Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận Triết học Tư tưởng Triết học Nho gia và những giá trị, hạn chế của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.59 KB, 14 trang )


Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Sau Đại học

Tiểu luận Triết học
Đề tài:
Tư tưởng Triết học Nho gia và những giá trị,
hạn chế của nó


Thực hiện: Đào Đức Cẩm
(Số TT:11, Lớp đêm 5, K21)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Văn Mưa
Tp Hồ Chí Minh, 02/2012
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tư tưởng triết học Nho gia 2
3.1 Chính trị - Xã hội: 4
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Nho gia 8
Lời mở đầu
Nho gia từ khi được Khổng Tử (551-479 TCN) sáng lập vào cuối thời Xuân Thu liên
tục được hoàn thiện, phát triển và có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa tinh thần
Trung Quốc cũng như rất nhiều các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam nơi
Nho gia du nhập rất sớm từ thời Bắc thuộc. Trong mỗi cá nhân chúng ta, có thể nhận thấy
rõ ảnh hưởng của Nho gia thấm nhuần từ khi còn trên ghế nhà trường như truyền thống
hiếu kính ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo, tiên học lễ hậu học văn, truyền thống hiếu
học… Ngoài ra các bài học về cần, kiệm, liêm, chính hay tam tòng tứ đức….vẫn luôn
được nhắc đến trong cuộc sống hiện đại. Vì vậy, học tập và nghiên cứu Nho gia thực sự
gần gũi đối với mỗi người Việt Nam.
Nho gia đã trải qua những thời kì phát triển rực rỡ nhưng cũng không tránh khỏi
những thăng trầm trong lịch sử. Tuy nhiên tư tưởng Nho gia đã và đang đóng góp những


giá trị to lớn đối với xã hội loài người mà không ai có thể phủ nhận được. Bằng chứng là
tư tưởng Nho gia đã trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn giữ được vị trí của nó cho đến
ngày cuối cùng của xã hội phong kiến. Ý nghĩa của tư tưởng Nho gia vẫn còn có giá trị
và ảnh hưởng sâu rộng cho đến tận ngày nay về vấn đề luân lý, đạo đức, chính trị- xã hội
mà nổi bật như các tư tưởng nhân nghĩa, thuyết chính danh, đạo đức, giáo dục… .
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực Nho gia còn bộc lộ những hạn chế. Tư tưởng
Nho gia là cơ sở để chế độ phong kiến dựa vào để cai trị, cuộc sống của con người bị chà
đạp, bất bình đẳng, tam tòng tứ đức đè nặng lên người dân…. Chính vì thế mà ngày nay
có rất nhiều ý kiến khác nhau về giá trị tích cực và hạn chế của tư tưởng Nho gia ảnh
hưởng như thế nào đến xã hội, lối sống và nhân cách của mỗi con người.
Bài tiểu luận tham khảo trong nhiều tài liệu và bài viết trong đó sử dụng như tài liệu
chính là cuốn: Triết học (phần 1) của nhóm tác giả do Ts. Bùi Văn Mưa chủ biên. Ngoài
ra bài viết còn tham khảo nhiều phần tài liệu của các tác giả khác và những bài viết được
công bố trên mạng Internet.
Tiểu luận Triết học Trang 1
Chương 1: Tư tưởng triết học Nho gia
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Nho gia:
Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, dưới thời Xuân Thu,
người sáng lập là Khổng Tử (551- 479 TCN). Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được
Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy tâm và
duy vật trong đó dòng Nho gia Khổng- Mạnh còn được gọi là Nho gia nguyên thủy [1,55]
có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước phương Đông
lân cận.
Sang thời Tây Hán, Đổng Trọng Thư (179 – 104 TCN) đã dựa trên lợi ích giai cấp
phong kiến thống trị đã hoàn chỉnh thêm Nho gia trong việc giải thích vạn vật, con người
và xã hội. Ông hệ thống hóa Tứ thư, Ngũ kinh đồng thời đưa ra quan niệm tam cương,
ngũ thường, tam tòng, tứ đức và đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn đạo đức và nền
tảng tư tưởng xã hội, trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến Trung Quốc. Nho gia
từ đây không dừng lại với tư cách là một trường phái triết học vươn lên thành hệ tư tưởng
xã hội mà còn được mở rộng thành một hệ thống niềm tin, tín ngưỡng- nghi thức được

