Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




MAI THỊ NHUNG




TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ LÊ LỢI
Ở THANH HÓA




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian Việt Nam








Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




MAI THỊ NHUNG



TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ LÊ LỢI
Ở THANH HÓA





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian Việt Nam
Mã số: 60.22.01.25



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Diệu Trang





Hà Nội - 2014



LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô hướng dẫn khoa học TS.
Đặng Thị Diệu Trang.
Sự giúp đỡ của thầy cô khoa Sau đại học, Khoa Văn học – Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Sự giúp đỡ của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Hội văn
học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa; Thư viện tỉnh Thanh Hóa; Phòng văn hóa
huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa; Ban quản lý khu di tích Lam Kinh; Nhân dân
địa phương các xã thuộc huyện Thọ Xuân: TT Lam Kinh, Xuân Lam, Xuân
Lập, Xuân Lai, Xuân Trường.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đặng Thị Diệu Trang
cùng toàn thể các thầy cô trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH
Quốc gia Hà Nội; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Hội văn học
nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa; Thư viện tỉnh Thanh Hóa; Phòng văn hóa huyện
Thọ Xuân –Thanh Hóa; Ban quản lý khu di tích Lam Kinh; Nhân dân địa
phương các xã thuộc huyện Thọ Xuân: TT Lam Kinh, Xuân Lam, Xuân Lập,
Xuân Lai, Xuân Trường.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Học viên


Mai Thị Nhung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi ở

Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo,
trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa
công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Học viên


Mai Thị Nhung




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2.Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 10
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 11
5 Phƣơng pháp nghiên cứu 11
6. Đóng góp của khóa luận 12
7 Cấu trúc luận văn 13
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT THANH HÓA VÀ BỐI
CẢNH RA ĐỜI CỦA TRUYỀN THUYẾT LÊ LỢI 14
1.1 Khái quát về vùng đất Thanh Hóa 14
1.1.1 Sơ lược về lịch sử vùng đất Thanh Hóa 14
1.1.2 Văn hóa dân gian 15
1.2 Đặc trƣng của thể loại truyền thuyết Việt 19
1.2.1 Chức năng làm sử 19

1.2.2 Cảm hứng tôn vinh, ngợi ca 22
1.3 Bối cảnh ra đời truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa 25
1.3.1 Anh hùng Lê Lợi 25
1.3.2 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 28
CHƢƠNG 2 TRUYỀN THUYẾT VỀ LÊ LỢI Ở THANH HÓA 32
2.1 Truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa trong kho tàng văn học dân
gian 32
2.1.1 Đặc điểm nội dung trong truyền thuyết Lê Lợi ở Thanh Hóa 41
2.1.2 Đặc điểm thi pháp trong truyền thuyết về Lê Lợi 46
2.2 Khảo sát truyền thuyết về Lê Lợi trong đời sống nhân dân địa
phƣơng hiện nay 54


CHƢƠNG 3 LỄ HỘI GẮN VỚI TRUYỀN THUYẾT VỀ LÊ LỢI Ở
THANH HÓA 65
3.1.Khái niệm lễ và hội 65
3.2 Lễ hội Lam Kinh 66
3.2.1 Khái quát về khu di tích Lam Kinh 66
3.2.2 Quy trình lễ hội 79
3.3 Lễ hội làng Xuân Phả 86
3.4 Lễ hội lễ hội Căm Mƣơng và lễ hội Đền Thi 92
3.4.1 Lễ Hội Căm Mương 92
3.4.2 Lễ hội Đền Thi 94
3.5 Ý nghĩa của lễ hội 96
PHẦN KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 109


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Thanh Hóa là miền đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời và
có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước. Những danh
lam, thắng cảnh này là tài sản vô giá, là niềm tự hào không chỉ riêng của đất
và người xứ Thanh mà còn của chung toàn dân tộc. Nằm ở trung tâm đồng
bằng châu thổ sông Mã, đây là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng có nhiều
di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng. Từ xa xưa xứ Thanh đã được coi là
vùng đất: “ Địa linh nhân kiệt”. Nơi đây gắn liền với những lịch sử truyền
thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc và lưu giữ những giá trị
văn hóa tinh thần truyền thống. Trong số đó không thể không nói tới cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do người anh hùng Lê Lợi
khởi xướng và lãnh đạo. Trong thiên anh hùng ca chống giặc ngoại xâm của
dân tộc, Lam Sơn – mảnh đất thiêng, quê hương của anh hùng Lê Lợi, được
ghi vào lịch sử như một dấu son chói lọi. Lam Sơn là căn cứ đầu tiên của một
cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh,
giành thắng lợi, mở ra thời kỳ độc lập, thịnh trị cho đất nước nhà. Hơn năm
mươi thế kỷ đã trôi qua, thời gian cùng với sự thăng trầm của lịch sử đã làm
nhòa đi những vết tích vật chất về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Những hào lũy,
đồn trại, kho lương, cách dàn binh bố trận, những cuộc chiến đấu vô cùng quả
cảm của nghĩa quân…Tất cả chỉ còn tàn tích là dấu vết của một thời oanh liệt
hào hùng. Nhưng trong ký ức của người dân tỉnh Thanh vẫn còn nguyên vẹn
hình ảnh của người anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng vời cuộc khởi nghĩa do ông
lãnh đạo. Lê Lợi- Lam Sơn, tên đất, tên người đó như quyện chặt vào nhau và
từ lâu đã đi vào truyền thuyết, đi vào lòng nhân dân như một biểu tượng anh
hùng của người dân xứ Thanh và của cả dân tộc ta. Đi vào tìm hiểu truyền
thuyết về Lê Lợi góp phần ngợi ca người anh hùng Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa


2

Lam Sơn và tái hiện một thời kỳ hào hùng của dân tộc ta dưới thời Lam Sơn
khởi nghĩa.
Việc nghiên cứu về truyền thuyết Lê Lợi ở Thanh Hóa là vấn đề hết sức
quan trọng trong hành trình tìm về lịch sử và văn học dân gian. Đồng thời
giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn truyền thống văn hóa của dân tộc , thêm
tự hào về đất nước con người Việt Nam, nhất là những vị anh hùng đã làm
rạng danh cho quê hương đất nước. Từ chuyên ngành văn học dân gian,
nghiên cứu truyền thuyết gắn với việc tìm hiểu tín ngưỡng và lễ hội tưởng
niệm các danh nhân văn hóa để làm sáng rõ hơn đặc trưng của của thể loại.
1.2 Truyền thuyết gắn liền với lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc, các
địa danh lịch sử đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của nhân dân và được thể
hiện qua các phong tục, nghi lễ. Môi trường diễn xướng các hoạt động văn
hóa dân gian ấy gắn liền với các địa danh có trong tác phẩm. Chỉ trong không
khí đó tác phẩm dân gian mới bộc lộ hết giá trị thẩm mĩ của nó. Truyền thuyết
và lễ hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhờ truyền thuyết, lễ hội bám
chặt gốc rễ vào mảnh đất đời sống, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong
đời sống tâm linh của nhân dân. Truyền thuyết là cầu nối giữa cảm xúc, niềm
tin và cộng đồng với tín ngưỡng, phong tục tập quán. Niềm tin trong truyền
thuyết được hiện thực hóa trong lễ hội. Lễ hội giúp truyền thuyết được lưu
giữ và có sức lan tỏa trong đời sống. Đi vào tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội
về Lê Lợi ở Thanh Hóa góp phần thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa
truyền thuyết và lễ hội.
1.3. Đời sống đích thực của truyền thuyết là môi trường diễn xướng mà
hoạt động diễn xướng của văn học dân gian là lễ hội. Các hoạt động lễ hội
luôn tổ chức trong môi trường có ở truyền thuyết. Tuy nhiên do điều kiện lịch
sử dân tộc, địa phương mà lễ hội bị gián đoạn. Việc nghiên cứu tìm hiểu lễ
hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa góp phần vào việc khôi phục phát triển lễ hội


3

cũng như các loại hình văn hóa dân gian. Đồng thời góp phần xây dựng phát
triển kinh tế xã hội tại đại phương.
Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu đề tài:
“Truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa”
2.Lịch sử vấn đề
2.1 Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết dân gian ở Việt Nam về góc độ
đặc trưng thể loại
Truyền thuyết là một trong những loại truyện tiêu biểu của loại hình tự
sự dân gian. Vấn đề nghiên cứu thể loại truyền thuyết ở nước ta đã đặt ra
nhiều vấn đề, ý kiến khác nhau về thể loại này.
Giáo sư Nguyễn Đổng Chi trong lời tựa cho cuốn: Kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam (NXB Sử học, 1961) đã chỉ ra đặc điểm của truyền thuyết so với
thể loại cổ tích và thần thoại: “Truyền thuyết thường dùng để chỉ những câu
chuyện cũ, những sự việc lịch sử còn được quần chúng truyền lại nhưng
không đảm bảo về mặt chính xác có thể do truyền rộng mà sai lạc, cũng có thể
do sự tưởng tượng của quần chúng phụ hoạ thêu dệt mà càng sai lạc hơn. Và
truyền thuyết phần nhiều chưa được xây dựng thành truyện. Nó mới là những
mẩu chuyện. Nếu nó phát triển đến mức hoàn chỉnh thì tuỳ theo nội dung nó
có thể trở thành cổ tích hay thần thoại. Còn xét về mặt nghệ thuật và ý nghĩa
thì hoàn toàn giống cổ tích hay thần thoại. Hiện nay truyền thuyết Việt Nam
tìm được còn rất ít ỏi, đượm khí vị cổ tích nhiều hơn thần thoại. Vì vậy khi
sưu tầm thì xếp lẫn vào cổ tích và coi như truyện cổ tích” [4, tr 20]
Phó giáo sư Đỗ Bình Trị trong cuốn Văn học dân gian (NXB ĐHSP Hà
Nội I, 1978), có đưa truyền thuyết vào cơ cấu các thể loại văn học dân gian
nhưng lại đặt bên cạnh thần thoại. Tuy cách sắp xếp truyền thuyết trong hệ
thống các thể loại văn học dân gian có khác nhau nhưng xác định bản chất của
thể loại truyền thuyết thì có sự tương đồng giữa ý kiến bản chất của nó. Các


