Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 134 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ THỊ LAN OANH
HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG
TRÊN SÔNG CẦU THỜI CẬN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên - 2013

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ THỊ LAN OANH
HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG
TRÊN SÔNG CẦU THỜI CẬN ĐẠI
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thuỷ
Thái Nguyên - 2013
LỜI CAM ĐOAN
 !"#"$% &'()* +*
,'#-.%/012%) %3"34 
#5(, &%#/*
*6$'7*8.9:;<
Tác giả luận văn
Vũ Thị Lan Oanh
Xác nhận
của Trưởng khoa chuyên môn
TS. Hà Thị Thu Thuỷ
Xác nhận
của Người hướng dẫn khoa học


TS. Hà Thị Thu Thuỷ

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Thu Thủy- Người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Lịch sử- Trường Đại
học Sư phạm Thái Nguyên; Lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào Tạo huyện Đại
Từ, Lãnh đạo và tập thể cán bộ giáo viên Trường THPT Đại Từ, nơi tôi công
tác, giảng dạy đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, Phòng Văn hóa Thông tin huyện,
Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Bảo vệ sông Cầu-
tỉnh Thái Nguyên, thầy giáo Nguyễn Hữu Khánh (chợ Chã- Phổ Yên), đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tế ở các địa phương.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, đối với tôi trong suốt thời gian làm luận văn;
Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình
độ chuyên môn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy, cô, các nhà khoa
học cùng bạn bè, đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
*6$'7*8.9:;<
Tác giả luận văn
Vũ Thị Lan Oanh

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
3. Đối tượng, nhiệm vụ, nội dung, mục đích và phạm vi nghiên cứu
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của đề tài
6. Cấu trúc của đề tài
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên dòng sông Cầu
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển dân cư lưu vực sông Cầu
1.3. Lịch sử đấu tranh của cư dân sông Cầu
Chương 2 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ , CẢNG THỊ VÀ
CHỢ VEN SÔNG CẦU GIAI ĐOẠN 1858- 1945
2.1. Sự hình thành và hoạt động của các làng nghề ven sông
2.1.1. Khái niệm làng nghề
2.1.2. Một số làng nghề ven sông Cầu
2.2. Sự hình thành và hoạt động của các cảng thị và chợ trên sông Cầu
Chương 3 TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI CỦA CƯ DÂN BUÔN BÁN
VEN SÔNG CẦU THỜI CẬN ĐẠI
3.1. Tín ngưỡng
3.1.1. Tín ngưỡng thờ thủy thần
3.1.2. Tín ngưỡng thờ mẫu

3.1.3. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
3.2. Lễ hội dân gian
3.2.1. Hội Đền Đuổm- Phú Lương- Thái Nguyên
3.2.2. Hội Đình Hộ Lệnh- Điềm Thụy- Phú Bình- Thái Nguyên

3.2.3. Lễ hội Thổ Hà- Bắc Giang
3.2.4. Bơi trải sông Cầu- Bắc Ninh
3.2.5. Lễ hội Dĩnh Kế (Bắc Giang)
3.3. Hát ví ven sông Cầu:
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT
GS.TS : Giáo sư, Tiến sĩ
KHLSVN : Khoa học Lịch sử Việt Nam
LVS : Lưu vực sông
NXB : Nhà xuất bản
PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ
QĐ/TTg : Quyết định, Thủ tướng chính phủ
TNCS : Thanh niên cộng sản
TTLTQG I : Trung tâm lưu trữ quốc gia I
UBBV : Ủy ban bảo vệ

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam có 41.000 km đường sông rất thuận lợi cho sự phát triển của
giao thông đường thủy. Trong lịch sử phát triển của mình, các dòng sông luôn
gắn liền với công cuộc và bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Khi con người
Việt Nam biết làm nông nghiệp và gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước thì
chính các con sông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tưới tiêu và nguồn lợi
thủy sản phong phú cho con người, mặt khác những con sông còn đóng vai trò là
những tuyến đường giao thông quan trọng nối liền giữa các vùng miền để vận
chuyển, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền với nhau.
Trong lịch sử, sông nước Việt Nam còn trở thành những trận tuyến

vững chắc giúp nhân dân kháng chiến chống kẻ thù xâm lược:
Năm 938, Ngô Quyền đánh tan 30 vạn quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng đem lại nền độc lập đầu tiên cho dân tộc Việt Nam sau gần một nghìn
năm Bắc thuộc.
Năm 1285, trên sông Bạch Đằng quân dân nhà Trần cũng đánh tan
quân xâm lược Nguyên - Mông, bảo vệ vững chắc nền độc lập cho dân tộc
Việt Nam…
Cũng từ các con sông những trung tâm kinh tế, những cảng thị nổi
tiếng thời cổ - trung đại đã hình thành như Hội An, Phố Hiến, Thăng Long,
Sài Gòn… Đối với việc buôn bán, giao lưu giữa các trung tâm kinh tế trong
và ngoài nước, đường thủy là tuyến đường giao thông chính và đóng vai trò
quan trọng.
Ở khu vực trung du, miền núi phía Bắc, sông Cầu (sông Nguyệt Đức,
Như Nguyệt) được biết đến với chiến thắng của Lí Thường Kiệt chống quân
Tống , một mặt khác con sông giữ vai trò quan trọng trong việc giao lưu, trao
đổi hàng hóa giữa các vùng miền ở nước ta. Từ rất sớm hoạt động giao
thương trên sông đã hình thành, khá nhộn nhịp, đông đúc. Biểu hiện ở sự xuất

