Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.46 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT
PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Hằng
STT: 049 Lớp: Đêm 5 Khóa: 21
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
TP.HCM, tháng 02 năm 2012
MỤC LỤC

Lời nói đầu
1
CHƯƠNG I: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI
I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
2
II. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC
HY LẠP CỔ ĐẠI
3
1. Trường phái Milê (Milet)
3
2. Trường phái Hêraclít (Héraclite)
5
3. Trường phái đa nguyên Empêđốc (Empedocle) – Anaxago (Anaxagore)
6
4. Trường phái nguyên tử luận Lơxíp (Leucippe) – Đêmôcrít (Democrite)
7
CHƯƠNG II: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY


VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Những giá trị
9
2. Những hạn chế
11
Kết luận
Tài liệu tham khảo
2
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói phương pháp nhận thức biện chứng duy vật giúp người ta nhìn
nhận những gì đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của thế giới đương đại một cách
khách quan, toàn diện và cụ thể hơn trong bối cảnh thế giới đang toàn cầu hoá với
những mối liên hệ chằng chịt, đan xen nhiều chiều như hiện nay. Triết học giúp con
người có được sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố sự quyết tâm
hành động để hoàn thành mục tiêu đã đề ra với kết quả cao nhất.
Quay ngược về lịch sử triết học cổ đại để tìm hiểu nguồn gốc hình thành của
tư tưởng duy vật biện chứng, cụ thể là chủ nghĩa duy vật chất phát Hy Lạp cổ đại,
nơi hình thành nhà biện chứng nổi tiếng Hêcralít, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể
về phương pháp biện chứng và tiếp cận nó một cách dễ dàng hơn, ứng dụng vào
công việc và cuộc sống ngày một tốt hơn.
Để hoàn thành tiểu luận này tôi đã dựa vào các giáo trình của: 1) Tiểu Ban
Triết học, Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Triết học Phần I
Đại cương về lịch sử Triết học, TP.HCM, 2011 và Triết học Phần II Các chuyên đề
về Triết học Mác – Lênin, TP.HCM, 2010; 2) Bộ GD-ĐT, Giáo trình Triết học Mác
– Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; 3) HĐTW Chỉ đạo biên soạn giáo
trình Quốc gia…, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2005; …
Dù bản thân người viết đã có nhiều cố gắng trong việc tham khảo tài liệu để
hoàn thành tiểu luận này song do hạn chế về khả năng và thời gian trong khi nguồn
tài liệu về triết học vô cùng phong phú nên bài tiểu luận không tránh khỏi những

thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp chân thành từ giảng viên và người
đọc , ý kiến đóng góp nếu có xin vui lòng gửi về địa chỉ mail cá nhân
Xin chân thành cám ơn !
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 02 năm 2012
3
Nguyễn Thị Thanh Hằng
CHƯƠNG I
NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC
HY LẠP CỔ ĐẠI
I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
Nền triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng,
bản hợp xướng của triết học Phương Tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm
tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học Phương Tây
sau này
1
.
Trong các nền văn minh cổ đại rực rỡ được biết đến hiện nay thì nền văn
minh Hy Lạp xuất hiện muộn hơn cả nhưng nó lại rất phong phú, đặc biệt là về triết
học. Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và
sâu sắc các quan hệ xã hội, đánh dấu bởi sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên
trong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ, như Ph.Ăngghen nhận xét: "Không có chế độ
nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp,
không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn
minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”
2
.
Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền
và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á. Với
điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh
vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá, tạo điều kiện để tư duy con

