Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.75 KB, 106 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THỊ VÂN ANH





DẠY HỌC THƠ HAI-CƢ THEO THỂ LOẠI
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC










Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ VÂN ANH



DẠY HỌC THƠ HAI-CƢ THEO THỂ LOẠI
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.01.11






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội




Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận
văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.


Thái Nguyên, tháng năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Vân Anh

XÁC NHẬN
CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN
XÁC NHẬN

CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………. i
Danh mục chữ viết tắt……………………………………………………………………………………………………………… … … iii
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….…………………………………………….…….…1
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………………… ………… …………………………… …….…7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
DẠY HỌC THƠ HAI-CƢ THEO THỂ LOẠI………… ………………………………………………… 7
1.1 Cơ sở lí luận…………………………………………………………………………….……………………………….……… ……… ……7
1.1.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển của thơ hai- cư……………………………… ……… ……………….7
1.1.1.1 Nguồn gốc thơ hai-cư……………………………………………………………… …………………………… ……… ….7
1.1.1.2 Quá trình phát triển của thơ hai-cư…………………………………………………………………… ………….…8
1.1.2 Đặc điểm nội dung…………………………………………………………………………………… ………………… ….……10
1.1.2.1 Thơ hai-cư hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người……… … 11
1.1.2.2 Thơ hai-cư mang đậm yếu tố Thiền……………………… ………………………………………… ………14
1.1.3 Đặc điểm nghệ thuật……………………………………………………………………………………….………… ……… ….19
1.1.3.1 Về hình thức bài thơ……………………………………………………………………… …… ……………… … …… 21
1.1.3.2 Về ngôn ngữ thơ……………………………………………………………………………… …………………………… ….21
1.1.3.3 Về hình ảnh thơ……………………………………………………………………………………………… … …….……… 22
1.2 Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………………… ………………….…………… …….………… 24
1.2.1 Thơ hai-cư trong chương trình và sách giáo khoa Việt Nam….……………………… …… 25
1.2.2 Học sinh Việt Nam với việc học thơ hai-cư………………………………………………… ….…… ….….25
1.2.3 Giáo viên Việt Nam với việc dạy thơ hai-cư…………………………………………………………… ……27


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
CHƢƠNG 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ HAI-CƢ TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 …………………………………………………………………………….… … …33
2.1 Giới thiệu khái quát các bài thơ hai-cư được lựa chọn vào chương trình và sách
giáo khoa Ngữ văn 10 bậc THPT………………………………………………………………… …………………………….…33
2.2 Định hướng dạy học các bài thơ hai-cư trong chương trình và sách giáo khoa
Ngữ văn 10 bậc THPT………………………………………………………………………………………………………… ………38
2.2.1 Định hướng dạy học của sách giáo viên…………………………………………… ……………… …….…… 38
2.2.2 Định hướng dạy học của sách tham khảo…………………………………………………………………….… 48
2.2.3 Định hướng dạy học của luận văn………………………………………………………………………………… …57
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ HAI-CƢ TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10……………………………………….…………………….………………….70
3.1 Thiết kế dạy học các bài thơ hai-cư ở sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ cơ bản)… 70
3.2 Thiết kế dạy học các bài thơ hai-cư ở sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ nâng cao)… 86
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………………………… 98
THƢ MỤC THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………………….….… 99


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
GV : Giáo viên

HS : Học sinh
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do lý thuyết
Đến với đất nước Nhật Bản là đến với xứ sở huyền bí của Thần đạo với vô số các
tập tục và nghi lễ; với vẻ đẹp lãng mạn của những cánh hoa anh đào nở rộ nên còn gọi
là “Xứ sở hoa anh đào”; với những “Thiếu nữ duyên dáng trong tà áo Kimônô”. Đây
còn là xứ sở dũng mãnh của “Truyền thống võ sĩ đạo” và “Kiếm đạo”, của những môn
phái võ thuật nổi tiếng như: Sumo, akido, karate, judo. Trên sân khấu kịch Nô là
những gương “Mặt nạ” người trầm lặng không nói và bất động. Chúng ta sẽ bị chìm
đắm trong những trang tiểu thuyết dài hàng nghìn trang hay những vần thơ hai-cư cực
ngắn. Hiện nay, văn học Nhật Bản đang nở rộ trên thế giới với những tên tuổi lỗi lạc
đã mang những giải Nôbel văn học cho đảo quốc Mặt trời mọc như: Kawabata, oe…
Nhưng linh hồn thật sự của văn học và văn hóa Nhật Bản là thơ hai-cư. Đây là một thể
thơ độc đáo có đặc trưng rất riêng. Với lí do đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Dạy học thơ
hai-cư theo thể loại ở trường THPT” với hi vọng góp thêm tiếng nói nhỏ bé để tìm
hiểu sâu thêm về đặc trưng thể loại thơ hai-cư và lý thuyết về dạy thơ hai-cư.
1.2 Lý do thực tiễn
- Thơ hai-cư mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ cơ
bản và bộ nâng cao) nên người dạy và người học gặp rất nhiều khó khăn: Sự hạn chế
về tư liệu tham khảo, sự cách biệt về phong tục tập quán đến nếp sống, nếp cảm, nếp
nghĩ đều khác với thế hệ học sinh Việt Nam hôm nay. Đặc biệt hàng rào ngôn ngữ là
một trong những yếu tố làm tăng thêm những trở ngại, khó khăn đối với giáo viên và