phổ biến trong toàn xã hội [1,56], tức là Nho gia đã trở thành Nho Giáo.
Kế tiếp để trở thành tư tưởng chính thống, Nho giáo đã được bổ sung và hoàn thiện
qua nhiều giai đoạn lịch sử trung Đại sau thời Tây Hán của Đổng Trọng Thư như các
nhà: Đường, Tống, Minh, Thanh. Tiêu biểu hơn cả là dưới triều nhà Tống, gắn liền với
tên tuổi của các bậc danh Nho như Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di.
Nho giáo chi phối đời sống tư tưởng xã hội Trung Quốc qua nhiều thời kỳ tiếp theo,
nhưng nhìn chung trong thời kỳ Minh-Thanh không có sự phát triển nổi bật mà ngày
càng khắt khe, bảo thủ. Điều này tạo ra sự trì trệ và lạc hậu kéo dài của Trung Quốc khi
bước sang thế kỷ XIX, làm cho Trung Quốc không bắt kịp trào lưu văn minh thế giới
[1,57].
Tiểu luận Triết học Trang 2
2. Các tác phẩm nổi tiếng của Nho gia:
Kinh điển của Nho gia thường kể tới bộ Tứ thư và Ngũ kinh. Tứ thư có Trung dung,
Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử. Ngũ kinh có: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu. Hệ thống kinh
điển đó hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự
nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị đạo đức là những
tư tưởng cốt lõi của Nho gia. Những người sáng lập Nho gia nói về vũ trụ và tự nhiên
không nhiều [2,19].
2.1Tứ thư:
Tứ thư là bốn quyển sách kinh điển của văn học Trung Hoa được Chu Hy thời nhà
Tống lựa chọn làm nền tảng cho triết học Trung Hoa và Khổng giáo. Chúng bao gồm :
Luận Ngữ, Đại học, Trung Dung và Mạnh Tử.
2.2Ngũ kinh:
Kinh Thi: là sách sưu tập các bài thơ dân gian có với chủ đề chính là tình yêu nam nữ.
Khổng Tử muốn dùng nó nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và
cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng.
Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời trước nhằm làm gương cho các
đời sau.
Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm
phương tiện để duy trì và ổn định trật tự.

Kinh Dịch: là sách bàn về những biến đổi của trời, đất, con người và xã hội.
Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử
không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các
sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa.[1,57]
Tiểu luận Triết học Trang 3
3. Nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Nho gia:
Nho giáo nguyên thủy mà cốt lõi là tư tưởng Nho gia là triết lý của Khổng Tử, Mạnh
Tử về đạo làm người quân tử và cách thức trở thành người quân tử, cách cai trị đất nước
[1, 57]. Như vậy Nho gia là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã
hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu -
người lý tưởng này gọi là quân tử. Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết
phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận
phải "hành đạo".
Qua hệ thống kinh điển có thể thấy hầu hết là các kinh, các sách viết về xã hội, chính
trị- đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho giáo. Quan điểm về chính trị- đạo đức của
Nho gia được thể hiện ở những tư tưởng chủ yếu sau:
3.1 Chính trị - Xã hội:
- Nho gia nguyên thủy cho rằng, nền tảng của gia đình - xã hội là những quan hệ đạo
đức - chính trị, đặc biệt là quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ [1,57] là ba rường mối
chủ đạo (gọi là tam cương). Nếu xếp theo tôn ty trên- dưới thì vua ở vị trí cao nhất, còn
nếu xếp theo chiều ngang của quan hệ thì vua- cha- chồng xếp ở hàng làm chủ. Trong ba
điều lớn này có hai điều mấu chốt là quan hệ vua tôi biểu hiện bằng chữ trung, quan hệ
cha con biểu hiện bằng chữ hiếu. Giữa trung và hiếu thì trung là ưu tiên. Chữ trung đứng
đầu ngũ luân.
Để giải quyết đúng đắn các quan hệ xã hội, mà trước hết là mối quan hệ “tam cương”,
Khổng Tử đã đề cao tư tưởng “chính danh”: vua ra vua, tôi ra tôi; cha ra cha, con ra con;
chồng ra chồng, vợ ra vợ [1,57]. Để thực hiện chính danh, Khổng Tử đặc biệt coi trọng
“Đức trị” chức không phải “pháp trị. Tức là cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào
khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ;
Tiểu luận Triết học Trang 4

cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ
và thực lòng quy phục [1,55].
- Xã hội thời Xuân thu – Chiến quốc loạn lạc, luân thường đạo lý suy đồi, kỷ cương
phép nước lỏng lẻo. Vì thế lý tưởng của Nho gia là xây dựng một “xã hội đại đồng”. Đó
là một xã hội có trật tự trên dưới, có vua sáng - tôi hiền, cha từ - con thảo, trong ấm -
ngoài êm; trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ
dân. Có thể nói đó là lý tưởng của tầng lớp quý tộc, thị tộc cũ cũng như của giai cấp địa
chủ phong kiến đang lớn lên.
Đối với quan hệ vua tôi, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo huyết thống và chủ
trương không phân biệt đẳng cấp xuất thân của người ấy. Trong việc chính trị vua phải
biết trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự. Quan hệ vua
tôi thì vua phải lấy điều nhân nghĩa làm gốc chứ không được chỉ vui thú lợi lộc riêng, tà
dâm bạo ngược, dùng sức mạnh để đàn áp dân. Về đạo cha con, Khổng Tử cho rằng con
đối với cha phải lấy chữ hiếu làm đầu và cha đối với con phải lấy lòng tự ái làm trọng.
Trong đạo hiếu của con đối với cha mẹ, dù rất nhiều mặt, nhưng cốt lõi phải ở tâm thành
kính.
- Về cách trị nước an dân, Nho gia kiên trì vương đạo và chủ trương lễ trị. Trong việc
trị nước cũng như tu thân, học đạo sửa mình để đạt được đức nhân, “lễ” được Khổng Tử
rất mực chú trọng. Lễ ở đây là những quy phạm nguyên tắc đạo đức. Ông cho rằng do
vua không giữ đúng đạo vua, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo con
nên thiên hạ vô đạo, phải dùng lễ để khôi phục lại chính danh. Lễ với cách hiểu trên là cơ
sở, là công cụ chính trị, là vũ khí của một phương pháp trị nước, trị dân lâu đời của Nho
giáo. Phương pháp ấy gọi là "lễ trị"[2,21].
3.2 Đạo đức – Giáo dục:
- Từ kinh nghiệm của mình, Khổng Tử đã tổng kết được nhiều quy luật nhận thức,
nhưng chủ yếu là thực tiễn giáo dục và về phương pháp học hỏi. Để đạt tới "đạo nhân",
Nho gia rất quan tâm tới giáo dục. Nho giáo lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt
Tiểu luận Triết học Trang 5
tới xã hội lý tưởng đại đồng. Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội nên
nền giáo dục dục Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người [2,21].

Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là “Nhân”. Những chuẩn mực
khác như: Lễ, nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu đều là những biểu hiện của Nhân. Chữ Nhân
trong triết học Nho gia được Khổng Tử đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất. Nó được coi là
nguyên lý đạo đức cơ bản, quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với
người từ trong gia tộc đến xã hội. Nó liên quan đến các phạm trù đạo đức chính trị khác
như một hệ thống triết lý chặt chẽ, nhất quán tạo thành bản sắc riêng trong triết lý nhân
sinh của ông.[1,59]
Theo Khổng Tử đạo sống của con người là phải sống đúng với mình và sống phải với
người. Ông đã chủ trương dùng nhân đức để giáo hoá con người, cải tạo xã hội. Người có
đức nhân là người làm được năm điều trong thiên hạ “cung, khoan, tín mẫu, huệ”. Cung
thì không khinh nhờn, khoan thì được lòng người, tín thì người tin cậy, mẫu thì có công,
huệ thì đủ khiến được người. Như vậy nhân là đức tính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của
con người, nên “nhân” chính là đạo làm người. Đạo làm người hết sức phức tạp, phong
phú nhưng chung quy lại chỉ là những điều sống với mình và sống với người.
Người muốn đạt đức nhân phải là người có “trí” và “dũng”. Nhờ có trí, con người mới có
sự sáng suốt, minh mẫn để hiểu biết đạo lý, xét đoán được sự việc, phân biệt được phải
trái, thiện ác, để trau dồi đạo đức và hành động hợp với “thiên lý”. Nhưng người muốn
đạt “nhân” chỉ có “trí” thôi chưa đủ, mà cần phải có dũng khí nữa. Người nhân có dũng
phải là người có thể tỏ rõ ý kiến của mình một cách cao minh, có thể hành động một cách
thanh cao, khi vận nước loạn lạc, khi người đời gặp phải hoạn lạn. Người nhân có dũng
mới tự chủ đựoc mình, mới quả cảm xả thân vì nhân nghĩa. Khi cơn thiếu thốn cực khó
không nao núng làm mất nhân cách của mình, khi đầy đủ sung túc không ngả nghiêng xa
rời đạo lý.
- Việc giải quyết những vấn đề chính trị – xã hội đòi hỏi Nho gia cũng như nhiều học
thuyết khác của Trung hoa thời cổ phải đặt ra và giả quyết vấn đề bản tính con người.
Tiểu luận Triết học Trang 6
Trong Nho gia không có sự thống nhất quan điểm về vấn đề này nhưng nổi bật là quan
điểm của Mạnh Tử. Theo ông “bản tính người vốn là thiện”. Thiện là tổng hợp những
đức tính vốn có của con người từ khi mới sinh như, Nhân, Lễ, Nghĩa Mạnh Tử thần bí
hoá những giá trị chính trị- đạo đức đến mức coi chúng là tiên thiên. Do quan niệm bản

