Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 95 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ HƢƠNG






HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƢỜNG








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ









THÁI NGUYÊN, 2013




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THỊ HƢƠNG





HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƢỜNG



Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng



THÁI NGUYÊN, 2013




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích
dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Hương



Xác nhận
của trƣởng khoa chuyên môn
Xác nhận
của Người hướng dẫn khoa học





PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Thị Hồng đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt
thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên,
Khoa sau Đại học là cơ sở đào tạo Thạc Sĩ. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của
Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các Thầy, Cô giáo trong khoa của trường Đại Học
Sư Phạm Thái Nguyên, Đại Học Sư Phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm đến Sở tài nguyên môi trường, Sở Công Thương Thái
Nguyên, Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện
Đại Từ, Công ty khái thác chế biến khoáng sản Núi Pháo và các cơ quan, cá
nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ bộ môn, các đồng nghiệp
nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động
viên, ủng hộ, giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Hương





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2
5. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2
6. Lịch sử nghiên cứu 5
7. Cấu trúc của luận văn 7
8. Đóng góp chính của luận văn 7
NỘI DUNG 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 8
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến khoáng sản 8
1.1.2. Phân loại khoáng sản 9
1.1.3 Vai trò của khoáng sản đối với phát triển kinh tế xã hội 9
1.1.4. Đặc điểm công nghiệp khai thác khoáng sản 10
1.2. Cơ sở thực tiễn 14
1.2.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam 14
1.2.2. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên 18
Tiểu kết chương 1 23


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
NÚI PHÁO 24
2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu 24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 24
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 28
2.2. Đặc điểm khoáng sản Núi Pháo 29
2.2.1. Khoáng sản năng lượng 31
2.2.2. Khoáng sản kim loại 31
2.3. Hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản của Núi Pháo 32
2.3.1. Quy mô khai thác 32
2.3.2. Quy trình khai thác và chế biến 33
2.3.3. Sản lượng khai thác 39
Tiểu kết chương 2 42
Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG
SẢN NÚI PHÁO ĐẾN MÔI TRƢỜNG 43
3.1. Nhân tố tác động đến môi trường. 43
3.2. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo đến môi
trường 45
3.2.1. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội 45
3.2.2. Tác động đến môi trường tự nhiên 48
3.3. Một số giải pháp bảo vệ môi trường 66
3.3.1. Giải pháp quản lý 66
3.3.2. Giải pháp môi trường 68
3.3.3. Giải pháp đầu tư 73
Tiểu kết chương 3 74
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Núi Pháo
:
Công ty khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo
QCNV
:
Quy chuẩn Việt Nam
QCVN 08:2008
:
Quy chuẩn Việt Nam đối với môi trường nước mặt
QCVN 09:2008
:
Quy chuẩn Việt Nam đối với môi trường nước ngầm
TSS
:
Tổng chất rắn lơ lửng





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Sản lượng dự kiến sản xuất các loại tinh quặng của công ty
khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 39
Bảng 3.1: Kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại Núi Pháo năm 2012 51
Bảng 3.2 : Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại M1 và M4 54
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm tại Núi Pháo, năm 2012 55
Bảng 3.4 : Ước tính lượng ô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu và nổ mìn
trong các hoạt động khai thác mỏ tuyển của Núi Pháo 58
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực Núi Pháo,
năm 2012 59
Bảng 3.6: Ước tính lượng bụi sinh ra do các hoạt động khai thác, tuyển
hàng năm của khu vực Núi Pháo 60
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực Núi Pháo
Đơn vị: mg/m
3
61
Bảng 3.8: Tóm tắt kết quả As trong đất trên các khu vực của Núi Pháo,
năm 2012 64




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Lược đồ vị trí khu vực khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 24

Hình 2.2: Bản đồ khoáng sản huyện Đại Từ 30
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 34
Hình 2.4: Biểu đồ sản lượng dự kiến sản xuất các loại tinh quặng của
công ty khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 40
Hình 3.1: Sơ đồ các nhân tố gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá
trình khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 44
Hình 3.2: Sơ đồ vị trí quan trắc nước mặt, nước ngầm, không khí của khu
vực Núi Pháo, năm 2012 50




