Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc h’mông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.91 KB, 31 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, là tế bào cấu thành xã hội.
Gia đình có bền vững thì xã hội mới bền vững. Không những thế, gia đình
chính là nơi giữ gìn gia phong, giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người
dân Việt Nam. Trong lịch sử phát triển của mình, gia đình vừa là một đơn vị
kinh tế, vừa là cái nôi đầu tiên và suốt đời nuôi dưỡng, giáo dục con người,
duy trì và phát triển những quan hệ tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Cùng với thiết chế giáo dục, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng
trong việc xã hội hoá con người, đưa con người từ con người sinh vật sang
con người xã hội. Qúa trình xã hội hoá trong gia đình được thực hiện chủ
yếu thông qua sự tương tác giữa vai trò người cha, người mẹ và các con
trong gia đình. Do những chức năng xã hội đặc thù của mình, gia đình đã
góp phần quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của đời sống xã hội, phát
triển kinh tế, ổn định xã hội, xây dựng các chuẩn mực và các giá trị đạo đức,
phong tục tập quán, lối sống văn hoá.
Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa
thật to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Gia đình thực hiện các chức năng của mình thông qua việc
thực hiện vai trò của các thành viên, mà trong đó vai trò của người vợ và
người chồng là trung tâm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện
nay, gia đình Việt Nam nói chung và trong các dân tộc ít người vùng núi
Tây Bắc nói riêng đang trải qua những biến đổi để thích ứng với điều kiện
mới. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện để gia đình trở thành một đơn vị
kinh tế tự chủ đầy tính năng động, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các
hoạt động và có khả năng cải thiện vị thế xã hội của mình.Tuy nhiên trong
1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
gia đình hiện nay cũng chứa đựng không ít những hiện tượng đáng lo ngại
như: con cái hư hỏng, phụ nữ làm việc quá sức, bất bình đẳng nam, nữ.


Những biến đổi tích cực và tiêu cực này có liên quan chặt chẽ đến vai trò
của người vợ và người chồng trong gia đình. Người vợ và người chồng đóng
vai trò như thế nào trong gia đình hiện nay? Khả năng thích ứng vai trò của
họ như thế nào? Địa vị của người chồng và vợ trong các gia đình đồng bào
dân tộc H’mông hiện nay ra sao?
Trong xã hội truyền thống ở nước ta người chồng, người cha có vai
trò trụ cột về kinh tế, là người kiếm miếng cơm, manh áo nuôi sống gia đình.
Còn người vợ làm nội trợ, chăm sóc con cái và phụ thuộc hoàn toàn vào
người chồng. Từ một số nghiên cứu về giới và gia đình cho thấy phụ nữ là
người làm chính các công việc trong gia đình. Sự phát triển của nền kinh tế
thị trường đã tác động rất mạnh mẽ vào sự biến đổi trong gia đình. Như
trước đây, người vợ chỉ có tham gia vào công việc đồng ruộng và chăm sóc
con cái, còn người chồng thì tham gia vào các công việc xã hội. Nhung trước
sự thay đổi của nền kinh tế, người vợ cũng đã tham gia vào các công việc
ngoài xã hội, và điều này đã làm cho các chức năng trong gia đình có sự thay
đổi lớn.
Người vợ, từ chỗ chỉ làm công việc nội trợ, nuôi dậy con cái cũng
tham gia tích cực vào công việc làm kinh tế, hoạt động xã hội như lĩnh vực
thương nghiệp, giáo dục và đào tạo, y tế, kinh doanh,… Tuy nhiên, ngoài
công việc bên ngoài xã hội thì phụ nữ vẫn phải đảm nhiệm các công việc
trong gia đình. Họ vẫn phải làm công việc như dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ,
chăm sóc con cái,…nhưng thấy được cái lớn nhất đó là sự tham gia của cả
người chồng và người vợ.
2
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đây vừa là vấn đề thực tiễn, cấp bách, vừa là vấn đề nhận thức khoa
học. Cho nên, nhóm sinh viên chúng em chọn đề tài: “Vai trò giới trong
sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc H’mông” (xã Lao
Chải- huyện Sapa- tỉnh Lào Cai).
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Nói tới gia đình là nói tới môi trường xã hội hoá đầu tiên của mỗi đứa
trẻ, là nguồn gốc, là cội nguồn của mỗi con người. Gia đình chính là nơi
định hướng giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi cá nhân. Là nơi nuôi dưỡng những
phẩm chất, những đức tính tốt của con người.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã làm cho các chức năng, vị
thế, vai trò của các thành viên trong gia đìnhcó sự thay đổi. Sự thay đổi này
trong gia đình đã tác động rất lớn đến phong tục, tập quán, thói quen ứng xử
trong gia đình Việt Nam truyền thống, các giá trị mới xuất hiện đã phá vỡ
các giá trị truyền thống. Chính vì thế mà gia đình đã trở thành vấn đề quan
tâm của toàn xã hội.
Trước sự biến đổi về vị trí, vai trò của các thành viên trong gia đình
hiện nay, có rất nhiều các đề tài nghiên cứu của một số tác giả liên quan đến
vấn đề gia đình như:
- Vài nhận xét về vai trò chăm sóc và dạy dỗ của người cha (Mai
Huy Bích- Viện Xã hội học- 2003). Trong bài viết của mình, tác giả đã đề
cập đến vai trò của người cha trong gia đình. Sự có mặt hay vắng mặt của
người cha có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành tính cách, nhân cách
của con cái.
- Nghiên cứu đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống để xây
dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH (TS. Ngô Thị Ngọc
3
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Anh – Vụ Gia đình). Trong đó đề tài nghiên cứu về việc Xác định những đặc
thù của gia đình Việt Nam truyền thống. Khẳng định những truyền thống tốt
đẹp, tích cực cần được kế thừa, phát huy; đồng thời, nêu rõ những yếu tố lạc
hậu, bảo thủ cần loại bỏ để tiến tới xây dựng gia đình Việt Nam trong giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế toàn cầu hoá.
- Gia đình hiện đại: Phân chia vai trò và vấn đề thủ lĩnh (TS
Nguyễn Thị Thu Hà- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại
học Quốc gia Hà nội) trong đó đề tài nghiên cứu vai trò của mọi thành viên