tính con người là thiện nên Nho gia đề cao sự giáo dục để con người trở về đường thiện
với những chuẩn mực đạo đức sẵn có. Đối lập với Mạnh Tử coi tính người là thiện, Tuân
Tử lại coi bản tính con người vốn là ác. Mặc dù bản thân con người ác, nhưng có thể giáo
hoá thành thiện. Xuất phát từ quan điểm đó về tính người, Tuân tử đã chủ trương đường
lối trị nước kết hợp Nho gia với pháp gia.
Tiểu luận Triết học Trang 7
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Nho gia
1. Những mặt tích cực:
1.1 Đạo đức – Giáo dục:
Khổng Tử chủ trương cải tạo xã hội bằng đạo đức. Theo ông làm người cần phải có
đức vì vậy Nho gia đã đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức nhằm cải tạo con người, hoàn thiện
nhân cách của con người. Nho giáo hướng con người vào con đường ham tu dưỡng đạo
đức theo Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín, ham học tập để phò Vua giúp nước. Vì vậy những
tư tưởng về đạo đức của Nho gia có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành nhân cách, đạo đức
của mỗi người trong xã hội, không những trong xã hội phong kiến thời xưa mà cả trong
xã hội ngày nay.
Để thực hiện xã hội lý tưởng, xã hội đại đồng Nho gia không đặt vấn đề về một cuộc
cách mạng, không sử dụng bạo lực, mà tìm cứu cánh ở một nền giáo dục. Về mặt giáo
dục, theo Khổng Tử có giáo dục và tự giáo dục thì mỗi người mới biết phận vị của mình
mà nhìn nhận hành động trong cuộc sống cho đúng. Ông coi giáo dục không chỉ mở
mang nhân tính, tri thức, giải thích vũ trụ mà ông chú trọng tới việc hình thành nhân cách
con người, lấy giáo dục để mở mang cả trí, nhân, dũng, cốt dạy con người ta hoàn thành
con người đạo lí. Ngoài ra tư tưởng Nho gia (Tuân Tử) cho rằng hành vi đạo đức của con
người là do thói quen mà thành, phẩm chất con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội
và kết quả của sự học tập, giáo dục lâu ngày mà nên, từ đó nhờ giáo dục có thể cải hoá
con người từ ác thành thiện được. Nếu ra sức tu dưỡng đạo đức thì bất cứ người nào cũng
đều có thể đạt được địa vị "người quân tử".
Nho giáo thể hiện là một học thuyết có tính nhân văn cao, nhìn thấy nét đẹp của con
người và rất tin tưởng vào con người, tin tưởng vào khả năng giáo dục con người. Chính
vì thế Nho gia có đóng góp đặc biệt quan trọng vào việc thúc đẩy giáo dục hình thành và

