Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận triết học Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.75 KB, 21 trang )

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Tên đề tài:
Tên đề tài:
GVHD:
GVHD:




TS. Bùi Văn Mưa
TS. Bùi Văn Mưa
Lớp:
Lớp:




CHKT K21 – Đêm 5
CHKT K21 – Đêm 5
Nhóm:
Nhóm:


04
04
HVTH:
HVTH:


Nguyễn Hồng Giang


Nguyễn Hồng Giang
STT :
STT :


39
39
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I.NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA :
1.1.Bối cảnh lịch sử và sự hình thành Triết học Pháp gia :
1.2.Những tư tưởng cơ bản Triết học Pháp gia :
1.2.1Những tư tưởng trước Hàn Phi :
1.2.1.1.Các Pháp gia còn chịu ảnh hưởng của Nho giáo :
1.2.1.2.Các Pháp gia tách biệt khỏi Nho giáo :
−Phái Trọng Thuật :
−Phái Trọng Thế :
−Phái Trọng Pháp :
1.2.2Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi :
−Quan niệm về tính ác :
−Quan điểm về sự trọng yếu của pháp luật :
−Quan niệm về chính danh và thực :
−Quan niệm về thưởng phạt nghiêm minh :
−Triết lý vô vi của Pháp gia :
II.NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ:
2.1.Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia:
2.2.Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia:
KẾT LUẬN

PHỤ LỤC:
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học cổ đại Phương Đông nói chung và triết học cổ đại Trung Hoa nói
riêng đã để lại cho nền văn minh nhân loại nhiều tinh hoa quý báu. Trong đó,
những tư tưởng Pháp gia đã để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử to lớn đối với quá
trình thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Trong quá trình
nghiên cứu những tư tưởng Pháp gia nói chung và học thuyết của Hàn Phi nói
riêng đã để lại trong nhận thức của cá nhân em nhiều điều mới mẻ. Nguồn dữ
liệu gồm có: ấn phẩm xuất bản(Từ điển Triết học Trung Quốc, Lịch sử Triết học
Phương Đông, Lịch sử Triết học Trung Quốc – Tập 1, Triết Học – Phần I: Đại
cương về lịch sử Triết học ), tài liệu số(các dạng file word, pdf, ebook…) và
nguồn tham khảo trên các trang web. Chủ trương của Pháp gia đã có những thành
quả to lớn, nó thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử Trung Hoa cổ đại, mang
lại cái nhìn tiên bộ hơn so với những tư tưởng triết học thời bấy giờ và làm cho
pháp luật trở nên công bằng, bình đẳng hơn. Tuy nhiên họ đã quá chú trọng vào
pháp luệt, xem phát luật là chuẩn mực chung để đánh giá con người mà xem
thường long nhân đạo, chỉ tôn quân triệt để mà không yêu quý nhân dân. Do vậy
những tư tưởng của Pháp gia tuy đã bị lưu mờ dần về sau nhưng vẫn còn những
giá trị nhất định cần được khám phá, tìm hiểu.
1
I. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA
1.1. Bối cảnh lịch sử và sự hình thành của phái Pháp gia
Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, thời kỳ loạn lạc nhất trong lịch sử Trung
Hoa nhưng đồng thời cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của triết học Trung
Hoa cổ đại ‘‘Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng’’. Thời Xuân Thu thiên hạ đã
loạn, nhà Chu suy yếu dần, vương đạo tuy không còn, nhưng nước mạnh đối với
nước yếu còn giữ chút nhân tình, chút đạo nghĩa. Sang thời Chiến Quốc, tiến bộ
trong khả năng chế tác đồ sắt, sử dụng sức kéo gia súc và xây dựng công trình
thủy lợi, và như thế là thóc lúa càng tích trữ nhiều càng nuôi được nhiều giáp sĩ,

sắt luyện càng nhiều càng có thêm mâu, kiếm tốt. Tần nhờ chính sách Thương
Ưởng đột nhiên trở nên lớn mạnh, hung hẵn nhất và cũng là nước giả dối nhất.
Chiến tranh thời Chiến Quốc kéo dài liên miên, vô cùng khốc liệt giống như lời
than của Mạnh Tử: đánh nhau giành thành thây chất đầy thành, đánh nhau giành
đất thây chất đầy đất. Trong bối cảnh đó, xuất hiện bốn trường phái chính trị tiêu
biểu đó là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia. Tuy rằng tất cả cùng đi trả lời
câu hỏi của thời kỳ bấy giờ là làm thể nào để ổn định xã hội, làm thế nào để tránh
bạo loạn xảy ra, song con đường thực hiện mục đích đó lại khác nhau. Trong đó,
phái Pháp gia được xem là phái có tư tưởng tiến bộ nhất lúc bấy giờ bao gồm các
pháp gia như : Quản Trọng, Tử Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất Hại, Thận
Đáo, Thương Ưởng và cuối cùng là người quan trọng nhất Hàn Phi. Tần Thủy
Hoàng đã sử dụng học thuyết của Hàn Phi và đã thống nhất được Trung Hoa năm
221 TCN, chấm dứt hơn năm trăm năm loạn lạc.
1.2. Những tư tưởng cơ bản Triết học Pháp gia
1.2.1. Những tư tưởng trước Hàn Phi
1.2.1.1 Các Pháp gia còn chịu ảnh hưởng của Nho giáo
a) Quản Trọng
. Quản Trọng (725 TCN - 645 TCN) họ Quản tên là Di Ngô tên tự là Trọng.
Ông được Bảo Thúc Nha tiến cử, Tề Hoàn Công phong ông làm Tể tướng năm
685 TCN [8]. Chủ trương của Quản Trọng là "lời bàn luận không cao xa mà dễ
thi hành, nghĩa là ông có óc thực tế, không bàn chuyện viễn vông, tránh những lý
thuyết cao siêu (như Mặc tử, Lão, Trang sau này). Mục đích trị nước theo ông là
làm sao cho quốc phú, binh cường. Ông chú trọng nhất đến sự phú quốc vì "kho
2
lẫm đầy rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ rồi mới biết vinh nhục".Trong bộ Quản tử
có nhiều thiên bàn về pháp luật như: Bản pháp, Lập pháp, Pháp cấm, Trọng
lệnh, ,và có nhiều tác giả căn cứ vào đó mà cho rằng Quản Trọng đã lập ra một
học thuyết rất hoàn bị về pháp luật, xét về đủ các vấn đề:
+ Lập pháp là quyền của vua, quy tắc lập pháp là phải lấy tình người và
phép trời làm tiêu chuẩn.