hiện hệ thống các làng nghề thủ công và hệ thống các chợ đã ra đời ở lưu vực
sông Cầu…Ngày nay tuy hoạt động giao thương bằng đường thủy trên tuyến
sông Cầu không còn có vai trò chủ chốt như thời cận đại nữa, nhưng xét về
nguồn lợi, sông Cầu vần là nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp cho nông dân dọc tuyến sông Cầu trong đó chú ý phải
nói đến hệ thống thủy nông sông Cầu (đập dâng Thác Huống) đảm bảo tưới
tiêu cho 24 nghìn ha lúa 2 vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp
Hòa, Tân Yên (Bắc Giang),); vật liệu xây dựng .
Về văn hóa: Hiện nay cùng với quá trình bảo tồn và khôi phục những
giá trị văn hóa nghệ thuật xưa cổ, các học giả đã tìm tòi và khám phá nhiều
nét phong tục, văn hóa của cư dân ven sông như tín ngưỡng thờ Thủy thần,
thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng, đặc biệt những câu hát Sli, lượn… của cư dân

đầu sông, nó chảy theo dòng nước, hòa quyện chung với các điệu ví, trống
quân, cò lả…ở cuối sông làm đời sống tinh thần của cư dân hai bờ sông Cầu
ngày càng phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên phát
triển kinh tế, lưu vực sông Cầu đang bị đe dọa do tác động của tự nhiên và
của con người. Qua số liệu điều tra của các cơ quan chuyên môn và nhà khoa
học cho thấy lượng nước lưu vực sông Cầu đang có chiều hướng suy giảm, lũ
lụt với cường độ lớn và tần suất cao, bồi lấp dòng sông và biến đổi dòng chảy
diễn ra khá mạnh mẽ; cảnh quan sinh thái, thiên nhiên bị biến đổi, các nguồn
lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt, những nét đẹp văn gắn với truyền thống
và bẳn sắc các dân tộc đang bị mai một, đặc biệt chất lượng nguồn nước sông
Cầu đang có diễn biến khá phức tạp, nhất là khu vực hạ lưu sông Cầu do ô
nhiễm từ các làng nghề, các khu công nghiệp, các đô thị, từ khai thác khoáng
sản, các hoạt động sản xuất nông nghiệp
Từ sự đánh giá vị trí và tầm quan trọng của sông Cầu trong sự phát
triển của nền kinh tế và đời sống dân cư miền núi trung du Bắc Bộ, Thủ tướng

Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi
trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu tại Quyết định số 174/2006-
QĐ/TTg. Mục tiêu của Đề án là giải quyết tổng thể ô nhiễm môi trường
nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các địa phương trên lưu
vực sông và toàn quốc. Theo đó, Chính phủ đã chính thức thành lập Ủy ban
Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, gồm 14 thành viên. Chủ tịch Ủy ban
sông Cầu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân một trong sáu tỉnh thuộc lưu vực, đảm
nhiệm luân phiên, nhiệm kỳ đầu của Chủ tịch Ủy ban giao cho đồng chí Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đảm nhiệm với thời gian là 3 năm,
các nhiệm kỳ tiếp theo là 2 năm.
Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã lựa chọn đề tài =#>",
#3?'@ +AB-">C để nghiên cứu, với hi vọng góp phần
vào việc tìm hiểu về lịch sử sông Cầu, vai trò của nó trong sự phát triển kinh

tế của khu vực miền núi trung du phía Bắc Việt Nam. Đồng thời làm rõ một
phần bức tranh làng xã của cư dân ven sông Cầu thời cận đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Sông nước là hình ảnh quen thuộc, là biểu tượng của quê hương Việt
Nam.Vì vậy sông nước là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu. Dưới các góc
độ khác nhau như văn hóa dân gian, lịch sử, tín ngưỡng, lịch sử, địa lý lịch
sử dân cư ven sông cũng như, tình hình kinh tế nông nghiệp của cư dân nơi
đây đã có một số học giả trong và ngoài nước đề cập đến với nội dung và mức
độ khác nhau.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tình hình giao thương ở nước
ta chưa được quan tâm nghiên cứu, chỉ mới được ghi chép rải rác trong các bộ
sách D>E @F, G)'>Hcủa Lê Quý Đôn, D>E@F/I#%
3, của Ngô Sĩ Liên, J0.KH quyển V, D>65I,
D>6LH, J"MD>6,"K@L7do Quốc sử quán triều
Nguyễn biên soạn. Hệ thống các các sự kiện giao thương đã được đề cập đến

trên phương diện ghi chép về lệ thuế đầu nguồn, tuần ty, đầm hồ, chợ đò, thuế
vàng, bạc, đồng, lệ vận tải , sản vật và một số hoạt động buôn bán trao đổi
hàng hóa. ghi chép về núi sông, thành quách, sản vật, thuế khóa, đường sá…
ở các trấn Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang dưới thời Trịnh- Nguyễn. Với
lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương được ghi chép theo thứ tự thời
gian từng triều đại . Các ghi chép cách thức đánh thuế ngoại thương ở cửa bể,
cửa tuần, bến tuần và ghi chép về công việc thu mua của nhà Nguyễn đối với
các mặt hàng nước ngoài như tơ lụa Tàu, tơ lụa nước ngoài, các vị thuốc, các
thứ trà, các thứ quả, đồ dùng, tạp liệu… Những ghi chép này tương đối có hệ
thống nhưng chỉ cung cấp được một phần tư liệu đầu thế kỉ XIX và lồng vào
các sự kiện chính trị, ngoại giao chứ chưa được tách riêng. Do những nhận
thức hạn chế của thời phong kiến đối với vai trò của hoạt động kinh tế nên
giao thương chưa được chú trọng.
Trước và sau khi xâm lược, người Pháp nghiên cứu rất kỹ về kinh tế - xã

