Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.26 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





CHU HỒNG SƠN





GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ














THÁI NGUYÊN - 2013


1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






























ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




CHU HỒNG SƠN



GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN



Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS: NGUYỄN KIM SƠN





THÁI NGUYÊN- 2013

2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài
liệu của luận văn.
Tác giả luận văn



Chu Hồng Sơn
















3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Kinh tế
nông nghiệp tại trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên,
nhằm vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn sản xuất, được sự nhất trí
của trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Khoa Sau đại học, tôi
thực hiện đề tài: “GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN”
Sau thời gian thực tập hết sức khẩn trương và nghiêm túc, với sự cố
gắng của bản thân và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Kim
Sơn, đến nay luận văn đã hoàn thành.
Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học,
các thầy cô giáo đã giúp đỡ trong quá trình học tập.
Tác giả xin đặc biệt cảm ơn: TS. Nguyễn Kim Sơn đã giành nhiều thời
gian quý báu tận tình hướng dẫn chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết
thực và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể của huyện như:
Phòng Nông Nghiệp, Chi cục Thống kê, Phòng tài chính - kế hoạch, Trạm
Khuyến Nông, Ban quản lý rừng ATK, Phòng lao động thương binh xã hội…

và các cán bộ địa phương nơi tác giả thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này tác
giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, năng lực
bản thân cũng như các thông tin về đối tượng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả kính mong nhận
được ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo, các nhà khoa học.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Tác giả

Chu Hồng Sơn
4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
2.1. Mục tiêu chung 1
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
4. KẾT CẤU LUẬN VĂN 3
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Cơ cấu kinh tế 4
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu, cơ cấu kinh tế 4
1.1.1.1. Cơ cấu 4
1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế 4
1.1.2. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế 5
1.1.3. Phân loại cơ cấu kinh tế 6
1.1.3.1. Cơ cấu ngành kinh tế 6
1.1.3.2. Cơ cấu thành phần kinh tế 7
1.1.3.3. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ 8
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế 9
1.1.4.1. Nhóm nhân tố tác động từ bên trong 9
5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv

1.1.4.2. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài 11
1.1.5. Một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá cơ cấu kinh tế 11
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
1.2.1. Khái niệm 12
1.2.2. Tính tất yếu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14
1.2.4. Các nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14
1.2.5. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15
1.2.5.1. Nhu cầu của con người 15
1.2.5.2. Sự tiến bộ khoa học và công nghệ 15
1.2.5.3. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, liên minh, liên kết 16
1.2.5.4. Doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp.17
1.2.5.5. Đường lối, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế 17
1.3. Một vài mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới 18
1.3.1. Mô hình chuyển dịch hướng nội 18

1.3.2. Mô hình chuyển dịch hướng ngoại 18
1.3.3. Mô hình kết hợp giữa nội lực và ngoại lực 19
1.4. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 19
Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận 22
2.1.1 Quan điểm hệ thống 22
2.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 22
2.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh 22
2.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1.Phương pháp phân tích tổng hợp 23
2.2.2 Phương pháp dự báo 23
2.2.3. Phương pháp thống kê toán học 23
6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v

2.2.4. Phương pháp chuyên gia 24
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế 24
Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN
ĐỊNH HÓA THỜI KỲ 2004 - 2012
3.1. Các nguồn lực tác động đến chuyển dịch cơ cấu KT Huyện Định hóa 27
3.1.1. Vị trí địa lý 27
3.1.2. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn 27
3.1.3. Đặc điểm địa hình 28
3.1.4. Tài nguyên đất đai 28
3.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội 32
3.1.5.1. Dân số và lao động huyện Định Hoá 32
3.1.5.2. Kết cấu hạ tầng 33