người có dịp bay bổng, thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Xứng đáng là chiếc nôi của
nền văn minh Châu Âu và của cả nhân loại.
1
/>2
/>4
Về văn học, sớm nhất là Ome (Homère). Về sử học, nổi tiếng nhất là nhà
chép sử Hêrôđốt (Hérodote). Về toán học và thiên văn học, có Talét (Thalès), Pitago
(Pythagore), Ơclít (Euclide). Về vật lý học, có Acsimét (Archimède). Về y - sinh
học, có Híppôcrát (Hippocrate). Về điêu khắc, có đền Páctênôn (Parthénon) của nhà
điêu khắc Phiđiát (Phiđias). Về kiến trúc, có tượng thần Vệ nữ (Venus) của Praxiten.
Về hội hoạ, có bức Maratông trong chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư Tất cả những tiền
đề kinh tế, xã hội, khoa học, văn học, nghệ thuật nói trên là những điều kiện cho sự
phát triển rực rỡ của triết học cổ Hy Lạp. Triết học Hy Lap cổ đại rất đa dạng; song
nhìn chung, chúng thể hiện rõ khuynh hướng nhất nguyên (chủ nghĩa duy vật, chủ
nghĩa duy tâm) hay khuynh hướng nhị nguyên một cách rõ ràng và khá nhất quán
3
.
Về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật chất phác, các nhà triết gia theo
chủ nghĩa duy vật quan niệm bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ
nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước và quyết định ý thức của con người.
Chủ nghĩa duy vật tồn tại dưới 03 (ba) hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy vật chất
phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy
vật chất phác là kết quả của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại. Họ quan niệm
sự hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó
là thực thể đầu tiên. Những lý giải của họ còn mang tính trực quan nên những kết
luận của họ về thế giới cơ bản còn mang tính ngây thơ, chất phác.
Chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại được hình thành từ trường phái
Milê, trường phái Hêraclít, trải qua trường phái đa nguyên và đạt được đỉnh cao
trong trường phái nguyên tử luận.

II. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT
PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Trường phái Milê (Milet)
3
Tiểu ban Triết học, Khoa LLCT, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Triết học Phần I Đại cương về lịch sử Triết học,
TP.HCM, 2011, tr.91
5
TALÉT (624-547 TCN)
Nguồn: philosofaithcircle
Milê là thành thị buôn bán to nhất và quan trọng nhất ở Hy Lạp trong thế kỷ
VII trước CN, với 90 căn cứ địa ở bờ Hắc Hải, một căn cứ địa lớn ở bờ biển Ai Cập
(một khu tự do buôn bán ở thành phố Naucrates) và nhiều thành thị ở Nam nước Ý.
Milê phát triển thương nghiệp với Ai Cập và phía Tây Tiểu Á và Lưỡng Hà vì thế
những nhà bác học tiếp thu được di sản hiểu biết của nền văn minh cổ đại Đông
phương.
Trường phái Milê với đại diện là ba nhà triết học duy vật Talét (Thalès),
Anaximăngđrơ (Anaximandre), Anaximen (Anaximène). Đặc điểm của phái này là
đặt vấn đề: thực chất của thế giới là gì?
Nếu trước kia, tôn giáo đặt vấn đề nguồn gốc thế giới và giải quyết bằng
chuyện hoang đường (ví dụ: ông thần đầu đẻ ra các ông khác ) thì các đại biểu của
trường phái Milê đều coi bản nguyên của thế giới là một cái đơn
nhất. Như theo Talét bản nguyên vật chất của thế giới là nước, còn
Anaximăngđrơ thì cho là apeiron, trong khi Anaximen quan niệm
là không khí.
Talét xuất thân trong một gia đình thương gia giàu có, ông
không chỉ là nhà triết học mà còn là nhà toán học, nhà thiên văn
học… Talét đặt vấn đề thực chất của thế giới là một thứ vật chất:
nước. Nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và
luôn quay trở về với nước; không có nước thì không có gì cả. Nước tồn tại vĩnh
viễn, còn mọi vật do nó tạo ra thì không ngừng sinh ra, biến đổi và mất đi

4
. Về
phương pháp tư tưởng, Talét đã quan niệm được sự vật trong cái biến chuyển của
nó: nước là chất động, chuyển thành các chất khác.
Theo Anaximăngđrơ, apeiron là cái vô định hình, bởi vì nó chứa trong mình
những lực lượng đối lập nhau; chính sự đấu tranh của những lực lượng đối lập này
4
Tiểu ban Triết học, Khoa LLCT, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Triết học Phần I Đại cương về lịch sử Triết học,
TP.HCM, 2011, tr.94
6
HÊRACLÍT (530-470 TCN)
Nguồn: edmortimer.wordpress.com
mà vạn vật có hình thể, tính chất khác nhau được sinh ra, và sau đó, các vật đối lập
nhau sẽ hủy diệt nhau để trở về với apeiron
5
.
Về sau Anaximen cho vật chất là khí, khí có hai đặc điểm: phổ biến hơn
nước, nhưng nó vẫn có tính chất cụ thể. Do có năng lực tụ và tán mà không khí có
thể biến thành nước, đất, đá,… hay lửa.
2. Trường phái Hêraclít (Héraclite)
Hêraclít là một nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp
cổ đại. Ông xuất thân từ tầng lớp chủ nô quý tộc ở vùng
Iônia nhưng bản thân sống rất nghèo khổ và đơn độc.
Những năm cuối đời, ông chuyển sống trong các túp lều
trên núi và không biết đích xác năm ông qua đời. Hêraclít
có nhiều tư tưởng biện chứng rất sâu sắc, nhưng cách
thức thể hiện chúng ở ông không rõ ràng, chứa nhiều ẩn
dụ khó hiểu. Vì thế nhiều người Hy Lạp cổ cùng thời
không hiểu được ông, thường gọi là con người “tăm
tối”