4

nhà khoa học khi nghiên cứu truyền thuyết bao giờ cũng đặt nó trong mối
quan hệ với thần thoại và cổ tích
Ông Tầm Vu khi nghiên cứu: “Tư tưởng chủ yếu của người Việt thời cổ
qua những truyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết” trong tạp chí
văn học nghệ thuật, số ra ngày 25/3/1995) có nhận xét: “ Xã hội công xã
nguyên thuỷ tan rã thì truyền thuyết trở nên thịnh so với thần thoại. Truyền
thuyết nặng về đề tài về lịch sử hơn là thần thoại vì một phần cuộc đấu tranh
trong xã hội gay gắt thu hút sự chú ý của con người. Phần khác vì dân số,
công cụ và tri thức đã phát triển khá đến mức đối với thiên nhiên con người ít
nhiều được bảo vệ. Bây giờ người anh hùng hay nhân dân anh hùng được
thuần hoá trong truyền thuyết. Truyện thường thường không giản dị như trong
thần thoại mà ngày càng phức tạp hơn. Mặt khác, vì nhìn chung trí tưởng
tượng trong truyền thuyết cũng không bay bổng bằng trong thần thoại. Càng
về sau “thần” trong truyền thuyết càng không được phóng khoáng vô tư như
“thần” trong thần thoại có lẽ và ảnh hưởng ý thức hệ giai cấp bóc lột”.
Cũng trong số báo này, ông Phan Trần có bài: “Tinh thần dân tộc qua
các truyền thuyết lịch sử”, ở đó tác giả đã nêu định nghĩa về truyền thuyết:
“truyền thuyết là những truyện truyền tụng trong dân gian về những sự việc
và nhân vật có liên quan đến lịch sử. Những nhân vật và sự việc đó thường
được phản ánh qua trí tưởng tượng của con người, qua sự hư cấu của nhân dân”.
Phó Giáo sư Đỗ Bình Trị khi chấp bút phần truyền thuyết trong Giáo
trình văn học dân gian cũng nêu ra định nghĩa: “Truyền thuyết là những
truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kỳ diệu – là lịch sử hoang đường –
hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử” [25; tr.59]
Tác giả Kiều Thu Hoạch trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người
Việt (NXB Khoa học xã hội, 2004) cũng viết về truyền thuyết: “Truyền thuyết
là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian. Nội


5

dung cốt truyện kể lại truyện các nhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong
vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Biện pháp nghệ thuật phổ biến
là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo
thần kỳ như cổ tích và thần thoại. Nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản
ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận các nhân mà phản ánh
những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia dân tộc rộng lớn. Nó khác thần thoại ở
chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không
hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” [16; tr. 40]
Giáo sư Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam
( NXB Giáo Dục, 1990) đã khẳng định: “Trong nền văn học dân gian Việt,
truyền thuyết xuất hiện, tồn tại và diễn biến trước hết như là sự thay thế, sự
hoá thân của thể loại sử thi hay anh hùng ca cổ đại. Nó là các mắt xích nối
liền truyền thuyết Việt với các loại truyện dân gian khác đảm bảo tính liên tục
hoàn chỉnh và hợp lý trong cơ cấu thể loại cũng như trong tiến trình lịch sử
của loại hình tự sự dân gian”. [52; tr. 45] Ý kiến này nhấn mạnh vai trò của
truyền thuyết trong nền văn học dân gian.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng tuy không nhằm định nghĩa truyền
thuyết nhưng đã giúp ích rất nhiều cho các ngành nghiên cứu văn học dân
gian xác định bản chất thể loại của nó. Nhận xét của cố Thủ tướng về tính lịch
sử và tính nghệ thuật, ý nghĩa tư tưởng và giá trị thẩm mỹ của truyền thuyết
được khái quát đầy đủ: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi
là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào
đó tâm tình thiết tha của mình với thơ và mộng, chấp đôi cánh của sức tưởng
tượng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hoá mà đời đời con cháu
ưa thích” ( Nhân ngày giỗ tổ Vua Hùng – Báo nhân dân ngày 29/4/1969).
Điểm qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu về văn học dân gian,
người ta có thể thống nhất với nhau định nghĩa về truyền thuyết như sau:


6

“Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những
sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua hư cấu
nghệ thuật thần kỳ”.
Trong nghiên cứu văn học dân gian, diễn ra nhiều cuộc tranh luận về
nội hàm, ngoại diên của khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết. Nhưng tất
cả đều đi đến ý kiến chung là thừa nhận truyền thuyết chứa đựng cả yếu tố
lịch sử và yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
2.2 Những nghiên cứu về truyền thuyết Lê Lợi ở Thanh Hóa
Truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa là một bộ phận quan trọng trong
hệ thống truyền thuyết Việt, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu
văn học dân gian. Đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công ở bộ phận
truyền thuyết này.
Công trình đầu tiên được nói đến là: Lê Lợi con người và sự nghiệp,
của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh, NXB Thanh Hóa (1985). Tác giả đã nghiên cứu
tương đối đầy đủ về anh hùng Lê Lợi, không chỉ là anh hùng lịch sử mà còn là
hình tượng trong văn học dân gian. Ở trọng trách là người đảm nhiệm sứ
mệnh lịch sử, tác giả khẳng định: “Lê Lợi là con người lịch sử đợi chờ, là nhà
lãnh tụ khởi nghĩa xứng đáng, vị tổng chỉ huy quân sự lỗi lạc; người lãnh đạo
nhà nước xuất sắc. Trong lĩnh vực văn học, đặc biệt là văn học dân gian, tác
giả khẳng định vị trí của Lê Lợi trong lòng dân: Lê Lợi đi vào truyền thuyết
dân gian với một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học dân gian nước ta.
Chỉ có Lê Lợi mới là con người xuất hiện giữa hai huyền thoại. Một huyền
thoại mở đầu cho cuộc khởi nghĩa và một huyền thoại cuối để kết thúc bản
anh hùng ca oanh liệt, mở ra kỉ nguyên mới cho tổ quốc giang sơn. Câu
chuyện được gươm thần và trả lại gươm thần là một tác phẩm dân gian cực
đẹp, hiếm có trong truyền thuyết dân tộc” [23, tr 20]


