Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn giai đoạn 2001-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 108 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM









NÔNG VIỆT DŨNG





CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2001 - 2010






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ










Thái Nguyên, 2013



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








NÔNG VIỆT DŨNG





CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Chi
2. TS. Nghiêm Thị Hải Yến




Thái Nguyên, 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.


Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn




Nông Việt Dũng


Xác nhận
của trƣởng khoa chuyên môn







TS. Hà Thị Thu Thủy
Xác nhận
của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học




PGS TS. Nguyễn Thị Phƣơng Chi








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô
giáo trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam, những ngƣời đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm
học vừa qua giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Thị
Phƣơng Chi, Tiến sĩ Nghiêm Thị Hải Yến, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Qua đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những
ngƣời đã luôn ở cạnh tôi trong những lúc khó khăn nhất và giúp tôi có đƣợc
thành quả ngày hôm nay.
Luận văn này là kết quả bƣớc đầu của quá trình nghiên cứu khoa học
song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp, bổ sung của
các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện
Tác giả luận văn


Nông Việt Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 7
Chuơng 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN 7
1.1. Chợ Mới: Địa bàn và Dân cƣ 7
1.1.1. Khái quát vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên 7
1.1.2. Dân cƣ. 9
1.1.3. Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Chợ
Mới. 10
1.1.4. Kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới từ 2001 đến 2010 17
1.1.5. Tình hình xóa đói giảm nghèo của Chợ Mới trƣớc năm 2001 21
1.2. Chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nƣớc và tỉnh Bắc Kạn 26
1.2.1. Khái niệm về nghèo đói 26
1.2.2. Tiêu chí đánh giá nghèo đói 27
1.2.3. Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo 29
Tiểu kết chƣơng 1 31
Chuơng 2 XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHỢ MỚI GIAI
ĐOẠN 2001 - 2005 32
2.1. Thực hiện XĐGN tại huyện Chợ Mới giai đoạn 2001 - 2005 32
2.1.1. Chính sách tín dụng ƣu đãi hộ nghèo 32
2.1.2. Triển khai dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ 32


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.1.3. Hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề 34
2.1.4. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn 34
2.1.5. Công tác định canh định cƣ và xóa đói giảm nghèo 35
2.1.6. Tạo cơ hội để ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 39
2.2. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo của huyện 41
Tiểu kết chƣơng 2 44
Chƣơng 3 THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHỢ
MỚI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 46
3.1. Định hƣớng phát triển của huyện Chợ Mới từ 2006 đến 2010 46
3.2. Đẩy mạnh thực hiện xóa đói giảm nghèo của huyện Chợ Mới từ 2006
đến 2010 48
3.2.1. Thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo 49
3.2.2. Xã hội hóa việc xóa đói giảm nghèo 53
3.3. Những thành tựu đạt đƣợc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trong
những năm 2001 - 2010 67
3.4. Một số nhóm giải pháp giảm nghèo của huyện Chợ Mới 72
3.4.1. Giải pháp thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế 72
3.4.2 Nhóm giải pháp cơ bản thực hiện chƣơng trình xoá đói giảm nghèo 77
Tiểu kết chƣơng 3 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt
Đọc là
BCĐ
Ban chỉ đạo
BHYT
Bảo hiểm y tế
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐBKK
Đặc biệt khó khăn
ĐVT
Đơn vị tính
ESCAP
Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng
FB
Ngân hàng thế giới
GDP
Tổng sản phẩm trong nƣớc
GV
Giáo viên
HĐND
Hội đồng nhân dân
ILO
Tổ chức Lao động quốc tế
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
KT-XH
Kinh tế - Xã hội

LĐ-TB&XH
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
MT
Môi trƣờng
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PGS.TS
Phó giáo sƣ, tiến sĩ
TS
Tiến sĩ
UBND
Ủy ban nhân dân
USD
Đôla
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
XMC
Xóa mù chữ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn 28
Bảng 2.1: Tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện qua các năm 36
Bảng 2.2: Số hộ nghèo chia theo các xã 38

Bảng 3.1: Tổng thu nhập bình quân của hộ dân phân theo vùng 55
Bảng 3.2: Cơ cấu thu nhập của các hộ nghèo năm 2007 57
Bảng 3.3: Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo (năm 2007) 60
Bảng 3.4: Tổng hợp hộ nghèo theo tiêu chí mới 64
Bảng 3.5: Tổng hợp hộ nghèo theo tiêu chí mới 65




