Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 110 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––





CHU THU HƢƠNG





RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BẢO LẠC (CAO BẰNG)
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX




LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN







THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––





CHU THU HƢƠNG





RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BẢO LẠC (CAO BẰNG)
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13


LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên



THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
,
.
huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX” đã được chỉnh sửa theo ý
kiến của hội đồng.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn


Chu Thu Hƣơng

Xác nhận của Khoa Lịch sử
Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn
khoa học




PGS.TS. Đàm Thị Uyên






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Lịch sử
trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham
gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp cao học K20 -
Lịch sử Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu
khoa học.
Xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đàm Thị Uyên, PGS.TS
Nguyễn Thị Phương Chi - những người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong
công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm
nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin được gửi lời cảm ơn tới các đồng chí cán bộ Ban tuyên giáo Huyện ủy
Bảo Lạc, Phòng Văn hóa - thông tin, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm, Chi
cục thống kê - UBND huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng), đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu thực tế tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn


Chu Thu Hƣơng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài 6
5. Đóng góp của đề tài 7
6. Bố cục 7
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẢO LẠC (CAO BẰNG) 8
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 8
1.1.1. Vị trí địa lý 8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 8
1.2. Quá trình thay đổi địa giới hành chính 16
1.3. Các thành phần dân tộc 19
1.3.1. Dân tộc Tày 21
1.3.2. Dân tộc Nùng 22
1.3.3. Dân tộc Dao 23
1.3.4. Dân tộc Mông 24

1.3.5. Dân tộc Kinh 25
Chƣơng 2: SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN BẢO LẠC NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XIX 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.1. Tình hình ruộng đất Bảo Lạc trước thế kỷ XIX 27
2.2. Địa bạ huyện Bảo Lạc nửa đầu thế kỷ XIX 33
2.3. Sở hữu ruộng đất ở huyện Bảo Lạc theo địa bạ năm Gia Long 4 (1805) 35
2.4. Sở hữu ruộng đất ở huyện Bảo Lạc theo điạ bạ năm Minh Mệnh 21 (1840) 43
2.5. So sánh sở hữu ruộng đất ở huyện Bảo Lạc nửa đầu thế kỷ XIX theo
địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) 49
2.6. Chế độ tô thuế 54
Chƣơng 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO LẠC NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XIX 59
3.1. Trồng trọt 59
3.1.1. Canh tác lúa nước 59
3.1.2. Canh tác nương rẫy 65
3.2. Chăn nuôi 68
3.3. Kinh tế tự nhiên 70
3.3.1. Kinh tế hái lượm 70
3.3.2. Săn bắn 71
3.3.3. Đánh cá 72
3.4. Nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt 73
3.4.1. Hội xuống đồng 73
3.4.2. Lễ cầu mưa (Mể pỉ - tiếng Lô Lô) 74
3.4.3. Lễ cúng tắm lá lúa (Toọc bổn dào bâư khẩu) 76
3.4.4. Lễ lên đồng (Roọng khoăn vài - gọi vía trâu) 77
3.4.5. Lễ mừng mùa (Kin khẩu mấư - Lễ ăn cơm mới) 78

3.4.6. Lễ hội Nàng Hai 80
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHSPHN : Đại học Sư phạm Hà Nội
ĐHSP TN : Đại học Sư phạm Thái Nguyên
ĐVT : Đơn vị tính
KH : Ký hiệu
KHXH : Khoa học xã hội
NV : Nhân văn
Nxb : Nhà xuất bản
m : mẫu
m.s.th.t : mẫu, sào, thước, tấc
Ví dụ: 5 mẫu 6 sào 8 thước 7 tấc sẽ được viết là 5.6.8.7
Tr : Trang
TTLTQG I : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thống kê dân số theo thành phần dân tộc năm 1998 20
Bảng 2.1: Thống kê địa bạ huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) 35
Bảng 2.2: Thống kê địa bạ năm Gia Long 4 (1805) của 13 xã thôn 36
Bảng 2.3: Sự phân bố ruộng đất của 13 xã thôn huyện Bảo Lạc theo địa bạ
Gia Long 4 (1805) 37
Bảng 2.4: Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ trong 13 xã thôn huyện
Bảo Lạc đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 39
Bảng 2.5: Quy mô sở hữu ruộng đất của huyện Bảo Lạc theo địa bạ Gia
Long 4 (1805) 40
Bảng 2.6: Quy mô sở hữu của các nhóm họ 41
Bảng 2.7: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc 43
Bảng 2.8: Tình hình ruộng đất ở 7 xã thôn huyện Bảo Lạc theo địa bạ Minh
Mệnh 21 (1840) 44
Bảng 2.9: Tình hình ruộng đất của 7 xã thôn huyện Bảo Lạc theo địa bạ
Minh Mệnh 21 (1840) 45
Bảng 2.10: Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của chủ sở hữu 7 xã thôn
huyện Bảo Lạc đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) . 45
Bảng 2.11: Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ trong 7 xã thôn huyện
Bảo Lạc 46
Bảng 2.12: Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ 47
Bảng 2.13: Tình hình sở hữu ruộng đất các chức sắc 49
Bảng 2.14: Sự phân bố các loại ruộng đất của huyện Bảo Lạc ở hai thời
điểm 1805 và 1840 50
Bảng 2.15: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tư 51
Bảng 2.16: So sánh quy mô sở hữu theo nhóm họ 52