3.1.6 Những thuận lợi, khó khăn đối với quá trình phát triển kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của huyện: 38
3.1.6.1 Thuận lợi: 38
3.1.6.2 Khó khăn: 39
3.2. Hiện trạng CDCCKT huyện Định hóa, thời kỳ 2004 – 2012 40
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 40
3.2.1.1 Về giá trị gia tăng GDP 41
3.2.1.2 Về cơ cấu GDP 42
3.2.2 Chuyển dịch trong cơ cấu lao động 42
3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực kinh tế 44
3.2.3.1 Khu vực Nông – Lâm – Thủy sản (Khu vực I) 44
3.2.3.2 Khu vực Công nghiệp – Xây dựng (Khu vực II) 53
3.2.3.3. Khu vực Dịch vụ (Khu vực III) 57
3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế 60
3.2.4.1. Chuyển dịch cơ cấu GTSX 60
3.2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động 61
7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi

3.2.5. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ 62
3.2.5.1. Chuyển dịch GTSX 62
3.2.5.2. Chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa
phương trong huyện 65
3.3. Đánh giá hiện trạng CDCCKT huyện Định Hóa thời kỳ 2004 – 2012 66
3.3.1. Những mặt đã đạt được 66
3.3.2. Những khó khăn và thách thức 67
Chương 4:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
4.1. Cơ sở để định hướng, quan điểm chỉ đạo và định hướng CDCCKT 71

4.1.1. Cơ sở để định hướng 71
4.1.1.1 Bối cảnh quốc tế: 71
4.1.1.2. Bối cảnh trong nước và chiến lược quốc gia phát triển KTXH 2011 -
2020 72
4.1.1.3. Bối cảnh trong tỉnh và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 72
4.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 76
4.1.2.1. Quan điểm phát triển: 76
4.1.2.2. Mục tiêu phát triển: 77
4.1.3 Định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu 87
4.1.3.1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 87
4.1.3.2. Công nghiệp, xây dựng 87
4.1.3.3. Dịch vụ 88
4.1.3.4. Các lĩnh vực xã hội 88
4.1.4 .Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng 91
4.1.4.1. Phát triển mạng lưới giao thông 91
4.1.4.2. Phát triển hệ thống thuỷ lợi 92
4.1.4.3. Nước sạch 93
4.1.4.4 Bưu chính viễn thông 93
8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii

4.1.4.5. Phát thanh truyền hình 94
4.1.4.6. Hệ thống điện 94
4.1.4.7. Khoa học công nghệ 94
4.1.5. Quốc phòng, an ninh 95
4.1.6. Định hướng phát triển theo lãnh thổ và đô thị hoá 96
4.1.6.1 Khu vực đô thị 96
4.1.6.2 Khu vực nông thôn 96
4.2. Những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Định Hóa,
Tỉnh Thái Nguyên 97

4.2.1 Giải pháp về vốn đầu tư 97
4.2.1.1 Giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư 97
4.2.1.2. Chương trình đầu tư công: 98
4.2.1.3. Đầu tư của các thành phần kinh tế khác 99
4.2.1.4. Huy động từ các tổ chức, tín dụng và liên doanh: 100
4.2.2 Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế 100
4.2.3 Giải pháp về thị trường 101
4.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ 102
4.2.5 Giải pháp về chính sách 102
4.2.5.1 Chính sách sử dụng đất đai 102
4.2.5.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển 102
4.2.6 Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận 105
2.Kiến nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATK : An toàn khu
KT – XH : Kinh tế - xã hội
CCKT : Cơ cấu kinh tế
CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CNH : Công nghiệp hóa
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX : Giá trị sản xuất

GTT : Giá trị thực tế
GCĐ : Giá cố định
KVI : Khu vực I (Nông, lâm và thủy sản)
KVII : Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng)
KVIII : Khu vực III (Dịch vụ)
CCLĐ : Cơ cấu lao động
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
HĐND : Hội Đồng nhân dân
TDMN : Trung du miền núi
USD : Đôla Mỹ
ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KHCN : Khoa học công nghệ






10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

1 Chỉ tiêu công nghiệp hóa dự kiến 21
3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá 31
3.2 Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2012 33
3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Định Hoá năm 2012 34