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, nằm
trong phạm vi tiếp xúc giữa hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và
Địa Trung Hải. Tại vị trí kiến tạo đặc biệt này tỉnh Thái Nguyên nói riêng và
các tỉnh thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nói chung có tài nguyên
khoáng sản khá đa dạng, một số mỏ có trữ lượng và giá trị kinh tế lớn. Hiện
nay với sự phát triển khoa học và công nghệ, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu
phục vụ cho quá trình sản xuất ngày càng tăng, do đó bất cứ một quốc gia hay
một đơn vị lãnh thổ nào cũng luôn dựa vào nguồn lực sẵn có của tài nguyên
đặc biệt là tài nguyên khoáng sản để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Việc thăm dò và khai thác khoáng sản đã và đang tạo ra nguồn nguyên
liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp, vì thế ngành công nghiệp khai

khoáng được coi là tiền đề là cơ sở cho các ngành công nghiệp khác, góp
phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia cũng như mỗi địa phương.
Trên địa bàn Thái Nguyên hiện nay hoạt động khai thác khoáng sản
đang diễn ra sôi động, đặc biệt là khu vực Núi Pháo, thuộc huyện Đại Từ, tại
đây có nhiều loại khoáng sản có giá trị cao. Khai thác khoáng sản tại mỏ đa
kim Núi Pháo là một dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia, khi dự án đi vào hoạt
động sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên hoạt động dự án sẽ có
những tác động đến việc phát triển kinh tế xã hội và môi trường địa phương.
Chính vì vậy sự lựa chọn đề tài “Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo
huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường.” có ý
nghĩa lớn trong vấn đề khai thác, sử dựng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

2. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận thực tiễn của hiện trạng khai thác và sự
tác động của hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo đến sự phát triển
kinh tế xã hội và môi trường của địa phương. Trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động khai thác
khoáng sản Núi Pháo.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, xử lý phân tích số liệu nhằm đưa ra được thực trạng của
hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo.
- Phân tích mối quan hệ giữa hiện trạng khai thác và những biến đổi

môi trường trên cơ sở đó xác định những tác động của việc khai thác đến sự
phát triển kinh tế xã hội và môi trường của địa phương.
- Dựa trên cơ sở những tác động tiêu cực do hoạt động khai thác
khoáng sản, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Hoạt động khai thác khoáng sản của Núi Pháo.
+ Tác động của hoạt động khai thác đến môi trường: Môi trường kinh
tế xã hội và môi trường tự nhiên.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu những tác động của
hoạt động khai thác khoáng sản tại Núi Pháo đến sự phát triển kinh tế xã hội
và môi trường địa phương từ khi bắt đầu triển khai cho đến nay.
5. Quan điểm nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lãnh thổ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Quan điểm lãnh thổ hay còn gọi là quan điểm vùng, đây được coi là
quan điểm đặc thù của địa lí. Bất kỳ một đối tượng địa lí nào cũng gắn với
một không gian lãnh thổ nhất định, có sự phụ thuộc lẫn nhau trong lãnh thổ
đó, nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ với các khu vực lãnh thổ xung
quanh trên phương diện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Đề tài vận dụng
quan điểm lãnh thổ để xác định phạm vi ảnh hưởng của hoạt động khai thác
khoáng sản Núi Pháo tới khu vực xung quanh.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm cơ bản của địa lí học. Quan điểm này xem tự nhiên là
một thể thống nhất và hoàn chỉnh trong đó các thành phần và yếu tố có mối

