Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.43 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA
ARISTOTLE - NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN
CHẾ
NTH: BÙI THÁI HÙNG
STT: 66
LỚP : CHKT K21- ĐÊM 5
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT
TRONG CÁC LĨNH VỰC
1.1 Thuyết nguyên nhân – Cơ sở siêu hình học
1.2 Thuyết vận động – Cơ sở vật lý học
1.3. Nhận thức luận
1.4. Logic học
1.5. Nhân bản học
1.6. Học thuyết chính trị - xã hội
1.7. Đạo đức học
1.8. Thẩm mỹ học và những tư tưởng kinh tế học của Arixtốt 10
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TƯ TƯỞNG CỦA
ARIXTOT
2.1. Giá trị: 11
2.1.1 Giá trị tư tưởng của Arixtot đối với nhân loại 11
2.1.2 Đóng góp đối với Logic học 11
2.1.3 Những đóng góp đối với giáo dục 12
2.1.4 Đóng góp đối với nhà thờ 12
2.2. Hạn chế: 13


Lời kết
LỜI MỞ ĐẦU
Hy Lạp - quê hương thứ hai của nền triết học Phương Tây, được hình
thành trên cơ sở của nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm nô
đạt tới mức cao và trên nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên, ít bị chi
phối bởi tôn giáo. Ngay từ xa xưa, người Hy Lạp đã sản sinh ra những tư tưởng
triết học với các hình thái, xu hướng khác nhau, phản ánh các những quan điểm
của các giai cấp với các khuynh hướng kinh tế và chính trị khác nhau.
Trong điều kiện chiếm hữu nô lệ phát triển cao độ, ở người Hy Lạp đã nảy
sinh những tư tưởng triết học đủ màu sắc với nhiều hình thái và xu hướng khác
nhau. Đặc biệt, triết học của các nhà duy vật ra đời với những thành tựu rực rỡ đã
đem lại cho nhân loại các giá trị vô cùng to lớn về các quan điểm về thế giới
quan, nhận thức luận và cả về con người - xã hội với những ứng dụng trong thực
tiễn của nó. Trong đó, Arixtot là nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học đã
tạo nên ảnh hưởng hết sức lớn lao trong nền Văn Minh Tây Phương. Cùng với
Platon, Arixtot được coi là một trong các nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất.
Arixtot hiểu rõ toàn thể học thuật Hy Lạp của các thời đại trước, đã tóm tắt, nhận
xét và làm phát triển kiến thức của nhân loại, gây ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ
về sau.
Ngoài ra, Arixtot đã để lại cho nhân loại một di sản triết học đồ sộ được viết
bằng tiếng Hy Lạp cổ, trong đó lớn nhất là tác phẩm “siêu hình học”. Những tác
phẩm của Arixtot còn lại cho đến ngày nay có thể chia làm tám nhóm: triết học
chung, logic học, vật lý học, sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học,
chính trị và nghệ thuật học.
Trang 1
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTOT
TRONG CÁC LĨNH VỰC
1.1 Thuyết nguyên nhân – Cơ sở siêu hình học
Theo cách hiểu của Arixtot “siêu hình học” là một khoa học ít nhiều mang
tính thần thánh vì đối tượng nghiên cứu của nó là “những cái thần thánh” trong