học sinh khi đến với thơ hai-cư. Bởi thực tế giáo viên và học sinh không biết tiếng
Nhật, vì vậy khó có điều kiện hiểu hết ý nghĩa ngôn từ mang độ hàm súc cao của các
văn bản thơ. Vậy làm sao để dạy thơ hai-cư có hiệu quả? Xuất phát từ thực tiễn đó đã
thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “Dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường THPT”.
- Thơ hai-cư là thể loại thơ cổ của Nhật Bản nên độc giả là học sinh Việt Nam
còn rất xa lạ với thể thơ này. Vậy người giáo viên phải làm thế nào để rút ngắn khoảng
cách, đưa thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đến được gần hơn với thế giới nghệ thuật vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
diệu của thơ hai-cư? Đây là một lí do nữa để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này với
mong muốn góp thêm một tiếng nói, tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn, trăn
trở của giáo viên và học sinh khi đến với thơ hai-cư.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu thơ hai-cƣ ở Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu về thơ hai-cư ở Việt Nam đang dừng lại ở một mức độ khiêm
tốn với lượng sách ít ỏi và một số gương mặt các nhà nghiên cứu, dịch giả tiêu biểu
như: Phan Nhật Chiêu, Vĩnh Sính, Thanh Châu, Đoàn Lê Giang, Hữu Ngọc, Lê Thiện
Dũng, Nguyễn Thị Mai Liên…Những công trình của các tác giả đã cung cấp cho ta
một cái nhìn tương đối toàn diện về thơ hai-cư trên cả hai mặt nội dung và nghệ thuật.
Quy mô nghiên cứu thơ hai-cư bao gồm cả ba hình thức: Dịch thuật, viết sách và viết báo.
Hai công trình đáng chú ý nhất mang tính chuyên sâu về thơ hai-cư là hai cuốn
sách “Ba nghìn thế giới thơm” của Nhật Chiêu (Nxb Văn nghệ, 2007) và “Haikư - Hoa
thời gian” của Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung (Nxb Giáo Dục, 2007). Cuốn “Ba nghìn
thế giới thơm” của Nhật Chiêu tập hợp gần như đầy đủ các bài báo, tạp chí mà ông đã
từng công bố liên quan đến thơ hai-cư và thơ Nhật Bản. Còn cuốn “Haikư - Hoa thời
gian” của Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung là một tài liệu quý dành cho giáo viên, học
sinh THPT và những ai yêu thể thơ độc đáo này. Cuốn sách được chia làm ba phần với
ba nội dung chính: Vài định hướng tiếp cận thơ haikư trong chương trình THPT,

Hương sắc Haikư - những nẻo đường góp nhặt và Dạo bước vườn thơ. Bên cạnh nội
dung khá phong phú, cách thức trình bày của cuốn sách “Haikư - Hoa thời gian” rất
sinh động với nhiều hình ảnh minh họa.
Ngoài hai công trình nói trên, nội dung nghiên cứu thơ hai-cư còn được đề cập
tới trong những giáo trình về văn học Nhật Bản, các cuốn sách giới thiệu văn hóa văn
học Nhật Bản như: “Văn học Nhật Bản, từ khởi thủy đến 1868” - Nhật Chiêu (Nxb
Giáo Dục, 2003), “Nhật Bản trong chiếc gương soi” - Nhật Chiêu (Nxb Giáo dục TP.
Hồ Chí Minh, 1997), “Câu chuyện văn chương phương Đông” - Nhật Chiêu (Nxb
Giáo dục, 2002), “Xuôi dòng văn học Nhật Bản” - Nguyễn Thị Mai Liên, (Nxb Đại học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
sư phạm, 2003), “Phác thảo những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ: Tuyệt cú,
hai-cư và lục bát” - Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn “Văn học so sánh, nghiên cứu và
triển vọng” (Nxb Sư phạm Hà Nội, 2005), “Dạo chơi vườn văn Nhật Bản” - Hữu Ngọc
(Nxb Giáo dục, 1992)…Thêm vào đó, có khoảng hơn 20 bài viết đăng trên báo, tạp
chí, tuy không chuyên sâu nhưng cũng cung cấp cho người đọc một số hiểu biết cơ bản
về thơ hai-cư. Tiêu biểu là các bài viết: “Cảm nhận về thơ hai-cư” (Ngô Văn Phú - Tác
phẩm mới, số 4/1992), “Một số đặc điểm của thơ hai-cư Nhật Bản” (Hà Văn Lưỡng,
Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4/2001), “Thế giới trong thơ hai-cư”
(Hà Văn Minh, Báo Xuân Điện Bàn, 2000)…Ngoài ra, trên mạng Internet ta cũng thấy
có đăng tải nhiều bài viết về thơ hai-cư. Đáng chú ý là loạt bài hai-cư “Một chút lịch
sử” của Nguyễn Nam Trân.
Cùng với việc giới thiệu thơ hai-cư, một số nhà nghiên cứu đã dịch các công
trình, cuốn sách về thơ hai-cư ở nước ngoài. Đại diện cho hướng đi này là Lê Thiện
Dũng với bản dịch “Tiếng Việt Hài cú nhập môn” của Haroldg Henderson, Thanh
Châu với bản dịch tiếng Việt “Thiền trong hội họa - Một cách cảm nghiệm thơ hai-cư
thông qua hội họa” của Chimyo Horioka, Siewart W.Holmes.
2.2 Lịch sử nghiên cứu phƣơng pháp giảng dạy thơ hai-cƣ ở Việt Nam

Hai-cư là một thể thơ độc đáo và mới mẻ. Nội dung, nghệ thuật thi pháp thơ hai-
cư vô cùng thâm diệu. Để lôi cuốn người đọc vào thế giới vi diệu của thơ hai-cư vẫn là
câu hỏi bỏ ngỏ. Vì vậy việc dạy và học thơ hai-cư đang trở thành vấn đề gây được sự
chú ý cho giới nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước.
Ta có thể kể tới cuốn “Bashô và thơ haikư”, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đưa ra
phương hướng tiếp cận thơ hai-cư như sau: “Muốn cảm thụ được một bài thơ hai-cư,
muốn nhận biết được cái hay, cái đẹp khác thường của nó, cần tới một sự nỗ lực cảm
thụ bằng trí tưởng tượng phong phú và phóng khoáng, bằng sự suy tưởng gắn liền với
việc khai thác các hình ảnh thị giác, thính giác, kết hợp với sự hiểu biết về văn hoá
Nhật Bản. Đối với người nước ngoài thơ hai-cư không dễ tiếp thu song lại rất quen
thuộc đối với người Nhật Bản. Vì thế đối với người Nhật, Ba-sô là nhà thơ hai-cư tiêu
biểu nhất của đất nước mặt trời mọc”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Trong cuốn “Haikư hoa thời gian” của Lưu Đức Trung. Tác giả đã nêu ra định
hướng tiếp cận thơ hai-cư: “Hãy đọc thơ hai-cư bằng đôi mắt của chính mình, gạt bỏ
mọi suy lí tạp niệm, tinh lọc cảm quan, nhìn vào bản tính của chính mình, biểu hiện
mình, để có được trong đời một nụ cười trong suốt” [12 - 25]. Trên báo “Văn học và
tuổi trẻ” (Số tháng 4 (185) /2009), tác giả Lưu Đức Trung tiếp tục đưa ra một số định
hướng tiếp cận thơ hai-cư trong chương Ngữ văn THPT theo bốn bước: Tích hợp văn
hoá, tiếp cận văn bản, so sánh - đối chiếu, vận dụng - thực hành.
Trong các bài “Nghiên cứu văn học” chúng tôi còn tìm thấy những gợi mở về
phương hướng tiếp cận thơ hai-cư: “Thơ hai-cư ngắn gọn, hàm súc. Mỗi bài thơ chỉ có
ba câu, mười bảy âm tiết thường diễn tả một ấn tượng, một trạng thái tâm hồn thông
qua một âm thanh hình ảnh. Thể thơ này ý ở ngoài lời, trọng tâm thơ là cái mà người
đọc cảm thấy chứ không phải đọc được, không nằm trong câu chữ mà nằm trong cái
nó để trống”. Có thể khẳng định đây là những công trình nghiên cứu có tính chất định
hướng, gợi mở, đưa ra nhiều cách hiểu và khám phá thơ hai-cư rất thiết thực trong