6
.
Trường phái duy vật đơn nguyên do Hêraclít xây dựng, thể hiện rõ các tư
tưởng biện chứng chất phác, và căn bản thì có tính chất duy vật, dĩ nhiên là không
hoàn toàn. Hêraclít đã xây dựng những khái niệm căn bản của biện chứng pháp: khái
niệm vạn vật biến chuyển, mâu thuẫn nội bộ trong mỗi vật, không phải là mâu thuẫn
giữa cái này và cái kia, mà là trong sự đồng nhất có mâu thuẫn mà chính nó đồng
nhất là vì nó mâu thuẫn với nó.
Tư tưởng của Hêraclít rất khác với phái Milê. Phái Milê là phái tư sản tiến
bộ, tư sản cách mạng, duy vật chủ nghĩa. Tuy họ có quan niệm được vạn vật biến
chuyển, nhưng thực tế lại quan niệm biến chuyển máy móc.
5
Tiểu ban Triết học, Khoa LLCT, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Triết học Phần I Đại cương về lịch sử Triết học,
TP.HCM, 2011, tr.94
6
Bộ GD-ĐT. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 63.
7
Quan niệm về thế giới: Hêraclít cho rằng thế giới vật chất là do chính vật
chất sinh ra, mà dạng vật chất đầu tiên sinh ra các dạng vật chất khác đó là lửa. Khi
coi bản nguyên của thế giới là lửa, Hêraclít cho rằng, vạn vật đều từ lửa mà ra, “tất
cả đều được trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả như vàng thành hàng hoá và
hàng hoá thành vàng”
7
.
Tư tưởng biện chứng: Theo ông, không có sự vật, hiện tượng nào trường
tồn, bất biến, mà tất cả đều luôn trong trạng thái vận động, biến đổi và chuyển hoá
không ngừng. “Mọi vật đều trôi đi, chảy đi, không có cái gì đứng nguyên tại chỗ”.
Vạn vật vừa tồn tại vừa không tồn tại, không ngừng sinh thành, biến đổi, chuyển hoá
do vậy “không ai tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”.
Theo ông cái đồng nhất tồn tại trong sự khác biệt. Thế giới vật chất vừa đa

dạng vừa thống nhất, bao gồm các sự vật, hiện tượng – những trạng thái quá độ của
lửa, chứa đựng trong mình các mặt đối lập; đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn
gốc của sự vận động và phát triển, “đấu tranh là cha đẻ của tất cả, là ông hoàng của
tất cả”.
Sự vận động vả phát triển không ngừng của thế giới do những quy luật khách
quan (tức lô-gốt) quy định
8
.
Về nhận thức luận, ông cho rằng quá trình nhận thức phải bắt đầu từ cảm
tính nhưng cảm tính không đủ sức để khám phá bí ẩn của tự nhiên. Muốn nhận thức
thấu suốt tự nhiên phải sử dụng tư duy, lý tính.
Vai trò và ảnh hưởng của Hêraclít trong lịch sử triết học có một tầm quan
trọng đặc biệt. Chính Hêraclít sẽ thành đối tượng đấu tranh của cả truyền thống duy
lý duy tâm. Nhưng triết học của ông góp phần đưa triết học cổ đại tiến thêm một
bước mới và được xem là đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại.
7
HĐTW Chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình
Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 76.
8
Khoa Triết học, HV Chính trị - Hành chính KVII, HV Chính trị - Hành chính Quốc gia TP.HCM. Đề cương bài giảng
Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009, tr. 35.
8
3. Trường phái đa nguyên Empêđốc (Empedocle) – Anaxago
(Anaxagore)
Theo Empêđốc, có 4 nhân tố: lửa - khí - nước - đất, chịu sự tác động của hai
loại lực là tình yêu và thù hận. Yêu thì hợp nhau, ghét thì xa nhau do vậy các nhân
tố tổng hợp và giải tán tùy theo yêu và ghét. Dựa trên quan điểm này, Empêđốc cho
rằng vũ trụ vận động phát triển với quy trình gồm bốn giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Tình yêu chiến thắng và ngự ở tâm vũ trụ, đẩy hận thù ra
ngoài biên, vũ trụ như quả cầu duy nhất, đồng nhất, thống nhất, không phân chia.