quan hệ hữu cơ với nhau. Vì thế khi xem xét hoạt động khai thác khoáng sản
khu vực Núi Pháo đề tài đã nghiên cứu tổng hợp các hoạt động tới tất cả các
thành phần môi trường kinh tế xã hội và tự nhiên trong khu vực.
5.1.3. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này luôn được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa lí.
Theo quan điểm này, mọi đối tượng nghiên cứu đều được coi là một hệ thống,
mỗi hệ thống này bao gồm nhiều phân hệ cấu tạo nên, các phân hệ đều có
quan hệ mật thiết với nhau, hệ thống nhỏ nằm trong hệ thống lớn và hệ thống
lớn nằm trong hệ thống lớn hơn. Chỉ cần sự thay đổi nhỏ của một bộ phận sẽ
dẫn tới sự thay đổi hoạt động chung của toàn bộ hệ thống.
5.1.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Trong lịch sử phát triển của một khu vực mọi hiện tượng và quá trình
luôn trong trạng thái vận động và không ngừng biến đổi về cả lượng lẫn chất.
Do đó khi nghiên cứu chúng ta không chỉ xét các sự vật hiện tượng trong một
thời gian nhất định hay trong một thời điểm nhất định mà phải thấy được quá
trình phát triển và biến đổi của nó từ quá khứ đến hiện tại và dự đoán trong


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
tương lai. Đề tài vận dụng quan điểm này trong quá trình nghiên cứu bắt đầu
xem xét từ khi tiến hành chuẩn bị cho dự án cho đến khi khai thác.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã thu thập các thông tin, số liệu từ
nhiều nguồn tư liệu khác nhau liên quan đến đề tài.Vì vậy cần có sự chọn lọc
thông tin thống kê các số liệu quan trắc, tổng hợp các tài liệu một cách có hệ
thống để sử dụng thuận tiện.
5.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phân tích tổng hợp là phương pháp thường thấy trong nghiên cứu các
vấn đề địa lý để tìm ra sự giống, khác nhau và mối liên hệ giữa các đối tượng.
Việc phân tích các tài kiệu khác nhau và phân loại theo từng chủ đề, từng bộ
phận để chọn lọc những thông tin cần thiết, quan trọng thích hợp với đề tài.
Tổng hợp là phương pháp quy kết được các tài liệu đa thành phần thành hệ
thống lôgic và hướng vào chủ đề chính, cho ta cách nhìn toàn diện, khái
quát hơn.
5.2.3. Phương pháp bản đồ
Trong đề tài phương pháp bản đồ được dùng để thể hiện vị trí phạm vi
lãnh thổ không gian của đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra phương pháp bản đồ
cũng được dùng để xây dựng bản đồ, mà trực tiếp ở đây là bản đồ hành chính
huyện Đại Từ, bản đồ khoáng sản huyện Đại Từ, sơ đồ vị trí quan trắc nước
mặt, nước ngầm.
5.2.4. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu địa lý, quá trình điều
tra khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu.
Tuy còn có những khó khăn và hạn chế nhưng đây là phương pháp cần thiết
để đối chứng, so sánh thực tế với kết quả nghiên cứu trong phòng . Vì vậy để


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
thực hiện khóa luận, việc khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu được tiến
hành ba đợt nhằm thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5.2.5. Phương pháp toán học
Phương pháp toán học là phương pháp mang tính định lượng cao do
vậy nó có ý nghĩa làm cho vấn đề nghiên cứu có sự chính xác hóa và thể hiện
mối quan hệ của các đối tượng nghiên cứu. Vì vậy với việc sử dụng phương
pháp toán học, kết quả nghiên cứu có tính chính xác. Trong đề tài tôi đã sử

