Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.57 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC
HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ
CỦA NÓ
 : NGUYỄN THỊ HOÀNG GIANG
 : CHKT - K21 - Đêm 5
 : 41 –  5
 :  BÙI VĂN MƯA
TP. HCM, năm 2012
MỤC LỤC
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1.1. Điều kiện lịch sử ra đời, phát triển:
1.2. Những tư tưởng cơ bản:
1.2.1. Trường phái Milê:
1.2.2. Trường phái Heraclit:
1.2.3. Trường phái đa nguyên:
1.2.4. Trường phái nguyên tử luận:
Chương 2: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA
DUY VẬT CHẤT PHÁC CỔ ĐẠI
2.1. Xem xét riêng trên hai trường phái lớn: trường phái Heraclit và trường
phái nguyên tử.:
2.1.1. Trường phái Heraclit:
2.1.2. Trường phái nguyên tử luận:
2.2. Xem xét chung toàn bộ triết học Hy Lạp cổ đại:
2.2.1. Giá trị:
2.2.2. Hạn chế:


TỒNG KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục

PHẦN MỞ ĐẦU
Như ta đã biết, triết học được chia thành hai trường phái lớn: chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật có ba hình thức cơ bản: Duy vật tự
phát cổ đại (duy vật chất phác – ngây thơ), triết học duy vật siêu hình và triết học
duy vật biện chứng của Mác (triết học Mác-Lênin). Chủ nghĩa duy tâm bao gồm:
Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Bài viết này sẽ tìm hiểu và phân tích những tư tưởng cơ bản, giá trị cũng
như hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại. Do khoa học lúc này
chưa phát triển, các quan niệm triết học được rút ra trên cơ sở suy luận, suy đoán
từ sự quan sát trực tiếp các sự kiện xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội nên triết
học thời kỳ này mang nặng tính sơ khai, chất phác, ngây thơ. Nó mang tính trực
quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà
triết học hơn là những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học. Tuy còn
nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại về cơ bản là đúng vì nó
đã lấy giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên, không viện đến thần linh hay
Thượng đế. Nó đã khái quát những tư tưởng của khoa học cụ thể ở nhiều lĩnh
vực: thiên văn, vật lý, toán học và cùng khoa học cụ thể để giải quyết những
vấn đề của khoa học lý thuyết.
Tìm hiểu về chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại là một đề tài khá
hấp dẫn, nó dẫn chúng ta hiểu về những lý luận đầu tiên về thế giới, cái nhìn
thoát khỏi sự ám ánh của yếu tố thần linh, hiểu về nguồn gốc và lịch sử phát triển
của chủ nghĩa duy vật biện chứng thời hiện đại mà chúng ta đang tiếp nhận. Và
việc tìm hiểu về “yếu tố lịch sử” của một điều gì đó luôn là một điều ý nghĩa,
giúp ta hiểu hơn về sự hình thành, phát triển của nó, do đó sẽ hiểu hơn về bản
chất và cảm nghiệm một cách sâu sắc hơn về “giá trị” của nó.
Tài liệu sử dụng chủ yếu là quyển Triết học (Phần I)-TS Bùi Văn Mưa,

2011; Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 và
một số tư liệu trên website: ; http: //yume.vn
1
Chương 1
TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1.1. Điều kiện lịch sử ra đời, phát triển:
Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất
liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu
Á. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, những đồng bằng trù phú
và các thành phố lớn như Athens ra đời sớm, thương mại cũng phát triển từ rất
sớm với các hải cảng và đảo rải rác trên biển Egie. Hy Lạp đã sớm trở thành một
quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công-thương nghiệp phát triển, một nền văn
hóa tinh thần phong phú, đa dạng. Gắn liền với sự phát triển về kinh tế, xã hội
phân chia giai cấp, sự phân công lao động xã hội thành lao động trí óc và lao
động chân tay đã dẫn tới sự hình thành một đội ngũ các nhà trí thức chuyên
nghiệp chuyên nghiên cứu về khoa học, triết học. Sự xuất hiện của những trí thức
khoa học và triết học trong thời kỳ này đã tạo nên một bước ngoặt lớn về nhận
thức của con người, phá vỡ ý thức hệ thần thoại và tôn giáo nguyên thủy, những
tri thức về khoa học tự nhiên phát triển mạnh, các nhà triết học đồng thời cũng là
các nhà Toán học, nhà Vật lý học Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành
tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu
Âu sau này.
1.2. Những tư tưởng cơ bản:
1.2.1. Trường phái Milê
1
:
Trường phái triết học Milê do ba nhà triết học duy vật là Talét,
Anaximăngđrơ, Anaximen (Thalès, Anaximandre, Anaximène) xây dựng, nhằm
làm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới. Nếu bản nguyên vật chất của thế giới
được Talét cho là nước, thì Anaximăngđrơ cho là apeiron, còn Anaximen cho là

không khí.

!"#$%ư&'()*+,-./'(ư01*2),3%'456&()*'7 '(89
2
Talét (624-547 TCN) cho rằng: Nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của
vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay trở về với nước; không có nước thì
không có gì cả. Nước tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó tạo ra thì không ngừng
sinh ra, biến đổi và mất đi. Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại tựa như
một vòng biến đổi tuần hoàn không ngừng nghỉ mà nước là nền tảng của vòng biến
đổi tuần hoàn đó.
Theo Anaximăngđrơ, apeiron là cái vô định hình, bởi vì nó chứa trong mình
những lực lượng đối lập nhau; chính sự đấu tranh của những lực lượng đối lập này
mà vạn vật có hình thể, tính chất khác nhau được sinh ra, và sau đó, các vật đối lập
nhau sẽ hủy diệt nhau để trở về với apeiron
Còn theo Anaximen, do có năng lực tụ và tán mà không khí có thể biến
thành nước, đất, đá,… hay lửa. Lửa do nhẹ mà bay lên tạo thành bầu trời. Đất đá
do nặng mà rơi xuống tạo thành tâm vũ trụ. Và từ chúng vạn vật ra đời.
Những quan niệm triết học duy vật của trường phái Milê tuy còn mộc mạc,
thô sơ nhưng có ý nghĩa vô thần chống lại thế giới quan thần thoại đương thời và
đã chứa đựng những yếu tố biện chứng chất phác.
1.2.2. Trường phái Heraclit :
Ông được xem là trung tâm trong lịch sử của phép biện chứng Hy Lạp cổ
đại. Lênin coi ông là một trong những người sáng lập ra phép biện chứng. Tư
tưởng của ông có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của phép biện chứng sau
này.
 Về khởi nguyên của vũ trụ:
- Lửa là khởi nguyên của thế giới, vạn vật đều từ lửa mà ra, rồi sau đó mất
đi để quay về với lửa, nhưng tuỳ theo độ của lửa mà vạn vật có thể chuyển hóa –
thay đổi trạng thái. “Thế giới này chỉ là một đối với mọi cái, không phải do thần
thánh hay do con người tạo ra nhưng nó mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh

cửu, như là độ đo của những cái đang rực cháy và mức độ của những cái đang lụi
tàn”
1
.

:;<<===<>?>&<@=(?&>AB CDE9(?F&>&
3
- Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới. “Thế giới chỉ là một
ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt ngày đêm”. Các hiện tượng tự nhiên như nắng
mưa, các mùa, v.v…theo ông không phải là những hiện tượng thần bí mà chỉ là
những trạng thái khác nhau của lửa. “Cái chết của lửa chỉ là sự ra đời của không
khí, cái chết của không khí chỉ là sự ra đời của nước. Nước sinh ra từ cái chết của
đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh ra từ cái chết của không
khí”
1
. Lửa chính là gốc của mọi sự thay đổi. Tất cả các dạng khác nhau của vật
chất chỉ là trạng thái chuyển hóa của lửa mà thôi.
- Thế giới vận động theo trật tự mà ông gọi là logos: logos khách quan và
logos chủ quan quan hệ với nhau như là quan hệ giữa khách thể và nhận thức.
Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ.
Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói và suy nghĩ của mọi người. Logos
chủ quan phải phù hợp với logos khách quan nhưng nó biểu hiện ở từng người có
khác nhau. Người nào càng tiến gần tới logos khách quan bao nhiêu thì càng
thông thái bấy nhiêu. Và như vậy thì sự phù hợp với logos khách quan là tiêu
chuẩn để đánh giá tư duy con người. Đây là một đóng góp có giá trị của Heraclit
cho phép biện chứng sau này.
 Về sự vận động là phổ biến:
Quan niệm về vận động đã được một số nhà triết học trước đó đề cập nhưng
phải đến Heraclit thì mới tồn tại với tư cách là học thuyết về vận động với câu
nói nổi tiếng “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Quan niệm

về vận động của ông có nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập.
- Thứ nhất, thống nhất là sự đồng nhất của cái đa dạng và là sự hài hoà
giữa các mặt đối lập. Đồng nhất được xem là giới hạn theo nghĩa cùng tồn tại
trong một tương quan để so sánh, nếu thiếu thì không còn sự so sánh nữa, không
thể quý sức khoẻ khi không biết mặt đối lập của nó là bệnh tật. Tính chất của sự
đồng nhất là tương đối. Bản chất của sự vật chỉ có thể được xác định trong mối

G(H()*%G'I63J(KL5&'MN'7B'(CO
4
liên hệ với các sự vật khác. Nhưng ở những tương quan khác nhau sẽ cho những
kết quả so sánh khác nhau. “Con khỉ đẹp nhất so với con người cũng rất dị
hợm”.
1
- Thứ hai, mỗi sự vật, mỗi hiện tượng trong quá trình biến đổi đều trải qua
các trạng thái đối lập và chuyển thành các mặt đối lập với nó. Ông nói: “Trong
con người chúng ta, sống và chết, tỉnh và mộng, trẻ và già trước sau cũng đều là
một. Cái sau biến hoá thành cái trước. Cái trước biến hoá lại trở thành cái sau.”
2
,
“từ mọi vật sinh ra duy nhất, từ duy nhất sinh ra mọi vật”, “mọi vật sinh ra qua
đấu tranh”, “bệnh tật làm cho sức khoẻ quý hơn, cái ác làm cho cái thiện cao quý
hơn”. Như vậy, Hêraclit đã có phỏng đoán về sự phân đôi của một cái thống nhất
thành những mặt đối lập, bài trừ nhau nhưng gắn liền với nhau về sự đấu tranh và
thống nhất của những mặt đối lập ấy.
- Thứ ba, đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là sự đối lập mà còn là
sự thống nhất giữa các mặt đối lập, là điều kiện của tồn tại.
Trái với quan điểm đang thịnh hành lúc bấy giờ xem đấu tranh như một
hiện tượng hoàn toàn tiêu cực, như là sự xung đột giữa các lực lượng mù quáng
bất động mang tính chất phá huỷ, Hêraclit khẳng định đấu tranh sẽ tạo ra một trật

tự hài hoà về sự thống nhất. Theo ông, cái vốn có ở trong hài hoà là đấu tranh và
đó là điều kiện để hài hoà. Ở đâu không có sự khác biệt thì ở đó không có sự
thống nhất. Đấu tranh là nguồn gốc của mọi cái đang hiện hữu, là khởi nguyên
sáng tạo của sự sống và tồn tại. Vì vậy đấu tranh là phổ biến tất yếu.
 Về nhận thức luận và nhân bản học:
- Về mặt nhận thức: Theo ông, nhận thức khởi đầu từ cảm tính thông qua
các giác quan để con người nhận thức các sự vật cụ thể. Ông cũng nhận thấy vai
trò không giống nhau giữa các giác quan trong nhận thức “Con mắt là người làm
chứng cao hơn lỗ tai”
3
. Ông chia nhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm

MP%'()*QR1F1&%SI6%T3M%&5'7'( 9  98
7
MP%'()*QR1F1&%SI6%T3M%&5'7'( 9  98
9
MP%'()*QR1F1&%SI6%T3M%&5'7'( 9  98
5
tính và nhận thức lý tính. Dù quá trình nhận thức bắt đầu từ cảm tính, nhưng cảm
tính không đủ để khám phá bí ẩn của tự nhiên; vì vậy, muốn nhận thức thấu suốt
tự nhiên phải sử dụng tư duy, lý tính. Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với
logos nhưng không chắc chắn. Nhận thức lý tính là con đường đạt tới chân lý nên
ông đề cao. Nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt tới sự nhận thức “logos” của sự
vật, tức là phải nhận thức được bản chất quy luật của sự vật. Ngoài ra ông còn
nêu lên tính chất tương đối của nhận thức, tuỳ điều kiện cụ thể mà thiện - ác, tốt -
xấu, lợi - hại chuyển hoá cho nhau.
- Về nhân bản học: Con người là sự thống nhất cả hai mặt đối lập ẩm ướt và
lửa. Linh hồn là vật chất, là một trạng thái quá độ của lửa. Quan niệm này sai lầm
nhưng giá trị triết học của nó nằm ở chỗ: Ông tìm bản chất của tinh thần không
phải là ở ngoài vật chất mà là ở chính thế giới vật chất, giá trị ấy có tính chất

định hướng cho sự tìm tòi bản chất đích thực của đời sống tinh thần.
Như vậy, Hêraclít là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quy
luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Dù chưa trình bày các quan niệm
biện chứng như một hệ thống, nhưng hầu hết các luận điểm cốt lõi của phép biện
chứng đều đã được ông đề cập đến dưới dạng danh ngôn, tỷ dụ, hay những phát
biểu mang tính chất triết lý sâu sắc. Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng
góp của triết học Hêraclít vào kho tàng tư tưởng của nhân loại.
1.2.3. Trường phái đa nguyên:
Do Empêđốc (Empédocle, ~490-430) và Anaxago (Anaxagore, ~500-428)
xây dựng, họ cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của các trường phái Milê
- Hêraclít, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa
dạng.
Empêđốc thừa nhận sự tồn tại của bốn khởi nguyên độc lập, bất biến là: đất,
nước, không khí, lửa; chúng chịu sự tác động của hai loại lực là: tình yêu và hận
thù. Do tác động của hai loại lực này, bốn yếu tố đất, nước, không khí, lửa kết hợp
với nhau tạo nên sự vật hay tách khỏi nhau làm sự vật mất đi.
6
Tiếp nối quan điểm đa nguyên của Empêđốc, nhưng Anaxago cho rằng vạn
vật phải được sinh ra từ các hạt giống – cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự
vật cùng loại. Để các hạt giống sinh sôi, nẩy nở hay thay thế cho nhau phải cần có
một động lực. Đó là Nus – trí tuệ thuần túy hay linh hồn của thế giới. Nus đưa thế
giới thoát khỏi sự hỗn độn, tiếp tục trên con đường vận động, biến hóa của mình,
đồng thời đó cũng là quá trình Nus nhận thức bản thân thế giới.
Như vậy, theo Anaxago, mầm nào sẽ sinh ra giống nấy; nhưng do mỗi hạt
giống có thể được phân chia đến vô cùng và bản thân nó không đồng nhất, nghĩa là
nó chứa tất cả các hạt giống khác ở liều lượng nhỏ hơn, cho nên: mỗi cái chứa mọi
cái
1
. Đây là một ý tưởng biện chứng khá độc đáo mà khoa học hiện đại đang khai
thác.

Trường phái đa nguyên là một sự tìm tòi mới của chủ nghĩa duy vật nhằm
khắc phục hạn chế của quan điểm duy vật đơn nguyên để lý giải tính thống nhất
trong sự đa dạng của thế giới.
1.2.4. Trường phái nguyên tử luận :
Đỉnh cao của triết học duy vật Hi Lạp cổ đại được thể hiện trong trường phái
nguyên tử luận (thế kỷ thứ V-III TCN) với các đại biểu Lơxíp, Đêmôcrít và
Êpicua. Học thuyết nguyên tử (do Lơxíp là người đầu tiên nêu lên, Đêmôcrít phát
triển) có nội dung lý luận sau:
 Thuyết nguyên tử
Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và
chân không. Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không
phân chia được, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn. Chân không
(không gian trống rỗng) không có kích thước và hình dáng, nhưng vô tận và duy
nhất, nó là điều kiện cần thiết cho sự vận động của nguyên tử. Theo Đêmôcrít, sự
sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ. Chỉ có sinh
vật mới có linh hồn. Linh hồn cũng được tạo thành từ các nguyên tử. Linh hồn khả
tử, nó sẽ rời thể xác và tan rã ra thành các nguyên tử dạng lửa khi sinh vật chết.

!"#$%ư&'()*+,-./'(ư01*2),3%'456&()*'7 '(8B
7
Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính tất
nhiên tuyệt đối. Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra đều theo lẽ tất nhiên,
vì vậy, bản tính thế giới là tất nhiên. Như vậy, vạn vật trong thế giới, dù là vô sinh
hay hữu sinh, đều xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hay
ai đó sáng tạo ra. Thậm chí, nếu có thần thánh thì họ cũng được tạo ra từ nguyên tử
và tồn tại trong chân không. Mặc dù Đêmôcrít không lý giải được nguồn gốc của
vận động, không biết được linh hồn là hiện tượng tinh thần; nhưng việc ông khẳng
định bản chất thế giới là vật chất - nguyên tử luôn vận động theo quy luật nhân
quả; vũ trụ vật chất là vô hạn và đa dạng, không được sáng tạo và không bị hủy
diệt bởi các thế lực siêu nhiên là quan niệm duy vật, vô thần dũng cảm đương

