Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 122 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THỦY






HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI
VỀ VÕ TƢỚNG DƢƠNG TỰ MINH
Ở THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN









Thi Nguyên, năm 2013




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THỦY




HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI
VỀ VÕ TƢỚNG DƢƠNG TỰ MINH
Ở THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam
Mã số: 60220121


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hằng Phƣơng




Thi Nguyên, năm 2013





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ
nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 4 năm 2013
Tc giả Luận văn



Nguyễn Thị Phƣơng thuỷ



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Hằng Phƣơng đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ
văn, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân, các anh
các chị bạn đọc đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013.
Tác giả:


Nguyễn Thị Phương Thuỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3.1. Mục đích nghiên cứu 6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn 8
7. Cấu trúc của luận văn 9
NỘI DUNG 10
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG, CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 10
1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa, truyền thống lịch sử ở
Thái Nguyên 10
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 10
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 12
1.1.3. Đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử 14
1.2. Truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 17
1.2.1. Truyền thuyết 17
1.2.1.1. Khái niệm truyền thuyết 17
1.2.1.2. Truyền thuyết về Dương Tự Minh trong hệ thống truyền thuyết ở
Thái Nguyên 19
1.2.2. Lễ hội 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.2.2.1. Khái niệm lễ hội. 22
1.2.2.2. Hệ thống lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 23
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ THI PHÁP CỦA TRUYỀN THUYẾT VỀ
DƢƠNG TỰ MINH Ở THÁI NGUYÊN 27
2.1. Nội dung truyền thuyết về Dương Tự Minh 27
2.1.1. Phản ánh một cách cụ thể thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc 27
2.1.2. Thể hiện tấm lòng kính yêu của người dân với vị anh hùng dân tộc 33

2.2. Một số yếu tố thi pháp 40
2.2.1. Nghệ thuật kết cấu 40
2.2.2. Hình tượng nhân vật 42
2.2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật 47
Chƣơng 3. LỄ HỘI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT
VỚI LỄ HỘI VỀ DƢƠNG TỰ MINH Ở THÁI NGUYÊN 51
3.1. Lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 51
3.1.1. Lễ hội đền Đuổm 51
3.1.2. Lễ hội chùa Phố Hương 57
3.1.3. Lễ hội đền Lục Giáp 60
3.1.4. Lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối 64
3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 71
3.2.1. Vài nét về mối quan hệ giữa Folkore và thực tiễn 71
3.2.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh 74
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, là mảnh
đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời. Nơi đây mảnh đất địa
linh đã sinh thành nên biết bao bậc danh tướng. Thế nhưng, để trở thành một
hình tượng đi vào đời sống văn học, văn hóa dân gian như võ tướng Dương
Tự Minh không phải là trường hợp phổ biến. Điều đó cho thấy, danh nhân
Dương Tự Minh là một hiện tượng mang dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn

hóa Việt Nam.
Dương Tự Minh sinh ra và lớn lên trên quê hương Thái Nguyên. Giặc
phương Bắc xâm lược, vốn có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, Dương
Tự Minh đã góp sức mình cùng dân tộc đánh giặc, lập nên những chiến công
vang dậy. Công lao và đức độ của ông được nhân dân ghi nhớ, truyền tụng thể
hiện qua việc lập đền thờ tưởng nhớ ông ở các huyện, thành trong tỉnh Thái
Nguyên. Hàng năm, nhân dân Thái Nguyên tổ chức lễ hội để ghi nhớ những
chiến công cùng đức độ của ông, nhắc nhở các thế hệ con cháu lòng biết ơn,
tiếp nối truyền thống của cha ông. Câu chuyện về con người này trong tiềm
thức của nhân dân trở thành người anh hùng có công trong việc đánh đuổi
giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước, đem lại cuộc sống yên bình cho
nhân dân. Việc lập đền thờ cùng với tổ chức lễ hội khiến cho câu chuyện đã
trở thành truyền thuyết phong phú thêm tính địa phương về người anh hùng,
những nhân vật lịch sử trong kho tàng văn học dân gian của tỉnh Thái Nguyên
nói riêng và kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam nói chung. Việc
đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu truyền thuyết về người anh hùng dân tộc Dương
Tự Minh và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên cho ta thấy được vị trí
của Người trong tâm thức đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, đưa tâm
hồn mỗi con người hướng về dân tộc với tâm niệm “uống nước nhớ nguồn”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, văn hóa phương Tây ngày
càng thâm nhập sâu vào trong đời sống văn hóa của con người. Mọi người bị
cuốn theo làn sóng đó và ít chú ý đến giá trị văn hóa truyền thống. Trước thực
trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách chú trọng tới sự
phát triển của văn hóa, văn học dân tộc theo hướng vừa hiện đại, vừa đậm đà
bản sắc dân tộc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII có viết:
“Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, ta phải
đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh

hoa của các dân tộc trên thế giới, đấu tranh chống lại sự xâm nhập của nền
văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, bất chấp đạo lý, coi
thường các giá trị nhân văn”[9, tr.1]. Hưởng ứng chủ trương chính sách đó,
mỗi người dân Việt Nam đã và đang tích cực khôi phục, bảo tồn và phát triển
vốn văn hóa, văn học dân gian của dân tộc.
Do vậy, nghiên cứu truyền thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại
xâm kết hợp với việc tìm hiểu lễ hội để tưởng niệm họ là công việc vừa có ý
nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn bản chất
của thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian Việt Nam.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đưa thêm nhiều tác phẩm dân
gian vào giảng dạy ở nhà trường nhằm mục tiêu đổi mới chương trình dạy
học, đòi hỏi mỗi chúng ta cần có sự hiểu biết nhất định về văn học, văn hóa
dân gian của đất nước. Việc nghiên cứu hệ thống truyền thuyết về Dương Tự
Minh ở Thái Nguyên sẽ đóng góp cho việc giảng dạy một số vấn đề văn học
tự chọn có kết quả cao.
Tính đến nay số lượng nghiên cứu, sưu tầm truyền thuyết đã có khá
nhiều và cũng có những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mảng truyền thuyết địa
phương vẫn còn ít được quan tâm. Trong tình hình chung ấy, truyền thuyết và
lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên cho đến nay vẫn chưa có nhà
nghiên cứu nào có công trình khảo cứu một cách có hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3. Là người con của mảnh đất Thái Nguyên và xuất phát từ tình yêu
văn học dân gian, tôi muốn đi sâu tìm hiểu để có cái nhìn cụ thể, hệ thống về
chuỗi truyền thuyết Dương Tự Minh và mối quan hệ giữa nó với lễ hội về
Dương Tự Minh ở Thái Nguyên. Đề tài được mở rộng về phạm vi và khơi sâu
về nội dung thi pháp sẽ cho ta thấy rõ hơn mối quan hệ giữa truyền thuyết và
lễ hội, cũng như giá trị văn học dân gian trong đời sống nhân dân Thái
Nguyên nói riêng, trong đời sống của con người Việt Nam nói chung.

Từ những lý do trên, người viết với đề tài Hệ thống truyền thuyết và lễ
hội về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên mong muốn được góp sức
mình vào việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc dân tộc. Tìm hiểu truyền thuyết và
lễ hội về người anh hùng Dương Tự Minh giúp chúng ta thêm một lần nữa
hiểu sâu về văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng của dân
tộc, vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một hiện tượng văn hoá.
Việc nghiên cứu về truyền thuyết Dương Tự Minh cùng với các lễ hội
về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên là cơ hội để người viết tích lũy kiến thức
về kho tàng truyền thuyết, từ đó bồi đắp cho học sinh lòng tự hào về truyền
thống quý báu của dân tộc, khơi dậy trong các em ý thức về việc gìn giữ, bảo
tồn và phát huy văn hoá dân tộc.
Trên đây là tất cả những lý do khiến người viết chọn đề tài Hệ thống
truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên.
2. Lịch sử vấn đề
Năm 1971, công trình Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại
hình tự sự dân gian Việt Nam tập trung những bài nghiên cứu về truyền
thuyết đã xuất bản. Các tác giả Nguyễn Ngọc Côn, Tầm Vu, Phan Trần,
Đinh Gia Khánh và Kiều Thu Hoạch đã có những đóng góp lớn trong đó
đáng chú ý là Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến của tác
giả Kiều Thu Hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngay từ khi nhà nước phong kiến được hình thành, các trí thức phong kiến đã
chú ý đến việc sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết như Trần Thế Pháp trong
Lĩnh nam chích quái, Lê Văn Hưu trong Việt điện u linh, Nguyễn Dữ thể
hiện trong Truyền kỳ mạn lục Các tác giả đã dày công biên soạn lại nhiều
truyền thuyết, khảo sát về các mặt địa lý, kinh tế, văn hóa dân tộc. Song các
tác phẩm trên mới bắt đầu là ghi chép truyền thuyết còn văn hóa văn nghệ dân
tộc thiểu số của địa phương thì chưa được chú ý.

Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã khám phá ra những vấn đề của
truyền thuyết và sinh hoạt lễ hội. Họ đã dày công sưu tầm, nghiên cứu và lý
giải nó với nhiều tâm huyết.
Khi nghiên cứu văn bản dân tộc học ngôn ngữ, Bronisolap Malinopsoki
đã tuyên bố lý thuyết về việc sưu tầm văn bản trong ngữ cảnh. Quan niệm
Folklore của ông khiến nhiều người theo trường phái chức năng chấp nhận
phương pháp tiếp nhận văn hóa dân gian trong ngữ cảnh, và có ngữ cảnh nào
tuyệt vời hơn môi trường của lễ hội.
Trong cuốn sách Thông báo văn hóa dân gian của Viện khoa học xã hội
Việt Nam - Viện nghiên cứu văn hóa, các tác giả đã đề cập đến mối quan hệ
giữa văn hóa dân gian với lễ hội và với đời sống hiện đại. Trong các bài viết,
nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu khá sâu sắc về nguồn ngữ văn dân gian nói
chung (các thể loại và vấn đề lý luận), lễ hội phong tục, nghệ thuật và ẩm thực
dân gian. Mối quan hệ giữa truyền thuyết với đời sống hiện đại và lễ hội cũng
được nói đến trong bài của tác giả Trần Thị An, Nguyễn Quang Khải. [29, tr.6]
Tuy các bài viết không đề cập đến truyền thuyết về Dương Tự Minh
nhưng chúng giúp cho chúng tôi có cái nhìn hệ thống về truyền thuyết Dương
Tự Minh trong thời hiện đại.
Khái quát lịch sử nghiên cứu truyền thuyết về Dương Tự Minh và lễ
hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên, chúng tôi thống kê được một số công
trình nghiên cứu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các bộ chính sử của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô
Sĩ Liên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sư quán triều
Nguyễn, Việt Sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng…đều chép truyện
thủ lĩnh Dương Tự Minh”[14, tr.163]. Nhưng các tác giả mới chỉ nghiên cứu
Dương Tự Minh ở góc độ lịch sử mà chưa đi sâu tìm hiểu các truyền thuyết
về ông.

Ngô Đức Thọ trong Từ điển di tích lịch sử văn hóa Việt Nam [40] đã
giải thích về nguồn gốc của các đền, chùa trên địa bàn cả nước trong đó có
Thái Nguyên. Tuy nhiên, những chú thích của ông còn ngắn gọn chưa có
được sự chi tiết, tỉ mỉ.
Còn trong Núi Đuổm và Dương Tự Minh [13], các tác giả đã giới
thiệu tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến lớn lao của Người cho
dân tộc và có đề cập đến một vài truyền thuyết về võ tướng. Nhưng các truyền
thuyết đó còn ít và chưa khái quát được nội dung của chuỗi truyền thuyết về
Dương Tự Minh.
Hiện nay, trong kho sách nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm
còn bảo lưu được hàng chục văn bản ghi chép về con người Dương Tự Minh.
Trong đó, hai tác phẩm Thiên Nam minh giám [14, tr166] và Việt sử diễn
âm [14, tr167] đã giới thiệu về Dương Tự Minh qua hai truyền thuyết dân
gian là Chiếc áo tàng hình và Sự tích bàn cờ tiên. Tuy nhiên, hai tác phẩm
trên mới chỉ dừng lại ở việc giải thích thân thế mà chưa làm nổi rõ được cuộc
đời và những cống hiến của ông cho dân tộc.
Tập hợp nhiều bài viết và công trình có giá trị nhất về võ tướng Dương
Tự Minh phải kể đến cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học Dương Tự Minh danh
nhân lịch sử dân tộc [14]. Cuốn sách này tổng hợp nhiều bài nghiên cứu
chuyên luận của các giáo sư, các nhà văn hóa đầu ngành như GS Đinh Xuân
Lâm, PGS - TS Nguyễn Tá Nhí, … nghiên cứu rất nhiều mặt về văn hóa triều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Lý trong đó có đề cập đến vấn đề của võ tướng Dương Tự Minh - một thành
tựu đặc sắc của văn hóa dân gian triều Lý. Đặc biệt, chúng ta phải kể đến bài
viết Di tích và lễ hội về Dương Tự Minh của tác giả Nguyễn Đình Hưng. Bài
viết đã cung cấp cho độc giả những hiểu biết khái quát về các di tích và lễ hội
liên quan đến võ tướng Dương Tự Minh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy
nhiên, tác giả mới chỉ nhìn nhận vấn đề ở góc độ khái quát chưa có sự phân