dụng phương pháp toán học để tính kết quả trung bình của các mẫu đo.
6. Lịch sử nghiên cứu
Khu vực Núi Pháo có cấu trúc địa chất phức tạp, thuận lợi cho việc
thành tạo nhiều khoáng sản khác nhau nên khu vực này từ trước đến nay đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Trước năm 1954, các công trình nghiên cứu được tiến hành bởi các
nhà địa chất Pháp. Các công trình nghiên cứu này đều mang tính chất khái
lược chỉ tập trung chủ yếu vào cấu trúc địa chất, với mục đích chính là nhằm
phát hiện và khai thác nhanh chóng tài nguyên khoáng sản.
Trên phạm vi cả nước các nhà địa chất Pháp đã thành lập được một số
bản đồ địa chất, phát hiện được nhiều tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên với
một diện tích nhỏ hẹp khu vực Núi Pháo chưa được quan tâm nghiên cứu.
Giai đoạn 1919 - 1925, Bourret R. và Patte E. thành lập tờ bản đồ địa chất
Đông Bắc Bắc Bộ tỷ lệ 1:500.000, trong đó xếp các đá biến chất trong vùng
này vào đới "Hạ lưu sông Gâm". Đồng thời các tác giả này cũng mô tả một số
đá magma ở Bắc Bộ và xếp đá magma ở khu Tam Đảo có tuổi Triat muộn.
Năm 1934, Lacroix A. đã xác định lại tên một số đá magma và đã đề cập tới
phức hệ xâm nhập gabro Núi Chúa.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Năm 1952, Fromaget J. và Saurin E. đã khoanh định được vị trí không
gian của các thể địa chất và cho rằng các thành tạo phun trào Tam Đảo có
tuổi Triat giữa.
Sau năm 1954, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, các nhà địa chất
Việt Nam cùng các chuyên gia Liên Xô đã có nhiều công trình nghiên cứu
trên phạm vi Miền Bắc. Các công trình này tập trung chủ yếu vào các khía

cạnh là nghiên cứu cấu trúc địa chất, thành lập bản đồ địa chất và tìm kiếm
thăm dò khoáng sản.
Trên phạm vi toàn Miền Bắc, có các công trình của Kitovani S.K.
(1953 - 1961) và Dovjicov A.E. (1965). Đây là các công trình nghiên cứu rất
có giá trị, nó định hướng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. Trong công
trình của mình, Kitovani S.K. đã coi Tam Đảo và vùng phụ cận, trong đó lưu
vực sông Công như một bộ phận cấu thành tận cùng của rìa nền Hoa Nam,
còn Dovjicov A.E. trong công trình thành lập bản đồ địa chất Miền Bắc Việt
Nam đã coi khu vực này là một nút kiến tạo với sự gặp gỡ của các đới Sông
Lô, Sông Hiến và An Châu.
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, thời kỳ này có một số bản đồ
khoáng sản của huyện Đại Từ được xây dựng thể hiện khu phân bố và trữ
lượng khai thác như bản đồ về trữ lượng và phân bố thiếc ở Phục Linh, than
ở Văn Lãng, Phú Lương, than Làng Cẩm. Quan trọng nhất là tờ bản đồ địa
chất Tuyên Quang 1:200.000 đã xác lập được phức hệ granit Núi Điệng tuổi
Triat muộn, cũng trong công trình này các tác giả đã phát hiện nhiều điểm
quặng gốc, các vành phân tán kim lượng, các vành trọng sa. Đó là các dấu
hiệu và tiền đề có giá trị cho công tác nghiên cứu tiếp theo như: thăm dò mỏ
thiếc Phục Linh - Đại Từ; thành lập sơ đồ sinh khoáng thiếc Tuyên Quang
(1:200.000) trong đó đề cập tới các loại hình thiếc gốc và thiếc sa khoáng
khu vực nghiên cứu; đánh giá điều kiện thành tạo và triển vọng thiếc Tam
Đảo. Đặc biệt liên quan đến Núi Pháo có một số công trình nghiên cứu về trữ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
lượng và vị trí khoáng sản Núi Pháo như: thăm dò thiếc, vonfram-đa kim
Núi Pháo.
Như vậy có thể thấy rằng khu vực nghiên cứu tiềm ẩn nhiều khoáng