3.4 Đầu tư toàn xã hội từ 2005-2011 37
3.5 GDP, cơ cấu GDP và tăng trưởng GDP của huyện
Định Hóa thời kỳ 2004 – 2012 41
3.6 Lao động, CC lao động huyện Định Hóa thời kỳ 2004 – 2012 43
3.7 Giá trị sản xuất KVI của huyện Định Hóa thời kỳ 2004 – 2012 44
3.8 Giá trị sản xuất và cơ cấu Ngành nông nghiệp 45
3.9 Diện tích và cơ cấu các loại cây trồng huyện Định Hóa
giai đoạn 2004 – 2012 47
3.10 Tổng số đàn gia súc, gia cầm huyện Định Hóa
giai đoạn 2004-2012 49
3.11 Kết quả trồng, chăm sóc bảo vệ và khai thác rừng 51
3.12 Tình hình phát triển thủy sản 52
3.13 Lao động, cơ cấu lao động KVI của huyện Định Hóa
thời kỳ 2004 – 2012 53
3.14 Giá trị sản xuất KVII của huyện Định Hóa thời kỳ
2004 – 2012 54


11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
x

Bảng Nội dung Trang

3.15 GTSX và Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành
công nghiệp phân theo ngành kinh tế 55
3.16 Lao động, cơ cấu lao động KVII của huyện Định Hóa 56
3.17 Cơ cấu GTSX KVIII ở huyện Định Hóa thời kỳ 2004 – 2012 57
3.18 Lao động, cơ cấu lao động trong KVIII của huyện Định Hóa 59
3.19 GTSX phân theo các thành phần kinh tế của huyện Định Hóa 60
3.20 Lao động và cơ cấu lao động phân theo các thành phần kinh

tế của huyện Định Hóa 62
3.21 GTSX và tỉ trọng GTSX huyện Định Hóa phân theo lãnh thổ 64
3.22 Cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương
trong huyện Định Hóa thời kỳ 2004 – 2012 65
4.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng phương án 1 79
4.2 Nhu cầu vốn đầu tư theo phương án 1 80
4.3 Các chỉ tiêu tăng trưởng phương án 2 81
4.4 Nhu cầu vốn đầu thư theo phương án 2 82
4.5 Các chỉ tiêu tăng trưởng phương án 3 83
4.6 Nhu cầu vốn đầu tư theo phương án 3 85
4.7 Dự báo các nguồn vốn đảm bảo thực hiện quy hoạch 98
12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( CDCCKT) luôn là một nội dung chủ yếu
trong đường lối đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Hơn
25 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế (CCKT) cả nước và ở từng địa phương đã
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH). Tuy
nhiên, cho đến nay, những yếu kém cơ bản về CCKT ở nước ta vẫn chưa
được khắc phục. Nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào các ngành có lợi thế về tài
nguyên và lao động chi phí thấp. Tỷ trọng các loại dịch vụ có giá trị gia tăng
cao như tài chính tín dụng, giáo dục, y tế, bảo hiểm còn nhỏ, tỷ trọng công
nghiệp chế biên trong GDP 15 năm qua tăng không đáng kể; trong khi tỷ
trọng nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng cũng giảm chưa nhiều. Cơ cấu
kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ còn nhiều bất cập. Trên thực tế, chính
quyền cấp tỉnh, cấp huyện hầu như chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế địa
phương mình và theo đuổi các mô hình phát triển, cơ cấu kinh tế tương tự

nhau; ít chú trọng đến việc xây dựng một cơ cấu kinh tế dựa trên các lợi thế
tương đối và lợi thế cạnh tranh của địa phương mình trên cơ sở định hướng
phát triển vùng liên quan. Điều này dẫn đến tình trạng các địa phương cạnh
tranh nhau trong huy động nguồn lực cho CDCCKT, làm cho việc sử dụng
các nguồn lực này ở từng địa phương kém hiệu quả, trong đó có huyện Định
Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
Xuất phát từ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng CCKT ở
huyên Định Hoá tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, tác giả lựa chọn đề
tài “Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa,
Tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế,
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện
13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nhanh và phù hợp với công cuộc CNH - HĐH
của đất nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát về những vấn đề lý luận có liên quan đến cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm rõ các khái niệm, các nhân tố tác động và các
chỉ tiêu đánh giá cơ bản.
- Đánh giá các nguồn lực tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện
Định Hóa, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Định
Hóa trong giai đoạn 2004 – 2012 và đánh giá những thành tựu đã đạt được và
những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.
- Nêu ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Định Hóa theo hướng CNH-HĐH.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề kinh tế trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Đinh Hoá
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Cơ cấu kinh tế là những vấn đề rất rộng. Luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu chỉ giới hạn ở những nội dung sau:
- Phân tích những ảnh hưởng của các nguồn lực tới sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành gồm: Cơ cấu
GDP, cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
gồm: Cơ cấu GTSX, cơ cấu lao động của từng thành phần kinh tế.
- Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ gồm: Cơ cấu giá
trị sản xuất của các địa phương phân theo khu vực kinh tế và tỉ trọng so
với toàn huyện.
14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

