Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.76 KB, 53 trang )

Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
Lời mở đầu
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng sản xuất là cơ sở để cho
tất cả các quốc gia trên thế giới tồn tại và phát triển. TSCĐHH được coi là một bộ phận
cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân và chúng chính là nền
tảng để thúc đẩy sản xuất phát triển nâng cao năng suất lao động.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị
trường đều phải không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh đồng thời không
ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH trong doanh nghiệp.
TSCĐHH là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất. TSCĐHH là
điều kiện cần thiết để giảm được hao phí sức lao động của con người, nâng cao năng suất
lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì TSCĐHH là yếu tố quan trọng để tạo
nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
TSCĐHH nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết
hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh
giá… được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu
sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩm sản xuất.
Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐHH sẽ góp phần phát
triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không
ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khi TSCĐHH được đưa vào sử dụng.
Trong thực tế, hiện nay, ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù đã
nhận thức được tác dụng của TSCĐHH đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số
các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng
bộ và chủ động cho nên TSCĐHH sử dụng một cách lãng phí, chưa phát huy được hết hiệu
quả kinh tế của chúng. Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐHH cũng như hoạt động
quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐHH của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và
nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn và thời gian thực tập tại Tổng công ty nông nghiệp
Sài Gòn, em nhận thấy: Vấn đề hạch toán, sử dụng TSCĐHH sao cho có hiệu quả có ý
nghĩa to lớn. Đặc biệt là đối với Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn là nơi mà TSCĐHH
được sử dụng rất phong phú, nhiều chủng loại. Nếu không có những giải pháp cụ thể thì sẽ


gây ra những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp.
Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài :
“Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày
theo 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về TSCĐHH trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng của công tác kế toán TSCĐHH tại Tổng công ty nông nghiệp
Sài Gòn.
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại Tổng công
ty nông nghiệp Sài Gòn.
Mặc dù em đã rất cố gắng trong quá trình viết báo cáo nhưng với vốn kiến thức còn
hạn chế không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các
thầy cô và các anh chị cán bộ phòng tài chính - kế toán thuộc Tổng công ty nông nghiệp
Sài Gòn giúp em rút ra những bài học cho việc nghiên cứu, học tập và làm việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 1
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
Chương I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TSCĐHH TRONG DOANH NGHIỆP
I.Những vấn đề chung về TSCĐHH
1.Khái niệm về TSCĐHH
Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động có hình thái vật
chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH.
Theo thông tư 203/20009/TT/BTC ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2009 tiêu chuẩn
và nhận biết tài sản cố định:
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là
một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để
cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất

kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả
mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng
tài sản đó;
b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá
trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết
với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác
nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện
được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử
dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì
mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của
tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và /hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật
thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một
TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc
cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ
hữu hình.
2. Đặc điểm của TSCĐHH
- Khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
TSCĐ có các đặc điểm chủ yếu sau:
- Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên hình
thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
- Giá trị của TSCĐHH bị hao mòn dần song giá trị của nó lại được chuyển dịch từng
phần vào giá trị sản phẩm xản xuất ra.
- TSCĐHH chỉ thực hiện được một vòng luân chuyển khi giá trị của nó được thu hồi
toàn bộ.
3. Phân loại TSCĐHH
Sự cần thiết phải phân loại tài sản cố định nhằm mục đích giúp cho các doanh nghiệp

có sự thuận tiện trong công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định. Thuận tiện trong việc
tính và phân bổ khấu hao cho từng loại hình kinh doanh TSCĐ được phân loại theo các
tiêu thức sau:
3.1 Phân loại TSCĐHH theo kết cấu.
Theo cách này, toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 2
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm những TSCĐ được hình thành sau quá trình thi
công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho, hàng rào,… phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động của doanh
nghiệp như máy móc thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền công
nghệ…
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ… và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng truyền
tải vật tư, hàng hoá…
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công việc quản lý
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử, dụng cụ đo
lường, kiểm tra chất lượng…
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm
như cà phê, chè, cao su, vườn cây ăn quả…; súc vật làm việc như trâu, bò…, súc vật chăn
nuôi để lấy sản phẩm như bò sữa…
3.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.
TSCĐ của doanh nghiệp được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
- TSCĐ tự có: là những TSCĐ được đầu tư mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự có
của doanh nghiệp như được cấp phát, vốn vay…
- TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ doanh nghiệp đi thuê của đơn vị, cá nhân khác,
doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng trong suốt thời gian thuê theo hợp đồng, được
phân thành:
- TSCĐHH thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty

cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài
sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính.
- TSCĐ thuê hợp đồng: mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các
quy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
3.3 Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng.
- TSCĐHH đang dùng.
- TSCĐHH chưa cần dùng.
- TSCĐHH không cần dùng và chờ thanh lý.
3.4 Phân loại TSCĐHH theo mục đích sử dụng.
- TSCĐHH dùng trong sản xuất kinh doanh: là TSCĐ đang sử dụng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, đối với những tài sản này bắt buộc doanh nghiệp phải tính và trích
khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh.
- TSCĐHH dùng trong hoạt động phúc lợi: là TSCĐ mà đơn vị dùng cho nhu cầu phúc
lợi công cộng như nhà văn hoá, nhà trẻ, xe ca phúc lợi…
- TSCĐ chờ xử lý: TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với nhu cầu hoặc
không thích hợp với sự đổi mới công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý TSCĐ tranh chấp chờ
giải quyết.
4. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán TSCĐ.
 Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐHH hiện có,
tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐHH trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng
bộ phận sử dụng TSCĐHH.
 Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐHH vào chi phí sản xuất kinh
doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định. Tham gia lập kế hoạch sửa
chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐHH về chi phí và
kết quả của công việc sửa chữa.
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 3
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
 Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới,
nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐHH cũng như tình hình quản
lý, nhượng bán TSCĐHH.

 Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp
thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐHH, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và
hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.
II. Tính giá TSCĐ

1. Nguyên tắc :
TSCĐ được phản ánh theo hai chỉ tiêu : Nguyên giá và giá trị còn lại
- Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đểu phải ghi nhận theo nguyên giá. Nguyên giá là
toàn bộ chi phí thực tế DN bỏ ra để có TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình
thường. Nguyên giá là giá trị ban đầu của TSCĐ.
- Giá trị còn lại = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế
a. TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá
mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các
khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính
đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như:
lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định;
chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử,
lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ
là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế
(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan
trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí
lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với
quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và
ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc
thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí
liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.

Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn
liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây
dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận
là TSCĐ vô hình, nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là
giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế
quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ
được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố
định.
b. TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình
không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình
nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm
các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các
khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí
liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 4
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, chi
phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có).
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ
hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền
sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem
trao đổi.
c. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công
trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng
chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo
giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của
TSCĐHH cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp

liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong
quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu
lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy
định trong xây dựng hoặc sản xuất).
d. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:
Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương
thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại
Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ,
các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây
dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh
nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi
quyết toán công trình hoàn thành. Đối với tài sản cố định là con súc vật
làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn
bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình
thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.
e. Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng,
do phát hiện thừa:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được
tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng
giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.
f. Tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm
giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển
hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp
theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà
bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá, chi phí nâng cấp,
lắp đặt, chạy thử…
g. Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:

TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ
đông sáng lập định giá nhất trí, hoặc doanh nghiệp và người góp vốn
thoả thuận, hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của
pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các
trường hợp sau:
 Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 5
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
- Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh
nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp
nhất, cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi cho công ty TNHH
thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH.
- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài DN.
 Đầu tư nâng cấp TSCĐ
Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này
được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐHH.
 Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ:
Doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác
định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán, số
khấu hao lũy kế, thời gian sử dụng TSCĐ và tiến hành hạch toán theo
quy định.
2.Giá trị hao mòn của TSCĐ và nguyên tắc quản lý TSCĐ :
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giá trị hao
mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao. Thực
chất khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn.
* Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản
giao nhận TSCĐ,hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ
khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ

riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản
ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
* Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và
giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ Nguyên giá của Số hao mòn của
kế toán của TSC = TSCĐ - TSCĐ
* Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết
khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo
quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư
203/20009/TT/BTC ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ tài chính.
* Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố
định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh
như những TSCĐ.
III. Kế toán TSCĐ tổng hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình
1. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ
a. Kế toán chi tiết TSCĐ ở địa điểm sử dụng bảo quản.
Để quản lý, theo dõi TSCĐ theo địa điểm sử dụng người ta mở “ sổ TSCĐ theo đơn vị
sử dụng” cho từng đơn vị, bộ phận. Sổ ngày dùng để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ
trong suốt thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ.
b. Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán.
Tại phòng kế toán ( kế toán TSCĐ) sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết cho từng
TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng
năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ.
Kế toán lập thẻ TSCĐ căn cứ vào:
- Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 6
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
- Biên bản thanh lý TSCĐ.
Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

* Thẻ TSCĐ : được lập một bản và lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng.
Toàn bộ thẻ TSCĐ được bảo quản tập trung tại phòng thẻ, trong đó chia làm nhiều ngăn để
xếp thẻ theo yêu cầu phân loại TSCĐ. Mỗi ngăn dùng để xếp thẻ của một nhóm TSCĐ, chi
tiết theo đơn vị và số hiệu TSCĐ. Mỗi nhóm này được tập trung một phiếu hạch toán tăng,
giảm hàng tháng trong năm. Thẻ TSCĐ sau khi lập xong phải được đăng ký vào sổ TSCĐ.
* Sổ TSCĐ : Mỗi loại TSCĐ ( nhà cửa, máy móc, thiết bị… ) được mở riêng một số
hoặc một số trang trong sổ TSCĐ để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao của TSCĐ
trong từng loại.
2.Chứng từ và tài khoản sử dụng
a. Chứng từ kế toán :
 Biên bản giao nhận TSCĐ:
Biên bản này nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua
sắm được biếu, tặng, viện trợ, góp vốn liên doanh đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản
của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng liên doanh
 Biên bản thanh lý TSCĐ:
Xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán. Biên
bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng
ban thanh lý, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.
 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành:
Đây là biên bản xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn
giữa bên có TSCĐ sửa chữa và bên thực hiện việc sửa chữa và là căn cứ ghi sổ kế toán và
thanh toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Biên bản giao nhận này lập thành 2 bản hai bên
giao nhận cùng ký và mỗi bên giữ 1 bản, sau đó chuyển cho kế toán trưởng của đơn vị ký
duyệt và lưu tại phòng kế toán.
 Biên bản đánh giá TSCĐ.
 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
b.Tài khoản sử dụng
Theo chế độ hiện hành, việc hạch toán TSCĐ được theo dõi trên các tài khoản chủ yếu
sau:
*TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện

có, tình hình biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo nguyên giá.
TK 211
Tài khoản 211 được chi tiết đến các tài khoản cấp hai sau:
TK 2111: Nhà cửa vật kiến trúc
TK 2112: Máy móc thiết bị
TK 2113: Phương tiện vận tải truyền dẫn
TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 7
- Nguyên giá TSCĐ giảm trong
kỳ
- Điều chỉnh giảm nguyên giá
Số dư nợ: Nguyên giá TSCĐ
hiện có
có ở DN
- Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ
- Điều chỉnh tăng nguyên giá
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
TK 2118: TSCĐ khác.
* TK 212 “Tài sản cố định thuê tài chính”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị
hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của DN.
* Tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ”: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn của
TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác
của các loại TSCĐ của doanh nghiệp.
* Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh”: Đây là tài khoản phản ánh số vốn kinh
doanh hiện có và tình hình tăng giảm vốn kinh doanh của DN.
TK 411 được chi tiết theo từng nguồn hình thành vốn. Trong đó cần theo dõi chi tiết
cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn.
Ngoài các TK nêu trên, trong quá trình thanh toán còn sử dụng một số tài khoản khác
có liên quan như 111, 112, 133, 142, 331, 335, 241 và một số tài khoản ngoài bảng cân