+ Hành pháp thì phải chuẩn bị, công bố cho rõ ràng, thi hành cho nghiêm
chỉnh, đừng thay đổi hoài, mà phải chí công vô tư, "vua tôi sang hèn đều phải
theo luật pháp"
+ Ông chủ trương tôn quân , biết thuận ý dân và sau cùng ông cũng chú
trọng đến đạo đức, bảo lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn điều cốt yếu.
Trên thực tế Quản Trọng vẫn chịu ảnh hưởng của Nho gia cho nên chúng ta
có thể coi ông là thuỷ tổ của Pháp gia mà cũng là chiếc cầu nối Nho gia với Pháp
gia, biết dung hoà thực tế với lý tưởng, trọng kinh tế, võ bị mà cũng biết lễ nghĩa,
nhân tín.
b) Tử Sản
Tử Sản sinh sau Quản Trọng một trăm năm, cầm quyền nước Trịnh từ -554
đến khi chết -523. Ông là một công tôn của nước Trịnh, tên là Kiều, nên thường
gọi là Công tôn Kiều [8]. Trong nước ông cương quyết và ngay thẳng, áp dụng
Pháp chế, cho đúc "hình thư"(những cái đỉnh để ghi lại hình pháp), khi đặt ra một
luật lệ mới, ông để cho dân tự do phê bình. Tử Sản chưa phải chủ trương pháp trị,
nhưng cũng đã làm cho pháp luật có tính cách khách quan hơn trước, nhà cầm
quyền không thể tự ý giải thích theo quyền lợi của mình nữa; vì dân vì quốc gia
giàu mạnh.
c) Lý Khôi
Lý Khôi làm quan thú đất Thượng Địa rồi làm tướng quốc cho Ngụy Văn
hầu, không rõ năm sinh tử, chỉ biết sống ở hậu bán thế kỷ thứ 4 [8]. Ông là người
theo tư tưởng pháp trị và chính sách hưng nông cường quốc. Ông đã đã tham
khảo luật pháp các nước đương thời, soạn thành bộ “Pháp Kinh” gồm 6 thiên:
Đạo pháp, Tặc pháp, Tù pháp, Bổ pháp, Tạp pháp và Cụ pháp với nội dung nhằm
bảo vệ lợi ích tư hữu cho giai cấp địa chủ. Ông được xem là nguời đầu tiên biên
soạn sách luật pháp của Pháp gia. Sau này, các bộ “Tần luật” đời Tần; “Cửu
3
chưong luật” đời Hán, “Pháp kinh” đời Thanh đều chịu ảnh hưởng từ bộ Pháp
Kinh của Lý Khôi. Ông cũng là nhà chính trị Pháp gia đầu tiên dùng chính sách
hưng nông cường quốc, khai thác tối đa tiềm lực đất đai của quốc gia.[9]

d) Ngô Khởi
Ông sống cùng thời với Lý Khôi, mới đầu là tướng quân nước Sở, sau làm
quan thú đất Tây Hà và tướng quốc cho Ngụy Vũ hầu, con Ngụy Văn hầu, sau
cũng làm tướng quốc cho Sở Điệu vương [8]. Ông chính là một Binh gia, nhưng
đồng thời cũng là một Pháp gia về thực hành. Ông ban bố luật lệ đều xem xét đến
lòng dân, biết dùng thuật để lấy lòng tin của nhân dân nên làm cho nước Sở trở
nên giàu mạnh.
1.2.1.2 Các Pháp gia tách biệt khỏi Nho giáo ( Ba phái Pháp gia chính )
a) Phái Trọng Thuật :
Thuật được hiểu là phương pháp, thủ đoạn bao gồm kỹ thuật và tâm thuật :
+ Kỹ thuật: Tức phương án để tuyển, dùng, xét khả năng của quan lại.
+ Tâm thuật, tức những mưu mô để chế ngự quần thần, bắt họ phải để lộ
thâm ý của họ ra:
• Làm bộ như ra lệnh và ra lệnh giả.
• Giấu điều mình biết rồi mà hỏi để biết thêm những điều khác.
• Nói ngược lại những điều mình muốn nói để dò xét gian tình
của người.
• Ngầm hại những bề tôi mình không cảm hoá được.
Những thủ đoạn đặc biệt và “bí mật” được vị vua cai trị dùng để đảm bảo
rằng những người khác (quan lại , kẻ dưới quyền ) không thể chiếm quyền
kiểm soát quốc gia. Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa có nhiệm vụ làm
sao cho dân theo đúng pháp luật, như vậy là nước trị. Công việc nhiều quá, vua
không thể làm hết được, phải giao cho quan lại, hễ quan lại tốt thì dân không
loạn. Vì vậy bậc minh chủ trị quan lại chứ không trị dân. Điều đặc biệt quan
trọng là không một ai có thể biết được những động cơ thực sự của những hành
động của nhà vua, và vì thế không ai biết được cách đối xử thế nào để có thể tiến
thân, ngoại trừ việc tuân theo “pháp” hay các luật lệ.
4
Đại diện cho phái này là Thân Bất Hại (401 – 337 TCN) [8] . Ông thuộc
giai cấp địa chủ mới nên mới chống lễ, đề cao pháp. Thân Bất Hại được cho là đã