hội Việt Nam. Trong đó, khai thác đồn điền, khai thác mỏ, hoạt động thương
mại là một trong những lĩnh vực thu hút sự chú ý của các học giả Pháp, các cá
nhân, tổ chức nghiên cứu về địa chất và khai thác mỏ. Đề tài về các mảng
hoạt động giao thương, kinh tế, văn hóa, lịch sử giao thương trên các dòng
sông được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu. Có thể kể đến như các bài viết,
tác phẩm sách của tác giả Gourou P.,1936- Les paysans du delta Tonkinois.
Paris, École française d’Extrême-Orient, Éditions d’Art et d’Histoire (Người
nông dân Bắc Kì); Papin P. & Tessier O, (2002), N1@#@.
Stylvie Fanchette, Nicholas Stedman (2009), J***N%O7P3B
,&1%6,. Nội dung chủ yếu tập trung tìm hiểu sự ra đời của các
làng nghề ven sông, hoạt động thương mại, các chợ ven sông.
Về địa phương Thái Nguyên, để báo cáo kết quả khảo sát về kinh tế, xã
hội của tỉnh người Pháp đã cho công bố công trình 6#@#
6$ (Tiểu chí Thái Nguyên) của Công sứ Alfred Echinard (1929-

1934) (Hà Nội, 1934); Báo cáo kinh tế hàng năm (G#6$
Q# R##1Scủa Công sứ tỉnh Thái Nguyên. Các tài liệu này hiện nay
được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Dưới đề mục thương nghiệp,
việc buôn bán thương mại trên dòng sông Cầu được trình bày khá chi tiết về số
lượng hàng hóa lưu thông ở các chợ ven sông Cầu, số lượng các thuyền buôn,
thương nhân số lượng các loại nông sản được trao đổi hàng năm tại lưu vực
sông nhất là ở khu vực lòng sông mở rộng (Thái Nguyên, Bắc Giang).
Công cuộc khai thác thuộc địa nói chung và sự hình thành ngành công
nghiệp khai thác mỏ nói riêng của thực dân Pháp góp phần dẫn đến sự thúc đẩy
kinh tế nội thương phát triển, nhất là ở những vùng miền, thực dân Pháp khai
thác, mở mang đồn điền. Từ nhu cầu sử dụng nhân công lao động gia tăng nên
Thái Nguyên trở thành điểm đến của cư dân, trong đó có bộ phận thương nhân.
Dọc theo sông Cầu, các làng cư dân nông nghiệp được hình thành
Sau Cách mạng tháng Tám, nhất là từ năm 1954 đến nay, giới sử học
nước ta công bố khá nhiều công trình nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh

tế, xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị. Về hoạt động giao
thương có: Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng với bài EO*
#3?)1D>EBNTAU0/VWXWXES7 trong bài
viết này các tác giả đã dành khoảng hơn 10 trang để dựng lại bức tranh giao
thương của quốc gia Đại Việt thời Lý - Trần về các mặt ngoại giao và ngoại
thương với Trung Quốc, Champa, Ja-va và các nước khác trong khu vực. Bài
viết được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2007. Tác giả
Phạm Văn Kính với bài Y,Z3?E6BNTA, đăng
trên T/C Nghiên cứu lịch sử số 6, năm 1979, đã dành khoảng 8 trang để miêu
tả về tình hình phát triển của nội thương và ngoại thương Việt Nam trong đó
tác giả đã đi sâu lý giải những yếu tố đưa đến sự phát triển của hoạt động giao
thương thời kỳ này như điều kiện đất nước độc lập tự chủ sau hơn 1000 năm
Bắc thuộc, sự mở mang của hệ thống giao thông nội địa và trên biển, sự ra đời

và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sự phát triển của nền kinh tế nông
nghiệp…Và những mặt còn hạn chế của nền ngoại thương nước nhà như nền
kinh tế tự nhiên vẫn còn chiếm ưu thế, giao thông đi lại khó khăn, khan hiếm
phương tiện vận tải và tầng lớp thương nhân vẫn chưa đủ lớn mạnh để có thể
đảm nhận vai trò chính trong hoạt động ngoại thương.
6#>3?E6[0/VWEXX7WEXXX%"A0/VWXW của tác
giả Thành Thế Vỹ. Nội dung chính, dựng lại bức tranh ngoại thương Việt
Nam trong giai đoạn hồi thế kỉ XVII, XVIII và đầu XIX với các mục nghiên
cứu về quá trình phát triển và suy tàn của ngoại thương trong những thế kỉ
XVII, XVIII và đầu XIX, tính chất ngoại thương, các mặt hàng, thể lệ, thủ
tục, bộ máy, thuế khóa, cách thức mua bán, phương tiện vị trí địa lý, việc
buôn bán…
J0!\,E63]*O6$^, của tác giả Nguyễn
Thế Anh, Nxb Lửa Thiêng, năm 1971. Tác giả dành chương V gồm 53 trang
nói về hoạt động thương nghiệp, nêu ra các yếu tố giao thông vận tải, trung tâm
buôn bán, hoạt động thương mại và chính sách thuế khoá. Đặc biệt tác giả chú ý