- Nêu ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy
CDCCKT của huyện theo hướng CNH - HĐH.
Không gian và thời gian: Nghiên cứu ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2004 đến năm 2012.
4. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Đề tài “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Định Hóa, Tỉnh
Thái nguyên” ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung bao gồm 4
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Hóa
thời kỳ 2004 – 2012.
Chương 4: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định
Hóa, Tỉnh Thái nguyên đến năm 2020.














15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Cơ cấu kinh tế
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu, cơ cấu kinh tế
1.1.1.1. Cơ cấu
“Cơ cấu” là cách tổ chức các thành phần, nhằm thực hiện một chức năng của

chỉnh thể nào đó.[16, tr.223]
“Cơ cấu” là một phạm trù của triết học, nó thể hiện cấu trúc bên trong cũng
như tỉ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành một hệ thống và là thuộc
tính của một hệ thống nhất định. Nền kinh tế của một quốc gia được xem xét
như một hệ thống với nhiều bộ phận hợp thành. Các bộ phận này, có mối
quan hệ mật thiết với nhau theo một trật tự nào đó trong một giai đoạn lịch sử
cụ thể. Nói một cách đơn giản có thể xem đó là một bộ khung của khái niệm
cơ cấu kinh tế.[8, tr.201].
Cơ cấu là những bộ phận cấu thành một hệ thống và là thuộc tính của
hệ thống đó, trong đó có các bộ phận cấu thành nên hệ thống này chiếm một tỉ
trọng nhất định và có mối quan hệ với nhau giữa các bộ phận trong hệ thống.
1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế (CCKT) của xã hội Theo C.Mác là toàn bộ những quan
hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản
xuất vật chất. Mác đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến
cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về
chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội.
“Cơ cấu kinh tế” là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ
trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp
thành. [17, tr.16]


16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5

1.1.2. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là vấn đề có nội dung rộng, biểu hiện mối quan hệ giữa
sản xuất và lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Mối quan hệ đó không chỉ là
mối quan hệ riêng lẻ của từng bộ phận cấu thành nên nền kinh tế (bao gồm

các lĩnh vực kinh tế, các khâu tổ chức sản xuất và phân phối trao đổi tiêu
dùng), các khu vực kinh tế (nông thôn, thành thị) và các thành phần kinh tế
(Nhà nước, hộ gia đình, tập thể, vốn đầu tư nước ngoài). Hiểu một cách đầy
đủ, CCKT là tổng thể một hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố quan hệ chặt
chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù
hợp với mục tiêu đã xác định của nền kinh tế. CCKT là một hệ thống ràng
buộc, có các đặc trưng chủ yếu là mang tính khách quan và tính lịch sử. Đồng
thời, cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, gắn với sự biến đổi phát triển
không ngừng của các yếu tố và các bộ phận cấu thành. Muốn phát huy tác
dụng của CCKT, CCKT phải trải qua một quá trình, một thời gian nhất định.
Thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại CCKT. Vì
vậy, các loại cơ cấu thường không tồn tại một cách cố định bất biến mà có sự
thay đổi, chuyển dịch, phù hợp với biến động của điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Như vậy, CCKT không những quy định về số lượng và tỉ lệ, giữa các
yếu tố và bộ phận cấu thành biểu hiện về lượng (là sự tăng trưởng của hệ
thống), mà còn thể hiện những mối quan hệ cơ cấu giữa các yếu tố biểu hiện
về chất (là sự phát triển của hệ thống). Mối quan hệ giữa lượng và chất trong
cơ cấu của nền kinh tế thực chất là biểu hiện về tăng trưởng và phát triển của
nền kinh tế đó. Một nền kinh tế chỉ có thể ổn định và tăng trưởng bền vững
khi có cơ cấu cân đối và hợp lý. Do đó nghiên cứu CCKT là nhằm nhận biết
cấu trúc của nền kinh tế và phát hiện xu hướng vận động của nền kinh tế theo
từng thời kỳ để có những tác động cần thiết, thúc đẩy các xu hướng tích cực
hay hạn chế những tiêu cực để đạt những mục tiêu đã định trước. Khi nghiên
cứu CCKT, nó mang một ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn phát triển kinh tế
17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia nói chung, từng