và chỉ ra ai là người thủ lình đứng đầu trong gia đình.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong gia đình (TS Phạm
Quyết- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trong đó nghiên cứu
cách giáo dục trong các gia đình áp dụng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tác giả Trần Thị Kim Xuyến trong tác phẩm “Gia đình và những
vấn đề của gia đình hiện đại”, nhà xuất bản thống kê, 2001. Tác giả đã cho
thấy sự biến đổi xã hội đến vai trò giới trong gia đình, Vai trò nam và nữ
trong gia đình trong cư dân ven đô. Từ đó cho thấy vai trò sản xuất của lao
động nam nữ, vai trò đóng góp kinh tế, vai trò nam và nữ trong công việc gia
đình, vai trò quyền lực nam và nữ trong gia đình và sự ảnh hưởng của kinh
tế thị trường đến vai trò kép của phụ nữ.
- Báo cáo “Khác biệt giới trong sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam”
(Các phát hiện quan trong trọng về giới : điều tra mức sống ở Việt nam lần
2, 1997 – 1998. Báo cáo do tổ chức nông nghiệp – lương thực và chương
trình phát triển liên hiệp quốc tại Hà Nội – Việt Nam xuất bản). Bài này cho
thấy sự khác biệt về giới khá rõ nét về sự khác biệt giới trong cách thức tạo
thu nhập và phân bổ thời gian làm việc, trong các khu vực xã hội như giáo
dục, dinh dưỡng, sức khỏe và sử dụng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe.
4
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khảo sát mối quan hệ tương tác giữa lĩnh vực kinh tế và xã hội khi xác định
tình trạng bất bình đẳng về mức sống.
- Tác giả Vũ Tuấn Huy với bài “ Vai trò người cha trong gia đình”.
Xã hội học số 4(80),2002. Bài này đề cập đến vai trò của người cha trong gia
đình như là người cung cấp nguồn sống. Vai trò người cha trong gia đình
trong việc nuôi dưỡng con cái và tác động của vai trò người cha đối với con
cái trong gia đình.
Như vậy có thể nó rằng rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoa
học đề cập đến khía cạnh khác nhau về gia đình nói chung, và vài trò của các
giới nói riêng. Những bài viết, những công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa

rất lớn trong việc phát huy vai trò, khả năng ảnh hưởng của giới đối với việc
sản xuất và tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường đã và đang tác động
mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống của gia đình và xã hội.
3. Ý nghĩa khoa học và nghĩa thực tiễn.
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nghiên cứu là một quá trình vận dụng một số tri thức, một số
phương pháp nghiên cứu, hệ thống các lý thuyết, một số khái niệm xã hội
học nhằm tìm hiểu về vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất tại các gia
đình dân tộc H’mông. Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ hơn một số vấn đề lý
luận với thực tiễn, là cơ sở thực nghiệm, kiểm chứng các lý thuyết xã hội
học và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu các vấn đề xã hội, đồng thời
thông qua đó nhằm góp phần phát triển lý thuyết xã hội học mà cụ thể trong
đề tài này là lý thuyết vai trò, lý thuyết cấu trúc- chức năng. Từ đó nêu ra
những cơ sở khoa học về việc thay đổi vai trò giới trong sản xuất và tái sản
xuất của các dân tộc nói chung, gia đình dân tộc H’mông nói riêng.
5
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu vai trò giới trong sản xuất và tái sản
xuất trong các gia đình dân tộc H’mông, đề tài chỉ ra một số khía cạnh vai
trò, chức năng, mối quan hệ giữa các giới trong sản xuất và tái sản xuất.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tìm thấy sự khác nhau giữa
vai trò của người vợ và người chồng ở xã Lao Chải- huyện Sapa.
- Phân tích thực trạng vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất của
các gia đình dân tộc.
- Phân tích sự biến đổi trong vai trò giới.
- Chỉ ra các nhân tố tác động tới vai trò giới.
- Tìm hiểu nghiên cứu, đánh giá về vai trò của người vợ và người
chồng