Bảng 2.17: Bảng so sánh quy mô sở hữu của các chức sắc 53
Bảng 2.18: Biểu thuế ruộng công tư năm 1803 55
Bảng 2.19: Biểu thuế thời Minh Mệnh năm 1840 57


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tình hình ruộng đất ở Bảo Lạc năm 1805 37
Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng đất của huyện Bảo Lạc năm 1805 40
Biểu đồ 2.3: Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ năm 1805 42
Biểu đồ 2.4: Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ năm 1840 48





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến nông nghiệp, tức là nói đến vấn đề ruộng đất, trị thủy, khai
hoang, phương thức canh tác, đó là những vấn đề trung tâm, cốt lõi của nền
kinh tế nông nghiệp. Trong thời kỳ phong kiến, ruộng đất, kinh tế nông nghiệp
càng thể hiện vai trò quan trọng của mình, nó là cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội
cho sự tồn tại của vương triều phong kiến. Vì vậy mà các triều đại quân chủ
Việt Nam luôn tìm nhiều phương cách khác nhau để quản lý chặt chẽ vấn đề

ruộng đất. Và ruộng đất, kinh tế nông nghiệp từ đó trở thành một nội dung cơ
bản và xuyên suốt lịch sử Việt Nam cả thời kỳ cổ, trung, cận và hiện đại.
Tìm hiểu tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp qua các triều đại
không chỉ giúp chúng ta tái hiện một phần quan trọng bức tranh toàn cảnh về
tình hình kinh tế, xã hội đương thời mà đó còn là chìa khóa để tìm hiểu và nhìn
nhận chế độ phong kiến Việt Nam trong lịch sử.
Vấn đề ruộng đất (trong đó chủ yếu là các hình thức sở hữu, chiếm hữu
và sử dụng ruộng đất trong canh tác, khai hoang, trị thủy… ) được coi là yếu tố
cơ bản nhất quyết định kết quả của sản xuất nông nghiệp và từ đó mà chi phối
tình hình phát triển của các ngành kinh tế khác, chi phối trực tiếp tới đời sống
nhân dân, đến sự ổn định xã hội. Mặc khác, vấn đề ruộng đất – kinh tế nông
nghiệp lại chịu sự tác động trở lại của hàng loạt nhân tố như: chính sách ruộng
đất và nông nghiệp của nhà nước, tình hình chính trị - xã hội, tập quán sản xuất,
tục lệ phân phối ruộng đất của từng làng xã.
Chính vì vậy, những hiểu biết về tình hình ruộng đất, kinh tế nông
nghiệp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, dưới một vương triều cụ thể sẽ tạo
điều kiện giúp chúng ta có những hiểu biết căn bản và toàn diện về tình hình
kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân trong giai đoạn đó. Đối với một nước nông
nghiệp như Việt Nam, những vấn đề ruộng đất được coi là cơ sở nền tảng của
hình thái kinh tế - xã hội và cũng là cơ sở của nền văn minh dân tộc trong lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
sử. Như giáo sư Trương Hữu Quýnh đã từng cho rằng việc nghiên cứu chế độ
ruộng đất là phương pháp luận trong việc nghiên cứu khái quát tiến trình phát
triển của xã hội Việt Nam.
Thực tế lịch sử còn cho chúng ta thấy rằng tình hình ruộng đất ở mỗi địa
phương bên cạnh những nét chung còn chứa đựng những nét đặc thù, cần được
tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Việc nghiên cứu vấn đề này ở mỗi địa phương cụ

thể có ý nghĩa thiết thực đối với việc tìm hiểu tập quán sản xuất, tập quán sinh
hoạt, sự phân hóa và mức độ phân hóa giai cấp… trong các làng xã xưa.
Nghiên cứu tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp không chỉ có ý
nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Nhà chính trị gia của La Mã cổ đại Cicéron đã từng nói: “Lịch sử là thầy
dạy của cuộc sống”. Tìm hiểu quá khứ là chìa khóa để hiểu rõ hiện tại và định
hướng tương lai, vì vậy khi nào Việt Nam còn là một nước nông nghiệp thì vấn đề
ruộng đất, kinh tế nông nghiệp vẫn còn thực sự cần thiết và mang tính thời sự.
Ngày nay trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh trong đó công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giữ vị
trí quan trọng. Tìm hiểu tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp của dân tộc
trong lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu được cách quản lý, phân phối, sử dụng và
bảo vệ ruộng đất của tổ tiên, điều này thực sự cần thiết đối với sự nghiệp xây
dựng nông nghiệp - nông dân - nông thôn hiện nay, để bảo đảm sự kết hợp hài
hòa giữa văn minh hiện đại với bản sắc truyền thống dân tộc. Lịch sử đã để lại
cho chúng ta những bài học sâu sắc, muốn nhận thức đúng hiện tại thì cần nắm
vững quá khứ, hiểu biết quá khứ càng sâu sắc thì nhận thức hiện tại càng chính
xác. Đó cũng chính là mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời giữa quá khứ
- hiện tại - tương lai trong khoa học lịch sử.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Ruộng đất và kinh tế
nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX” làm đề tài luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
văn thạc sĩ của mình. Thông qua đó, tôi hy vọng đóng góp phần nhỏ bé của
mình vào việc tìm hiểu quy mô, cơ cấu sở hữu, sử dụng ruộng đất, sự phân hóa
xã hội cũng như tập quán sản xuất nông nghiệp của địa phương. Từ đó chúng ta

