Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT NHỮNG GÍA TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.13 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
~~~~~~~~ooo~~~~~~~~
ĐỀ TÀI:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT
NHỮNG GÍA TRỊ VÀ HẠN CHẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
1
SVTH : Phạm Xuân Hùng
Lớp : Đêm 5
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
MỤC LỤC
Trang
Lời Mở Đầu 1
Chương 1: Những Tư Tưởng Triết Học Của Arixtốt
1.1 Thuyết nguyên nhân- Cơ sở của siêu hình học 2
1.2 Vật lý học 3
1.3 Nhận thức luận 4
1.4 Logic học 4
1.5 Nhân bản học 5
1.6 Đạo đức học 5
1.7 Học thuyết chính trị- xã hội 6
1.8 Thẩm mỹ học và những tư tưởng về kinh tế học 7
Chương 2: Những Giá Trị và Hạn Chế Của Tư Tưởng Triết Học Arixtốt
2.1 Những giá trị tư tưởng triết học Arixtốt 8
2.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Arixtốt 11
Kết luận 13
Danh mục tài liệu tham khảo 14

2
LỜI MỞ ĐẦU


Trong lịch sử triết học nhân loại, triết học Tây Phương là một nền triết học
được hình thành từ rất sớm tại đất nước Hy Lạp cổ đại. Trải qua biết bao nhiêu thế kỷ
nhưng nền triết học phương Tây vẫn sừng sững trước mọi sóng gió và giá trị mãi cho
đến ngày hôm nay. Đây là nền tảng của triết học nhân loại. Trong thời vàng son của
triết học Hy Lạp cổ đại, Arixtốt là một nhà triết gia nổi tiếng với nhiều công trình
nghiên cứu đồ sộ và có nhiều nét nổi bất nhất. Arixtốt không hăng hái như Platon cũng
không có tư tưởng độc đáo về trí tưởng tượng cao siêu như Platon mà hoàn toàn chất
phác và rõ ràng. Khi đi vào tìm hiểu những tư tưởng của ông ta thấy rằng nó như là
một dòng suối mát làm dịu cơn nóng bức của mùa hè, xua tan mụ mị của đời người.
Arixtốt là một nhà triết gia được các nhà trí thức đánh giá là một trong số
những con người siêu việt và vĩ đại nhất. Chỉ trong một thời gian ngắn ông đã có
những công trình nghiên cứu giá trị để đời như: vật lý học, siêu hình học, đạo đức học,
tâm lý học…. Toàn bộ tư tưởng triết học của ông nhằm để giải thích những câu hỏi
của cuộc đời như: cuộc đời lý tưởng phải thế nào? Cái gì là mục đích tối thượng của
cuộc đời? Đạo đức là gì? Làm thế nào để tìm thấy hạnh phúc?…
Lấy cảm hứng từ quyển sách Câu Chuyện Triết Học của tác giả Will Durant và
dựa vào ý tưởng của giáo trình Đại Cương Về Lịch Sử Triết Học do Tiến sỹ Bùi Văn
Mưa chủ biên cùng những tài liệu, bài viết được đăng tải trên mạng, tôi muốn trình
bày những cống hiến to lớn mà triết gia Arixtốt đem đến cho nhân loại đồng thời nêu
ra những nhận định cá nhân về giá trị và hạn chế trong tư tưởng của ông. Có thể nói
cho đến nay, những tư tưởng của Arixtốt vẫn còn sức ảnh hưởng đối với nhân loại dủ
đã trải qua gần 2000 năm lịch sử. Với phần trình bày của mình tôi hy vọng sẽ đóng
góp một phần nhỏ trong việc gìn giữ những giá trị tri thức nhân loại để từ đó các thế
hệ sau sẽ tiếp tục gây dựng và phát triển tri thức nhân loại ngày một thăng hoa.
1
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT
TRONG CÁC LĨNH VỰC
1.1 Thuyết nguyên nhân – Cơ sở siêu hình học
Trong khi các khoa học khác đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Các nguyên lý và
nguyên nhân đầu tiên của các sự vật như thế nào và tại sao?” thì Siêu hình học của

Arixtốt lại quan tâm đến vấn đề “tồn tại nghĩa là gì” Theo Arixtốt vấn đề chính của
Siêu Hình Học là nghiên cứu cái hiện hữu cùng các “nguyên lý’ và “nguyên nhân” của
nó. Mọi tồn tại đều là một cá thể và có một bản chất xác định.
