Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 158 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM









MAI THU HÀ



PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÀ GIANG
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ








THÁI NGUYÊN, 2013



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







MAI THU HÀ



PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÀ GIANG
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG


Chuyên ngành: Địa lí học (Địa lí kinh tế - xã hội)
Mã số: 60310501


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Trƣờng




THÁI NGUYÊN, 2013



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Nguồn tài liệu được sử dụng cho việc hoàn thành luận văn đã được sự đồng ý
của các cá nhân và tổ chức. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn
này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn
Mai Thu Hà






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên, Sở Văn hóa- Thông tin- Du lịch tỉnh Hà Giang, Thư viện tỉnh Hà
Giang, Cục thống kê tỉnh Hà Giang, Ban quản lý công viên địa chất cao nguyên đá
Đồng Văn, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo, bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. TS. Nguyễn Xuân Trường - Đại học Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
2. Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Địa lý và các thầy giáo, cô
giáo giảng dạy chuyên ngành của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
3. Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, Ban quản lý công viên địa chất
cao nguyên đá Đồng Văn, Cục Thống kê Hà Giang, các cơ quan sở, ban, ngành
tỉnh Hà Giang, cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bản thân tôi đã có nhiều cố
gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài luận
văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Học viên:
Mai Thu Hà (Khóa học 2011 - 2013)





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 11
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch cộng đồng 11
1.1.1. Du lịch 11
1.1.2. Du lịch cộng đồng 15
1.2. Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững 25
1.2.1. Phát triển du lịch bền vững 25
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững phát triển du lịch cộng đồng . 26
1.3. Thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam 30
1.3.1. Bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam 30
1.3.2. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam 30
Tiểu kết chương 1 37
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÀ GIANG 38

2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ 38
2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 38
2.2.1. Địa hình và cấu trúc địa chất 38
2.2.2. Đặc điểm khí hậu 40
2.2.3. Đặc điểm thủy văn 42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.2.4. Tài nguyên sinh vật 43
2.2.5. Các cảnh quan du lịch tự nhiên 43
2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 47
2.3.1. Các di tích lịch sử văn hóa 47
2.3.2. Cộng đồng dân tộc và văn hóa truyền thống dân tộc 52
2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 61
2.4.1. Hệ thống giao thông vận tải 61
2.4.2. Hệ thống cung cấp điện 63
2.4.3. Hệ thống thông tin liên lạc 63
2.4.4. Hệ thống cấp, thoát nước thải và vệ sinh môi trường 64
2.4.5. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy 64
2.4.6. Phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ 65
2.5. Chính sách phát triển du lịch 65
2.5.1. Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước 65
2.5.2. Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang 66
2.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch cộng
đồng tỉnh Hà Giang 67
2.6.1. Những yếu tố hấp dẫn của Hà Giang và nhận diện các địa phương
cạnh tranh 67
2.6.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Hà Giang 69
Tiểu kết chương 2 73

Chƣơng 3: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 74
TỈNH HÀ GIANG 74
3.1. Hiện trạng chung phát triển du lịch Hà Giang 74
3.1.1. Khách du lịch 74
3.1.2. Doanh thu du lịch 77
3.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch 77
3.1.4. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.1.5. Đầu tư phát triển du lịch 79
3.1.6. Công tác Maketing và xúc tiến du lịch 80
3.2. Hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng 81
3.2.1. Đánh giá chung 81
3.2.2. Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng 82
3.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng 84
3.2.4. Quản lý và kinh doanh du lịch cộng đồng 84
3.2.5. Tổ chức các điểm, tuyến du lịch cộng đồng ở Hà Giang 87
3.3. Làng văn hóa du lịch - hạt nhân của du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang 95
3.3.1. Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lùng Tào, xã Cao Bồ,
huyện Vị Xuyên 95
3.3.2. Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Làng Giang, xã Thông
Nguyên, huyện Hoàng Su Phì 96
3.3.3. Kết quả khảo sát tại 2 làng văn hóa 97
3.4. Nhận xét về tính bền vững của phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang 99
3.4.1. Những mặt tích cực 99
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 100
Tiểu kết chương 3 101
Chƣơng 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU

LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÀ GIANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 102
4.1. Cơ sở để định hướng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang 102
4.1.1. Các văn bản pháp quy và chủ trương phát triển du lịch 102
4.1.2. Những hạn chế phát triển du lịch cộng đồng Hà Giang 104
4.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang 105
4.2.1. Quan điểm chỉ đạo 105
4.2.2. Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch và du lịch cộng đồng ở
Hà Giang 106
4.3. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng Hà Giang 112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
4.3.1. Xây dựng chiến lược marketing lãnh thổ nhằm thu hút du
khách và thúc đẩy phát triển du lịch Hà Giang 112
4.3.2. Xác định và quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng 1133
4.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch cộng đồng 113
4.3.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý 115
4.3.5. Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch 116
4.3.6. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 116
4.3.7. Khuyến khích người dân tham gia tích cực vào hoạt động du lịch
cộng đồng 118
4.3.8. Bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch 119
4.3.9. Giải pháp về cơ chế chính sách 120
Tiểu kết chương 4 121
KẾT LUẬN 122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
PHỤ LỤC



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
1
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2
DLCĐ
Du lịch cộng đồng
3
DLDVCĐ
Du lịch dựa vào cộng đồng
4
KT-XH
Kinh tế - xã hội
5
IUCN
Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
6
LVHDLCĐ
Làng văn hóa du lịch cộng đồng
7
LS

Lịch sử
8
NGO
Tổ chức phi chính phủ
9
SNV
Tổ chức phát triển Hà Lan
10
TNTN
Tài nguyên tự nhiên
11
UBND
Ủy ban nhân dân
12
UNWTO
Tổ chức du lịch thế giới
13
VH – XH
Văn hóa – xã hội
14
VH
Văn hóa



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình trong năm của tỉnh Hà Giang 41
Bảng 2.2. Bảng thống kê di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 50
Bảng 2.3. Địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc theo các huyện ở
Hà Giang 53
Bảng 3.1. Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2005 - 2011 77
Bảng 3.2. Danh sách các làng văn hóa du lịch cộng đồng của Hà Giang 83
Bảng 4.1. Dự báo phát triển khách du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020,
tầm nhìn 2030 6
Bảng 4.2. Dự báo làng văn hóa du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang giai đoạn
2011-2020, tầm nhìn 2030 107


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch 13
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang 39
Hình 2.2. Cơ cấu dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2011 52
Hình 3.1. Lượng khách du lịch của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2004- 2011 74
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch Hà Giang 75
Hình 3.3. Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 1999- 2010 80
Hình 3.4. Bản đồ tuyến và điểm du lịch cộng đồng Hà Giang 94






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, phát triển du lịch là vấn đề
được hầu hết các quốc gia đang phát triển chú trọng trong quá trình phát triển
kinh tế. Đồng thời, với điều kiện cạnh tranh gay gắt, ngành du lịch đang có sự
thay đổi với nhiều hình thức du lịch mới ra đời để thu hút du khách. Một trong số
các loại hình du lịch có tính đặc sắc là hình thức du lịch cộng đồng. Xuất phát từ
hình thức du lịch làng bản từ những năm 70 của thế kỉ trước, đến nay du lịch cộng
đồng đã được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia
đang phát triển, mang lại nhiều lợi ích thiết thực về khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã
hội và môi trường. Việt Nam với vẻ đẹp tiềm ẩn được thế giới đánh giá là điểm
đến an toàn và thân thiện, được đánh giá là quốc gia phù hợp để phát triển loại
hình du lịch cộng đồng. Đến nay, nhiều địa phương đã khai thác loại hình du lịch
cộng đồng, trong đó có tỉnh Hà Giang.
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc với 22 dân tộc anh
em sinh sống. Mỗi dân tộc đều có những đặc trưng văn hóa riêng hết sức độc
đáo. Hầu hết cư dân sống trong những làng có kiến trúc truyền thống, mặc
trang phục truyền thống và đời sống hàng ngày còn mang đậm bản sắc dân tộc.
Ngoài ra, phong cảnh nguyên sơ vùng núi cao cùng các bản làng dân tộc vùng
cao, đặc biệt là công viên địa chất Đồng Văn có sức hút đặc biệt đối với du
khách trong và ngoài nước. Xét về các giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên du
lịch tự nhiên, Hà Giang là địa danh hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để phát triển

hình thức du lịch cộng đồng. Vì vậy, trong thời gian qua, việc phát triển du lịch
cộng đồng tại Hà Giang đã được quy hoạch cụ thể để phát huy hết vai trò của
cộng đồng cũng như tận dụng được tiềm năng du lịch vốn có. Hà Giang đã
triển khai mô hình du lịch cộng đồng tại 11 huyện của tỉnh nhằm đưa du lịch
cộng đồng thành hướng đi cho vấn đề thoát nghèo và phát triển bền vững. Đây
là hình thức xã hội hóa hoạt động du lịch một cách triệt để mang lại hiệu quả