thời. Đêmôcrít đã cống hiến cho khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật tư tưởng
nổi tiếng về nguyên tử.
 Quan niệm về nhận thức
Đêmôcrít phân nhận thức con người ra làm hai dạng nhận thức do cơ quan
cảm giác đem lại và nhận thức nhờ lý tính. Nhận thức mờ tối do giác quan mang
lại, tức nhận thức cảm tính, và nhận thức sáng suốt do suy đoán đem đến, tức nhận
thức lý tính. Nhận thức mờ tối chỉ cho ta biết được dáng vẻ bề ngoài của sự vật.
Muốn khám phá ra bản chất của sự vật cần phải tiến hành nhận thức lý tính. Nhận
thức lý tính đáng tin cậy, nhưng đó lại là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp và
đòi hỏi phải có một năng lực tư duy tìm tòi khám phá của con người khao khát
hiểu biết.
Như vậy, theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là tiền đề của nhận thức lý tính;
muốn nắm bắt bản chất thế giới không thể không sử dụng nhận thức lý tính. Khi đề
cao nhận thức lý tính, Đêmôcrít tiến hành xây dựng các phương pháp nhận thức
lôgích như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa. Ông được Arixtốt coi là nhà
lôgích học đầu tiên phát biểu về nội dung lôgích học.
 Quan niệm về đạo đức - xã hội
Đêmôcrít cho rằng, đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống và hướng
dẫn hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức.
8
Sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người là sống có đạo đức.
Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con người sống trong sự hưởng
lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do.
Theo Đêmôcrít, con người lúc đầu sống theo bầy đàn, ăn lông ở lỗ nhưng do
nhu cầu giao tiếp mà có tiếng nói; do nhu cầu ăn ở mà có nhà cửa, quần áo, biết
chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt ; nghĩa là, nhu cầu vật chất để tồn tại và phát triển
của con người là động lực phát triển xã hội.
 Quan niệm về chính trị-xã hội:
Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Đêmôcrít luôn xuất phát từ quan
niệm duy vật để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủ

nô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sản xuất
thủ công, nhưng nó cũng phải gắn liền với tình thân ái, với tính ôn hòa và lợi ích
chung của công dân tự do, chứ không phải của nô lệ. Nô lệ cần phải tuân theo
mệnh lệnh của ông chủ. Nhà nước cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ
chủ nô phải biết tự điều hành hoạt động của mình theo các chuẩn mực đạo đức và
pháp lý. Quản lý nhà nước phải coi như một nghệ thuật mang lại cho con người
hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ.
Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được,
Đêmôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hi Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức
đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà sau đó là
trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platon.
Chương 2
GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY
VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI
2.1. Xem xét riêng trên hai trường phái lớn: trường phái Heraclit và trường
phái nguyên tử.
9
2.1.1. Trường phái Heraclit:
Phép biện chứng của Heraclit đã đề cập tới hầu hết những luận điểm cốt lõi
của phép biện chứng dưới dạng các câu danh ngôn, tỷ dụ, hay những phát biểu
mang tính chất triết lý sâu sắc. Thứ nhất, ông quan niệm về vận động vĩnh viễn
của vật chất. Theo Heraclit không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới đứng im
tuyệt đối mà trái lại, tất cả đều ở trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá thành
cái khác và ngược lại. Lửa chính là gốc của mọi sự thay đổi. Tất cả các dạng
khác nhau của vật chất chỉ là trạng thái chuyển hoá của lửa mà thôi. Ông đã nêu
lên khá rõ nét về tính thống nhất của vũ trụ.
Thứ hai, Heraclit đã nêu lên tư tưởng về sự tồn tại phổ biến của các mâu
thuẫn trong mọi sự vật hiện tượng. Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của
ông về vai trò của những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về
“sự trao đổi của những mặt đối lập”, về sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối

lập. Ở thời cổ đại, xét trong nhiều hệ thống triết học khác, không có tư tưởng
biện chứng sâu sắc như vậy. Đương thời, nhiều người gọi triết học của ông là “tối
nghĩa” nhưng chính những tư tưởng sơ khai của ông đã được các nhà biện chứng
cổ điển Đức kế thừa và được các nhà sáng lập triết học Macxit đánh giá cao.
Thứ ba, Heraclit cho rằng sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới
do quy luật khách quan (logos) quy định.
Những đóng góp của Heraclit thể hiện trong quan niệm của ông về bản
nguyên của thế giới, việc ông xây dựng phép biện chứng và thiết lập lý luận nhận
thức. Lý luận nhận thức của ông mang tính chất duy vật và biện chứng sơ khai
nhưng về bản chất là đúng đắn. Heraclit đã đưa triết học Hy Lạp cổ đại nói chung
và triết học duy vật cổ đại nói riêng tiến lên một bước mới với những quan điểm
duy vật và những yếu tố biện chứng. Học thuyết của ông được nhiều nhà triết học
sau này kế thừa. Mác và Ăngghen coi ông là đại biểu xuất sắc của phép biện
chứng Hy Lạp cổ đại.
Về hạn chế: Heraclit đã quan niệm lửa là nguồn gốc tạo ra vạn vật. Mọi vật
trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả. Mọi sự biến hoá của sự vật dựa trên sự
10
chuyển hoá của chúng thành những dạng vật chất đối lập với bản thân chúng.
"Nước sinh ra từ cái chết của đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh
ra từ cái chết của không khí. Ăngghen nhận xét: “Quan niệm về thế giới một
cách nguyên thủy, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà
triết học Hy lạp thời cổ, và nguời đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là
Heraclit: mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều
trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn ở trong quá trình
xuất hiện và biến đi”
1
.
2.1.2. Trường phái nguyên tử:
Chiếm vị trí nổi bật trong triết học Hy Lạp cổ đại là khuynh hướng nguyên
tử luận mà đại biểu là Lơxip và Đêmocrit. Học thuyết nguyên tử của Đêmôcrit là

thành quả vĩ đại của tư tưởng duy vật trong thế giới cổ đại. Những tư tưởng vũ
trụ học của ông xây dựng trong lý luận nguyên tử về cấu tạo vật chất và thấm
nhuần tinh thần biện chứng tự phát có một ý nghĩa sâu sắc đối với lịch sử triết
học.
Thừa nhận vũ trụ là vô tận và vĩnh cửu, Đêmocrit cho rằng có vô số thế giới
vĩnh viễn phát sinh, phát triển và tiêu diệt. Ông phỏng đoán rằng, vận động
không tách rời vật chất, đó là một phỏng đoán thiên tài. Theo ông, vận động của
những nguyên tử là vĩnh viễn, không có điểm kết thúc.
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Đêmocrit nêu ra khái niệm không gian.
Theo ông, không gian là khoảng chân không rộng lớn, trong đó những nguyên tử
vận động vĩnh viễn. Không gian là những khoảng trống giữa các vật thể, nhờ đó
các vật thể có thể tụ lại hoặc giãn ra. Xuất phát từ học thuyết nguyên tử,
Đêmmocit cho rằng không gian là gián đoạn và có thể phân chia vô tận.
Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa duy vật Đêmôcit là quyết định luận (thừa
nhận sự ràng buộc theo luật nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự
nhiên) nhằm chống lại mục đích luận (là quan điểm duy tâm cho rằng cái thống
trị trong tự nhiên không phải là tính nhân quả mà có tính mục đích). Sự thừa

