Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 127 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI N GUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



MAI THỊ HỒNG VĨNH



TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ LÀNG
CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 - 2011)


LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên



Thái Nguyên- 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố.


Ngƣời thực hiện


Mai Thị Hồng Vĩnh







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Thị Uyên đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công
trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại
học Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Lịch Sử và các thầy cô giáo, cán bộ
khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Đồng Hỷ, HĐND, Phòng Văn hóa thông
tin huyện, Phòng Thống kê huyện, UBND các xã (Nam Hòa,Linh Sơn, Minh
Lập…), các già làng, trƣởng xóm và các gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá
trình đi thực tế tại địa phƣơng.
Tôi xin cảm ơn Bán giám hiệu trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái
Nguyên, bộ môn Lịch Sử đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp trong suốt thời gian làm luận văn.

Tác giả luận văn



Mai Thị Hồng Vĩnh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài 4
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của đề tài 5
6. Cấu trúc của đề tài 5
Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN 9
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 9
1.2. Đồng Hỷ qua các thời kỳ lịch sử 12
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ 14
1.3.1. Các thành phần dân tộc 14
1.3.2. Dân tộc Sán Dìu 19
Chƣơng 2 TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN
ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 2011) 30
2.1. Tổ chức gia đình và dòng họ 30
2.1.1. Tổ chức gia đình 30
2.1.2. Tổ chức dòng họ 37

2.2. Tổ chức làng 41
2.2.1. Sự hình thành làng của ngƣời Sán Dìu 41
2.2.2. Bộ máy quản lý của làng 42
2.2.3. Luật tục 43
2.2.4. Mối quan hệ trong cộng đồng làng 45
2.3. Một số biến đổi trong tổ chức xã hội từ sau năm 1986 đến năm 2011 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.3.1. Tổ chức gia đình và dòng họ 48
2.3.2. Tổ chức làng 52
CHƢƠNG 3 VĂN HÓA LÀNG CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN
ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 2011) 56
CHƢƠNG 3 VĂN HÓA LÀNG CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN
ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 2011) 57
3.1. Quan niệm chung về văn hóa làng 57
3.2. Văn hóa ứng xử 59
3.2.1. Văn hóa ứng xử trong ăn uống 59
3.2.2. Ứng xử trong quan hệ hôn nhân 62
3.3. Kiến trúc nhà cửa 63
3.4. Một số tục lệ xã hội 66
3.4.1. Tục cƣới xin 66
3.4.2 Tục tang ma 79
3.4.3 Những tục lệ liên quan đến làm nhà mới 86
3.5. Tín ngƣỡng dân gian 93
3.5.1. Thờ cúng tổ tiên 93
3.5.2. Thờ các vị thần che chở cho cộng đồng và gia đình. 94
3.5.3 Một số tín ngƣỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp 96
3.6. Một số biến đổi trong văn hóa làng từ năm 1986 – 2011 99
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT

Viết là
Đọc là
KHXH
Khoa học Xã hội
NXB
VHDT
Nhà xuất bản
Văn hóa Dân tộc

Nam

Nữ

Quan hệ hôn nhân


Quan hệ sinh thành

Quan hệ anh em

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Các thành phần Dân tộc của huyện Đồng Hỷ năm 2009 14
Bảng 2: Các họ thƣờng gặp ở ngƣời Sán Dìu huyện Đồng Hỷ 38
Bảng 3: Vai trò lao động của nam và nữ 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trải qua nhiều thế kỉ, làng bản vẫn là đơn vị cƣ trú và là một tổ chức xã
hội quan trọng của nông thôn, của các tộc ngƣời ở Việt Nam từ dân tộc đa số
đến dân tộc thiểu số.
Cùng với việc xuất hiện làng trong lịch sử, văn hóa làng cũng ra đời,
trở thành nét đặc trƣng của văn hóa dân tộc. Trải qua một quá trình lịch sử lâu
dài, sức sống của văn hóa truyền thống đƣợc bảo tồn và lƣu giữ, biểu lộ mãnh
mẽ trong văn hóa làng xã. Vì vậy có thể nói rằng, không thể hiểu đƣợc con
ngƣời truyền thống Việt Nam, văn hóa truyền thống dân tộc, không thể thực
hiện việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nếu không nghiên cứu
làng và văn hóa làng.
Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu
và động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Văn hóa có tính truyền thống mang
dấu ấn của thời đại, do vậy vấn đề bảo tồn và thừa kế văn hóa làng bản trong
thời hiện tại cần phải gạt bỏ các tiêu cực còn tồn tại, phát huy những thuần
phong mỹ tục, lựa chọn những yếu tố tích cực phù hợp với xã hội hiện đại.
Nhƣ vậy cũng làm cho văn hóa làng xã có thêm những giá trị và sức sống mới
vừa thể hiện sự thừa kế truyền thống vừa phù hợp với tinh thần của thời đại.
Nƣớc ta là một quốc gia đa dân tộc, sống chung lâu đời trong một quốc