đó có Thượng đế. Vì lí do đó, đôi khi ông gọi triết học là thần học. Nếu như các
khoa học khác nghiên cứu các sự vật của giới tự nhiên, các dạng tồn tại cụ thể
đang vận động và biến đổi không ngừng thì triết học thứ nhất nghiên cứu những
gì có tình chất vĩnh hằng trong thế giới hiện thực, vì thế nó là nền tảng của mọi
lĩnh vực thế giới quan khác của con người.
Nghiên cứu "Siêu hình học" của ông, chúng ta thấy ông coi lịch sử của tư
tưởng triết học chính là lịch sử con người đi tìm chân lý. Theo ông, tìm chân lý
trong một mối quan hệ là rất khó, nhưng trong nhiều mối quan hệ thì dễ
hơn.Việc tìm chân lý trong lịch sử xã hội không thể dựa vào một vài sự kiện, mà
cần phải có sự khảo sát công phu từ nhiều góc độ khác nhau với nhiều sự
kiện khác nhau.
Theo Arixtot tồn tại nói chung xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản là: hình
dạng, vật chất, vận động và mục đích. Bất kỳ sự vật nào cũng đều phát triển dựa
trên 4 nguyên nhân đó. Tương tự như vậy, bất kỳ sự vật nào cũng có 4 nguyên
nhân trên thì mới có thể tồn tại được.
Trong số các nguyên nhân trên của tồn tại thì nguyên nhân hình dạng là cơ
bản nhất. Nó là thực chất của tồn tại, là bản chất của sự vật. Bản thân nó đã bao
hàm cả nguyên nhân vận động và mục đích. Với việc thừa nhận nguyên nhân
mục đích trong sự phát triển của mọi vật, Arixtot đã làm cho quan niệm của ông
về tồn tại trở nên thần bí.
Như vậy, coi vận động và mục đích chỉ là những khía cạnh khác nhau của
nguyên nhân hình dạng, Arixtot đã thừa nhận học thuyết bốn nguyên nhân chỉ là
sự phát triển, cụ thể hóa quan niệm của ông về hình dạng và vật chất cũng như
Trang 2
mối quan hệ giữa chúng.
Trong hai nguyên nhân cơ bản của tồn tại – vật chất và hình dạng, thì
Arixtot coi hình dạng là nguyên nhân quan trọng hơn, có vai trò quyết định, bởi
nó là bản chất của sự vật. Xác định bản chất của sự vật ông đưa ra hai tiêu chuẩn:
Thứ nhất, bản chất phải là cái được nhận thức trong khái niệm, tức là cái
chung. Góc độ này ông hiểu bản chất của sự vật thuộc về lĩnh vực tinh thần.

Thứ hai, mỗi sự vật đều có đặc tính riêng của mình, do vậy bản chất phải
là cái riêng. Mà theo Arixtot cái riêng không thể biểu hiện được bằng khái niệm,
không đem lại cho chúng ta một tri thức đích thực nào.
Như vậy, hai tiêu chuẩn trên mâu thuẫn với nhau. Arixtốt đã ý thức được
vấn đề này và tìm cách khắc phục, xong ông đã không giải quyết được. Điều này
dẫn đến mâu thuẫn trong quan niệm về mối quan hệ giữa vật chất và hình dạng.
Một mặt, ông khẳng định mọi sự vật trong thế giới đều là sự thống nhất giữa vật
chất và hình dạng. Ví dụ: quả cầu đồng là sự thống nhất giữa vật chất – chất đồng
và hình dạng – hình cầu, hai yếu tố cùng kết hợp và chuyển hóa tạo nên quả cầu
đồng. Mặt khác, ông thùa nhận tồn tại “hình dạng thuần túy” phi vật chất hoàn
toàn thuộc về lĩnh vực tư tưởng, khẳng định có “vật chất đầu tiên” – vật chất phi
hình dạng. từ việc tách rời vật chất và hình dạng, Arixtot đã đi đến khẳng định
“hiện thực có trước mọi khởi nguyên cả về phạm trù, cả về bản chất, còn về thời
gian thì theo một nghĩa nhất định, là tồn tại trước, theo một nghĩa khác thì
không do vậy việc xác định và nhận thức (những cái trong hiện thực) cần phải
có trước nhận thức (những cái trong khả năng). Hơn nữa ông còn coi “hình dạng
thuần túy” là động cơ đầu tiên của thế giới làm cho mọi vật đều có thể vận động
được. Đó chình là thượng đế, hay trí tuệ thuần túy. Đây là điểm triết học của
Arixtot hòa nhập với thần học của ông.
Như vật, Arixtot đã có sự dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm trong quan niệm về vật chất và hình dạng. Điều này làm cho sự phê
phán của ông đối với lập trường duy tâm trong học thuyết về ý niệm không triệt
để. Ở ông – như Hêghen nhận xét: “vật chất chỉ là một nền tảng khô cứng trên đó
Trang 3
diễn ra các biến đổi, và trong những biến đổi ấy vật chất chỉ là cái chịu đựng”.
Tuy nhiên, trong sự phê phán này Arixtot đã có nhiều tư tưởng biện chứng sâu
sắc về mối quan hệ giữa vật chất và hình dạng, giữa khả năng và hiện thực, hiện
thực và cơ chất.
1.2 Thuyết vận động – Cơ sở vật lý học
Vật lý học được coi là “triết học thứ hai” (hay khoa học về giới tự nhiên)