có thể hình dung được phần nào bức tranh làng xã ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao
Bằng nửa đầu thế kỷ XIX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trong lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam từ lâu đã được các sử gia quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau. Có thể kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu có đề cập đến vấn đề
ruộng đất như: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí, Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ, Đồng Khánh dư địa chí….
Vào cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 xuất hiện một số tác phẩm đề cập
đến vấn đề ruộng đất, kinh tế nông nghiệp. Tiêu biểu như: “Chế độ ruộng đất
và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ” của tác giả Phan Huy Lê (Nxb Văn Sử Địa,
Hà Nội, 1959). Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày những nét lớn về chính
sách ruộng đất - nông nghiệp của nhà nước Lê Sơ thế kỷ XV, các hình thức sở
hữu, chiếm hữu ruộng đất, địa tô và sự bóc lột địa tô. Sự phát triển của sức sản
xuất nông nghiệp và một số điều luật về ruộng đất thời Lê sơ. Nguồn tư liệu
chủ yếu của tác phẩm là những bộ sử cũ của các sử gia phong kiến. Đây là cuốn
sách đầu tiên chuyên về đề tài này của giới sử học nước nhà kể từ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
Từ những năm cuối thập kỷ 70 đầu 80 của thế kỷ XX, xuất hiện một số
công trình chuyên khảo khá quy mô và công phu, nghiên cứu vấn đề ruộng đất.
Trong chuyên khảo “Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX”
(Nxb KHXH, Hà Nội, 1979), dựa trên những bộ chính sử của triều Nguyễn, tác
giả Vũ Huy Phúc đã hệ thống hoá nội dung, bản chất những chính sách lớn về
ruộng đất của nhà Nguyễn và thiết chế kết cấu ruộng đất hình thành từ chính
sách đó, cũng như tác động, hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch
sử kinh tế xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4

Trong chuyên khảo “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVIII”
gồm 2 tập (Nxb KHXH, Hà Nội, 1982, 1983) tác giả Trương Hữu Quýnh đã
phác thảo những nét chính về sự tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế
kỉ XI đến thế kỉ XVIII, qua đó bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu cũng
như tính chất kinh tế - xã hội của nó. Bên cạnh việc sử dụng các bộ chính sử, tác
giả còn sử dụng một nguồn tư liệu địa phương khá phong phú (bao gồm văn bia,
gia phả…). Vì vậy, chuyên khảo này có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp những
tư liệu tham khảo có giá trị về vấn đề sở hữu ruộng đất dưới thời phong kiến.
Tác phẩm “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới
triều Nguyễn”( NxbThuận Hoá, Huế, 1997) do các tác giả Trương Hữu Quýnh
và Đỗ Bang đồng chủ biên đã nghiên cứu một cách cụ thể về tình hình ruộng đất
chủ yếu thông qua tư liệu địa bạ. Tác phẩm đã nêu lên các chính sách về nông
nghiệp đặc biệt là các chính sách ruộng đất của triều Nguyễn.
Ngoài các cuốn sách trên còn có hàng loạt bài viết đề cập đến vấn đề này
được đăng trong “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử” (2 tập) (Nxb KHXH, Hà
Nội, 1991 và 1993) và trên các Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu kinh
tế, Dân tộc học… Trong các bài viết của các tác giả Nguyễn Đức Nghinh, Phan
Đại Doãn, Vũ Huy Phúc, Nguyễn Cảnh Minh, Bùi Quý Lộ….đề cập tới từng
khía cạnh, từng vấn đề cụ thể của tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp ở thế
kỷ XIX (chủ yếu là giai đoạn đầu thế kỷ XIX).
Ngoài ra còn có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có giá trị như:
Luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn (1829)” (1991), của
tác giả Đào Tố Uyên. Công trình đã chỉ ra những điểm cơ bản và diễn biến của
chế độ ruộng đất ở huyện Kim Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.Luận án “Huyện Quảng
Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX” (2000) của tác giả
Đàm Thị Uyên đã làm rõ tình hình ruộng đất, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX.
Đặc biệt trong phần kinh tế, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề ruộng đất và kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


5
tế nông nghiệp của huyện Quảng Hòa dưới triều Nguyễn. Luận án đã giúp ích
trong việc nghiên cứu tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Quảng
Hòa nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung.
Năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho xuất bản cuốn “Địa
chí Cao Bằng”. Cuốn sách đã giới thiệu vị trí địa lý, lịch sử truyền thống đấu
tranh cách mạng, kinh tế, văn hóa và xã hội các huyện thị xã trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu vấn đề
“Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỉ
XIX”. Thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở vô
cùng quý báu giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Mục đích:
Thực hiện đề tài: “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc
(Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX", trên cơ sở tư liệu hiện có, tôi mong muốn
phản ánh khách quan, khoa học tình hình ruộng đất nửa đầu đầu thế kỷ XIX và
kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Lạc nhằm tái hiện lại một phần bức tranh
lịch sử địa phương. Đồng thời góp phần hoàn thiện kiến thức chuyên môn cho
bản thân, phục vụ công tác học tập, giảng dạy.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Giới hạn trong phạm vi huyện Bảo Lạc (Cao Bằng)
giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX gồm 4 tổng và 20 xã.
+ Về thời gian: Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX cụ thể ở hai thời điểm Gia
Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840). Tuy nhiên vấn đề lịch sử hành chính
của huyện do có những sự điều chỉnh ở các giai đoạn khác nhau nên được xem