7
Cuốn Truyền thuyết và cổ tích Lam Sơn, Nhà xuất bản Thanh Hóa, năm

1975 đã tuyển tập tương đối đầy đủ các mẩu chuyện dân gian về Lê Lợi và
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Phần lớn các câu chuyện có dung lượng ngắn gọn.
Bao gồm các câu chuyện, các sự tích về địa phương, làng bản…Tất cả đều tập
trung nói về Lê Lợi. Có những câu chuyện Lê Lợi xuất hiện trực tiếp như:
Truyện gươm thần, Hội thề Lũng Nhai…lại có những truyện Lê Lợi chỉ hiện
lên qua suy nghĩ của nghĩa sĩ, nhân dân: Nguyễn Trãi đi tìm minh chủ; Bài
văn đuổi hổ; Người anh hùng đánh két…Dù trực tiếp hay gián tiếp, thì người
anh hùng Lê Lợi hiện lên qua những tác phẩm là người giàu lòng yêu nước,
thương dân, có ý chí đánh giặc và tài năng quân sự bậc thầy. Những câu
chuyện về Lê Lợi mang đặc trưng của truyền thuyết đó là yếu tố lịch sử đậm
nét, song nhân dân đã thêu dệt nên những chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên
người anh hùng sống mãi trong lòng dân. Các tác giả đã ghi nhận các tư liệu
dân gian chung quanh khởi nghĩa Lam Sơn trong đó khẳng định: Truyền
thuyết là kho tàng nghệ thuật ca ngợi truyền thống anh hùng. Chung quanh
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được đề cao trong sách sử, nhân dân bao đời nay
còn sáng tạo ra cả một kho tàng nghệ thuật ca ngợi truyền thống anh hùng. Sự
sáng tạo ấy dù ta chưa lý giải được một cách đầy đủ, chính xác song vẫn lộ rõ
tính cách dân gian của nó.
Giáo sư Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Sáng tác dân gian về Lê Lợi và
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, NXB Sở văn hóa thông tin Thanh Hóa, năm 1985
cũng một lần nữa khẳng định vị trí đặc biệt của truyền thuyết dân gian trên
các phương diện số lượng, chất lượng, nội dung: Sáng tác dân gian về Lê Lợi
và khởi nghĩa Lam Sơn đã hình thành, phát triển và tiếp tục được lưu truyền,
bổ sung thêm qua một thời gian dài gần sáu thế kỷ, với một khối lượng tác
phẩm khá lớn, gồm hàng trăm đơn vị tác phẩm và dị bản khác nhau, thuộc hầu
hết các thể loại cơ bản của sáng tác dân gian truyền thống. Đồng thời ông


8
cũng chỉ ra đặc điểm chung của truyền thuyết về Lê Lợi trong hệ thống truyền

thuyết Việt: Tính chất kết hợp vừa là văn nghệ vừa là lịch sử hiện thực gắn
chặt với lý tưởng, cái có song song hòa lẫn với cái không – một đặc điểm lớn
của sáng tác dân gian về đề tài lịch sử đã được thể hiện hết sức nổi bật và độc
đáo ở bộ phận sáng tác dân gian này.
Trong cuốn: Tên làng xã Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa, 2000 đã thống
kê tương đối đầy đủ những làng bản gắn liền với các sự tích dân gian, trong
đó phải kể đến hơn 50 làng xã có gắn với Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn. Những làng, bản, thôn xóm là nơi Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đi qua
được nhân dân cưu mang, chở che, sau đó để ghi nhớ công ơn của nhân dân
địa phương Lê Lợi đã đặt tên cho các làng. Như làng Quỳ Chử, làng Tiên
Nông, Chòm Thiu, Chòm Đỏ…Cũng có những giai thoại về tên làng xã do
nhân dân địa phương tự đặt để tưởng nhớ đến Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
Sự tích về làng xã đã thể hiện vị trí vai trò của Lê Lợi trong lòng muôn dân,
đồng thời cũng nói vai trò của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Họ
là lực lượng hùng hậu nhất tạo nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Mối quan
hệ của Lê Lợi và nhân dân gắn bó mật thiết với nhau. Đó cũng là nội dung
phản ánh trong truyền thuyết dân gian về Lê Lợi: Lê Lợi đánh giặc chỉ có dân.
Như vậy, khi nghiên cứu về truyền thuyết về Lê Lợi, các tác giả đã đặt
nó vào trong thể loại truyền thuyết, đồng thời chỉ ra đặc điểm chung và những
sắc thái riêng của bộ phận truyền thuyết về Lê Lợi. Tuy nhiên phần lớn các
công trình nghiên cứu đều đi sâu vào đặc điểm nội dung của truyền thuyết, về
đặc trưng thi pháp hoặc các motif về truyền thuyết Lê Lợi ít được nhắc đến,
nếu có nói cũng chưa được sâu sắc. Vì vậy vấn đề nghiên cứu truyền thuyết
về Lê Lợi ở Thanh Hóa vẫn là đề tài được các nhà nghiên cứu văn học dân
gian quan tâm.