được xây dựng trên nền tảng của “triết học thứ nhất”. Mọi sự vật trong thế giới
chúng ta, theo Arixtot đều vận động và phát triển khôn ngừng. Vì thế, nghiên
cứu vận động là điều kiện cần thiết để hiểu giới tự nhiên. Chính “sự thiếu hiểu
biết về vận dụng tất yếu sẽ kéo theo sự không hiểu biết về giới tự nhiên”. Arixtot
cho rằng giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật, quá trình luôn vận động có liên hệ
với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật chất.
Vận động không thể bị tiêu diệt và cũng không thể tách ra khỏi vật chất.
Có 6 hình thức vận động là: phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm,
di chuyển vị trí. Arixtot đã dừng lại trước quan niệm vận động tự thân của vật
chất mà thừa nhận cái hích đầu tiên của thượng đế nằm bên ngoài giới tự nhiên
là nguồn gốc thần thánh của mọi vận động xảy ra trong giới tự nhiên. Arixtot
cho rằng, vũ trụ là hữu hạn, liên tục và khép kín trong không gian nhưng vĩnh
viễn về thời gian. Vạn vật trong vũ trụ từ mặt trăng trở xuống đều được cấu
thành từ 4 yếu tố vật chất (nóng, lạnh, khô và ẩm) được đặc trưng bằng chuyển
động thẳng, mang tính cưỡng bức, dựa trên nguyên lý vật nặng rơi nhanh hơn
vật nhẹ; do vậy mà mỗi yếu tố có một xu hướng vận động riêng, chiếm giữ một
vị trí nhất định trong trật tự cấu trúc vũ trụ.
Từ những quan niệm vật lý trên, Arixtot xây dựng vũ trụ luận của mình.
Ông là người khởi xướng ra thuyết địa tâm coi trái đất là hình cầu, là trung tâm
của vũ trụ.
1.3. Nhận thức luận
Học thuyết của Arixtot về tri thức được xây dựng trên nền tảng quan niệm
về thế giới của ông. Tác phẩm “siêu hình học” của ông được mở đầu bằng luận
Trang 4
điểm “ tất cả mọi người, về bản tính đều khát vọng tới trí thức”
Lý luận nhận thức của Arixtot là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng
nhận thức luận thời cổ đại. Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con
người, ông coi quá trình nhận thức là quá trình khám phá ra chân lí đích thực về
bản chất sự vật. Ông phê phán mọi quan niệm hoài nghi luận trong nhận thức,
ông coi “ngụy biện chỉ là một sự thông thái giả hiệu”.

Arixtot đề cao vai trò của nhận thức cảm tính. Nó đem lại cho ta những
hiểu biết xác thực và sinh động về sự vật đơn nhất. Ông là người khởi xướng
nguyên lý tabula rasa (nguyên lý tấm bảng sạch) – coi linh hồn con người khi
mới sinh ra hoàn toàn không có tri thức – đối lập với tư tưởng của Platon coi
nhận thức là quá trình hồi tưởng lại. Theo Arixtot nhận thức cảm tính là giai đoạn
đầu tiên, là điểm xuất phát của mọi quá trình nhận thức.
Tiếp sau là nhận thức kinh nghiệm, theo Arixtot đó là hàng chuỗi những
liên tưởng về cùng một sự vật hay nhóm các sự vật nhất định. Và cao hơn kinh
nghiệm là nhận thức nghệ thuật mà nền tảng của nó là thực tiễn của con người.
Nó đem lại nhưng tri thức mang tính khái quát hơn so với các dạng nhận thức
trên.
Dạng nhận thức cao nhất đó là nhận thức khoa học, trong đó triết học là
tối cao. Nó là hoạt động trí tuệ đem lại cho chúng ta những tri thức lý luận có
tính khái quát cao. Dưới con mắt của Arixtot, khoa học là một hệ thống tri thức
phức tạp. Ông là người đầu tiên tìm cách phân loại các khoa học. Xuất phát từ
luận điểm “mọi sự suy diễn đều hướng tới hoặc là hoạt động, hoặc là sáng tạo,
hoặc là tự biện”.
1.4. Logic học
Arixtot được xem là ông tổ của logic học – khoa học về tư duy và các quy
luật của nó. Ông là người đầu tiên đã trình bày hoàn chỉnh và có hệ thống những
quy luật cơ bản của tư duy đúng đắn.
Những quy luật cơ bản của tư duy logic bao gồm: quy luật đồng nhất ( A
= A), quy luật cấm mâu thuẫn (A # > A) và quy luật loại trừ cái thứ ba ( hoặc A,
Trang 5
hoặc > A). Từ đây, Arixtot đã xây dựng nên tam đoạn luận nổi tiếng của mình
( nếu A thuộc B, B thuộc C, thì A thuộc C)
Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu người Nga M.M Rôdentan: "
Arixtot đã luận giải học thuyết logic của mình là học thuyết về phương pháp
nhận thức thế giới". Các phương pháp Arixtot đề cập tới trong triết học của mình
là phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp. Các phương pháp này được ông