- Đề xuất những kiến nghị và giải pháp để người dân có cái nhìn đúng
đắn hơn về vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất tại địa bàn nghiên cứu.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất tại các gia đình dân tộc
H’mông hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnh
Lào Cai).
5.2. Khách thể nghiên cứu:
Các hộ gia đình trên địa bàn xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnh Lào Cai.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
6
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Địa bàn nghiên cứu: xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnh Lào Cai.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 8 năm 2011.
- Phạm vi nội dung: Trong vai trò của giới có ba vai trò là vai trò sản
xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng nhưng ở đây đề tài của chúng
tôi tập trung vào nghiên cứu hai vai trò là vai trò sản xuất và vai trò tái sản
xuất. Từ đó để chỉ ra được vai trò của giới.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp luận:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác- Lênin, bao gồm
chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó, nguyên
tắc lịch sử, cụ thể, khách quan, toàn diện được quan tâm, vận dụng và tuân
theo một cách chặt chẽ. Vận dụng phương pháp luận trong đề tài này, nhóm
sinh viên đặt ra sự thay đổi vai trò giới trong tiến trình ảnh hưởng của bối
cảnh kinh tế- xã hội hiện nay. Ngoài ra, chúng tôi còn chú trọng đến yếu tố
trình độ học vấn, nghề nghiệp,…có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi vai
trò của giới trong các gia đình dân tộc H’mông.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Để tiến hành việc thu thập xử lý thông tin và phân tích thông tin phục

vụ cho đề tài nghiên cứu, nhóm sinh viên sử dụng một số phương pháp xã
hội học cụ thể như sau:
6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
Trên cơ sở những thông tin thu được trong cuộc điều tra thực tế, đề tài
còn tham khảo một số tài liệu như báo cáo, giáo trình chuyên nghành, công
7
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
trình nghiên cứu của một số tác giả. Thông tin thu thập được tiến hành phân
tích trên cơ sở kế thừa và sử dụng có chọn lọc nghiêm túc, khoa học.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu 3 nam giới.
Phỏng vấn sâu 3 phụ nữ.
Phỏng vấn sâu 2 thanh niên (chưa có gia đình).
6.2.3. Phương pháp quan sát:
Phương pháp trực quan giúp quan sát trực tiếp thái độ của người được
phỏng vấn để đánh giá độ tin cậy, cũng như thái độ thực tế của họ trong sự
phân công lao động của gia đình.
7. Gỉa thuyết nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này chúng tôi nêu ra một số giả thuyết:
Trong gia đình dân tộc H’mông ở xã Lao Chải- Sapa hiện nay, sự
phân công vai trò giới vẫn theo kiểu truyền thống chiếm ưu thế; một bộ
phận khá lớn người vợ đóng vai trò quan trọng trong lao động sản xuất và
nội trợ của gia đình, song vị thế của họ rất thấp; quyền lực trong gia đình
phần lớn vẫn thuộc về người chồng.
Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố khách quan có tác động mạnh
mẽ tới việc đảm nhận vai trò của giới trong gia đình. Việc đảm nhận vai trò
của họ dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và chịu sự chi
phối của nó. Trên cơ sở chức năng của gia đình, vai trò của giới được thể
hiện trong các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống gia đình như: Hoạt
động sản xuất, nội trợ và giáo dục con cái. Ngược lại các lĩnh vực hoạt động

8
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
của đời sống gia đình chỉ được tiến hành khi người vợ, người chồng thực
hiện các chức năng của mình.
Quá trình thực hiện vai trò của giới là quá trình tạo lập vị thế của họ
trong gia đình. Việc thực hiện vai trò càng phù hợp với vị thế bao nhiêu thì
vị thế của họ càng được củng cố và tăng cường bấy nhiêu. Ngược lại vị thế
không chỉ qui định vai trò mà nó còn tạo điều kiện cho người vợ và người
chồng làm tốt hay không làm tốt vai trò của mình khi họ ở những vị thế nhất
định.
9
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU.
1.1. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu
1.1.1. Lý thuyết vai trò:
Theo Parsons thì vai trò được xem là những đòi hỏi xã hội đặt ra với
các vị thế xã hội. Vai trò xã hội là mô hình được xác lập một cách khách
quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện
quyền và nghĩa vụ tương ứng với từng vị thế đó.
Cũng theo ông có 5 loại vai trò khác nhau: có sẵn hoặc không có sẵn,
rộng hoặc hẹp và có thể có những động cơ khác nhau trong từng xã hội khác
nhau. Như vậy, vai trò không phải là một cái gì bất biến. Để cá nhân thực
hiện tốt các vai trò, một mặt đòi hỏi chuẩn mực do xã hội đặt ra phải rõ ràng,
mặt khác cá nhân phải học hỏi trong quá trình xã hội hoá về các vai trò.
Thực tế trong xã hội hiện đại khi cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội,
họ sẽ mang nhiều vị thế và từ đó xuất hiện các vai trò khác nhau, một người
có thể đảm nhận nhiều vai trò.
Vai trò của người chồng và người vợ trong các gia đình dân tộc