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
xét theo tiến trình lịch sử của tỉnh Cao Bằng từ khi thành lập nước (thời Hùng
Vương) cho đến hiện tại.
- Nội dung nghiên cứu:
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, đặc điểm kinh tế - xã hội của
huyện trong quá khứ và hiện tại. Nội dung chính cần phải làm rõ là tình hình
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Lạc nửa đầu thế kỷ XIX.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
- Nguồn tư liệu
+Tài liệu chung: Các cuốn sách cổ có đề cập đến nội dung nghiên cứu
như: Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ, Đồng Khánh dư địa chí…
Bên cạnh đó là các tài liệu nghiên cứu về ruộng đất, kinh tế nông nghiệp
như: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI - XVIII của Trương Hữu
Quýnh, Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam của Vũ Huy Phúc, Địa bạ Hà
Đông của Phan Huy Lê và P.Brocheux, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của
Nguyễn Đình Đầu…
+ Nguồn tư liệu địa bạ: 13 địa bạ thời Gia Long 4 (1805) và 7 địa bạ thời
Minh Mạng 21 (1840) của huyện được khai thác tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia
I (Hà Nội).
+ Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: các tài liệu truyền miệng, truyện kể,
truyền thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương…có đề cập đến vấn đề ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thực tế là nguồn tư liệu địa bạ triều Nguyễn, tác giả đặc biệt
chú ý khâu giám định, xử lý số liệu, so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu
khác có liên quan.

Đồng thời tác giả sử dụng phương pháp phương pháp lịch sử và phương
pháp logic là chính kết hợp với phương pháp thống kê, tổng hợp, phân loại,
điền dã nhằm mục đích làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
5. Đóng góp của đề tài
- Đề tài là sự tổng hợp các tài liệu có đề cập đến huyện Bảo Lạc về: Điều
kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư và quá trình tộc người, tình hình kinh tế…
- Thống kê, phân tích, tư liệu địa bạ huyện Bảo Lạc góp phần làm rõ
tình hình ruộng đất của huyện ở nửa đầu thế kỷ XIX. Trên cơ sở phân tích địa
bạ, đề tài tìm hiểu phong tục, tập quán sản xuất của nhân dân địa phương, giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XIX.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Khái quát về huyện Bảo Lạc (Cao Bằng)
Chƣơng 2: Sở hữu ruộng đất ở huyện Bảo Lạc nửa đầu thế kỷ XIX
Chƣơng 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc nửa đầu thế kỷ XIX



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẢO LẠC (CAO BẰNG)
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý

Bảo Lạc là huyện biên giới, vùng cao, vùng sâu, nằm ở phía Tây của tỉnh
Cao Bằng. Huyện cách trung tâm thị xã Cao Bằng 142 km theo quốc lộ 34. Phía
bắc giáp huyện Nà Po của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài
54,5km. Phía đông giáp với huyện Thông Nông và huyện Nguyên Bình. Phía tây
giáp các huyện: Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê tỉnh Hà Giang, phía nam giáp
huyện Ba Bể (Bắc Kạn) và huyện Na Hang (Tuyên Quang).
Ngày nay, Bảo Lạc nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, với tọa độ địa lý
được xác định:
Vĩ độ bắc từ 22
0
38’07’’ đến 23
0
7’12’’ (Từ Bản Vàng - Yên Thổ đến Nà
Luông - Đức Hạnh). Kinh độ đông từ 105
0
16’15’’ đến 105
0
52’52’’ (từ núi
Lũng Gia - Quảng Lâm đến Thông Tiên - Hồng An).
Với vị trí địa lý này, từ xưa cho đến nay Bảo Lạc luôn giữ vai trò là vùng
đất hiểm yếu, nơi địa đầu phía Bắc của Tổ Quốc.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Nằm trong khu vực địa bàn núi cao phía bắc của tỉnh Cao Bằng cũng là
vùng miền núi cao phía Bắc Việt Nam, huyện Bảo Lạc là một quần thể núi non
hùng vĩ, có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe núi, nhiều núi đá, trong
đó chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ các thung lũng hẹp.
Xét trong tổng thể địa hình Cao Bằng, địa hình Bảo Lạc thuộc miền địa
hình núi cao của cao nguyên Lang Cá và cao nguyên Bình Lạng. Đây là cao
nguyên đá vôi đồ sộ nằm ở phía tây của huyện Bảo Lạc và huyện Bảo Lâm
ngày nay. Cao nguyên này bị chia cắt bởi nhiều thung lũng sâu với những vách