công tác giảng dạy.
Bên cạnh đó nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra những ý kiến của mình về giảng
dạy thơ hai-cư, như tác giả Hoàng Hữu Bội trong cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10”
(Nxb Giáo dục 2006) cũng đã đề cập tới vấn đề phương pháp giảng dạy một số bài thơ
hai-cư theo đúng đặc trưng của nó bằng cách trả lời các câu hỏi như sau: “Bài thơ tả
cảnh gì trước mắt?(Mỗi bài thơ hai-cư bao giờ cũng nói về một cảnh vật trước mắt),
khoảnh khắc mà cảnh vật miêu tả? Nghệ thuật lựa chọn chi tiết, nét đặc sắc của cảnh
vật được biểu hiện như thế nào?, phát hiện quý ngữ (từ chỉ mùa) ở đây là từ nào?, ý
nghĩa của những từ ngữ này?, Phát hiện tứ thơ của bài thơ (Mỗi bài thơ bao giờ cũng
có một tứ thơ nhất định để thể hiện một cảm xúc hoặc suy tư nhất định). Phát hiện nét
thiền tông và nét văn hoá phương Đông thấm đẫm trong bài thơ ở điểm nào? Đồng
thời giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy truyền thống như:
Diễn giảng, giảng bình với các phương pháp dạy học hiện đại như: đọc sáng tạo, tái
hiện, gợi tìm. Bùi Thị Nga - tác giả của luận văn “Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn
bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 THPT”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
(Trường ĐHSPTN/ 2008) cũng nhất trí về phương pháp giảng dạy một số bài thơ hai-
cư theo đặc trưng thể loại của tác giả Hoàng Hữu Bội.
Qua một số công trình nghiên cứu về thơ hai-cư có thể khẳng định: Các bài
nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh rất khác nhau về cách tiếp cận thể thơ hai-cư.
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về vấn đề “Dạy học thơ hai-cư theo
thể loại ở trường THPT”. Vì vậy chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài trên với hi vọng
giúp người đọc có những hiểu biết toàn diện về đặc trưng thể loại thơ hai-cư (Về cả
nội dung và nghệ thuật) và tìm ra một phương pháp dạy học thơ hai-cư có hiệu quả,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc trưng thể loại thơ hai-cư về mặt nội dung và nghệ thuật, cách tiếp

cận và khám phá văn bản thơ hai-cư vừa phù hợp với đặc trưng thể loại, vừa phù hợp
với bạn đọc thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
- Tìm ra một phương án tối ưu để dạy học thơ hai-cư cho học sinh Việt Nam ở
bậc THPT.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học của thầy và trò trong giờ học các bài thơ hai-cư trong sách
giáo khoa Ngữ văn 10. Tổ chức dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các văn bản thơ hai-cư
phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của học sinh Việt Nam ngày nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Những bài thơ hai-cư của Ba-sô và Bu-son trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (Bộ
cơ bản và bộ nâng cao).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết: Về đặc trưng thể loại thơ ha-cư, về
phương pháp dạy học thơ hai-cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
5.2 Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực tiễn giáo viên với việc dạy thơ hai-cư
và học sinh học thơ hai-cư gặp khó khăn gì? Học sinh Việt Nam hiểu biết, tiếp nhận
thơ hai-cư như thế nào?
5.3 Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm: Tiến hành thiết kế bài học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp tổng hợp lý luận: Sử dụng phương pháp tổng hợp lý luận nhằm đưa
ra những cơ sở lý luận về thơ hai-cư, đặc trưng của thơ hai-cư, tìm hiểu đặc điểm cảm
thụ của học sinh trung học phổ thông để đưa ra nội dung, phương pháp, biện pháp dạy
học cụ thể về văn bản thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn 10.
6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình
điều tra khảo sát.
6.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Sử dụng phương pháp này để điều tra hứng thú và khả năng cảm thụ của học sinh
đối với việc học các văn bản thơ hai-cư. Qua đó nắm được thực trạng việc dạy và học
thơ hai-cư đang diễn ra như thế nào ở trường phổ thông hiện nay. Từ đó nhằm đề xuất
được những hướng khám phá, khai thác thơ hai-cư có hiệu quả.
6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp này trong quá trình thiết kế bài học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học thơ hai-cư theo
thể loại.
Chương 2: Định hướng dạy học các bài thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn 10.
Chương 3: Thiết kế dạy học các bài thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn 10.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
DẠY HỌC THƠ HAI-CƢ THEO THỂ LOẠI
Ở chương này, luận văn sẽ trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Dựa vào các công trình nghiên cứu về thơ hai-cư của các nhà khoa học, chúng tôi sẽ
trình bày về: Nguồn gốc, quá trình phát triển, đặc điểm nội dung, nghệ thuật của thơ
hai-cư để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế dạy học thơ hai-cư để làm cơ sở
thực tiễn cho vấn đề dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường THPT.
1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển của thơ hai-cƣ
1.1.1.1 Nguồn gốc thơ hai-cƣ
Hai-cư là một thể thơ độc đáo của xứ sở Phù tang. Cho nên, nói đến văn học
Nhật Bản người ta không quên nói đến thơ hai-cư. Ngày nay, thơ hai-cư không còn là
của riêng dân tộc Nhật Bản mà đã trở thành thể thơ của quốc tế.
Thơ hai-cư chủ yếu bắt nguồn từ thể thơ đoản ca (Tanka) xuất hiện ở thế kỉ XIII.
Đoản ca (Tanka) gồm 31 âm tiết (Onji): 5-7-5-7-7, chia làm hai vế: Vế đầu có ba câu
17 âm tiết (5-7-5), vế sau hai câu 14 âm tiết (7-7). Đoản ca là loại thơ xướng họa. Vế
đầu có một người khởi xướng, vế sau do người khác họa theo, những người sau đó lại
nối tiếp như kiểu của hai người trước, cứ thế mà kéo dài hàng trăm, hàng ngàn câu, sau
này được gọi là liên ca (Renga). Liên ca (Renga) được phổ biến đầu tiên trong cung
đình của các vương gia quý tộc. Nội dung thường mang tính giải trí, mua vui, trào
lộng, nhiều khi dung tục tầm thường. Trong Shuishu “Thập di tập 997” có bài:
“Qua rồi nửa đêm
chờ nhau chi nữa
cho thêm ưu phiền”.
Một tiểu thư đã gửi cho người tình của mình phần đầu bài tanka với ba câu như
trên với ý trách móc người yêu lỗi hẹn. Sau đó, người ấy nhận được và làm tiếp phần
còn lại thành một bài tanka trọn vẹn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
“Muốn gặp em trong mộng
nhưng rồi anh ngủ quên”.
Một bài tanka được sáng tác như trên gọi là renga. Về sau, thể thơ này được
nhiều thế hệ thi sĩ sáng tạo, phát triển nên được phổ biến trong các tầng lớp xã hội.
Thơ renga trở thành niềm say mê đến mức được tôn thờ như một tín ngưỡng "Thiêng
liêng hóa". Người ta mua các bài thơ renga từ các nhà thơ đem đến vườn chùa để cầu
phúc trước khi đi chiến đấu hay sinh nở.