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
kinh tế cao nhất, không chỉ tạo công ăn việc làm đem lại thu nhập cho người
dân địa phương mà qua đó còn giáo dục ý thức giữ gìn những nét văn hoá
truyền thống của dân tộc mình.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn xây dựng và phát triển du lịch của tỉnh,
tác giả đã lựa chọn đề tài: "Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang theo
hƣớng bền vững" để thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Về lý luận: Trên cơ sở vận dụng một cách có chọn lọc những vấn đề lý
luận và thực tiễn của du lịch và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng (DLCĐ) để
áp dụng vào địa bàn nghiên cứu, luận văn có mục tiêu phân tích tiềm năng,
thực trạng phát triển DLCĐ và đưa ra các giải pháp có tính khuyến nghị nhằm
có được một hướng đi cho DLCĐ, đồng thời duy trì, bảo tồn văn hóa cộng
đồng, phát huy tiềm năng du lịch và xây dựng các "sinh kế" bền vững cho cộng
đồng các dân tộc ở tỉnh Hà Giang.
- Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu sẽ đánh giá thực trạng kinh tế, văn hóa
và môi trường tỉnh Hà Giang, phân tích những lợi thế của Hà Giang trong việc
phát triển DLCĐ, chỉ ra những mặt còn hạn chế trong cơ chế quản lý và phát
triển du lịch tại đây. Ngoài ra, tác giả còn thực hiện khảo sát có sự tham gia của

người dân địa phương và những du khách đến tham quan Hà Giang, kết quả của
khảo sát đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tác giả đưa ra một số đánh giá
về thực trạng phát triển DLCĐ tại Hà Giang.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch,
DLCĐ, phát triển du lịch bền vững.
- Đánh giá tiềm năng du lịch Hà Giang theo hướng phát triển DLCĐ và
thực trạng phát triển DLCĐ của tỉnh Hà Giang.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DLCĐ của tỉnh Hà Giang.
2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Du lịch dựa vào cộng đồng Hà Giang.
- Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trên phạm vi tỉnh
Hà Giang.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu phát triển DLCĐ Hà
Giang giai đoạn 2004-2011, định hướng phát triển đến năm 2020.
- Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về hình thức DLCĐ, đánh giá
tiềm năng và thực trạng DLCĐ ở Hà Giang, từ đó đề xuất các biện pháp áp
dụng DLCĐ Hà Giang. Do loại hình du lịch này ở Hà Giang mới trong giai
đoạn hình thành nên về hiện trạng phát triển du lịch (số lượng khách, doanh thu,
cơ sở lưu trú ) không thể tách riêng phần của DLCĐ. Vì vậy khi đề cập đến
hiện trạng phát triển DLCĐ của tỉnh, đề tài lồng ghép các số liệu du lịch chung
của Hà Giang.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên thế giới
Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình

trong đời sống KT- XH của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngành địa lý du
lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới
dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau.
Trong đó, du lịch có sự tham gia của cộng đồng đã trải qua một quá
trình hình thành và phát triển, ban đầu là ở các nước du lịch phát triển như
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc. Sau đó, DLCĐ được phát triển tại các nước ở
Châu Phi, Châu Mỹ La tinh vào những năm 80 của thế kỉ XX. Vào những
năm 90, nhờ các tổ chức phi chính phủ trong đó có các chuyên gia của Hội
thiên nhiên thế giới nên DLCĐ bắt đầu phát triển mạnh ở các nước Châu Á
mà điển hình là Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, Nêpal… Từ đó đến nay