Học thuyết 4 nguyên nhân của Arixtốt là một khung rộng lớn để giải thích toàn
diện về bất cứ sự vật hay mọi sự vật. Theo Arixtốt, bất kỳ sự vật nào cũng đều tồn tại
và phát triển dựa trên 4 nguyên nhân cơ bản là: vật chất (vật liệu), hình thức (hình
dạng), vận động (thao tác) và mục đích (cứu cánh). Tương tự như vậy, bất kỳ sự vật
nào cũng có 4 nguyên nhân trên thì mới có thể tồn tại được. Về bất cứ sự vật nào,
Arixtốt nói, chúng ta có thể hỏi 4 câu hỏi sau, (1) Nó là gì? (2) Nó được làm bằng gì?
(3) Nó được làm ra bởi cái gì? (4) Nó được làm bởi mục đích gì? Ví dụ:
• (1) "Con người được cấu tạo bởi cái gì?" - Trả lời: bởi thịt da và những thứ đại
loại như thế (nghĩa là nguyên nhân về vật chất)
• (2) "Hình thức hoặc bản chất?" - Trả lời: một sinh vật sống có 2 chân có khả
năng lý luận (nghĩa là nguyên nhân về hình thức)
• (3) "Cái gì tạo ra con người?" - Trả lời: người cha (theo thuyết sinh vật học của
Arixtốt) (nghĩa là nguyên nhân về năng lực/khả năng);
• (4) “Con người được tạo ra để làm gì?” - Trả lời: để thực hiện các chức năng
của 1 con người (sát nghĩa là 'để sống 1 cuộc sống hài hòa với lẽ phải, sống hợp
lý') (nghĩa là nguyên nhân về kết quả).
Trong số các nguyên nhân trên của tồn tại thì nguyên nhân hình dạng là cơ bản
nhất và có vai trò quyết định bởi vì nếu không có hình thức thì vật chất chì là khả năng
thụ động chứ không phải là hiện thực. Nó là thực chất của tồn tại, là bản chất của sự
2
vật. Bản thân nó đã bao hàm cả nguyên nhân vận động và mục đích. Nhờ tính tích cực
của hình thức mà mọi sự vật vận động được, còn vận động của sự vật là một quá trình
khách quan diễn ra theo những trình tự xếp đặt trước, tức là có sự sắp đặt của Thượng
Đế.
Như vậy, coi vận động và mục đích chỉ là những khía cạnh khác nhau của của
nguyên nhân hình dạng, Arixtốt đã thừa nhận học thuyết bốn nguyên nhân chỉ là sự
phát triển, cụ thể hóa quan niệm của ông về hình dạng và vật chất cũng như mối quan

hệ giữa chúng.
1.2 Thuyết vận động – Cơ sở vật lý học
Một trong những vấn đề quan trọng của Triết học phải được xem xét và giải
quyết là vấn đề vận động. Quan niệm vận động được Arixtốt đề cập cả trong Siêu hình
học và Vật lý học. Ông khẳng định không thể hiểu thế giới tự nhiên nếu không bắt đầu
từ sự vận động, và mọi sự vận động đều mang tính mục đích, đều được sắp xếp ngay
từ ban đầu. Theo ông, mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều vận động và phát triển
không ngừng. Vận động là sự biến đổi nói chung nhưng sự biến đổi đó không thể chỉ
dừng lại ở biến đổi về mặt vị trí trong không gian. Có sáu hình thức vận động là phát
sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm, di chuyển vi trí. Arixtốt đã dừng lại
trước quan niệm vận động tự thân của vật chất mà thừa nhận cái hích đầu tiên của
Thượng Đế nằm bên ngoài giới tự nhiên là nguồn gốc thần thánh của mọi vận động
xảy ra trong giới tự nhiên.
Từ những quan niệm vật lý trên, Arixtốt xây dựng vũ trụ luận của mình. Ông là
người khởi xướng ra thuyết địa tâm coi trái đất là hình cầu, là trung tâm của vũ trụ.
Đối với ông Vũ trụ là hữu hạn và khép kín về không gian và vĩnh viễn về thời gian.
Ông còn quan niệm có một loại nguyện tử thứ 5 mang đầy chất linh thiêng được ông
gọi là ê-te cùng kết hợp với 4 hành chất: đất, nước, lửa và không khí cùng cấu tạo nên
sự vật.