gia thống nhất, trong cùng một khu vực lịch sử - văn hóa. Do đó, bên cạnh có
nhiều yếu tố văn hóa chung thống nhất, thì còn nhiều yếu tố riêng có, mang
sắc thái tộc ngƣời tức tính tộc ngƣời của văn hóa. Văn hóa làng cũng vậy,
nghiên cứu văn hóa làng của các tộc ít ngƣời ở nƣớc ta sẽ giúp chúng ta hiểu
về truyền thống văn hóa của các dân tộc anh em, tạo cơ sở giải quyết những
vấn đề kinh tế, xã hội văn hóa miền núi, thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nƣớc có hiệu quả thiết thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đồng Hỷ là huyện tập đông ngƣời Sán Dìu sinh sống trong toàn tỉnh
Thái Nguyên. Theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Sán Dìu
ở Đồng Hỷ có 107.769 ngƣời. Trong quá trình định cƣ lâu dài tại địa phƣơng,
họ đã bảo lƣu những giá trị văn hóa truyền thống của tộc ngƣời vừa có sự giao
thoa ảnh hƣởng văn hóa của các dân tộc anh em. Nghiên cứu văn hóa làng của
ngƣời Sán Dìu góp phần tái hiện lại bức tranh toàn cảnh văn hóa cộng đồng
làng của ngƣời Sán Dìu ở địa phƣơng. Nhƣ vậy, nghiên cứu văn hóa làng của
các tộc ngƣời ở nƣớc ta không những có ý nghĩa nhận thức khoa học mà còn
có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức xã hội và văn hóa
làng của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2011)”
làm Luận văn thạc sỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về ngƣời Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và ngƣời Sán Dìu
ở Thái Nguyên nói riêng từ trƣớc đến nay cũng đã có nhiều công trình đề cập
đến. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt tƣ liệu nên tác giả chỉ điểm qua một số
công trình mà trong quá trình nghiên cứu có điều kiện tiếp cận. Trƣớc hết phải
kể đến “Người Sán Dìu ở Việt Nam” của Ma Khánh Bằng, xuất bản năm
1983. Tác phẩm đã cho ta cái nhìn khái quát nhất về tổ chức xã hội và văn
hóa vật chất, văn hóa tinh thần của ngƣời Sán Dìu nhƣ (nhà ở, trang phục, ăn
uống, quan niệm về hôn nhân và gia đình, một số tục lệ trong đời sống nhƣ

cƣới xin, ma chay ). Nhƣng đó mới chỉ là những nét chung nhất về ngƣời
Sán Dìu ở Việt Nam, tác giả chƣa đề cập về sự hình thành tổ chức xã hội và
văn hóa ở một địa phƣơng cụ thể nào.
Năm 2002, nhóm tác giả do Diệp Trung Bình (chủ biên) xuất bản cuốn
“Lễ hội cổ truyền các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam” và cuốn “Phong tục
và nghi lễ chu kỳ đời người của người sán Dìu ở Việt Nam” (2005). Các công
trình nêu trên đã phản ánh một cách chi tiết về phong tục trong chu kỳ đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ngƣời nhƣ: sinh đẻ, cƣới xin, tang ma…cũng nhƣ lễ hội truyền thống của
ngƣời Sán Dìu ở Việt Nam.
Ở phạm vi từng địa bàn cụ thể đã có một số công trình tiêu biểu nhƣ:
“Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang” do Ngô văn Trụ, Nguyễn Xuân Cần (chủ
biên) và cuốn “Văn hóa truyền thống các Dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên
Quang” do Nịnh Văn Độ (chủ biên), xuất bản năm 2003. Các tác giả đã đi
khai thác đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của ngƣời Sán Dìu ở Bắc
Giang và Tuyên Quang, đây là hai tỉnh có số lƣợng ngƣời Sán Dìu sinh sống
khá đông trong cả nƣớc. Thông qua các công trình trên cho ta những nhận
thức sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa của tộc ngƣời mang tính địa phƣơng.
Nghiên cứu về ngƣời Sán Dìu ở ngay trên địa bàn Thái Nguyên phải kể đến
tác giả Nguyễn Thị Quế Loan với công trình “Bản sắc của người Sán Dìu ở
Thái Nguyên qua văn hóa ẩm thực” xuất bản năm 2006. Trong tác phẩm của
mình tác giả không chỉ cho chúng ta biết về những món ăn truyền thống của
ngƣời Sán Dìu mà còn phản ánh một cách rõ nét về văn hóa ứng xử trong ẩm
thực. Thông qua văn hóa ẩm thực góp phần thể hiện nét đặc trƣng riêng của
văn hóa ngƣời Sán Dìu.
Vấn đề văn hóa làng của dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam nói chung đã
đƣợc nêu khái lƣợc trong một số công trình nghiên cứu, nhƣng nhìn chung
còn sơ lƣợc, chƣa sắp xếp dƣới dạng hệ thống về tổ chức xã hội và văn hóa
làng chuyên biệt, những yếu tố nêu ra còn mang tính miêu thuật, rời rạc.