tích đi sâu vào một di tích cụ thể.
Các tác giả trong cuốn Thống kê lễ hội Việt Nam [27] đã hệ thống và
miêu tả sơ lược lại những lễ hội trên địa bàn cả nước. Họ đã có công sưu tầm,
ghi chép những khía cạnh khác nhau của văn hóa dân gian Thái Nguyên.
Song các nhà sưu tầm mới chỉ nhìn nhận vấn đề ở góc độ văn hóa mà chưa
chỉ ra được mối quan hệ gắn bó giữa truyền thuyết Dương Tự Minh và các lễ
hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên.
Từ thực tế nghiên cứu trên, chúng ta có thể nhận thấy vấn đề về truyền
thuyết Dương Tự Minh chưa từng được nghiên cứu một cách có hệ thống.
Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trên là tiền đề khoa học quý báu, là
gợi mở tích cực cho chúng tôi thực hiện luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích chính là thực hành khoa học, vận dụng lý thuyết chuyên
ngành vào nghiên cứu: Hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương
Tự Minh ở Thái Nguyên.
- Tìm ra mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội nơi đây, từ đó đi đến
cái nhìn khái quát về mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội, giữa hai lĩnh
vực văn học và văn hóa. Trên cơ sở đó, khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa của
việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn kho tàng truyền thuyết của địa phương nói
riêng và của cả nước nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài làm
nền tảng cho nghiên cứu (cơ sở tự nhiên, văn hóa, xã hội, các khái niệm…)
- Trên cơ sở đó tìm hiểu hệ thống các truyền thuyết về võ tướng Dương
Tự Minh và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các truyền thuyết dân gian về võ tướng Dương Tự Minh trên địa bàn
huyện Phú Lương, thành Phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình
thuộc tỉnh Thái Nguyên.
- Do đặc điểm của truyền thuyết về người anh hùng chống xâm lược là
thường gắn liền với các mùa và nghi lễ tế thần ở đình, đền, miếu… nên người
viết đồng thời khảo tả lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên trong mối
quan hệ với các truyền thuyết.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu:
+ Hệ thống truyền thuyết về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên, lễ
hội Dương Tự Minh ở Thái Nguyên, mối quan hệ giữa chúng.
+ Luận văn tìm hiểu, phân tích, đánh giá các giá trị tư tưởng thẩm mỹ
của những truyền thuyết về Dương Tự Minh dưới góc độ khoa học văn học
dân gian trên hai phương diện: giá trị tư tưởng qua nội dung phản ánh và hình
thức nghệ thuật qua các mô típ cơ bản. Để làm được điều này, theo đặc trưng
thể loại truyền thuyết luận văn khảo tả chi tiết các lễ hội tưởng niệm Dương
Tự Minh ở 4 huyện, thành trong tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
+ Tư liệu đã xuất bản đưa vào sử dụng như: Kỷ yếu hội thảo khoa học
Dương Tự Minh danh nhân lịch sử (Nxb Thái Nguyên - 2003 ), Núi Đuổm
và Dương Tự Minh (Nxb Thái Nguyên - 2001)…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

+ Tư liệu lưu truyền trong đời sống dân gian: Truyền thuyết về võ
tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên do tác giả sưu tầm.
5. Phƣơng php nghiên cứu
Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những thế mạnh và hạn chế, để
đạt được kết quả cao nhất trong việc nghiên cứu, chúng tôi kết hợp sử dụng

nhiều phương pháp, các phương pháp cơ bản là:
- Phương pháp thống kê: Tập hợp và thống kê các tư liệu có liên quan
đến truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Vận dụng phương pháp này để làm
rõ một số vấn đề trong đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tiếp cận đối tượng khoa học một
cách cụ thể, chi tiết, sau đó đảm bảo vấn đề được đánh giá một cách toàn vẹn.
- Phương pháp điền dã: Chúng tôi tiến hành điền dã trên địa bàn huyện
Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình. Chúng
tôi tham quan các di tích lịch sử có liên quan đến Dương Tự Minh. Gặp gỡ,
trao đổi với những cán bộ văn hóa, cán bộ quản lý di tích lịch sử, những
người dân địa phương ở các địa bàn trên.
- Phương pháp liên ngành: Đề tài này chúng tôi đã vận dụng những tri
thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, dân tộc, tín ngưỡng…để lí
giải một số vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi phát phiếu điều tra, phỏng
vấn, lấy ý kiến nhiều nhóm đối tượng trên địa bàn huyện Phú Lương, thành phố
Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn khảo sát và ghi lại thành văn những truyền thuyết về Dương
Tự Minh đã và đang được lưu truyền ở bốn địa bàn trong tỉnh Thái Nguyên:
huyện Phú Lương, thành phố thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Phân tích, đánh giá những giá trị nội dung và nghệ thuật của chuỗi
truyền thuyết về võ tướng Dương Tự Minh dưới góc độ khoa học nghiên cứu
của văn học dân gian.
- Khảo tả lễ hội Dương Tự Minh ở Thái Nguyên, góp phần nâng cao ý
thức bảo lưu, gìn giữ vốn văn hóa văn học dân gian trong xã hội hiện đại.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được trình
bày trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung, cơ sở nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Nội dung và thi pháp của truyền thuyết về Dương Tự Minh
ở Thái Nguyên.
Chương 3: Lễ hội và mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về
Dương Tự Minh ở Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG, CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa, truyền thống lịch sử ở
Thái Nguyên
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sự tồn tại và phát triển của con người. Cũng chính nhờ vào hoàn cảnh tự nhiên
mà các giá trị văn hóa, văn học mới nảy sinh, tồn tại và phát triển.
“Thời Lý (1010 – 1225), miền đất Thái Nguyên là châu Thái Nguyên có
từ thời Tiền Lê. Đó là vùng đất rộng lớn bao gồm: Thái Nguyên, Bắc Kạn và
một phần Cao Bằng ngày nay” [14,tr.93] được xem là “phiên dậu thứ hai về
phương Bắc”.
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của nước ta, có nhiều
điều kiện để phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…trong chiến lược
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội chung của cả nước. Miền đất này có tài
nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Về tài
nguyên du lịch thiên nhiên, Thái Nguyên có một hệ thống di sản thiên nhiên