H’mông được xác định rộng và nó thay đổi theo từng điều kiện xã hội khác
nhau. Trong xã hội phong kiến thì vai trò giới luôn dược đề cao đặc biệt là
người cha, người chồng là trụ cột chính trong gia đình, và trong xã hội hiện
đại thì vai trò của người cha được nhắc đến cùng với vai trò của người mẹ.
10
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1.2. Lý thuyết chức năng :
E.Durkhiem cho rằng xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải dựa
trên những cở sở giá trị chung.Theo ông có hai loại giá trị cơ bản: xã hội
phải được kiểm soát để xã hội có trật tự mới tồn tại, phát triển được và xã
hội phải đoàn kết.
Quan điểm về đoàn kết và kiểm soát xã hội được xây dựng trên sự
đồng thuận và sự hài hoà. Cơ sở của trật tự xã hội này nằm trong mạng lưới
của hệ thống giá trị. Sự đồng thuận về hệ thống giá trị có ý nghĩa là mọi
người trong xã hội nhất định đều nhất trí với nhau về một cái gì đó là tốt, là
quá trình mong ước…khi đó, các thành viên trong xã hội hợp tác với nhau
để hành động, những hành động này tồn tại trong tất cả các thiết chế xã hội,
trong đó có thiết chế gia đình.
Lý thuyết chức năng coi xã hội là một hệ thống và trong xã hội lại có
những tiểu hệ thống và gia đình chính là một trong những tiểu hệ thống đó.
Mỗi tiểu hệ thống đều phải nhận thức và thực hiện những chức năng của
mình thì xã hội mới tồn tại, phát triển.
1.2. Các khái niệm công cụ:
1.2.1. Khái niệm gia đình:
Gia đình với tính chất là tế bào của xã hội đã tồn tại từ lâu trong sự
phát triển của lịch sử. Cơ sở của nó là mối quan hệ hôn nhân huyết thống và
thân tộc.
11
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Theo quan niệm chung nhất, gia đình là một nhóm đặc thù, có đặc

trung cơ bản là được thiết lập trên cơ sở hôn nhân mà từ đó hình thành các
quan hệ, huyết thống ruột thịt giữa các thành viên.
Gia đình- đơn vị (nhóm xã hội nhỏ) hình thức tổ chức quan trọng nhất
của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là
quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và
những người thân tộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung.
Gia đình là một nhóm người mà quan hệ giữa họ với nhau dựa trên cơ
sở dòng dõi máu mủ, do đó họ là bà con họ hàng với nhau (Kinslay Davis,
nhà dân số học- xã hội học Mỹ).
Gia đình thường xuyên biến đổi theo sự thay đổi của xã hội và chắc
chắn, nó sẽ để lại những hậu quả trực tiếp hay gián tiếp trên mỗi thành viên
hay mỗi quá trình mà nó tham gia.
Theo hướng vĩ mô: gia đình được hiểu như một thiết chế với cấu trúc
và những chức năng xã hội nhất định_ G.Endrweit và G.Trommsdorff; "La
Sociologie et les sciences de societe" của nhóm tác giả người Pháp
Theo hướng vi mô, gia đình được định nghĩa là một nhóm xã hội với những
tiêu chí cụ thể, bao gồm có hôn nhân, huyết thống và cùng chia sẻ các lợi ích
cũng như nền văn hoá chung; và các tiêu chí về quan hệ nghĩa dưỡng, quan
hệ giới, khuyết thiếu (nảy sinh từ các hình thức sống mới của gia đình trong
xã hội hiện đại).
Song chủ yếu vẫn là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Việc nhìn
nhận, đánh giá gia đình cần được đặt trong trong bối cảnh kinh tế, văn hoá,
xã hội, vào từng thời điểm và từng góc độ nghiên cứu cụ thể
"Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết
thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn
12
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung"
Cấu trúc gia đình được xác định chính là những thành tố tạo nên gia đình và
quan hệ qua lại giữa các thành tố đó. Nói một cách khác, cấu trúc gia đình là

số lượng, thành phần và mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong
gia đình. Từ đây, ta có thể thấy gia đình được cấu trúc theo chiều dọc và
chiều ngang: Chiều ngang là quan hệ hôn nhân và chiều dọc là quan hệ
huyết thống.
1.2.2. Khái niệm vai trò:
Vai trò là mô hình hành vi xã hội được xác lập một cách khách quan
căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị trí, vị thế nhất định để thực
hiện quyền hạn và trách nhiệm tương ứng với các vị trí, vị thế đó. Như vậy,
vai trò thể hiện những đòi hỏi của xã hội với các vị thế xã hội. Những đòi
hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực, giá trị xã hội. Trong các
xã hội khác nhau các chuẩn mực và giá trị xã hội là không đồng nhất, vì vậy
vai trò xã hội cũng không đồng nhất. Ngay trong một xã hội, những quyền
hạn và trách nhiệm của các vị thế xã hội, những mô hình hành vi được mong
đợi trong các nhóm xã hội cũng khác nhau. Mỗi nhóm cũng có thể đặt ra
những đòi hỏi về hành vi khác nhau từ một vị thế xã hội.
Vai trò xã hội có hai loại mà chúng ta cần phải phân biệt một cách rõ
ràng là vai trò hình thức và vai trò cá nhân.
Vai trò hình thức là vai trò xã hội do quyền lực của vị thế xã hội tạo
ra. Mô hình hành vi của vị thế chỉ giới hạn ở phạm vi quyền lực của vị thế
đó.
Vai trò cá nhân là vai trò xã hội do uy tín cá nhân tạo ra. Uy tín cá
nhân phụ thuộc vào năng lực hành vi xã hội của mình, nó chứa đựng những
13
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
tri thức, kỹ năng lao động, đạo đức, tình cảm, sự đoàn kết thương yêu lẫn
nhau.
Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, vai trò của giới có nhiều
thay đổi. Nếu như, trước kia người mẹ (người vợ) có vai trò là người trông
nom nhà cửa, nuôi dậy và chăm sóc con cái, thì ngày nay người vợ tham gia
sâu hơn vào công việc xã hội, công việc làm kinh tế và đã có nhiều phụ nữ