Tổ chức xã hội và văn hóa Làng của tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên hầu nhƣ là một khu đất trống đang chờ đƣợc khai phá.
Song qua những tác phẩm nghiên cứu nêu trên cũng cung cấp cho ngƣời
đọc nhận biết đôi nét về lịch sử tộc ngƣời, kết cấu xã hội, phong tục tập
quán, tôn giáo tín ngƣỡng tộc ngƣời Sán Dìu nói chung, đều là những tƣ
liệu quý giá giúp cho việc tham khảo và gợi mở tiếp tục khai thác trong
luận văn này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tìm hiểu về tổ chức xã hội và một số nét văn hóa làng (một số tục lệ
xã hội, tín ngƣỡng dân gian và biến đổi trong văn hóa làng từ sau năm 1986
đến nay) của ngƣời Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ từ (1945 – 2011). Thông
qua đó, phản ánh đƣợc phần nào bức tranh về đời sống văn hóa của tộc
ngƣời Sán Dìu ở địa phƣơng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu về tổ chức xã hội và văn hóa làng của ngƣời
Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ 1945 – 2011.
- Không gian: Địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chủ yếu các
xã có đông ngƣời Sán Dìu cƣ trú.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu về tổ chức xã hội và một số nét văn hóa làng của ngƣời Sán
Dìu nhƣ: tục lệ xã hội (cƣới xin, tang ma, làm nhà mới); tín ngƣỡng dân gian
(thờ cúng tổ tiên, các tín ngƣỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp.v ) từ
sau cách mạng tháng tám (1945) cho đến nay.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
- Nguồn tƣ liệu chung: bao gồm sử sách đƣợc viết dƣới các triều đại
phong kiến nhƣ: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dƣ địa chí; các sách

chuyên khảo viết về ngƣời Sán Dìu nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng.
Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ: tổ chức xã hội, văn hóa
làng: tín ngƣỡng dân gian, Nhà cửa,…
- Nguồn tƣ liệu điền dã: gia phả dòng họ, đồ hành lễ của thầy cúng và
tƣ liệu truyền miệng do các cụ cao niên ở Đồng Hỷ cung cấp (Nghi lễ thờ
cúng, các tập tục xã hội…).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điền dã dân
tộc học là chủ yếu. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp lịch sử
đi nghiên cứu từng vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội và văn hóa làng của
ngƣời Sán Dìu kết hợp với phƣơng pháp logich, khảo tả, thống kê các số liệu,
tƣ liệu có liên quan đến đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
- Luận văn đã đi sâu nghiên cứu về các mặt của tổ chức xã hội ngƣời
Sán Dìu ở địa phƣơng cụ thể (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) từ sau năm
1945 đến năm 2011, qua đó mong muốn góp một phần nhỏ để làm rõ thêm
đặc điểm về tổ chức xã hội của ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên nói riêng và
Việt Nam nói chung.
- Tìm hiểu giá trị văn hóa mang tính cổ truyền cũng nhƣ chuyển biến
của văn hóa làng từ năm 1986 đến 2011 để thấy đƣợc đóng góp của tộc ngƣời
đối với đất nƣớc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Thông qua vấn đề nghiên cứu của luận văn nhằm góp thêm nguồn tƣ
liệu cho việc biên soạn lịch sử địa phƣơng và các công trình nghiên cứu về
những vấn đề có liên quan. Đồng thời luận văn cũng là nguồn tài liệu tham
khảo cho việc học tập: Lịch sử địa phƣơng, Dân tộc học.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung của luận văn đƣợc
cấu trúc làm 3 chƣơng.

Chương 1: Khái quát về người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên
Chương 2: Tổ chức xã hội của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên (1945 - 2011)
Chương 3: Một số nét văn hóa làng của người Sán Dìu ở huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 – 2011).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngoài ra trong luận văn còn có các phần: Tài liệu tham khảo, Phụ lục
và Mục lục.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN

Đặc trƣng dân tộc học của một cộng đồng ngƣời từ văn hóa vật chất, tổ
chức xã hội đến đời sống tinh thần… đều ít nhiều chịu tác động của yếu tố tự
nhiên. Do vậy, khi khái quát về một tộc ngƣời nào đó không thể không đề cập
tới các khía cạnh về tự nhiên, môi trƣờng sinh thái nơi tộc ngƣời cƣ trú.

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” cho biết: “Huyện Đồng Hỷ ở cách
phủ 14 dặm về phía đông bắc, đông tây cách nhau 41 dặm, nam bắc cách
nhau 79 dặm. Phía đông đến địa giới huyện Tư Nông 6 dặm, phía tây đến địa
giới huyện Phú Lương phủ Tùng Hóa 35 dặm, phía nam đến địa giới huyện
Phổ Yên 45 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Vũ Nhai 52 dặm” [54, tr.157].
Hiện nay, Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên cách
trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Tây bắc. Địa phận của huyện trải
dài từ 21
0
23

đến 21
0
51

vĩ bắc 105
0
46

đến 106
0
04

kinh đông. Phía bắc giáp
huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố
Thái Nguyên, phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lƣơng
và thành phố Thái Nguyên.
Địa hình của huyện Đồng Hỷ có đặc điểm thấp dần từ Đông Bắc xuống
Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt biển là 80m, nơi cao nhất là Lũng