:;<<F5?<6&6F&FEB<&(UV?<&5V@55&5&>5F&
11
nhận tính nhân quả, tính tất yếu và tính quy luật trong giới tự nhiên là một trong
những thành quả có giá trị nhất của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại.
Đêmocrit có nhiều công lao trong việc xây dựng lý luận về nhận thức. Ông
đặt ra và giải quyết một cách duy vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trò của
cảm giác với tính cách là điểm bắt đầu của nhận thức và vai trò của tư duy trong
việc nhận thức tự nhiên.
Nét đặc sắc trong triết học duy vật của Đêmôcrit là chủ nghĩa vô thần. Ông
cho rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước những
hiện tượng khủng khiếp của tự nhiên. Theo ông, thần thánh chỉ là sự nhân cách
hoá những hiện tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người. Thí dụ,

mặt trời mà tôn giáo Hy Lạp đã thần thánh hoá thì ông cho đó chỉ là một khối
lửa.
Công lao có ý nghĩa lịch sử của Đêmôcrit là ông đã bền bỉ đấu tranh cho
quan niệm duy vật về tự nhiên. Nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tiếp
theo của triết học duy vật.
Arixtot đã viết về ông như sau: "Ngoài Đêmocrit ra hầu như chưa có ai
nghiên cứu một cách cặn kẽ về một vấn đề gì. Đêmocrit hộ như đã suy nghĩ đến
tất cả mọi cái". Triết gia Đức Friedrich Nietzche (1844-1900) viết: “Trong tất cả
có hệ thống cổ đại, hệ thống của Đêmôcrit là logic hơn cả".
2.2. Xem xét chung toàn bộ triết học Hy Lạp cổ đại:
2.2.1 Giá trị:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng chất phác đã dựa vào thế giới tự nhiên để lý
giải giới tự nhiên, thể hiện ý nghĩa vô thần, chống lại những quan điểm duy tâm,
tôn giáo. Triết học thời kỳ này đã đưa con người thoát khỏi giai đoạn ám ảnh của
yếu tố thần linh. Một bước tiến mới để con người tiến gần hơn với giới khoa học
tự nhiên nhằm xây dựng một bức tranh toàn diện về thế giới.
Nó khẳng định sự tồn tại khách quan, vĩnh viễn và vô tận của thế giới vật
chất. Đây là lý luận có tính biện chứng rất có giá trị đã được các nhà triết học
sau này kế thừa.
12
Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người (khẳng định đối
tượng của nhận thức là vật chất, là thế giới xung quanh con người và nhờ sự tác
động của đối tượng nhận thức vào con người nên con người mới nhận thức
được).
Thấy được sự tồn tại thống nhất và đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau của các
mặt đối lập. Nêu ra được những tư tưởng sơ khai về một số cặp phạm trù “tất
nhiên-ngẫu nhiên”; “cái riêng-cái chung”; “nguyên nhân-kết quả”. Đây được coi
là một “phỏng đoán thiên tài” của Heraclite khi ông phát hiện ra điều này ở thời
điểm của ông, đến ngày nay, lý luận này đóng vai trò rất quan trọng trong lý luận
biện chứng.

Ngoài ra, chủ nghĩa duy vật cổ đại còn được gọi là triết học tự nhiên. Nó
khái quát những tư tưởng của khoa học cụ thể và cùng khoa học cụ thể giải quyết
những vấn đề của khoa học lý thuyết. Nó chứa đựng những nội dung cơ bản các
ngành khoa học của Hy Lạp như thiên văn, toán học, y học…
Triết học thời kỳ này cũng đã thể hiện sự tiến bộ về mặt đạo đức xã hội khi
đề đạt mô hình nhà nước pháp trị, dân chủ với mục đích đem lại hạnh phúc, tự do
cho con người, phê phán những bất công, trục lợi bất lương
Thêm nữa, nó còn mang đến những câu triết lý mang giá trị vượt thời gian
“Người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông” hoặc những câu nói có ý
nghĩa sâu sắc đến ngày nay “Người đào vàng phải đào rất nhiều đất mới có được
chút xíu vàng”, “Những người yêu thích trí tuệ cần phải biết yêu rất nhiều thứ”.
Không chỉ đóng góp những lý luận giải quyết những vấn đề cho xã hội đương
thời mà các nhà triết học duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại đã đặt ra những vấn đề
mà triết học và khoa học đời sau phải giải đáp, do vậy nó thúc đẩy hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn con người phát triển.
2.2.2. Hạn chế:
Do hạn chế nhất định về trình độ khoa học nên chủ nghĩa duy vật cổ đại đã
đồng nhất vật chất vào thực thể được coi là bản nguyên của thế giới, đồng nhất
vật chất với một số dạng vật chất cụ thể hoặc thuộc tính của nó, sự kết hợp của
13
trực quan và phỏng đoán mà thiếu những chứng cứ dựa trên kết quả nghiên cứu
khoa học.
Còn những khái niệm mang ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo như
“linh hồn”, “tình yêu”, “hận thù”.
Chưa thấy được hết khả năng của con người trong việc cải tạo biến đổi thế
giới.
Chưa lý giải được nguồn gốc vận động của thế giới vật chất. Chưa giải thích
được các hiện tượng tinh thần cũng như mối quan hệ giữa cái tinh thần và cái vật
chất. Nó chỉ mới lý giải thế giới chứ chưa góp phần cải tạo thế giới.
Còn chịu ảnh hưởng của giai cấp chủ nô thống trị nên vẫn bảo vệ lợi ích