đến vai trò của nhà nước trong tổ chức hoạt động ngoại thương và địa vị của
thương gia Hoa kiều trong nền ngoại thương Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
Tác giả Đỗ Bang với J  03?E6  3]O
6$^, tác phẩm ngoài phần mở đầu gồm có bốn chương trong đó tác giả
dành riêng chương IV để nói về tình hình ngoại thương dưới triều Nguyễn và
hai chương đầu nói về điều kiến giao lưu hàng hóa và chính sách của triều
Nguyễn đối với thương nghiệp.
Tìm hiểu về các làng nghề ở nước ta, có các tác giả, tác phẩm sau: Phan
Gia Bền,(1957), ?2#M@F*K) E6. Nguyễn
Quang Ngọc, (1963), EO,@% "[_`Y,0/VWEXXWXW.
Nguyễn Quang Ngọc, P5$-!RO/05/0),@%
3?a"[_Y`Y,0/VWEXXXWXW Viện nghiên cứu

văn hóa, 6O%%O$OE6, tập 4…Mai Thế Hởn,
G*K%O$O#1*& 7">
b
Tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa các làng nghề, cư dân Việt có nhiều
bài chuyên khảo, tài liệu tham khảo khác : Nguyễn Đổng Chi, (1993), J#
%cIE6, xuất bản Viện văn học. Nguyễn Duy Hinh (1996), I
3d%#%E67 Nxb khoa học xã hội Trần Đình Luyện,
(1997), E.0/Y`7Sở văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Giang. Nguyễn
Văn Huyên, (2003), eA&KE.E67tập 1, NXb Khoa
học xã hội. Vũ Ngọc Khánh, (2008), Tục thờ đức mẫu Liễu Hạnh và Đức
Thánh Trần, Nxb Văn hóa thông tin. Kỉ yếu hội thảo khoa học, (2012), Y2#
[%*$*MM@F.Y&6$Y%7!\+#D(7
$eY&7VY`67Trung tâm văn hóa Kinh Bắc
Trong các nguồn tài liệu địa phương các hoạt động giao thương, vận
chuyển, buôn bán cũng được ghi chép và tìm hiểu. Có thể kể đến Địa chí Thái
Nguyên, Địa chí Bắc Giang, Thái Nguyên - Di tích, Danh thắng và triển vọng
tương lai, Một vài làn điệu dân ca ven sông Cầu (Nguyễn Hữu Khánh), Thái

Nguyên Đất và Người…
Nhìn chung, các nguồn sử liệu đã cho thấy bức tranh kinh tế tổng quát
về tình hình ngoại thương, nội thương. Trong đó, hoạt động giao thương ven
các con sông thời kì thực dân Pháp thống trị đã được phản ánh ở nhiều góc độ
khác nhau. Đây là nguồn tài liệu quý báu giúp cho tác giả tiếp cận, nghiên cứu
và hoàn thiện luận văn.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, nội dung, mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hoạt động và phát triển của các
làng nghề thủ công và các cảng thị, chợ, hoạt động tín ngưỡng của cư dân
buôn bán ven sông Cầu thời cận đại.
3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, qua đó tìm hiểu
những tiềm năng của con sông với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và
thương nghiệp. Đồng thời tìm hiểu đôi nét về sông Cầu trong sự nghiệp đấu
tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình giao thương trên sông Cầu thông
qua tìm hiểu một số làng nghề thủ công truyền thống và các cảng thị, chợ
thuộc các tỉnh ven sông Cầu thời kì cận đại, đồng thời tìm hiểu những nét tín
ngưỡng sông nước, lễ hội của cư dân buôn bán ven sông Cầu.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài: “Hoạt động giao thương trên sông Cầu thời cận đại”
trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về sông Cầu và tình hình
giao thương trên sông Cầu, tôi mong muốn tìm hiểu và phản ánh một cách
chân thực về tình hình giao thương, tín ngưỡng, lễ hội của cư dân dọc hai bên
bờ sông Cầu. Từ đó bước đầu phân tích và đưa ra một số nhận xét sơ bộ về
tình hình giao thương, buôn bán trên sông Cầu ở thời điểm tìm hiểu, có thể đề
xuất một số giải pháp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa,
lịch sử của các dân tộc ở ven sông trong thời đại ngày nay.

3.4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: các làng nghề thủ công truyền thống, các chợ, trung tâm
buôn bán ven sông, cá cảng thị ven sông, hệ thống đền, miếu và một số hoạt
động tín ngưỡng liên quan đến hoạt động buôn bán của cư dân thuộc các tỉnh
Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Thời gian: thời cận đại (1858- 1945), tuy nhiên, để làm rõ vấn đề
nghiên cứu, luận văn cũng đề cập tới một số sự kiện trước và sau thời kì này.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chung: Bao gồm một số sử sách và địa chí cổ như: các tư
liệu thư tịch cổ, các bộ sách được biên soạn bởi các nhà sử học thời phong
kiến như: f3"MI (Nguyễn TrãiS7D>E@F/I#%3(Ngô Sĩ Liên),
J"ME@F *3?H, NMO03?#>I,
E"%#>g7D>65Ib Các công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học đã công bố, xuất bản.
Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng Bộ Thái Nguyên, Dư địa chí
Thái Nguyên, Tiểu chí Thái Nguyên, Địa chí Bắc Giang, Thái Nguyên - Di
tích, Danh thắng và triển vọng tương lai, Một vài làn điệu dân ca ven sông
Cầu (Nguyễn Hữu Khánh), Thái Nguyên Đất và Người, Lịch sử Đảng bộ
huyện chợ Đồn…
Tư liệu điền dã: Thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành các đợt
thực địa tại Bắc Kạn, các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình
(Thái Nguyên), Bắc Ninh, Bắc Giang. Dựa trên sự quan sát về địa hình, cảnh
quan, tiếp xúc với các cán bộ, nhân dân tại các địa phương để tìm hiểu về một
số Đình, Miếu, Đền…ở các địa phương. Ngoài ra, các tư liệu truyền miệng do
thầy giáo Nguyễn Hữu Khánh (Phổ Yên-Thái Nguyên), một số người cao tuổi
kể lại, giúp tôi có thêm những tư liệu cần thiết để hoàn thành việc nghiên cứu
của mình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu như phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgic, phương pháp điền dã dân tộc học,
Phương pháp lịch sử: Giúp tôi tìm hiểu vấn đề theo tiến trình thời gian
về sự phát triển kinh tế, văn hóa của cư dân ven sông. Phương pháp lôgíc cho
phép nghiên cứu sự thay đổi của các vấn đề qua các giai đoạn lịch sử như sự
phát triển kinh tế, biến đổi văn hóa,…Phương pháp điền dã dân tộc học giúp