đá dựng đứng, có nhiều vực thẳm, có nhiều ngọn núi cao từ 1200m – 1800m, là
một cao nguyên hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt. Nhìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
chung địa hình Bảo Lạc rất hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống núi cao kéo
dài, có độ dốc lớn tiêu biểu là ngọn Phja Dạ cao 1980 m so với mặt nước biển.
Toàn huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1000m.
Đồng Khánh Dư địa chí có chép về địa hình, núi sông Bảo Lạc như sau:
“Núi đá, núi đất liên tiếp, khó đếm được thực có bao nhiêu ngọn núi. Duy có
núi đất Cổ Long ở xã Yên Phú là tương đối cao. Núi đá Ngọc Nữ ở xã Mông
Ân, núi đá ở trang Ngọc Mạo, núi đá Tam Phùng là những núi rất cao và hiểm
trở… ”[32, tr.870] .
Sử cũ có chép về núi Ngọc Mạo: “Ở phía Tây huyện Để Định, khoảng
đất bằng phẳng rộng hơn 2000 mẫu, ở giữa nổi vọt lên một quả núi, như hình
cái mũ, nên gọi tên thế, phía trước núi có hồ tức hồ Ngọc Mạo, rộng hơn một
mẫu, nước hồ trong trẻo đáng ưa”[29, tr.347]
“Núi Vân Trung cách huyện Để Định 43 dặm về phía tây, tầng núi chồng
chất, quanh co kéo dài, chỗ cao, chỗ thấp như đợt sóng. Trong núi mây mù dày
đặc, người ta đứng cách nhau chừng 1 trượng mà không trông rõ, không khác gì
đứng trong mây, nên gọi tên thế. Về phía đông núi có các địa điểm như Ngư Sơn
và Tiểu Hiệp, là đường mà đến tỉnh Cao Bằng tất phải đi qua, từ Ngư Sơn đến
Vân Trung nửa ngày, đến Tiểu Hiệp cũng nửa ngày, đến Cao Bằng 5 ngày. Về phía
nam núi có các địa điểm Thạch Cốc và Ca Kiệu, là đường mà đến tỉnh Thái
Nguyên tất phải đi qua, từ Thạch Cốc đến Vân Trung nửa ngày, đến Ca Kiệu
một ngày rưỡi, đến Thái Nguyên 9 ngày”[31, tr.372].
Ngoài ra còn phải kể đến các ngọn núi như núi bản Mirơng cao 1200m,
núi Phja Rạc cao 1500m, núi Phja Khao cao 1200m, núi Nạm Phùm cao
1800m….

Có thể thấy Bảo Lạc là một huyện miền núi đặc trưng với các ngọn núi cao
trùng điệp, nối tiếp, cũng chính đặc điểm này đã tạo cho Bảo Lạc sở hữu một
phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Huyện bảo Lạc với 90% diện tích của huyện là
đồi núi. Bảo Lạc cũng là một địa phương vẫn còn giữ được hệ thống rừng nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
sinh như rừng Bản Bét, rừng Lũng Lèng, Lũng Lô… . Hay những rừng cây Mạy
Khảo, Mạy Cáng Lò, Mạy Xả Cài, Mạy Khỉ Lếch cao vút và bạt ngàn cây lát -
đây là những loại gỗ quý của huyện đem lại hiệu quả kinh tế cao. Rừng Bảo Lạc
còn là nơi sinh sống của nhiều loại muông thú quý như: hổ, báo, gấu, hươu, lợn
lòi, khỉ, cầy, cáo, tê tê, xạ hương….nhiều hương liệu, dược liệu quý hiếm. Trước
năm 1970, trong các rừng còn có rất nhiều cây sa nhân, hoàng tinh, sâm đất,
măng, mộc nhĩ, chàm, mây… đây đều là những loại cây thuốc quý, song do quá
trình khai thác, chặt phá bừa bãi của nhân dân nên số lượng hiện nay đã giảm đi
nhiều. Bên cạnh đó khắp nơi trên đất Bảo Lạc chỗ nào cũng có những rừng tre,
bương, nứa, vầu… là những nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên có thể làm
vật liệu dựng nhà cửa hay công cụ lao động phục vụ đời sống sinh hoạt và sản
xuất của nhân dân địa phương.
Ở Bảo Lạc còn có một loại cây đặc biệt gọi là cây mác cai, là một loại cây
đặc sản của vùng. Loại cây này thường mọc nhiều ở ven bờ sông Gâm. Ở thị trấn
Bảo Lạc “từ bến phà Pác Gào đến Pác Pẹt dài 4 km, có tới 20 cây to, cứ vài chục
mét lại có một gốc cây to đến hai, ba người ôm không xuể, cây cao, cành lá xum
xuê, từng chùm quả khi chưa chín thì có màu xanh lá mạ, khi chín màu vàng như
quả xoài, to bằng quả trứng gà, hạt như hạt xoài, ăn vừa thơm vừa bùi, quả mác
cai có thể ăn thay cơm”[34, tr. 4]. Theo kinh nghiệm dân gian của người dân địa
phương, năm nào cây mác cai sai trĩu cành là năm đó thường mất mùa. Mác cai
mọc sát bờ nên cá sộp, cá chày hay tụ tập ăn quả chín rụng.
Huyện Bảo Lạc cũng có nhiều sông suối, mật độ sông suối thường tập