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
cùng với sự phát triển nhanh chóng của mình, DLCĐ đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu ý nghĩa của hoạt động
DLCĐ. Ở Mỹ, những công trình nghiên cứu có thể kể đến là cuốn sách của Uel
Blank: "The community tourism industry imperative: the necessity, the
opportunities, its potential" (Ngành công nghiệp du lịch cộng đồng bắt buộc: sự
cần thiết, cơ hội, tiềm năng của nó) (1989); "Enhancing Kansas communities
though tourism" ( Tăng cường cộng đồng Kansas thông qua du lịch) của Kenneth
Albright (1991); "Measuring tourism impacts at the community level" (Đo lường
tác động của du lịch ở cấp cộng đồng) của Stephen Reiling (1992); … Tiếp theo
đó là các công trình đánh giá vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch như
"Community development Strategies for tourism: An assessment tool" (Chiến
lược phát triển cộng đồng cho du lịch: Một công cụ đánh giá) của N.R. Sumathi
và Geoffrey Wendorf (1995); "Community tourism development: a new manual
about building tourism in communities" (Phát triển du lịch cộng đồng: một hướng

dẫn mới về xây dựng du lịch trong cộng đồng) được xuất bản bởi Trường Đại học
Minnesota (2001). Nhà nghiên cứu Nicole Hausler and Wolfang Strasdas với
"Community Based Sustainable Tourism A Reader" (2000) cũng đã nhấn mạnh
vai trò của người dân địa phương trong phát triển du lịch…
Trong những năm gần đây, khi lợi ích của việc phát triển DLCĐ trở
nên rõ ràng hơn cũng như tác động của nó đến hàng loạt các vấn đề liên quan
đến môi trường và con người thì việc nghiên cứu DLCĐ càng trở nên cần
thiết. Ở Anh, Derek Hall và Greg Richards đã phân tích mối quan hệ giữa du
lịch và cộng đồng trong "Tourism and sustainble community development"
(Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững) (2003); "European community
tourism law and policy" (Du lịch cộng đồng châu Âu pháp luật và chính sách)
của Marc McDonald (2003). Ở Úc, nhà địa lý du lịch Sue Beeton với
"Community development thought tourism" (Phát triển cộng đồng thông qua du


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
lịch) (2006)… Nhìn chung, các nhà địa lý, các nhà du lịch đã xác định được đối
tượng nghiên cứu và phân tích các yếu tố để phát triển DLCĐ.
3.2. Ở Việt Nam
DLCĐ đã phát triển tự phát khá lâu nhưng chỉ đến năm 1997 loại hình du
lịch này mới được xây dựng khai thác có định hướng ở Việt Nam. Vì vậy, các
công trình nghiên cứu về DLCĐ nhìn chung còn ít. Một số công trình nghiên
cứu có giá trị trong lĩnh vực này được thực hiện như: "Phát triển cộng đồng- lí
thuyết và vận dụng" do Tô Duy Hợp - Lương Hồng Quang chủ trì (2000); "Du
lịch cộng đồng - du lịch sinh thái: định nghĩa, đặc trưng và các quan điểm
phát triển" do TS. Trần Thị Mai thực hiện (2005); "Du lịch cộng đồng: lý
thuyết và vận dụng" do TS. Võ Quế chủ biên (2006)…
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, một số dự án, đề tài tiêu

biểu cấp Nhà nước cùng các bài báo, báo cáo trong các hội thảo về DLCĐ của
các địa phương được thực hiện với sự tham gia của các nhà khoa học địa lý
trong và ngoài nước. Tiêu biểu như đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng mô
hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát
triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng” do PGS.TS. Phạm Trung
Lương chủ nhiệm (2002), "Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại Chùa Hương- Hà Tây" do TS. Võ Quế chủ nhiệm (2003);
Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu hoạt động du lịch cộng đồng tại Hoa Lư -
Ninh Bình" - Lê Ngọc Hinh (2009) và một số bài báo có giá trị trên các tạp chí
Du lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế, Toàn cảnh sự kiện và dư luận…
3.3. Tại Hà Giang
Trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về DLCĐ tỉnh Hà Giang
của Tổng cục Du lịch hay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang.
Tiêu biểu là đề tài cấp tỉnh:“Xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng ở Hà
Giang” (2008), đề án “Xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng trên địa bàn
tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn 2030” (2011) do Sở Văn hóa -


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thực hiện; hội thảo “Du lịch cộng đồng
thực trạng và giải pháp phát triển bền vững” (2008) của UBND tỉnh Hà Giang
tổ chức ở mức độ triển khai các dự án du lịch. "Phát triển du lịch cộng đồng
tỉnh Hà Giang theo hướng bền vững" là một đề tài nghiên cứu độc lập, kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định cho sự phát triển du lịch
của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm chủ yếu
4.1.1. Quan điểm hệ thống