vùng và từng địa phương nói riêng. Ở nước ta, Nghị Quyết đại hội Đảng lần
thứ VI đã chỉ rõ: Nền kinh tế quốc dân có một cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu
kinh tế mà trong đó các ngành, các vùng, các thành phần, các hoạt động sản
xuất phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định.
1.1.3. Phân loại cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế bao gồm những bộ phận cấu thành như: Cơ cấu ngành,
cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.
1.1.3.1. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành là quan hệ gắn bó với nhau theo những tỉ lệ nhất định
giữa các ngành sản xuất, trong nội bộ nền kinh tế quốc dân cũng như giữa các
ngành nghề và các doanh nghiệp trong các ngành. [17, tr. 18] .
Cơ cấu ngành là bộ phận then chốt trong CCKT, vì cơ cấu ngành quyết định
trạng thái chung và tỉ lệ đầu vào, đầu ra của nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay về cơ bản, hệ thống phân ngành kinh tế được sử dụng trên thế
giới là hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts – SNA). Nó
được áp dụng đối với nền kinh tế thị trường. Trước đây còn có hệ thống sản
xuất vật chất (Material Production System – MPS), hệ thống này được áp
dụng với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế thị trường được phân làm
3 nhóm ngành (Khu vực) là:
- Khu vực I (KVI) gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (đối với nhiều
nước khác là các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên).
- Khu vực II (KVII) gồm công nghiệp và xây dựng (đối với nhiều nước khác
là các ngành chế biến).
- Khu vực III (KVIII) là ngành dịch vụ
Trong ba khu vực này bao gồm 21 ngành cấp 1. Các ngành cấp 1 lại được
chia nhỏ thành các ngành cấp 2. Trong khi các ngành cấp 2 lại được chia nhỏ
18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7

thành các ngành sản phẩm. Có nhiều mức phân ngành khác nhau, tùy theo
mức tập trung lại hay chi tiết hóa đến mức nào mà có thể chúng được tập hợp
các ngành tương ứng. Đối với nước ta, theo Quyết định số 10/2007/QĐ- TTg
ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế
của Việt Nam, nền kinh tế nước ta được chia thành 21 ngành cấp 1; 88 ngành
kinh tế cấp 2; 242 ngành kinh tế cấp 3; 437 ngành kinh tế cấp 4; 642 ngành
kinh tế cấp 5.
Quan điểm của nước ta hiện nay, các ngành cấu thành nên khu vực I,
khu vực II, khu vực III như sau:
- KVI gồm có nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó nông nghiệp
bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; còn lâm nghiệp có
trồng, chăm sóc rừng và khai thác lâm sản; Thủy sản có đánh bắt và nuôi
trồng thủy hải sản.
- KVII gồm công nghiệp và xây dựng. Trong đó công nghiệp lại phân làm
nhiều ngành thuộc 3 nhóm: Công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến;
công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
- KVIII là tập hợp của nhiều ngành liên quan đến dịch vụ với chung một đặc
điểm là các sản phẩm được tạo ra không tồn tại dưới dạng hình thái vật thể
bao gồm khách sạn và nhà hàng; vận tải kho bãi và thông tin liên lạc; tài
chính tín dụng; hoạt động khoa học và công nghệ; các hoạt động liên quan tới
kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động
cứu trợ xã hội; hoạt động văn hóa, Đảng, Đoàn thể, thể thao; Đối với nền kinh
tế quốc dân, CDCCKT theo hướng CNH - HĐH là sự chuyển dịch các ngành
kinh tế thuộc khu vực I, II, III theo chiều hướng tăng dần tỉ trọng các ngành
thuộc KVII và KVIII, giảm dần tỉ trọng của các ngành thuộc KVI.
1.1.3.2. Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế gắn liền với các loại hình sở hữu nhất định
về tư liệu sản xuất. Tùy theo phương thức sản xuất mà có các thành phần kinh