trình bày trong mối quan hệ biện chứng, trong đó phân tích, diễn dịch được đặt
lên vị trí hàng đầu.
Arixtot là người đầu tiên đưa ra học thuyết về tam đoạn luận và suy lý.
Đây chính là cống hiến bất diệt của ông trong lịch sử phát triển logic học. "Tam
đoạn luận” là một mệnh đề mà trong đó nếu một cái nào đó được giả định, thì
một cái khác nào đó cần phải bắt nguồn từ một cái đã định, vì rằng cái đã định đó
là có". Tam đoạn luận của Arixtot được cấu thành từ ba phán đoán, trong đó hai
phán đoán là tiền đề, còn phán đoán thứ ba là kết luận
Mặc dù rất coi trọng vai trò của tam đoạn luận (hay của phương pháp diễn
dịch), song Aristotle hoàn toàn không xem nhẹ suy lý quy nạp trong quá trình
nhận thức. Theo ông, cái chung được nhận thức thông qua khái niệm, còn cái
riêng được nhận thức thông qua cảm giác. Ông đánh giá cao vai trò cửa nhận
thức cảm tính và coi đó là nguồn gốc để nhận thức cái chung
Như vậy, trong logic học của Arixtot phân tích và tổng hợp là hai phương
pháp luôn bổ sung cho nhau và không tách rời nhau. Quá trình suy lý quy nạp đi
từ cái đơn nhất đến cái chung diễn ra nhờ sự phân tích còn quá trình suy lý diễn
dịch để từ cái chung đến cái riêng diễn ra nhờ sự tổng hợp. Theo quan niệm của
Arixtot, quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp cũng như một số vận động khác
nhau của tư duy không thể tồn tại ở ngoài suy lý tam đoạn luận. Chúng luôn diễn
ra trong mới quan hệ chặt chẽ với tam đoạn luận và thông qua tam đoạn luận.
Logic học của Arixtot không chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp như vậy mà
còn bao hàm cả học thuyết của ông về các phạm trù, thể hiện như là phương pháp
luận xuyên suốt mọi lĩnh vực thế giới quan của ông. Bản thân thượng đế, dưới
Trang 6
con mắt của Arixtot là một nhà logic lý tưởng. Arixtot đã xây dựng nên hệ thống
các phạm trù như những hình thức của tư tưởng: 1) bản chất; 2) số lượng; 3) chất
lượng; 4) quan hệ; 5) vị trí; 6) thời gian; 7) tình trạng; 8) chiếm hữu; 9) hành
động; 10) chịu đựng.
Mặc dù ở một mức độ nhất đinh, Arixtot chưa thấy hết được vai trò của
quy nạp và đánh giá quá cao vai trò của diễn dịch trong nhận thức, nhưng về cơ

bản, ông đã hiểu đúng nội dung của chúng và sự thống nhất biện chứng giữa
chúng. Do vậy, trong suốt một thời gian dài từ cổ đại tới trung cổ chúng luôn
được coi trọng là những phương pháp luận vạn năng của nhận thức. Mãi tới thế
kỷ XVII - XVIII, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, nhất là các
khoa học thực nghiệm, các nhà triết học thời cận đại bắt đầu nhận thấy những
hạn chế trong các phương pháp của Arixtot và tìm cách xây dựng một lý luận
mới về phương pháp.
1.5. Nhân bản học
Nhân bản học là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong thế giới quan của
Arixtot. Ông thấy rằng: “nhận thức linh hồn con người thúc đẩy mạnh mẽ nhận
thức mọi chân lý, nhất là nhận thức giới tự nhiên”.
Arixtot cho rằng con người được cấu thành từ hình dạng và vật chất. Ông
phê phán quan niệm của Platon coi thể xác chỉ là chỗ trú tạm thời của linh hồn
bất diệt. Arixtot khẳng định sự gắn bó hữu cơ giữa chúng, mặc dù ở con người
thì linh hồn đóng vai trò chủ đạo. Ông khẳng định: “các trạng thái của linh hồn
đều có cơ sở trong vật chất”, và linh hồn là căn nguyên của sự sống.
Arixtot cho rằng tồn tại ba dạng linh hồn: 1) linh hồn thực vật với khả
năng tự nuôi dưỡng và sinh sản; 2) linh hồn động vật có khả năng cảm ứng với
môi trường xung quanh. Cả hai linh hồn này đều xếp là: “linh hồn vật lý”, chúng
gắn bó hữu cơ và bị hủy cùng thể xác; 3) linh hồn lý tính là dạng cao nhất của
linh hồn và chỉ tồn tại ở người, đó là khả năng tư duy, trí tuệ của con người.
Ở đây, Arixtot hiểu linh hồn theo nghĩa khá rộng. Nó không chỉ dừng lại ở
các khả năng suy nghĩ hay cảm nhận của con người. Trong thể xác con người có
Trang 7
đủ 3 loại linh hồn trên, khi con người chết đi linh hồn thực vật và linh hồn động
vật mất đi cùng với sự tan rã của thể xác nhưng linh hồn lý tính chứa tri thức vẫn
tồn tại bất diệt. Theo ông con người là một sinh thể có lý trí
1.6. Học thuyết chính trị - xã hội
Arixtot được xem là “người sáng lập ra khoa học chính trị” và chính trị
học – khoa học chuyên nghiên cứu về quyền lực, chính thể, tổ chức và hoạt động