3
1.3 Nhận thức luận
Lý luận nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng nhận
thức luận thời cổ đại. Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người, ông coi
quá trình nhận thức là quá trình khám phá ra chân lí đích thực về bản chất sự vật.
Arixtốt đề cao vai trò của nhận thức cảm tính. Nó đem lại cho ta những hiểu biết xác
thực và sinh động về sự vật đơn nhất. Ông là người khởi xướng nguyên lý tabula rasa
(nguyên lý tấm bảng sạch) – coi linh hồn con người khi mới sinh ra hoàn toàn không
có tri thức – đối lập với tư tưởng của Platon coi nhận thức là quá trình hồi tưởng lại.
Theo Arixtốt nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên, là điểm xuất phát của mọi quá
trình nhận thức. Dạng nhận thức cao nhất đó là nhận thức khoa học, trong đó triết học

là tối cao. Nó là hoạt động trí tuệ đem lại cho chúng ta những tri thức lý luận có tính
khái quát cao.
1.4 Logic học
Arixtốt được xem là người khai sáng của lôgic học, bộ môn khoa học nghiên
cứu về tư duy và các quy luật của nó. Ông đã khám phá ra các quy luật cơ bản của tư
duy logic như quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ 3.
Ông là người đầu tiên đã trình bày hoàn chỉnh và có hệ thống những quy luật cơ bản
của tư duy đúng đắn.
Những quy luật cơ bản của tư duy lôgic bao gồm: quy luật đồng nhất, quy luật
cấm mâu thuẫn và quy luật loại trừ cái thứ ba. Từ đó, Arixtốt đã xây dựng nên tam
đoạn luận nổi tiếng của mình (nếu A thuộc B, B thuộc C, thì A thuộc C)
Ví dụ: Tất cả mọi người đều phải chết
Xôcrát là người
Xôcrát cũng phải chết
Ngoài ra Arixtốt còn xây dựng lý thuyết chứng minh, đồng thời phân tích các
lỗi lôgic mà mọi người hay mắc phải. Và khẳng định rằng mọi lỗi lôgic là do mọi
người vận dụng sai tam đoạn luận và các quy luật lôgic.
4
Lôgic học của Arixtốt không chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp như vậy mà còn
bao hàm cả học thuyết của ông về các phạm trù, thể hiện như là phương pháp luận
xuyên suốt mọi lĩnh vực thế giới quan của ông. Arixtốt đã xây dựng nên hệ thống các
phạm trù như những hình thức của tư tưởng: 1) bản chất; 2) số lượng; 3) chất lượng; 4)
quan hệ; 5) vị trí; 6) thời gian; 7) tình trạng; 8) chiếm hữu; 9) hành động; 10) chịu
đựng. Do rất quan tâm đến sự chặt chẽ của hệ thống lý luận và ‘thích thú với cắt nghĩa
chứng minh”, Arixtốt đã khai triển về cách suy luận diễn dịch và hình thành nên học
thuyết Tam đoạn luận.
1.5 Nhân bản học
Arixtốt cho rằng con người được cấu thành từ hình dạng và vật chất. Ông phủ
nhận quan điểm của Platon coi thể xác chỉ là chỗ trú tạm thời của linh hồn bất diệt.
Arixtốt dựa vào thuyết nguyên nhân khẳng định sự gắn bó hữu cơ giữa linh hồn và thể

xác, mặc dù ở con người thì linh hồn đóng vai trò chủ đạo. Ông khẳng định: “các trạng
thái của linh hồn đều có cơ sở trong vật chất”, và linh hồn là căn nguyên của sự sống.
Theo Arixtốt, tùy theo cấp độ tồn tại ba dạng linh hồn: 1) linh hồn thực vật khả
tử thực hiện chức năng nuôi dưỡng và sinh sản; 2) linh hồn động vật khả tử thực hiện
chức năng cảm ứng với môi trường xung quanh. Cả hai linh hồn này đều xếp là: “linh
hồn vật lý”, chúng gắn bó hữu cơ và bị hủy cùng thể xác; 3) linh hồn lý tính (một bộ
phận linh hồn con người) bất tử là dạng cao nhất của linh hồn và chỉ tồn tại ở người,
thực hiện chức năng hoạt động nhận thức, tư duy. Trong thể xác con người có đủ 3
loại linh hồn trên
1.6 Học thuyết chính trị - xã hội
Arixtốt coi chính trị học là sự khai triển đạo đức học vào trong đời sống xã hội.