19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

tế chiếm địa vị chi phối hay chủ đạo và các thành phần kinh tế khác cùng tồn
tại.[17, tr.24]
Nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
gồm kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân và cá thể) và
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế được xác định với
vai trò khác nhau trong đó lấy kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể làm nền
tảng và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là động lực thúc đẩy sự phát
triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Thành phần kinh tế này bao trùm các
ngành kinh tế then chốt gắn liền với việc quản lý tài nguyên của đất nước, với
an ninh quốc phòng và với các lĩnh vực quan trọng khác.
Kinh tế tập thể có ý nghĩa quan trọng với nhiều hình thức tổ chức trên
cơ sở tham gia tự nguyện, bình đẳng dân chủ, cùng có lợi giữa các thành viên
tham gia.
Kinh tế cá thể với tiềm năng to lớn có vai trò quan trọng lâu dài đối với
việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Kinh tế tư bản tư nhân, đang có những đóng góp nhất định cho nền
kinh tế với tiềm lực về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ, quản lý, thị trường và
giải quyết tốt vấn đề gay gắt của xã hội hiện nay là vấn đề lao động việc làm.
Kinh tế tư bản nhà nước có khả năng to lớn với hình thức liên doanh
giữa nhà nước với tư bản trong nước và ngoài nước.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh trong những năm
gần đây hướng vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao.
1.1.3.3. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ (vùng kinh tế) phản ánh sự phân công lao
động xã hội về mặt không gian địa lý. Thực chất của việc phân chia này là để

làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển, thực
thi chính sách để phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm khai thác đạt
hiệu quả cao trên từng vùng và trên toàn vẹn lãnh thổ.
20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

Cơ cấu lãnh thổ là tương quan tỉ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc
gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác. Trong một quốc gia có nhiều
vùng lãnh thổ, các vùng này phải được bố trí, quan hệ với nhau theo một tỉ lệ
nào đó để tạo điều kiện phát triển kinh tế cho từng vùng nói riêng và của cả
nước nói chung.
CCKT theo lãnh thổ là một chỉnh thể liên kết các ngành sản xuất trong
một vùng theo một cấu trúc hợp lý, nhờ đó mà có thể tạo ra khả năng tăng
trưởng kinh tế trong quá trình vận hành CCKT.
Tóm lại, CCKT theo ngành, theo thành phần và theo lãnh thổ là sự biểu
hiện về bản chất của những khía cạnh khác nhau của một nền kinh tế. Giữa
chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cơ cấu theo ngành
giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển, cơ cấu kinh tế theo
thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng trong thực hiện cơ cấu ngành, còn
cơ cấu theo lãnh thổ là cơ sở cho các ngành, các thành phần kinh tế phân phối
hợp lý các nguồn lực. Qua đó sẽ tạo sự phát triển đồng bộ, cân đối và đạt hiệu
quả cao giữa các ngành, các thành phần kinh tế trong một nền kinh tế.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế
Trong việc hình thành CCKT, có rất nhiều sự tác động của các yếu tố
kể cả các nhân tố tự nhiên hay kinh tế xã hội. Nhưng nhìn một cách cơ bản có
thể chia thành hai nhóm nhân tố quan trọng:
1.1.4.1. Nhóm nhân tố tác động từ bên trong
- Nguồn lực phát triển kinh tế trong nước: Trong đó có vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên, nguồn lao động là những tiền đề rất quan trọng để hình thành