giai cấp, chưa thấy được tính tất yếu của việc giải phóng con người hoàn toàn tự
do khỏi chế độ nô lệ.
Triết học chưa thấm nhập sâu vào đời sống của mọi tầng lớp người dân, còn
mang tính trừu tượng, khó hiểu và chỉ một số người có điều kiện để tiếp nhận.
TỔNG KẾT
Những thành tựu của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại có ý nghĩa
rất lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa duy vật nói chung và sự nhận thức của
con người nói riêng về thế giới. Những thành tựu này góp phần tạo thành bộ
khung cơ bản nhất để mô tả thế giới. Những tư tưởng của các nhà triết học dù
còn rất sơ khai nhưng bước đầu nó đã cho thấy quan hệ biện chứng trong tự
nhiên và mối quan hệ biện chứng trong xã hội.
14
Triết học thời kỳ này không chỉ góp phần to lớn trong việc xây dựng, phát
triển xã hội đương thời mà còn đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại nhiều
học thuyết và triết lý hết sức có giá trị. Ph. Ăngghen nhận xét như sau: “Chính vì
trong các hình thức muôn vẻ của triết học Hy Lạp đã có mầm mống và đang nảy
nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”.
Nhiều lý luận là cơ sở cho triết học duy vật biện chứng đến ngày nay và
không ít vấn đề còn đang được khoa học ngày nay tiếp tục nghiên cứu.
Cùng với duy vật Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy
vật Hy Lạp cổ đại đã để lại cho thế giới loài người kho tàng quý giá mà sau này
Mác và Ăng ghen là những người kế tục hoàn hảo nhất. Đặc biệt hai ông nhiều
lần nói rằng, trong sự phát triển của mình, hai ông chịu ơn nhiều nhà triết học
Đức và là học trò của triết học Hy Lạp cổ đại.
Triết học cổ đại Hy Lạp đã thực hiện nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc
“Thực hiện đơn đặt hàng của lịch sử”. Giải quyết được các yêu cầu của thời đại
mình đặt ra, xây dựng cơ sở ban đầu, nền tảng cho chủ nghĩa duy vật biện chứng
và để lại đó, đặt vào đó những nhiệm vụ kế tiếp cho người đời sau kế thừa, phát
triển và hoàn thiện, bởi ở thời đại của nó, nó đã làm hơn những gì có thể.
Thấy được giá trị của phép biện chứng ngày nay mà chúng ta đang tiếp

nhận, đang áp dụng, nhận thấy vai trò, hiệu quả và ý nghĩa to lớn của nó trong
cuộc sống chúng ta thì một lời cảm ơn cho lịch sử, cho các nhà triết học Hy Lạp
cổ đại quả thật sự không thừa.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS Bùi Văn Mưa, Triết học (Phần I), Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Tiểu
ban Triết học, 2011.
[2] Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
[3] TS Bùi Văn Mưa, Triết học (Phần II), Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Tiểu
ban Triết học, 2011.
[4] Hà Thúc Minh, Triết học cổ đại Hy Lạp La Mã. Nxb. Mũi Cà Mau, 2000
[5] />[6] />vat.35CE1109.html
PHỤ LỤC
TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI HY LẠP-LA MÃ
Nxb. Mũi Cà Mau, 2000, tr. 131-139
o0o
TÁC PHẨM ĐỂ LẠI CỦA HÉRACLITE
Hà Thúc Minh dịch
D 1. Logos tuy vĩnh viễn tồn tại, thế nhưng trước khi nghe người ta nói đến nó, hoặc là lần đầu tiên sau
khi nghe người ta nói đến nó, đều không thể hiểu nó. Tuy rằng vạn vật đều ra đời dựa vào Logos, thế
nhưng khi chúng ta dùng lời nói hoặc sự thực để phân biệt từng sự vật hoặc chỉ ra thực chất của nó thì khi
thể hiện nó, người ta lại tỏ ra không có chút kinh nghiệm nào cả. Ngoài ra có một số người không hề biết
việc họ làm khi họ tỉnh, chẳng khác gì họ đã quên những việc họ đã làm trong lúc họ nằm mộng.
D 2. Do đó, nên tôn trọng những cái mà mọi người đều có. Thế nhưng Logos là cái mà mọi người đều có,
nhưng nhiều người lại sống mà không đếm xỉa đến nó, giống như họ có trí tuệ gì đặc biệt vậy.
D 3. Mặt trời có chân rộng như chân của người.
D 4. Nếu như hạnh phúc là khoái cảm của thể xác, thế thì khi con bò tìm được cỏ để ăn thì đó là lúc nó
hạnh phúc.
D 5. Người ta dùng máu của con vật tế thần bôi trên người mình để tỏ ra thuần khiết. Như vậy là vô ích.
Làm như vậy chẳng khác gì một người rơi xuống hố bùn lại lấy bùn để rửa ráy cho sạch. Ai trông thấy

người làm như vậy đều cho là kẻ điên rồ. Họ cầu đảo thần linh chẳng khác gì họ nói chuyện với bức
tường. Họ không hề biết thế nào là thần linh và anh hùng.
D 6. Mặt trời mỗi ngày đều mới mẻ.
D 7. Nếu như mọi sự vật đều biến thành khói thì lỗ mũi sẽ phân biệt được chúng.
D 8. Những vật xung khắc lẫn nhau lại hợp thành một. Những âm điệu khác nhau hợp lại thành hòa âm
đẹp đẽ nhất. Tất cả mọi vật đều ra đời trong đấu tranh.
D 9. Con lừa thà được cỏ để ăn còn hơn là được vàng.

D 12. Bước xuống cùng một dòng sông, thường gặp phải những dòng nước mới. Linh hồn cũng thoát ra
từ nơi ẩm ướt.
D 13. Heo tìm thú vui trong đống bùn.

