khoa học đương thời, Feuerbach phủ nhận quan điểm của Kinh
Thánh về Chúa Sáng Thế. Về phương pháp, ông cho rằng khoa học và tôn giáo
có phương pháp tiếp cận các đối tượng nghiên cứu khác nhau. Về vai trò,
Feuerbach giải thích rằng, sự hình, tồn tại và phát triển của tôn giáo gắn liền với
sự ngu đốt, sự lạc hậu, tôn giáo được truyền bá một cách rộng rãi trong quảng đại
quần chúng. Còn khoa học là sự khai sáng trí tuệ.
d. Mối quan hệ giữa tôn giáo với triết học duy tâm
Feuerbach nhận thấy rằng, tôn giáo chính là xuất phát điểm của chủ nghĩa
duy tâm, còn chủ nghĩa duy tâm chính là hình thức phái sinh của tôn giáo.
(*****)
Ông viết: “Bản chất của triết học tư biện hàm chứa trong bản chất duy lí hiện
thực của thần thánh. Triết học tư biện chính là thần học duy lý chính hiệu”
(Feuerbach, Sđd.,t.I, tr 137)
e. Mối quan hệ giữa tôn giáo với nghệ thuật
Theo Feuerbach, trong tôn giáo và nghệ thuật thì trí tưởng tưởng có vai trò
chủ đạo, chúng điều cần những phương tiện biểu đạt như hình ảnh, biểu tượng,
biểu trưng. Nghệ thuật và tôn giáo tác động một cách trực tiếp tới tình cảm con
người, gây nên trong họ những cảm xúc mạnh.
Như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn rằng, Feuerbach đã truy tìm bản
chất của tôn giáo trong bản chất của con người, ông viết. "Bản chất thần thánh
không là cái gì khác như là bản chất con người, bản chất đó đã được gột rửa,
Nguyễn Tiến Thông 17 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20

Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
được giải phóng khỏi những giới hạn cá nhân, nghĩa là khỏi những con người vật
lý hiện thực, được khách quan hoá, được nhìn nhận như một bản chất độc lập xa
lạ. Bởi vậy, mọi sự xác đinh về bản chất thần thánh đều có liên quan đến việc xác
định bản chất con người.
(****)
2.3. Thành tựu và hạn chế trong Triết học Feuerbach
2.3.1. Thành tựu
Có thể khẳng định rằng, Feuerbach là một nhà triết học trước Mác đã
có một cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc về tôn giáo; ông đã vượt lên
các nhà duy vật Pháp và Spinoza cả về nội dung lẫn cách thức nhìn
nhận tôn giáo. Hơn nữa, việc phân tích nguồn gốc tôn giáo từ phương
diện xã hội là một bước tiến vượt bậc của Feuerbach so với các nhà
duy vật Pháp thế kỉ XVIII.
Quan niệm về con người trong triết học Feuerbach như đã trình bày ở trên theo
đánh giá của A.G.Spirkin "chính là điểm xuất phát cho những lập luận của
Mác về con người và bản chất con người". Bởi vì, bằng những quan niệm
đó, người khai mở con đường cho chủ nghĩa duy vật nhân bản đã giáng
một đòn phá tan mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chỉ nghĩa duy tâm
khách quan của Hegel, "đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở
lại ngôi vua", ông đã khẳng định một cách dứt khoát rằng "tự nhiên tồn tại
độc lập đối với mọi triết học. Nó là cơ sở trên đó con người chúng ta bản
thân chúng ta cũng là một sản phẩm của tự nhiên đã sinh trưởng”. Marx
và Engel luôn đánh giá cao triết học của Feuerbach nói chung, chủ nghĩa
duy vật nhân bản của ông nói riêng, họ tự thừa nhận mình là môn đồ của
ông, chào đón quan điểm mới đó một cách nhiệt liệt, tin và đi theo
Feuerbach với một tinh thần hào hứng, phấn khởi.
Một điều rất quan trọng nữa là triết học tôn giáo của Feuerbach đã có ảnh
hưởng khá sâu sắc đến sự hình thành chủ nghĩa vô thần của Marx.