của nhà nước. Ông đã dành gần hết cuộc đời mình để khảo cứu các thành bang và
Hiến pháp Athen để rút ra những kết luận khoa học mà tầm vóc của nó không chỉ
dừng lại ở đương thời.
Ông cho rằng con người là một sinh vật xã hội (động vật chính trị). Con
người chính trị tức là công dân của một nhà nước và được đặc trưng ở khả năng
lập luận có lý lẽ và hành động có hợp tác. Khả năng lập luận hợp lý cho phép con
người thể hiện được những điều mà không một con vật nào có thể làm được, nhờ
khả năng này con người có thể phân biệt được đúng - sai, thiện - ác, chính đáng –
bất chính, công bằng – bất công. Đó chính là cơ sở để con người có thể hiệp tác
và liên kết với nhau nhằm xây dựng các thể chế chính trị mà cơ bản nhất là gia
đình và các thành bang.
Dưới con mắt của Arixtot, mọi công dân có đạo đức đều có quyền cai trị.
Tuy nhiên, ông quan niệm rằng con người chính trị lý tưởng chỉ giới hạn ở những
pháp quan và những ông vua thông thái, đó là những người có phẩm chất đạo
đức ưu việt, vượt lên trên tất cả những người khác, có trí tuệ và kỹ năng lãnh đạo,
dẫn dắt đám đông quần chúng. Những người nô lệ không có chỗ đứng trong thể
chế chính trị, họ chỉ được coi là những “công cụ” và dành cho các công việc “hèn
hạ”.
Từ sự quan sát nhà nước Athens cùng với nền dân chủ của nó, Arixtot
khẳng định, thể chế chính trị là sự sắp xếp các pháp quan trong một thành bang,
hay nói cách khác thể chế là một nhà nước trong thực tế. Theo Arixtot, nhà nước
là một thực thể tự nhiên, từ các cá nhân hình thành gia đình, các gia đình liên kết
nhau lại thành làng xã, nhiều làng xã liên kết nhau lại thành các thành bang, nhà
Trang 8
nước.
Arixtot lập luận rằng, quá trình hình thành các thể chế, nhà nước là quá
trình tự nhiên và nó có quan hệ chặt chẽ với khả năng suy lý và lập luận của con
người, nhưng trên hết vẫn là khả năng và nhu cầu của con người về sự liên kết để
tập hợp sức mạnh, thể hiện tự do và khát vọng dân chủ của mình.
Tham gia vào các thể chế chính trị, tự do của con người “dường như” bị

