Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 131 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





NGUYỄN TIẾN ĐẠT







HUYỆN BẠCH THÔNG (BẮC KẠN)
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX





LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ










Thái Nguyên – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




NGUYỄN TIẾN ĐẠT





HUYỆN BẠCH THÔNG (BẮC KẠN)
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX



Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13




LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên



Thái Nguyên – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã
được ghi rõ nguồn gốc.



Tác giả






Nguyễn Tiến Đạt
Trưởng khoa Lịch sử ĐHSP Thái Nguyên






TS. Hà Thị Thu Thủy
Giáo viên hướng dẫn đề tài






PGS.TS. Đàm Thị Uyên
Số hóa bởi trung tâm học liệu
ii

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN
7
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
7
1.2. Các thành phần dân tộc

13
1.3. Khái lược lịch sử hành chính
21
1.4. Vài nét tình hình kinh tế, xã hội huyện Bạch Thông ngày nay
28
Chương 2. KINH TẾ BẠCH THÔNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
32
2.1. Vài nét tình hình ruộng đất khu vực miền núi phía Bắc trước thế kỷ XIX
32
2.2. Tình hình ruộng đất Bạch Thông đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Gia
Long 4 (1805)
34
2.3. Tình hình ruộng đất Bạch Thông giữa thế kỷ XIX qua địa bạ Minh
Mệnh 21 (1840)
45
2.4. So sánh tình hình ruộng đất Bạch Thông nửa đầu thế kỷ XIX theo địa
bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
53
2.5. Kinh tế nông nghiệp
60
2.6. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
68
2.6.1. Thủ công nghiệp
68
2.6.2. Thƣơng nghiệp
71
2.7. Tô thuế
73
Chương 3. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
HUYỆN BẠCH THÔNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

78
3.1. Chính trị, xã hội
78
3.2. Tình hình văn hóa
81
3.3. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột
của nhân dân Bạch Thông
111
KẾT LUẬN
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
120
PHỤ LỤC


Số hóa bởi trung tâm học liệu
iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các thành phần dân tộc ở Bạch Thông năm 2012 13
Bảng 1.2. Đơn vị hành chính châu Bạch Thông theo quyết định của toàn
quyền Đông Dương 1901 24
Bảng 1.3. Đơn vị hành chính huyện Bạch Thông hiện nay 27
Bảng 2.1. Thống kê địa bạ Châu Bạch Thông 35
Bảng 2.2. Sự phân bố ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ
XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 36
Bảng 2.3. Quy mô sở hữu ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ
XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 36
Bảng 2.4. Tình hình ruộng đất ở 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX

theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 37
Bảng 2.5. Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của chủ sở hữu 5 xã thôn châu
Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 38
Bảng 2.6. Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ trong 5 xã thôn châu Bạch
Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 40
Bảng 2.7. Tình hình sở hữu ruộng đất các sắc mục, chức dịch trong 5 xã thôn
châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 41
Bảng 2.8. Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ của 5 xã thôn châu Bạch
Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 43
Bảng 2. 9. Sự phân bố đất tư của châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ
Gia Long 4 (1805) 44
Bảng 2.10. Sự phân bố ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ
XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21(1840) 46
Bảng 2.11. Quy mô sở hữu ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế
kỷ XIX có địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 46
Bảng 2.12. Tình hình ruộng đất ở 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX
theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 47
Số hóa bởi trung tâm học liệu
iv

Bảng 2.13. Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ trong 5 xã thôn châu Bạch
Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ minh Mệnh 21 (1840) 48
Bảng 2.14. Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của chủ sở hữu trong 5 xã thôn châu
Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 48
Bảng 2.15. Tình hình sở hữu ruộng đất các chức dịch trong 5 xã thôn châu
Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 49
Bảng 2.16. Phân bố sở hữu của chức dịch 5 xã, thôn châu Bạch Thông đầu thế
kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21(1840) 50
Bảng 2.17. Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ của 5 xã thôn châu Bạch
Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 51

Bảng 2.18. Sự phân bố đất tư của 5 xã, thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX
theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 52
Bảng 2.19. Thống kê địa bạ châu Bạch Thông tại 2 thời điểm Gia Long 4
(1805) và Minh Mệnh 21 (1840) 53
Bảng 2.20. So sánh sự phân bố các loại ruộng đất của châu Bạch Thông qua
địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21(1840) 53
Bảng 2.21. So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tư của châu Bạch Thông qua địa
bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21(1840) 55
Bảng 2. 22. So sánh quy mô sở hữu theo nhóm họ của châu Bạch Thông qua
địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21(1840) 56
Bảng 2.23. So sánh quy mô sở hữu ruộng đất của các chức dịch 59
Bảng 2.24. Thuế ruộng đất công, tư khu vực 3 thời vua Gia Long 73
Bảng 2.25. Thuế ruộng của vùng dân tộc thiểu số phía Bắc thời vua Minh Mệnh 74

Số hóa bởi trung tâm học liệu
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ĐHSP
: Đại học Sư phạm

KHXH
: Khoa học Xã hội

M.s.th.t.ph
: Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Ví dụ: 12 mẫu 1 sào 3 thước 5 tấc 1 phân sẽ được viết tắt là 12.1.3.5.1 hoặc
12

m
1
s
3
th
5
t
1
ph

Nxb
: Nhà xuất bản

GS
: Giáo sư

PGS
: Phó giáo sư

TS
: Tiến sĩ

TTLTQG 1
: Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1

GD
: Giáo dục

Tr.
: Trang


TCN
: Trước Công nguyên
Số hóa bởi trung tâm học liệu
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bắc Kạn ở nửa đầu thế kỉ XIX là vùng đất thuộc tỉnh Thái Nguyên. Bắc Kạn
được coi là miền quan yếu, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng
đối với cả nước.
Bắc Kạn nay là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, là nơi cư trú của 7 tộc
người. Từ buổi sơ khai của lịch sử, đây là nơi sinh sống của người nguyên thủy.
Đây cũng là nơi trong tiến trình lịch sử đã đón nhận những dòng người ngược xuôi
về quần tụ.
Bạch Thông là một huyện trung tâm của vùng đất Bắc Kạn, phía Bắc giáp
Ngân Sơn, Ba Bể, phía Tây giáp huyện Chợ Đồn, phía Nam giáp huyện Chợ Mới
và thị xã Bắc Kạn, phía Đông giáp huyện Na Rì.
Bạch Thông là vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lâm, nông,
công nghiệp, giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích rừng rộng lớn, đất đai mầu mỡ,
nhất là những cánh đồng phù sa dọc sông Cầu, các khe suối. Các dân tộc của Bạch
Thông mặc dù có nguồn gốc khác nhau trong lịch sử, nhưng khi cùng nhau sinh
sống ở nơi đây đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, dựng làng, lập bản để
làm nơi định cư lâu dài. Bạch Thông từ xa xưa đã luôn là một bộ phận không thể
tách rời của Tổ quốc. Người dân nơi đây có truyền thống đoàn kết, yêu nước, dũng
cảm, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống áp bức bóc lột, cần cù
chịu thương chịu khó, sáng tạo trong lao động và có đời sống văn hóa tinh thần khá
phong phú, độc đáo.
Tình hình cộng cư của nhiều dân tộc gắn liền với quá trình phát triển lâu dài
của đất nước. Việc xây dựng cộng đồng chính trị xã hội không tách rời việc xây