phát triển
1.2 Chính trị - xã hội:
Tiểu luận Triết học Trang 8
Nho gia là cơ sở để chế độ phong kiến dựa vào đó để cai trị với mục đích tạo một xã
hội không loạn lạc và trật tự. Và thật sự Nho gia trong thời gian cực thịnh của mình đã
xác lập được vị thế độc tôn, là chuẩn mực của xã hội thời phong kiến, thúc đẩy sự phát
triển của Trung Quốc và các quốc gia lân cận. Nho giáo với các tư tưởng chính trị - đạo
đức như "Chính danh", "Nhân trị", "Nhân chính" luôn luôn là bài học quý giá trong việc
điều hành, quản lý đất nước. Ngoài ra Nho gia với thuyết lế trị, tức là những nghi thức,
quy chế, kỉ cương, trật tự, tôn ti của cuộc sống chung trong cộng xã hội và cả lối cư xử
hàng ngày. Nhờ các công cụ đó, nhà nước phong kiến đã có những công cụ chính trị,
phương pháp điều hành đất nước, trị dân hiệu quả, thiết lập được kỷ cương và trật tự xã
hội.
Nho gia coi xã hội như một gia đình thu nhỏ, gia đình hoà thuận, êm ấm thì xã hội
mới phát triển, các quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, có trên có dưới. Chính vì vậy xã
hội thời phong kiến và cho tới ngày nay, các giá trị về gia đình luôn luôn được đề cao và
xem trọng. Đây là một nét đẹp của văn hóa phương Đông từ ngàn đời nay, luôn sống mãi
và có giá trị trong mọi thời đại
1.3 Văn hóa:
Nho gia rất coi trọng văn chương, nhạc họa cho nên các nước theo Nho giáo đều đề
cao đức trị, lễ nhạc, văn hiến, đề cao việc giáo dục. Các nước phong kiến thời xưa đề cao
người đi học, người biết chữ, và đặc biệt người làm được thơ phú, thậm chí điều đó còn
dẫn đến thói quen sùng bái sách vở, quý trọng người có học vấn, góp phần thúc đẩy nền
âm nhạc, văn học và hội họa phát triển
2. Những mặt hạn chế:
2.1 Văn hóa – Xã hội:
- Nho gia nhấn mạnh tư tưởng thiên mệnh, nghĩa lễ, người dưới phục tùng người trên
và phải lấy chữ trung làm đầu đặc biệt cao hơn cả là quan hệ vua tôi. Rõ ràng đây là ưu
điểm nhưng cũng là một hạn chế về quyền tự do con người trong xã hội phong kiến, bắt
con người phải phục tùng giai cấp thống trị một cách mù quáng.

- Tư tưởng Nho gia hạn chế vai trò của phụ nữ, trọng nam khinh nữ, phân biệt đẳng
cấp. Phụ nữ chỉ được xếp vào hạng tiểu nhân, họ không được học hành, thi cử, bị phân
biệt đối xử trong gia đình và xã hội. Nho gia coi kẻ có nhân là quân tử trong đó nông dân
ở đẳng cấp riêng, sự đối lập giữa tiểu nhân và quân tử là sự đối lập giữa nhân dân lao
Tiểu luận Triết học Trang 9
động với tầng lớp quí tộc. Sự phân biệt rõ ràng giữa các tầng lớp quan lại, nho sĩ, dân
thường này thể hiện rõ sự phân biệt giai cấp trong quan niệm của Nho gia.
- Khổng Tử tin có trời nhưng đối với ông, trời có ý chí, ý trời là thiên mệnh không thể
thay đổi được, không thể cải được mệnh trời vì vậy Nho gia quan niệm số phận của mỗi
người đều được định từ trước và việc hiểu biết mệnh trởi là một điều kiện để trở thành
người hoàn thiện, đó là điểm hạn chế lớn của Nho gia. Đối với quỷ thần ông có tư tưởng
thiếu nhất quán với việc tin có quỷ thần nhưng quỷ thần ở đây mang tính chất lề giáo là
chủ yếu, và quỷ thần là do khí thiêng trong trời đất tạo thành. Như vậy vẫn tồn tại mâu
thuẫn đối lập nhau giữa việc thừa nhận có thiên mệnh nhưng đối với quỷ thần lại xa lánh
nên Nho gia mang tính hai mặt đan xen giữa các yếu tố vô thần duy tâm tôn giáo, các học
thuyết còn mang tính cải lương duy tâm.
2.2 Kinh tế - Chính trị:
Tư tưởng Nho gia bảo thủ về mặt xã hội và duy tâm về mặt triết học, nó được sử dụng
để bảo vệ, củng cố các xã hội phong kiến trong lịch sử và góp phần không nhỏ trong việc
duy trì quá lâu chế độ phong kiến ở phương Đông.
- Chế độ phong kiến dựa vào tư tưởng Nho gia để cai trị với những thủ tục hà khắc
trong quan hệ tam cương ngũ thường. Mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi các
mối quan hệ gia đình (chế độ tông pháp, gia trưởng) và xã hội (phân biệt đẳng cấp, chính
danh). Cùng với tư tưởng lễ trị, chế độ phong kiến đã bóp nghẹt đời sống kinh tế, văn hóa
và tinh thần của các tầng lớp nhân dân thời phong kiến.
- Nho giáo với tư tưởng Nho gia ở vị trí độc tôn thời phong kiến làm cho bệnh khuôn
sáo phát triển mạnh mẽ với việc lấy các bài học xưa và xã hội cổ làm chuẩn mực. Chính
việc này đã làm cho xã hội mang tính giáo điều, khuôn mẫu, triệt tiêu hết sức sáng tạo,
làm cho xã hội, con người trì trệ, lạc hậu mà hậu quả có thể thấy được khi xã hội Trung
Quốc bước vào thế kỷ 19 so với văn minh của các nước phương Tây.