hạn chế đi, kỳ thực không phải như vậy, đó là sự cộng đồng trách nhiệm, uỷ một
phần quyền, một phần tự do của mình để được tự do lớn hơn, có sức mạnh hơn -
tự do mang tính cộng đồng và có tổ chức, có khả năng hành động lớn hơn. Đó
chính là nhà nước và nó cũng quy định ngược lại mục tiêu của các thể chế chính
trị, nhà nước là để hiện thực hóa, bảo vệ và phát triển tự do dân chủ của con
người.
Arixtot ủng hộ nhà nước quân chủ, coi đó như là hình thức tổ chức nhà
nước thần thánh và ưu việt nhất. Ông phê phán mạnh mẽ chế độ bạo chúa, cho
rằng nó không phù hợp với bản chất của con người. Theo ông: “Mục đích của
nhà nước là cuộc sống phúc lợi bản thân nhà nước là sự giao thiệp của các gia
tộc và dân cư nhằm đạt được sự tồn tại một cách hoàn thiện và tự lập”.
1.7. Đạo đức học
Arixtot xây dựng học thuyết về đạo đức của mình dựa vào tâm lý học.
Theo ông thì linh hồn con người được chia làm ba phần: lý tính thuần túy, lý tính
thực tiễn, phần khoái lạc ham muốn. Đức hạnh theo Arixtot là đức hạnh của hành
vi đạo đức. Nó không phải được tự nhiên ban cho con người một cách tự động, tự
nhiên chỉ cho con người khả năng có đức hạnh. Sự thông thái và trí tuệ của con
người có thể có được là do học tập, còn đạo đức có được là do giáo dục. Như vậy
khác với Xôcrát quan niệm đạo đức là do bẩm sinh mà có; Arixtot cho rằng đức
hạnh của con người là kết quả của sự giáo dục. Ngoài ra Arixtot còn xem xét đạo
đức không chỉ ở hành vi con người mà căn cứ cả vào quyền của nó nữa. Con
người chỉ có thể được coi là có đầy đủ đức hạnh nếu anh ta cố gắng vương tới sự
thông thái – có nghĩa là trở thành nhà triết học. Và theo Arixtot thì đức hạnh là
Trang 9
khoảng giữa thông thái của hai thái cực.
Arixtot có khuynh hướng đặt đạo đức học phải phục vụ pháp luật, đặt cơ
sở đạo đức học cho pháp luật. Với mục đích này, ông coi các quy phạm pháp luật
là “công lý”. Hành động một cách công bằng – tức là hành động theo pháp luật.
Theo Arixtot, công lý còn là “sự thật”.
1.8. Thẩm mỹ học và những tư tưởng kinh tế học của Arixtốt

Nghệ thuật được coi là toàn bộ hoạt động vật chất của con người và sản
phẩm của nó. “nghệ thuật nói, Arixtot nhấn mạnh – trong một số trường hợp
hoàn thành những cái mà giới tự nhiên không thể làm được, trong một số trường
hợp khác, mô phỏng”. Ông đặc biệt nhấn mạnh chức năng mô phỏng theo giới tự
nhiên của nghệ thuật. Theo ông, nghệ thuật phát minh do nhu cầu của con người
muốn diễn tả những cảm nghĩ, cảm giác của mình. Trong bản chất, nghệ thuật là
một sự bắt chước và phản ánh thiên nhiên giống như cái kiến thu hình ảnh của
tạo vật. Nghệ thuật cao cả nhất vừa đánh động lý trí vừa đánh động tình cảm, tạo
nên một khoái cảm cao cả nhất cho con người
Trong số các dạng nghệ thuật Arixtot đặc biệt đề cao thơ ca, coi đó là
ngôn ngữ nói chung. Nó bao hàm cả sử thi hài kịch, bi kịch mỗi dạng nghệ thuật
có một dạng và tính chất mô phỏng khác nhau.
Arixtot có những quan điểm kinh tế học rất sâu sắc. C.Mác dã gọi ông là
nhà nghiên cứu vĩ đại, lần đầu tiên trong lịch sử đã hiểu được hình thức giá trị
của trao đổi. Arixtot cũng đã nghiên cứu những hiện tượng của đời sống xã hội
như: phân công lao động, hàng hóa, trao đổi, phân phối ông cũng đã tìm ra mối
liên hệ giữa trao đổi với phân công lao động, sự phân ra gia đình nguyên thủy
thành những gia đình nhỏ. Khi nghiên cứu trao đổi, Arixtot đã tiếp cận đến hai
hình thức sở hữu: tự nhiên và không tự nhiên; đồng thời cũng đoàn ra một cách
tài tình tính hai mặt của giá trị tư tưởng độc quyền và giá cả độc quyền cũng đã
xuất hiện trong học thuyết về kinh tế của ông.
Trang 10
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TƯ TƯỞNG CỦA
ARIXTOT
2.1. Giá trị:
2.1.1 Giá trị tư tưởng của Arixtot đối với nhân loại
Arixtot trở thành người đầu tiên tổng kết và hệ thống hóa tư
tưởng triết học trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại theo nghĩa rộng, còn theo
nghĩa hẹp, Arixtot là người đầu tiên phân loại tri thức khoa học, mặc dù đó mới
chỉ là ban đầu, còn rấtsơ khai.