D 16. Làm sao có thể trốn tránh được cái luôn luôn không ngừng nghỉ.
D 17. Đại đa số khi gặp việc gì, đều không biết suy nghĩ. Cho dầu sau khi được một bài học cũng vẫn
không hiểu, tuy rằng họ vẫn tự cho là họ hiểu biết.
D 18. Nếu như không hy vọng về những cái chưa thể có được thì cũng không bao giờ đạt được nó. Bởi vì
những việc chưa thể có là những việc rất khó nắm bắt, khó lòng đạt được.
D 19. Con người không thể hiểu được nên nghe như thế nào, cũng không thể hiểu được nên nói thế nào.
D 21. Chết chóc là cái mà ta trông thấy khi tỉnh. Cái mà chúng ta trông thấy trong giấc mộng là cái khi
ngủ.
D 22. Người đào vàng phải đào rất nhiều đất mới có được chút xíu vàng.

D 24. Thần và người đều tôn sùng những người chết nơi chiến trường.
D 25. Cái chết càng vĩ đại, nhận được phần thưởng càng lớn.
D 26. Trong đêm tối người ta tự thắp một ngọn đèn. Khi con người chết lại là sống. Người ngủ say, mắt
không trông thấy, họ đã được người chết thắp lên điểm sáng. Người đang tỉnh là đang được người ngủ
thắp sáng.

D 29. Người ưu tú nhất thà rằng chiếm lấy một thứ chứ không cần tất cả những thứ khác. Tức là, thà rằng
được cái quang vinh bất diệt chứ không cần những cái điêu tàn. Thế nhưng đại đa số người lại nuốt lấy

nuốt để giống như súc vật.
D 30. Thế giới này là đồng nhất đối với hết thảy sự vật tồn tại. Nó không do bất cứ vị thần nào sáng tạo ra
cũng không do bất cứ người nào sáng tạo ra. Nó là một ngọn lửa sống bất diệt trong quá khứ, hiện tại
cũng như tương lai. Nó được cháy sáng trong khoảnh khắc nhất định và tàn lụi trong khoảnh khắc nhất
định.

D 31. Sự chuyển hóa của lửa là: đầu tiên thành biển, một nửa biển thành đất, nửa còn lại thành gió
xoáy, , đất hóa thành biển và tuân thủ theo Logos mà trước kia biển hóa thành mà nó đã tuân theo.
D 32. Chỉ có một người duy nhất có trí tuệ, người đó vừa tiếp nhận vừa không tiếp nhận danh hiệu thần
Zeus.
D 33. Pháp luật chẳng qua là phục tùng ý chí của một người duy nhất

D 35. Những người yêu thích trí tuệ cần phải biết yêu rất nhiều thứ.
D 36. Đối với linh hồn thì chết có nghĩa là biến thành nước. Đối với nước thì chết tức là biến thành đất.
Thế nhưng nước từ đất mà ra, linh hồn từ nước mà ra.

D 41. Trí tuệ chỉ là nhận thức tư tưởng mà có thể chế ngự được hết.
D 43. Dập tắt bệnh phóng đãng còn cần hơn là cứu hỏa.
D 44. Người dân nên chiến đấu cho pháp luật cũng giống như chiến đấu cho bức tường thành của mình
vậy.
D 45. Anh không thể nhìn thấy biên giới của linh hồn đâu. Cho dầu anh có đi khắp mọi nẻo đường rộng
lớn cũng không thể tìm thấy được. Gốc rễ của linh hồn sâu như vậy đó.

D 47. Không nên kết luận quá sớm đối với một việc gì.
D 48. Cây cung (βισς) tên gọi của nó là sống (βισς) nhưng tác dụng của nó là chết.
D 49. Nếu như một người nào đó là ưu tú (αριοτος) theo tôi thì họ có thể sánh với hàng vạn người khác.
D 49a. Chúng ta vừa bước xuống vừa không bước xuống cùng một dòng sông. Chúng ta vừa tồn tại vừa
không tồn tại.
D 50. Nếu như anh không nghe tôi mà lại nghe Logos của tôi, thừa nhận hết thảy là một, thế thì anh là
người có trí tuệ rồi đó.

D 51. Họ không hiểu được tương phản, tương thành như thế nào: đối lập tạo ra hài hoà, ví như cây cung
và chiếc đàn sáu dây.
D 52. Thời gian là một đứa trẻ bướng bỉnh. Một đứa trẻ lại nắm vương quyền!
D 53. Chiến tranh là cha của vạn vật, cũng là vua của vạn vật. Nó khiến cho một số người trở thành thần,
khiến cho một số người trở thành người, khiến cho một số người trở thành nô lệ, khiến cho một số người
trở thành tự do.
D 54. Sự hài hoà không trông thấy được tốt hơn là sự hài hoà trông thấy được.
D 55. Những cái mà có thể trông thấy, nghe thấy và có thể học tập đều là những cái mà tôi ưa thích.
D 58. Thiện và ác chỉ có một. Những ông thầy thuốc bằng nhiều cách như cắt, đốt, dằn vặt bệnh nhân
nhưng lại ngửa tay lấy tiền của họ. Bọn họ không đáng được nhận tiền bởi vì cái mà họ làm chẳng khác gì
bệnh tật. Sau khi làm cái gọi là chữa trị thì bệnh càng nặng hơn mà thôi.

D 60. Con đường lên dốc và con đường xuống dốc là cùng một con đường.
D 61. Nước biển là thuần khiết vừa là không thuần khiết: đối với cá thì nó có thể uống và có ích nhưng
đối với con người thì không thể uống và lại có hại.
D 62. Cái không chết thì lại chết, cái chết thì lại không chết; cái sau chết thì cái trước sống, cái trước chết
thì cái sau sống.
D 67a. Cũng giống như con nhện nằm giữa mạng nhện. Chỉ cần một con ruồi đụng phải đường tơ thì con
nhện lập tức phát hiện và tiến tới chỗ đó như thể là đụng đến đường tơ làm cho con nhện đau đớn không
bằng. Cũng giống như linh hồn khi mà thân thể bị tổn thương chỗ nào đó thì nó cũng tiến tới chỗ đó như
thể là nó không chịu được sự đau đớn của thể xác. Đó là bởi vì nó có một mối liên hệ chặt chẽ với thân
thể.