Đến thế kỉ XVII, Matsuô Ba-sô đã cách tân nội dung và hình thức thể thơ này.
Ông rứt vế đầu 17 âm tiết xây dựng thành một bài thơ độc lập mang đậm chất suy tư,
trữ tình. Mới đầu Ba-sô gọi hokku hoặc haikai, về sau ghép lại thành hai-kư. Một bài thơ
hai-cư chỉ có 3 câu, 17 âm tiết (Theo tiếng Nhật), do đó đòi hỏi lời thơ phải cực ngắn, ý
hàm súc cô đọng, câu chữ đa nghĩa có nhiều ẩn ý bên trong. Trên thế giới cũng có nhiều
thể thơ ngắn như: Tứ tuyệt (Trung Quốc), Si-giô (Triều Tiên), Ru-bai (I-ran)…nhưng
hai-cư vẫn là ngắn nhất.
1.1.1.2 Quá trình phát triển của thơ hai-cƣ
Nằm trên một quốc đảo xinh đẹp, thiên nhiên mĩ lệ, con người tinh tế, nền thơ ca
Nhật bản được hình thành khá sớm với những vần thơ waka (Hay còn gọi là hòa ca
hoặc tanka) nhỏ nhắn, cô đọng trong 31 âm tiết. Để rồi, từ 31 âm tiết này, người Nhật
lại sáng tạo thêm thể thơ hai-cư vẻn vẹn chỉ gói trọn 17 âm tiết, một thể thơ ngắn nhất
thế giới song lại làm chúng ta kinh ngạc vì “Nhỏ nhoi là vậy, thơ hai-cư vẫn có thể
chứa đựng ba nghìn thế giới”.
Thơ hai-cư có một quá trình ra đời lâu dài và phát triển mạnh mẽ. Thơ hai-cư bắt
đầu được sáng tác với tư cách một thể thơ độc lập tách khỏi bài Waka từ thế kỉ XVI,
được hoàn thiện và định hình dưới bàn tay của Matsuô Ba-sô vào thế kỉ XVII. Cho đến
nay, thơ hai-cư đã trải qua chặng đường dài sáu thế kỉ vận động, phát triển. Thơ hai-cư
đạt tới đỉnh cao gắn với tên tuổi của nhà thơ Matsuô Ba-sô. Sau Ba-sô còn có rất nhiều
nhà thơ đã chọn hai-cư làm “Con đường” để bước vào trong nghệ thuật, vào trong một
lối sống, vào một “Đạo” và mang những triết lí sâu sắc gọi là “Hài cú đạo” (Haikudo)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
hay “Haiku no michi”. Đó là các nhà thơ Buson (1716 - 1784): “Thi sĩ của mùa xuân”,
Issa (1762 - 1826): “Nhà thơ của nhân tình”, Shiki (1867 - 1902): “Kẻ đại ngu” Đối
với họ sáng tác thơ hai-cư không chỉ là niềm vui mà còn là lối sống. Thơ hai-cư đến
với họ bằng “Con đường”, tức cái đạo mà thơ hai-cư chứa ở trong nó. Đấy là con
đường sâu thẳm trong cái bình thường giản dị nhất giữa cuộc đời như Tagore đã từng

nói “Trong vội vã, ta bỏ quên những bông hoa bên giậu ven đường”.
Từ Nhật Bản, thơ hai-cư làm một cuộc du hành sang trời Tây và đã được các nhà
nghiên cứu, các độc giả nồng nhiệt đón nhận. Từ những năm đầu thế kỉ XIX, tại
phương Tây thơ hai-cư bắt đầu được truyền bá ra nước ngoài. Thơ ca phương Tây
trong những tìm kiếm và thể nghiệm của mình đã nhiều lần đi theo phong thái hai-cư.
Người ta dịch thơ hai-cư từ tiếng Nhật, rồi nghiên cứu, khám phá những gì mà linh
hồn thơ hai-cư chất chứa. Giới yêu thơ còn sáng tác thơ hai-cư bằng tiếng dân tộc
mình như nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã viết: “Nói một cách chừng mực hơn, thơ hai-
cư mà Ba-sô đã hoàn thiện bằng thiên tài của mình, trở nên thể thơ quốc tế trong thế kỉ
XX. Bên ngoài Nhật Bản, hai-cư chẳng những được nghiên cứu rộng rãi mà còn được
các nhà thơ ở nhiều xứ khác nhau sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ của mình, trong đó có cả
Paul Eluard của Pháp, Octavio Paz của Tây Ban Nha và George Seferis của Hi Lạp”.
Từ đó, thơ hai-cư quay về lại phương Đông, đến Việt Nam. Ở Việt Nam, từ trước
năm 1945 đến năm 1975, một số nhà thơ lớn như: Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử,
Phạm Văn Ký, Chế Lan Viên đã tiếp cận thơ hai-cư. Sau năm 1975, Nhật Chiêu là
người có nhiều công trình nghiên cứu thơ hai-cư nhất. Tiếp sau Nhật Chiêu phải kể
đến Lưu Đức Trung - là một trong những người khởi xướng dòng thơ hai-cư Việt. Ông
là một trong số rất ít chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về văn học phương Đông
(Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Campuchia). Hiện nay ông là người khởi xướng
và thành lập Câu lạc bộ thơ hai-cư Việt. Đã từ rất lâu ở nước ta đã tiếp nhận thơ hai-
cư, tìm hiểu thơ hai-cư, nhưng dùng tiếng việt để sáng tác thể thơ này thì phải đến khi
thành lập Câu lạc bộ thơ hai-cư Việt của Lưu Đức Trung mới có. Ban đầu thơ hai-cư
việt còn lạ lẫm bởi tâm lý chưa quen thưởng thức cái mới, cái lạ. Song, hiện nay tiếng
thơ hai-cư đã gặp được nhiều người đồng cảm, nhanh chóng được cộng hưởng như tìm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
được tri kỷ tri âm.Tuy nhiên, so với nền thơ ca đời Đường (Trung Quốc), thơ hai-cư
nói chung, thơ Ba-sô nói riêng được biết tới ở nước ta khá muộn màng. Bởi vì, văn học