dựng cộng đồng quốc gia dân tộc Việt. Điều kiện đó luôn gắn liền và chịu sự chi
phối của yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung, từng vùng miền
nói riêng cũng như yêu cầu đoàn kết chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập chủ
quyền dân tộc.
Công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng miền núi nói chung và Bạch
Thông nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm nhằm giảm dần sự cách biệt
Số hóa bởi trung tâm học liệu
2

về đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần giữa các dân tộc, giữa miền
ngược và miền xuôi, khai thác mọi tiềm năng của đất nước để đưa đất nước ta
ngày một phát triển, vững mạnh toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,
an ninh quốc phòng, vv.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, toàn Đảng, toàn dân đang tích cực thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đây là sự nghiệp của toàn dân tộc, có sự
chung tay, đóng góp không nhỏ của nhân dân các dân tộc anh em trên khắp mọi
miền của Tổ quốc. Bạch Thông- Bắc Kạn cũng là một trong những vùng đất nằm
trong dòng chảy lịch sử đó.
Việc nghiên cứu về một thời kì lịch sử của Bạch Thông (nửa đầu thế kỉ XIX)
không những góp phần khôi phục lại bức tranh lịch sử về đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội cũng như đời sống tinh thần phong phú, độc đáo của các dân tộc vùng đất
Bạch Thông nửa đầu thế kỷ XIX mà còn góp phần làm cơ sở cho việc thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta: Đại đoàn kết dân tộc, đưa miền núi
tiến kịp miền xuôi, xây dựng con người mới, cuộc sống mới trên mảnh đất Bạch
Thông giàu truyền thống.
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đàm Thị Uyên cùng các
giảng viên trong Tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam và Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử-
trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên, người nghiên cứu đã chọn đề tài:

“Huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) nửa đầu thế kỉ XIX”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu một số tài liệu tham khảo có tính chất
gợi mở, định hướng và là cơ sở để người nghiên cứu thực hiện đề tài.
Trước tiên là cuốn “Lịch triều hiến chƣơng loại chí” của Phan Huy Chú
được nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 1992. Cuốn sách đã nêu một
cách khái lược điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành các tộc người của tỉnh Thái
Nguyên, phủ Thông Hóa, Châu Bạch Thông .
Số hóa bởi trung tâm học liệu
3

Thứ hai là bộ sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều
Nguyễn do nhà xuất bản Thuận Hóa phát hành năm 1992, đã đề cập tới sự phát
triển kinh tế khu vực Bắc Kạn trong đó có lĩnh vực kinh tế thương nghiệp, chợ
phố của Bạch Thông.
Thứ ba là bộ sách “ Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn do
nhà xuất bản Giáo Dục phát hành năm 2007, đã đề cập đến những quy định của nhà
Nguyễn về bộ máy hành chính, chính sách tô thuế của triều Nguyễn đối với cả nước
nói chung, với khu vực miền núi phía bắc nói riêng.
Thứ tư là cuốn “Đồng khánh địa dƣ chí” của Viện Hán Nôm. Cuốn sách
này đã nêu một cách khái quát về vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu, tình hình kinh tế-
xã hội, phong tục tục tập quán, số dân, diện tích ruộng đất…của các huyện trong
tỉnh Bắc Kạn, trong đó có huyện Bạch Thông.
Thứ năm là cuốn “Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc
Kạn”, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc năm 2004. Cuốn sách đã trình bày một cách
đầy đủ về quá trình hình thành các tộc người, đời sống vật chất, tinh thần của các
dân tộc ở địa phương Bắc Kạn.
Thứ sáu là cuốn “Văn hóa dân gian Tày”, do Sở Văn hóa Thông tin Thái
Nguyên phát hành năm 2002. Cuốn sách đã trình bày khá đầy đủ về văn hóa dân gian
của dân tộc Tày, dân tộc có số dân đông nhất ở Bắc Kạn cũng như Bạch Thông.

Thứ bảy là luận văn thạc sỹ “Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX” của
tác giả Nông Quốc Huy. Luận văn đã trình bày đặc điểm tự nhiên, thành phần dân
tộc, tình hình ruộng đất, sự phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa cũng như truyền
thống đấu tranh của nhân dân huyện Ngân Sơn, một huyện giáp ranh ở mạn Bắc của
huyện Bạch Thông.
Cuối cùng là hai tập “Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch thông 1930-1975” xuất
bản năm 1996 và cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông 1975- 2005” xuất bản
năm 2007 của BCH Đảng bộ huyện Bạch Thông. Đây là hai công trình nghiên cứu
khoa học đầy đủ và có hệ thống về huyện Bạch Thông trong thời kì đấu tranh giành
độc lập, kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc xây dựng
Số hóa bởi trung tâm học liệu
4

kiến thiết đất nước. Chính vì thế không có điều kiện đề cập nhiều đến lịch sử huyện
Bạch Thông trong giai đoạn trước khi có Đảng.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu toàn
diện về huyện Bạch Thông trong suốt quá trình lịch sử cũng như một giai đoạn lịch sử cụ
thể… Bởi vậy còn nhiều vấn đề quan trọng chưa được làm sáng tỏ như: Vị trí địa lý,
nguồn gốc dân tộc, chế độ sở hữu ruộng đất, văn hóa xã hội…cũng như những biến động
chính trị qua các thời kỳ lịch sử. Song tác giả luôn xem những thành quả của các nhà
nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu, tạo điều kiện để tác giả thực hiện đề
tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Là một giáo viên dạy bộ môn lịch sử trong trường Phổ thông, bản thân
người nghiên cứu mong muốn có được những hiểu biết nhất định về lịch sử của huyện
Bạch Thông- Bắc Kạn, vùng đất trải qua bao thăng trầm của lịch sử với những nét văn
hóa đa dạng, đặc trưng của các dân tộc miền núi phía Bắc Tổ quốc. Qua đó góp thêm cơ
sở khoa học về cư dân miền núi nói chung và phía bắc nói riêng, vùng đất trong những
năm gần đây đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Đề tài này mong muốn góp phần xây dựng lại bức tranh toàn cảnh về một thời kì

lịch sử trong quá khứ của vùng đất cũng như con người Bắc Kạn một cách chân thực,
khoa học. Bên cạnh đó, đề tài còn có thể được xem là nguồn tham khảo, bổ sung thêm tư
liệu góp phần lý giải một số vấn đề lịch sử trung đại nước nhà như: lịch sử đấu tranh bảo
vệ biên cương, bảo vệ chính quyền, quốc gia, dân tộc; mối quan hệ giữa các dân tộc
trong quá trình tồn tại phát triển của đất nước; góp phần lý giải về cơ sở xuất phát cho
những chính sách của Đảng, Nhà nước ta…
- Nhiệm vụ: Đề tài bước đầu nghiên cứu tương đối toàn diện và đầy đủ về các mặt:
chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của Châu Bạch Thông (Thái Nguyên, nay là Bắc
Kạn) nửa đầu thế kỉ XIX để qua đó thấy được bức tranh về một thời kì lịch sử trong quá
khứ của mảnh đất và con người Bắc Kạn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Bao gồm nguồn gốc các dân tộc, tổ chức hành chính,
chế độ sở hữu ruộng đất, tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của Bạch Thông-
Bắc Kạn nửa đầu thế kỉ XIX.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
5

- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu về huyện Bạch Thông- Bắc Kạn
(thuộc Thái Nguyên) khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử Việt
Nam có nhiều sự kiện quan trọng, tác động mạnh mẽ đến quá trình tồn tại và phát triển
của huyện Bạch Thông- Bắc Kạn nói riêng cũng như của cả nước ta nói chung.
+ Phạm vi không gian : Tác giả tập trung nghiên cứu huyện Bạch Thông theo địa
giới lạnh thổ nửa sau thế kỷ XIX với 9 tổng 60 xã.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu
Trong luận văn tác giả đã khai thác, sử dụng nguồn tư liệu bao gồm một số sách
sử và địa chí cổ như: Đại Việt Sử kí toàn thƣ, Việt sử thông giám cƣơng mục, Đại Nam
nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chƣơng loại chí, Khâm định việt sử,

Đồng Khánh dƣ địa chí, Kiến văn tiểu lục…và nguồn tư liệu địa phương Tên làng xã
Việt Nam đầu thế kỉ XIX, Địa danh và tài liệu lƣu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Bản sắc và
truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn…Những tư liệu trên đã ghi chép tên trấn,
tổng, xã thôn thời Gia Long và Minh Mệnh, ghi lại số đinh tô thuế ở địa phương, miêu tả
vị trí địa lý, thổ sản, phong tục tập quán, dân tộc…qua đó làm rõ tình hình kinh tế xã hội
huyện Bạch Thông nửa đầu thế kỉ XIX.
Nguồn tài liệu địa bạ được sử dụng trong luận văn gồm 10 đơn vị địa bạ, trong đó
có 5 đơn vị thời điểm Gia Long 4 (1805), 5 đơn vị thời điểm Minh Mệnh 21 (1840). Các
tài liệu địa bạ nêu trên hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội
với các kí hiệu: A8/8214, A8/8216, A8/8217, A8/8242, A11/8225, A20/8215, A14/8233,
A15/8234, A16/8240, A16/8241. Trong số các đơn vị xã, thôn trên có 3 xã có địa bạ ở
cả hai thời điểm lịch sử (1805 và 1840). Tài liệu địa bạ của các xã, thôn trong huyện là
cơ sở quan trọng để chúng tôi phục dựng lại đơn vị thôn, xã ở địa phương và một phần
nào diễn biến về kết cấu kinh tế xã hội của Bạch Thông đầu thế kỉ XIX.
Trong luận văn tác giả còn sử dụng nguồn tài liệu thực địa, điền dã. Qua hai lần
thực địa vào cuối năm 2012 và giữa năm 2013, tác giã đã có dịp khảo sát địa hình, cảnh
quan, tổ chức hành chính, đời sống kinh tế xã hội, văn hóa của các dân tộc địa phương,
thu thập được tư liệu quý như gia phả, sách, tào, mo then, địa danh…các tư liệu truyền
Số hóa bởi trung tâm học liệu
6

miệng do các cụ già kể lại, gồm các bài ca dao, sli, lượn, tục ngữ rất phong phú đa dạng,
đều là những tư liệu giúp cho việc hiểu thêm về lịch sử Bạch Thông.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám định tư liệu.
Bên cạnh đó tác giả chú ý kết hợp việc sử dụng phương pháp khai thác tài liệu thành
văn với phương pháp điền dã lịch sử. Đồng thời sử dụng các phương pháp lịch sử,
logic, phân tích mô tả so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu, phương pháp tổng hợp
bằng hệ thống biểu bảng.
Chúng tôi đặt việc nghiên cứu lịch sử Bạch Thông trong mối quan hệ với lịch sử

dân tộc (trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỉ XIX) để thấy được mối quan hệ tác động
qua lại giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và ngược lại.
6. Đóng góp của luận văn
Dựa trên những tài liệu có thể khai thác được, đề tài bước đầu khôi phục một
cách có hệ thống lịch sử huyện Bạch Thông nửa đầu thế kỉ XIX, mối quan hệ tộc
người, loại hình kinh tế xã hội, thiết chế chính trị, xã hội, những nét văn hóa tiêu
biểu gắn với môi trường sinh thái địa phương, những nhân tố thúc đẩy sự biến đổi
kinh tế, xã hội địa phương… trong thời kì lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
chia thành ba chương:
- Chương 1: Khái quát về huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn
- Chương 2: Tình hình kinh tế huyện Bạch Thông nửa đầu thế kỷ XIX
- Chương 3: Tình hình chính trị, xã hội và văn hóa huyện Bạch Thông nửa đầu
thế kỷ XIX
Ngoài ra, trong luận văn còn có phần phụ lục với 32 ảnh minh họa, 4 bản
đồ, 6 trang địa bạ.


Số hóa bởi trung tâm học liệu
7

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Bạch Thông là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, nằm ở 22
0
06‟ đến
22
0

19

vĩ độ bắc, 105
0
39

đến 106
0
kinh đông, độ dài từ đông sang tây là 36km, từ
bắc đến nam là 20km. Huyện có chiều dài dài hơn 30km chạy dọc theo quốc lộ 3
bao gồm gần như toàn bộ phần đất thuộc trung tâm tỉnh Bắc Kạn. Bốn phía đều giáp
với các huyện trong tỉnh Bắc Kạn, đó là phía Nam giáp thị xã Bắc Kạn; phía Đông
giáp với huyện Na Rì; phía Bắc giáp với huyện Ngân Sơn, Ba Bể; phía Tây giáp với
huyện Chợ Đồn. Chính vì vậy, Bạch Thông là huyện phản ánh tương đối đầy đủ
những đặc điểm chính của Bắc Kạn về điều kiện tự nhiên cũng như xã hội [5, tr.2].
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, Bạch Thông thuộc phủ Thông Hóa
(Thái Nguyên). Đông- Tây cách nhau 271 dặm, Nam- Bắc cách nhau 283 dặm.
Phía Đông chạy dài đến địa giới huyện Võ Nhai (phủ Phú Bình) 188 dặm, phía
Tây đến địa giới châu Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang 83 dặm, phía Nam đến
địa giới huyện Phú Lương và Định Châu (tức huyện Định Hóa) thuộc phủ Tòng
Hóa 100 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Cảm Hóa và huyện Vĩnh Điện thuộc
tỉnh Tuyên Quang 103 dặm [23, tr.153].
Sách “Đồng Khánh dư địa chí” có viết “Châu Bạch Thông cách phủ lỵ 41 dặm
về phía tây. Sở lỵ của Châu đặt ở xã Dương Quang, do bị phỉ tàn phá, châu nha tạm
dựng nhà tranh để làm việc. Nay xin rời đến trang Yên Đĩnh ở hạ du.
Châu hạt phía đông giáp trang Cẩm Giàng, xã Phương Linh, huyện Cảm Hóa và
hai xã Tân Tri, Sảng Mộc huyện Vũ Nhai, phía tây giáp Châu Chiêm Hóa tỉnh
Tuyên Quang, phía nam giáp xã Yên Trạch, Định Châu phủ Tòng Hóa và xã Động
Đạt huyện Phú Lương, phía Bắc giáp châu Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng và huyện
Vĩnh Điện tỉnh Tuyên Quang” [48, tr.818 – 819].