ly khai chính trị ra khỏi đạo đức, nên có người cho rằng chính ông mới thực là
thuỷ tổ của Pháp gia. Ông chú trọng nhất đến "thuật", tức phương tiện, mưu mô
để đạt được mục đích: vua chọn và dùng bề tôi cách nào, thử tài họ, điều tra họ ra
sao. Ông cho rằng "thuật" là cái "bí hiểm" của vua, theo đó nhà vua không được
lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay ít, yêu hay ghét
mình bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối và lừa gạt vua.
b) Phái Trọng Thế :
Thế được hiểu là tính chính thống, quyền lực hay uy tín. Chính vị trí của
nhà vua cai trị, chứ không phải nhà vua, nắm giữ quyền lực. Vì thế việc phân tích
khuynh hướng, hoàn cảnh và những yếu tố thực tại là điều căn bản của một vị
vua cai trị thực sự. Pháp gia đặt địa vị, quyền thế lên trên tài đức; miễn là tài đức
trung bình mà có quyền thế là trị nước được rồi. Trọng cái “thế” tức là trọng sự
cưỡng chế. Vì trọng sự cưỡng chế, cho nên pháp gia chủ trương:
+ Chủ quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tập trung cả vào vua.
+ Vua phải được tôn kính tuân theo triệt để.
Đại diện cho phái này là Thận Đáo (370 – 290 TCN ) [8] .Ông là người
nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử,
nhưng về chính trị ông lại đề xướng đường lối trị nước bằng pháp luật. Ông khác
hẳn các Pháp gia trước và sau ông, không làm chính trị, ông thuần túy là một tư
tưởng gia Đây là một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và
hoàn thiện. Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của "Thế", đề
cao sức mạnh và tác dụng của quyền thế, địa vị. Vì trọng "thế" nên Thận Đáo chủ
trương tập quyền, cấm không được lập bè đảng, địa vị và quyền lợi của vợ lớn
bé, con cả con thứ phải rõ ràng, đại thần không được lấn vua, phải bỏ ý riêng mà
chỉ theo luật.
c) Phái Trọng Pháp :
. . Pháp được hiểu là luật hay quy tắc. Pháp luật tức là một thứ tiêu chuẩn để
biết đâu là chính, đâu là tà, để khen đúng người phải, trách đúng kẻ quấy. Luật
pháp phải được trình bày rõ ràng và thông báo rộng rãi cho công chúng. Tất cả
thần dân của nhà cai trị đều bình đẳng trước pháp luật. Luật pháp phải thưởng

5
cho những người tuân phục và trừng phạt những người bất tuân. Hơn nữa, hệ
thống luật pháp cai quản đất nước, chứ không phải là nhà vua cai trị. Nếu có thể
làm cho pháp luật có hiệu lực, thậm chí một vị vua kém tài cũng trở nên mạnh
mẽ .
Đại diện cho phái này là Thương Ưởng (388 TCN– không rõ). Ông là người
nước Vệ, tên họ là Công tôn ( giòng dõi quý tộc ) còn gọi là Công tôn Ưởng[8].
Chủ trương của ông là:
+ Pháp luật phải rất nghiêm, ban bố khắp trong nước, và từ trên xuống dưới
ai cũng phải thi hành, không phân biệt giai cấp; pháp đã định rồi thì không ai
được bàn ra bàn vào nữa, không được "dùng lời khéo mà làm hại pháp", nghĩa là
làm sai ý nghĩa của pháp để tìm lợi cho mình.
+ Tội dù nhẹ cũng phạt rất nặng, để cho dân sợ, mà sau khỏi phải dùng
hình phạt. Đó là cách "dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạt"
.+ Tổ chức liên gia và cáo gian lẫn nhau, khuyến khích khai hoang, cày cấy,
nuôi tằm, dệt lụa, thưởng người có công, phạt người phạm tội. Đối với quý tộc
mà không có công thì sẽ hạ xuống làm người thường dân. Ông cũng là người đã
thực hiện cải cách luật pháp, thi hành một thứ thuế thống nhất, dụng cụ đo lường
thống nhất nhờ đó chỉ sau một thời gian ngắn, nước Tần đã mạnh hẳn lên và
lần lượt thôn tính được nhiều nước khác.
. .Ba thuyết thế, pháp, thuật của pháp gia liên quan chặt chẽ với nhau, chống
đỡ lẫn nhau: “thế” như cái khung cửa tò vò, pháp và thuật như hai chân cột của
cửa; có cái thế mới thi hành được pháp, thuật; mà có pháp, thuật thì mới giữ. Tới
đây học thuyết của Pháp gia có đủ ba phái: Thế của Thận Đáo, Thuật của Thân
Bất Hại, và Pháp của Thương Ưởng; kể như đã hoàn bị. Chỉ cần một người tập
đại thành, sửa chữa, thêm bớt. Người đó chính là Hàn Phi.
1.2.2.Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi :
a) Quan niệm về tính ác
Đương thời lưu truyền hai lý thuyết trái hẳn nhau về bản tính con người.
Thuyết tính thiện của Mạnh Tử bảo con người vốn sinh ra là thiện, vì vật dụng