Phƣơng (xã vân Lăng) và Mỏ Ba (xã Tân Long) trên 600m; nơi thấp nhất là
xã Đồng Bẩm, Huống Thƣợng 200m. Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi
cao, chia cắt phức tạp, nhiều khu suối với độ cao trung bình 120m; vùng giữa
có địa hình đồi núi bát úp xen kẽ những cánh đồng tƣơng đối phẳng. Với đặc
điểm đó, tuy có khó khăn về giao thông nhƣng lại có thế mạnh để phát triển
lâm nghiệp cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Loại hình đất đai khá đa dạng, trong đó đất núi chiếm 49% hình thành
do sự phong hóa trên đá Macma, đá biến chất, đá trầm tích. Đất đồi chiếm
36%, chủ yếu hình thành trên cát kết, bội kết, phiến sét và một phần phù sa cổ
kiến tạo. Ruộng đất bãi chiếm hơn 10% đƣợc phân bố dọc theo sông, suối
chịu tác động của chế độ thủy văn. Loại đất có giá trị trong sử dụng nông
nghiệp là chủ yếu là đất feralit màu nâu vàng phát triển trên đá phù sa cổ, tập
trung phần lớn ở các xã Tân long, Hóa Trung… tạo điều kiện cho phát triển
cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc), cây
ăn quả (vải, nhãn, táo); đồng thời có khả năng cải tạo để làm đồng cỏ phát
triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, loại đất phù sa đƣợc bồi đắp bởi các con sông:
Sông Cầu, Sông Công.v lại phân bố trên một dải dất rộng tập trung nhiều ở
một số xã: Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Cam Giá.v rất thích hợp cho việc trồng
cây rau màu và cây lƣơng thực.
Thái Nguyên nói chung và Đồng Hỷ nói riêng đều mang những đặc
điểm khí hậu của miền Bắc nƣớc ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa.Tuy nhiên, ở
Đồng Hỷ vẫn có những đặc điểm riêng, mang tính tiểu vùng, theo sách“Đại
Nam nhất Thống chí”: “Các huyện Tư Nông, Đồng Hỷ, Phú Lương, Bình
Xuyên, khí lam chướng hơi nhẹ” [54, tr.163]. Khí hậu đƣợc chia làm hai mùa
rõ rệt mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22
0
C, nhiều năm cao nhất đạt 27

0
C,
thấp nhất là 20
0
C. Mùa hè tiết trời khá nóng bức, mùa đông lạnh, ảnh hƣởng
không tốt đến độ sinh trƣởng của cây trồng. Lƣợng mƣa trung bình là
2200mm/năm. Mùa mƣa nƣớc sông dâng cao thƣờng gây lũ lụt ảnh hƣởng tới
mùa màng và đời sống nhân dân.
Sông suối nhìn chung đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và
Đông Bắc chảy vào Sông Cầu. Huyện Đồng Hỷ có ba con sông lớn: Sông
Công, sông Linh Nham, sông Cầu.
Sông Công bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (Định Hóa), chảy qua các
huyện Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ, đổ vào Hồ Núi Cốc và theo hƣớng Tây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bắc Đông Nam đi vào địa phận thành phố rồi xuống huyện Phổ Yên. Sông
Linh Nham chảy từ Khe Mo, Hóa Trung, qua Linh Sơn hợp lƣu với sông Cầu.
Con sông lớn nhất chảy theo hƣớng Bắc Nam dài 47 km, nằm ở biên
giới phía Tây huyện Đồng Hỷ là sông Cầu. Sông Cầu phát nguyên từ xã Bằng
Phúc (huyện Chợ Đồn), qua vùng Bạch Thông, Phú Lƣơng, Võ Nhai đến địa
phận Đồng Hỷ rồi đổ về Phú Bình, Phổ Yên sang vùng Bắc Ninh. Sông là
nguồn cung cấp nƣớc chính của cả huyện đồng thời cho phép khai thác vận tải
đƣờng thủy với tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dƣơng Ngoài ra
trong địa bàn huyện còn có các con suối: Khe Mo, Ngàn Me, Thác Rạc có giá
trị không nhỏ trong việc phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Đồng Hỷ có hệ thống giao thông đƣờng bộ tƣơng đối hoàn chỉnh với
tổng chiều dài 729,8km, trong đó có 15,5km quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi
Lạng Sơn là tuyến giao thông quan trọng nhất; đƣờng liên xã 57,5km, đƣờng
xã 170km và đƣờng liên xóm 403,9km. Mật độ đƣờng toàn mạng lƣới là
13,4km/km