thu thập thông tin tư liệu để tái hiện lại hoạt động giao thương một cách chân
thực, sinh động.
Kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, so sánh, tổng hợp,
đối chiếu lịch sử nhằm xác minh tính chân thực, tìm ra giá trị đúng đắn và
chân xác nhất của hoạt động giao thương trên sông Cầu thời cận đại.
5. Đóng góp của đề tài
Dựa trên các tài liệu khoa học và nhân chứng, đề tài sẽ tìm hiểu một
cách tổng quan về sông Cầu và hoạt động kinh tế chủ đạo trên sông thời cận
đại, tìm hiểu tín ngưỡng, lễ hội của cư dân buôn bán ven sông. Qua đó cung
cấp cho người đọc có góc nhìn khoa học đúng đắn, đầy đủ hơn về vị trí, vai
trò của sông Cầu trên cả lĩnh vực kinh tế, lịch sử và văn hóa. Đề tài có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo giảng dạy lịch sử địa phương, các môn bổ trợ
khác như cơ sở văn hóa Việt Nam.
Đề tài mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc khơi dậy niềm tự
hào, lòng yêu quê hương, đất nước của đồng bào các dân tộc tỉnh Thái
Nguyên nói riêng và tuyên truyền tới cộng đồng về ý thức bảo vệ, gìn giữ môi
trường, cảnh quan cho sông Cầu, giáo dục được thế hệ trẻ thêm có trách nhiệm
và ý thức trong cuộc vận động =Y2#h@ 1'3?C của Trung ương
Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh và Ủy ban Bảo vệ Sông Cầu.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
bản đồ, phần nội dung của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Chương 2: Hoạt động của các làng nghề, chợ ven sông Cầu giai đoạn 1858- 1945
Chương 3: Tín ngưỡng của cư dân buôn bán ven sông Cầu:

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên dòng sông Cầu
Vị trí địa lí: Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu,
sông Nguyệt Đức) là con sông quan trọng trong hệ thống sông Thái Bình,
bắt nguồn từ vùng núi Phia Đeng (1527), sườn Đông Nam của dãy Pia-bi-óc
Bắc Kạn.Dòng chính sông Cầu chảy qua các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Ngoài ra còn có
nhiểu phụ lưu (sông Công, sông Nghinh Đu, sông Cà Lồ… nằm gọn trong
địa bàn sáu tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương,
Vĩnh Phúc).
Lưu vực sông Cầu nằm trong phạm vị tọa độ địa lý: 21
0
07

- 22
0
18


Bắc, 105
0
28

- 106
0
08


kinh Đông, có tổng diện tích lưu vực là 10530 km
2
, bao
gồm tòn bộ phần lãnh thổ sáu tỉnh và hai huyện thuộc Hà Nội, (trong đó chính
lưu sông cầu có chiều dài 228 km và diện tích lưu vực là 6030 km
2
. Các phụ
lưu có tổng chiều dài là 1332 km và diện tích lưu vực là 3535 km
2
).
Địa hình: Sông dài khoảng 290 km bắt đầu từ phía Nam đỉnh Phia
Bióoc (cao 1578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên, huyện
chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn. Sông chảy ngoằn nghèo giữa hai dãy núi Sông Gâm
và Ngân Sơn theo hướng Bắc Tây Bắc- Nam Đông Nam tới địa phận xã
Dương Phong huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng Tây Tây
Nam - Đông Đông Bắc qua thị xã Bắc Kạn tới xã Mĩ Thanh, huyện Bạch
Thông (Bắc Kạn). Tại đây, sông đổi hướng để chảy theo hướng Đông Bắc -
Tây Nam. Tại xã Nông Hạ (huyện Chợ Mới - Bắc Cạn) nó nhận một chi lưu
phía tả ngạn rồi đổi hướng sang Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam. Tới xã
Hương Cẩm (huyện Phú Lương - Thái Nguyên) tiếp nhận một chi lưu phía
hữu ngạn sông Đu rồi chảy qua phía Đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới
xã Nga My (huyện Phú Bình) thì đổi sang hướng Đông Bắc - Tây Nam, tới xã

Thuận Thành (huyện Phổ Yên), nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh
giới xã Mai Đình (huyện Hiệp Hòa) và xã Việt Long (huyện Sóc Sơn, Hà
Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về
phía Đông qua ranh giới hai huyện Việt Yên và Yên Dũng (Bắc Giang) với
tỉnh Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã
Đồng Phúc (huyện Yên Thế - Bắc Giang) với thị trấn Phả Lại (huyện Chí