Đối tượng nghiên cứu khoa học của địa lý là tất cả các hiện tượng, các
yếu tố tự nhiên, kinh tế, VH - XH trong mối tác động tương hỗ, qua lại lẫn
nhau. Sự biến đổi, vận động của thành phần này kéo theo sự biến đổi của thành
phần khác và có thể dẫn đến sự thay đổi của cả hệ thống.
Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống bao
gồm nhiều phân hệ, trong đó phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng
nhất bao gồm các yếu tố tự nhiên, nhân văn và các mối quan hệ qua lại mật
thiết giữa chúng cùng chịu sự chi phối của nhiều qui luật cơ bản. Vì vậy, quan
điểm hệ thống được xem là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu của luận văn.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Nếu coi các đối tượng nghiên cứu của du lịch là một thể thống nhất có
sự phân bố trên một không gian lãnh thổ nhất định, trong đó các đối tượng này
có tác động qua lại với nhau và với các thành phần KT - XH khác một cách
chặt chẽ trên cùng một phạm vi lãnh thổ. Vì vậy, quan điểm này được vận
dụng vào luận văn thông qua việc phân tích các tiềm năng cho phát triển
DLCĐ của Hà Giang trong mối liên hệ tổng hợp các yếu tố. Đồng thời quan
điểm này được áp dụng khi đánh giá các hoạt động du lịch, các vấn đề liên
quan trong phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa…


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của du lịch nói chung và
DLCĐ nói riêng là bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên. Do đó việc phát triển
du lịch nhằm đạt hiệu quả kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, đó
là hai mặt không thể tách rời trong việc phát triển toàn vẹn. Bên cạnh đó
mục đích cơ bản của DLCĐ là đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương,
đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mọi mặt. Bởi vậy, các lợi

ích kinh tế đạt được từ du lịch cùng với việc quay trở lại phục vụ bảo tồn
phải là nguồn hỗ trợ kinh tế cho địa phương.
Từ việc vận dụng quan điểm này nên tính toàn vẹn của nguồn tài nguyên
phải được coi trọng, trong đó tác động của du lịch đến khả năng chịu đựng của
môi trường cần phải được tính đến nhằm đảm bảo sự phát triển của DLCĐ trên
cơ sở đem lại hiệu quả kinh tế và bảo tồn TNTN một cách bền vững.
4.1.4. Quan điểm lợi ích của cộng đồng
Cộng đồng theo nghĩa rộng và cộng đồng theo nghĩa hẹp có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc phát triển KT - XH của mọi quốc gia. Vai trò của cộng
đồng được Đảng và Nhà nước đánh giá rất cao. Trong du lịch cũng vậy, cộng
đồng là người sáng tạo ra giá trị nhân văn đồng thời là người bảo vệ những giá trị
TNTN và vừa tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và cung cấp
sản phẩm du lịch. Vì thế cần phải vận dụng quan điểm này.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Từ các nguồn khác nhau, tài liệu được thu thập và thao tác xử lí trong
phòng. Là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu những đối tượng có mối
quan hệ đa chiều, biến động trong không gian và thời gian, do đó rất thích hợp
với việc nghiên cứu du lịch. Phương pháp này cho phép tác giả tổng quan các tài
liệu, kế thừa những nghiên cứu trước đó và có cơ sở để đưa ra những nhận định
và kết quả của công trình. Đây là thao tác quan trọng bởi nếu không được thực


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
hiện một cách thận trọng và nghiêm túc thì có khả năng sai lệch làm ảnh hưởng
đến kết quả nghiên cứu, đến tính chính xác và tính khoa học của công trình.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tài liệu được thu thập từ rất
nhiều nguồn khác nhau như: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch, Sở Văn