Arixtot là người đại diện cho điểm khởi đầu với tư cách là người sáng lập
ratriết học, mặc dù đó chỉ là sự mở đầu với nội dung chưa thật rõ ràng và
hìnhthức còn rất sơ khai.
Arixtot là người đầu tiên đã đưa ra một hệ thống các phạm trù. Đây là
điểm khởi đầu cho tất cả các học thuyết tiếp theo về phạm trù. Nó chiếm một vị
trí rất quan trọng trong lịch sử triết học và ngày nay nhiều phạm trù của
nó vẫn còn giữ nguyên giá trị bởi vì đó là những phạm trù cơ bản nhất trong tư
duy của nhân loại.
Công lao của Arixtot còn là tìm ra một phương pháp mới: phương pháp
thống nhất logic lịch sử trong nghiên cứu lịch sử triết học. Arixtot không chỉ
nghiên cứu những quy luật logic của tư duy con người, mà còn xác lập
phong cách khoa học để xem xét các vấn đề triết học.
Ông còn phê phán những quan niệm sai lầm trong học thuyết “con số” của
pitago, chống lại sự đồng nhất giữa cái tồn tại và cái không tồn tại của pắcmênít,
học thuyết “ý niệm” của Platông.
2.1.2 Đóng góp đối với Logic học
Vượt lên những người đương thời, Arixtot đã sử dụng phương pháp logic
để diễn đạt quan điểm của mình.
Có thể nói, trên cơ sở phân tích các học thuyết khác nhau trong lịch sử
triếthọc Hy Lạp cổ đại, Arixtot đã hình thành nên phương pháp logic - lịch sử, từ
Trang 11
đó đưa ra nguyên tắc nhất nguyên luận trong nghiên cứu lịch sử triết học.
Ông còn có nhiều tư tưởng biện chứng sâu sắc về mối quan hệ
giữa vật chất và hình dạng, khả năng và hiện thực, thực thể và chất…; coi các sự
vật đang tồn tại và bản chất được cấu thành từ các mặt đối lập.
Lênin đã coi logic của Arixtot là nhu cầu, sự cố gắng tìm tòi, là sự
đến gần với logic của Heghen. Arixtot là người ở bất cứ nơi nào, cứ mỗi bước,
đều đặt ra chính vấn đề phép biện chứng.
2.1.3 Những đóng góp đối với giáo dục
Người ta đã biết rõ về Arixtot với tư cách nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời

cổ đại, khối óc bách khoa nhất trong số các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người
đặt nền móng cho logic học. Nhưng có lẽ còn ít người biết về ông với tư cách
nhà giáo dục, người mà cách đây hơn hai nghìn năm, trong các tác phẩm Về giáo
dục, Chính trị học và Đạo đức học đã đưa ra những quan điểm hết sức sâu sắc
về vai trò, mục đích của giáo dục, về hệ thống giáo dục và sư phạm học
Tư tưởng giáo dục của ông có nhiều tiến bộ, hệ thống giáo dục hướng tới
là 1 nền giáo dục thường trực, thường xuyên, liên tục, bao trùm và kéo dài suốt
đời người.
Đối với Arixtot, giáo dục là công việc của nhà nước. Các trường học phải
là trường công lập. Cũng như Platon, Arixtot đã đi trước thời đại trong việc xây
dựng hệ thống giáo dục công lập mà ngày nay, chúng ta vẫn đang thực hiện. Việc
thiết lập một sự giảng dạy công cộng là một sự dân chủ hoá của giáo dục. Giáo
dục nhất thiết phải là thông nhất và đồng nhất cho mọi người
Tóm lại, theo Arixtot, do bản chất của mình, con người vốn đã có những
năng khiếu đặc biệt, nhưng chỉ có thể bằng giáo dục thì con người mới học được
cách làm người, mới trở thành con người thực thụ, con người hoàn thiện. Tất cả
các hoạt động nghệ thuật, các hoạt động giáo dục đều hướng đến mục tiêu khắc
phục những nhược điểm của con người. Chính thông qua giáo dục mà nền văn
hoá của nhân loại được tạo dựng.
2.1.4 Đóng góp đối với nhà thờ
Trang 12
Đối với giai cấp thống trị và nhà thờ, những học thuyết của ông được
nhiều học giả thời đó tin tưởng, tôn sùng. Một mặt củng cố quyền lực của giai
cấp thống trị, mặc khác họ kết hợp các học thuyết của ông với học thuyết cơ đốc
giáo thành hệ thống triết học kinh viện (scholastism). Triết học Arixtot trở thành
triết học chính thức của nhà thờ thiên chúa Roma. Một số khám phá khoa học
vào thời Trung cổ và thời Phục hưng bị chỉ trích đơn giản chỉ vì chúng không
được tìm thấy trong các thuyết của Arixtot.
2.2. Hạn chế:
Do hạn chế lịch sử, việc phân loại các khoa học ở Arixtốt mang nặng tính