nên một cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, các nguồn lực này khi có sự tác động của
các nhân tố khác mới phát huy được vai trò quan trọng của mình.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là động lực
phát triển của xã hội. Nhu cầu xã hội là vô tận và mỗi ngày một cao. Muốn
đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người. Con người có khả
21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10

năng sử dụng tư liệu sản xuất để tác động vào đối tượng lao động, tạo ra sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội. Sự phát triển của lực
lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi công nghệ, thiết bị,
hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao động giản đơn thành lao động
phức tạp, từ ngành này sang ngành khác. Quá trình đó diễn ra một cách khách
quan và từng bước tạo ra sự cân đối hợp lý hơn và có khả năng khai thác
nguồn lực trong nước và nước ngoài. Lực lượng sản xuất phát triển không
ngừng, nên CCKT luôn luôn thay đổi. Như vậy, có thể nói rằng sự phát triển
của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế
- Thị trường và nhu cầu của xã hội: là một trong những nhân tố quan trọng đối
với việc hình thành CCKT. Thị trường và nhu cầu xã hội là người đặt hàng
cho tất cả các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu
như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên sẽ không có bất kì một quá trình sản
xuất nào. Như vậy, không có thị trường thì không có kinh tế hàng hóa.
Thị trường và nhu cầu xã hội còn quy định chất lượng sản phẩm và
dịch vụ. Nó tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các cơ sở
kinh tế; đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội; đến vị trí, tỉ
trọng các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.
- Đường lối, chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước mỗi quốc gia trong
từng giai đoạn cụ thể: là một nhân tố có vai trò quan trọng trong việc định

hướng chiến lược và hình thành CCKT Nhà nước, tuy không trực tiếp sắp
đặt các ngành nghề, quy định tỉ lệ của CCKT, nhưng vẫn có sự tác động gián
tiếp bằng cách định hướng phát triển nhằm để thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu
cầu xã hội. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là định hướng chung
cho mọi thành phần, mọi nhà doanh nghiệp trong cả nước và phấn đấu thực
hiện dưới sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy
định, thể chế, chính sách của nhà nước. Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp
dẫn dắt các ngành, các lĩnh vực và thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo tính
cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.
22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

1.1.4.2. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài
- Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa: Xu thế này đã tạo nên một sự đan xen
giữa hợp tác sản xuất và cạnh tranh trong quá trình sản xuất trao đổi hàng hóa
dịch vụ. Điều này tất yếu sẽ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành cơ cấu kinh
tế của một quốc gia.
- Xu thế chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới: Xu thế này ảnh hưởng đến
sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xét đến cùng, chính trị là biểu
hiện tập trung của kinh tế. Sự biến động về chính trị, xã hội của một nước hay
một số nước, nhất là các nước lớn, sẽ tác động mạnh đến các hoạt động ngoại
thương, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ…của các nước khác trên
thế giới và khu vực. Do đó, thị trường và nguồn lực nước ngoài thay đổi, buộc
các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đảm bảo cho nền kinh tế nước mình ổn định và phát triển. Sự bất ổn về mặt
chính trị của khu vực và của thế giới ảnh hưởng rất nhiều tới việc hình thành
cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Chính trị là sự biểu hiện bộ mặt của nền
kinh tế. Vì vậy, chính trị bất ổn sẽ dẫn đến những thay đổi trong nền kinh tế.
- Các tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ: Nhất là sự bùng nổ của

công nghệ thông tin. Điều này có ảnh hưởng nhất định, góp phần thúc đẩy cơ
cấu kinh tế hình thành và phát triển.
1.1.5. Một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá cơ cấu kinh tế
Trong nghiên cứu hay đánh giá cơ cấu nền kinh tế quốc dân, rất cần có
chỉ tiêu để đánh giá. Về chỉ tiêu để đánh giá cơ cấu kinh tế, có rất nhiều chỉ
tiêu khác nhau. Tuy nhiên, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau để xem xét
cơ cấu kinh tế: Chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu lao động, chỉ tiêu giá trị sản xuất và chỉ
tiêu về trang bị kỹ thuật.
Tuy nhiên, đối với các quốc gia mới chuyển sang cơ chế thị trường như
nước ta, lực lượng sản xuất còn thấp kém và năng suất lao động chưa cao, với
chính sách kinh tế mở, đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, cần xem
23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