2
; 67,2km/1 vạn dân 100% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm; hầu
hết đƣờng liên xã, liên xóm đều đƣợc bê tông hóa.
Huyện Đồng Hỷ nằm ở vành đai sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam,
thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng nên tài nguyên khoáng sản khá
phong phú. Sử sách cũ cho biết: “vàng…mỏ Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 6
lạng, sắt ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ và Phú Lương”[54, tr.180]. Cụm mỏ
sắt ở Trại Cau có trữ lƣợng lớn, là mỏ đƣợc xếp vào loại có chất lƣợng sắt tốt
nhất. Ngoài ra còn có các loại khoáng sản có giá trị nhƣ: Chì, kẽm ở làng
Hích, làng Mới, đá vôi ở Hóa Thƣợng…
Xƣa kia, trên các đồi, rừng có nhiều loại tre, nứa, song, mây,cỏ tranh, lá
cọ và các loại gỗ quý nhƣ: lim,táu, đinh, sến…nhiều loại chim, thú hiếm nhƣ:
hƣơu, nai, gấu, hổ, lợn rừng, chim công… cũng sẵn có ở Đồng Hỷ. Quốc sử
quán triều Nguyễn có chép: “Cỏ tranh,lá cọ, các loại mây, hậu phát, sa nhân,
tre nứa,tre gai, tre hoa (tức ban trúc có hình tròn như hình trôn ốc, chất cứng
rắn, người ta thường dùng làm đòn cáng), gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ tấu, gỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

xoan các thứ kể trên đều sẵn ở các châu Động Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương” [54,
tr.180 - 181].
Trong những năm gần đây, rừng cây hầu hết đã bị phá trụi, một số
lâm thổ sản trở nên khan hiếm. Do tác động của điều kiện khí hậu có mùa
khô lạnh, đất đai xói mòn, địa hình lại dễ khai thác. Hiện nay, đa phần là
rừng tái sinh, trong rừng còn rất ít gỗ quý chủ yếu là cây mọc nhanh nhƣ:
dẻ, thông, thành ngạnh…về động vật cũng chỉ tập trung ở một số loài:
chim, chồn, sóc Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ngƣời dân
đã ý thức đƣợc mối nguy hại của nạn phá rừng, phong trào trồng cây, gây
rừng đang đƣợc duy trì thực hiện.
Nhìn chung cảnh quan môi trƣờng sinh thái nơi ngƣời Sán Dìu cƣ
trú chủ yếu ở vùng Trung du bán sơn địa, với nhiều gò đồi thấp, đất đai

cằn cỗi nhƣ: một số xóm của xã Nam Hòa, Hợp Tiến,… cũng có một số
nơi địa hình bằng phẳng và đất đai màu mờ hơn nhƣ: xã Hóa Thƣợng, …
Bên cạnh những mặt khó khăn, đặc điểm địa lý tự nhiên cũng có những
thuận lợi tạo điều kiện cho sản xuất góp phần ổn định và nâng cao cuộc sống
cho ngƣời dân, đây là cơ sở để đồng bào bảo tồn và phát huy những hoạt động
văn hóa.
1.2. Đồng Hỷ qua các thời kỳ lịch sử
Theo sự phản ánh trong cuốn “Địa chí Thái Nguyên”: “Huyện Đồng Hỷ
được thành lập từ thời nhà Trần. Năm 1469, dưới triều vua lê Thánh Tông đổi
thành Đồng Hỷ; sau đổi là huyện Đồng Gia, rồi lại đổi thành Đồng Hỷ; là
một trong bảy châu, huyện thuộc phủ Phú Bình” [43, tr.931].
Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, phạm vi địa giới của huyện có
sự thay đổi. Trong thời nhà Nguyễn kể từ năm Gia Long thứ 12 (1813) thành
trấn Thái Nguyên đƣợc đặt ở làng Đồng Mỗ và “Năm Minh Mệnh thứ 16 đổi
đặt lưu quan lãnh 9 tổng 33 xã” [43, tr.931- 932]. Năm 1901 chính quyền
thực dân Pháp cùng với sự điều chỉnh địa giới cấp tỉnh, bỏ cấp phủ, đặt cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

châu, huyện trực thuộc tỉnh đã cắt ba tổng Vân Lăng, Thƣợng Nùng, Linh Sơn
về châu Võ Nhai; tách xã Thịnh Đán, Sa Kiệt khỏi tổng Túc Duyên để thành
lập tổng Thịnh Đán. Đổi tổng Đồng Bang thành tổng Cam Giá, tách xã Vân
Hán khỏi tổng Cam Giá để thành lập tổng mới Vân Hán. Nhƣ vậy, nếu đầu
thời Nguyễn Đồng Hỷ có 9 tổng 33 xã thì đến đầu thế kỉ XX còn lại 7 tổng
gồm có: Túc Duyên, Thịnh Đán, Niệm Cuông (Niệm Quang), Hóa Thƣợng,
Cam Giá, Huống Thƣợng, Vân Hán.
Cách mạng tháng Tám thành công (1945) Thái Nguyên trở thành thị
xã tỉnh lỵ Thái Nguyên, tách ra khỏi huyện Đồng Hỷ. Năm 1957 theo
quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, xã Mỏ Sắt thuộc huyện Yên Thế
(Bắc Giang) chuyển giao về huyện Đồng Hỷ. Huyện Đồng Hỷ có tất cả là
29 xã bao gồm: Hợp Tiến, Cây Thị, Tân Long, Huống Thƣợng, Văn Hán,