sản, do đó khu vực này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Song, các công trình khoa học ở đây chỉ tập trung vào một số khía cạnh như
nghiên cứu cấu trúc, thành lập bản đồ địa chất và tìm kiếm - thăm dò khoáng
sản. Việc nghiên cứu hoạt động khai thác khoáng sản và tác động của chúng
tới lĩnh vực môi trường vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là
vấn đề tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường khu vực
Núi Pháo.
7. Cấu trúc của luận văn
Gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó phần nội dung gồm các phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Hiện trạng khai thác khoáng sản của Núi Pháo.
Chương 3: Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tại Núi Pháo
đến phát triển đến kinh tế xã hội và môi trường.
8. Đóng góp chính của luận văn
- Luận văn đã làm sang tỏ hiện trạng khai thác khoáng sản của khu vực
Núi Pháo.
- Trên cơ sở phân tích hiện trạng: quy trình, công nghệ khai thác, phân
tích những ảnh hưởng tác động môi trường gây ra trong quy trình khai thác
khoáng sản Núi Pháo.
- Đề xuất một số giải pháp trong đó tập trung giải pháp quản lí, giải
pháp môi trường, giải pháp đầu tư.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN


1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến khoáng sản
1.1.1.1. Khái niệm về khoáng sản
Có nhiều khái niệm về khoáng sản đã được định nghĩa dưới nhiều góc độ
khác nhau như dưới góc độ địa chất học, pháp luật, tài nguyên môi trường…
+ Trong địa chất học, khoáng sản được định nghĩa là các đá hoặc tập
hợp khoáng vật tự nhiên trong vỏ trái đất, tạo thành do các quá trình địa chất
xác định, có thể sử dụng trực tiếp hoặc từ đó lấy ra những kim loại hợp chất
khoáng vật dùng trong nền kinh tế quốc dân.
+ Dưới góc độ pháp luật, khoáng sản được hiểu bao gồm các tài nguyên
trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật,
khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể
khai thác. Khoáng chất, khoáng vật ở những bãi thải của mỏ mà sau này có
thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản.
+ Luật khoáng sản năm 2010 được Quốc Hội thông qua ngày 17 tháng
11 năm 2010 có quy định như sau: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất
có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất,
trên mặt bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của nó”.
- Trữ lượng khoáng sản là một phần của tài nguyên khoáng sản mà các
tiêu chuẩn tối thiểu về hoá lý liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến bao
gồm phẩm chất, chất lượng, kích thước, độ sâu chôn vùi đã được tính toán,
điều tra xác định là có giá trị kinh tế để khai thác sản xuất có lãi và đảm bảo
tính hợp pháp tại thời điểm đánh giá.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.1.1.2. Khai thác khoáng sản

- Theo điều 3 luật khoáng sản 1996, khai thác khoáng sản là hoạt động
xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực
tiếp nhằm thu hồi khoáng sản.
- Theo luật khoáng sản 2010, khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm
thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản, khai đào, làm giàu và các hoạt
động có liên quan.
1.1.2. Phân loại khoáng sản
Có nhiều cách phân loại khoáng sản nhưng cách phân loại phổ biến
nhất là dựa vào nguồn gốc, hình thái, mục đích, diện tích.
- Dựa vào nguồn gốc hình thành chia ra khoáng sản có nguồn gốc nội
sinh và khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh.
- Về mặt hình thái, khoáng sản tồn tại chủ yếu các dạng sau: ở thể rắn,
thể lỏng, thể khí.
- Dưa theo mục đích và công dụng, các loại khoáng sản được chia
thành khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại.
- Theo diện tích phổ biến của khoáng sản người ta chia ra tỉnh khoáng
sản, vùng (đới, bể, bồn ) khoáng sản, khu khoáng sản, bãi quặng, thân quặng
hay vỉa quặng.
1.1.3 Vai trò của khoáng sản đối với phát triển kinh tế xã hội
Cuộc sống của nhân loại trên trái đất liên quan trực tiếp với khả năng
và phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài
nguyên khoáng sản là loại quan trọng nhất. Tuy không có vai trò quyết định
sự tồn tại và phát triển như các thành phần môi trường nước, đất, không khí…
nhưng tài nguyên khoáng sản cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong việc
đảm bảo sự duy trì và phát triển xã hội. Xét từ phương diện cá nhân con người
có thể tồn tại mà không cần đến tài nguyên khoáng sản nhưng trên bình diện