hết sức đa dạng, đặc biệt là các cảnh quan tự nhiên, hệ thống sinh thái sông,
hồ, hệ sinh thái rừng, núi, đồi Các điểm du lịch danh thắng hồ Núi Cốc,
hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, thác Khuôn Tát, Khu căn cứ ATK Định
Hóa (đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt), hồ Suối Lạnh, hồ Trại Gạo,
hồ Bảo Linh… Về tài nguyên du lịch nhân văn, Thái Nguyên có hàng trăm di
sản vật thể và phi vật thể, trong đó có 132 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh đã được xếp hạng (39 di tích cấp quốc gia; 93 di tích cấp tỉnh, trên
tổng số gần 800 di tích của tỉnh). Nói đến Thái Nguyên người dân cả nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

không thể không nhắc đến những huyện thành trong tỉnh với những nét đẹp
văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng.
Huyện Phú Lương chính là một huyện lỵ nhỏ của châu Thái Nguyên
thời Lý. Huyện Phú Lương xưa phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Nam và Đông
Nam giáp trung tâm phủ Phú Lương thời Lý. Nơi đây là một vùng có nhiều
khoáng sản, nổi tiếng nhất là vàng và bạc. Núi rừng Phú Lương bao quanh ba
mặt như những bức tường thành chở che, vun đắp cho một thung lũng lớn.
Nhận xét về Phú Lương, có người cho rằng ở vùng ấy, đất thì đỏ, dính,
ruộng thì vào hạng hạ, có quế, nhung, sâm và da thú, có bạc, đồng, chì vàng…
Trên vùng đất giàu tiềm năng đó, những sông Đu, Sông Công và những con
đường do các thế hệ xưa đã mở là những huyết mạch giao thông để nối liền
Phú Lương với cả vùng Việt Bắc rộng lớn.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
của tỉnh thái Nguyên.Thành phố mang những nét chung của khí hậu vùng
Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng ấm của
tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn. Thành phố có nguồn tài nguyên thiên
nhiên đa dạng và phong phú gồm: Tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên
khoáng sản. Đất nơi đây thích hợp với trồng rừng và trồng cây lương thực: lúa
nước, ngô, đậu… Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông Cầu và sông

Công chảy qua, cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng
khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm
trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng
Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng
than rất lớn. Trung Thành là một phường thuộc thành Phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên, phường lần lượt tiếp giáp với các phường: Hương Sơn, Tân
Thành, Tích Lương và Phú Xá. Nơi đây là vùng đất văn hóa, vùng đất tâm
linh của người dân Thái Nguyên, nơi có chùa Trấn Nam, một di tích nổi tiếng
của vùng đất Thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía Nam tỉnh Thái Nguyên,
phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), phía Bắc, Tây Bắc giáp
thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã Sông Công tỉnh Thái
Nguyên. Phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang)
và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên). Phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố
Hà Nội). Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Phổ Yên có hai
con sông chính chảy qua: sông Cầu, sông Công. Đặc điểm nổi bật của huyện
Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy
dọc từ Nam đến Bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội.
Phú Bình, một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, nơi hội tụ
những nét đẹp văn hóa nông nghiệp, với nhiều khu di tích lịch sử nổi tiếng
khắp vùng miền như: khu di tích đền chùa Cầu Muối, chùa Úc Kỳ, chùa Hộ
Lệnh …Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, huyện Phú
Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía Bắc, giáp thành phố Thái Nguyên và huyện
Phổ Yên về phía Tây. Phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang.Với vị trí
địa lý thuận lợi, Phú Bình có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và thị trường
với các địa phương khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Tân Thành là một xã
thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm ở phía Đông

Bắc của huyện và thuộc khu vực trung du. Trên địa bàn Tân Thành có tổ hợp
đình - đền - chùa Cầu Muối, nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân ở khắp
vùng miền.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của vùng
Việt Bắc. Thái Nguyên là đầu mối giao thông trực tiếp với Thủ Đô Hà Nội, có
đường sắt, đường sông, quốc lộ số 3 chạy qua. Nơi đây là một trong ba trung
tâm giáo dục, đào tạo lớn trong cả nước sau Hà Nội và TP.HCM. Thái
Nguyên còn là cửa ngõ đi các tỉnh phía bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Thái Nguyên có các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