- Xã hội phong kiến theo tư tưởng Nho gia chỉ chăm lo vào học hành thi cử mà không
chăm lo phát triển kinh tế, xa rời thực tế dẫn đến nền sản xuất kém phát triển. Ngoài ra
chính sách kinh tế trọng nông, ức thương và tư tưởng coi thường thương nhân, xem
thương nhân là tầng lớp hạng bét đã ngăn cản sự phát triển của thương nghiệp.
- Các tư tưởng Nho gia không thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên
bởi phương pháp giáo dục thiên lệch của Nho gia chỉ quan tâm tới đạo đức, học và dạy
Tiểu luận Triết học Trang 10
làm người mà không đề cập đến kiến thức khoa học kỹ thuật. Những mặt tiêu cực đó
phản ánh tính chất bảo thủ lạc hậu của tư tưởng Nho gia.
Kết luận
Trải qua hơn 2000 năm lịch sử, Nho gia với những tư tưởng của mình tuy vẫn tồn tại
những hạn chế lớn nhưng vẫn là một trong những hệ tư tưởng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
đến con người, xã hội hiện nay ở Trung Quốc và các nước phương Đông lân cận trong đó
có Việt Nam.
Tồn tại lớn của tư tưởng Nho gia là đề cao người quân tử phong kiến, trung quân vì
lợi ích của giai cấp phong kiến, coi thường lao động chân tay, khinh rẻ phụ nữ và không
coi trọng phát triển thương nghiệp, khoa học kỹ thuật. Chính điều này đã gây ra sự bất
công, mất quyền con người cho người phụ nữ, nông dân và nhân dân lao động thời phong
kiến. Ngoài ra còn kìm hãm sức sáng tạo của xã hội, kìm hãm sự phát triển của khoa học
Tiểu luận Triết học Trang 11
kỹ thuật và kinh tế của các nước trong một thời gian rất dài. Chính sự bảo thủ và lạc hậu
trong tư tưởng này đã dẫn đến các nước phong kiến phương Đông không phát triển theo
kịp xã hội phương Tây trong thế kỷ 19.
Nhưng tư tưởng Nho gia cũng có rất nhiều ưu điểm. qua quá trình phát triển đã không
mất đi mà còn được củng cố phát triển. Đầu tiên phải kể đến của tư tưởng Nho gia là đề
cao giáo dục, tự giáo dục (tu thân), con người tích cực cải tạo xã hội, đề cao đạo đức.
Nho giáo chủ trương phải giúp đời, giúp nước. Ngoài ra Nho giáo đưa ra những nguyên
tắc căn bản giúp cho cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và cả nhân loại sống trong vòng
trật tự và lẽ phải. Đây chính là những ưu điểm nổi bật, giá trị nhất của Nho gia mà trong
quá trình chuyển đổi xã hội ra khỏi chế độ phong kiến ở Trung Quốc và các nước lân cận,

những giá trị này vẫn tồn tại và được khuyến khích trong xã hội hiện đại ngày nay.
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Văn Mưa (Chủ biên), Triết học (Phần I), Trường Đại học Kinh tế TP
HCM, Tp Hồ Chí Minh, 2010.
2. Nguyễn Ngọc Long - Nguyễn Hữu Vui (Đồng chủ biên), Giáo trình Triết học
Mác-Lenin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
3. />triet-hoc-nho-gia-ve-chinh-tri-dao-duc.html#ixzz1lc65lNlJ (Truy cập ngày
19/01/2012)
4. />co-ban-cua-nho-giao-va-su-anh-huong-cua-no-toi-nuoc-
ta.html#ixzz1lcA0u7M8 (Truy cập ngày 6/2/2012)
Tiểu luận Triết học Trang 12

×