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
chung thì một xã hội không thể phát triển bền vững và toàn diện nếu không có
bất kỳ một loại tài nguyên khoáng sản nào. Vai trò và tầm quan trọng của tài
nguyên khoáng sản được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
* Về phương diện kinh tế
- Khoáng sản là nguồn nguyên liệu chính và quan trọng cho các ngành
công nghiệp.
- Khoáng sản là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đem lại
nguồn thu lớn. Ở nước ta, đóng góp của ngành khai khoáng chiếm 10-11%
GDP mỗi năm.
- Nguồn khoáng sản đa dạng giúp cho việc sản xuất các mặt hàng công
nghiệp sẽ hạ giá thành sản phẩm do không phải nhập nguyên liệu.
- Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
* Về phương diện xã hội
- Khoáng sản góp phần phân công lao động xã hội, tạo công ăn việc
làm cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư.
- Giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa miền núi và đồng
bằng, giữa các địa phương trong tỉnh hoặc các vùng trong cả nước.
* Về phương diện chính trị
Khoáng sản tạo cho các quốc gia có một vị trí quan trọng trong giao
lưu quốc tế, nó góp phần không nhỏ vào việc làm tăng tính độc lập, tự chủ của
mỗi quốc gia. Trong một số trường hợp, nó còn làm tăng ảnh hưởng về mặt
chính trị của các quốc gia này với quốc gia khác, các quốc gia không có tài
nguyên khoáng sản thường phụ thuộc rất nhiều về kinh tế cũng như về chính
trị đối với các quốc gia có ưu thế trong vấn đề này.
1.1.4. Đặc điểm công nghiệp khai thác khoáng sản
* Đối tượng
Nghành công nghiệp khai thác khoáng sản có đối tượng là nguồn tài
nguyên vô sinh – tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có sẵn trong



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
tự nhiên, không trải qua sản xuất ra như đối tượng của nền nông nghiệp, cũng
không được tạo ra trong phòng thí nghiệm thông qua những phản ứng. Chính
vì vậy để có tài nguyên khoáng sản phải trải qua quá trình khai thác.
* Vị trí
Ngành khai thác khoáng sản được xếp vào giai đoạn thứ nhất của toàn
bộ ngành công nghiệp nói chung. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
bao gồm những phân ngành khác nhau: khai thác khoáng sản kim loại, phi
kim loại… với những công đoạn như: khai thác, tuyển quặng, sơ chế…
* Tính chất
Sự phân bố ngành công nghiệp khai thác khoáng sản mang tính chất bị
động, phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của nguồn khoáng sản, không chỉ sự
phân bố địa điểm khai thác mà việc lựa chọn phương pháp kỹ thuật, phương
tiện khai thác, vốn đầu tư cũng phụ thuộc chặt chẽ vào chủng loại, trữ lượng,
chất lượng, điều kiện khai thác của khoáng sản.
* Mối quan hệ
Ngành công nghiệp khai thác có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành
khác để tạo gia sản phẩm cuối cùng, nó có thể coi là một trong những mắt
xích đầu tiên của một dây truyền, khoáng sản là đối tượng của ngành khai
khoáng. Sản phẩm của ngành khai khoáng lại là nguyên liệu của ngành luyện
kim, hoá chất…, từ đó tạo ra máy móc và sản phẩm tiêu dùng.
* Phương pháp, kỹ thuật công nghệ và quy trình của công nghiệp
khai khoáng
- Phương pháp khai khoáng và các bước phát triển mỏ
+ Khảo sát, thăm dò: Phát hiện thân quặng, xác định quy mô, vị trí
phân bố quặng, khoáng sản, xác định chủng loại, mức độ và giá trị của
khoáng sản.