+ Giai đoạn 2: Hận thù tiến vào tâm vũ trụ, đẩy tình yêu ra khỏi tâm, vũ trụ
bắt đầu phân hóa.
+ Giai đoạn 3: Hận thù chiến thắng và ngự ở tâm vũ trụ, đẩy tình yêu ra
ngoài biên, vũ trụ hoàn toàn bị phân hóa thành bốn yếu tố lửa - khí - nước - đất.
+ Giai đoạn 4: Tình yêu tiến dần vào vũ trụ, đẩy hận thù khỏi tâm và kết hợp
với bốn yếu tố lửa - khí - nước - đất tạo nên hay làm mất đi sự vật.
Cũng theo trường phái đa nguyên nhưng Anaxago cho rằng vạn vật được sinh
ra từ những cái tương tự như chúng mà ông gọi là hạt giống, cực nhỏ và có thể phân
chia đến vô tận. Sự biến hóa về chất của vạn vật là kết quả thay thế phần lớn các hạt
giống trong chúng. Dưới tác động của Nus – trí tuệ thuần túy hay linh hồn của thế
giới mà các hạt giống sinh sôi, nảy nở và thay thế cho nhau. Theo Anaxago, mầm
nào sẽ sinh giống nấy, nhưng mỗi hạt giống sẽ chứa tất cả các hạt giống khác ở liều
lượng nhỏ hơn.
4. Trường phái nguyên tử luận Lơxíp (Leucippe) – Đêmôcrít (Democrite)
Đây là trường phái đỉnh cao của triết học Hy Lạp cổ đại trong giai đoạn cực
thịnh. Theo Lơxíp và Đêmôcrít, cơ sở biến chuyển bất sinh bất tử là nguyên tử. Lần
đầu tiên tư tưởng duy vật Hy Lạp đạt tới một khái niệm vật chất thoát khỏi cảm tính
trực quan, quy định vật chất một cách khoa học, chính xác, bằng khối và hình.
Lơxíp cho rằng cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại nhưng cái không tồn tại (chân
không) cũng tồn tại. Nguyên tử và chân không cùng là khởi nguyên của thế giới. Từ
9
ĐÊMÔCRÍT (460-370 TCN)
Nguon: PlanetFacts
những cơn lốc xoáy của các nguyên tử trong chân không mà các nguyên tử cùng
kích thước tụ lại với nhau hình thành nên đất, nước, lửa, không khí. Từ đó tạo ra
vùng đất và bầu trời với các tinh tú rực sáng. Vạn vật sinh, diệt theo luật nhân quả.
Kế thừa tư tưởng của người thầy Lơxíp,
Đêmôcrít đã phát triển học thuyết nguyên tử lên một
trình độ mới. Là một trong những nhà duy vật lớn nhất
thời cổ đại, Đêmôcrít cho rằng tất cả mọi vật đều hình