xét thêm cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu tỉ trọng giá trị tổng sản lượng trong nội bộ
từng ngành.
Trong số các chỉ tiêu trên, đáng chú ý hơn cả là tỉ lệ người lao động giữa các
ngành, các khu vực kinh tế. Nhất là tỉ lệ người lao động trong nông nghiệp so
với các ngành nghề khác và cơ cấu các khu vực, các ngành kinh tế quan trọng,
các thành phần và vùng kinh tế trong GDP. Các số liệu thống kê kinh tế thế
giới đều cho thấy rằng các chỉ tiêu trên là rất khác nhau giữa các nhóm nước.
Ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, số người lao động trong KVI
là rất thấp, tỉ lệ KVI trong cơ cấu GDP là không đáng kể, KVII và KVIII luôn
chiếm tỉ trọng cao và có vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP. Trái lại, những
nước đang phát triển có nền kinh tế lạc hậu thì tỉ lệ lao động trong KVI khá
cao, KVII và KVIII là thấp. Tuy nhiên KVII đang dần dần chiếm vị trí quan
trọng trong CCKT.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.1. Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) là sự thay đổi CCKT từ trạng
thái kinh tế này sang trạng thái kinh tế khác cho phù hợp với môi trường phát
triển. Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện (ngành,
lãnh thổ và thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế
vào các chiến lược kinh tế - xã hội đã được đề ra cho từng thời kỳ cụ thể. [8,
tr.209]
CDCCKT ở nước ta thực chất là quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ
lạc hậu mang tính chất tự cấp, tự túc bước vào chuyên môn hóa hợp lý, trang
bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao và
nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế [9, tr. 535]. Quá trình chuyển dịch
này không chỉ diễn ra giữa các ngành của nền kinh tế mà bắt đầu từ nội bộ
của các ngành theo xu hướng nhất định.
CDCCKT có ý nghĩa rất đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. CDCCKT cũng góp phần làm cho nền kinh tế phát triển với
24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

tốc độ nhanh và vững chắc, mặt khác cũng làm cho nền kinh tế có khả năng
hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Theo tác giả CDCCKT là sự
thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân.
Các bộ phận này gồm: cơ cấu ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế nhằm
nâng cao hiệu quả của sản xuất xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh
tế để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn
thời kỳ cụ thể.
1.2.2. Tính tất yếu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế có sự phân công lao động, có các ngành, các lĩnh vực, các
bộ phận kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình
thành một cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận. Tỉ lệ đó

được thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan
của nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. CCKT là biểu hiện tóm
tắt, cô động nội dung chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn
phát triển nhất định. Nhưng không vì thế mà áp đặt chủ quan, tự đặt cho các
ngành những tỉ lệ và vị trí trái ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã
hội. Mọi sự áp đặt chủ quan, nóng vội nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế theo ý
muốn, thường dẫn đến hệ lụy không nhỏ, bởi sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai
lầm chiến lược, khó khắc phục, hậu quả lâu dài.
Bản thân mỗi một CCKT đều mang tính lịch sử xã hội nhất định,
nền kinh tế chỉ phát triển khi những bộ phận của quá trình tái sản xuất xã
hội xác lập được mối quan hệ cân đối. Sự tăng giảm tỉ trọng của các
ngành kinh tế, thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh
tế là tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, điều
chỉnh tỉ lệ trong CCKT tức là đưa nền kinh tế đến trạng thái phát triển tối
ưu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất thông qua tác động có ý thức của con
người đối với các quy luật khách quan.
Như vậy, CCKT là một hệ thống động, luôn ở trong trạng thái vận động và
biến đổi không ngừng theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ
25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×