Bạch Thông là huyện có địa hình khá phức tạp, với trên 90% diện tích đất
đai là rừng núi. Phần lớn lãnh thổ là những dãy núi đá vôi xen lẫn với núi đất, có độ
cao trung bình so với mặt nước biển là 500 – 600m, điểm cao nhất là 1.241m, địa
hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng thấp của Bạch Thông có chân
núi kéo dài, nằm giữa dãy núi cao thuộc cánh cung Sông Gâm ở phía Tây và cánh
Số hóa bởi trung tâm học liệu
8

cung Ngân Sơn ở phía Bắc. Bạch Thông có những cánh đồng bằng phẳng, phì
nhiêu, thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp như cánh đồng Vị Hương, Quân Bình,
Lục Bình, Phủ Thông…
Bạch Thông có nhiều dãy núi cao, điển hình là núi Yên Đĩnh (còn có tên gọi
là núi Bắc Thẩm), cách châu lỵ 74 dặm về phía đông, từng chồng tầng cao vút,
trông xuống sông Đông Mỗ, tương truyền khi quan quân nhà Mạc rút chạy trước sự
truy đuổi của nhà Lê trung hưng đã đóng quân ở đây. Quân lính đem theo nhiều
quýt để ăn, sau ở đây quýt mọc thành rừng. Đêm khuya thanh vắng thường nghe
tiếng người ngựa râm ran, người địa phương cho là điềm linh dị đã lập đền thờ
cúng. Núi Phương Viên cách châu lỵ 25 dặm về phía Tây Bắc, trên núi có nhiều cỏ
thơm. Núi Hán Lĩnh cách châu lỵ 20 dặm về phía tây. Đèo đá (Thạch Lĩnh) ở phía
Tây châu lỵ 18 dặm, mạch núi liền nhau, kéo dài đến xã Quảng Khê, phía tây giáp
với Chiêm Hóa Tuyên Quang (Hồ Ba Bể bắt nguồn từ núi này) [48, tr.820].
Bạch Thông có nhiều sông, suối và được phân bố đều khắp, “là nơi bắt
nguồn của các con sông ở hạ du:
- Một nguồn phát từ sơn phận xã Phương Viên đổ xuống xã Huyện Tụng.
- Một nguồn phát từ sơn phận hai xã Phương Linh, Vi Hương đổ xuống
Huyện Tụng, hợp dòng chảy đến chợ Mới rồi đổ vào sông Đồng Mỗ” [48, tr.820].
Sông Cầu và Hồ Ba Bể có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và phát
triển kinh tế vùng miền.
Sông Cầu (tiếng Tày gọi là Tả Luông hay Tả Cải, Nặm Cải, sử sách xưa gọi
là sông Đông Mỗ, sông Như Nguyệt) là con sông dài nhất, đoạn trong nội địa tỉnh

Bắc Kạn dài khoảng 103km, do hai nhánh chính là sông Nặm Út bắt nguồn từ
Phương Viên – Chợ Đồn và Nặm Cắt bắt nguồn từ Đôn Phong – Bạch Thông hợp
thành. Tất cả đều xuất phát từ đông nam dãy Phja Bjoóc hợp lại ở Pác Cáp. Ngoài
ra còn có một số nhánh như sông Hà Vị, sông Vi Hương từ sườn đông dãy Phja
Bjoóc chảy về hợp lưu ở Mỹ Thanh; sông Thanh Mai (Tả Quận) hợp lưu ở Nông
Hạ….Sông Cầu có lưu vực rộng 510km
2
, lưu lượng trung bình hàng năm là
25,3m
3
/giây [48, tr.28]. Ở huyện Bạch Thông, sông Cầu chảy qua địa phận hai xã là
Mỹ Thanh và Dương Phong.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
9

Sông Cầu có vai trò lớn trong đời sống dân cư và thông thương. Đó là nguồn
nước lớn với nguồn thủy sản dồi dào và đường giao thông thuận tiện. Cư dân Bắc
Kạn đã tận dụng những cánh đồng phù sa màu mỡ được sông Cầu bồi đắp để phát
tiển kinh tế nông nghiệp, sử dụng nguồn nước dồi dào để tưới tiêu, đóng bè
mảng chuyên chở hàng hóa ngược xuôi, khai thác nguồn thủy sản của sông Cầu
phục vụ đời sống.
Hồ Ba Bể, theo sách “Đồng Khánh dư địa chí” là lớn nhất. “Hồ cách châu 25
dặm về phía Bắc. Dòng nước bên tả bắt nguồn từ dãy núi Khưu Hoắc huyện Cảm
Hóa đổ xuống xã Da Nham, qua địa phận xã Cao Trĩ. Dòng bên hữu bắt nguồn từ
núi Ngọc Nữ ở huyện Vĩnh Điện tỉnh Tuyên Quang đổ xuống hợp dòng ở xã Cổ
Đạo, hợp dòng chảy xuyên qua động Thạch Sơn chảy ra xã Thượng Giáo, thành
một dòng nước rộng, gọi là Hoài Hải, rộng khoảng 300 mẫu, sâu 2 trượng. Chảy
qua xã Cao Thượng lại mở ra một dòng rộng Tào Hải, rộng khoảng hơn 300 mẫu,
sâu 2 trượng. Chảy qua xã Nam Mẫu, lại mở ra một dòng rộng, gọi là Du Hải, rộng
hơn 600 mẫu, sâu khoảng 6 trượng, chảy xuống phía Nam qua hai xã Mỹ Hóa và