thành từ những nguyên tử, đó là phần tử vật chất bé
nhỏ, là cơ sở của mọi vật, không phân chia được nữa
và không thể cảm nhận được bằng trực quan. Nguyên
tử là vĩnh cửu không thay đổi, trong lòng nó không có
cái gì xảy ra nữa. Các nguyên tử khác nhau về hình dạng, kích thước, trật tự và vị
trí. Tính đa dạng của các nguyên tử giải thích tính đa dạng muôn vẻ của các sự vật
trong thế giới vật chất.
Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa duy vật Đêmôcrít là quyết định luận (thừa
nhận nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả và tính quy luật của
các hiện tượng tự nhiên).
Lúc đầu khi vũ trụ xuất hiện, chính sự va chạm vào nhau của các nguyên tử
tạo ra một cơn xoáy nguyên tử đẩy các nguyên tử nhẹ ra ngoài, nguyên tử to nặng
thì tụ lại vào tâm, nhờ đó mà các tầng lớp nguyên tử cùng kiểu dáng, trọng lượng và
kích thước như đất, nước, không khí, lửa… được tạo thành, Trái đất, sự sống xuất
hiện. Sinh vật sống đầu tiên được hình thành từ nước bùn, từ dưới nước chuyển lên
cạn và tiến hóa dần dẫn đến sự xuất hiện con người.
Quan niệm về nhận thức: Đêmôcrít cho rằng mọi nhận thức của con người
đều có nội dung chân thực nhưng mức độ rõ ràng, đầy đủ của chúng khác nhau. Ông
chia nhận thức thành hai dạng là nhận thức mờ tối (nhận thức cảm tính) và nhận
thức sáng suốt (nhận thức lý tính). Muốn khám phá bản chất sự vật cần có nhận thức
10
lý tính. Khi đề cao nhận thức lý tính, ông đã tiến hành xây dựng các phương pháp
nhận thức lôgích như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa.
Quan niệm về đạo đức: Đêmôcrít đã có những cống hiến tích cực về đạo đức
học. Ông đòi hỏi con người phải sống đúng mực, ôn hòa và không gây hại cho
người khác. Ông luôn phản đối sự giàu có quá đáng, sự trục lợi bất lương vì đó là
cội nguồn dẫn đến sự bất hạnh cho con người.
Quan điểm chính trị - xã hội: Đêmôcrít đại biểu cho tầng lớp chủ nô dân chủ
tiến bộ luôn đấu tranh bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô. Ông cho rằng Nhà nước là trụ
cột của xã hội nên cần phải trừng phạt nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay

các chuẩn mực đạo đức. Nghệ thuật quản lý nhà nước là một trong những loại nghệ
thuật cao nhất.
CHƯƠNG II
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA
DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Những giá trị
- Thế giới quan duy vật chất phác không dựa vào cái siêu nhiên hay lòng tin,
đức tin tôn giáo mà dựa vào cái tự nhiên, dựa vào lý trí hay lẽ phải đời thường của
chính con người để lý giải thế giới và đời sống của họ. Thế giới quan duy vật chất
phác đã đặt ra những vấn đề mà triết học và khoa học đời sau phải giải đáp; do vậy
nó đã thúc đẩy hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển,
góp phần củng cố sức mạnh tinh thần cho các lực lượng chính trị tiến bộ trong xã
hội…
9
- Chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại giải thích giới tự nhiên theo
quan điểm duy vật thô sơ, thuần phác mà theo Ăngghen thì đó là “quan niệm về thế
9

Tiểu ban Triết học, Khoa LLCT, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Triết học Phần II Các chuyên đề về Triết học Mác -
Lênin, TP. HCM, 2010, tr.14.
11
giới một cách nguyên thủy, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng”
10
. Quan niệm duy vật
thô sơ của triết học Hy Lạp đã đóng vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm, tôn giáo và thần học thời cổ đại; lấy giới tự nhiên để phản ánh giới tự
nhiên mà không viện đến thần linh hay thượng đế để giải thích thế giới. Vai trò của
tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan. Nhằm đi đến tìm hiểu con
người và tự nhiên từ đâu mà có và đi về đâu.
- Với những nhà tư tưởng tiêu biểu như Hêraclít, chủ nghĩa duy vật chất phác