trung ở các vùng lòng máng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt
và sản xuất của nhân dân.
Sông suối Bảo Lạc có độ dốc cao, hướng chảy tập trung là chảy về phía
tây như sông Gâm và sông Neo. Theo ghi chép trong Đồng Khánh dư địa chí,
về hệ thống sông của Bảo Lạc dưới thời Nguyễn:“ Một sông từ sông Bách
Nam ở phủ Trấn An nước Thanh đổ xuống, cửa sông ở xã Ân Quang huyện Để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
Định. Một sông từ sông phủ Khai Hóa đổ xuống cửa sông xã Yên Lãng huyện
ấy. Hai sông này hợp dòng ở xứ Na Sài xã Yên Lãng (tục gọi là ngã ba Na Sài)
chảy đến xứ Hạ Lâm xã Lạc Nông, tiếp vào giang phận châu Chiêm Hóa, làm
thượng lưu sông Khâm Giang…”[32, tr.871].
Như vậy nếu chiếu vào vị trí địa hình ngày nay thì hai con sông mà sách
Đồng Khánh Dư địa chí đã chép chính là hai con sông Gâm và sông Neo, ngã
ba Na Sài rất có thể là ngã ba Kéo Cò Luồng ở địa phận thị trấn Bảo Lạc ngày
nay (nơi hợp dòng của hai con sông: sông Gâm và sông Neo).
Sông Gâm là con sông lớn nhất, bắt nguồn từ vùng núi cao gần 2000m
thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, chảy vào Việt Nam từ phía Bắc
xuống phía Nam qua thị trấn Bảo Lạc rồi chảy theo hướng Tây Nam qua huyện
Bảo Lâm sang tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang: “Sông này bắt nguồn từ Trung
Quốc chảy qua dãy núi đá vôi Bảo Lạc, Tắp Nám một đoạn đường dài hàng
chục kilomet, rồi mới đi qua vùng đá phiến. Đến tây nam Bảo Lạc, sông lại cắt
ngang qua khối núi đá vôi của cao nguyên Lang Cá để sang đất Hà Giang.
Lòng sông rộng trung bình khoảng 70m và thu lại rất hẹp khi đi qua các hẻm
đá nên mùa lũ nước dâng lên rất nhanh, thuyền bè đi lại rất khó khăn”[2,tr.35].
Lòng sông Gâm rộng và sâu, độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy và lưu lượng nước
lớn, lưu lượng nước bình quân là 1030m
3

/giây, lớn nhất là 2290m
3
/giây, tốc độ
dòng chảy lớn nhất vào mùa mưa là 3,46m
3
/giây.
Sông Gâm là con sông đóng vai trò quan trọng trong đời sống, sinh hoạt
và đặc biệt trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đối với bà
con nhân dân trên địa bàn huyện.
Sông Gâm có tên khác là sông Pác Miào. Theo tư liệu điền dã của tác
giả, một số người dân địa phương sống dọc ven sông khi được hỏi đã cho biết,
dân bản thường truyền nhau rằng dưới sông có thuồng luồng to ăn thịt người,
hàng năm đều lấy người thì sông mới yên, nhất là khi mới lũ xong. Họ còn cho
biết “thần sông” hay “thuồng luồng” thường “lấy” người lạ từ nơi khác đến. Bởi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
vậy những người lạ từ nơi khác đến thường không dám xuống vì sợ thuồng luồng
kéo chân. Nước sông Gâm quanh năm xanh biếc, đoạn sông chảy qua thị trấn Bảo
Lạc ít thác ghềnh hơn, mùa nước lũ từ tháng 6 đến tháng 7 âm lịch hàng năm
thường có lũ lớn, dòng nước cuồn cuộn đục ngầu, làm đổ và cuốn trôi cả cây to.
Sách Đại Nam nhất thống chí có chép về con sông này như sau: “Sông
Gâm ở cách huyện Để Định 38 dặm về phía Đông Bắc, có tên nữa là sông Ngô,
phát nguyên từ phủ Trấn Yên tỉnh Quảng Tây nước Thanh, chảy về phía nam,
vào địa phận huyện Để Định, đến địa phận huyện Vĩnh Điện thì chảy ngoặt
sang phía tây, qua các núi Thượng Lãm và Hạ Lãm, lại chảy ngược sang phía
đông qua các địa phận châu Chiêm Hóa. Sông này hàng năm về mùa hè và
mùa thu nước đục, về mùa đông và mùa xuân nước trong. Lòng sông nhỏ hẹp,
lại nhiều đá ngầm, thuyền đi qua, người tất phải lên bờ đi bộ, theo ven núi ước