+ Dự toán tài nguyên: Ước tính trữ lượng, chất lượng của khoáng sản,
dự toán này được sử dụng để tiến hành một nghiên cứu khả thi trước khi xác
định các lý thuyết kinh tế về khoản đầu tư cho việc khai thác quặng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
+ Nghiên cứu khả thi: Đánh giá tài chính, kỹ thuật cho khai thác, những
rủi ro mà dự án có thể gặp phải. Đây là căn cứ để các công ty khai thác mỏ ra
quyết định phát triển mỏ hoặc từ bỏ dự án. Xác định vùng trọng điểm từ đó
quy hoạch mỏ, đánh giá tỉ lệ quặng có thể thu hồi, khả năng tiêu thụ và khả
năng chi trả để mang lại lợi nhuận, chi phí cho kỹ thuật.
+ Tiến hành khai thác: Quá trình lấy quặng khoáng sản ra khỏi lòng và
bề mặt đất.
+ Cải tạo phục hồi: Sau quá trình khai thác, cải tạo lại đất phục vụ mục
đích sử dụng khác trong tương lai.
- Kỹ thuật khai khoáng.
+ Có hai phương thức khai thác: Khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò.
+ Đội tượng khai thác: Có thể chia làm hai loại là sa khoáng (khoáng
vật có giá trị nằm lẫn trong cuội lòng sông, cát bãi biển và các vật liệu bở rời
khác) và quặng mạch (khoáng vật nằm trong đá gốc, các lớp và các hạt
khoáng vật).
+ Máy móc: Máy thăm dò và phá vỡ loại bỏ các loại đá cứng, xử lý
quặng và cải tạo sau khai thác: máy ủi, máy khoan, vật liệu nổ, máy xúc, máy
gạt, máy bơm, xe tải…
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành
công nghiệp khai thác khoáng sản
* Vị trí địa lí
Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế xã hội, giao thông, các

nhân tố này có tác động to lớn đến việc xác định địa điểm các xí nghiệp cũng
như phân bố các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Đối với ngành công nghiệp khai khoáng vị trí địa lý mang tính chất bị
động cao do chịu sự chi phối của nguồn khoáng sản. Các điểm khai khoáng
thường phân bố ở những khu vực chứa quặng, thường xa đường giao thông và
khu dân cư.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật
chất không thể thiếu cho việc phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai
thác khoáng sản.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm các yếu tố sau
- Khoáng sản
Khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên quan trọng hàng đầu đối với công
nghiệp khai khoáng. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản
và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức
ngành công nghiệp này. Tuy nhiên tài nguyên khoáng sản thuộc loại không
thể phục hồi được nên việc nghiên cứu khai thác chúng phải vừa đảm bảo
hiệu quả vừa mang tính bền vững, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Khí hậu và nguồn nước
Nuớc được sử dụng vào quá trình khai thác, tuyển quặng, sàng
lọc…Tuy nhiên lượng nước mưa, nước ngầm, nước thải tràn qua mỏ cũng gây
không ít khó khăn cho quá trình khai thác. Khí hậu cũng tác động to lớn đến
hoạt động khai thác, trong một số trường hợp chi phối cả kĩ thuật, công nghệ
khai thác.
- Ngoài ra các nhân tố tự nhiên khác như: địa chất, địa hình, đất đai cũng có

những tác động nhất định đến sự phát triển và phân bố ngành khai khoáng.
* Các nhân tố kinh tế xã hội
- Dân cư và lao động
Dân cư lao động tham gia vào quá trình khai thác và quản lý, điều hành
ngành khai thác khoáng sản. Dân cư cũng là lực lượng sử dụng sản phẩm của
hoạt động khai thác.
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra những khả năng mới cho sự
phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng, việc áp dụng các phương


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
pháp, phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo khai thác có hiệu quả, nhanh
chóng, an toàn và không lãng phí tài nguyên.
- Thị trường
Đây là yếu tố mang tính chất động lực thúc đẩy sự phát triển ngành
công nghiệp nói chung và ngành khai khoáng nói riêng.
- Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, công nghệ
Mức độ hiện đại và đồng bộ của cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật công
nghệ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và phân bố ngành
khai khoáng.
- Đường lối chính sách phát triển công nghiêp
Đây là yếu tố có tác dụng đẩy mạnh và tạo cơ sở cho việc khai thác,
chế biến, sử dụng, quản lý và bảo vệ khoáng sản. Quốc Hội Việt Nam đã ban
hành một số đạo luật về việc khai thác và bảo vệ khoáng sản như: Luật dầu
khí (1993), luật khoáng sản (1996).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam

Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và
tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ
Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất
khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển
vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy,
Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng
sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít…, chủng loại
khoáng sản đa dạng, đây chính là điều kiện thuận lợi chohoạt động khai thác
và chế biến các loại khoáng sản:
* Nhóm khoáng sản nhiên liệu
- Dầu khí
Đã được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1970, nhưng chỉ sau năm
1984, ngành công nghiệp dầu khí mới thực sự có bước đi vững chắc, đóng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
góp nhiều vào việc tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Dầu khí được tập
trung ở các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay, Thổ
Chu, Phú Khánh, Tư Chính, Vũng Mây, Trường Sa. Qua kết quả thăm dò cho
thấy: Bể Sông Hồng chủ yếu là khí, bể Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu, hai
bể còn lại là Nam Côn Sơn và Malay- Thổ Chu phát hiện cả dầu và khí, bể
Phú Khánh và Tư Chính- Vũng Mây mới chỉ dự báo triển vọng trên cơ sở
nghiên cứu cấu trúc địa chất. Khoáng sản dầu khí đang được thăm dò với
cường độ cao, trữ lượng dầu đã được phát hiện vào khoảng 1,7 tỷ tấn và khí
đốt vào khoảng 835 tỷ m
3
, trữ lượng dầu được dự báo vào khoảng 6 tỷ tấn và
trữ lượng khí vào khoảng 4.000 tỷ m

3
. Trong những năm gần đây, sản lượng
khai thác dầu và khí đều tăng cao, năm 1999 đã khai thác 15,2 triệu tấn dầu và
1.439 triệu m
3
khí. Tính đến cuối năm 1999 đã khai thác được 82 triệu tấn dầu
và 3.900 triệu m
3
khí.
- Than
Than có giá trị kinh tế được tập trung chủ yếu ở bể than Quảng Ninh
thành các vùng như: Cẩm Phả, Dương Huy, Hòn Gai, Uông Bí, Bảo Đài
chiếm 90% trữ lượng, bể than Sông Đà ở miền Bắc và bể than Nông Sơn ở
miền Trung Việt Nam. Tổng trữ lượng ước tính của than là 6,6 tỷ tấn. Nguồn
tài nguyên than nâu ở vùng châu thổ Bắc Bộ với trữ lượng dự báo gần 200 tỷ
tấn, nhưng rất khó khăn cho thăm dò và khai thác vì ở dưới độ sâu từ 200 đến
hơn 4.000m dưới đồng bằng. Hiện nay, sản lượng than khai thác đạt khoảng
15 triệu tấn, than đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
* Nhóm khoáng sản kim loại
- Quặng sắt
Ở Việt Nam, hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí
có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập
trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ
sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh.

Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ
300.000 – 450.000 tấn. Công suất khai thác của mỏ hiện nay thấp hơn rất
nhiều so với công suất thiết kế được phê duyệt. Năng lực khai thác quặng sắt hiện
nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm. Thị trường quặng sắt hiện nay
có 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu.
- Bô xít
Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài
nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm
Đồng, Gia Lai, Bình Phước… Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên
bôxít lớn, chất lượng tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận
lợi. Mặt khác, thị trường cung – cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện
nay rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp nhôm ở nước ta.
- Quặng titan
Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ
và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8
mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.
Xét về tổng thể, quặng titan Việt Nam không nhiều, nhưng đủ điều kiện để
phát triển ngành titan đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy mô
công nghiệp không lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu.
Hiện nay, giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có
hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa
phương suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Tài nguyên trữ
lượng quặng titan – zircon của Việt Nam không nhiều, chiếm khoảng 0,5%
của thế giới.
- Quặng thiếc
Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc – Cao Bằng
khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500

×