Cần phải đánh giá một cách khách quan rằng, chính Feuerbach chứ
Nguyễn Tiến Thông 18 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
không ai khác đã giúp Mác thoát khỏi triết học duy tâm huyền bí của
Hegel để đến với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần.
2.3.2. Hạn chế
Chính vì những hạn chế bởi lập trường giai cấp và hoàn cảnh lịch sử
nên Feuerbach chưa nhìn thấy bản chất đích thực của vấn đề; ông chỉ
mới nhìn thấy sự ảnh hưởng của khía cạnh uy quyền chính trị của xã
hội đối với con người trong quá trình hình thành tình cảm tôn giáo
mà chưa nhìn thấy sự ảnh hưởng của khía cạnh uy quyền kinh tế- xã
hội, chưa thấy rằng sự bất lực của quần chúng trong đấu tranh giai
cấp, sự đau thương mất mát trong chiến tranh, sự quằn quại trong
bệnh tật, những khủng hoảng về niềm tin, lí tưởng chính trị - xã hội
cũng là những nẻo đường khác nhau dẫn con người đến với tôn giáo.
Trong Luận cương về Feuerbach Mác cho rằng điều chủ yếu mà
Feuerbach vẫn chưa làm được là: 1) giải thích những mâu thuẫn của
cơ sở trần tục từ đó phát sinh ra tôn giáo; 2) không thấy rằng bản
thân tình cảm tôn giáo cũng là một sản phẩm xã hội và các cá nhân
trừu tượng mà ông phân tích là thuộc một hình thái xã hội nhất định.
Engel trong tác phẩm Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của triết
học cổ điển Đức cũng đã nhận xét: "Về hình thức Feuerbach là một
người hiện thực chủ nghĩa, ông lấy con người làm xuất phát điểm,
song ông hoàn toàn không nói đến thế giới trong đó con người ấy
sống. Vì vậy con người mà ông nói luôn là con người trừu tượng vẫn
chiếm cứ lĩnh vực triết học tôn giáo. Chính là vì con người đó không
ra đời từ trong bụng mẹ, mà lại sinh ra từ ông thần của các tôn giáo
độc thần con người đó cũng không sống trong thế giới hiện thực".

Bên cạnh đó, mặc dù là nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật nhưng
Nguyễn Tiến Thông 19 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
trong tư tưởng của ông cũng không tránh khỏi những biểu hiện của
chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng. Chủ nghĩa duy
tâm thực sự của Feuerbach lộ rõ khi chúng ta nghiên cứu tới triết học
tôn giáo và đạo đức học của ông. Feuerbach hoàn toàn không muốn
xoá bỏ tôn giáo; ông muốn hoàn thiện nó. Bản thân triết học cũng hoà
vào tôn giáo Theo Feuerbach, tôn giáo là mối quan hệ thương yêu
giữa người và người; mối quan hệ này, cho đến nay, vẫn đi tìm chân lí
của nó từ sự phản ánh huyền ảo của hiện thực - ở sự trung gian của
một ông thần hay nhiều ông thần, tức là những hình ảnh huyền ảo
của các thuộc tính của con người - nhưng ngày nay đã tìm thấy chân
lí ấy một cách trực tiếp không cần có trung gian, trong tình thương
yêu giữa "Tôi" và "Anh". Và chính vì thế mà theo Feuerbach thì cuối
cùng tình yêu nam nữ là một trong những hình thức cao nhất của việc
thực hành tôn giáo mới của ông. Nhưng tình yêu đối với Feuerbach,
từ đâu và bao giờ cũng là một ông thần lắm phép lạ có thể giúp vượt
mọi khó khăn của đời sống thực tiễn và giúp như thế trong một xã hội
chia thành những giai cấp có quyền lợi đối lập hẳn với nhau! Do đó
những vết tích cuối cùng của tính chất cách mạng trong tính triết học
của ông đều biến mất hết và chỉ còn lại cái điệp khúc cũ kĩ: “Hãy yêu
nhau đi, hãy ôm hôn nhau đi, không cần phân biệt nam nữ và đẳng
cấp - thật là một giấc mơ thiên hạ thuận hoà”
Với trái tim nhân hậu của mình, Feuerbach không hiểu được rằng, trong
một xã hội còn đầy áp bức bất công, đầy khổ đau và bất hạnh thì việc
loại bỏ tôn giáo là điều không tưởng. Và giấc mơ thiên hạ thuận hoà
cũng không thể nào thực hiện được trong thực tế. Đó chính là một số