làm mờ tối mà trở nên ác. Ngược thuyết tính thiện là thuyết tính ác của Tuân Tử,
thầy Hàn Phi. Ba đặc điểm nữa của con người là hiếu lợi, đố kỵ, thích thanh sắc.
Tính của con người cũng bao gồm cái thôi thúc phải đáp ứng những nhu cầu vốn
6
có ấy và là nguyên nhân suy ra “tính người vốn ác”. Hàn Phi cho rằng trừ một số
ít thánh nhân, còn thì hạng thường nhân:
+ Tranh nhau vì lợi .
+ Làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa.
+ Chỉ phục tòng quyền lực.
Vậy thì cơ hồ ông cho rằng con người có một số rất ít tính vốn thiện, còn
đại đa số tính vốn ác, ông thiên về Tuân, nhưng cũng nhận Mạnh có lí. Trong học
thuyết của mình, Hàn Phi không phủ nhận hoàn toàn khả năng giáo hóa của Nho
gia, vẫn dẫn ra nhiều nhà Nho có tư cách tốt, như Tăng Sâm, Sử Ngư, những
người bề trên không nghiêm trị mà vẫn có đức hạnh. Vì chỉ là thiểu số nhỏ bé
nên Hàn Phi xem dạng người đó như không tồn tại. Bỏ qua số cá nhân hiếm hoi,
con người từ trên xuống dưới là những kẻ đầy lòng ham muốn. Ai cũng có những
ưa ghét bẩm sinh và có động lực mạnh mẽ khi đối diện những nhu cầu tự nhiên
đó. Hàn Phi cho rằng các mối quan hệ như thầy lang - bệnh nhân, cha mẹ – con
cái, chủ ruộng - người làm công… đều vì một chữ lợi.
Khổng Tử chủ trương “trung thứ”, từ mình suy ra người, từ trong suy ra
ngoài. Cho nên có hiếu với cha mẹ mình mới trung tín được với người, con mình
không thương nỗi thì làm sao thương được người khác. Bởi vậy khẩu hiệu của đế
vương đời sau có câu “lấy hiếu để trị thiên hạ”. Quan hệ cha con đối với Nho Gia
quan trọng như vậy nên Đại Nho Tuân Tử dù lập thuyết tính ác cũng không dám
động đến. Chỉ có Hàn Phi là cực tả được ảnh hưởng của lợi ích cá nhân trong tình
phụ tử thiêng liêng đó. Ông thấy người ta “sanh con trai thì mừng, sanh con gái
thì giết. Trai gái đều trong lòng cha mẹ mà ra, mà con trai thì mừng, con gái thì
giết, là do nghĩ đến sau này, đứa nào có lợi lâu dài cho mình hơn”. Thoạt nghe
thật tàn nhẫn nhưng ngẫm ra cũng rất thực tế. Ngày nay, chuyện giết gái giữ trai
vẫn còn tồn tại, có điều dưới hình thức nạo phá thai, đỡ cắn rứt lương tâm hơn.

Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề
cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.
b) Quan điểm về sự trọng yếu của pháp luật
7
Hàn Phi chê chính sách nhân nghĩa của cổ nhân là không hợp thời, vô dụng,
chỉ như những trò chơi của trẻ con. Khen những điều thời thượng cổ truyền lại,
nghe thì hay mà thực tế thì vô dụng; giảng thuyết nhân nghĩa của tiên vương mà
không biết cách chỉnh lí quốc gia, đó cũng là những việc để chơi chứ không để
đem trị nước được. Tuy nhiên, Hàn Phi không phản cổ đến triệt để, cái gì của
thời xưa cũng là phải bỏ hết. Chủ trương của ông cũng như của Thương Ưởng:
không nhất định bỏ cổ hay chạy theo cổ, cứ cái gì hợp thời thì làm, “miễn việc trị
nước được thích nghi mà thôi”.
Chủ trương của Hàn Phi là dùng uy quyền, dùng sức mạnh vì thời ông là
thời trọng sức mạnh chứ không dùng nhân nghĩa, nhân nghĩa là nhu nhược. Ông
cho rằng vua không được thương dân, không cần được lòng dân, vì dân như trẻ
con, không biết cái lợi lâu dài, chỉ nhìn cái lợi trước mắt thôi, theo ý dân thì sẽ
loạn. Ông quan niệm :"Dùng pháp luật nghiêm khắc thì trước chịu khổ sau được
lợi lâu bền; còn theo đạo nhân từ thì mới đầu được vui mà sau sẽ khốn cùng. Bậc
thánh nhân cân nhắc, lựa cái lợi lớn cho nên dùng pháp luật mà bắt nhau chịu
cực, và bỏ sự nhân ái đối với nhau".
Theo chủ trương của Pháp gia, vua tượng trưng cho quốc gia, vua là quốc
gia, nên nắm hết uy quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên vua không
thể muốn đặt luật pháp ra sao cũng được, mà phải theo các qui tắc chính dưới
đây:
+ Luật pháp phải hợp thời.
+ Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành.
+ Pháp luật phải công bằng.
+ Pháp luật có tính cách phổ biến.
c) Quan niệm về chính danh và thực
Khổng tử nói chính danh là muốn ‘‘vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra

con’’. Mạnh tử nói ‘‘không cha, không vua, ấy là cầm thú’’. Khổng tử và Mạnh
tử suy nghĩ sự chính danh theo đạo đức, chú trọng mặt luân lý. ‘‘Danh’’ là tên
gọi để chỉ ‘‘thực’’ (sự vật), nhằm phân biệt giống và khác nhau. Đối với các mối
quan hệ trong xã hội, danh nhằm phân biệt sang hèn trên dưới. Khổng tử nói
chính danh là muốn làm cho danh ấy đúng với thực : vua đúng thực là vua, tôi
8
đúng thực là tôi Tuân tử kế thừa tinh thần truyền thống của Nho giáo : ‘‘Trước
là làm rõ sang hèn, sau là phân biệt giống và khác’’.
Trong ‘‘thuật’’ mà Pháp gia rao giảng có một cách thức mang tính triết học
khá nhiều, gọi là ‘‘tổng hợp danh xưng với thực tế và khảo sát chúng’’. Đó là lý
luận của các biện giả về chính danh và thực được ứng dụng vào nền chính trị
thực tế. Quản Trọng cho rằng danh xưng đúng với thực tế và pháp luật hoàn bị
thì người trị vì chẳng có việc gì phải bận lòng. Hàn Phi nói : ‘‘Khi dùng cách duy
trì sự thống nhất thì lấy danh xưng làm đầu. Danh xưng có đúng thì sự vật mới
xác định, hễ danh xưng lệch lạc thì sự vật đổi dời. Cho nên thánh nhân nắm sự
thống nhất và giữ yên tĩnh, khiến danh xưng tự ra lệnh, khiến sự vật tự xác định.
Kẻ dưới dù không thấy bóng dáng của chủ nhận cũng tỏ ra chất phát và chính
trực. Vua nhân đó mà dùng họ, khiến họ tự chọn việc ; nhân đó mà giao quyền
cho họ, để họ tự đề cử nhau. Nếu không biết danh xưng thì xem xét thực tế. Nếu
danh xưng và thực tế phù hợp nhau thì dùng kết quả của chúng. Hễ thực tế và
danh xưng trung thực với nhau thì kẻ ở dưới bộc lộ bản chất của họ. Vua nắm lấy
danh xưng, bầy tôi thực hiện theo danh xưng. Thực tế và danh xưng phù hợp
nhau, thì người trên kẻ dưới hòa điệu nhau’’ [3,445].
Khổng tử rao giảng chính danh vì muốn các hạng người trong xã hội đúng
với thực chất của họ. Pháp gia rao giảng chính danh, vì muốn nêu ra phương
pháp cho vua chế ngự thần dân. Chính danh của Pháp gia là nhằm xem xét sự
phù hợp giữa danh xưng và thực tế, để cho hễ có danh xưng ấy thì ắt phải có sự
thực ấy. Thí dụ như vua ban cho ai một chức vị, thì phải buộc người ấy chịu trách
nhiệm về hiệu quả công việc tức là khiến cho sự thực phải khớp với danh xưng
của nó. Như thế khi bầy tôi nhận lĩnh công việc thì đều tự nhiên cố gắng cho

xứng với chức danh đó. Và vua chỉ cần căn cứ vào chức danh ấy để xem xét
thành tích của bầy tôi. Đó gọi là ‘‘Vua nắm lấy danh xưng, bầy tôi thực hiện theo
danh xưng’’ [3,447]. Đó là một thuật lấy giản dị chế ngự phức tạp, lấy một chế
ngự vạn, lấy ít chế ngự nhiều.
.Trong học thuyết của Hàn Phi trình bày vắn tắt nguyên nhân dẫn đến mất
nước :
9
+ Vua thiếu tư cách: xa xỉ, nhu nhược, tàn bạo , ương ngạnh, tự tin quá,
ham lợi.
+ Vua không biết tề gia, trong cung không có trật tự, có kẻ dâm loạn, mâu
thuẫn giữa hoàng hậu và cung phi, đích tử và thứ tử.
+ Vua không biết trị nước, không dùng pháp thuật, không biết dùng người,
để kẻ kiều cư lấn át mình.
Vậy thì thuyết tu thân, tề gia, trị quốc của Nho gia cũng áp dụng được trong
Pháp gia. Và Pháp gia tuy chủ trương pháp trị mà vẫn trọng tư cách, tài trí của
nhà cầm quyền như chủ trương nhân trị. Mà bất kì trong một việc gì, phương
pháp tuy quan trọng nhưng yếu tố nhân sự vẫn là căn bản. Không có người tốt thì
phương pháp hay tới mấy kết quả vẫn hỏng cũng giống như ‘‘Danh không chính
thì ngôn chẳng thuận’’.
d) Quan niệm về thưởng phạt nghiêm minh
Muốn nắm vững được quyến thế thì vua phải đích thân và một mình giữ
quyền thưởng phạt mà Hàn Phi gọi là "nhị bính" (hai quyền của vua), tuyệt nhiên
không được san sẻ quyền đó cho một người nào, nếu không thì sẽ bị bề tôi chế
ngự liền. Thưởng phạt là công cụ hiệu lực nhất để trị dân. Vì thường dân chỉ ham
lợi và chỉ phục tùng quyền lực nên trị dân phải thuận theo nó, lợi dụng lòng ham
lợi của dân, nghĩa là khen thưởng khi dân có công với quốc gia, và đánh vào lòng
sợ quyền lực của dân, nghĩa là trừng trị khi họ có tội. Một mình nắm hết quyền
thưởng phạt như vậy nhất định là chuyên chế rồi, vì lúc đó Trung Hoa chưa biết
thuyết phân quyền: lập pháp là do vua, hành pháp cũng do vua mà quyền thưởng
phạt (tư pháp) cũng do vua nữa. Hàn Phi cũng nhiều lần nhắc vua phải chí công