9
2.3 Nghiên cứu lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa

Lê Lợi đã đi vào lễ hội dân gian như biểu tượng của một thời kì lịch sử
hào hùng của dân tộc. Nhiều lễ hội, tín ngưỡng diễn ra trên địa bàn tỉnh
Thanh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân với người anh hùng Lê Lợi
và nghĩa quân Lam Sơn. Hoạt động quy tụ đậm đặc nhất là lễ hội Lam Kinh
diễn ra vào tháng 8 âm lịch hàng năm. Nghiên cứu về lễ hội Lam Kinh cũng
có nhiều các công trình thể hiện rất kĩ lưỡng. Tuy nhiên phần lớn các tài liệu
chỉ đi sâu vào tìm hiểu lễ hội Lam Kinh, các lễ hội và tín ngưỡng, tục lệ thờ
cúng Lê Lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa được tìm hiểu một cách có hệ thống.
Trong cuốn Lịch sử triều hiến chương loại chí, tác giả Phan Huy Chú
đã khảo cứu rất cơ bản các nghi lễ trong lễ hội Lam Kinh. Theo tác giả, lễ hội
Lam Kinh chỉ gọi là “ lễ” chứ không phải là “ lễ hội”. Nhưng trên thực tế
trong thời gian diễn ra “ lễ” ở Lam Kinh ấy, người dân Thanh Hóa đã bị cuốn
vào hội hè suốt hàng tháng trời. Điều đó cho thấy vai trò của Lễ hội trong đời
sống tinh thần của người dân địa phương. Nếu phần lễ diễn ra trang nghiêm
và chỉ có những người có vị trí trong làng xã mới được tham gia, thì phần hội
luôn là nơi vui chơi gải trí cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân tham dự. Lễ hội
Lam Kinh không chỉ tái hiện lại lịch sử hào hùng của khởi nghĩa Lam Sơn
cũng như sự phát triển hưng thịnh của vương triều Hậu Lê mà đây còn là
điểm đến của hàng nghìn du khách từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh thể hiện
tình cảm với người anh hùng Lê Lợi. Đồng thời cũng là điểm văn hóa du lịch
hấp dẫn du khách thập phương.
Tác giả Hoàng Anh Nhân, trong cuốn Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ
Thanh, NXB Văn hóa dân tộc, năm 2006 cũng đã chỉ ra đặc điểm riêng của lễ
hội Lam Kinh so với tất cả các lễ hội dân gian khác trên vùng đất Thanh Hóa.
Lễ hội Lam Kinh tập trung tất cả các nghi lễ, và trò chơi từ các lễ hội trên địa
bàn tỉnh Thanh nói về Lê Lợi. Cho thấy đây là lễ hội có quy mô lớn trong và
ngoài tỉnh. Cũng trong cuốn sách này, tác giả đề cập đến lễ hội làng Xuân


10

Phả. Đây là lễ hội tưởng nhớ về Lê Lợi lớn thứ hai sau lễ hội Lam Kinh. Phần
lễ diễn ra ngắn gọn hơn lễ hội Lam Kinh, nhưng phần hội thật đặc sắc với
những trò diễn Xuân Phả. Những trò diễn này đã một thời được đưa vào cung
đình, và trong lễ hội Lam Kinh cũng có phần lớn các trò diễn ấy. Tác giả cũng
đề cập tới các lễ hội như: Lễ hội Đông Cao (Huyện Nông Cống); Lễ hội Căm
Mương (Bá Thước); Lễ hội Đền Thi ( Như Thanh). Tuy nhiên chỉ mang tính
chất liệt kê, chưa chỉ ra rõ được những đặc điểm của các lễ hội về Lê Lợi trên
quy mô toàn tỉnh.
Điều chúng tôi thực sự tâm đắc trong cuốn sách: Truyền thống các làng
văn hóa Thọ Xuân của tác giả Hoàng Tùng, NXB Thanh Hóa, 2000 là tác giả
đã khảo sát trên phạm vi huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa những lễ hội, tín
ngưỡng dân gian trong đó chủ yếu nói về Lê Lợi. Bởi đây chính là vùng đất
Lê Lợi sinh ra lớn lên, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khi tìm hiểu về
các lễ tục, lễ hội ấy tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa các truyền thuyết
dân gian về Lê Lợi và lễ hội. Truyền thuyết nảy sinh lễ hội và chính lễ hội là
môi trường sống lâu bền của truyền thuyết. Qua Lễ hội, nhân vật lịch sử sống
mãi trong tâm thức của nhân dân. Cũng qua đây, ngưỡi viết chỉ ra được giá trị
của lễ hội trong đời sống văn hóa, lịch sử, du lịch tâm linh và có những đề
xuất để bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội về Lê Lợi.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội về
Lê Lợi ở Thanh Hóa. Trong phạm vi luận văn, các công trình nói trên có giá
trị về mặt tư liệu giúp chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu đề tài Truyền thuyết và lễ
hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hình tượng người anh hùng Lê Lợi từ lâu đã đi vào truyền thuyết và
sống mãi với thời gian. Đã có hàng trăm truyền thuyết được sưu tầm thành
văn bản về Lê Lợi cũng như cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo, bên cạnh đó