thành đạt. Ngược lại, người cha (người chồng) ở gia đình truyền thống có
vai trò là người kiếm miếng cơm manh áo nuôi sống gia đình, ngày nay
ngoài công việc làm kinh tế, người chồng còn phụ giúp người vợ làm những
công việc trong gia đình, nuôi dậy và chăm sóc con cái, chăm sóc ông bà, bố
mẹ, thờ cúng tổ tiên, giao tiếp xã hội.
1.2.3. Khái niệm giáo dục:
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần thể chất của đối tượng nào đó nhằm làm cho đối tượng
ấy dần dần có được những yếu tố cần thiết cho những mục tiêu đề ra.
1.2.4. Khái niệm giới:
Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại học
nghiên cứu về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định chọn
nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn
và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ
không theo thực tế cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hoá, không
theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo xã hội và
các vùng địa lý khác nhau.
14
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó
được xây dựng nên trong xã hội.
1.2.5. Khái niệm vai trò giới:
Vai trò giới là những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông chờ
ở mỗi người với tư cách là nam giới hay phụ nữ. Trong đó cả nam và nữ đều
tham gia thực hiện cả ba vai trò là vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, vai
trò cộng đồng.
Vai trò sản xuất bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằng
tiền hoặc hiện vât để tiêu dùng hoặc trao đổi.
Vai trò tái sản xuất (sinh sản, nuôi dưỡng) bao gồm trách nhiệm sinh
đẻ, nuôi con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức

lao động (không chỉ bao gồm tái sản xuất sinh học, mà còn có cả chăm lo,
duy trì lực lượn lao động hiện tại và lực lượng lao động trong tương lai.
1.2.6. Khái niệm xã hội hoá:
Có nhiều quan điểm khác nhau về xã hội hoá như sau:
Xã hội hoá là quá trình các cá thể tiếp thu, học tập nền văn hoá của xã
hội mà anh ta sinh ra, tức là học các kinh nghiệm xã hội, học hỏi những gì
cần phải làm, những gì không được làm, học ngôn ngữ, học các chuẩn mực
giá trị của xã hội để thích ứng được với xã hội.
Xã hội hoá bao gồm tất cả các quá trình tiếp diễn văn hoá giao tiếp,
qua đó cá nhân phát triển bản chất xã hội và có khả năng tham gia vào đời
sống xã hội.
15
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Xã hội hoá là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, trong đó cá
nhân học hỏi và thực hành những tri thức, kỹ năng và phương pháp hành
động để hội nhập với xã hội.
Xã hội hoá là một diễn tiến ảnh hưởng tương hỗ giữa người này với
người khác, kết quả là sự chấp nhận những khuân mẫu, tác phong xã hội và
thích nghi với các khuôn mẫu đó.
Xã hội hoá là quá trình tiếp thu và nắm vững các khuân mẫu, hành vi,
những chuẩn mực và giá trị cần thiết để hoạt động có hiệu quả trong một xã
hội nhất định.
Tóm lại, xã hội hoá là quá trình tương tác giữa con người với con
người, con người với xã hội, qua đó con người với tư cách là cá thể học hỏi,
lĩnh hội, tiếp nhận những quy tắc văn hoá của xã hội; những kiến thức,
chuẩn mực và giá trị, những kỹ năng và phương pháp hành động để thực
hiện vai trò trên vị thế xã hội nhất định của mình. Trên cơ sở đó, cá thể biến
thành cá nhân, trở thành chủ thể xã hội.
16
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ GIỚI TRONG SẢN XUẤT VÀ TÁI SẢN
XUẤT Ở CÁC GIA ĐÌNH DÂN TỘC H’MÔNG.
2.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu:
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329
ha, chiếm 8,24 % diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong toạ độ địa lý từ 22
0
07’04’’ đến 22
0
28’46’’ vĩ độ bắc và 103
0
43’28’’ đến 104
0
04’15’’ kinh độ
đông.
- Phía bắc giáp huyện Bát Xát.
- Phía nam giáp huyện Văn Bàn.
- Phía đông giáp huyện Bảo Thắng.
- Phía tây giáp huyện Than Uyên và Tỉnh Lai Châu.
Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn. Thị trấn Sa Pa là trung tâm
huyện lỵ nằm cách thị xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam. Nằm trên trục
quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng đông bắc
và tây bắc.
Địa hình
Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung
bình từ 35 - 40
0
, có nơi có độ dốc trên 45
0
, địa hình hiểm trở và chia cắt phức
tạp. Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình

từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây -
Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m
và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển.
Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau:
17
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản
Khoang, Tả Phìn, San Sả Hồ. Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 %
diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 -
1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng
hiểm trở.
- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải,
Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm
29,72 % diện tích của huyện. Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai
của đỉnh Phan Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500 m, địa hình ít bị phân cắt,
phần lớn có kiểu đồi bát úp.
- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là Bản
Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ
có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện. Đặc trưng của
vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng
hẹp sâu.
Lao Chải là một xã thuộc huyện Sapa, tỉnh Lào Cai với tổng diện tích
tự nhiên là 3.623 ha được chia làm 5 thôn với 90 hộ. Số nhân khẩu toàn xã là
820 khẩu. Về nghề nghiệp chủ yếu của người dân là làm nương, bán đồ Tây,
xe ôm,…
Lao Chải có 07 trường bao gồm 01 trường mầm non, 05 trường tiểu
học, 01 trường trung học cơ sở và 01 tram y tế. Hiện nay, cả 7 trường và
trạm y tế trong xã đã thực hiện khá tốt công tác giáo dục, chăm sóc sức khoẻ
cho người dân tộc.
18

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Do thuận lợi ở vị trí địa lý khá gần với thị trấn Sapa một điểm thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước. Lao chải đã phát triển khá nhanh do có
khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
2.2. Vài nét về bối cảnh kinh tế xã hội, vai trò giới trong sản xuất
và tái sản xuất ở các gia đình dân tộc H’mông.
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội:
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, kinh tế nước ta còn khá lạc
hậu. Công nghiệp và nông nghiệp đều kém phát triển. Dưới ách thống trị của
các Lang, Thống Lí đời sống của nhân dân và đặc biệt đồng bào dân tộc
miền núi gặp rất nhiều khó khăn, lầm than.
Sau Cách mạng tháng Tám chúng ta bước vào hai cuộc kháng chiến
trường kì chống giặc ngoại xâm nên nền kinh tế nước ta bị tàn phá nặng nề,
làng mạc ruộng đất bị bỏ hoang, gia đình li tán. Sau ngày đất nước thống
nhất, chúng ta đứng trước những vận hội lớn cho sự phát triển. Tuy nhiên do
xuất phát điểm thấp lại phải gánh chịu những hậu quả do chiến tranh để lại,
cùng với những hạn chế trong nhận thức và hành vi gắn liền với nền kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp nên đất nước đã lâm vào sự khủng hoảng lớn.
Chính công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, đã tạo ra những chuyển
biến mạnh mẽ cho nền kinh tế đất nước ta. Kinh tế nước ta liên tục tăng
trưởng. Tính bình quân trong 20 năm đổi mới từ 1986 đến 2006, tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 6,82 % cao gần gấp đôi so với khoảng thời gian từ năm
1977 đến 1985. Nếu tính riêng 5 năm (2001-2005) là 7,51%.
Nông nghiệp nước ta có sự phát triển mạnh mẽ. Từ một nước thiếu ăn
đến nay chúng ta đã trở thành một cường quốc đứng đầu trên thế giới về
xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều…
19
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tỷ trọng khu vực kinh
tế nhà nước giảm dần do quá trình cổ phần hóa và phát triển mạnh khu vực

ngoài quốc doanh, nhưng vẫn giữ ở mức 38% , giữ mức chủ đạo.
Công tác xóa đói giảm nghèo cũng đạt được kết quả khả quan. Tỷ lệ
hộ đói nghèo từ 14% năm 2002 xuống đưới 12,5% năm 2003 và xuống dưới
10% năm 2006; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh đưỡng xuống 28% và giảm tỷ
suất sinh xuống còn 0,04%. Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận
dân cư có hướng thu hẹp, công bằng xã hội được chú trọng hơn.Các hoạt
động văn hóa, giáo dục thể thao tiếp tục phát triển về chiều rộng và chiều
sâu.Hệ thống đường giao thông được nâng cấp, nhiều trường học, trạm y tế,
nhà văn hóa được xây dựng.
Cùng với sự chuyển dịch của đất nước khu vực miền núi có nhiều sự
thay đổi. Trước thời kì đổi mới khu vực miền núi chủ yếu làm nghề nông thô
sơ, tự cung tự cấp như săn bắt, hái lượm, phát nương rẫy…Các mối quan hệ
của người dân miền núi không ra khỏi khu vực mình sinh sống, hoặc nếu có
rất ít. Chính điều này đã làm cho tính cố kết cộng đồng được nâng cao, song
bên cạnh đó làm hạn chế cho sự phát triển của các cá nhân và sự phát triển
kinh tế của khu vực kinh tế miền núi.
Ngày nay khi mà nền kinh tế đang trong thời kì mở cửa, khu vực
miền núi cũng nhanh chóng hòa nhịp với sự thay đổi đó. Sự thu hút các khu
công nghiệp, khu chế suất hay các khu du lịch ngày càng gia tăng. Chính
điều này cũng phần nào tạo cho người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng
thu nhập. Từ việc tăng thu nhập đời sống của người dân được nâng cao. Đó
cũng chính là động lực thúc đẩy kinh tế miền núi phát triển, đặc biệt là khu
vực giáp ranh với biên giới nước ngoài, các khu đô thị lớn.
20
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhưng cùng với sự biến đổi về kinh tế xã hội tác động mạnh mẽ đến
biến đổi về gia đình. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố chính
trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, dân số, môi trường, thiết chế gia
đình cũng đang biến đổi thích nghi với nững điều kiện mới. Những biến đổi
này diễn ra mạnh mẽ cả về quy mô và hình thức của gia đình và cơ cấu chức