Linh - Hải Dương) để tạo thành sông Thái Bình.
Nhìn chung địa hình lưu vực sông thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông
Nam. Với chiều dài khoảng 290 km, sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng
6030 km
2
, độ sau bình quân lưu vực là 190 m, độ dốc bình quân là 16,1%,
chiều rộng lưu vực trung bình là 31 km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng
mưa lớn (1500 - 2700 mm/năm) của các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, tổng
lưu lượng nước hàng năm đạt 4,2 tỉ m
3
.
Sông Cầu từ nguồn đến Phả lại dài 288 km, độ cao bình quân của lưu
vực đến Phả Lại là 190 m, do vậy độ dốc bình quân nhỏ khoảng 16,1%. Dựa
vào đặc điểm dòng sông được chia ra ba đoạn:
Thượng lưu: Từ nguồn đến Chợ Mới (Bắc Kạn), chảy theo hướng Bắc-
Nam, giữa vùng núi 400- 500m (có ngọn núi cao tới 1.326 đến 1.525m), nên
lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh, độ dốc lên tới 10%.
Trung lưu: Từ Chợ Mới đến Thác Huống, hướng chảy Bắc- Nam, sau
thành hướng Tây Bắc- Đông Nam, chảy giữa vùng đồi cao từ 100- 300m, độ
dốc đáy sông chừng 1%.
Hạ lưu: Từ Thác huống ra cửa sông Thái Bình, hướng chảy đoạn Thái
Nguyên theo hướng Bắc- Nam, sau đó chuyển sang hướng Tây Bắc- Đông
Nam. Trong đồng bằng Bắc Bộ, độ dốc lòng sông rất nhỏ < 1%.
Do đó lòng sông Cầu ở thượng lưu hẹp và dốc, có nhiều thác ghềnh, độ
dốc đáy sông 10%, nhưng đến trung lưu thì dòng sông mở rộng độ dốc đáy
sông còn 0,1%. Độ cao bình quân của lưu vực là 190 m. Đoạn từ Thác Huống

đến Phả Lại độ dốc đáy sông chỉ còn 0,1%. Sông Cầu đến khi chảy về đến
Bắc Giang thì lòng sông cầu mở rộng và nước chảy êm đềm, nối hai bên xóm
làng của vùng quan họ Kinh Bắc xưa.

Mạng lưới sông, suối: Ở lưu vực sông Cầu tương mật độ sông, suối
tương đối dày, mạng lưới sông (độ dài sông trên một đơn vị diện tích) trong
lưu vực biến đổi trong một phạm vi 0,7- 1,2 km/km
2
. Các nhánh sông chính
phân bổ tương đối đồng đều dọc theo dòng chính, những sông nhánh tương
đối lớn đều nằm ở phía tả ngạn lưu vực sông như các sông: Chợ Đu, sông
Công, sông Cà Lồ…Trong toàn lưu vực có: =i8@ 7@",%j
;:/']cO%;i9:/7#";<@ 7@",%
j?;k/%9:@I3L]?;::/
9
C[13,tr.7].
Một số sông nhánh tương đối lớn thuộc dòng sông Cầu cụ thể như sau:
Sông Chu: Bắt nguồn từ xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, chạy theo
hướng Tây Bắc- Đông Nam đến xã Linh Thông lại chuyển hướng Tây Nam-
Đông Bắc chảy qua thị trấn chợ Chu, sau đó từ Tân Dương lại chuyển hướng
Tây Bắc- Đông Nam để chảy vào sông Cầu tại Chợ Mới. Ở hạ lưu thị trấn chợ
Chu có thêm sông nhánh tương đối lớn đổ vào sông Khương (F= 108km
2
), sông
Chu có diện tích lưu vực (F= 437km
2
). Từ nguồn đến cửa sông Đu dài 36,5 km,
độ cao trung bình 206 m, độ dốc 16,2%, mật độ lưới sông 1,30km/km
2
.
Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550 m tại xã Yên Cư huyện
Phú Lương, chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đến xã Cúc Đường huyện Võ
Nhai rồi chuyển hướng Đông Nam- Tây Bắc và đổ vào bờ trái sông Cầu tại
thượng lưu Lang Hít. Sông Nghinh Tường dài 46km, độ cao trung bình lưu vực

290m, độ dốc 12,9%, mật độ lưới sông 1.05km/km
2
, diện tích lưu vực 465km
2
.
Sông Đu dài 44,5 km, độ caop trung bình lưu vực 129m, độ dốc 13,3%,
mật độ lưới sông 0,49 km/km
2
và diện tích lưu vực 361 km
2
.
Sông Công bắt nguồn từ độ cao 275 m ở xã Thanh Định (huyện Định
Hóa), chảy theo hướng Tây Nam đến xã Phú Cường huyện Đại Từ thì chuyển

hướng Tây Bắc- Đông Nam đổ vào sông cầu ở phía bờ phải tại Hương Ninh
xã Hợp Thịnh huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Sông Công dài 96 km, độ cao
trung bình lưu vực 224km, độ dốc 27,3%, mật độ lưới sông 1.2 km/ km
2
, diện
tích lưu vực 957 km
2
.
Từ năm 1972 bắt đầu xây dựng hồ chứa nước Núi Cốc trên sông Công,
đến năm 1978 thì hoàn thành (có dung tích 210 triệu m
3
nước và bổ sung
nguồn nước cho sông Cầu, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh Thái
Nguyên, thị xã sông Công. Tuy nhiên do đập chắn ngăn sông, nên từ 1978 trở
đi, hạ lưu sông Cầu (từ hạ lưu Hồ Núi Cốc) đã hoàn toàn mất nguồn từ trung
và thượng lưu, dòng sông cạn kiệt và do đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường

sinh thái hạ lưu sông Công.
Sông Cà Lồ, bắt nguồn từ sườn Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, chảy
qua vùng đồng bằng Vĩnh Phúc rồi đổ vào sông cầu ở phía phải tại Lương
Phú, Bắc Ninh. Sông Cà Lồ dài 89 km, độ cao trung bình lưu vực 87m, độ
dốc 4,7%, mật độ lưới sông 0,73km/km
2
, diện tích lưu vực là 88km
2
. Trong
lưu vực sông cà Lồ có Hồ Đại Nải (Vĩnh Phúc) có dung tích 30.5x 10
6
m
3
. Hồ
Xạ Hương có dung tích 14,4 x 10
6
m
3
. Nước ở hai hồ này dùng để tưới cho
4700 ha ruộng ở Vĩnh Phúc. Đây là phụ lưu quan trọng từ Vĩnh Phúc đổ về,
có nhiều nét đặc thù riêng.
Từ sự phân tích nêu trên về các nhân tố tham gia cấu thành khí hậu lưu
vực, ta có thể thấy: =N3L@ +A"Z"K?2)/I-
"]a7]O)/I-l3,a" /*
>73O%-%#amC[13,tr.8].
Thủy văn và nguồn nước: Trên sông Cầu (đến cửa sông) tổng lượng
chảy trung bình năm 4,50 km
3
, trong đó đóng góp của sông Công là 0,8992
km