11
vẫn còn những dị bản, thần tích, gia phả, truyện kể…trong nhân dân chưa lưu
hành thành văn bản. Vì vậy, trong phạm vi của đề tài, luận văn đi vào khảo sát
hệ thống truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa trên cơ sở các văn bản văn học
dân gian đã được xuất bản và những câu chuyện được gìn giữ, lưu truyền
trong nhân dân hiện nay; đồng thời khảo sát lễ hội liên quan đến bộ phận
truyền thuyết này.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu sưu tầm tư liệu truyền thuyết dân
gian về Lê Lợi đã xuất bản: Truyền thuyết cổ tích Lam Sơn, NXBThanh
Hoá,1975. Tên làng xã Thanh Hoá, NXB Thanh Hoá, 2000. Sáng tác dân
gian về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, NXB Sở văn hóa thông tin
Thanh Hóa, 1983.
Thứ hai: Điều tra, khảo sát địa bàn nghiên cứu để thu thập những tư
liệu liên quan đến câu chuyện truyền thuyết được lưu giữ trong dân gian hiện
nay cũng như khảo sát lễ hội – không gian lưu truyền của truyền thuyết về Lê
Lợi ở Thanh Hóa.
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết ngành Văn học dân gian vào tìm hiểu đề tài và thực
tiễn nhằm hệ thống hóa truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa.
Nghiên cứu, miêu tả chi tiết các lễ hội liên quan đến truyền thuyết về
Lê Lợi tỉnh Thanh Hóa. Từ đó chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa truyền
thuyết và lễ hội. Đó là những truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta,
thể hiện đạo lý:
“ Uống nước nhớ nguồn”
5 Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thống kê: Khảo sát, tập hợp và thống kê các tư liệu
liên quan đến truyền thuyết về Lê Lợi.



12
5.2 Phương pháp quan sát gắn với hoạt động điền dã:
Chúng tôi tiến hành điền dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tham quan
khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân. Nơi đây hội tụ đậm đặc
những truyền thống văn hóa dân gian liên quan đến Lê Lợi và cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa. Gặp gỡ, trao đổi với những cán bộ văn hóa, cán
bộ quản lí di tích, người dân địa phương (đặc biệt là những người cao tuổi).
5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp này trước hết là để tiếp cận đối tượng
khoa học một cách cụ thể, chi tiết, sau đó là đảm bảo vấn đề được đánh giá
một cách toàn vẹn khái quát.
5.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Do văn học dân gian nói chung, truyền thuyết nói riêng có đặc trưng là
tính nguyên hợp, tính chất sinh hoạt thực hành nên khi tiến hành đề tài này
chúng tôi vận dụng những tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch
sử, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng…để lý giải đến một số vấn đề có liên quan
đến đề tài.
6. Đóng góp của khóa luận
6.1 Về mặt lý luận
Góp phần khẳng định vai trò của truyền thuyết về Lê Lợi trong hệ
thống truyền thuyết Việt. Đồng thời làm sáng rõ vẻ đẹp người anh hùng Lê
Lợi trong tâm thức người dân địa phương thông qua sinh hoạt lễ hội.
6.2 Về mặt thực tiễn
Cung cấp thêm tư liệu về truyền thuyết người anh hùng Lê Lợi qua
phân tích văn bản và tư liệu điền dã .
Đối với việc giảng dạy môn văn học dân gian, đặc biệt là dạy về truyền
thuyết về Lê Lợi, sẽ giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn người anh hùng Lê


13

Lợi. Góp phần nhận thức sâu sắc hơn giá trị văn hóa, văn học dân gian trong
đó có văn học dân gian của địa phương Thanh Hóa.
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có ba chương với nội dung chính như sau:
Chƣơng 1: Khái quát về vùng đất Thanh Hóa và bối cảnh ra đời
của truyền thuyết Lê Lợi
Chƣơng 2: Truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa
Chƣơng 3: Lễ hội gắn với truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa













14
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT THANH HÓA VÀ BỐI CẢNH RA ĐỜI
CỦA TRUYỀN THUYẾT LÊ LỢI
1.1 Khái quát về vùng đất Thanh Hóa
1.1.1 Sơ lược về lịch sử vùng đất Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà
Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km

về hướng Bắc. Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24
huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3,405 triệu người với 7 dân tộc
Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú.
.
Đây là một tỉnh lớn của
Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành
chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu
tiên của người Việt.
Cách đây khoảng 6000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các
di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa
Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát
triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đó trải qua một
tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối -
Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò
Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây
hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đó toả sáng rực rỡ trong đất
nước của thời đại các Vua Hùng.
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt
Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc
Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền
núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh
Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện


15
Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa
có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền
Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn
từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá
gần với phương ngữ Bắc Bộ. Đó là cái nôi hình thành lên nền văn hóa địa

phương phong phú, đa dạng.
Nhân dân Thanh Hóa tự hào là quê hương có truyền thống văn hiến và
cách mạng, mảnh đất địa linh nhân kiệt với nhiều anh hùng làm rạng rỡ quê
hương. Trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do người anh hùng áo
vải Lê Lợi lãnh đạo đã đánh tan quân Minh xâm lược lập nên triều đại Hậu Lê
sáng rạng non sông. Từ đó Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã đi vào
truyền thuyết dân gian, sống mãi trong tiềm thức người dân tỉnh Thanh như
một biểu tượng của tinh thần yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đi
dọc các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là hệ thống di tích lịch sử -
văn hóa – danh thắng. Giá trị đặc trưng của văn hóa phi vật thể xứ Thanh
được thể hiện qua các lễ hội truyền thống, ở phong tục tập quán của lối sống
cộng đồng và trong các hoạt động văn hóa dân gian. Mỗi địa phương đều có
phong tục tập quán riêng, đều có lễ hội vinh danh anh hùng lịch sử và địa
danh lịch sử trong số đó có lễ hội tưởng nhớ về người anh hùng Lê Lợi và các
nghĩa sĩ dưới thời Lam Sơn khởi nghĩa.
1.1.2 Văn hóa dân gian
Trên đất nước ta, mỗi địa phương là một kho tư liệu văn học dân gian.
Nó được tích tụ từ lâu đời, phát triển trong lịch sử và dần dần hòa chung vào
văn học dân gian cả nước, làm thành kho tàng văn học dân gian Việt Nam
phong phú, nhiều màu sắc, nhiều dáng vẻ cả về nội dung trí tuệ tình cảm cũng
như về hình thức thể loại. Nó gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh sống, sản xuất và
chiến đấu cụ thể của địa phương, gắn bó chặt chẽ với những người bám trụ