đối kế toán như TK 001 “TSCĐ thuê ngoài”
3. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình
Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các nghiệp vụ
tăng TSCĐ được hạch toán như sau: (với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp, cách hạch toán tương tự, chỉ khác số thuế GTGT đầu vào không tách riêng mà
hạch toán vào nguyên giá TSCĐ).

TSCĐ tăng do mua ngoài dùng vào hoạt động SXKD
111,112,331,341… 2411 211
Nếu mua về phải qua lắp đặt Khi đưa TSCĐ vào sử dụng
chạy thử Ghi tăng nguyên giá
TSCĐ mua về đưa vào sử dụng ngay
133

3333 Thuế GTGT(nếu có)

Thuế nhập khẩu
3332
Thuế TTĐB hàng nhập khẩu
33312 133
VAT hàng NK phải nộp(nếu được khấu trừ)
VAT hàng NK phải nộp (nếu không được khấu trừ)
Đồng thời ghi
411 441
Nếu mua TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB
414
Nếu mua TSCĐ bằng quỹ đầu tư phát triển
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 8
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
TSCĐ hình thành do mua trả chậm, trả sau

111,112 331 211
Mua trả góp TSCĐ Giá mua
(2a) Hàng tháng Tổng số trả ngay
thanh toán cho NB phải trả
133
142/242 635
Lãi trả góp (2b)Hàng tháng,
phân bổ lãi trả góp
Kế toán tăng TSCĐHH trao đổi với TSCĐHH tương tự:

211, 213
( TSCĐHH đem đi trao đổi) TK214
Nguyên giá Hao mòn TSCĐ đem đi trao đổi (B)
TSCĐHH
đem đi trao đổi
(A) 211,213
(TSCĐ nhận về)
Nguyên giá TSCĐ nhận về
Ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ
đem trao đổi (A-B)
Kế toán tăng TSCĐHH trao đổi với TSCĐHH không tương tự

211 Ghi giảm TSCĐ đem trao đổi 811
NG TSCĐ Giá trị còn lại của
Đem trao đổi TSCĐ đem trao đổi
214
Giá trị hao mòn của
Ghi nhận thu nhập từ TSCĐ đem trao đổi
việc trao đổi 131
711 Ghi nhận TSCĐ nhận về 211B

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 9
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
Giá trị hợp lý Giá trị hợp lý của
của TSCĐ TSCĐ nhận về
đem trao đổi 133
333
Thanh toán số chênh lệch
111,112
Nhận thêm tiền
Chi thanh toán thêm
TSCĐ được biếu tặng, nhận góp vốn:
711 211
TSCĐ được biếu tặng
411
Nhận vốn góp bằngTSCĐ
111,112…
Các chi phí phát sinh liên quan

Kế toán tăng
TSCĐHH hình thành từ ĐTXDCB
152,111,112,334… 2412 211,213
Việc XDCB hoàn thành,bàn
Quá trình XDCB giao TSCĐ
Tập hợp chi phí XDCB phát sinh ghi tăng nguyên giá TSCĐ
4. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình:
a. Nguyên nhân giảm TSCĐ:
 Thanh lý TSCĐ
 Nhượng bán TSCĐ
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 10
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm

 Đem TSCĐ đi góp vốn, chuyển cho đơn vị khác…
 Chuyển TSCĐ thành công cụ, dụng cụ
 Mang TSCĐ để đi cầm cố
b. Thủ tục, chứng từ sử dụng:
* Nhượng bán: Lập hội đồng xác định giá, thông báo công khai và tổ chức đấu giá,
có hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ…
* Thanh lý: Lập hội đồng thanh lý, biên bàn thanh lý TSCĐ…
Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
211 Ghi giảm TSCĐ 214 Ghi nhận thu nhập từ TL, NB
Nguyên giá Giá trị hao mòn
TSCĐ 333 111,112
811
Giá trị còn lại
Ghi nhận chi phí TL, NB 711
111,112…
Chi phí thanh lý, nhượng 152
bán phát sinh Phế liệu thu hồi
nhập kho
133
Kế toán chuyển TSCĐ thành công cụ cụng cụ:
211 214
Nguyên giá Giá trị hao mòn
GTCL của TSCĐ nhỏ 627,641,642
Giá trị còn lại
GTCL của TSCĐ lớn
142/242
Giá trị còn lại lớn Định kì phân bổ dần
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 11
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
Kế toán mang TSCĐ đi cầm cố:

211 214
Nguyên giá Giá trị hao mòn
144
Giá trị còn lại
Kế toán TSCĐ phát hiện thiếu:
211 214
Nguyên giá Giá trị hao mòn
1381
Giá trị còn lại
5. Hạch toán TSCĐ đi thuê và cho thuê
Thuê TS là sự thỏa thuận giũa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển
quyền sử dụng tài sản cho bên cho thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận
tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.
Phân loại thuê tài sản:
- Thực hiện tại thời điểm khởi đầu thuê
- Căn cứ vào bản chất các điều khoản trong hợp đồng
- Căn cứ các điều kiện quy định trong hợp đồng thuê
- Căn cứ vào mức độ chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền TS từ bên cho thuê sang
bên thuê.
a. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động
* Tại đơn vị đi thuê: Đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ theo các quy
định trong hợp đồng thuê, doanh nghiệp không tính khấu hao đối với những TSCĐ này, chi
phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
- Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê
ngoài (vận chuyển, bốc dỡ ) kế toán ghi:
+ Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 627, 641, 642: tiền thuê và các chi phí khác có liên quan
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: số tiền thuê phải trả
Có TK 111, 112: các chi phí khác

+ Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 627, 641, 642: tiền thuê gồm cả thuế GTGT và các chi phí khác
Có TK 331: số tiền thuê phải trả
Có TK 111: các chi phí khác
- Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê, kế toán ghi:
Nợ TK 331 (hoặc 3388)
Có TK: 111, 112
Ngoài ra, tại đơn vị đi thuê còn theo dõi tài sản cố định thuê hoạt động trên TK 001
“Tài sản thuê ngoài”.
+ Khi đi thuê ghi
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 12
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
Nợ TK: 001
+ Khi trả ghi
Có TK: 001
* Tại đơn vị cho thuê:
TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải
tính khấu hao.
- Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao TSCĐ, chi phí môi giới, giao
dịch, vận chuyển kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 811: tập hợp chi phí cho thuê
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ cho thuê
Có TK 111, 112, 331: Các chi phí khác
- Các khoản thu về cho thuê, kế toán ghi
+ Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 111, 112: tổng số thu
Có TK 711: số thu về cho thuê (không bao gồm thuế GTGT)
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
+ Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK: 111, 112

Có TK 711: tổng thu bao gồm cả thuế GTGT
b. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính
Thuê tài chính: là thuê TS mà bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu TS thuê cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào
cuối thời hạn thuê.
Đối với bên thuê: quản lý, sử dụng, bảo quản như TSCĐ thuộc quyền sở hữu của
mình. Hàng tháng phải trích khấu hao TSCĐ cho thuê tài chính.
Chứng từ: Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính.
Tài khoản sử dụng: TK 212 “ TSCĐ cho thuê tài chính”
Tổng số thuế GTGT ghi trong HĐDVCTTC của bên cho thuê = số tiền ghi trên
HĐGTGT khi công ty cho thuê mua tài sản.
* Điều kiện về giao dịch thuê (cho thuê) tài chính
Theo quy định tạm thời của Việt Nam một giao dịch về cho thuê TSCĐ phải thoả mãn
một trong 4 điều kiện sau được coi là thuê dài hạn.
- Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc
được tiếp tục thuê theo thoả thuận.
- Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo
giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời gian mua lại.
- Thời hạn cho thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản.
- Tổng số tiền thuê tài sản phải trả ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên
thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
* Tại đơn vị đi thuê:
- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, căn cứ vào chứng từ liên quan (HĐ dịch vụ cho thuê
tài chính, hợp đồng thuê tài chính ) ghi:
Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê
Nợ TK 142 (1421): Số lãi cho thuê phải trả
Có TK 342: Tổng số tiền thuê phải trả (giá chưa có thuế)
- Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng:
Nợ TK 342 (hoặc TK 315): Số tiền thuê phải trả
Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT đầu vào

Có TK liên quan (111, 112 ): Tổng số đã thanh toán
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 13
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
- Hàng kỳ trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyển (trừ dần) lãi phải trả vào chi phí
kinh doanh:
Nợ TK liên quan (627, 641, 642)
Có TK 214 (2142): Số khấu hao phải trích
Có TK 1421: Trừ dần lãi phải trả vào chi phí
- Khi kết thúc hợp đồng thuê:
+ Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê:
Nợ TK 1421: Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết
Nợ TK 214 (2142): Giá trị hao mòn
Có TK 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê
+ Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn:
BT 1: Kết chuyển nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐHH
Có TK 212: Nguyên giá
BT 2: Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế:
Nợ TK 214 (2142)
Có TK 214 (2141): Giá trị hao mòn
+ Nếu bên đi thuê được mua lại
Ngoài hai bút toán phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn giống như khi được
giao quyền sở hữu hoàn toàn, kế toán còn phản ánh số tiền phải trả về mua lại hay chuyển
quyền sở hữu (tính vào nguyên giá TSCĐ).
Nợ TK 211: Giá trị trả thêm
Nơ. TK 133 (1332):
Có TK: 111, 112, 342
* Tại đơn vị cho thuê
Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy kế
toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê. Theo chế độ

quy định, bên cho thuê tài chính là đối tượng không chịu thuế GTGT đối với dịch vụ cho
thuê tài chính. Số thuế GTGT đầu vào khi mua TSCĐ đã nộp sẽ được bên đi thuê trả dần
trong thời gian cho thuê theo nguyên tắc phân bổ đều cho thời gian thuê.
- Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê
Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê
Nợ TK 214 (2141): GTHM (nếu có)
Có TK 211: nguyên giá TSCĐ cho thuê
Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê trong kỳ
(cả vốn lẫn lãi).
Nợ TK 111, 112, 1388 : Tổng số thu
Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương
ứng với từng kỳ.
Nợ TK 811
Có TK 228
- Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuê trước khi hết hạn hoặc khi hết
hạn cho thuê.
BT1: Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản
Nợ TK 111, 112, 131,
Có TK 711
BT2: Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 14
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
Nợ TK: 811
Có TK: 228
- Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại (nếu có)
Nợ TK 211: Giá trị đánh giá lại hoặc GTCL
Nợ TK 811 (hoặc có TK 711): Phần chênh lệch giữa GTCL chưa thu hồi với giá trị

được đánh giá lại.
Có TK 228: GTCL chưa thu hồi.
IV. Hạch toán khấu hao TSCĐHH
1. Vần đề chung về khấu hao:
Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chề độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
TSCĐ ban hành ngày 20/10/2009.
Hao mòn TSCĐ: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ 1 cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ trong suốt
thời gian sử dụng của tài sản (theo thông tư 203/2009/TT-BTC)
Mọi TSCĐ có liên quan đến hoạt động SXKD đều phải trích khấu hao. Mức khấu hao
TSCĐ được tính vào chi phí trong kỳ.
Các TSCĐ sau thì không trích khấu hao
Tất cả TSCĐ hiện có của DN đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ
sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt
động SXKD.
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế
toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động
của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại
doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo,
nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để
khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề,
nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã
được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng
đất không phải tính khấu hao.

- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có
thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.
2. Xác định thời gian sử dụng TSCĐHH
Đối với các TSCĐ còn mới phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ qui định
tại Phụ lục 01 ban hành kèm thông tư số 203/2009/TC-BTC ngày 20/10/2009 Bộ tài chính.
Trích phụ lục 01:
KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng
Bộ tài chính)
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 15
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
Danh mục các nhóm TSCĐ
Thời gian sử
dụng tối
thiểu(năm)
Thời gian sử
dụng tối đa
(năm)
A. Máy móc, thiết bị, động lực
1. Máy phát động lực 8 10
2. Máy phát điện 7 10
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn
điện
7 10
4. Máy móc và thiết bị động lực
khác
6 10
B. Máy móc, thiết bị công tác

………. … ….

- Đối với TSCĐ đã qua sử dụng

Thời gian sử
dụng
=
Giá trị hợp lý của
TSCĐ
x
Thời gian sử dụng của
TSCĐ mới cùng loại
theo Phụ luc 01của TSCĐ Gía bán của TSCĐ mới
cùng loại
3. Các phương pháp tính khấu hao
Theo thông tư số 203/2009/TT- BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
“về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”. Có những phương
pháp trích khấu hao như sau:
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng (bình quân, tuyến tính, đều).
Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản và được tính theo công thức:
- Thời gian sử dụng của TSCĐ được ban hành trong phụ lục 01 kèm theo thông tư số
203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009
- Mức khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu
số giữa nguyên giá TSCĐ và khấu hao lũy kế đã thực hiện đến trước năm cuối cùng của
TSCĐ đó.
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ
Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại thông tư
số 203/2009/TT-BTC của Bộ tài chính.

Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới
đây :

Mức trích khấu
hao hàng năm của
=
=
Gía trị còn lại
của
x
x
Tỷ lệ khấu
hao nhanh
TSCĐ TSCĐ
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 16
Mức trích khấu
hao trung bình
=
=
Nguyên giá của TSCĐ
hàng năm của
TSCĐ
Thời gian sử dụng
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng công thức :
Tỷ lệ khấu hao
nhanh
=
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
theo Phương pháp đường

thẳng
x
Tỷ lệ khấu
hao nhanh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại bảng
dưới đây :

Những năm
cuối, khi mức
khấu hao xác định
theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình
quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm sử dụng còn
lại của TSCĐ.
c. Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Nội dung của phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm :
* Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng,
khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế cấu TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo
công suất thiết kế.
* Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản
phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.
* Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây :

Mức tính khấu hao bình
quân cho một
đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá của TSCĐ
Sản lượng theo công suất thiết kế
Sản lượng theo công suất thiết kế là tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo
công suất thiết kế của TSCĐ được xác định căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ


Mức khấu hao
trong tháng
năm của TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm
trong tháng
x
Mức tính khâu hao
bình quân tính cho
(năm) 1 đơn vị sản phẩm
4.Tài khoản kế toán sử dụng
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài
khoản 214 – Hao mòn TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ
TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp ( trừ TSCĐ thuê ngắn hạn).
Tài khoản 214 có kết cấu như sau :
TK 214 được mở 4 tài khoản cấp 2 :
TK 2141 : Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142 : Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 17
Thời gian sử dụng của TSCĐ (T) Hệ số (lần)
T ≤ 4 năm
4 năm < T ≤ 6 năm
T > 6 năm
1,5
2,0
2,5
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
TK 2143 : Hao mòn TSCĐ vô hình
TK 2147 : Hao mòn bất động sản đầu tư

TK 241(2141)
- Giá trị hao mòn TSCĐ giảm
do nhượng bán,thanh lý, do đánh
giá lại, do điều chuyển sang đơn vị
nội bộ khác…
- Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do
trích khấu hao, do đánh giá lại,do nhận
điều chuyển từ đơn vị nội bộ…
Số dư có : Giá trị hao mòn của
TSCĐ hiên có vào đầu tháng

5. Hạch toán khấu hao TSCĐ
- Định kỳ (tháng, quý…) tính khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chí phí sản xuất kinh
doanh.
Nợ TK 627 (6274): KH TSCĐ sử dụng phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Nợ TK 641 (6414): KH TSCĐ dùng cho bán hàng.
Nợ TK 642 (6424): KH TSCĐ dùng cho QLDN.
Có TK 214: Tổng số khấu hao phải trích.
- Nếu DN nộp khấu hao cho nhà nước
Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 111,112: phần vốn khấu hao nộp
- Nếu dùng tiền khấu hao dể trả nợ vay dài hạn về mua sắm, xây dựng TSCĐ
Nợ TK: 341, 342
Có TK : 111, 112
- Cuối niên độ, tính hao mòn TSCĐ đầu tư mua sắm bằng quỹ phúc lợi dùng cho hoạt
động phúc lợi:
Nợ TK 4313: Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ thì đồng thời với việc giảm nguyên giá TSCĐ phải phản
ảnh giảm giá bị hao mòn của TSCĐ.