khu công nghiệp nổi tiếng như: khu công nghiệp Gang Thép, khu công nghiệp
Sông Công…
Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp,
hàng năm đón một lượng khách du lịch đông đảo. Người dân cả nước còn biết
đến Thái Nguyên bởi đặc sản chè Tân Cương nổi tiếng. Hiện nay vùng chè
đặc sản Tân Cương được thành phố quy hoạch thành cụm làng nghề và trở
thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế góp phần phát
huy, tôn vinh các giá trị truyền thống của dân tộc.
Vào thế kỷ XII, trên địa bàn huyện Phú Lương ngày nay là địa bàn cư
trú của người Tày - Nùng, người Việt và một số dân tộc anh em khác (Sán
dìu, Hmông, Sán chay, Hoa, Dao). Những tộc người đó đã cộng cư trên đất
này và để lại những dấu ấn lịch sử không phai mờ trong việc chung sức,
chung lòng xây dựng phủ Phú Lương giàu mạnh. Suốt cuộc đời mình Dương
Tự Minh luôn coi việc chăm lo đến đời sống của nhân dân, quan tâm đến
nguyện vọng của nhân dân, giữ gìn cho bờ cõi được yên ổn là trách nhiệm
hàng đầu của người thủ lĩnh . Dưới thời nhà Lý với sự lãnh đạo của ông với
sự lãnh đạo của ông, nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương đã có một cuộc

sống ấm no đầy đủ. Với số lượng đền thờ nhiều hơn cả, chúng ta dễ dàng
nhận thấy rằng Dương Tự Minh là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong tâm
thức dân gian của đồng bào các dân tộc Phú Lương nói riêng, của nhân dân
tỉnh Thái Nguyên nói chung
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo
dục, khoa học kĩ thuật, y tế du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên. Phường
Trung Thành trực thuộc thành phố Thái Nguyên. Phường có hai tuyến đường
chính của thành phố chạy qua thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội.
Phường tập trung phát triển kinh doanh cơ sở hạ tầng. Phường là trung tâm
buôn bán của khu vực phía Nam có chợ Dốc Hanh nổi tiếng. Nơi đây còn tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

trung nhiều trường học của khu vực phía Nam. Đời sống kinh tế phát triển tốt
là điều kiện để phường chú trọng, quan tâm tới việc nâng cấp cơ sở kiến trúc
hạ tầng để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra
quy mô, tốt đẹp. Trên địa bàn phường Trung Thành có di tích chùa Phố
Hương, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương và khắp
vùng miền trong cả nước.
Huyện Phổ Yên là một trọng điểm phát triển kinh tế, xã hội khu vực
phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Đặc điểm nổi bật của huyện Phổ Yên là có
đường quốc lộ số 3 và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ Nam lên
Bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế, xã hội. Huyện có hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội đáp ứng tốt nhu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Phú Bình vùng đất nông nghiệp với thế mạnh là trồng lúa và chăn nuôi
gia súc, gia cầm. Về khoáng sản, Phú Bình có nguồn đá, cát sỏi sông Cầu đáp
ứng cho nhu cầu xây dựng.
Một thế mạnh nữa của Phú Bình là người dân địa phương có truyền
thống cách mạng, yêu nước, cần cù lao động và ham học hỏi. Nhân dân Phú

Bình luôn một lòng theo Đảng, nhờ vậy đây là địa phương luôn giữ vững ổn
định chính trị, kinh tế xã hội.
1.1.3. Đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử
Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa gắn với
phát triển du lịch, Thái Nguyên cũng rất chú trọng đến việc bảo tồn, phục
dựng các giá trị văn hóa phi vật thể, tạo điều kiện để tổ chức các lễ hội dân
gian, tín ngưỡng truyền thống trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh, nhằm tạo
điều kiện giao lưu văn hóa dân tộc các vùng miền, góp phần giới thiệu những
nét văn hóa đặc sắc của mỗi địa phương, mỗi dân tộc để phát triển văn hóa du

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

lịch ở địa phương. Nhiều loại hình và sản phẩm di sản văn hóa phi vật thể
được phục dựng, bảo tồn như: Rối Tày Thẩm Rộc, múa Tắc Xình, hát Nôm cổ
truyền dân tộc Sán Chay, hát Ví vùng ven sông Cầu, lễ cấp sắc dân tộc Dao,
lễ hội Lồng Tồng- Định Hóa, Oóc Pò dân tộc Nùng. Các làng nghề truyền
thống đó được sưu tầm, xây dựng sản phẩm dưới dạng tư liệu hóa.
Thái Nguyên mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống lịch sử lâu
đời. Lịch sử dân tộc đã khắc ghi chiến thắng của quân dân Đại Việt do thái úy
Lý Thường Kiệt chỉ huy đập tan quân xâm lược của nhà Tống năm 1076 trên
sông Như Nguyệt (sông Cầu). Phía tây của phòng tuyến ấy kéo dọc sông Cầu
tới cực Nam đất Thái nguyên ngày nay. Nhân dân Thái Nguyên cùng quan
quân triều đình nhà Lý chặn đứng và tiêu diệt nhiều sinh lực địch ở vùng Vạn
Nhai (Võ Nhai ngày nay), vùng phía Đông Sông Cầu (Đồng Hỷ, Phú Bình
ngày nay) góp phần đánh tan chủ lực giặc Tống do Quách Quỳ chỉ huy trên
phòng tuyến sông Như Nguyệt, khiến vương triều Tống không một lần dám
đưa quân trở lại xâm lược Đại Việt. Chính trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ
XI này, đất Thái Nguyên đã sinh ra một con người làm rạng rỡ quê hương –
đó là Dương Tự Minh.
Phú Lương là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, là cái nôi,