Minh Lập, Khe Mo, Linh Sơn, Cao Ngạn, Hóa Thƣợng, Hóa Trung, Phúc
Hà, Thịnh Đán, Phúc Xuân, Phúc Trìu,Tân Cƣơng, Thịnh Đức, Tích
Lƣơng, Tân Quang, Bá Xuyên, Bình Sơn, Phúc Tân, Quang Vinh, Đồng
Bẩm, Đồng Quang, Túc Duyên, Cam Giá, Gia Sàng. Năm 1958 Chính phủ
quyết định lấy một phần đất của các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Hóa
Thƣợng để thành lập thị trấn Núi Voi và tiểu khu Chiến Thắng trực thuộc
thành phố Thái Nguyên. Từ ngày 19 tháng 10 năm 1962, theo quyết định
số 114 của phủ Thủ tƣớng, thị xã Thái Nguyên đƣợc nâng cấp trở thành
trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Sáu xã của Đồng Hỷ bao gồm: Gia Sàng,
Cam Giá, Đồng Mỗ, Đồng Quang, Quang Vinh, Đồng Bẩm đƣợc giao về
thành phố Thái Nguyên. Tháng 7 năm 1985 theo quyết định số 102 của
Hội đồng Bộ trƣởng về điều chỉnh địa giới một số huyện, thành phố thuộc
tỉnh Bắc Thái. Theo đó Đồng Hỷ bàn giao cho thành phố bảy xã và tiếp
nhận từ huyện Võ Nhai bốn xã. Sau khi tiếp nhận tiểu khu Chiến Thắng
và thị trấn Núi Voi, huyện đã hợp nhất hai đơn vị này thành thị trấn Chùa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

hang. Hiện nay, Đồng Hỷ có 20 đơn vị hành chính gồm 17 xã và 3 thị
trấn (240 xóm, 58 tổ dân phố).
Theo dòng chảy của lịch sử Đồng Hỷ cũng là nơi có nhiều đổi thay về
địa danh và địa giới. Những thay đổi đó có ảnh hƣởng đến: sự có mặt của các
tộc ngƣời, về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa ở địa phƣơng.
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ
1.3.1. Các thành phần dân tộc
Đồng Hỷ là địa bàn cƣ trú của các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,
Dao, Sán Chay Trong quá trình lịch sử, do nhiều nguyên nhân khác nhau,
cƣ dân nơi đây đã tiếp nhận dòng ngƣời di cƣ từ miền xuôi lên và từ phía bắc
xuống. Họ tìm đến Đồng Hỷ để sinh cơ lập nghiệp cùng cộng cƣ lâu dài tại
đây. Theo số liệu thống kê thành phần các dân tộc trong huyện Đồng Hỷ đƣợc
thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Các thành phần Dân tộc của huyện Đồng Hỷ năm 2009
Đơn vị tính: người
TT
Thành phần Dân tộc
Số ngƣời
Tỉ lệ (%)
1
Kinh
62.372
57.90 (%)
2
Sán Dìu
16.322
15.10 (%)
3
Nùng
15.134
14.00 (%)
4
Dao
5.796
5.40 (%)
5
Tày
2.969
2.80 (%)
6
Hmông
2.395
2.20 (%)

7
Sán Chay
2.229
2.10 (%)
Tổng số
107.769
100%
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên)
- Dân tộc Kinh, có mặt làm ăn sinh sống và quần tụ ở đây khá sớm
ngay từ thời Lý - Trần. Họ đa số là dân di cƣ từ miền xuôi lên bằng nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

con đƣờng khác nhau. Vào thời Nhà Trần, nhà Lê làng xóm của ngƣời Kinh
đã hình thành do các cuộc di thực từ Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hƣng Yên… Một bộ phận không nhỏ là những ngƣời đi buôn bán, làm ăn
rồi ở lại Thái Nguyên hoặc dân tha phƣơng cầu thực lên khai phá ruộng
đất, buôn bán sinh cơ lập nghiệp tại đây. Bên cạnh đó, còn có mặt của các
quan quân triều đình theo chế độ “lưu quan” của nhà Nguyễn. Họ mang
theo gia đình, bà con trong dòng tộc và định cƣ lâu dài ở địa phƣơng. Thời
thuộc Pháp hàng ngàn vạn dân ở đồng bằng Bắc Bộ đƣợc mộ lên Thái
Nguyên làm lao động trong các đồn điền hầm mỏ của chính quyền Thực
dân. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, khi Thái Nguyên là thủ đô
kháng chiến thì số lƣợng ngƣời Kinh đến đây cƣ trú ngày càng tăng. Sau
hòa bình lập lại (1954) với việc khu công nghiệp luyện kim đƣợc xây dựng
số ngƣời Kinh là cán bộ, công nhân viên chức… đến lập nghiệp ở đây ngày
càng nhiều. Đầu thế kỉ XX một bộ phận dân cƣ ở Nam Định, Hƣng Yên,
Thái Bình… đƣợc vận động lên đây tham gia sản xuất phát triển kinh tế -
xã hội, văn hóa. Cùng thời gian này, nhà nƣớc mở rộng xây dựng các công,
nông trƣờng thu hút hàng ngàn ngƣời đến đây lập nghiệp làm cho số lƣợng
ngƣời Kinh tăng lên đáng kể. Năm 1960 Ngƣời Kinh ở Đồng Hỷ là: 54.586