V. Hạch toán sửa chữa, kiểm kê, đánh giá TSCĐ
1. Hạch toán sửa chữa
a. Trường hợp sửa chữa thường xuyên.
Đặc điểm: Mức độ hư hỏng nhẹ, kỹ thuật sửa chữa đơn giản, chi phí sửa chữa phát
sinh ít nên được tính hết một lần vào chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐ.
Hạch toán:
Nợ TK 627, 641,642 : chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐ
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331, 152, 334: Tổng số tiền phải trả
b. Trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ
Đặc điểm: Mức độ hư hỏng nặng, kỹ thuật sửa chữa phức tạp, thời gian sửa chữa kéo
dài, chi phí sửa chữa phát sinh lớn nên phân bổ chi phí sửa chữa thành nhiều lần.
Tài khoản sử dụng: TK 2413 “ sửa chữa lớn TSCĐ”
Nợ: Tập hợp chi phí sửa chũa lớn phát sinh
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 18
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
Có: Kết chuyển CPSCL vào tài khoản thích hợp
Dư nợ: CPSCL hiện có tại DN
PP phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Giai đoạn SCL Giai đoạn SCL hoàn thành và bàn giao
111,112 2413 142/242 627,641,642
Chi phí SCL CPSCL phải Định kỳ
thực tế phát sinh phân bổ dần phân bổ
133


PP trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Giai đoạn SCL Giai đoạn SCL hoàn thành và bàn giao
111,112 2413 335 627,641,642
Chi phí SCL SCL hoàn thành, bàn giao Trích trước CPSCL

thực tế phát sinh
133
(a) Trích lập bổ sung
(b) Hoàn nhập số chênh lệch. 1.
1. Đánh giá :
Doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng giá của thời điểm đánh giá lại
theo quyết định của nhà nước. Khi đánh giá lại TSCĐ hiện có, doanh nghiệp phải thành lập
hội đồng đánh giá lại TSCĐ, đồng thời phải xác định nguyên giá mới, giá trị hao mòn phải
điều chỉnh tăng (giảm) so với sổ kế toán được làm căn cứ để ghi sổ. Chứng từ kế toán đánh
giá lại TSCĐ là biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ.
a.Chứng từ sử dụng :
Biên bản đánh giá lại TSCĐ (04 – DN)
b.Tài khoản sử dụng.
 Tài khoản 412 ‘Chênh lệch đánh giá lại tài sản’
TK 412
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 19
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại
tài sản
- Xử lý chênh lệch tăng do đánh giá
lại tài sản
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại
tài sản
- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh
giá lại tài sản
Số dư nợ : Số chênh lệch giảm do
đánh giá lại tài sản chưa xử lý tính đến
cuối kỳ
Số dư có : Số chênh lệch tăng do
đánh giá lại tài sản chưa xử lý tính đến

cuối kỳ
c. Phương pháp hạch toán
 Trường hợp đánh giá lại làm tăng nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ
- Phản ánh chênh lệch tăng nguyên giá :
Nợ TK 211 : Chênh lệch tăng nguyên giá do đánh giá lại
Có TK : 412
- Phản ánh chênh lệch tăng hao mòn :
Nợ TK 412
Có 214 : Chênh lệch tăng giá trị hao mòn do đánh giá lại TSCĐ
 Trường hợp đánh giá lại làm giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ
- Phản ánh chênh lệch giảm nguyên giá :
Nợ TK 412
Có TK 211 : Chênh lệch giảm nguyên giá do đánh giá lại TSCĐ
- Phản ánh chênh lệch giảm hao mòn :
Nợ TK 214 :Chênh lệch giảm giá trị hao mòn do đánh giá lại TSCĐ
Có TK 412
Ch ương II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI TỔNG
CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN
Phần I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI
GÒN.
I. Khái quát về Tổng công ty
1 .Thông tin khái quát về Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn
Tên công ty: TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN
•Tên giao dịch quốc tế: SAIGON AGRICULTURE INCORPORATION
•Tên viết tắt: Sagri
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 41066000321
ngày 15 tháng 11 năm 2006
•Mã số thuế: 0300636205
•Trụ sở chính:189 Điện Biên Phủ - Phường 15 – Quận Bình Thạnh - Thành
Phố Hồ Chí Minh

•ĐT: 8035401-8995996
•FAX: (84.8)8035403
•Email: tctnnsg @vnn.vn
•Website: www.sagri.com.vn
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 20
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
2. Quá trình hình thành,xây dựng và phát triển của Tổng công ty nông nghiệp Sài
Gòn
 Hình thành
Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn được thành lập từ cuối năm 1996 gồm 22 đơn vị
thành viên, là các doanh nghiệp tách ra từ Sở Nông Nghiệp & Phát Triền Nông Thôn thành
Phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 6178/QĐ-UB-KT ngày 30/12/1996 của UBND thành
phố. Hoạt động theo mô hình tổng công ty 90 (thành lập theo Quyểt định số 90/TTG ngày
7/3/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ).
Tổng số vốn là 665,385 tỷ đồng với khoảng 7000 lao động. Ngày 12/06/2006 UBND
thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định số 667/QĐ-UBND chuyển Tổng công ty Nông
Nghiệp Sài Gòn sang hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ-Công Ty Con. Năm 2007,
Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chính thức chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ - Công ty con, gồm 5 đơn vị trực thuộc, 8 công ty con và 15 công ty liên kết.
Sơ đồ tổ chức :