3
/năm, sông Cà Lồ là 0,880 km
3
/ năm (19,5%). Mùa mưa trên lưu vực sông
Cầu thường từ tháng 6 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Bão, áp thấp nhiệt đới là loại hình thời tiết gây mưa lũ chính ở lưu vực

sông Cầu với tần suất 45%, vì thế =an +A3B/R#%
*7343]0o:78p7a>/R#%8*7343]0
9q79p7n]3B!5%#*8bC [13,tr.12].
Trong đó tổng lượng dòng chảy bình quân năm của sông cầu tại Thác
Bưởi là: Yo =0,145,4.10
6
(tại Tân Cương- Thái Nguyên là 0,482.10
6
), độ đục
bình quân năm tại Thác Bưởi là 250h/m
3
, đường kính bình quân hạt phù sa
cũng nhỏ d = 0,015- 0,040 mm. Nước sông cũng thuộc lớp bicacbonat canxi,
độ cứng bình quân thay đổi từ 1- 2 me/l. Tổng lượng chất hòa tan bình quân
năm đạt 0,216.10
6
tấn, tương đương 118 tấn/km
2
/ năm. Với chất lượng nước
khá tốt đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các ngành kinh tế và sinh hoạt, từ lâu,
nguồn nước sông Cầu đã được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu khu gang thép
Thái Nguyên. Hệ thống công trình đập Thác Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp
Hòa, Tân Yên, Việt Yên (Bắc Giang).

Sông Cầu có nhiều phụ lưu, trong đó đại bộ phận lãnh thổ Thái Nguyên
thuộc hệ thống sông Cầu, trừ con sông Cà Lồ chảy từ Vĩnh Phúc sang. Cứ
1km
2
có 0,93km sông; sông Công 1,2km sông/km
2
; sông Nghinh Tường 1,05
km sông/km
2
. Sông Cầu chảy từ Bắc xuống Nam tỉnh, phân chia khu vực
thành hai khu vực có hướng dòng chảy khác nhau. Phía Tây là các phụ lưu
thuộc hữu ngạn sông Cầu gồm các sông Chợ Chu, sông Đu đều có hướng Tây
Bắc- Đông Nam phù hợp với hướng địa hình. Phía tả ngạn có sông Nghinh
Tường, sông Huống Thượng đều có hướng Đông Bắc- Tây nam. Các phụ lưu
tả và hữu sông Cầu đã làm cho sông Cầu ở Thái Nguyên có hình dạng lông
chim rõ rệt. Hình lông chim khiến lũ sông Cầu không quá đột ngột như một
số sông khác ở nước ta. Vì thế lũ trên sông chính và sông nhánh ít trùng nhau,
lũ thường lên nhanh và xuống nhanh.
Dòng chảy của sông cầu tuy không lớn như sông Hồng, nhưng mùa lũ
sông Cầu Thái Nguyên có lưỡng cát bùn khá lớn. Trên sông Cầu ở Thác Bưởi
có lượng ngậm cát trung bình 233/m
3
nước, mức chuyển cát 12,1 kg/giây và

tổng lượng phù sa 380 triệu mét khối/ năm. Do vậy, sông Cầu được đánh giá
là một con sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lí đặc biệt, và tiềm năng lớn về
nguồn tài nguyên. Do đó từ sớm cư dân đã di dời từ các vùng miền về đây lập
làng sinh sống.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển dân cư lưu vực sông Cầu
Các nguồn tài liêu lịch sử cho biết, thời Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc

(thế kỉ II trước công nguyên trở về trước), xuôi theo các triền sông, suối nước
ta người Việt Cổ đã sớm đến cư trú, sinh sống. Ở sông Cầu nhất là ở lưu vực
lòng sông mở rộng (Thái Nguyên, Bắc Giang), nơi có phù sa màu mỡ, thuận
tiện đi lại ban đầu là sự xuất hiện của người Tày cổ.
Ở Thái Nguyên: Dưới thời nhà Đường, Thái Nguyên thuộc châu Long,
châu Vũ Nga, thời Lý gọi là châu Thái Nguyên, năm 1466 là thừa tuyên Thái
Nguyên, năm 1469 đổi là thừa tuyên Ninh Sóc với ba phủ: Phú Bình, Cao
Bằng, Thông Hóa; thời Lê Trung Hưng đổi là trấn và đến 1677 phủ Cao Bằng
tách khỏi trấn Thái Nguyên; đến đầu thời Nguyễn trấn Thái Nguyên có hai
phủ: Phú Bình và Thông Hóa với 11 huyện và hai châu, 79 tổng, 379 xã, thôn,
phường, trang, mỏ, phố. Vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) trấn Thái
Nguyên chính thức đổi thành tỉnh Thái Nguyên, gồm hai phủ (Phú Bình và
Thông Hóa).
Tháng 5/1884, thực dân Pháp đánh chiếm thành Thái Nguyên. Từ đó
cùng với việc tăng cường bộ máy cai trị, các cơ sở dịch vụ của thực dân Pháp
và tay sai cũng ngày càng mở rộng. Việc buôn bán ngày càng tăng. Các tầng
lớp viên chức, thợ thủ công và những người buôn bán ngày càng đông dần
lên. Theo sách D[J*3"M+I biên soạn thời vua Đồng Khánh nhà
Nguyễn (1886-1888), thì số nhân đinh của tỉnh Thái Nguyên vào thời điểm
nào có khoảng 8.021 người, trong đó, phủ Phú Bình có số nhân đinh là 2.969
người, (huyện Tư Nông 1.109 người, huyện Phổ Yên 467 người, huyện Đồng
Hỷ 625 người, huyện Bình Xuyên 490 người, huyện Vũ Nhai 278 người); phủ