triệu ngƣời đến 2009 tăng lên 62.372 triệu ngƣời.
Trong nửa đầu thế kỉ XIX địa bàn cƣ trú của họ chủ yếu tập trung ở các
tổng: “Bốn tổng Túc Duyên, Niệm Quang, Huống Thượng, Đồng Bang đều là
người Kinh” [43, tr.799]. Ngày nay, ngƣời kinh cƣ trú tập trung chủ yếu ở các
xã nhƣ: Hóa Thƣợng, Huống Thƣợng, Chùa Hang, Linh Sơn, Khe Mo, Văn
Hán, Minh Lập …
Ngƣời Kinh sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và bán
nông nghiệp, trong đó mô hình kinh tế vƣờn đƣợc họ chú trọng, bên cạnh đó
còn tiến hành các hoạt động thủ công khác đặc biệt là nghề rèn, đan lát, làm
mộc. So với các dân tộc khác hoạt động trao đổi và buôn bán tƣơng đối phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

triển. Ở Thái Nguyên nói chung và Đồng Hỷ nói riêng từ trƣớc đến nay việc
thu mua nông lâm sản và cung cấp hàng hóa cho các làng bản đều do ngƣời
Kinh nắm giữ là chủ yếu.
Mặc dù, họ không cƣ trú biệt lập thành các làng riêng biệt mà xen kẽ
với các tộc ngƣời khác trong huyện, song tộc ngƣời này thƣờng chọn những
nơi nhƣ: dọc các đƣờng trục giao thông đi lại thuận tiện giao lƣu buôn bán,
vùng thấp, ven sông. Cƣ trú nhà trệt là một trong những truyền thống văn hoá
mà ngƣời Kinh vẫn giữ cho tới nay. Cách tổ chức xã hội có những nét khác
biệt so với vùng đồng bằng Bắc Bộ: ít có dòng họ lớn; vai trò của tộc trƣởng
rất mờ nhạt. Ngƣời Kinh chịu ảnh hƣởng sâu sắc các tôn giáo nhƣ: Phật giáo,
Nho giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo. Trong tang ma, cƣới xin cũng có
những tục lệ mang đậm tính tộc ngƣời: tang phục có sự phân biệt theo các thế
thứ: các con mang khăn áo xô trắng, các cháu chít khăn vải trắng, cháu trai
trƣởng thì mặc thêm áo vải trắng dài, thế hệ thứ ba chít khăn màu vàng, thế hệ
thứ tƣ chít khăn màu đỏ. Tất cả đồ tang phục phải sổ gấu và mặc trái theo lối
áo lột sống.
Trong quá trình sống xen kẽ, một bộ phận ngƣời Kinh cũng chịu ảnh
hƣởng văn hóa của các dân tộc anh em cùng cộng cƣ. Đồng thời, họ đem theo

các phong tục tập quán, sắc thái văn hóa miền xuôi nhƣ: tín ngƣỡng thờ
Thành hoàng làng… tác động không ít đến văn hóa các dân tộc khác trong
huyện trong đó có Sán Dìu.
- Dân tộc Tày là một trong những tộc ngƣời đến cƣ trú khá lâu đời, họ
thƣờng đƣợc các tộc ngƣời khác trong huyện gọi là “người Thổ”. Làng bản
chủ yếu cƣ trú cạnh các cánh đồng, ven suối, thung lũng và trục đƣờng giao
thông. Nhà thƣờng dựa lƣng vào núi, nhìn ra cánh đồng, đƣờng giao thông.
Về tôn giáo tín ngƣỡng, họ cũng có một số nét đặc trƣng riêng. Ngƣời
Tày quan niệm vũ trụ có ba thế giới bao gồm: Trời, Đất, Nƣớc, ở thế giới tầng
trời mỗi ngày dài bằng một năm, cƣ dân gần tầng trời là những ngƣời cao quý,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