16
trên mảnh đất quê hương. Do vậy văn học dân gian của mỗi địa phương nổi
lên sắc thái địa phương, có thể phân biệt trong những chừng mực nhất định,
cái riêng của văn học dân gian từng địa phương.
Thanh Hóa có một lịch sử lâu đời, có truyền thống xây dựng làng bản
quê hương, chiến đấu bảo vệ cuộc sống, phát triển văn hóa, văn nghệ địa

phương trong mối quan hệ cộng đồng các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Mèo,
Dao…Với một lịch sử thời núi Đọ, Đông Sơn cho đến ngày nay. Văn nghệ
dân gian Thanh Hóa cũng có một quá trình phát triển từ xa xưa, phong phú và
đa dạng. Xứ Thanh nổi tiếng với hàng loạt truyện Ông Khổng Lồ gánh núi,
đào sông, với sử thi Đẻ đất, đẻ nước, với hàng loạt truyện dũng sĩ đánh ác
điểu, diệt quái xà, với truyền thuyết chung quanh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Văn học dân gian Thanh Hóa là một bộ phận của văn học dân gian Việt
Nam là thành quả của các đồng bào dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn
Thanh Hóa ( Việt, Mường, Thái, Thổ, Dao, Khơ mú…). Trong trường kỳ lịch
sử, các dân tộc trên đất Thanh đã liên tục sáng tác và hoàn thành tác phẩm văn
học dân gian của mình, chung đúc thành những nét riêng của Thanh Hóa.
Việc sưu tầm giới thiệu văn học dân gian Thanh Hóa đến nay đã phần nào cho
chúng ta thấy được diện mạo văn học dân gian Thanh Hóa phong phú và toát
lên những vẻ đẹp dân gian đóng góp vào kho tàng văn học dân gian cả nước.
Văn học dân gian Thanh Hóa khá hoàn chỉnh, như là bức tranh thu nhỏ của
văn học dân gian cả nước. Một điểm khá đặc biệt là ở một số thể loại, văn học
dân gian Thanh Hóa được đánh giá cao, được xếp ở vị trí hàng đầu và cũng có
thể coi là độc nhất vô nhị. Sau đây chúng tôi điểm đến vốn văn học dân gian
mà Thanh Hóa có được.
Về thần thoại: Nổi bật nhất là thần thoại về các ông khổng lồ. Truyền
thuyết: Đáng chú ý là truyền thuyết chống xâm lăng như truyền thuyết Bà
Triệu, truyền thuyết Lê Hoàn, truyền thuyết Cần Vương…song hoàn chỉnh và


17
tiêu biểu hơn cả là truyền thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn. Cổ tích: Rất
phong phú, ở miền núi, loại truyện cổ tích loại vật rất phát triển, ở miền xuôi
là loại cổ tích sinh hoạt, cổ tích phong tục gắn với mỗi miền quê. Truyện
cƣời: Ở miền núi nổi lên truyện Quậy, còn miền xuôi nổi lên truyện Trạng
Quỳnh. Sử Thi: Thanh Hóa còn giữ được trọn vẹn sử thi Đẻ đất đẻ nước.

Truyện thơ: Các truyện thơ người Thái như U thềm Xì Thuần, Khăm Panh,
các truyện thơ người Mường như Hùy Nga Hai Mối, Nàng Ờm và chàng Bồng
Hương, Út Lót Hồ Liêu. Vè: Thể loại truyện vè ở Thanh Hóa xuất hiện khá
sớm: Vè ông Ninh, vè Cai Mao…Tục ngữ ca dao: Tục ngữ ca dao Thanh
Hóa hòa chung vào kho tàng tục ngữ ca dao chung của dân tộc. Tuy nhiên,
chúng ta cũng có thể phân biệt được sắc thái Thanh Hóa trong các câu tục ngữ
ca dao có liên quan đến Thanh Hóa, đặc biệt là phương ngôn Thanh Hóa
chiếm một tỷ lệ lớn, là những câu nói về: Địa danh, con người, sản vật, cảnh
trí thiên nhiên, phong tục tập quán…
Vốn văn học dân gian Thanh Hóa sưu tầm được phần lớn đã xuất bản,
đó là công sức và tâm huyết của các nhà hoạt động sưu tầm trong và ngoài
tỉnh. Có nhiều công trình được giới nghiên cứu hết sức chú ý, vì đã giữ được
những viên ngọc quý không những ở Thanh Hóa mà còn ở toàn quốc, có tầm
cỡ quốc tế như sử thi Đẻ đất đẻ nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến
hành nghiên cứu văn học dân gian Thanh Hóa trên nhiều phương diện. Có thể
nói, những chuyên đề riêng, những công trình chuyên khảo nghiên cứu văn
học dân gian Thanh Hóa đang còn khiêm tốn. Nhưng những công trình nghiên
cứu về văn hóa dân gian Thanh Hóa trong đó phần văn học được xem như là
một thành tố của công trình nghiên cứu khá phong phú. Khi sưu tầm giới
thiệu vốn văn nghệ dân gian, các nhà sưu tầm đã tiến hành nghiên cứu để
chỉnh lý tác phẩm dân gian nhằm giới thiệu thành sách. Cũng cần ghi nhận, từ
trước tới nay, việc nghiên cứu văn nghệ dân gian, văn học dân gian Thanh