vô tư, phải bỏ tư lợi tà tâm mà theo phép công thì nước mới thịnh được.
Hàn Phi cho rằng trừ một số ít siêu nhân, còn thì hầu hết loài người có
nhiều tật xấu tham lợi, tranh giành nhau, làm biếng, chỉ sợ sức mạnh nên không
mong gì họ làm điều thiện được, chỉ cầu sao họ biết sợ mà đừng làm điều ác thôi,
vậy phải dùng chính sách cưỡng chế chớ không cảm hóa được. Tính người là có
ưa có ghét - ưa tư lợi, ưa được khen, ghét bị cực khổ, bị hình phạt - cho nên có
thể dùng sự thưởng phạt để dắt dẫn dân, ngăn cấm họ. Chính sách cảm hóa của
đạo Nho đẹp nhất nhưng Hàn chê là không thực tế. Hàn Phi cho cách thưởng
phạt là mầm trị hay loạn của quốc gia:
10
+ Thưởng thì phải “tín”, phạt thì phải “tất”. Nghĩa là hễ có công thì phải
được thưởng theo như luật định, trái lại không có tội thì dù là kẻ mình ghét cũng
không được trừng phạt; không có công mà thưởng thì là thi ân, mầm của loạn vì
dân sẽ không gắng sức làm việc nước để được thưởng mà tìm cách hối lộ quan
lại, quan lại sẽ thi ân cho dân để mua lòng dân, kéo họ về phe mình mà mưu tư
lợi. Ngay vua cũng không được thi ân cho dân, vì như vậy là trái phép, bất công,
vả lại dân sẽ trông vào sự thi ân mà biếng nhác công việc. Và kèm theo đó, khi
đã có tội thì phải phạt và phạt một cách cương quyết.
+ Thưởng thì phải trọng hậu, phạt thì phải nặng. Thưởng trọng hậu thì dân
mới thấy lợi mà ham: phạt nặng thì dân mới sợ mà tránh.Vậy dùng hình phạt
nặng thì dân mới sợ mà mau có kết quả, nước sẽ hết loạn, chỉ có lợi cho dân chứ
không làm thương tổn gì cho họ cả. Hơn nữa, còn là nhân từ đối với dân nữa, vì
nếu dùng hình phạt nhẹ, dân không sợ mà mắc tội, như vậy không khác gì bẫy
dân, còn dùng hình phạt nặng là tránh cho dân sa vào bẫy.
+ Sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí công vô tư. Nói tới thưởng
phạt, nhất là phạt Hàn Phi thường kèm theo với pháp luật. Vì pháp luật như cái
dây mực, cái thủy chuẩn, cái quy cái củ, cứ theo đó thì hành động không sai.
Tóm lại thưởng phạt không được vì tư tình, không được có tư ý, không được để
lộ vui buồn của mình ra nữa, mặt phải lạnh như tiền. Cứ theo đúng pháp luật mà
thưởng phạt, thì kẻ bị trừng phạt không oán bề trên, kẻ được thưởng cũng không

mang ơn bề trên, vì không coi sự được thưởng là một ân huệ, chỉ là một sự công
bằng mà thôi.
+ Vua phải nắm hết quyền thưởng phạt. Quyền thưởng phạt là một lợi khí,
đích thân vua phải nắm lấy, không được ủy quyền cho ai cả; giao cho người thì
uy của vua sẽ phân tán, và sẽ bị bề tôi che lấp, không chế ngự họ được. Hàn Phi
cho rằng vua sở dĩ chế ngự được bề tôi là nhờ hai cái quyền thưởng mà ông gọi
là “đức” và phạt mà ông gọi là “hình”, nếu không tự nắm lấy hai quyền đó mà
giao cho bề tôi thì dân sẽ sợ mà quy phục bọn bề tôi đó mà coi thường vua.
e) Triết lý vô vi của Pháp gia
Trung Hoa có điểm khác Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây là các triết gia lớn
của họ đều muốn cứu đời bằng chính trị, mà bàn về chính trị thì hầu hết họ đều
11
lấy sự “vô vi” làm lí tưởng. Nho gia và Đạo gia đều nhắc tới “vô vi”, đáng kể
nhất là “Thuyết vô vi”, của Đạo gia. Pháp gia cũng nói tới “vô vi”. “Vô vi” của
Hàn khác vô vi của Lão, của Khổng. Theo Lão tử vô vi được là nhờ theo tự
nhiên, theo đạo, không can thiệp vào đời sống của dân. Theo Khổng tử vô vi
được là nhờ có đức khéo cảm hoá dân, dùng lễ, nhạc, ít dùng hình pháp. Hàn Phi
chỉ dùng hình pháp để trị dân, dùng thuật bắt dân cáo gian, can thiệp vào đời
sống của dân.
Sự việc trong thiên hạ thì rất nhiều, nếu vua tự thân giải quyết thì nay cả
hạng vua tài ba vạn năng cũng không làm nổi, nói chi đến hạng bất tài. Hễ ngó
đến cái này thì mất cái kia, hễ ngó đến cái kia lại mất cái này. Tinh lực và thời
gian của một người thì hữu hạn, mà sự việc trong thiên hạ thì vô cùng, cho nên
thì hữu vi thì rõ ràng là không đủ sức. Đức của đế vương xem vô vi là lẽ thường,
mọi việc cứ để cho người khác làm thì họ sẽ trổ hết tài mà không bỏ việc. Cho
nên nói hễ vô vi thì dùng được thiên hạ mà có dư sức.
Về triết lí “vô vi” Pháp gia quả thực chịu ảnh hưởng của Đạo gia rất lớn.
Đạo gia nói “Đạo” để cho vạn vật tự làm, cho nên thông qua vô vi mà không gì
không đựơc làm. Do đó vua chúa chỉ cần ngồi yên ở trên cao, cứ để dân chúng tự
làm. Tuy nhiên, nếu dân chúng ai ai cũng tự làm theo ý riêng thì sẽ loạn, do đó