Ông vận dụng thuyết trung dung để xây dựng lý luận về nhà nước. Theo ông, con
người là một động vật chính trị, bản tính của nó là sống cộng đồng. Hình thức tổ chức
cuộc sống cộng đồng đó trong một thể chế nhất định được gọi là nhà nước. Nhà nước
đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mỗi gia đình, mỗi con người trong xã hội.
5
Chỉ có động vật thuần túy hay Thượng Đế mới tồn tại bên ngoài nhà nước. Arixtốt lấy
thể chế chính trị dựa trên ba phương diện: lập pháp, hành chính và phân xử.
Trong các hình thức nhà nước, Arixtốt ủng hộ chế độ quân chủ, theo ông đó là
nhà nước ưu việt nhất. Ngược lại ông lên án nhà nước của bạo chúa là nhà nước trái
với bản chất của con người. Với Arixtốt, xét đoán một nhà nước không phải ở hệ
thống tổ chức của nó mà ở những phúc lợi mà nó mang lại cho toàn thể xã hội. Bởi thế
bản thân Aristtotle ông vẫn thích chế độ cộng hòa quí tộc hơn. Trong chế độ quí tộc,
việc cai trị do một nhóm người có trình độ, tài năng và của cải khiến họ có trách nhiệm
và năng lực lãnh đạo hơn.
1.7 Đạo đức học
Arixtốt coi đạo đức học là sự mở rộng nhận thức vào lĩnh vực hành vi con
người. Arixtốt cho rằng: ngu dốt, sai lầm là nguồn gốc của cái ác; lý trí và lẽ phải của
đời thường là cơ sở của điều thiện, là nền tảng của phẩm hạnh của con người.
Giống như ở Siêu hình học. Arixtốt thể hiện sự bất đồng quan điểm của mình với

Plato. Ông nhấn mạnh con người là một sinh vật như mọi sự vật khác trong thiên nhiên
chứ không phải thần thánh, nó có bản năng sống của nó, có một “mục đích” đặt trưng
phải đạt tới hay một chức năng phải hoàn thành, vì vậy hạnh phúc của nó ở ngay trần
gian này chứ không phải ở một thế giới vĩnh viễn, siêu cảm đầy thần bí như của Plato.
Đạo đức là cái vốn có của con người, trong đó quan trong nhất là phẩm hạnh.
Phẩm hạnh của mỗi con người được biểu hiện trong quan niệm và thái độ đối với hạnh
phúc cũng như những hành động trong điều kiện không có sự giám sát của người khác,
Arixtốt chia phẩm hạnh ra làm hai loại:
1) Phẩm hạnh lý tính: Có được nhờ vào việc hiểu thấu và làm theo chân lý,
chúng phát sinh và tăng trưởng nhờ dạy dỗ và học tập. Người có phẩm hạnh trí tuệ là
người có tri thức kinh nghiệm, định hướng và làm chủ được trong đời sống của mình.
2) Phẩm hạnh luân lý: Phẩm hạnh có được do thói quen làm theo lẽ phải đời
thường. Mọi phẩm hạnh luân lý phải được học và thực hành, và chúng trở thành đức
6
hạnh qua hành động. Con người cảm thấy khoái lạc khi bản thân sống có đức hạnh, khi
mình làm điều thiện một cách tự nhiên.
Đời sống đạo đức, hạnh phúc của con người không nằm trong thế giới ý niệm
trên trời mà nằm trong thế giới hiện thực dưới đất, nơi trần gian; đồng thời chúng phụ
thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu của từng người trong cộng đồng xã hội.
1.8 Thẩm mỹ học và những tư tưởng kinh tế học của Arixtốt
Vượt qua những bậc thầy tiền bối của mình về mặt nghiên cứu thế giới nghệ
thuật, ông đã bước qua ngưỡng cửa của thế giới đầy nhạy cảm này và khai sinh ra một
bộ môn khoa học mới, đó là Thẩm Mỹ Học (Aesthetics). Nghệ thuật được coi là toàn
bộ hoạt động vật chất của con người và sản phẩm của nó. Arixtốt đặc biệt nhấn mạnh
chức năng mô phỏng theo giới tự nhiên của nghệ thuật. Trong số các dạng nghệ thuật
Arixtốt đặc biệt đề cao thơ ca, coi đó là ngôn ngữ nói chung. Nó bao hàm cả sử thi hài
kịch, bi kịch mỗi dạng nghệ thuật có một dạng và tính chất mô phỏng khác nhau.