Nhật Bản mới đến được với chúng ta trong khoảng một thế kỉ nay (Từ những năm đầu
thế kỉ XX đến bây giờ), còn việc nghiên cứu và giảng dạy nền văn học này mới hơn 50
năm, mà đặc biệt là vào những thập niên cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI.
Thơ hai-cư ngày nay càng trở nên gần gũi với nhiều dân tộc, tiếp tục vượt qua
rào cản của ngôn ngữ, xóa bỏ mọi khoảng cách. Cho đến nay, thơ hai-cư đã lan truyền
đến khoảng hơn 50 nước với 30 ngôn ngữ khác nhau gồm tiếng Anh và ngôn ngữ bản
địa. Sự phổ biến của thơ hai-cư được ví von “Thời đại của hai-cư”, khi phong trào thơ
hai-cư ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành loại hình văn học nghệ thuật đại chúng
hiếm có trên thế giới.
1.1.2 Đặc điểm nội dung
Về phương diện nội dung của thơ hai-cư , các nhà nghiên cứu văn học đã xem
xét ở các yếu tố sau:
* Trong cuốn “Haikư - hoa thời gian” hai nhà nghiên cứu Lê Từ Hiển và
Lƣu Đức Trung đã xem xét nội dung của thơ hai-cƣ ở yếu tố: Đề tài, cảm thức
thẩm mỹ [12 - 8].
Về đề tài: Đề tài thơ hai-cư ưa chuộng những sự vật nhỏ bé, đa dạng với những
rung cảm chân thành, giản dị, hồn nhiên mang sắc thái rất Nhật Bản. Đề tài thơ hai-cư
là thế giới tự nó trong khoảnh khắc mang tính gợi cảm. Hai-cư rất giống loại tranh
thủy mặc mà người Nhật ưa chuộng. Nó là một nét vẽ bất chợt hướng về thiên nhiên
bốn mùa, phản ánh vẻ đẹp và cảm xúc nội tâm của con người, thường được gọi chung
là quý đề.
Về cảm thức thẩm mỹ: Những cảm thức thẩm mĩ in bóng trong thơ hai-cư là: Sabi
(Tịch lặng), Yugen (U huyền), Wabi (Đơn sơ), Aware (Bi cảm).
* Trong cuốn “Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868” nhà nghiên cứu
Nhật Chiêu đã xem xét nội dung của thơ hai-cƣ ở yếu tố: Quý ngữ, đề tài, cảm
thức thẩm mỹ [2 - 271].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11

Về quý ngữ (Yếu tố mùa): Các nhà thơ hai-cư hầu như lúc nào cũng đưa mùa vào
thơ và các từ ngữ liên hệ đến mùa được gọi là kigo (Quý ngữ). Cách dùng kigo trở thành
quy luật và hầu như các tuyển tập hai-cư đều quen sắp xếp các bài thơ theo từng mùa.
Về đề tài: Đề tài mà thơ hai-cư ưa chuộng là những sự vật nhỏ nhoi như: Bụi
cám, tôm cá, dế mèn…Đó là những cảnh thiên nhiên trộn lẫn với sinh hoạt thường
ngày, có vẻ vô nghĩa nhưng đầy sự sống.
Về cảm thức thẩm mĩ: Hai-cư là thơ ca của cảm thức thẩm mĩ và trực giác tâm
linh: Sabi (Tịch), Wabi (Đà), Karumi (Khinh).
* Trong hiểu biết của ngƣời làm luận văn, thơ hai-cƣ có những đặc điểm về
nội dung nhƣ sau:
- Thơ hai-cư hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Thơ hai-cư mang đậm yếu tố Thiền.
1.1.2.1 Thơ hai-cƣ hƣớng về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con ngƣời
Thơ hai-cư là thơ của thiên nhiên bốn mùa. Mỗi bài thơ chỉ ghi lại một phong
cảnh với một vài sự vật cụ thể thường là những hình ảnh bình dị, quen thuộc với người
Nhật Bản. Đó có thể hình ảnh âm thanh gợi liên tưởng về mùa trong năm hay những từ
ngữ trực tiếp chỉ bốn mùa (Được gọi là quý ngữ). Quý ngữ rất phong phú trong thế
giới hai-cư có thể là violet, ếch, hoa mơ, anh đào cho mùa xuân; đom đóm, ve, cầu
vồng, những cơn mưa cho mùa hạ; lá đỏ, cỏ lau, Asagao (Triệu nhan), trăng cho mùa
thu; tuyết trắng cho mùa đông sự có mặt của quý ngữ khiến cho bài thơ có tính hàm
súc, sức ám thị tinh tế - vốn là đặc trưng quan trọng của thơ hai-cư. Chính cảm thức về
mùa (Quý đề) cho ta cảm nhận được sự hô ứng giữa con người với thiên nhiên, với đất
trời tạo nên một nhất thể lí tưởng: Không gian - thời gian - con người. Trong mỗi bài
thơ, thiên nhiên hiện lên với mọi vẻ đẹp vốn có của nó từ cái ban sơ, mộc mạc đến
những gì tinh tú, kiêu sa, lộng lẫy đầy quyến rũ cũng như sắp đi vào phai tàn và gợi lên
những rung cảm sâu xa trong lòng người. Bằng tài năng của mình các nhà thơ hàng
đầu Nhật Bản về thơ hai-cư đã cho ra đời hàng loạt các bài thơ rực rỡ hương sắc bốn
mùa. Mỗi bài thơ là một bức tranh tuyệt mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
Ba-sô là bậc thầy về thơ hai-cư. Trong thơ ông phần nhiều miêu tả thiên nhiên,
đặc biệt thường nói đến bốn mùa: Xuân - hạ - thu - đông để phản ánh tâm trạng và tư
tưởng của mình. Phần lớn các bài thơ hai-cư của Ba-sô là hình ảnh thiên nhiên với
niềm vắng lặng, hiu hắt, không có những niềm vui để lộ, không có những sắc màu
rạng rỡ mà sâu lắng một nỗi buồn, những trải nghiệm thẳm sâu của một thiền sư - lữ
nhân trên bước phiêu du. Mỗi bài thơ của Ba-sô ghi lại một mùa trong năm, được tạo
ra bởi một ấn tượng khá đậm nét và chọn lựa những từ mùa (Quý ngữ) thích hợp. Qua
đó khiến độc giả cảm thụ bài thơ theo cách cảm nhận riêng của mình.
Trong thơ Ba-sô, mùa xuân hiện diện với sự tàn phai của những cánh hoa anh đào:
“ Từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi-oa”.
Mùa thu hiện diện với âm thanh hiu hắt của tiếng gió thu, tiếng mưa rơi tí tách:
“Cây chuối trong gió thu
tiếng mưa rơi tí tách vào chậu
ta nghe tiếng đêm”.
Mùa hè hiện diện với âm thanh của tiếng ve ngân lên trong một không gian
hoàn toàn u tịch:
“Vắng lặng u trầm
thấm sâu vào đá
tiếng ve ngâm”.
Mùa đông hiện diện với những cánh đồng vắng vẻ, hoang lạnh:
“Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
mộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu”.
Thơ Ba-sô thiên về tả bốn mùa thiên nhiên, còn Buson thích nói nhiều về mùa
xuân. Buson viết trên 2000 bài thơ nhưng phần nhiều viết về mùa xuân nên ông được