Xuân Ổ, đổ vào sông Đà Vị tỉnh Tuyên Quang” [48, tr.820 – 821].
Xưa truyền lại rằng các xã Nam – mẫu ở địa phương ấy có mở hội rất to.
Người bốn phương đến xem đông lắm. Chợt có một bà già ăn mặc rách rưới, lại có
bệnh hủi, đến xin ăn. Mọi người ai cũng ghê vì bẩn thỉu, ai cũng mắng đuổi đi. Bà
già không xin được gì. Chiều về đến giữa đường gặp hai mẹ con người xã Nam –
mẫu, bà kể lại như thế. Mẹ con người kia than rằng: “Đáng thương cho bà khốn khổ
đến thế. Tôi có cơm trưa đây chưa ăn, xin nhường bà ăn đỡ đói”. Rồi hai mẹ con
người kia về nhà. Đêm thấy bà già ấy lại đến, nói: “Ban ngày nhường cơm cho tôi,
bà thật là nhân từ. Nay tôi không biết ở vào đâu được, xin ngủ nhờ một đêm, mong
bà làm phúc cho trót”. Mẹ con người kia cho vào nhà ngủ, rồi cùng ngủ ở bên. Nửa
đêm nghe tiếng ngáy như sấm, khác với người thường, mới đốt đèn lên xem, thấy
một con giao long to đến vài ôm nằm ở trong nhà. Hai mẹ con sợ lắm, đóng cửa đi
ngủ, không dám lên tiếng. Đến sáng ngày ra không thấy con giao long đâu, chỉ thấy
một bà già nằm đấy, biết không phải người thường. Mới mở cửa ra, đến trước mặt
vái chào. Bà già nói: “Tôi đi xem hội, thấy đám hội rộn rịp linh đình. Thế nhưng
Số hóa bởi trung tâm học liệu
10

toàn là miệng từ bi như phật , bụng độc ác như rắn, chả có ai thích làm điều thiện.
Không bao lâu nữa, chỗ này tất có cái vạ về chìm đắm. Duy mẹ con nhà bà, có chút
lòng nhân từ, là người ở trong dòng từ bi. Tôi nay vì bà mở lòng hiểu biết, vượt
khỏi bến mê. Nếu bà thấy địa phương này có việc gì lạ, thì phải chạy lên chỗ gò
cao, không lên quyến luyến chỗ này”. Bà già nói xong biến đi mất. Nào ngờ, hội
chưa tan, tự nhiên chỗ đất bằng có suối nước chảy vọt ra. Trước chỉ độ một vốc
nước, một lát phá vỡ ra thành cái ao, rồi to bằng cái hồ, không đầy một ngày hóa ra
ba biển. Mẹ con người kia chợt nghe thấy việc ấy, đã chạy trước quá 3 dặm, đến chỗ
chân núi rồi. Còn những người khác chạy không kịp, đều chết chìm dưới nước. Mẹ
con người kia bèn làm nhà ngay ở chân núi ấy để ở. Đến sau sinh nhiều con cái,
thành ra một làng. Tất cả các núi ở quanh biển, đều thuộc địa phận xã Nam- mẫu, là
một đại lâm lạc

(1)
ở trong vùng Ba Bể” [7, tr.148-149].
Núi non, sông suối đã tạo cho Bạch Thông một phong cảnh nên thơ, thi vị:
“Việt Nam đất danh thắng
Phải kể xứ Thái Nguyên
Với Bạch Thông đẹp cảnh
Nức tiếng thiền Kim Sơn.
Thế đất đứng nguy nga,
Sƣơng khói quện chiều tà
Núi trập trùng xếp gấp
Sông uốn dòng xa xa…”
(2)
[4, tr.10]

Bạch Thông nằm trong khu vực khí hậu gió mùa xích đạo, một năm có 4 mùa
xuân, hạ, thu, đông, song hình thái hai mùa tương đối rõ rệt. Mùa nóng ẩm mưa nhiều,
chiếm khoảng 75- 80% lượng mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa lạnh giá kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ có khoảng 20 – 25% và tháng mưa
thấp nhất là tháng 12, tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối. Theo thống kê của Chi
cục Thống kê huyện Bạch Thông (2012), lượng mưa trung bình năm 2011 đo được là
1.151,30 mm [ 6, tr. 3].

(1)
Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí, “đại lâm lạc” tức là khu rừng lớn có dân cư ở [7, tr.149].
(2)
Bài minh vịnh này được khắc trên chuông chùa đặt tại xã Vi Hương, Bạch Thông.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
11

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa nóng - lạnh tương đối lớn. Nhiệt độ trung

bình hàng năm từ 25 đến 27
0
C, nhiệt độ trung bình ở tháng nóng nhất (tháng 7) là
27
0
C, ở tháng thấp nhất là 13,7
0
C, độ ẩm trung bình là trên 80% [4, tr.11].
Theo sách “Đồng Khánh dư địa chí”, ở Bạch Thông, “khí trời nhiều lạnh rét, khí
đất ẩm ướt, cuối xuân còn lạnh đến mùa hạ mới hơi nóng, đầu thu đã rét, đến mùa đông
rét đậm. Mùa đông và mùa xuân sương mù che phủ bầu trời, trước giờ tỵ sau giờ thân
nhìn quanh không thấy núi” [48, tr.820].
Bạch Thông là một huyện miền núi, có địa hình phức tạp, không thuận tiện cho
phát triển mạng lưới giao thông. Tuy nhiên với vai trò là một huyện nằm ở vị trí trung
tâm của tỉnh Bắc Kạn, ngay từ thời kì phong kiến, Bạch Thông đã có những huyết
mạch giao thông quan trọng. Sách “Đồng Khánh dư địa chí” có ghi chép lại về tình
hình giao thông của Bạch Thông như sau:
“- Một đường nhỏ từ lỵ sở của Châu đi lên phía Tây Bắc, qua tổng Đông Viễn
đến tổng Nhu Viễn, thông sang tỉnh Tuyên Quang dài 150 dặm.
- Một đường nhỏ từ lỵ sở của Châu đi về phía Đông Nam, qua đồn Cao Khâu
đến Chợ mới, thông đến huyện Phú Lương, dài 90 dặm.
- Một đường nhỏ từ phía Đông sở lỵ của Châu qua tổng Hạ Hiệu đến xã Cổ
Đạo, thông sang tỉnh Cao Bằng, dài 150 dặm.
- Một đường nhỏ từ phía Đông lỵ sở của Châu qua tổng Hạ Hiệu, thông đến
huyện Cảm Hóa, dài 30 dặm” [48, tr.821].
Các tuyến đường này giữ vai trò quan trọng trong việc thông thương đi lại của
cư dân Bạch Thông cũng như buôn bán trao đổi hàng hóa, tiếp xúc và giao lưu văn
hóa của cư dân trong huyện cũng như với các địa phương lân cận. Tuy nhiên các tuyến
đường này đều là đường đất nhỏ hẹp.
Ngày nay, huyện Bạch Thông có hệ thống giao thông đường bộ phát triển với

hơn 30 km quốc lộ 3 chạy qua, là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế -
văn hóa của huyện. Các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã phát triển mạnh mẽ,
100% các xã đã có đường được rải nhựa tới ủy ban. Với chương trình xây dựng nông
thôn mới, các con đường bê tông nông thôn đang được triển khai khẩn trương để thúc
Số hóa bởi trung tâm học liệu
12

đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của các bản, làng, nâng cao đời sống nhân
dân trong huyện.
Về nguồn tài nguyên, theo kết quả nghiên cứu của Tổng Cục Địa chất, Bắc Kạn
có cấu tạo địa chất khá phức tạp với nhiều kiểu khác nhau. Hệ thống núi thấp và trung
bình thuộc cánh cung sông Gâm có các loại đá xâm nhập granít, rhyonít, granít haimica
và các loại phiến biến chất, thạch anh quắczít, đá sừng… Cánh cung Ngân Sơn có các
loại granít, rhyonít, phiến sét, thạch anh, đá vôi… Khối núi đá vôi Kim Hỷ có tuổi
cácbon – pecmi màu xám trắng có cấu tạo kiểu khối, hiểm trở và những biến chất khu
vực. Vùng núi thấp phía nam tỉnh là nơi quy tụ nhiều dãy núi cánh cung, nên có nhiều
loại đá trầm tích có kết cấu hạt mịn, hạt thô và đá mắcma.
Đất ở Bạch Thông có nhiều loại, đất feralit màu vàng nhạt trên núi, chủ yếu trên
các dãy núi cao, có độ ẩm ướt lớn, độ mùn cao, phù hợp với cây lâm nghiệp. Đất feralit
màu đỏ nâu phát triển trên đá vôi, chủ yếu ở các xã Vũ Muộn, Tân Sơn, Cao Sơn, Xuất
Hóa, Hòa Mục. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây đậu tương, ngô, mía
lạc….Đất feralit màu vàng có ở các xã Lục Bình, Đôn Phong, Dương Phong, Vị
Hương, Quang Thuận, phù hợp với việc trồng cây gây rừng. Đất phù sa sông Cầu dọc
theo các xã Dương Quang, Huyện Tụng, Mỹ Thanh, Cao Kỳ là loại đất thích hợp cho
việc trồng lúa và hoa màu. Bên cạnh đó, đất phù sa suối, ngòi ở các xã Tân Tiến,
Phương Thông, Vị Hương, Tú Trĩ, Quân Bình, Lục Bình cũng phù hợp với việc trồng
cấy cây lúa nước, ngô, lạc, mía.
Về tài nguyên rừng, Bạch Thông có 90% diện tích đất đai toàn huyện là rừng
núi, thảm thực vật dày, độ che phủ cao, rừng xanh um tùm quanh năm. Trong các
thung lũng núi đá vôi có nhiều loại gỗ quý như nghiến, táu, sến, lim, trai…với những

cây cổ thụ lâu năm. Ngoài ra còn có vô số loại tre, vầu, trúc, lứa…Càng xuống thấp thì
rừng cây càng rậm rạp bởi nhiều tầng thực vật và dây leo chằng chịt, độ ẩm cao, lớp
thảm mục dày, tỷ lệ mùn trong đất khá cao, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.
Trong các khu rừng, ngoài hổ, báo, hươu, nai còn có gà gô, gà lôi và các đặc sản
quý như nhung hươu, mật ong, sa nhân, nấm hương.
Sách “Đồng khánh dư địa chí” có viết: “Trong hạt có tre vầu, mây sa nhân,
củ nâu, lợn rừng, hươu, nai, cũng có nơi có chim trĩ, gà lôi” [48, tr.820].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
13

Tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất có mỏ vàng ở Bằng Thành, mỏ chì đen
ở Cảm Lạc và hai mỏ bạc ở Bông Ngân, Tống Tinh.
Với điều kiện tự nhiên đặc thù của mình, Bạch Thông đã sớm trở thành nơi
sinh sống của cư dân Tày nguyên thủy và trong lịch sử là nơi đón nhận cư dân nhiều
nơi đổ về quần tụ, sinh cơ lập nghiệp .
1.2. Các thành phần dân tộc
Trong tổng số 17 dân tộc thiểu số sống ở 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam,
tại tỉnh Bắc Kạn có 7 tộc người sinh sống, cư trú lâu đời, thuộc 4 nhóm: nhóm ngôn
ngữ Tày – Thái, nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, nhóm ngôn ngữ Việt – Mường,
nhóm ngôn ngữ Hán – Hoa.
Theo số liệu thống kê dân số, huyện Bạch Thông tính đến tháng 11 năm
2012 có 30.570 nhân khẩu được phân bố theo các dân tộc như trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các thành phần dân tộc ở Bạch Thông năm 2012

STT
Dân tộc
Số dân
Tỷ lệ (%)
1
Tày

18.286
59,81
2
Dao
4.953
16,2
3
Kinh
3.665
11,99
4
Nùng
3.488
11,41
5
Hoa
97
0,32
6
Sán Dìu
27
0,09
7
H

Mông
21
0,07
8
Mường

15
0,05
8
Ngái
9
0,03
9
Sán Chay
6
0,02
10
Thái
3
0,01
Tổng
30.570
100%
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bạch Thông, tháng 11 năm 2012)
Bảng thống kê thành phần dân tộc huyện Bạch Thông (Bảng 1.1) cho thấy,
tại Bạch Thông có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó tập trung nhiều nhất là dân tộc
Tày, Nùng thuộc nhóm ngữ hệ Tày – Thái, Kinh thuộc nhóm ngữ hệ Việt – Mường,
Dao thuộc nhóm ngữ hệ Mông – Dao, Hoa thuộc nhóm ngữ hệ Hoa – Hán.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
14

Các dân tộc ở đây cư trú thành nhóm khá rõ rệt. Đồng bào Tày, Nùng cư trú
ở những thung lũng thấp tương đối bằng phẳng, đồng bào Dao sống ở trên núi cao,
đồng bào Kinh, Hoa sống ở các khu vực trung tâm.
Qua các tư liệu lịch sử, truyền miệng và việc khảo sát thực tế, có thể thấy
được những nét khái quát về địa bàn cư trú, nguồn gốc, quê quán của các dân tộc