Về Kinh Tế Học, Arixtốt có những quan điểm kinh tế học rất sâu sắc. C.Mác đã
gọi ông là nhà nghiên cứu vĩ đại, lần đầu tiên trong lịch sử đã hiểu được hình thức giá
trị của trao đổi. Arixtốt cũng đã nghiên cứu những hiện tượng của đời sống xã hội như:

phân công lao động, hàng hóa, trao đổi, phân phối ông cũng đã tìm ra mối liên hệ
giữa trao đổi với phân công lao động, sự phân ra gia đình nguyên thủy thành những gia
đình nhỏ. Khi nghiên cứu trao đổi, Arixtốt đã tiếp cận đến hai hình thức sở hữu: tự
nhiên và không tự nhiên; đồng thời cũng đoàn ra một cách tài tình tính hai mặt của giá
trị tư tưởng độc quyền và giá cả độc quyền cũng đã xuất hiện trong học thuyết về
kinh tế của ông.
7
CHƯƠNG II: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC ARIXTỐT
2.1 Giá Trị Tư Tưởng Arixtốt
Được xem là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của triết học Hy lạp cổ đại, Arixtốt đã để
lại cho nhân loại một di sản triết học đồ sộ đầy giá trị. Ảnh hưởng của các ý tưởng, học
thuyết và triết học của nhà Đại Hiền Triết Arixtốt đã tỏa rộng, thấm nhập vào ngôn
ngữ Khoa Học và Triết Học của nhân loại, giúp ích vào công cuộc tìm hiểu kiến thức
và lương tri.
Năm 325, Arixtốt mở trường Lyceum tại Athens. Ðược Alexander Ðại đế hỗ
trợ, ông lập thảo cầm viên đầu tiên của loài người để làm cơ sở học hỏi. Công trình
của Arixtốt mà hậu thế có được, phần nhiều là những bài giảng của ông do môn đệ ghi
chép và đích thân ông duyệt lại. Tới thế kỷ thứ nhất TCN, chúng lại được biên tập
thêm lần nữa. Trong số đó, chủ yếu là Organum, gồm 6 luận văn về luận lý
học; Physics (vật lý học); Metaphysics (siêu hình học); De Anima (bàn về loài
vật); Nichomachean Ethics và Eudemian (đạo đức học); Rhetoric (khoa hùng biện); và
một chuỗi các tác phẩm về sinh học cùng vật lý học. Tới thế kỷ 19, còn tìm được
cuốn Constitution of Athens (Hiến pháp Athens), trong đó ông tường trình về chính
quyền của thành quốc Athens.
Sau năm 460 SCN, cùng với sự suy tàn của đế quốc La Mã, tác phẩm của
Arixtốt bị thất lạc ở phương Tây. Mãi tới thế kỷ 9, ông mới được học giả A Rập giới
thiệu với người Is-lam, và thần học, triết học, khoa học tự nhiên của người Hồi giáo
đều mang sắc thái Arixtốt. Thông qua các học giả Hồi giáo và Do Thái giáo, tư tưởng
của Arixtốt được dẫn nhập trở lại phương Tây trên một qui mô lớn. Người ta phát hiện

ở ngay trong những phần còn lại không trọn vẹn của công trình Arixtốt sự phi thường
về hạng mục, tính độc đáo, tính hệ thống hóa đồng nhất của nó.
Các tác phẩm của Arixtốt từ lúc đó trở thành nền móng cho triết học kinh viện
trung cổ; ảnh hưởng lên phần lớn thần học Công giáo La Mã qua Thomas Aquinas, lên
8
triết học Hồi giáo qua Averroes; và quả thật lên toàn bộ truyền thống khoa học và trí
thức phương Tây. Dante Alighieri, nhà thơ bậc nhất của thời Trung Cổ, đã gọi Arixtốt
là “Bậc Thầy của những người hiểu biết”.