thơ ngây và cảm tính. Vì thế không nhìn thấy mối liên hệ giữa các dạng khoa
học, coi thường khoa học thực tiễn, đề cao các khoa học tư biện. nhưng công lao
của Arixtốt là ở chỗ ông là người đầu tiên khởi xướng vấn đề phân loại các khoa
học – điều vô cùng cần thiết trong sự phát triển của nhận thức con người.
Những nhận xét của Arixtot về thiên nhiên chứa rất nhiều sai lầm nghiêm
trọng. Ông thường để cho các tư tưởng siêu hình ảnh hưởng đến các nhận xét
khoa học
Công trình nghiên cứu về đạo đức học của Arixtot bị ảnh hưởng quá nhiều
của luận lý học. Kết quả là một công trình quá khô khan không đủ sức thúc đẩy
con người tự cải thiện.
Triết học Arixtot thể hiện thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô
thống trị, coi thường giá trị của tầng lớp nô lệ
Sai lầm có tính chất duy tâm của Arixtốt ở đây là thần thánh hóa nhận
thức lý tính, coi nó như là chức năng của linh hồn, của thượng đế.
Từ chỗ chưa hiểu đúng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, vật chất
và hình dạng, Arixtot chưa hoàn toàn thoát khỏi lập trường duy tâm trong quan
niệm về vật chất và tinh thần.
Vật lý học và vũ trụ học của Arixtot có nhiều tư tưởng duy tâm, coi trái
đất là hình cầu, là trung tâm của vũ trụ, vũ trụ là hữu hạn và khép kín về không
gian và vĩnh viễn về thời gian
Trang 13
Học thuyết của Arixtot về các phạm trù còn mang tính trực quan và cảm
tính, số lượng các phạm trù được ông xem xét còn rất hạn chế. Các quan
niệm của ông không nhất quán, giao động giữa lập trường duy vật và duy tâm
Trang 14
Lời kết
Arixtot là nhà bách khoa toàn thư, nhà triết học vĩ đại nhất thời Hy Lạp –
La Mã. Hêghen đã nhận xét về những tác phẩm của ông: “bao chứa toàn bộ các
quan niệm của con người, trí tuệ của Arixtốt đề cập đến mọi mặt và mọi lĩnh vực
của thế giới hiện thực”. Mặc dù các quan niệm của ông không nhất quán, dao

động giữa lập trường duy vật và duy tâm, nhưng ông đã là người đặt nền móng
cho triết học châu Âu và thế giới, đồng thời còn là người mở ra hướng nghiên
cứu cho một loạt các khoa học xã hội và nhân văn chuyên ngành như: chinh trị
học, kinh tế học, đạo đức học, thẩm mỹ học, tâm lý học và đặc biệt là khoa lôgic
học hình thức cho đến ngày nay và sau này vẫn còn nguyên giá trị.
C.Mác đánh giá: “tư tưởng sâu sắc của Arixtot vạch ra những vấn đề trừu
tượng tế nhị nhất một cách đáng ngạc nhiên. Ông giống như người đi tìm kho
vàng, dù cho kho tài liệu sống bị chôn vùi bất cứ ở đâu dưới bụi rậm trong khe
núi, thì cái gậy hóa phép của Arixtot nhất định chỉ đúng vào nó”
Trang 15
Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Văn Mưa – Đại cương về lịch sử triết học – Trường Đại học kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh – 2010
2. Judy Groves. Rupert Woodfin - Nhập Môn Aristotle – Nhà xuất bản trẻ
Tp.HCM 2008
3. Samuel Enoch Stumpf – Nhập môn triết học phương tây – Nhà xuất bản
tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh -2004
4. Will Durant – Câu chuyện triết học – Nhà xuất bản văn hóa thông tin
Tp.HCM – 2008
Các bài viết trên các trang web:
5. />%20VNU/NGUYENLYCOBANCUACHUNGHIAMAC-LENIN/Chuong
%20II/Chuong%20II.pdf
6.
7.
8. />option=com_content&view=article&id=535:tac-phm-o-c-hc-nicomachean-ca-
aristotle&Itemid=5
9. />%C3%A0-Tri%E1%BA%BFt-H%E1%BB%8Dc-Gi%C3%A1o-D%E1%BB
%A5c-Khoa-H%E1%BB%8Dc-(384-322-TCN-)
10. />param=14DEaWQ9Mjg4NzEmZ3JvdXBpZD0xNiZraW5kPSZrZXl3b3JkPQ==
&page=1

11. />thong-pham-tru-trong-triet-hoc-arixtot.html
12.
13.
Trang 16
14.
Trang 17

×