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tƣơng đối ở từng thời kỳ và ở
mọi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ ngƣời đang sống trong
cảnh đói nghèo, kể cả nƣớc có thu nhập cao nhất thế giới nhƣ Mỹ, Nhật
Bản… vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèo nàn cả về vật chất
và tinh thần. Tỷ lệ ngƣời nghèo ở mỗi nƣớc cũng khác nhau, đối với nƣớc
giàu tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn các nƣớc kém phát triển song khoảng cách giàu
nghèo lại lớn hơn rất nhiều. Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiện nay
vấn đề xoá đói giảm nghèo (XĐGN) không còn là trách nhiệm của một quốc
gia mà đã trở thành mối quan tâm của cả động đồng Quốc tế.
Việt Nam là nƣớc xã hội chủ nghĩa. Nhà nƣớc thực hiện vai trò quản lý,
điều chỉnh đối với quá trình xã hội và sự hoạt động của con ngƣời nhằm thực
hiện các mục tiêu quản lý nhà nƣớc bằng pháp lệnh. Quản lý nhà nƣớc là một
hoạt động rất quan trọng nó ảnh hƣởng đến sự ổn định chính trị và phát triển
kinh tế - xã hội của một quốc gia, nếu quản lý tốt thì xã hội sẽ phát triển phồn
vinh và ngƣợc lại nếu quản lý không tốt thì xã hội sẽ chậm phát triển, xuất

hiện nhiều tệ nạn xã hội. Vì vậy thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo là
mục tiêu và cũng là góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Quan điểm nhất quán xuyên suốt của Đảng và nhà nƣớc về sự kết hợp
hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội đƣợc khẳng
định hầu hết trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc. Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. Tiếp đến tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định một lần nữa và cụ thể hóa quan
điểm này, đó là: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước đi và chính sách phát triển”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Việt Nam là một trong những nƣớc có thu nhập thấp nhất thế giới, do
đó chƣơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN là một chiến lƣợc lâu dài cần có sự
quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực,
tự cƣờng, đoàn kết của cả dân tộc để đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát
triển kinh tế của các nƣớc tiên tiến. Nƣớc ta đang thực hiện công cuộc công
nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), phát triển kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện
nay, vấn đề XĐGN càng khó khăn và phức tạp hơn so với thời kỳ trƣớc.
Muốn đạt đƣợc hiệu quả thiết thực nhằm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng
cao mức sống cho ngƣời dân thì mỗi địa phƣơng, mỗi vùng phải có chƣơng
trình XĐGN riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình nhằm thực
hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chợ Mới là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bắc Kạn có diện tích tự
nhiên chiếm trên 606 km
2
, bao gồm 16 đơn vị hành chính là thị trấn Chợ Mới
và 15 xã trực thuộc, 166 thôn, bản, tổ dân phố. Số dân 36.747 ngƣời (2009),

mật độ 61 ngƣời/km
2
. Thị trấn Chợ Mới nằm bên quốc lộ 3, cách thị xã Bắc
Kạn 45km về hƣớng nam.

Trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm đầu tƣ
của tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện nên tình hình
kinh tế - xã hội đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển,
đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đói hàng năm
giảm từ 2-3%. Tuy nhiên, Chợ Mới vẫn là huyện nghèo, có tỷ lệ hộ nghèo cao
và thu nhập trung bình thấp hơn một số huyện thị trong tỉnh Bắc Kạn. Vấn đề
đặt ra ở đây là: với tình hình, thực trạng nghèo đói của Chợ Mới nhƣ vậy,
Tỉnh Bắc Kạn và, lãnh đạo huyện đã có những chính sách gì, bằng cách nào,
thực hiện các giải pháp nào để đẩy mạnh quá trình xoá đói giảm nghèo, từng
bƣớc ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạo những điều kiện, tiền đề
thuận lợi để các hộ vƣơn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo. Xuất phát từ
thực tiễn đó, học viên chọn đề tài: “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001 - 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xóa đói giảm nghèo là chủ trƣơng lớn và nhất quán của Đảng và Nhà
nƣớc ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời nghèo, nhằm
thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các
dân tộc.Vì vậy, vấn đề này đƣợc đề cập trong nhiều tài liệu và có nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu.
- Cuốn “XĐGN ở vùng dân tộc thiểu số ở nƣớc ta hiện nay - Thực trạng

và giải pháp” (2002) của tác giả Hà Quế Lâm, đã tập trung vào một số vấn đề,
làm rõ một số nguyên nhân của tình trạng đói nghèo. Đặc biệt chú trọng phân
tích đánh giá quá trình XĐGN ở nƣớc ta trong đó phân tích sâu về ngƣời dân
tộc thiểu số ở vùng cao, miền núi.
- Tác phẩm: “Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm” của Bộ Lao
động - Thƣơng binh và Xã hội, xuất bản năm 2003 đã đề cập về vấn đề
XĐGN ở Việt Nam rất cụ thể. Cuốn: “Cẩm nang giảm nghèo của văn phòng
điều phối chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo”. Cục bảo trợ xã hội đã
cụ thể hóa, quy trình hóa việc thực hiện chính sách giảm nghèo hiện hành,
nhằm giúp các cán bộ làm công tác XĐGN nhận thức vấn đề cụ thể hơn thuận
lợi hơn trong quá trình thực hiện.
- Đảng và Chính phủ đã ban hành rất nhiều Chỉ thị, Quyết định, Thông
tƣ về XĐGN; Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã xuất bản cuốn: “Hệ
thống văn bản về bảo trợ xã hội và XĐGN” (2004), NXB Lao động và Xã
hội. Đã hệ thống hóa cơ bản các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc về lĩnh
vực bảo trợ xã hội và XĐGN.
Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu liên quan đến XĐGN, nhiều đề tài, luận
văn của nhiều tác giả đã nghiên cứu về công cuộc XĐGN ở một số huyện,