18
Hóa được tập trung ở các hội thảo khoa học từ địa phương đến trung ương.
Có thể điểm các cuộc hội thảo đã tiến hành trong đó văn học dân gian đóng
góp một phần nội dung quan trọng. Đáng chú ý là các hội thảo tập trung vào
bộ phận truyền thuyết về Lê Lợi. Hội thảo về truyền thuyết về Lê Lợi đã làm
nổi bật lên hình tượng Lê Lợi folklore. Trong khoảng 16, 17 năm đầu thế kỷ

XV khi về mặt xã hội nước ta bị nhà Minh đô hộ, về mặt văn học chính thống
Lý – Trần cơ hồ mất dần, mờ hẳn thì ở vùng Thanh Hóa nổi lên, truyền đi
theo kiểu bất hợp pháp, những câu chuyện dân gian, những bài ca dao sấm
truyền về Lê Lợi – một vị cứu tinh của nước Đại Việt. Từ đó cùng với phong
trào giải phóng dân tộc Lam Sơn, trong vòng chưa đầy 30 năm ( khoảng từ
năm 1414 đến 1442) là một phong trào văn học dân gian yêu nước – giải
phóng dân tộc – xây dựng đất nước mạnh mẽ. Phong trào này bao gồm cả
sáng tác của người Việt, người Mường, người Thái. Là ca dao, truyện cổ, diễn
xướng. Ban đầu nảy mầm ở Thanh Hóa sau đó lan rộng ra khắp miền đất
nước từ Nghệ An cho đến Lạng Sơn. Phong trào này bắt đầu khi Lê Lợi phất
cờ khởi nghĩa đến khi Lê Nhân Tông lên ngôi, bắt tay vào xây dựng một
vương triều phong kiến khác với các vương triều Lý – Trần trước đó. Đó thật
sự là phong trào văn học nhân dân, yêu nước, phục vụ đất nước kịp thời, tự
giác, sôi động. Trong bối cảnh lực lượng lãnh đạo nhà Trần từ bỏ tất cả, lực
lượng lãnh đạo của Lê Lợi và tầng lớp của ông còn chưa đủ lực lượng để tạo
dựng về mặt văn học nên nhân dân nắm lấy văn học như một ngọn cờ, một
kho vũ khí của dân tộc ta, đất nước ta. Chỉ khi văn học viết chính thống của
“Văn học Lam Sơn” trở thành nền văn học chủ đạo, phong trào văn học dân
gian này mới trở về hình hài, dòng chảy bình thường của nó – chảy tự nhiên,
giản dị trong đời sống tự nhiên, giản dị của người dân nước Việt, lặng lẽ tích
tụ dần từ thời này sang thời khác.


19
Nhìn lại khái quát tình hình sưu tầm và giới thiệu, nghiên cứu về văn
học dân gian Thanh Hóa, chúng ta nhận thấy diện mạo văn nghệ dân gian
Thanh Hóa khá đồ sộ về số lượng, phong phú về thể loại, đa dạng về phong
cách thể hiện, mang đậm sắc thái văn hóa xứ Thanh. Với trữ lượng đó, việc
sưu tầm giới thiệu và nghiên cứu văn học dân gian Thanh Hóa sẽ mở ra nhiều
vấn đề còn tiếp tục phải nghiên cứu và hứa hẹn nhiều công trình xuất sắc cho

địa phương và đất nước.
Một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, văn học dân gian là
cái nôi cho bộ phận truyền thuyết Lê Lợi hình thành và phát triển, cũng như
những lễ tục lễ hội dân gian của nhân dân địa phương được thể hiện phong
phú, đa dạng.
1.2 Đặc trƣng của thể loại truyền thuyết Việt
Truyền thuyết là một trong những loại truyện tiêu biểu của loại hình tự
sự dân gian. Vấn đề nghiên cứu thể loại truyền thuyết ở nước ta đã đặt ra
nhiều vấn đề, ý kiến khác nhau về thể loại này, nhưng đều khẳng định đặc
trưng cơ bản của truyền thuyết là: Chức năng làm sử và cảm hứng tôn vinh
ngợi ca thông qua yếu tố tưởng tượng kì ảo.
1.2.1. Chức năng làm sử
Nếu hệ đề tài của thần thoại là toàn bộ thế giới vũ trụ, tức là những vấn
đề rộng lớn vĩ mô, thế giới nghệ thuật trong thần thoại là thế giới của các vị
thần thì hệ đề tài của truyền thuyết là những sự kiện, những biến cố, những
nhân vật lịch sử. Thế giới nghệ thuật trong truyền thuyết là những gì thuộc về
lịch sử. Vì vậy truyền thuyết không chủ yếu hướng vào các hiện tượng trong
thế giới tự nhiên như thần thoại, mà chủ yếu hướng vào những sự kiện, những
biến cố lịch sử có ý nghĩa trọng đại vào những vạn vật lịch sử nổi lên trong
những sự kiện, những biến cố ấy.

×