Lý thuyết về ngành Động Vật Học của Arixtốt đã không thay đổi và được giảng
dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh
Charles Darwin đề cập tới Thuyết Tiến Hóa vào thế kỷ 19. Học thuyết của Arixtốt
cũng giữ một vai trò quan trọng trong bộ môn Thần Học và trước thế kỷ 20, môn
Logic được coi là của Arixtốt. Mặc dù hệ thống logic học của Arixtốt chưa thực sự
hoàn hảo nhưng chúng ta có thể nói không có một logic nào hơn logic của ông ở thời
cổ đại. đây chính là cống hiến to lớn của Arixtốt cho sự phát triển của tư duy nhân
loại. Giá trị ở chỗ Arixtốt đã phát minh một môn học mới, hoàn toàn không dựa vào
các tác phẩm từ trước để lại. Lối suy luận của người Hy Lạp trước thời Arixtốt không
được minh bạch, chính Arixtốt đã chấn chỉnh tình trạng này bằng cách đặt ra những
quy luật cho sự suy luận. Từ đây, Arixtốt đã khai triển về cách suy luận diễn dịch và
hình thành nên học thuyết Tam đoạn luận nổi tiếng.
Đối với Arixtốt “Thầy đã quý nhưng chân lý còn quý hơn”. Ông mạnh mẽ phê
phán học thuyết duy tâm của người thầy Platon về các ý niệm. Ông nhận thấy học
thuyết của Platon có nhiều mâu thuẫn về mặt logic. Một mặt, Platon phân biệt giữa các
ý niệm, cho rằng các ý niệm chung nhất là thực thể, bản chất các ý niệm mang tính đặc
thù hơn. Như vậy sẽ dẫn đến một nghịch lý là: các ý niệm vừa là thực thể vừa không là
thực thể. Mặt khác Platon vừa khẳng định các ý niệm hoàn toàn tách biệt với các sự
vật cảm tính, đồng thời lại cho rằng các sự vật đó là cái bóng của ý niệm, là bản sao
của chúng. Như vậy là thừa nhận sự vật và khái niệm cũng có điểm tương đồng nhất
định. Arixtốt không chấp nhận điều đó. Từ việc phê phán học thuyết của Platon về các
ý niệm, Arixtốt đi đến xây dựng hệ thống triết học của mình trên cơ sở tiếp thu những

điểm hợp lý trong thế giới quan của Platon, đồng thời khắc phục những hạn chế của
nó.
Với khối óc của mình, Arixtốt đã cống hiến cho nhân loại cả một kho tàng kiến
thức, có thể xem như một bộ bách khoa của Hy Lạp thời bấy giờ. Những tác phảm của
9
Arixtốt lên đến hàng trăm cuốn. Có những người bảo 400 cuốn, có những người bảo
1000 cuốn. Những cuốn còn lại đến đời nay chỉ là một số nhỏ nhưng cũng có thể lập
thành một tủ sách. Trước hết là những tác phẩm về luận lý dạy các cách xếp đặt và
phân loại các ý nghĩ. Rồi đến các tác phẩm khoa học như Vật lý học, Thiên văn học,
Khí tượng học, Vạn vật học và những sách nói về sự phát triển và suy tàn về linh hồn,
về cơ thể sinh vật, về cử động và về sự sinh đẻ. Loại thứ ba là những sách dạy về cách
viết văn và làm thơ. Loại thứ tư là những sách về triết lý như Đạo đức học, Chính trị
học và Siêu hình học. Toàn thể các tác phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hy
Lạp nhưng khác với bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra.
Công trình của Arixtốt xứng đáng được so sánh với công trình của Alexandre.
2.2 Hạn Chế Của Tư Tưởng Arixtốt
Là một vĩ nhân về tư tưởng, Arixtốt là người khai sáng cho khoa học mở đường
cho những tư duy mới. Tuy nhiên, do những hạn chế của lịch sử và do chính ông là
nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô quý tộc nên về mặt triết học, ông có sự do dự giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Coi giới tự nhiên là sự thống nhất giữa hình
dạng và vật chất, nhưng do sự chưa triệt để duy vật trong quan niệm về vật chất và
hình hạng nên Arixtốt thừa nhận tồn tại “hình dạng của hình dạng” như là động cơ đầu
tiên. Nó tồn tại bên ngoài thế giới và đóng vai trò như cái hích đầu tiên làm cho mọi
vật vận động. Arixtốt đã có sự dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
trong quan niệm về vật chất và hình dạng. Điều này làm cho sự phê phán của ông đối
với lập trường duy tâm trong học thuyết về ý niệm không triệt để.