năng của gia đình kéo theo đó là những biến đổi vai trò giới, các mối quan
hệ và các chuẩn mực văn hóa gia đình.
2.3. Vai trò giới trong gia đình người H’mông:
Vai trò của giới là những công việc hay dạng hoạt động mà người phụ
nữ và nam giới đang làm. Những loại công việc này khác nhau về tính chất
nghề nghiệp của các giới và nó dựa trên sự phân công lao động do xã hội
quy định. Xã hội định rõ chọn nam giới và nữ giới với những hành vi hành
động, công việc, trách nhiệm dựa trên sự khác biệt về giới tính của họ.
Giữa nam giới và phụ nữ có sự khác nhau rất rõ trong những công
việc đảm nhiệm trong gia đình.
2.3.1.Vai trò giới trong sản xuất
Nói đến gia đình là nói đến một môi trường gia đình tốt nhất cho con
người. Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra bắt đầu một
cuộc đời, bắt đầu sự nhận biết và trong suốt cuộc đời cho đến khi kết thúc, là
cội ngườn của tình cảm, điểm tựa của sự bình yên. Qúa trình xã hội hoá của
con người bắt đầu từ ngay trong gia đình. Vai trò xã hội mà con người sẽ
đóng sau này trong cuộc sống lao động sau này trong cuộc sống lao động
21
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
đều được chuẩn bị và học hỏi từ lúc cá nhân còn nhỏ, sống trong môi trường
gia đình.
Trong gia đình Việt Nam coi người cha người chồng có một vai trò
quan trọng. Câu ca dao “con không cha như nhà không có nóc” đã nói lên
tầm quan trọng của người cha đối với con cái trong gia đình. Trong gia đình
có người đàn ông làm trụ cột, họ gánh vác gia đình và có sự tác động rất lớn
đênns con cá. Giai đoạn này, người cha và người mẹ có sự dạy dỗ con cái
theo cách khác nhau. Người mẹ, do là người sinh ra, nuôi nấng con cái từ
nhỏ nên thương con, chiều con và luôn nói giọng dịu dàng, gần gũi con cái
hơn. Còn người cha, dạy con cái theo cách rất nghiêm khắc.
Người cha là lao động chính trong gia đình. Họ có sức khỏe, sự tinh

anh, tâm lí ổn định. Là người kiếm sống chính và duy trì cuộc sống một cách
đầy đủ. Họ có thu nhập vững chắc ổn định và đóng góp vào nguồn thu nhập
của gia đình là chính nên vị trí và vai trò của họ trong gia đình chiếm ưu thế.
Họ có quyền tham gia hoặc không tham gia các việc trong gia đình và có
quyền quyết định các vấn đề quan trọng (trích biên bản phỏng vấn sâu 2).
Mặc dù họ rất bận rộn trong công việc nhưng họ có quyết định cho
việc sản xuất cái gì và sản xuất ra sao. Người cha trong các gia đình dân tộc
miền núi vẫn còn quyết định các công việc nhà do họ rất gia trưởng. Họ có
quyền định đoạt cho người vợ và con phải làm gì và định hướng việc làm
buộc mọi người phải tuân theo (trích biên bản phỏng vấn sâu). Người đàn
ông miền núi thường làm các công việc nặng như phát nương rẫy, đốn củi,
vào rừng săn bắt hay đi đẽo đá…
Ta thấy rằng, trước những bận rộn của công việc cũng như việc phải
đảm bảo cho cuộc sống gia đình, nhưng trong đó người cha vẫn không quên
22
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
trách nhiệm của mình đối với kinh tế gia đình. Họ luôn quan tâm đến cuộc
sống của con cái, tăng gia sản xuất để giúp gia đình phát triển hơn.
Việc quyết định sinh con hay tái sản xuất ra sức lao động do người
cha tham gia 1 khía cạnh nhất định. Đối với việc quyết định sinh con thì
quyền quyết định là ở người cha. Họ có trách nhiệm trước họ hàng thân tộc
làm sao để duy trì dòng tộc để không phải xấu hổ với tổ tiên. Làm sao để
sinh thật nhiều con để có phúc sau này. Chính vì vậy họ quyết định mạnh mẽ
với việc sinh con kể cả khi người vợ không chấp nhận ( trích biên bản phỏng
vấn sâu số 4)
Việc tái sản xuất ra sức lao động thì hầu như người cha lại không
tham gia.Tái sản xuất ra sức lao động bao gồm các công việc nội trợ, chăm
sóc gia đình, cơm nước. Người đàn ông cùng xã hội cho rằng những công
việc trên thuộc thiên chức của người phụ nữ. Nên họ không tham gia gì cả,
và những công việc trên ấn định người phụ nữ phải làm.