một hai khắc canh rồi lại xuống đi thuyền. Đến phố Vân Quang châu Chiêm
Hóa, lại có một nguồn nước từ núi Khâu Hoắc huyện Cảm Hóa tỉnh Thái
Nguyên, hợp với chi lưu hồ Ba Bể thành sông Công Bật, chảy đến đây mà hợp
vào làm sông Vân Quang; lại chảy về phía đông nam ngã ba Cường Nỗ thuộc
huyện Hàm Yên, rồi đổ vào sông Lô. Sông này, ở địa phận huyện Để Định và
Vĩnh Điện gọi là sông Ngô; ở địa phận châu Chiêm Hóa và huyện Hàm Yên gọi
là sông Gâm….”[29, tr. 409].
Sông Neo (tiếng địa phương gọi là sông Tà Miào), con sông này bắt
nguồn từ vùng núi Phja Oắc chảy theo hướng Đông Bắc, qua Đình Phùng, Huy
Giáp nơi đầu đập thủy điện Nà Han, chảy dài xuống Nà Tồng - Hưng Đạo, về
Hồng Trị rồi đổ vào sông Gâm tại thị trấn Bảo Lạc với tổng chiều dài 12 km.
“Sông Neo có độ sâu là 1m đến 4m, rộng 10 -15m, nước chảy siết, lúc lên lúc
xuống, không ổn định, lưu lượng dòng chảy 2m/s”[34, tr. 71]
Ngoài sông Gâm và sông Neo, ở Bảo Lạc cũng có mật độ khá dày các
con suối, khe suối nhỏ, hồ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Cách thị trấn Bảo Lạc khoảng 15km theo đường chim bay về hướng
đông có hồ Đồng Mu, mặt hồ cao gần 900m so với mực nước biển, có vài con
suối từ trên núi đổ xuống hồ. Cho tới ngày nay nhân dân sinh sống quang hồ
cũng chưa biết chính xác độ sâu của hồ là bao nhiêu và họ chỉ biết rằng mùa
khô hồ cũng không bao giờ bị cạn.
Nhìn chung, Bảo Lạc là huyện có khá nhiều sông suối, nhưng phần nhiều
các con sông có độ dốc lớn, không thuận lợi cho hoạt động giao thông đường thủy,
Mặc dù vậy hệ thống sông suối ở đây lại là nguồn cung cấp thủy sản dồi dào.
Sông Gâm từ xưa đã nổi tiếng có nhiều loại cá quý sinh sống: cá anh vũ (trước kia
dùng để tiến vua) cá rầm xanh, cá lăng, cá chiên, cá bỗng. Đây là năm loài cá quý
mà người dân quanh dòng sông gọi là “ngũ quý hà thủy”. Hiện nay do tình trạng

đánh bắt bừa bãi nên các loại cá này ngày càng trở nên khan hiếm.
Khí hậu Cao Bằng nói chung và Bảo Lạc nói riêng mang những đặc điểm
chung của khí hậu miền Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mỗi năm chia hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 4 đến hết tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Khí hậu
về mùa Đông rất rét, mùa hè rất khô nóng. Nhìn chung, Bảo Lạc có nhiệt độ
trung bình cao hơn các vùng khác, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là
22,2
0
C, trong đó nhiệt độ không khí thấp nhất thường là tháng Chạp và tháng
Giêng năm sau, nhiệt độ không khí cao nhất là vào tháng 5 đến tháng 8, nhiệt
độ có thời điểm lên tới 39
0
C. Hàng năm vẫn xuất hiện mưa đá, trung bình là 0,3
ngày/năm. Số ngày sương mù trung bình trong năm là 65,6 ngày, trong đó
tháng có sương mù nhiều nhất là tháng 11, 12 hàng năm. Độ ẩm trung bình
hàng năm thường ở mức cao lên tới 80%.
Khí hậu Bảo Lạc chịu tác động lớn của yếu tố địa hình. Do huyện miền
núi nên mùa hạ rất mát mẻ, mùa đông thì rét buốt:
“…hàng năm, đến mùa đông giá rét, nước đóng băng ( xã Mậu Duệ, thuộc
huyện Để Định…) giáp với nước Thanh. Mùa đông rét buốt, nước đóng lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
thành băng, người ta lấy dao sắt đào từng khối bỏ vào sọt tre gánh về, dùng
lửa đua cho chảy ra, mới có thể thổi nấu được”[29,tr.34]
Bảo Lạc là vùng mưa nhiều, lượng mưa trung bình khoảng
1300mm/năm. Chế độ mưa chịu ảnh hưởng của hoạt động gió mùa đông nam
tập trung vào bốn tháng mùa hạ, lượng mưa chiếm tới 75% lượng mưa cả năm.

Bảo Lạc: “ mùa hè và mùa thu thường mưa nhiều, mùa đông và mùa xuân
thường âm u, mỗi khi mưa lâu tiếp đến ngày nắng thì nóng khác thường; đến
tiết sương giáng thường có gió rét, tháng ba và tháng chín khí nóng nung nấu,
nhiều người bị cảm. Ngạn ngữ có câu: tháng chín thì quýt đỏ trôn. Tháng ba
ngái nở cái con tìm về”[ 29,tr. 34].
Về địa chất, khoáng sản, những phát hiện về địa chất nơi đây cho thấy,
các thành phần trầm tích như phiến sét, sét vôi xen cát kết, cát bột kết vôi, đá
vôi phân lớp mỏng màu đen, đá vôi dolomit hóa, đá vôi màu xám, vôi silíc
nhiễm quặng măngan, biểu hiện khả năng sinh khoáng đa kim (chì, kẽm, sắt )
phát triển khá mạnh ở Bảo Lạc. Việc khai thác khoáng sản ở Bảo Lạc có từ rất
sớm, thời kỳ nhà Lê đã cho khai thác vàng, bạc, sắt thiếc ở Bảo Lạc. Quặng chì,
kẽm cũng được phát hiện từ lâu.
Là một huyện miền núi cao, Bảo Lạc được thiên nhiên ban tặng cho một hệ
động thực vật vô cùng phong phú gồm cả lớp thú, lớp chim, lớp bò sát. Hệ thảm
thực vật đa dạng với những loại cây nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, các loại cây
lấy gỗ, cây dược liệu (hà thủ ô, hoàng tinh, sâm đất…), măng khô Bảo Lạc vàng
ươm, nổi tiếng nhất tỉnh, mận lòng đỏ, lê xanh được nhiều người ưu thích.
Theo thống kê của tác giả Hoàng Tuấn Nam khi tìm hiểu về non nước
Cao Bằng cho biết, trong các khu rừng nguyên sinh của huyện còn có rất nhiều
các loại lâm thổ sản, dược liệu quý có giá trị kinh tế cao.
Về đất đai, theo điều tra, khảo sát của Phòng Nông nghiệp huyện thì ở
Bảo Lạc có ba loại đất chính: đất lateritích có mùn trên núi, đất lateritích trên
núi đá vôi, đất lateritích vùng đá vôi và một số nơi là đất ferarit nâu. Do sự xâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
thực của các con sông, suối và sườn núi bị mưa bào mòn, tạo cho thung lũng,
sông, bồn địa giữa núi hoặc các vạt nhỏ ven chân núi có lớp phù xa và độ phì
nhiêu cao.