D 76. Lửa sinh ra trong cái chết của đất. Khí sinh ra trong cái chết của lửa. Nước sinh ra trong cái chết
của khí. Đất sinh ra trong cái chết của nước.
Lửa chết thì Khí sinh. Khí chết thì Nước sinh.
Đất chết sinh Nước. Nước chết sinh Khí. Khí chết sinh Lửa.
Ngược lại cũng như vậy.
D 78. Tâm của con người không có trí tuệ, còn tâm của thần thì có trí tuệ.
D 79. Đối với thần thì con người là ấu trĩ, cũng như đối với người lớn thì con nít là ấu trĩ vậy.

D 80. Nên biết rằng chiến tranh là phổ biến, chính nghĩa tức là chiến tranh. Tất cả đều sinh ra từ sự đấu
tranh và từ tính tất yếu.

D 82. Con khỉ đẹp nhất so với con người cũng rất dị hợm.
D 83. Một con người trí tuệ nhất so với thần, bất luận là về mặt trí tuệ, mỹ quan hay bất cứ mặt nào cũng
đều giống như một con khỉ.
D 85. Đấu tranh với trái tim là rất khó bởi vì mỗi một nguyện vọng đều được trả giá bằng linh hồn.
D 86. Chúng ta còn lâu mới nhận thức được thần thánh bởi vì chúng ta chưa có lòng tin.
D. 87. Con người nông cạn nghe bất cứ cái gì cũng thất kinh.
D. 88. Trong con người chúng ta, sống và chết, tỉnh và mộng, trẻ và già trước sau cũng đều là một. Cái
sau biến hoá thành cái trước. Cái trước biến hoá lại trở thành cái sau.

D 90. Hết thảy mọi sự vật đều chuyển đổi thành lửa. Lửa cũng chuyển đổi thành hết thảy sự vật. Cũng
giống như hàng hoá chuyển đổi thành vàng, vàng lại chuyển đổi thành hàng hoá.
D 96. Xác chết còn đáng quăng đi hơn là cục phân.
D 97. Chó sủa người lạ.
D 98. Linh hồn đang hôi thối trong địa ngục.
D 99. Nếu như không có Mặt trời, cho dù có các tinh tú khác cũng chỉ là đêm tối.
D 100. Mặt trời là người quản lý và theo dõi thời gian. Nó xây dựng, quản lý, quy định và chỉ ra những
biến thiên cũng như mọi thời tiết của mùa màng.
D 101. Tôi đã đi tìm tôi.
D 101a. Con mắt là người làm chứng cao hơn lỗ tai.
D 102. Đối với thần, tất cả đều đẹp, thiện và ngay thẳng. Còn đối với người thì một số là ngay thẳng còn
một số thì không ngay thẳng.
D 103. Trên đường tròn, điểm khởi đầu và điểm kết thúc trùng hợp nhau.
D 104. Tâm linh và lý trí của họ là cái gì vậy? Họ tin tưởng ở người hát rong đầu đường, lấy số đông tạp
nhạp làm thầy. Bởi vì họ không biết rằng số đông là xấu, chỉ có một số ít người mới là tốt mà thôi.

D 106. Mỗi ngày đều giống như ngày khác.
D 107. Đôi mắt và đôi tai là kẻ làm chứng tồi đối với con người nếu như người đó có tâm hồn đồi bại.

D 108. Tôi đã nghe qua rất nhiều người nói chuyện nhưng trong số đó không một ai hiểu được rằng trí tuệ
là cái khác rất xa với hết thảy mọi thứ.
D 109. Che giấu sự dốt nát của mình có lẽ tốt hơn là bộc lộ nó ra.
D 110. Nếu như mọi nguyện vọng của một người đều được thoả mãn thì chính là không tốt cho người đó.
D 111. Bệnh tật khiến cho sức khoẻ dễ chịu. Cái xấu khiến cho cái tốt dễ chịu. Đói khiến cho no dễ chịu.
Mệt mỏi khiến cho nghỉ ngơi dễ chịu.
D 112. Tư tưởng là ưu điểm lớn nhất. Trí tuệ là ở chỗ nói lên được chân lý và hành động theo tự nhiên,
nghe tiếng nói của tự nhiên.
D 113. Tư tưởng là cái mà mọi người đều có.
D 114. Nếu như muốn nói chuyện một cách có lý trí thì nên vũ trang bằng cái mà mọi người đều có. Cũng
giống như một toà thành lấy pháp luật vũ trang cho mình, vả lại vũ trang làm sao cho vững mạnh hơn
nữa. Thế nhưng mọi pháp luật của con người tồn tại đều dựa vào pháp luật duy nhất của thần. Pháp luật
của thần chi phối một cách tự nhiên, thoả mãn hết thảy, vượt lên trên tất cả.
D 115. Logos là cái mà linh hồn vốn có, tự nó tăng trưởng.
D 116. Người nào cũng có năng lực bẩm sinh nhận thức về mình cũng như năng lực tư tưởng.
D 117. Một người uống rượu say được một em bé dắt đi. Hắn ta chân nam đá chân xiêu chẳng biết là
mình đi về đâu. Đó là bởi vì linh hồn của hắn ta bị ẩm ướt.
D 118. Sáng sủa, khô ráo là linh hồn trí tuệ nhất, ưu tú nhất.
D 119. Tính cách của một con người là thần bảo hộ của người đó.
D 123. Tự nhiên thích che giấu mình.
D 124. Một thế giới đẹp nhất cũng giống như một đống rác chất chồng lộn xộn.
D 125. Thức ăn hỗn hợp nếu không khuấy đều thì bản thân nó cũng phân giải.
D 126. Lạnh biến thành nóng, nóng biến thành lạnh, ướt biến thành khô, khô biến thành ướt.
Nguồn: Hà Thúc Minh. 2000. Triết học cổ đại Hy Lạp La Mã. Nxb. Mũi Cà Mau, tr. 131-139. Bản
điện tử do triethoc.edu.vn thực hiện.



×