Mặc dù người đàn ông quyết định việc sinh con gì và sinh bao nhiêu
con nhưng họ không tham gia vào việc tránh thai. Họ gần như không có ý
kiến cũng như hành động tránh thai nào cả.
2.3.2. Vai trò giới trong tái sản xuất:
Nếu như người cha người chồng được coi như “nóc” của 1 ngôi nhà
thì người mẹ, người phụ nữ như linh hồn của ngôi nhà đó. Thật vậy vai trò
của người vợ, người phụ nữ trong gia đình là hoàn toàn bất biến. Người ta
vẫn nói “Phía sau một người đàn ông thành công là hình bóng của một người
phụ nữ”. Câu nói trên phần nào đã nói lên vị trí và vai trò của người phụ nữ.
Họ là những người luôn nép mình hiền dịu và luôn bên cạnh phò tá người
chồng yêu quý của mình.
23
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Với vai trò sản xuất, người phụ nữ miền núi cũng đảm nhiệm nhưng
không có quyền quyết định. Họ làm những công việc nặng trong nông
nghiệp như trông lúa nương, hay phát nương rẫy nhưng họ phải nghe theo sự
quyết định của đàn ông trong việc quyết định vụ mùa này làm gì. Người phụ
nữ miền núi ít được học hành nên họ không tham gia những công việc nhà
nước hay những công việc mang tính tri thức.Vì vậy họ làm việc theo quyết
định của người đàn ông. Tuy vậy họ tham gia sản xuất rất tích cực, đảm
nhiệm vai trò một cách hiệu quả. Đôi khi người phụ nữ làm những công việc
như một người đàn ông thực sự như chăn nuôi, phát nương rầy,….
Không chỉ tham gia mạnh mẽ trong vai trò sản xuất mà với vai trò tái
sản xuất người phụ nữ cũng đảm nhiệm rất trọn vẹn.
Trước tiên người cha phải biết yêu thương vợ mình, là mẹ của con cái
mình, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới con cái. Gia đình là một cơ cấu
chỉ đứng vững được trên nền tảng của tình yêu thươn. Không có tình yêu
thương, hạnh phúc gia đình không thể là hạnh phúc lâu bền được trước
những phong ba bão tố của cuộc sống. Không thể chỉ đúng vai trò làm cha
mẹ và là bổn phận, mà trước hết và trên hết đó chính là tình yêu thương.

Giữa cha mẹ cũng như con cái, cần có sự ý hợp tâm đầu, liên kết chặt chẽ và
sâu xa, để hướng sự phát triển của con cái trên nền tảng vững chắc. Người
cha không chỉ biết đến công việc làm ăn, lo kiếm tiền và cung cấp nhu cầu
vật chất cho gia đình, trong khi lại phủi tay để cho người mẹ phải gánh vác
hết mọi công việc trong cũng như ngoài nhà và dạy dỗ con cái. Cha mẹ cần
biết thay phiên nhau để mỗi người có sự tiếp xúc gần gũi với con cái.
Như ta đã biết rằng tình yêu thương của cả gia đình chính là chỗ dựa
vững chắc nhất cho các thành viên trong gia đình. Nếu trong một gia đình có
đầy đủ cả cha lẫn mẹ thì con cái sống trong gia đình đó được quan tâm,
24
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
chăm sóc nhiều hơn, chúng có điều kiện học hành, vui chơi, đặc biệt là
chúng rất tự tin khi ra ngoài xã hội. Còn đối với những đứa trẻ sống trong
gia đình không có cha hoặc không có mẹ thì chúng rất tự ti khi ra ngoài xã
hội. Sự hiện diện đầy đủ của cả cha lẫn mẹ trong gia đình là yếu tố rất quan
trọng đối với việc hình thành nhân cách, đạo đức cho trẻ. Sự bù đắp tình cảm
cho trẻ là rất quan trọng.
Với chức năng mang bầu nên người phụ nữ hoàn toàn nghe theo
những quyết định của người chồng vầ số lần sinh đẻ, khoảng cách sinh đẻ và
sinh cho nhiều con để có nhiều con trai (trích biên bản phỏng vấn sâu số
4).Các biện pháp phòng tránh thai cũng do người vợ đi nghe giảng và thực
hiện. Tuy nhiên có những lúc người đàn ông miền núi không cho phép dùng
các biện pháp phòng tránh thì người vợ cũng phải tuân theo.
Chăm sóc gia đình hay công việc nội trợ là thiên chức của người vợ.
Người vợ tham gia đầy đủ và đảm nhiệm hết vai trò này. Người đàn ông
miền núi không tham gia bất kì việc gì trong vai trò này. Họ cho rằng phụ
nữ mềm yếu, khéo léo và tận tâm nên phù hợp với công việc nhà và chăm
sóc con cái. Và vì vậy họ ấn định người phụ nữ làm việc đó.
2.4.Những nhân tố tác động đến sự biến đổi vai trò giới trong việc
sản xuất và tái sản xuất ở các gia đình miền núi hiện nay.

2.4.1. Biến đổi về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội:
Hiện nay nhiều biến đổi về kinh tế, văn hóa xã hội đã làm thay đổi vai
trò của giới rất nhiều. Đặc biệt khi kinh tế phát triển, người dân tộc miền núi
có điều kiện hơn để học tập và tiếp xúc với các nền văn hóa hiện đại nên có
những biến đổi trong tâm lí và tư tưởng hơn.
25

×