hóa - Thông tin - Du lịch tỉnh Hà Giang, Cục Thống Kê tỉnh Hà Giang, Thư
viện tỉnh Hà Giang, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên và các cơ quan
khác có liên quan.
4.2.2. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Đây là phương pháp thích hợp được sử dụng để thống kê các chỉ tiêu có
tính định lượng như: số lượng khách, doanh thu, vốn đầu tư… Từ những số
liệu có tính định lượng như trên, tác giả tiến hành phân tích, so sánh và rút ra
kết luận mang tính định tính. Mục đích cuối cùng của những phân tích định
lượng là rút ra các kết quả định tính.
4.2.3. Phương pháp khảo sát thực tế
Đây cũng là một phương pháp đặc trưng, truyền thống của khoa học Địa
lý. Kết hợp với việc nghiên cứu qua bản đồ và các tài liệu liên quan, phương
pháp thực địa được đánh giá là phương pháp quan trọng đối với việc nghiên
cứu DLCĐ. Phương pháp này luôn được kết hợp với phương pháp điều tra xã
hội học, do vậy các thông tin thực tế qua quan sát, nghe và trao đổi thu thập
được càng trở nên phong phú hơn.
4.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Bản đồ- biểu đồ là phương pháp thể hiện trực quan, sinh động nhất các
đối tượng nghiên cứu của Địa lý nói chung và Địa lý du lịch nói riêng. Bằng
ngôn ngữ kí hiệu, bản đồ mô phỏng hình ảnh thu nhỏ một cách trung thực nhất
các đối tượng nghiên cứu Địa lý du lịch với sự phân bố về bề mặt không gian
lãnh thổ cũng như một số mặt về định lượng và định tính của đối tượng. Kết
hợp với bản đồ là biểu đồ chỉ ra xu hướng phát triển của hiện tượng hoặc các
dạng biểu đồ so sánh với không gian nhất định.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, một số bản đồ chức năng đã được

xây dựng: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang, Bản đồ hiện trạng phát triển du
lịch tỉnh Hà Giang, Bản đồ các tuyến và điểm du lịch cộng đồng tỉnh Hà
Giang… Các bản đồ này được xây dựng bằng kĩ thuật GIS với phần mềm
Mapinfo, đảm bảo tính chính xác và trực quan.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Ngoài các phương pháp trên thì phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò
quan trọng, trong quá trình nghiên cứu đề tài, du lịch và DLCĐ thuộc hai lĩnh vực
KT - XH đan xen, có liên hệ với nhau và có tác động ảnh hưởng qua lại. Vì vậy,
người nghiên cứu muốn đảm bảo cho các đánh giá khách quan, thực tế cần phải có
sự tham gia đóng góp ý kiến và kinh nghiệm của các chuyên gia thuộc các ngành
khác nhau và kinh nghiệm của chuyên gia đã đúc kết.
4.2.6. Phương pháp điều tra xã hội học
Đây là một trong những phương pháp quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa
trong việc nghiên cứu về DLCĐ. Đúng như Strauss và Weiss đã khẳng định:
“Các thông tin thu thập được qua điều tra giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp
được các ý kiến, các quan điểm đa dạng từ du khách, dân cư, các nhà quản lí
một cách khách quan mà quan sát của một người không thể có được”
(Qualitative Analysis for Social Science Cambridge University Pres,
Cambridge 1987). Dựa vào các tiêu chí bảng hỏi được liệt kê, quá trình đi
thực tế cung cấp cho nhóm nghiên cứu những thực trạng khách quan tại địa
phương, có cái nhìn cụ thể về tiềm năng và mức độ phát triển DLCĐ tại địa
phương đó. Sau đó, tác giả cùng thảo luận với người hướng dẫn và đưa ra bộ
câu hỏi để thực hiện khảo sát thực trạng phát triển DLCĐ tại địa phương. Đối
tượng thực hiện khảo sát là cộng đồng dân cư tại địa phương và những người
có quan tâm đến việc phát triển DLCĐ.
4.2.7. Phương pháp SWOT
SWOT là công cụ/phương pháp phân tích những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức (trong tiếng Anh được viết tắt từ: Strengths, Weaknesses,