hạn chế cơ bản của triết học Feuerbach khi bàn về đạo đức, tôn giáo
và con người.
Nguyễn Tiến Thông 20 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
2.4. Đóng góp vào cuộc sống
Tuy còn những hạn chế, song triết học tôn giáo của Feuerbach đã tạo nên
bước ngoặt lớn trong lịch sử nhận thức về tôn giáo. Những công lao và hạn chế
trong triết học tôn giáo của ông đặt ra cho chúng ta vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu về tôn giáo và vai trò của nó trong đời sống xã hội nhằm xây dựng một thế
giới vì hạnh phúc chân chính của con người
Trong thời đại ngày nay, để xây dựng một xã hội văn minh phát triển thịnh
vượng và hòa bình thì yếu tố nhân bản là yếu tố quan trọng không thể thiếu, và
trong triết học của Feuerbach thì tư tưởng của ông đã thể hiện rõ điều này.
Chúng ta có thể thấy rằng, bao trùm lên toàn bộ đạo đức học của Feuerbach là
nguyên lý tình yêu phổ quát. Tình yêu là công cụ sáng tạo, cơ sở xây dựng quan
hệ giữa người với người, đối với hận thù là công cụ phá hoại, tiêu diệt xung đột.
Trong hệ thống tư tưởng của mình, Feuerbach đã rất xem trọng yếu tố con người,
ông xem con người là trung tâm. Chính vì thế, Feuerbach khơi dậy tình yêu nơi
con người tình yêu chẳng những với con người, mà cả với thiên nhiên, ông ước
muốn xây dựng một xã hội của tình yêu đóng vai trò tiền đề, và chính điều này
làm cho chủ nghĩa nhân bản của ông mang sắc thái mới. Bên cạnh đó, Feuerbach
còn đề cao sự tự do, ông cho tự do là sự thống nhất con người với hoàn cảnh, nơi
bản chất của nó bộc lộ ra chủ nghĩa chim tự do trong không khí, con cá tự do
trong biển cả, con người tự do ở nơi nào và khi nào mà hoàn cảnh sống của nó
cho phép nó thoả mãn khát vọng hạnh phúc. Hơn nữa, quan điểm về tôn giáo của
Feuerbach lại là một quan điểm mang tính nhân bản cao, trong thái độ chung đối
với tôn giáo, ông thống nhất với những nhà Hegel trẻ ở quan niệm về tính cấp
thiết thay đổi sinh hoạt tôn giáo nhằm giải quyết mối quan hệ xã hội theo hướng

nhân văn. Feuerbach cho rằng chừng nào còn xã hội loài người, thì tôn giáo vẫn
còn tồn tại
Tất cả những điều này thật sự rất có ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay, đã đóng
góp nhiều về nhận thức hệ trong tư tưởng để có thể xây dựng một xã hội văn
Nguyễn Tiến Thông 21 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
minh, phồn thịnh mang tính nhân bản cao dựa trên các mối quan hệ giữ con
người với con người.
Nguyễn Tiến Thông 22 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
Kết luận
Tôn giáo và đạo đức là hai vấn đề thật sự rất quan trọng trong xã hội, và trong hệ
thống triết học từ trước tới nay đã xuất hiện khá nhiều tư tưởng của các nhà triết
học bàn về vấn đề này. Tuy nhiên khi nghiên cứu Triết học cổ điển Đức, người ta
không thể không quan tâm về triết học Feuerbach, đặc biệt là những quan điểm
của ông về tôn giáo và đạo đức. Với việc coi con người là trung tâm, là đối tượng
nghiên cứu của triết học, Feuerbach đã cố gắng xây dựng quan điểm xã hội học
nhân đạo trên cơ sở đạo đức học, chính vì thế triết học của ông là triết học duy
vật mang tính nhân bản rất cao và là tiền đề, cơ sở quan trọng cho hệ thống triết
học Marx và chủ nghĩa Marx sau này.
Là học viên cao học, khi nghiên cứu về quan điểm triết học của Feuerbach, đặc
biệt khi nghiên cứu quan điểm của ông về tôn giáo và đạo đức, tôi thật sự rất tâm
đắc và ấn tượng về nền triết học mới – nền triết học nhân bản mà ông đã xây
dựng trong đó xem con người là trung tâm và đề cao tình yêu giữa con người với
con người. Thật sự vẫn có nhiều hạn chế và khuyết điểm trong quan điểm của
ông về vấn đề này nhưng cái cốt lõi của nó đã làm cho tôi suy nghĩ chính chắn