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
mệnh danh là “Thi sĩ mùa xuân”. Thiên nhiên mùa xuân trong thơ Buson thường mộc
mạc, bình dị, hồn nhiên và tươi mát:
"Gần xa đâu đây
nghe tiếng thác chảy
lá non tràn đầy".
Buson miêu tả sức sống của mùa xuân như dòng thác đang chảy, mùa xuân đang
hiển hiện trước mắt ta với lá non đang tràn đầy. Một mùa xuân đang sinh sôi nảy nở,
cây cối đâm chồi nảy lộc.
Thiên nhiên mùa xuân trong thơ ông luôn rạo rực, trữ tình, giàu màu sắc:
“Dưới mưa xuân lất phất
áo tơi và ô
cùng đi”.
Bài thơ hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh mưa xuân lất phất. Dưới mưa xuân
có hai người cùng đi, một mặc áo tơi, một che ô. “Áo tơi” trong bài chỉ người con trai,
“Ô” chỉ người con gái. Đôi tình nhân này đang sánh vai cùng nhau đi trong mưa xuân.
Đọc những vần thơ viết về mùa xuân của thi sĩ Buson chúng ta lại càng thêm yêu hơn
thiên nhiên, cuộc sống và không khỏi rạo rực lòng mình.
Thơ hai-cư không chỉ phản chiếu thiên nhiên bốn mùa mà còn phản chiếu biết
bao điều về cuộc sống của con người.
Đó là ước mơ bình dị được đi, được hòa vào thiên nhiên của thi sĩ Ba-sô:
“Đi nữa bạn ơi
ngắm nhìn tuyết đổ
cho dầu ta rơi”.
Đó còn là nỗi nhớ quê hương da diết của thi nhân trên những bước đường phiêu lãng:
“Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô”.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Trên bước đường phiêu lãng, Ba-sô đã đi qua nhiều nơi, từ những đô thị ồn ào
náo nhiệt của những người thị dân đến những cánh đồng khô cằn, những làng quê xơ
xác của những người nông dân cơ cực đói nghèo, Ba-sô tận mắt nhìn thấy mọi thảm
cảnh diễn ra ngay trước mắt mình. Ông ghi lại một cách lặng lẽ các sự việc vào những
bài thơ hai-cư dung dị quen thuộc. Trong thơ ông có đủ hình ảnh của những kiếp
người đau khổ, lầm than như: Từ những người nông dân lam lũ, em bé nghèo sớm gặp
bất hạnh, những người đánh cá, những cô gái bán thân, những người lính bỏ thây nơi
chiến địa, cho đến những người bạn yêu thơ yểu mệnh
Trong thơ Ba-sô thường mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên số phận của
con người:
“Tiếng rao người bán cá
hòa trong tiếng chim cu
vang vang mùa hạ”.
Cuộc sống nghèo khổ, người lao động phải làm việc vất vả trong thời tiết khắc
nghiệt của mùa hè nóng bức. Tiếng rao của người bán cá hòa vào tiếng chim cu tạo
thành điệp khúc mùa hè.
Hình ảnh thiên nhiên trong thơ gợi cho ta những liên tưởng gần gũi trong cuộc
sống. Đó là những cảnh vật nguyên sơ, nhỏ bé, bình dị nhưng lại ẩn chứa hiện thực của
cuộc sống con người.
1.1.2.2 Thơ hai-cƣ mang đậm yếu tố Thiền
Thơ hai-cư có một mối nhân duyên đẹp đẽ với Thiền. Mặc dù phần lớn các thi sĩ
sáng tác thơ hai-cư không xuất gia nhưng họ yêu mến và hiểu biết sâu sắc về Thiền
tông. Và mặc dù trong thơ hai-cư không có những thuật ngữ Thiền, điển cố
Thiền…nhưng có thể khẳng định tư tưởng Thiền tông đã thấm đẫm trong những bài
thơ hai-cư. Các thi sĩ xứ sở Phù tang không chỉ thể hiện triết lí Thiền trong thơ mà còn
sử dụng mĩ học Thiền vào nghệ thuật biểu đạt. Tìm hiểu về Thiền sẽ là một trong

những chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới bí ẩn của thơ hai-cư.
* Nguồn gốc của Thiền:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
Thiền Tông là một tông phái của Phật giáo phát triển trên lãnh thổ Trung Hoa
(Thế kỷ VI). Bước sang thế kỷ XII, từ Trung Quốc thiền được du nhập vào Nhật Bản
bởi Eisaimycan - một vị cao tăng được coi là cha đẻ của nghề trồng chè và Thiền tông
Nhật Bản. Thiền tông thuộc phật giáo Đại thừa vào Nhật Bản ngay từ thời Nara và
hưng thịnh nhờ Thái tử Shotoku, rất nhiều triều đại Nhật Bản đã lấy phật giáo làm tư
tưởng chủ đạo để phát triển. Trong giáo lí của đạo phật có nhiều kiến giải tiến bộ, dạy
con người ta cách sống nhân nghĩa, đồng đẳng và bác ái. Có thể nói phật giáo có vị trí
ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn hóa cũng như nền nghệ thuật Nhật Bản. Thiền tông
không chỉ là tôn giáo mà trở thành triết lí sống, chi phối nhiều phương diện văn hóa,
nghệ thuật xứ hoa anh đào: Hội họa (Tranh mặc hội), điêu khắc, kiến trúc, kịch Nô, nội
thất, trà đạo, hoa đạo, kiếm đạo, cung thuật…Đặc biệt dưới ảnh hưởng của tinh thần
Phật giáo Thiền tông, một khu vực văn học Phật giáo Thiền đã hình thành và phát triển
vô cùng độc đáo bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản.
* Biểu hiện của Thiền trong thơ hai-cư
Thơ hai-cư nhuốm màu Thiền. Chính điều này góp phần tạo nên tính đặc sắc của
thơ hai-cư và khiến nó trở thành một thể thơ độc đáo. Sau đây là một số biểu hiện của
Thiền trong thơ hai-cư:
Theo quan niệm của Phật giáo Thiền tông: “Vạn vật tồn tại trong một mối tương
giao và hòa hợp”. Sự giao hòa của vạn vật thể hiện ngay chính trong bản thân con
người. Muối biển hòa trong máu, vôi đá tích trong xương, huyết nhục muôn ngàn
giống loài sinh vật ngấm trong từng tế bào… ánh nắng mặt trời rạng ngời trong nụ
cười của ta, hoa nở mở rộng lòng ta.
Chiyo - mi tức ni cô Chiyo (1703 - 1775) có viết một bài hai-cư rất nổi tiếng:
“Một nhành bìm bìm hoa tím

quấn quanh chiếc gàu
ta sang nhà hàng xóm xin nước thôi”.
Điều thú vị đã hiện ra trước mắt nhà thơ chỉ sau một giấc ngủ đó là: Một nhành
dây leo hoa tím từ trong vườn đã bò ra quấn quanh gàu nước. Bằng tâm hồn nhạy cảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
nhà thơ đã nâng niu mối giao hòa gắn bó giữa hai sự vật giản dị ấy nên đành sang nhà
hàng xóm xin nước để uống.
Nhật Chiêu đã nêu ra một nhận xét thật sâu sắc, thú vị về tứ thơ trên: “Một buổi
sáng Chiyo định thả gàu lấy nước giếng. Nhưng quanh dây gàu đang vướng một bông
hoa xinh. Đó là hoa Asagao - một loại hoa đồng cỏ nội, một thứ dây leo có thể gọi là
hoa bìm bìm. Asagao (Triện Nhan) có nghĩa là: “Gương mặt của sớm mai”. Không nỡ
động chạm đến hoa, nhà thơ đành xin nhờ nước giếng hàng xóm”.Như vậy, vạn vật
trong vũ trụ tồn tại trong một mối tương giao và hòa hợp. Chúng luôn tác động và
chuyển hóa lẫn nhau trong một chu trình bí ẩn bất tuyệt.
Tín hiệu giúp người đọc nhận biết nó như một bài thơ Thiền là ở cái nhìn vạn vật
vô thường. “Vô thường” chính là biểu hiện của cảm thức thẩm mĩ Aware, thường được
hiểu là bi cảm, một cảm thức xao xuyến trước mọi cái đẹp của sự vật mà bản chất là
vô thường. Do Aware là một trực giác thẩm mĩ chịu ảnh hưởng của phật giáo. Aware,
nói đầy đủ hơn là MONO NO AWARE (Vật ai) dịch sát là “Nỗi buồn của sự vật”.
Aware là một cảm thức thâm trầm trước cái đẹp não lòng của thiên nhiên và con
người. Do đó Lưu Đức Trung cho rằng: “Tín hiệu giúp người đọc nhận biết nó như
một bài thơ Thiền là ở cái nhìn vạn vật vô thường, sự cảm nhận con người cùng với
vạn vật cùng một bản thể, trong mỗi sự vật dù nhỏ nhoi đến đâu đều có mang tính vũ
trụ và hiện ra bình đẳng, vô sai biệt, tất cả vận động nhịp nhàng, hài hòa theo quy luật
tự nhiên và trong một sự đại hòa điệu sâu xa” [12 - 110].
Trong tâm thức người Nhật Bản cái đẹp nảy sinh từ sâu thẳm nguồn cội triết mỹ
Đông phương. Đó là cái đẹp nhạy cảm và thay đổi mùa rõ rệt của thiên nhiên với

những đám mây anh đào hồng nhạt mùa xuân, thảm xanh của cánh đồng mùa hạ, sắc
đỏ thắm của lá momizi mùa thu, những bông tuyết trắng mùa đông. Thiên nhiên có sự
tương phản giữa rực rỡ và tàn phai:
“Từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn song hồ Bi-oa”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