Như vậy đất đai, khí hậu Bảo Lạc nhìn chung khá thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nông nghiệp, thích hợp trồng lúa, ngô, đậu tương…và các loại rau
màu khác đặc biệt là bông. Bông được dân Bảo Lạc trồng khá nhiều, do phù
hợp với điều kiện đất đai và khí hậu, cây bông ở đây cho chất lượng cao, nổi
tiếng khắp vùng, người đi buôn bán vẫn thường truyền nhau câu nói “Thóc
Thông Nông, bông Bảo Lạc”. Bên cạnh đó, huyện cũng có nhiều điều kiện để
phát triển chăn nuôi đại gia súc và các hoạt động kinh tế tự nhiên khác.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, thì một số điều kiện tự nhiên như:
địa hình, khí hậu cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của
đồng bào nơi đây, “Đất giáp nước Thanh, nhiều sương núi khí độc, đến giờ
Thìn, giờ Tỵ mới hửng nắng. Đến cuối mùa xuân còn rét. Mùa hè nhiều mưa lũ,
đường thủy đường bộ đều khó đi. Mùa đông sương độc như mưa, đến giờ Ngọ
mới tan, rét buốt”[32, tr.871-872]
Diễn biến phức tạp của thời tiết thường xuyên xảy ra như hiện tượng:
sương muối, sương giá, lũ quét, hạn hán, mưa đá…gây ảnh hưởng trực tiếp đối
với hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt
hàng ngày của nhân dân trên địa bàn.
Do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều khe suối, địa hình bị chia
cắt nên giao thông của huyện Bảo Lạc đi lại hết sức khó khăn. Xét theo sử cũ
đã ghi chép: “đường đi về phía Tây Nam, từ xã Lạc Nông huyện Vĩnh Điện,
giáp xã Yên Định huyện Vị Xuyên, có đoạn đi xuyên núi (theo đường trên đỉnh
núi đá ở xã Lạc Nông mà đi, khá vất vả) hoặc theo đường ruộng ở chân núi,
qua phố Thượng Lâm xã ấy rồi theo hữu ngạn sông Khâm đi đến xứ Nà Niên xã
Yên Phú rồi qua sông sang phía tả ngạn đến xứ Hiểm Thiển xã Yên Đức (hai
bên tả hữu đường này đến gần bờ sông, núi đá chỉ xứ Hiểm Thiển là có thể đi
được nhưng tay phải vịn vào các vú đá, chân giẫm lên đá tai mèo mà đi rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16

gian nan. Qua sứ Na Sài xã Yên Lãng đến phố Vân Trung xã Ân Quang, đi
khoảng 4 ngày đường”[32, tr.871]
Như vậy, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Bảo Lạc cơ bản thuận lợi để
phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp. Tuy nhiên do hệ thống giao thông còn khó
khăn, cơ sở vật chất còn thiếu nên nhìn chung Bảo Lạc hiện nay vẫn là một
huyện khó khăn của tỉnh Cao Bằng, kinh tế kém phát triển, chủ yếu là kinh tế
nông- lâm nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên.
Trong những năm gần đây, nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
và tỉnh Cao Bằng nên giao thông, cũng như cơ sở hạ tầng của huyện đã được
đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Bên cạnh đó nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã
được phê duyệt và đi vào thực thi như dự án 327 về một số chủ trương, chính
sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, dự án định canh, định cư phát triển điện
lực, thủy lợi….có tác dụng vực dậy nền kinh tế của huyện góp phần đưa đời
sống của đồng bào các dân tộc Bảo Lạc đi lên cùng sự nghiệp xây dựng và đổi
mới đất nước của tỉnh Cao Bằng nói riêng và của cả nước nói chung.
1.2. Quá trình thay đổi địa giới hành chính
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Bảo Lạc đã nhiều lần thay đổi địa giới
hành chính với những tên gọi khác nhau, trực thuộc những đơn vị hành chính
khác nhau.
Theo ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí: “Châu Bảo Lạc, xưa là
huyện Bảo Lạc, thuộc châu Quảng Nguyên. Theo sử, năm Anh Vũ Chiêu Thắng
Lý Nhân Tông (1076 – 1084), Quách Quỳ nhà Tống đem quân sang xâm lược
nước ta, chiếm lấy đất châu Quảng Nguyên. Năm thứ chín (1108), Lý Nhân
Tông sai Thị lang Lê Văn Thịnh sang Tống hội đàm về cương giới, vua Tống
nhận thấy rằng Văn Thịnh biết kính thuận, nhân đấy ngoài tám ải đã trả, trả lại
thêm cả huyện Bảo Lạc và sáu động Túc Tang. Như thế thì huyện Bảo Lạc là

×