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 21
CÔNG TY CỔ PHẦN
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẢNG ỦY
BAN KIỂM SOÁT
KHỐI ĐOÀN KẾT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG CỦA TỔNG CÔNG TY
Phòng

tồ chức
hành
chính
Phòng
kinh
doanh
XNK
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
kế
hoạch
đầu tư
Phòng kỹ
thuật
&nghiên
cứu p.triển
Ban
quản
lý dự
án
ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
CÔNG TY CON
C.TY LIÊN DOANH
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
2.1.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty
- Trong đó:
 Đơn vị thành viên gồm: Văn phòng tổng công ty, Công ty Chăn

nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn, Công ty Xuất nhập khẩu Nông Lâm
Hải sản (Agrimexco), Công ty Giống cây trồng thành phố, Trung tâm Giống
thuỷ sản nước ngọt, XN heo giống cấp I, Công ty đầu tư HT Sài Gòn.
 Công ty con gồm : Công ty cỏ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn, Công
ty Chế biến THS XK Việt Phú, Công ty TNHH nước mắm Việt Hương Hải,
Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn,Cty CN cơ khí SG, Cty TNHH bò sữa TP, Cty
TNHH cây trồng TPHCM. Xí nghiệp khai thác chế biến thuỷ hải sản.
 Công ty cổ phần gồm
1. Công ty cổ phần Ong Mật Tp.HCM
2.Công ty cổ phần Phong Lan xuất khẩu
3.Công ty cổ phần Nhựa Tân Hoá
4. Công ty cổ phần chế biến Thuỷ Hải Sản Liên Thành
5. Công ty cổ phần dệt lưới SG
6. Công ty cổ phần thực phẩm Gò Vấp
7. Công ty cổ phần Hoà Bình
8. Công ty cổ phần Hóc Môn
9. Công ty cổ phần Thuận Kiều
10. Công ty cổ phần Việt Long Sài Gòn
11. Công ty cổ phần đầu tư y tế Sài Gòn
12. Công ty chế biến phân bón sinh hoá Củ Chi
13. Công ty TNHH TMDV Đồng Tiến
14. Công ty cổ phần văn hoá sinh thái Vĩnh Lộc
 Công ty liên doanh:
1. Công ty liên doanh Bio-pharmachemie
3. Các chức năng - nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty
a. chức năng - nhiệm vụ
Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hạch
toán độc lập.
Tổng công ty là một đơn vị chuyên ngành nông nghiệp, nhưng chức năng hoạt động
rất đa ngành, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong các lĩnh vực Nông, lâm, thủy

hải sản, chế biến thực phẩm và các sản phẩm Nông - Công nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc thú
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 22
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
y, thức ăn gia súc, mủ cao su ), cho thuê kho bãi, kinh doanh XNK theo các quy định của
Nhà nước.
Ngoài ra, tổng công ty còn có chức năng thi công xây dựng công trình thuỷ lợi, dân
dụng, công nghiệp, giao thông nội đồng, dịch vụ thuê văn phòng, kho bãi, kinh doanh bất
động sản, đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng,khu công nghiệp và dịch vụ phục
vụ hoạt động khu công nghiệp.
Nhiệm vụ chính của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn là trực tiếp sản xuất kinh
doanh các loại giống cây trồng, giống vật nuôi chất lượng, năng suất và giá trị kinh tế cao
để phục vụ cho ngành Nông nghiệp ngoại thành và khu vực, từng bước đạt tiêu chuẩn
giống quốc gia, ngang tầm với các nước trong khu vực. Đặc biệt, SAGRI tập trung thực
hiện chương trình giống chất lượng cao của thành phố như : giống heo, bò sữa, bò thịt,
tôm, cá, dứa Cayenne, rau an toàn, cây ăn trái, cây ngắn ngày, hoa lan cây cảnh, tổ chức
thực hiện các hoạt động dịch vụ kinh tế kỹ thuật cao phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Đồng thời thực hiện các dịch vụ kỹ
thuật của các nhóm ngành nghề chủ yếu : trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công
nghiệp - dịch vụ - xuất nhập khẩu và đầu tư tài chính vào các Công ty con, Công ty liên
doanh, Công ty liên kết.
b. Ngành nghề kinh doanh
 Sản xuất mua bán giống và thương phẩm chất lượng cao các loại cây trồng,vật
nuôi(gia súc, gia cầm, thuỷ sản, rau an toàn, dứa Cayenne, cây hoa trái, hoa lan) và thực
hiện các dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ chăn nuôi, trồng trọt phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
 Mua bán phế liệu, hàng may mặc, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ, công nghệ
phẩm, hoá mỹ phâm, nguyên liệu, hoá chất, vật tư máy móc thiết bị, phụ tùng ngành nông
nghiệp, phương tiện vận chuyển. Kinh doanh sản xuất phân bón, các loại nông sản, thuỷ
sản. Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, cho thuê mặt bằng giết mổ gia súc, gia
cầm, thuỷ cầm.

 Thi công xây dựng công trình thuỷ lợi, công trình công nghiệp, cầu đường, kiến trúc
hạ tầng dân dụng, nhà ở. Đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng cụm, khu công nghiệp.
II.Hình thức tổ chức bộ máy công tác kế toán

1.Hình thức tổ chức:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, tổ chức quản lý phù hợp với yêu
cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán, bộ máy kế toán của Tổng công ty Nông
Nghiệp Sài Gòn được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, nghĩa là toàn bộ công việc,
xử lý thông tin trong từng doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở phòng kế toán còn ở
các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển các
chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin.
Phòng kế toán của công ty gồm có 10 người:
♦ 1 Kế toán trưởng
♦ 1 Kế toán tổng hợp
♦ 1 Kế toán thu chi
♦ 1 Kế toán công nợ & thuế
♦ 1 Kế toán ngân hàng
♦ 1 Thủ quỹ
♦ 4 Bộ phận chuyên quản.
Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 23
Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Huỳnh Vũ Bảo Trâm
2.Trách nhiệm và quyền hạn của từng kế toán phần hành
 Kế toán trưởng:
Chỉ đạo, điều hành toàn bộ công tác kế toán tài chính của phòng kế toán tài vụ và các
đơn vị trực thuộc. Phối hợp các phòng ban khác để hướng dẫn các vấn đề có liên quan đến
tài chính, hoàn thành các công việc mà cấp trên giao xuống. Cập nhật thông tư, nghị định
mà bộ tài chính ban hành và sửa đổi. Chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước về
công việc của phòng kế toán.
 Kế toán phó (kế toán tổng hợp) :

Thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc của phòng kế toán khi kế toán
trưởng đi vắng. Phụ trách kiểm tra tổng hợp số liệu của văn phòng công ty và toàn công ty.
Hướng dẫn nhân viên kế toán khi có yêu cầu để thống nhất quy trình hoạch toán. Về mặt
tài sản cố định phải tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng và
giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm, di chuyển TSCĐ.
 Kế toán thu chi:
Chịu trách nhiệm về các khoản có liên quan đến thu chi của đơn vị, thường xuyên đối
chiếu với kế toán ngân hàng và kế toán công nợ để đảm tính chính xác. Trích lập đầy đủ và
kịp thời các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ… bảo đảm quyền lợi cho công nhân viên. Cuối
ngày phải có số liệu tồn quỹ để đối chiếu với thủ quỹ và kiểm tra quỹ.
 Kế toán ngân hàng:
Chịu trách nhiệm các khoản thanh toán có liên quan đến ngân hàng, kho bạc. Thường
xuyên đối chiếu với số liệu kế toán tiền mặt, kế toán công nợ để đảm bảo số tiền thanh toán
chính xác. Thường xuyên báo cáo các tỷ giá ngân hàng và chi tiết số liệu ngân hàng cho
SVTH: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trang 24
Kế
toán
thu
chi
Kế toán trưởng
Kế toán phó
Kế
toán
ngân
hàng

hhhhh
hhàng
Kế toán
công

nợ
& thuế
Kế toán
chuyên
quản
(4
người)
Thủ
quỹ
Kế toán phụ thuộc
Bỏo Cỏo Chuyờn Tt Nghip GVHD: Th.s Hunh V Bo Trõm
Tng giỏm c, k toỏn trng kp thi gii quyt khi cú bin ng, cp nht s liu
trong ngy
K toỏn cụng n & thu:
Theo dừi kp thi cụng n phỏt sinh. Cn c vo tng nghip v kinh t phỏt sinh hng
ngy, tng thi im thụng bỏo cỏc cụng n cho khỏch hng v ụn c vic thu hi n.
Tớnh thu, xỏc nh chi phớ hp lý, xỏc nh doanh thu, lp quyt toỏn thu v x lý cỏc
khiu ni.
Th qu:
Cú nhim v m bo thu chi tin mt ỳng v , kt hp vi k toỏn tin mt
m bo thanh toỏn ỳng s liu, ỳng i tng. Hng ngy, i chiu s tin tn qu ca
k toỏn tin mt.
K toỏn chuyờn qun:
Kim tra cỏc chng t, s sỏch, nghip v kinh t phỏt sinh cỏc n v c giao.V
mi k toỏn chuyờn qun s phn ỏnh nhng nghiờp v k toỏn xy ra cỏc n v trc
thuc.
K toỏn ph thuc:
Ghi chộp, thu thp, tng hp s liu, phn ỏnh cỏc nghip v xy ra. Cung cp cỏc ti
liu thuc n v mỡnh cho k toỏn ca Tng cụng ty.
3. Phn mm k toỏn s dng:

Cựng vi s tin b ca khoa hc cụng ngh Cụng ty ó ỏp dng phn mm k toỏn
FAST.Vic ng dng ny ó giỳp cho cụng vic lm k toỏn ca nhõn viờn tr nờn nhy
bộn v chớnh xỏc, kp thi hn. Nhõn viờn k toỏn sau khi tip nhn cỏc chng t gc theo
tng nhim v c giao, nhõn viờn tin hnh cụng vic kim tra, phõn loi, x lý chng
t v nhp s liu vo mỏy. Ton b d liu sau khi c cp nht y , chớnh xỏc s
c mỏy t ng x lý.
4. c im cụng tỏc k toỏn ti Tng Cụng Ty Nụng Nghip Si Gũn
Cụng tỏc k toỏn ca cụng ty ó thc hin y cỏc giai on ca quy trỡnh hch toỏn t
khõu lp nht ký chng t n lp h thng bỏo cỏo k toỏn.
a.H thng ti khon bỏo cỏo k toỏn ang s dng ti cụng ty:
H thng ti khon s dng:
Hin nay cụng ty ang s dng h thng ti khon c ban hnh theo quy nh s
15/2006/Q-BTC ngy 20 thỏng 03 nm 2006 ca B trng b Ti Chớnh.
Ti khon k toỏn hin nay gm 86 ti khon cp 1 v nhiu ti khon cp 2 c
phõn b trong 9 loi. Cỏc ti khon t loi 1 n loi 9 c thc hin theo phng phỏp
ghi kộp, cỏc ti khon loi 0 phn ỏnh cỏc i tng c bit khụng nm trong bng cõn
i k toỏn v thc hin theo phng phỏp ghi n.
H thng bỏo cỏo k toỏn ang s dng:
Bng cõn i k toỏn,
Bng bỏo cỏo kt qu hot ng kinh doanh,
Thuyt minh bỏo cỏo ti chớnh.
b. Ch k toỏn ỏp dng
p dng lut k toỏn Vit Nam,chun mc k toỏn Vit Nam,ch k toỏn doanh
nghip ban hnh theo quyt nh s 15/2006/Q-BTC ngy 20/3/2006 ca B Ti Chớnh
v thụng t hng dn thc hin chun mc v ch k toỏn hin hnh.
c. Chớnh sỏch k toỏn ang ỏp dng ti cụng ty

Niên độ kế toán mà Công ty áp dụng hàng năm từ 1/1 đến 31/12. Công ty
tớnh thuế theo phơng pháp khấu trừ.
n v tin s dng trong k toỏn: ng Vit Nam (VN)

SVTH: Nguyn Th L Hng Trang 25

×