17
Không chỉ thiên nhiên mà con người cũng không nằm ngoài triết lí vô thường:
“Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sương thu”.
Sau chuyến đi vượt gió bể mưa ngàn nhà thơ đã quay trở về quê hương. Nhưng
lúc này người mẹ đã qua đời. Cầm trên tay mớ tóc bạc của người mẹ, Ba-sô trào dâng
niềm thương cảm. Hai hình ảnh giọt lệ và sương thu gợi ra sự mong manh, dễ vỡ, càng
tô đậm tính chất vô thường trong cuộc đời con người. Có thể thấy trong thơ hai-cư triết
lí vô thường, con người và vạn vật trong mối tương giao hòa hợp đều nhuốm hương vị
Thiền. Chính điều này đã làm nên sự khác biệt của thơ hai-cư so với các thể loại thơ khác.
Thiền học còn quan niệm tất cả những thực thể tồn tại trong thiên nhiên đều có
linh hồn. Người Nhật tin rằng vạn vật đều có linh hồn - tức những sức mạnh bên trong
của chúng. Linh hồn đó được gọi là Kami. Mỗi nhánh cây, ngọn cỏ, hòn đá, dòng sông
đều có Kami (Thần) trong đó. Vậy nên người Nhật tôn thờ mọi thứ thuộc về tự nhiên.
Thần đạo cũng như bản tính của người Nhật luôn lấy tự nhiên làm gốc. Chính điều đó
đã tạo nên cho người Nhật tình yêu và thái độ nâng niu trân trọng những tạo vật nhỏ bé
nhất của đất trời:
“Quanh chiếc cối xay
trên mình cúc trắng
chút bụi cám bay

trong lều ngư dân
giữa đám tôm cá
có con dế mèn
áo bông tôi cởi
quẩy lên vai trần
mùa thay áo đổi”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

18
Bụi cám, tôm cá, dế mèn, chiếc áo bông đang cởi bỏ là những sự vật hết sức đời
thường. Đó là những cảnh thiên nhiên trộn lẫn sinh hoạt thường ngày, có vẻ như vô
nghĩa nhưng chất chứa bao nhựa sống. Một vẻ đẹp hòa hợp của thiên nhiên và tâm hồn
con người. Cái bí ẩn của sự hòa hợp ấy là điều kỳ diệu nhất mà thiên tài Nhật Bản đã
vươn tới.
Thiền tông nhắc nhở ta rằng “Hiện tại là thứ tài sản quý giá nhất, là sự sống thực
sự nơi mỗi con người”. Nói đến Nhật Bản là nói đến xứ sở của động đất và núi lửa,
cuộc sống của con người đôi khi có thể kết thúc một cách bất ngờ. Vì vậy, người Nhật
Bản luôn bị ám ảnh bởi sự phù du ngắn ngủi của kiếp người, của cái đẹp. Họ buồn
thương cho cái đẹp chóng tàn, họ mong ước lưu giữ được khoảnh khắc ngắn ngủi của
cái đẹp thoáng qua. Chính vì thế khoảnh khắc là một cảm thức đặc biệt. Nhà thơ Siki
từng viết:
"Ánh chớp lưng trời
vũng nước lóe sáng
giữa rừng cây âm u".
Tia chớp đến rồi đi chỉ trong một thoáng chớp mắt. Trong cuộc hội ngộ giữa
nước và ánh sáng, trong khoảnh khắc ánh chớp ấy lóa lên thi nhân cũng rực sáng cùng
đất trời và hòa làm một với thực tại. Hiện tại là thứ tài sản quý giá nhất, là sự sống
thực sự nơi mỗi con người. Sống với hiện tại là sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc
hiện có, là hòa toàn bộ sinh lực của mình vào dòng sinh lực vũ trụ.

Thật đúng khi cho rằng linh hồn của thơ hai-cư rút cục ở chỗ: "Thơ hai-cư là thơ
của khoảnh khắc bừng ngộ (Đốn ngộ) để nhận ra chân lí giản dị, sâu xa về con người
và vạn vật trong cái nhìn "Chân như", cái nhìn "Nhất thể hóa".
Trong Phật giáo Thiền tông còn xuất hiện khái niệm "Hư không" . Thâm nhập
vào thơ hai-cư, khái niệm hư không của Phập giáo Thiền tông được các nhà thơ sử dụng
để kiến tạo nên một thi pháp đặc trưng chủ yếu của thể thơ này: Kết cấu chân không.
Kết cấu chân không trong thơ hai-cư có ảnh hưởng từ cách tạo hình trong hội họa
đó là: Tranh thủy mặc của Trung Quốc và tranh mặc hội của Nhật bản. Hai thể loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

19
tranh này thường rất đơn sơ với một vài đường nét giàu sức gợi, còn gọi là khoảng
trống không gian. Gọi là khoảng trống bởi trong khoảng không gian đó ta không nhận
thấy bất cứ hình thể hay sắc tướng nào. Khoảng không gian ấy không phải là chân
không trống rỗng tuyệt đối như của tờ giấy trắng hay phông nền trắng tinh mà đó là
vùng không gian của hoạt động giao cảm và chiêm nghiệm.
Ngay cả trong những hình ảnh, từ ngữ cũng thường có khoảng trống buộc người
đọc phải tưởng tượng để tìm sợi dây kết nối chúng lại với nhau. Từ những khoảng hư
không người đọc có thể liên tưởng để nhận ra ý nghĩa ẩn chứa trong bài thơ:
"Đá trên núi đá
sắc trắng còn thua
gió mùa thu".
Thi sĩ Ba-sô chỉ chấm phá một vài hình ảnh như: Đá, núi đá, trắng, gió. Từ những
hình ảnh đơn sơ, gần gũi để người đọc thả hồn mình liên tưởng đến một không gian rất
nhiều đá, đá chất chồng khiến cho sắc trắng được tô đậm. Nhưng sắc trắng đó còn thua
sắc trắng của gió mùa thu. Nhà thơ đã thị giác hóa màu của gió để từ một sự vật không
màu Ba-sô đã gọi tên "Màu của gió". Không gian núi đá lạnh lẽo (Cố định) còn không
gian của gió (Di chuyển). Khi ngọn gió lan tỏa đến đâu thì sắc trắng lan tỏa đến đó.
Khoảnh khắc ấy phải tĩnh lặng thì người đọc mới cảm nhận được sắc trắng của

gió len lỏi qua những hòn đá. Một màu trắng tuyệt đối trong bài thơ đưa người đọc lạc
vào một không gian hoàn toàn u tịch. Sự tịch lặng (Sabi) chính là kiểu không gian đặc
trưng của thể thơ hai-cư, là một cảm thức thẩm mĩ mang bóng dáng của Thiền tông -
Sabi (Tịch lặng) thực chất không có nghĩa là bất động một cách tuyệt đối mà là cái đẹp
có tính chất tịch lặng và trống vắng đưa người đọc đến nỗi buồn.
Có thể nói sự cuốn hút của thơ hai-cư nằm ở những khoảng trống vi diệu, ở kiểu
không gian tịch lặng, u huyền.
1.1.3 Đặc điểm nghệ thuật
Về phương diện nghệ thuật của thơ hai-cư, các nhà nghiên cứu văn học đã xem
xét ở các yếu tố sau:

×