vua chúa cần phải có pháp độ hướng dân chúng vào khuôn khổ, dùng thế, dùng
uy quyền mà ban hành pháp luật và dùng thuật để kiểm soát bầy tôi dưới quyền .
Và Hàn Phi tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà
vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. Chủ
trương "vô vi nhi trị" đó thực trái hẳn chủ trương của Lão Tử, Trang Tử; chính ra
nó là một thứ cực hữu vi.
II. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
2.1.Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia:
Chủ trương của Pháp gia đã hoàn toàn thành công thống nhất được Trung
Hoa, lập được chế độ quân chủ chuyên chế nhờ họ:
+ Không ngăn cản sự biến chuyển của giòng lịch sử mà còn thúc đẩy nó tiến
mau hơn.
12
+ Trọng thực tế, không bàn suông, chỉ nhắm kết quả ngắn hạn, tách rời chính
trị và đạo đức.
Phái Pháp gia đã làm sáng rõ vai trò quan trọng của pháp luật, về một số
mặt đã có cái nhìn tiến bộ hơn các học thuyết đương thời. Thực hiện công bằng
còn có nghĩa là mọi người, chẳng kể sang hèn, đều bình đẳng trước pháp luật.
Điểm này có tính cách tiến bộ, ngược lại với tính cách gia cấp của “lễ”.Cái học
của Hàn Phi nói riêng và của Pháp gia nói chung đã giúp Tần Thủy Hoàng hoàn
thành được công việc thống nhất Trung Quốc, lập chế độ quân chủ chuyên chế
thay chế độ phong kiến. Trong thời kỳ của Hàn Phi, các học thuyết của Khổng,
Mặc đã thất bại trong việc cứu vãn thời thế; Hàn Phi đã thành công nhờ dùng
trọn các thuyết của Pháp gia. Phái nhân trị quá lý tưởng trong thời loạn, phải hạ
lần lần lý tưởng của mình xuống: mới đầu Khổng Tử đề cao đức nhân, sau Mạnh
Tử hạ xuống mà trọng nghĩa, Tuân Tử hạ xuống nữa, trọng lễ mà chính môn sinh
của ông cũng không theo, họ trọng pháp, thấp nhất, và dẹp được loạn.
.Pháp gia coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo. Là một bước tiến lớn, trong
tư tưởng chính trị thời cổ Trung Hoa. Mục đích chính của quyền lực là để giúp
cho nhà lãnh đạo có đủ phương tiện, mưu cầu quốc gia phú cường. Tuy rằng

Khổng Tử đã từng chủ trương "Tiên phú hậu giáo", nhưng thật sự thì chữ "Phú”
đó, chỉ chiếm một tỉ số rất nhỏ, trong nấc thang giá trị của nhà Nho. Đến Mạnh
Tử thì lại càng coi trọng nhân nghĩa hơn phú cường, rõ ràng có khuynh hướng đi
ngược lại với đòi hỏi của chính trị thời đại, nên không được vua chúa các nước
hoan nghênh. Mãi cho đến thời Tuân Tử, nhà Nho mới bắt đầu để ý tới vấn đề
làm sao cho quốc gia giàu mạnh, là bởi chịu ảnh hưởng về tư tưởng và thành quả
cụ thể của Pháp gia cùng thời.
2.2.Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia:
a) Quá chú trọng vào pháp luật
.Quan niệm về pháp luật của Pháp gia nói chung và Hàn Phi nói riêng quá
máy móc và cứng nhắc, hoàn toàn không có tính linh hoạt trong việc sử dụng
pháp luật. Để cứu vãn một xã hội loạn lạc, chia rẽ, suy nhược, học thuyết Pháp trị
có lợi hiển nhiên; nhưng khi xã hội đã bình trị rồi, thì nó không cần thiết nữa mà
còn có hại vì có nhiều khuyết điểm; dùng uy quá nhiều, không hợp tình, coi con
13
người như loài vật; quá trọng nông nghiệp và võ bị, ghìm công và thương, mà
không một nước nào chỉ trông cậy vào nông nghiệp, võ bị mà giàu có, văn minh
được. Nhất là bỏ cả đạo đức, lễ nhạc, giáo dục, chỉ cho dân học luật pháp. Phải
trọng sự thực khách quan và trong thời loạn thì pháp luật phải nghiêm. Thực tiễn
có thể là cực chân lí nhưng chỉ nghĩ đến cái lợi ngắn hạn, mà quên cái lợi dài hạn
thì chưa chắc đã phải là thực tiễn. Tần được và mất thiên hạ cũng chỉ vì quá trọng
hình pháp, quá bạo ngược với dân, không biết rằng không thể dùng chính sách
lấy thiên hạ để trị thiên hạ được. Đời sau - Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh đã
dung hoà nhân trị của Khổng và pháp trị của Hàn, dùng chính sách chuyên chế,
cực tôn quân của Hàn mà cũng dùng Tứ thư và Ngũ kinh để dạy dân, một mặt bắt
dân phải tận trung với vua nhưng một mặt cũng nhận rằng vua phải được lòng
dân theo ý dân, yêu dân.
b) Xem pháp luật là chuẩn mực chung để đánh giá con người, không biết quý dân
Pháp gia không xét quyền uy như thế nào là chính đáng, không đặt vấn đề
nếu vua dùng bậy quyền uy thì sao, chỉ tôn quân triệt để mà không quý dân. Dân