điểm hội tụ nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số cư trú trong vùng. Phú
Lương là nơi giao lưu, hội nhập nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc khác
nhau tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất của huyện Phú Lương đã góp phần
không nhỏ vào nền văn hóa đặc sắc của tỉnh Thái Nguyên.Trong kho tàng văn
hóa phi vật thể, văn học dân gian truyền miệng Phú Lương thực sự đắc sắc,
phong phú, đa dạng và gồm nhiều thể loại. Mỗi dân tộc đều có những truyền
thuyết địa danh như: Sự tích Đồi Vua Mọc, Sự tích đền Cô Thắm…Phong
phú hơn cả là kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố… Dân ca của các
dân tộc với những làn điệu như hát giao duyên, hát cưới xin, hát cúng ma của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

người Hmông. Những điệu hát lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng
hát Sọng cô của người Sán Dìu… cùng các nhạc cụ phong phú gồm khèn, đàn
tính, đàn môi, sáo trúc, thanh la, não bạt… Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp truyền
thống, một phong cách riêng của từng dân tộc nhưng lại hòa đồng trong nền
văn hóa chung của cả dân tộc Việt Nam.
Phú Lương ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ông bà, thể hiện chữ hiếu
và tình cảm uống nước nhớ nguồn ở trong gia đình, dòng họ thì các thôn đều có
chùa thờ Phật. Việc thờ thần trên quê hương này cũng rất đa dạng, có miếu, đền
thờ các vị Thành hoàng - vị thần bảo hộ cho làng. Trong đó vị thần được thờ
nhiều nhất là Dương Tự Minh - vị phò mã thời nhà Lý. Gắn liền với hệ thống
truyền thuyết về Dương Tự Minh là các lễ hội dân gian thể hiện niềm tin tín
ngưỡng của nhân dân vào vị thủ lĩnh của họ. Ở Phú Lương có một lễ hội rất nổi
tiếng đó là hội đền Đuổm. Đã thành lệ, cứ vào ngày mồng 6 tháng Giêng (âm
lịch), huyện Phú Lương lại tưng bừng tổ chức lễ hội đền Đuổm.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.
Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam nằm ngay trung tâm thành phố là một
quần thể kiến trúc quan trọng trong kiến trúc đô thị. Bảo tàng là nơi lưu giữ,

bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh
em. Người dân cả nước còn biết đến Thái Nguyên với khu du lịch nổi tiếng hồ
Núi Cốc, với thương hiệu chè Tân Cương. Cụm làng nghề Tân Cương đã trở
thành địa điểm hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế góp phần
phát huy, tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Phường Trung Thành là một phường nằm ở khu vực phía Nam của
thành phố Thái Nguyên, nơi hội tụ nét đẹp văn hóa trong khu vực. Phường
ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ông bà, thể hiện chữ hiếu và tình cảm
uống nước nhớ nguồn ở trong gia đình, dòng họ, phường còn có đền chùa
thờ Thánh, thờ Phật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đến với Phú Bình là đến với vùng giao thoa văn hóa giữa người Tày cổ
và người Việt cổ, nơi quy tụ nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Hiện nay, huyện có
gần 70 di tích lịch sử văn hóa, 24 đình, 25 chùa, nghè, miếu, 16 di tích cách
mạng và kháng chiến. Phú Bình là huyện có truyền thống lịch sử lâu đời.
Trong kháng chiến chống Pháp đây còn là địa bàn an toàn khu kháng chiến.
Cụm di tích Cầu Muối nằm tại xóm Cầu Muối (xã Tân Thành) gồm có
một ngôi đình, một ngôi chùa, và hai ngôi đền. Cụm di tích nằm thế tựa sơn,
cảnh mây núi bao phủ, gió mát quanh năm. Hàng năm bà con xã Tân Thành
làng Cầu Muối tổ chức lễ hội vào ngày 4 tháng Giêng và ngày 19 tháng 9 âm
lịch. Phú Bình là huyện có nền văn hóa dân gian phong phú với những câu
chuyện cổ, những truyền thuyết, những hội thi, những điệu hát chèo văn. Phú
Bình ngoài tín ngưỡng truyền thống thờ cúng tổ tiên ông bà thể hiện đạo lý
uống nước nhớ nguồn trong từng gia đình, dòng họ, ở các xã đều có chùa thờ
phật như: Chùa Hà Châu, chùa Hạ, chùa Úc Kỳ, chùa Hộ Lệnh… Ở bất kỳ
một dân tộc nào thì linh hồn vạn vật là cơ sở của toàn bộ hệ thống tín ngưỡng
tôn giáo từ cổ xưa đến cuộc sống phức tạp hiện đại ngày nay.
Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, xã hội chính là tạo bước đầu để tìm