sống thanh bạch, liêm khiết. Ngƣời Tày cho rằng con ngƣời ở tầng đất thì gần
với con ngƣời ở tầng trời hơn con ngƣời ở dƣới nƣớc. Ở cả ba thế giới cuộc
sống đều giống nhau đều sản xuất nông nghiệp, buôn bán…nhƣ con ngƣời.
Mỗi ngƣời sinh ra đều có một vị thần trên trời là Nam Tào coi giữ. Thờ cúng
tổ tiên là tín ngƣỡng quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày. Song
đồng bào không có tục thắp hƣơng vào ngày mồng một và rằm tháng giêng
mà chỉ thờ cúng vào các dịp lễ tết, giỗ chạp.
Đồng bào Tày có vốn văn nghệ dân gian khá phong phú với kho tàng
ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích viết bằng chữ nôm Tày đƣợc lƣu truyền
qua các thế hệ. Các hình thức nghệ thuật dân gian nổi tiếng nhƣ: hát then, thơ
lẩu…. với những điệu múa đặc trƣng: xiên tăng, chầu bụt.
- Dân tộc Nùng chủ yếu di cƣ từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên
Quang… xuống.Theo sự phản ánh của Lê Quý Đôn: “Giống người Nùng
đều là người 12 thổ châu ở Tiểu Chấn Yên, Quy Thuận, Long Châu, Điền
Châu, Phú Châu, Thái Bình, Lôi Tử Thành và Hướng Vũ thuộc Trung Quốc
làm nghề cày cấy, trồng trọt cùng chịu thuế khóa, giao dịch mặc áo vằn vải
xanh, cắt tóc, trắng răng, có người trú ngự đã đến vài ba đời, đổi theo tập
tục người Nam, quan bản thổ thường cấp cho họ một số ruộng làm khẩu

phần, bắt họ chịu binh xuất. Các xứ Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên đều
có giống người này”[21, tr.39].
Trên địa bàn Thái Nguyên có năm nhóm Nùng: Nùng Giang, Nùng
Inh, Nùng Phàn Slình, Nùng An, Nùng Cháo. Trong đó, ở Đồng Hỷ chủ yếu
là ngƣời Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình đây cũng là nhóm cƣ trú lâu đời nhất.
Địa bàn cƣ trú của họ thƣờng ở trong các thung lũng, chân núi, ven sông, ven
suối. Nửa đầu thế kỉ XIX họ tập trung ở: “Năm tổng:Thượng Nùng, Vân
Lăng, Hóa Thượng, Lịch Sơn, Minh Lý” [21, tr.799]. Hiện nay, họ tập trung
đa số ở: Chùa Hang, Linh Sơn, Cây Thị, Văn Lăng, Tân Long v Trải qua
quá trình lịch sử tộc ngƣời, họ đã tích lũy cho mình vốn văn hóa khá phong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phú mang đặc trƣng riêng của dân tộc mình. Một nét đặc trƣng khác biệt so
với các tộc ngƣời khác kể cả dân tộc Tày với ngƣời Nùng ai nhìn thấy mặt
trời trƣớc thì đƣợc làm anh, làm chị.
- Dân tộc Dao tập trung ở Đồng Hỷ chủ yếu là nhóm Dao Đỏ, Dao Lô
Gang, họ vốn là dân di cƣ từ các tỉnh Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lạng
Sơn…. Đồng bào Dao sống xen kẽ với các dân cƣ trong huyện, tập trung chủ
yếu ở các xã: Cây Thị, Hợp Tiến, Văn Lăng.v Trƣớc đây, ngƣời Dao thƣờng
cƣ trú tách biệt với các tộc ngƣời khác, nhƣng hiện nay họ sống đan xen và có
mối quan hệ cộng đồng với các dân tộc anh em. Tộc ngƣời Dao có vốn tri
thức dân gian phong phú trong chữa bệnh và giáo dục cộng đồng, nông
nghiệp, quản lý khai thác và bảo vệ rừng. Đồng thời họ cũng tích lũy đƣợc
một nền văn hóa phong phú thể hiện qua phong tục tập quán, kho tàng truyện
cổ dân gian… Cho tới ngày nay, bản sắc văn hóa truyền thống còn đậm nét
trong đời sống tộc ngƣời nhƣ: mối quan hệ bố chồng và nàng dâu còn khá
nghiêm khắc con dâu không đƣợc ngồi ăn cùng mâm với bố chồng; “tục cấp
sắc” mốc đánh dấu chuyển từ trẻ con sang ngƣời lớn.
- Dân tộc Sán Chay bao gồm hai nhóm: Cao Lan và Sán Chí. Theo kết
quả nghiên cứu của các nhà Khoa học ngƣời Cao Lan và Sán Chí đều là

những cộng đồng mới di cƣ sang Việt Nam cách đây một vài trăm năm. Con
đƣờng di cƣ của họ bắt đầu từ Quảng Đông (Trung Quốc) di cƣ sang Việt
Nam điểm đến đầu tiên là từ Hoành Bồ (Quảng Ninh), sau đó sang Lạng Sơn
và chuyển xuống Thái Nguyên sinh sống. Sự cƣ trú của họ tại Đồng Hỷ ngay
từ nửa đầu thế kỉ XIX, sách sử cũ đã có ghi chép lại những nét văn hóa khẳng
định dấu ấn của họ: “Mán Đại Bản con gái đến tuổi thì búi tóc lên đầu” [53,
tr.181]. Bên cạnh những nét văn hóa chung với các tộc ngƣời thiểu số ở miền
núi phía Bắc, họ cũng có những nét đặc trƣng riêng nhƣ: đa số gia đình chỉ
thờ tổ tiên từ hai đời riêng họ Hoàng thờ đến đời thứ ba, trên bàn thờ thì ma ở
đời thứ ba trở đi đƣợc thờ riêng tại bàn đặt trên cao ở góc nhà.

×