hơn về tính nhân đạo, tính nhân bản trong cuộc sống ngày nay, và thấy được đó
là điều chúng ta cần hướng đến để góp phần xây dựng một xã hội phồn vinh, văn
minh trong đó con người luôn hòa thuận thương yêu nhau để xây dựng đất nước
nói riêng và thế giới này nói chung phát triển trong sự hòa bình, hữu nghị.
Nguyễn Tiến Thông 23 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
Phụ lục
(1)Như Ph.Ăngghen nhận xét, “có thể coi đây là một trong những thời kỳ
yếu hèn nhất trong lịch sử nước Đức”, “Mọi thứ sắp lung lay, xem chừng sắp sụp
đổ, thậm chí chẳng còn tời một tia hy vọng chuyển biến tốt lên vì dân tộc, thậm
chí không còn đủ sức vượt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi”.
(2) Trang 2 Giáo trình đạo đức học Mác – Leenin; TS. Đinh Ngọc Quyên,
TS. Lê Ngọc Triết, ThS Hồ Thị Thảo –
(3) Để tu thân cần phải đạt đạo mà trước hết là đạo quận – thần, phụ - tử,
phu – phụ và cần phải đạt đức, đồng thời phải biết thi, thư, lễ, nhạc. Lấy tu thân
làm gốc nhưng người quân tử phải biết hành động tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
(Trang 63, 64 – Triết học phần 1 Đại Cương về lịch sử Triết học – Trường Đại
học Kinh tế 2010).
(4) (Trang 46– Lịch sử Triết học – Trần Đăng Sinh (chủ biên), Vũ Thị
Kim Dung, Lê Duy Hoa, Nguyễn Thị Thường, Bùi Thị Tỉnh, Nguyễn Mai
Hồng).
(5) (Trang 117 – Triết học phần 1 Đại Cương về lịch sử Triết học –
Trường Đại học Kinh tế 2010).
(6) Tự do được Căntơ hiểu: thứ nhất là, khả năng tiên nghiệm của giác
tính hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên (trong hiện
tượng luận); thứ hai là, tính tất yếu đã được nhận thức (trong hiện tượng luận); và
thứ ba, vật tự nó – lý tưởng đạo đức cao cả nhất của nhân loại, mục đích cuối
cùng của loài người (trong đạo đức học).

(*); (**); (***); (****); (*****): Triết học tôn giáo của Ludvig
Feuerbach – Lê Công Sự - tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (Số 1, 2 – 2006)
Nguyễn Tiến Thông 24 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20
Giáo viên hướng dẫn Đề tài 19: Vấn đề tôn giáo và đạo đức
TS. Bùi Văn Mưa trong triết học của Ludwig Feuerbach
Tài liệu tham khảo
1. />2. />3. />4. Lê Công Sự “Luận cương về Feuerbach” (trong C. Mác-Ăngghen: Tuyển tập,
T.I. Sự thật, Hà nội, 1980, tr. 255). Địa chỉ truy cập: http://diendan
kienthuc.net/diendan/triet-hoc-phuong-tay/9950-quan-niem-ve-con-nguoi-trong-
triet-hoc-l-feuerbach.html
5. Cac.Mác và Ph.Ăng-ghen Toàn tập. Tập 3. (1845-1847). Hà Nội: Nxb. Chính
trị quốc gia, 1995. Địa chỉ truy cập: php?
option=com_content&view=article&id=14:lun-cng-v-phoi-bc&catid=6:h-hinh-
tam-thc-hc&Itemid=193
6. Lịch sử tư tưởng trước Mác, Trần Đức Thảo, NXB. Khoa học xã hội,
1995( Nguồn mở: Triethoc.edu.vn, />_content&view=article&id=258:lch-s-t-tng-trc-marx-phn-11&catid=40:trn-c-tho
&Itemid=203)
7. Các. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập, tập 21. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc
gia, 1999.
8. Trần Văn Toàn về “Ludwig Feuerbach va quan- niệm vô- thần lối mới”. Địa
chỉ truy cập: />9. Tạp chí triết học
Nguyễn Tiến Thông 25 Tiểu luận Triết học
Nhóm 7 Đêm 1 K20

×