hiểu về kho tàng văn học, văn hoá dân gian ở Thái Nguyên. Mảnh đất giàu
truyền thống lịch sử đã sản sinh ra vị võ tướng tài ba, đức độ Dương Tự Minh
và chính cuộc đời cùng sự nghiệp của ông là nguồn cảm hứng để các tác giả
dân gian thêu dệt nên những truyền thuyết về một con người “sinh thời làm
danh tướng, khi chết làm Thần thiêng”
1.2. Truyền thuyết và lễ hội về Dƣơng Tự Minh ở Thi Nguyên
1.2.1. Truyền thuyết
1.2.1.1. Khái niệm truyền thuyết
Từ buổi bình minh của lịch sử loài người, con người đã sớm có
những khát vọng cao đẹp về cuộc sống. Thần thoại ra đời phản ánh nhận thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

của con người về vũ trụ, về cuộc đấu tranh với thiên nhiên, sinh hoạt xã hội
của các tộc người từ thời cổ sơ. Trên cơ sở những sáng tác dân gian mang đặc
điểm chung là các yếu tố kỳ diệu, đôi cánh của trí tưởng tượng và trái tim
giàu ước mơ của những người dân xưa đã sáng tạo nên truyền thuyết. Truyền
thuyết dân gian Việt Nam bắt nguồn từ thần thoại (đặc biệt là từ bộ phận thần
thoại về nguồn gốc dân tộc và các anh hùng văn hóa), nở rộ trong thời kì
Hùng Vương dựng nước Văn Lang và tiếp tục phát triển diễn biến qua các
thời đại sau. Truyền thuyết tuy thoát thai từ thần thoại nhưng nó không gắn
liền với nhu cầu giải thích thế giới tự nhiên và thế giới quan thần linh chủ
nghĩa như thần thoại. Nó nảy sinh, phát triển và tồn tại với ý thức lịch sử và
phương thức truyền miệng của nhân dân. Chính vì thế, truyền thuyết là sự
tổng hòa của cái thật và cái ảo. Có rất nhiều định nghĩa về truyền thuyết và
mỗi định nghĩa đều thể hiện một cách tiếp cận, cách nhìn của các nhà nghiên
cứu về thể loại này.
Cuốn Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Truyền thuyết là truyện dân gian
truyền miệng về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường
mang nhiều yếu tố thần kì” [33, tr.1053]. Còn các tác giả trong Từ điển thuật

ngữ văn học định nghĩa: “Truyền thuyết là một thể loại dân gian mà chức
năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh
hưởng quan trọng tới một thời kì, một bộ tộc, một địa phương hay một quốc
gia” [16, tr.367].
Tác giả Phan Trần trong bài Tinh thần dân tộc trong các truyền thuyết
lịch sử đã đề cập tới: “Truyền thuyết là những sự kiện mà những nhân vật có
liên quan đến lịch sử, những nhân vật và sự kiện đó thường được phản ánh
qua trí tưởng tượng của con người, qua sự hư cấu của nhân dân”.
Tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Vĩ Hùng trong cuốn
Văn học dân gian Việt Nam định nghĩa “Truyền thuyết là một thể loại trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích
cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì”.
Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 (tập 1) định nghĩa “Truyền thuyết là loại truyện
dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,
thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh
giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể”. [34, tr.7]
Trên cơ sở tìm hiểu các định nghĩa về truyền thuyết nói trên, chúng tôi
nhận thấy các tác giả đều chung một nhận xét về đặc điểm của truyền thuyết
là gắn với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Nằm trong thể loại truyền thuyết nói chung, truyền thuyết Dương Tự
Minh không chỉ góp phần làm giàu, phong phú thêm kho tàng văn học dân
gian (nói riêng), nền văn học dân tộc (nói chung) mà còn giúp cho người dân
có cái nhìn bổ sung và toàn diện về một thời kì lịch sử của dân tộc, về hình
tượng người anh hùng dân tộc yêu nước, thương dân, giúp dân vượt qua tai
ương, khổ nạn.
1.2.1.2. Truyền thuyết về Dương Tự Minh trong hệ thống truyền thuyết ở
Thái Nguyên

Nghiên cứu về truyền thuyết Dương Tự Minh ở Thái Nguyên không thể
bỏ qua mảng truyền thuyết dân gian kể về đất và con người nơi này.Thái
Nguyên có những truyền thuyết từ đời này sang đời khác với các nội dung, chủ
đề như: Đánh giặc giữ nước, xây dựng địa vực cư trú, làm ăn, có công khai sơn
phá thạch tạo dựng đời sống văn hóa cho cộng đồng. Tựu chung có thể kể về
mấy nhóm truyền thuyết sau: Nhóm truyền thuyết về nhân vật Dương Tự Minh
và lễ hội đền Đuổm, nhóm truyền thuyết về nàng Công, chàng Cốc, nhóm
truyền thuyết của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay…Những truyền
thuyết được thêu dệt thành vô số các huyền thoại gắn liền với các huyền tích và
dường như đã trở thành tài sản chung của toàn dân tộc.

×