Hy Lạp cổ đại đã góp phần xây dựng nên phép biện chứng tự phát, kết quả của quá
trình nghiên cứu phép biện chứng giúp các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nhận thức và
phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện chứng như mối quan hệ giữa sự vật và hiện
tượng, sự vận động vĩnh viễn của vật chất… Phép biện chứng duy vật chất phác là
đóng góp của triết học Hêraclít vào kho tàng tư tưởng của nhân loại.
- Quan niệm về vận động đã được một số nhà triết học trước đó đề cập nhưng
phải đến Hêraclít thì mới tồn tại với tư cách là học thuyết về vận động với câu nói
nổi tiếng “không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Hêraclít là nhà triết
học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập, mà sau này C.Mác đã đề cập và đi sâu. Điểm sâu sắc ở đây là Héraclite
thấy được cái mâu thuẫn xuất phát từ cái đồng nhất, cái mâu thuẫn căn bản là có tính
chất nội bộ. Một vật tồn tại là nhờ bao hàm những mâu thuẫn mà nó thống nhất
được. Mâu thuẫn xuất phát từ cái đồng nhất nhưng không phải là xuất phát một cách
lung tung, trái lại nó xuất phát có quy luật, và có những giai đoạn mâu thuẫn được
thống nhất hay không được thống nhất. Nếu không được thống nhất thì vật sẽ tiêu
dần và chuyển sang một hình thức khác, một trình độ khác.
- Với đỉnh cao là thuyết nguyên tử của thầy trò Lơxíp và Đêmôcrít, chủ nghĩa
duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại đã đóng góp quan trọng vào triết học duy vật khi
thừa nhận sự ràng buộc lẫn nhau theo quy luật nhân quả tính khách quan trong tính
10
Lê Thanh Sinh & Nguyễn Thanh. Triết học (Phần I – Lịch sử Triết học), Nxb Thanh niên, TP.HCM, 2010, tr. 44.
12
tất yếu của sự vật, hiện tượng tự nhiên. Giải thích sự sống là kết quả của quá trình
biến đổi dần đần từ thấp đến cao của tự nhiên.
- Một số khái niệm lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử triết học như khái
niệm không gian hay đạo đức.
- Empêđốc có công tìm ra một số ý kiến mà mãi đến thời cận đại mới phát
triển, ví dụ thuyết lựa chọn tự nhiên trong tiến hóa động vật. Đó là biểu hiện đầu tiên
của thuyết lựa chọn tự nhiên mà sau này Darwin phát triển, giải thích tính chất
tương đối điều hòa của các cơ thể bằng quy luật biến chuyển ngẫu nhiên và lựa chọn

tự nhiên.
2. Những hạn chế
- Thế giới quan duy vật chất phác thường đồng nhất vật chất với vật cụ thể;
do đó nó thường mang tính trực quan, phỏng đoán, thiếu những chứng cứ khoa học
cụ thể, biểu hiện dưới hình thức ngây thơ, phù hợp với nhận thức của người thời cổ.
- Thế giới quan duy vật chất phác không triệt để vì nó không lý giải được bản
tính của các hiện tượng tinh thần cũng như mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất;
nó chỉ mới giải thích thế giới chứ chưa thật sự góp phần cải tạo thế giới.
- Về thế giới quan là duy vật có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầm của
triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng về mặt phương pháp luận thì chưa có cơ sở
khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh
nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoa học của
bản thân tri thức triết học. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nói chung
là đúng đắn nhưng mang tính ngây thơ chất phác vì chủ yếu dựa vào quan sát trực
tiếp, chưa dựa vào các thành tựu của các bộ môn khoa học chuyên ngành vì lúc đó
chưa phát triển. Chính phép biện chứng còn ngây thơ chất phác nên sau giai đoạn
phát triển rực rỡ đã không đứng vững và bị phép siêu hình xuất hiện từ nửa cuối thế
kỉ XV thay thế.
- Còn những khái niệm mang ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo như
13
“linh hồn” (Hêraclít), “tình yêu”, “hận thù” (Empêđốc).
- Chưa thấy được hết khả năng của con người trong việc cải tạo biến đổi thế
giới và còn chịu ảnh hưởng của giai cấp chủ nô thống trị, một phần do xuất phát từ
quan niệm bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình nên tư tưởng của triết gia thời này
vẫn bảo vệ lợi ích giai cấp, chưa thấy được tính tất yếu của việc giải phóng con
người hoàn toàn tự do khỏi chế độ nô lệ.
KẾT LUẬN
Những thành tựu của chủ nghĩa duy vật ngây thơ, chất phác trong triết học
Hy Lạp có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa duy vật nói chung và sự
nhận thức của con người nói riêng về thế giới. Những thành tựu này góp phần tạo

thành bộ khung cơ bản nhất để mô tả thế giới.
Dù còn nhiều hạn chế về tính ngây thơ, chất phác nhưng những tư tưởng mà
chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề cơ bản của
triết học mà sau này các học thuyết triết học khác sẽ từng bước giải quyết theo nội
dung của thời đại mình. Những thành tựu triết học cơ bản của nó xứng đáng ghi một
mốc son trong lịch sử triết học của loài người.
Nghiên cứu chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại, nắm được những giá
trị cũng như hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn
trong nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng từ đó ứng dụng vào việc học tập,
nghiên cứu, và trong cuộc sống ngày một hiệu quả hơn.
14

×