không phải là luôn luôn ngu si dốt nát, mà đại đa số là ngại sự thay đổi, muốn
được yên thân, không nghĩ xa; phải kiên nhẫn, khéo léo giảng cho dân hiểu, mà
khi dân đã vui vẻ theo đường lối của chính quyền rồi thì kết quả có thể sẽ mau
đấy nhưng không bền. Hàn Phi chê dân chúng chỉ thấy cái lợi trước mắt mà
không thấy cái lợi lâu dài, nhưng chính ông cũng mắc cái lỗi đó.
Pháp gia đã đồng nhất việc cai trị dựa trên pháp luật với việc cai trị dựa vào
các hình phạt nghiêm khắc. Chúng ta tưởng tượng mỗi một xã hội mà từ trên
xuống dưới chỉ biết tuân pháp luật, không còn lòng thương, không còn chút tình
nghĩa gì nữa, và kẻ nào tỏ ra có chút tình người thì bị nghi ngờ ngay là vị lợi, và
bị phạt. Xét chung, các Pháp gia chỉ muốn công bằng mà không muốn có tình
thương, nhưng thiếu tình thương thì sao có thể công bằng được. Pháp gia đã quá
chú trọng đến biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận tình cảm đạo đức, thủ tiêu
văn hóa giáo dục, như vậy là đã đi ngược lại với xu thế phát triển của văn minh
nhân loại.
c) Tập trung quyền lực vào một cá nhân vua, xây dựng Pháp luật của vua, do vua,
vì vua
14
Pháp gia chủ trương rằng nhà cầm quyền nên thi hành pháp trị, nhưng nếu
gặp ông vua hôn ám như Kiệt, Trụ chẳng hạn thì không nghĩ ra cách nào ngăn
cản được, mà hạng sĩ giỏi pháp thuật có lòng như ông đành trốn qua nước khác
hoặc chịu chết; còn dân chúng thì Pháp gia lại càng không quan tâm tới, họ phải
ráng mà chịu. Pháp gia chỉ bày mưu thuật cho vua, chỉ tìm cách làm cho nước
giàu và mạnh, mà không xét đến nỗi đau khổ của dân, chỉ cho dân mỗi cái quyền
này: kẻ làm lợi cho nước thì được thưởng, thế thôi. Muốn được hưởng cái quyền
đó, dân và các quan lớn nhỏ tuyệt đối phải phục tùng vua.
d) Bỏ qua yếu tố tình người, lòng nhân ái, không đề cao đạo đức của con người
Hàn Phi nói riêng và Pháp gia nói chung xem động cơ hành động của con
người chỉ bao gồm lòng hiếu lợi và thói hiếu danh. Thực tế động lực của chúng ta
còn bao gồm nhiều thứ khác. Nếu trong xã hội tồn tại những tên bệnh hoạn giết
người hàng loạt mà không có động cơ, vui sướng trên sự đau đớn của đồng loại

thì ngược lại, xã hội cũng tồn tại những kẻ vô cùng vị tha, nhiệt tình giúp người
không đòi hỏi sự đền đáp. Cảm giác vui sướng khi giúp được người là một cảm
giác thông thường mà người bình thường ai cũng có. Nó xuất phát từ tình thương
yêu đồng loại, từ ý muốn kết thân với đồng loại, lưu tâm đến đồng loại, nghĩ đến
họ cũng như đang tự nghĩ đến mình.
KẾT LUẬN
Như vậy, các Pháp gia đã mang lại những tư tưởng tiến bộ, giúp thống
nhất Trung Hoa cổ đại, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử và mang lại những kinh
nhiệm lịch sử quý báu. Những triết lí về của Pháp gia giúp cho ta nhận thấy rõ
tầm quan trọng của pháp luật. Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ
khăng khít với nhau. Pháp luật là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực
đạo đức nào đó nhằm biến nó thành thói quen, nếp sống. Chuẩn mực càng khó
bao nhiêu, càng rộng, thậm chí trừu tượng, khó định lượng bao nhiêu thì vai trò
của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Nhưng đạo đức cũng có vai trò quan
trọng của nó: Có những vi phạm đạo đức mà pháp luật không thể xét xử nhưng
con người vẫn không thoát khỏi sự trừng phạt của lương tâm, dư luận. Vì vậy, có
15
thể nói, Pháp luật được coi là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức được coi là pháp
luật tối đa. Do đó những tinh hoa của triết học Pháp gia là thực sự cần thiết đối
với công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh cũng như sự nghiệp đổi mới
toàn diện và triệt để các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là đổi mới hệ thống
chính trị XHCN, xây dựng và hoàn thiện nhà nước Việt Nam pháp quyền của
dân, do dân và vì dân.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Doãn Chính, Từ điển Triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Năm 2009;

2. GS Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử Triết học Phương Đông, Nhà xuất bản
Từ Điển Bách Khoa, Năm 2006;
3. Phùng Hữu Lan, Lịch sử Triết học Trung Quốc – Tập 1: Thời Đại Tử
Học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Năm 2006;
4. TS Bùi Văn Mưa (Chủ biên), Triết Học – Phần I: Đại cương về lịch sử
Triết học, Tài liệu dùng cho Học viên cao học và nghiên cứu sinh, Lưu
hành nội bộ, Năm 2011;
5. Nguyễn Thị Kim Bình (Đại học Đà Nẵng), Tư tưởng trị nước của Pháp
gia và vai trò của nó trong lịch sử, Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 3 (26), Năm 2008;
6. Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi, Hàn Phi Tử, Nhà xuất bản Văn Hóa, Năm
1994 ;
7. ;
8. ;
9. ;
10. />thuyet-phap-tri-cua-han-phi-tu-%E2%80%9Cxay-dung-nha-nuoc-
phap-quyen-can-phai-co-trang-thai-phap-tri-tot-va-nha-cam-quyen-
tri-tue%E2%80%9D.html ;
11. ;
12. ;

×