Tòng Hóa có số nhân đinh là 2.007 người, (huyện Định Châu 822 người,
huyện Văn Lãng 231 người); phủ Thông Hóa (nay là tỉnh Bắc Kạn) có nhân
đinh là 3.045 người
Ngày 14/1/1900, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định lấy phần đất
thuộc phủ Thông Hóa thành lập tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Thái Nguyên chỉ còn lại
phần đất của hai phủ: Phú Bình và Tòng Hóa.
Với lượng phù sa dồi dào, cánh đồng màu mỡ, những vùng đồng bằng

và vùng lân cận Thái Nguyên đã thu hút được nhiều người dân từ phía Bắc
xuôi xuống, vùng phía Nam ngược lên định cư, lập nghiệp. Tiêu biểu như cư
dân từ Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên di cư lên Thái Nguyên làm
thuê cho địa chủ, chủ đồn điền, làm phu mỏ cho tư bản Pháp trong các mở
than Phấn Mễ, Làng Cẩm, mỏ kẽm Làng Hích, mở sắt Trại cau…trong mấy
thập niên đầu thế kỉ XX.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân Pháp đã thược
hiện cấp đất cho một số binh lính người Việt đã từng sang Pháp tham gia
chiến tranh, hồi hương trở về nước, lập ra các ấp di thực như Ấp Y Na gồm ba
làng Tân Cương, Tân Thành, Thịnh Đức. Hàng trăm gia đình nông dân ở
Nam Định, Thái Bình đã di cư lên làm ăn. Theo Tiểu chí tỉnh Thái Nguyên
của công sứ Echinart, vào những năm từ 1920 đến 1932 đã diễn ra các đợt di
cư lớn của hàng ngàn hộ gia đình nông dân từ Lạng Sơn, Thái Bình, Nam
Định đến Thái Nguyên, kết quả là sự hình thành nhiều làng, trại mới trên địa
bàn như các làng: Tân An, Tân Hòa, Thanh Lương, Đình Mật (Phú Bình),
Tân Cương, Tân Thành, Thịnh Đức (Đồng Hỷ, nay là thành phố Thái
Nguyên). Và chỉ từ 1929 đến 1941 =;k:::3B$K'*
6$'7r.@)V%$.'kpCNăm 1933, dân số ở
đây đã tăng lên là 71.597 người, trong đó có 17.643 suất đinh: =DM
;9<;:3BsEn6%o<;<3Bs$D>j;;it;7
$GuN3?%o:<:3Bs)Gcv'%;t;8<3Bs)Gu

Y&%;q;9:3BI"0;qt;V*6$'"\;9k:::
3BC[13, tr.101].
Lưu vực sông Cầu ở Bắc Giang ở vào một địa thế thuận lợi, nằm trong
khu vực Bắc Bộ, đất đai được bồi đắp phù sa bởi các con sông lớn như: Sông
Cầu, sông Thương, sông Lục Nam; có núi cao bao bọc, có nhiều lâm sản quý,
có vùng trung du rộng lớn thuận lợi việc canh tác nên cư dân cũng sớm tới lập
làng sinh sống. Trong lịch sử, thời các vua Hùng, Bắc Giang thuộc bộ Vũ
Ninh của nước Văn Lang, dưới triều Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009)

thuộc huyện Long Biên, thời Lý - Trần thuộc lộ Bắc Giang, thời Hậu Lê thuộc
thừa tuyên Kinh Bắc, sau đổi thành trấn Kinh Bắc, trấn Bắc Ninh. Dưới đời
vua Minh Mạng (năm thứ 2, 1821), Bắc Giang thuộc phủ Thiên Phúc, năm
1831, đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Ngày 10/10/1895 Toàn quyền Đông
Dương ký Nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang trên cơ sở hai phủ Đa Phúc,
Lạng Giang tách ra từ tỉnh Bắc Ninh. Ngày 27/10/1962, tỉnh Bắc Giang sáp
nhập với tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 06/11/1996, tại kỳ họp
thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn chia tách tỉnh Hà Bắc, tái lập hai tỉnh
Bắc Ninh và Bắc Giang. Bộ máy hành chính tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 01/01/1997 đến nay. Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng
nghề nông là chính. Trải qua nhiều đời, họ đã hình thành nên các làng, bản
với hình thức kinh tế và văn hoá riêng biệt. Từ phương thức canh tác, chăn
nuôi, từ nếp sinh hoạt, trang phục, phong tục, tập quán cho đến cách nghĩ,
cách làm và lối sống…đã tạo nên truyền thống và đặc trưng của Bắc Giang.
Làng truyền thống tiêu biểu còn giữ được như: Làng gốm Thổ Hà; làng rượu
Vân Hà (Việt Yên); làng bún Đa Mai (thành phố Bắc Giang); làng mây tre
đan Phúc Long, Phúc Tằng (Tăng Tiến - Việt Yên); làng rèn sắt Đức Thắng
(Hiệp Hoà); làng quan họ Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên); làng tuồng Tân Dĩnh
(Lạng Giang); làng chèo Đồng Quan (Đồng Sơn - Yên Dũng); làng Then
(Thái Đào - Lạng Giang)


×