Về mặt chính trị thì ông chỉ bảo vệ lợi ích cho tầng lớp chủ nô trung lưu. Ông
không chập nhận nguyên tắc bình đẳng trong chế độ dân chủ. Ông cho rằng mọi người
có thể bình đẳng trên một vài phương diện nhưng không thể bình đằng trên tất cả mọi
phương diện. Ông sợ rằng trong chế độ dân chủ, các phần tử sáng suốt sẽ bị hy sinh

cho quyền lợi của đa số. Ông còn sợ rằng một thiểu số sẽ nấp sau đa số mà thao túng
chính trường. Vì lẽ đó ông vẫn chủ trương rằng chỉ nên trao quyền đầu phiếu cho
những người sáng suốt. Ông muốn có một sự dung hòa giữ hai chế độ dân chủ và quý
10
tộc. Với những quan niệm này chứng tỏ Arixtốt đã nhận thấy sự ảnh hưởng của ngoại
cảnh tác động đến việc hình thành đạo đức và nhân cách của con người. Mặc dù vậy,
khi đứng trên lập trường giai cấp, Arixtốt đã không coi nô lệ là người và ông khẳng
định đạo đức của họ không giống với đạo đức của chủ nô. Đây chính là điểm bất hợp
lý trong quan niệm đạo đức của Arixtốt.
Những nhận xét của Arixtốt về thiên nhiên và xã hội chứa rất nhiều sai lầm
quan trọng. Ông thường để cho các tư tưởng siêu hình ảnh hưởng đến các nhận xét
khoa học. Nếu chúng ta bắt đầu bằng cách khảo sát một tác phẩm của Arixtốt nhan đề
là Vật lý học, chúng ta sẽ bị thất vọng. Sự thật là trong cuốn vật lý học ấy chỉ trình bày
những khái niệm siêu hình về vật chất, sự chuyển động, không gian, thời gian, nguyên
lý , và những khái niệm tương tự. Một đoạn đặc sắc trong tác phẩm trên là đoạn công
kích khái niệm chân không của một học giả đương thời. Arixtốt cho rằng trong vũ trụ
không làm gì có chân không. Ngày nay thuyết của Arixtốt đã bị khoa học chứng minh
là sai, nhưng chính nhờ sự công kích mà chúng ta biết được một thuyết khoa học có
giá trị. Về khoa Thiên văn, Arixtốt không tiến bộ hơn các học giả đương thời là bao.
Ông công kích thuyết của Pythagore cho rằng mặt trời là trung tâm điểm của thái
dương hệ, ông muốn dành vinh dự ấy cho trái đất.
Aristốt không chủ trương thuyết tiến hóa. Ông đả kích thuyết cho rắng các sinh
vật đấu tranh để sống và chỉ những sinh vật nào thích hợp nhất mới được tồn tại. Ông
cũng phủ nhận thuyết cho rằng còn người trở nên thông minh nhờ dùng hai tay để làm
việc thay vì để di chuyển. Ông nói rằng cần phải suy nghĩ ngược lại nghĩa là con người
biết dùng hai tay để làm việc vì đã trở nên thông minh. Vì các phương tiện nghiên cứu
và quan sát trong lãnh vực này còn thiếu sót nên Arixtốt có nhiều nhầm lẫn: Ông
không biết gì về sự hiện hữu của các bắp thịt trong cơ thể, ông không phân biệt được
động mạch và tĩnh mạch, ông tưởng tượng rằng khối óc dùng để làm cho máu trở nên
lạnh, ông tin rằng đàn ông có nhiều mành xương sọ hơn đàn bà, ông tin rằng người ta

chỉ có 8 cặp xương sườn và đàn bà có ít hơn đàn ông.