huyện Bạch Thông.
1.2.1. Dân tộc Tày
Tộc danh Tày có lẽ bắt nguồn từ dụng ý của cư dân chuyên nghề cày ruộng,
mà bộ nông cụ tiêu biểu là cái cày, tiếng Tày – Thái truyền thống gọi cái cày là
“Mạc Thay” hay “Thây” rồi biến âm thành Tày hay Thái (cũng có dụng ý như vậy
khi người Tày được gọi là Cần Nà, tức người cày ruộng). Người Tày ở Bắc Kạn có
Tày Bốc (Tày cạn), Tày Nặm (Tày nước), Tày Slo, Tày Cà (Mường Cà, Bạch
Thông). Từ thế kỉ XV, người Tày còn được gọi là người Thổ để phân biệt giữa thổ
quan địa phương với lưu quan người Kinh từ dưới xuôi lên. Lưu quan người Kinh bị
thổ hóa gọi là Thổ lưu quan. Thổ trong trường hợp này được hiểu là người bản xứ
hay “thổ địa”. Từ 1945 trở lại đây trên các loại văn bản, sách báo công nhận cách
gọi là dân tộc Tày.
Người Tày ở Bắc Kạn có số dân đông nhất, sống rải rác ở hầu khắp các
huyện của tỉnh. Ở huyện Bạch Thông, dân tộc Tày có số dân đông nhất, theo thống
kê năm 2012 là 59,81% dân số, khoảng 18.286 người, có những xã chiếm tới 98%
dân số xã như xã Hà Vị.
Người Tày hiện nay ở Bắc Kạn có ba bộ phận hợp thành trong lịch sử.
Thứ nhất, bộ phận bản địa từ thời nguyên thủy còn gọi là “Cần tày cốc đin
mác nhả” nghĩa là “người Tày gốc đất hạt cỏ”. Từ thời đại đồ đá chuyển sang thời
đại kim khí đồ đồng thau cách nay 3 – 4 nghìn năm, họ là chủ nhân của nghề nông
trồng lúa nước. Các bộ tộc Tày – Thái ở vùng núi Việt Bắc nằm trong khởi nguyên
Tày – Thái có địa bàn cư trú rộng lớn từ Nam Trung Quốc đến Tây Bắc, Việt Bắc
Việt Nam. Theo GS. Trần Quốc Vượng, “Nghề nông trồng lúa nước đã ra đời ở
vùng thung lũng từ Vân Nam – Quý Châu đến Tây Bắc, Việt Bắc, vùng “cái nôi”
của các dân tộc nói tiếng Tày - Thái [59, tr. 55].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
15

Trong thời kỳ nhà nước Văn Lang, Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định – một trong
15 bộ của nhà nước Văn Lang lúc bấy giờ. Các bộ lạc người Tày ở đây đang chuyển

dần từ thời đại đồ đá sang thời đại kim khí đồ đồng thau. Nhân dân địa phương đã
phát hiện được khá nhiều rìu, bôn có vai và có nấc bằng đá được mài nhẵn, tiếng địa
phương gọi là “khoan phạ” tức là rìu trời, ở xã Cẩm Giàng của Bạch Thông đã phát
hiện ra rìu và búa đá. Đặc biệt gần đây, nhóm sưu tầm khảo sát tư liệu cổ do Sở Văn
hóa- Thông tin- Thể thao tỉnh Bắc Kạn, được sự giúp đỡ của nhân dân đã tìm thấy
mũi tên đồng ở Nà Buốc, xã An Thắng, huyện Pác Nặm, thuộc loại hình Cổ Loa
cách đây hơn hai nghìn năm.
Với những công cụ như vậy, có thể nói cư dân người Tày cổ của tỉnh Bắc
Kạn nói chung và cư dân người Tày cổ của Bạch Thông nói riêng đã sáng tạo ra
nghề nông trồng lúa nước ở thung lũng ven sông suối nơi gần nguồn nước. Phụ
nữ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp lúc bấy giờ. Truyền
thuyết dân gian còn lưu lại nhiều dấu tích địa danh như Nà Giả Dỉn (ruộng Bà
Khổng lồ), Nà Ché (ruộng của các chị), và khái quát lên khắp nơi có hàng trăm
bà làm ruộng nên mới gọi là Pác Gỉa (hàng trăm bà), đào ao, xuống chợ, lên
nương cùng bà [57, tr.47-48].
Như vậy có thể thấy, những biểu tượng đó chứng minh xã hội thời kỳ này
của người Tày là xã hội thị tộc mẫu hệ, người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong
gia đình, xã hội và sản xuất.
Trong thời gian Bắc Thuộc (179 TCN – 938), khối Nguyên Tày – Thái bị
phân tách làm hai, đó là ngành phía Tây và ngành phía Đông. Ngành phía Đông bị
người Hán đô hộ, sử sách của chúng gọi ngành người Tày này là Man di, Lý, Lạo
hay Sình lão. Trong thời kỳ này sự phát triển nội tại cùng với sự ảnh hưởng của nền
văn hóa Hán, các dòng họ cũng được hình thành sớm nhất là họ Ma tiếp đó là họ
Mông, Nông, Hoàng, Lý, Chu, Vi…Các dòng họ chủ yếu sinh sống ở khu vực các
thung lũng, do các trưởng họ, các tù trưởng đứng đầu, vì vậy sử sách xưa gọi là
Man Hoàng động, Man Nông động [57, tr.48-49].
Thứ hai là bộ phận người Tày gốc Kinh từ miền xuôi lên. Mối quan hệ giữa
miền xuôi và miền ngược đã có từ lâu, nhưng từ thời kỳ nhà Lý trở đi, việc mở
Số hóa bởi trung tâm học liệu
16


mang đường giao thông lên phủ Phú Lương (Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng) thì
mối quan hệ hai miền xuôi ngược ngày càng thuận lợi. Chế độ lưu quan bắt đầu từ
thời kỳ Lý-Trần và phát triển mạnh từ thế kỷ XV trở đi, đến thời kỳ nhà Nguyễn thì
càng có quy củ. Đó là việc các tướng lĩnh, quan lại người Kinh được cử lên cai trị
hay trấn ải biên thùy, theo đó là lính tòng quân, dân phu phục dịch. Họ ở lại xen kẽ
trong xã hội người Tày và dần chuyển hóa thành dân tộc Tày. Đây là hiện tượng mà
lịch sử quen gọi “Kinh già hóa Thổ”. Ví dụ ông tổ họ Thiêm ở xã Quân Bình, Hạ
Vị, huyện Bạch Thông là Hà Thiêm Ích (1708-1807), gốc Kinh quê ở Hà Đông, là
lưu quan thời Lê-Trịnh, giữ chức Tuần Châu của Bạch Thông vào thế kỷ XVIII
cùng với người nhà và dân phu tùy tùng đã lên làm ăn sinh sống và Tày hóa. Một số
dòng họ như Hà Sĩ, Hà Lưu cũng thuộc lưu quan người Kinh từ miền xuôi lên vào
buổi đầu thời Lê-Trịnh. Nhìn chung người Tày thuộc các dòng họ Nguyễn, Đinh,
Cao, Vũ, Hà…đều là gốc Kinh. Đặc biệt ở Kim Hỷ, Na Rì, người Tày gốc Kinh
chiếm tới 80% dân số. Tới thời Nguyễn, số người Kinh lên Bắc Kạn ngày một tăng,
bên cạnh các lưu quan, binh lính còn có dân phu làm đường, khai thác mỏ, dân di cư
tìm kế sinh nhai. Họ ở lại và dần dần Tày hóa [57, tr.49].
Thứ ba, bộ phận Tày, Nùng từ Quảng Tây, Trung Quốc tới Bắc Kạn tìm kế
lập nghiệp. Vùng tả hữu Giang Quảng Tây vốn là vùng quê cha đất tổ của người
Tày-Thái. Một nhóm họ vẫn tự gọi mình là người Tày, còn người Nùng chỉ có thể là
một bộ phận người Tày lệ thuộc quyền lực của họ Nông, là người của họ Nông, hay
Nùng, nên gọi là họ Nùng. Từ thế kỷ XVIII đặc biệt là đầu thế kỷ XIX, do ách
thống trị hà khắc của nhà Thanh, việc làm ăn sinh sống gặp nhiều khó khăn. Khởi
nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc bị triều đình Mãn Thanh đàn áp dã man.
Nhiều người đã rời bỏ quê hương sang đất Việt Nam trong đó có Bắc Kạn tìm kế
sinh nhai. Họ đã nhanh chóng hòa nhập với các bộ tộc dân tộc Tày bản địa một cách
tự nhiên với tâm lý xã hội như trên chính quê cha đất tổ của mình [57, tr.50-51].
Trong quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Tày ở Bắc Kạn nói chung và dân tộc
Tày ở Bạch Thông nói riêng đã phải trải qua một quá trình đấu tranh gian khổ để
chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, dịch bệnh…để sinh tồn. Trong quá trình lịch