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Opportunities và Threats). Đây là một khung lập kế hoạch mà thông qua đó các
cộng đồng có thể nêu lên những ưu tiên, xác định mối quan tâm về du lịch như
là một trong những hoạt động triển vọng cho việc tạo thu nhập, sự sẵn sàng của
cộng đồng cho việc phát triển và họ có thể thể hiện những lo lắng về việc phát
triển du lịch. Đây là một bước hữu ích nhất trước khi bước vào đánh giá chi tiết.
5. Những đóng góp chính của luận văn
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
du lịch, du lịch sinh thái, DLCĐ theo hướng bền vững.
- Đánh giá những tiềm năng chủ yếu cho phát triển DLCĐ và lợi ích của
nó cho tỉnh Hà Giang.
- Phân tích thực trạng hoạt động DLCĐ theo hướng bền vững trên địa bàn.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển DLCĐ tỉnh Hà Giang
định hướng đến năm 2020 đạt hiệu quả cao và bền vững.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, ảnh
minh họa… Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng theo
hướng bền vững
Chương 2: Phân tích tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
tỉnh Hà Giang
Chương 3: Hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng
tỉnh Hà Giang theo hướng bền vững.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch cộng đồng
1.1.1. Du lịch
1.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch
a) Du lịch
Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)
đã đưa ra khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một
nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham
quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để
có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm” .[23]
Trong Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005), tại điều 4, chương I, định
nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[10]
Tóm lại, du lịch là hoạt động mang tính không thường xuyên của con
người ở ngoài nơi công tác và nơi cư trú, diễn ra vào thời gian rảnh rỗi, nhằm
mục đích tham quan, vui chơi giải trí, phục hồi sức khỏe đồng thời nâng cao
nhận thức về thế giới xung quanh. Tác động của du lịch đến địa bàn hoạt động
du lịch là trên mọi khía cạnh và tùy thuộc từng loại hình du lịch cụ thể. Ngược
lại thì địa bàn lại quy định sự có mặt của các loại hình du lịch.
b) Khách du lịch
Đã có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về khách du lịch. Tuy
nhiên, một số khái niệm mới chỉ dừng lại ở việc phân tích động cơ du lịch,
hoặc bóc tách du lịch khỏi các chức năng KT- XH. Theo nhà kinh tế học người
Anh, ông Ogilvie: Khách du lịch là “tất cả những người thỏa mãn hai điều



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chi
tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở nơi đó”. Nhà xã hội
học Cohen lại quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự nguyện mang tính
nhất thời với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và sự thay đổi nhu
thu nhận được từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”.
Ở nước ta, theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) thì “Khách du lịch
là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Tại điều 34, chương V quy
định: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế
là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du
lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước
ngoài du lịch”.[10]
c) Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa
trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một
khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Theo
Michael M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành
phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”. [23]
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du
lịch” [10]. Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp
những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du
lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch
Dịch vụ du lịch gồm có: dịch vụ lữ hành; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ
lưu trữ, ăn uống; dịch vụ vui chơi, giải trí; dịch vụ mua sắm; dịch vụ thông tin,
hướng dẫn; dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Tài nguyên du lịch gồm có: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn.
d) Tài nguyên du lịch
“Tài nguyên du lịch là các thành phần và các tổ hợp khác nhau của
cảnh quan tự nhiên, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du
lịch ”.[10]
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định tại điều 4, chương I thì
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -
văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Tài
nguyên du lịch được chia làm hai nhóm cơ bản theo sơ đồ sau:












Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch
Tự nhiên
Nhân văn
Địa
hình
Khí
hậu
Nguồn
nước
Sinh
vật
Nhân
văn
khác
Dân
tộc
học
Lễ
hội
Di tích,
văn hóa,
lịch sử
DI SẢN TỰ NHIÊN
DI SẢN VĂN HÓA
DI SẢN HỖN HỢP
TÀI NGUYÊN DU LỊCH



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
1.1.1.2. Các loại hình du lịch
Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng. Tùy theo yêu cầu
và mục đích khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại
hình khác nhau.
a) Phân loại tổng quát
- Du lịch sinh thái, còn có nhiều tên gọi khác nhau: Du lịch thiên nhiên,
du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch xanh, du lịch thám hiểm,
du lịch bản địa, du lịch có trách nhiệm, du lịch nhạy cảm, du lịch bền vững.
- Du lịch văn hóa.
b) Phân loại cụ thể các loại hình du lịch
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: du lịch quốc tế, nội địa.
- Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: du lịch chữa bệnh, nghỉ
ngơi, giải trí, thể thao, công vụ, tôn giáo, khám phá, thăm hỏi, quá cảnh
- Căn cứ vào phương tiện giao thông: bằng xe đạp, tàu biển, tàu hỏa,
hàng không, ô tô
- Căn cứ theo phương tiện lưu trú: du lịch ở khách sạn, du lịch ở Motel,
du lịch nhà trọ, du lịch camping
- Căn cứ vào thời gian đi du lịch: du lịch dài ngày từ 2 tuần đến 5 tuần,
ngắn ngày, cuối tuần
- Căn cứ vào đặc điểm địa lý của địa điểm du lịch: du lịch miền biển,
vùng núi, đô thị, đồng quê
- Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân
- Căn cứ vào thành phần của du khách: du khách thượng lưu, bình dân
- Căn cứ vào phương thức kí kết hợp đồng đi du lịch: du lịch trọn gói,
mua từng phần của tour du lịch

×