Arixtốt quan niệm rằng có một Thiên Chúa. Ông đi từ quan niệm vận động
trong vũ trụ: mọi vật trong vũ trụ đều cử động xoay vần mãi mãi, nguyên do sự cử
11
động ấy là ở đâu? Arixtốt cho rằng nguyên do ấy là ở Thiên Chúa, đó là vị chúa tể đã
làm cho các tinh tú và hành tinh trong vũ trụ hoặc các yếu tố nhỏ hơn được xoay vần
cử động theo một định luật bất dịch. Theo Arixtốt thì Thiên Chúa không tạo nên vũ
trụ, ngài chỉ làm cho vũ trụ cử động. Như vậy Vật lý học của Arixtốt cũng chỉ là sự
trộn hoà giữa duy tâm và duy vật
Công trình nghiên cứu của Arixtốt về đạo đức học bị ảnh hưởng quá nhiều của
logic học. Kết quả là công trình của ông không đủ sức thúc đẩy con người tự cải thiện
vì quá khô khan
12
KẾT LUẬN
Tư tưởng thuần túy của Arixtốt vạch ra những vấn đề trừu tượng tế nhị nhất
một cách thật đáng ngạc nhiên. Mọi tư tưởng triết học đều được ông khai thông và
những kho tàng tư tưởng dù ở lĩnh vực nào cũng được ông nghiên cứu. V.Gátpi - nhà
nghiên cứu lịch sử triết học cổ đại nổi tiếng, trong "Arixtốt - nhà lịch sử triết học" đã
khẳng định Arixtốt là nhà triết học lớn nhất, có bộ óc bách khoa của triết học Hy Lạp
cổ đại, là người đầu tiên không chỉ đặt nền móng vững chắc cho lâu đài triết học, logic
học và khoa học hiện đại, mà còn là người đầu tiên đặt nền móng cho lịch sử triết học.
Nói một cách khác, bắt đầu từ Arixtốt, lịch sử triết học mới ra đời và phát triển.
Không chỉ thế, những tác phẩm đạo đức của ông cũng được mọi người xem
trọng và được nhiều thế hệ sinh viên xem như kinh tụng. Sự cống hiến của ông cho
lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại đã làm cho mọi người phải thừa nhận rằng ông là người
đã nêu cao ngọn đuốc văn minh cho nhân loại. Ông đã đặt nền móng cho tư tưởng
vững chắc và giúp cho thế hệ tương lai dựa vào. Mặt khác ông đã phát triển sự nghiên
cứu sưu tầm hầu mạnh tiến trên con đường tầm chân lý. Chính vì vậy, những nền văn
minh kế tiếp đều chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học của ông, những tác phẩm của ông
đã được sử dụng trong suốt quá trình tiến triển của nhân loại và cho dù có trải qua mấy

chục thế kỷ nhưng vẫn không bị lu mờ bởi những tiến bộ khoa học hiện đại.
Tuy nhiên do hạn chế của lịch sử trong thời đại lúc bấy giờ (thời đại chủ nô),
trong khi đó ông lại là nhà tư tưởng giai cấp chủ Hy Lạp nên về mặt triết học Arixtốt
lẫn lộn giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm, cho đến tư tưởng chính trị của ông cũng
thiên về bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu giai cấp chủ nô khinh miệt giai cấp nô lệ.
Cho dù bị hạn chế trong tưởng của lịch sử nhưng Arixtốt vẫn là một nhà triết gia vĩ đại
của lịch sử. Hiểu được tư tưởng Arixtốt sẽ giúp ta tiếp cận gần hơn với nền tri thức
Phương Tây cổ đại để từ đó có những góc nhìn khoa học về sự vật cũng như thế giới.
Đây chính là những đặc điểm nổi bật chính yếu nhất của triết gia Arixtốt thời cổ đại.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bùi Văn Mưa chủ biên, Triết học phần I Đại cương về lịch sử triết học
2) Bùi Văn Mưa, Triết học và Bức tranh Vật lý học về thế giới, Nxb Đại học quốc gia
TP HCM 2011
3) Will Durant, Trí Hải và Bửu Đích dịch, Câu chuyện triết học
4) Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Nxb Tổng Hợp Tp.HCM, 2006
5) SAMUEL ENOCH STUMPF, Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy (dịch), Lịch Sử Triết
Học và Các Luận Đề, Nxb Lao Động, 2006.
6) BRYAN AGEE, Huỳnh Phan Anh-Mai Sơn (d ịch), Câu Chuyện Triết Học, Nxb
Thống Kê - Hà Nội, 2003.
7) Aristotle Và Những Cống Hiến Cho Triết Học Phương Tây Thời Cổ Đại, truy cập
ngày 10/01/2012 tại />8) Chính trị luận – Aristote, truy cập ngày 12/1/2012 tại />9) Aristotle, truy cập ngày 12/1/2012 tại
/>14

×