sử ấy, dù là người Tày bản địa “cốc đin mác nhả” hay người Tày gốc Kinh ở miền
Số hóa bởi trung tâm học liệu
17

xuôi lên, người Tày-Nùng từ Trung Quốc sang, đều đã sớm tự nguyện hòa hợp, cố
kết lại với nhau thành một khối Tày thống nhất vì lợi ích chung.
1.2.2. Dân tộc Dao
Dân tộc Dao có mặt ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, song tập trung đông
nhất vẫn ở các tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Bắc, những nơi núi cao, rừng rộng, khí hậu
mát mẻ như Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Tây
cũ….Người Dao vốn không phải cư dân bản địa. Xét về mặt ý thức nguồn gốc,
người Dao dù sống ở đâu trên đất nước ta cũng luôn nhớ nguồn gốc của mình là
người di cư từ Trung Quốc tới.
Hiện nay người Dao ở Bắc Kạn có số dân đông thứ hai sau dân tộc Tày, sinh
sống rải rác ở các khu vực núi cao của Ba Bể, Bạch Thông, Ngân Sơn, Na Rì, Chợ
Mới, Pác Nặm….Tại huyện Bạch Thông, theo số liệu của Chi cục Thống kê cung
cấp năm 2012, số người Dao sinh sống ở địa bàn huyện là 4.953 người, tương
đương với 16,2% dân số toàn huyện.
Do sớm bị phân tán nên người Dao có nhiều tên gọi khác nhau. Họ tự nhận
mình với các tên Kiềm Miền, Dao Nhân, Dụ Tsiăng miền, Dụ lẩy miền, Dụ Kùn
miền, Ô giang miền…Người Tày gọi người Dao là Cần Đông, Cần Khau, Cần Coóc
Ngáng, Cần Coóc Mần, Cần Téo Chèn. Người Kinh gọi là người Mán, Người Mán
đỏ, thậm chí thời thuộc Pháp đổ về trước còn gọi là người Trại, người Xá, người
Động. Người Dao ở các thế hệ sau cũng có sự ngộ nhận, không hiểu rõ gốc tích của
tộc người mình nên thường tự nhận tên phiếm xưng là Kìm Mùn hoặc Kềm Miền.
Người Dao ở Bắc Kạn sử dụng phương ngữ Kềm Miền có các nhóm Đại bản
(Tồm pến miền- Tồm mả miền) và Tiểu bản (Mà pháy miền).
Nhóm Đại bản lại có các ngành khác nhau. Ngành Dao đỏ gồm các nhánh
Dụ lảy, Du Tsiăng. Ngành Thanh phán gồm các nhánh Dụ Kùn, Ô gang, Èng Bò…
Nhóm Tiểu bản: Dụ tôn là tên tự gọi, người Tày gọi là Cần Téo Chèn, người

Kinh gọi là Dao Tiền. Nhóm này có hai chi là Dao váy ngắn và Dao váy dài.
Bộ phận người Dao sử dụng ngôn ngữ Kìm Mùn có nhóm Thanh – Bạch –
Làn. Nhóm này chỉ có ở Pác Nặm [57, tr.164-166].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
18

Tại Huyện Bạch Thông có chi Dao váy ngắn thuộc nhóm Tiểu bản, Dụ
Tsiăng, Dụ lảy thuộc nhóm Đại Bản của người Dao theo phương ngữ Kìm Mùn.
Trên thực tế Dao là tên tự nhận của dân tộc Dao, còn các tên gọi khác là do
nhận biết để gán gép của các dân tộc khác, hoặc do chưa hiểu biết đầy đủ về nguồn
gốc nên phiếm xưng tùy tiện mà thành. Cùng với quá trình thiên di lâu dài trong lịch
sử, sự khác biệt trong địa vực cư trú, sự giao thoa tiếp biến văn hóa đã khiến người
Dao hình thành các nhóm ngành khác nhau.
1.2.3. Dân tộc Kinh
Dân tộc Kinh là dân tộc đa số ở Việt Nam với tỷ lệ dân cư đông nhất. Dân
tộc Việt tự gọi mình là người Kinh. Các dân tộc anh em gần gũi lâu đời như người
Tày ở Việt Bắc, người Thái ở Tây Bắc gọi người Kinh là Cần Keo. Các dân tộc ven
biển và hải đảo của khu vực Đông Nam Á từ xa xưa gọi người Kinh là Kiao Chi.
Thời Bắc thuộc, Nhà Hán phiên âm “Kiao Chi” thành “Giao Chỉ”. Chính vì thế mà
chúng đặt tên vùng đất nước Âu Lạc của ta thành bộ Giao Chỉ.
Trong các văn bản hành chính hiện nay và trước đây đều gọi dân tộc Kinh là
dân tộc Việt. Thực chất danh xưng Việt là từ phiếm xưng tự nhận của người Kinh.
Danh xưng Việt ngoài dụng ý chỉ dân tộc Kinh- dân tộc đa số ở nước ta, còn có ý
nghĩa chỉ toàn bộ 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
Ngay trong buổi đầu xây dựng nhà nước phong kiến độc lập, các vị vua của
triều đại Lý – Trần ra sức củng cố khối đại đoàn kết của các dân tộc vùng núi nói
chung, vùng Bắc Kạn nói riêng bằng việc phong tước, chọn phò mã là các tù trưởng
người dân tộc thiểu số, như chọn phò mã Dương Tự Minh, cho trấn thủ phủ Phú
Lương (Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên) ở Thời Lý.
Trong cuộc nội chiến Nam – Bắc triều (từ thế kỉ XVI đến thế kỷ XVII) các

thế lực họ Mạc, Lê, Trịnh phát triển lên khu vực miền núi, trong đó có Bắc Kạn,
mạnh mẽ chưa từng thấy. Một số không nhỏ người Kinh đã ở lại lâu dài ở khu vực
này và “Tày hóa”. Đến thời kỳ nhà Nguyễn, người Kinh ở miền xuôi lên Bắc Kạn
ngày một nhiều. Họ lên đây bằng nhiều con đường như lưu quan, binh lính, phu mỏ,
phu làm đường và tiếp tục bị „Tày hóa”. Số người Kinh lên muộn khoảng đầu thế kỉ XX

×