S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn

4
tnh nh: Lun vn Cụng cuc xúa úi gim nghốo ca tnh in Biờn (2004 -
2010, Nguyn Thỳy Hng); Lun vn Mt s gii phỏp nhm y mnh
chng trỡnh xúa úi gim nghốo ca tnh Yờn Bỏi giai on 1998 - 2006
(Nguyn Th Ngc Huyn - i hc Tõy Bc); Theo bỏo cỏo mc tiờu phỏt
trin Thiờn niờn k nm 2010: Nhng thnh tu gim nghốo ca Vit Nam l
mt trong nhng cõu chuyn thnh cụng nht trong phỏt trin kinh t (2006 -
2010); ti Nghiờn cu v xut mt s gii phỏp xoỏ úi gim nghốo
cho h nụng dõn huyn Vừ Nhai, tnh Thỏi Nguyờn giai on 2001 - 2010

(H Nh Thc); Lun vn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn,
TP. Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp (Hong Hng Quõn); Một số chính
sách quốc gia về việc xoá đói giảm nghèo (2002), Nxb Lao động, Hà Nội.
Nhng cụng trỡnh nờu trờn tuy khụng trc tip nghiờn cu v cụng tỏc
xúa úi gim nghốo ca huyn Ch Mi nhng giỳp cho tỏc gi cú thờm nhn
thc trong quỏ trỡnh thc hin lun vn ca mỡnh.
i vi huyn Ch Mi - Bc Kn c thnh lp v i vo hot ng
ngy 02 thỏng 9 nm 1998 cho ti nay, vic tỡm hiu Cụng cuc Xúa úi
gim nghốo huyn Ch Mi giai on 2001 - 2010 t trc ti nay cha cú
cụng trỡnh no nghiờn cu. Tuy nhiờn trong tng lnh vc, khớa cnh khỏc
nhau cỏc nh nghiờn cu ó cú cp ti mt cỏch trc tip hay giỏn tip nh
cun Huyn Ch Mi 10 nm xõy dng v phỏt trin (Huyn y - HND -
UBND Huyn Ch Mi, thỏng 9/2008) cung cp thờm mt s t liu khỏi
quỏt v iu kin t nhiờn, xó hi v quỏ trỡnh lónh o, ch o ca ng b
v chớnh quyn huyn vi s phỏt trin kinh t xó hi.
Vỡ vy, vic nghiờn cu Cụng cuc Xúa úi gim nghốo huyn Ch
Mi giai on 2001 - 2010 l mt vn mi v cn thit. Trong quỏ trỡnh
thc hin lun vn, bn thõn tụi rt tụn trng thnh qu ca cỏc th h i
trc, tham kho v coi ú l nhng t liu quý bỏu, to iu kin cho tụi tip
tc nghiờn cu v hon thnh ti khoa hc ca mỡnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công cuộc xóa đói giảm nghèo của
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Nhiệm vụ của đề tài:
Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ Mới.
Tìm hiểu quá trình thực hiện công cuộc XĐGN ở huyện Chợ Mới.

Đánh giá những chuyển biến về kinh tế, xã hội của huyện Chợ Mới
thông qua công cuộc XĐGN.
Phân tích đánh giá thực trạng đói nghèo, một số tồn tại, hạn chế và
những vấn đề đặt ra cấn giải quyết. Trên cơ sở đó đƣa ra những quan điểm,
phƣơng hƣớng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện XĐGN của
huyện Chợ Mới ngày càng đạt hiệu quả cao.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: 15 xã và 1 thị trấn của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
Về thời gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về công cuộc xóa đói giảm
nghèo ở huyện Chợ Mới từ năm 2001 đến năm 2010. Tuy nhiên, để làm rõ
thành tựu công xóa đói giảm nghèo, Luận văn này cũng trình bày khái quát
tình hình xóa đói giảm nghèo ở huyện Chợ Mới từ trƣớc năm 2001.
4. Nguồn tài liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu gốc: các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc và các Bộ
ngành, Trung ƣơng và các tài liệu về XĐGN, các chế độ chính sách thực hiện
công tác XĐGN.
- Tài liệu thành văn: Các Chỉ thị, Nghị quyết, Chƣơng trình XĐGN của
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Kạn. Các Chỉ thị, Nghị quyết của Huyện
ủy, HĐND, UBND huyện, các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện; Chƣơng
trình XĐGN của huyện giai đoạn 2001 – 2005, 2006 – 2010; Số liệu của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
phòng ban liên quan đến nội dung cần nghiên cứu; Ngoài ra luận văn còn sử
dụng các số liệu điền dã tại các xã, thị trấn trong huyện.
- Các bài viết, luận văn Thạc sĩ viết về XĐGN ở một số địa phƣơng lân
cận đã đƣợc bảo vệ và công bố tại Thƣ viện luận văn của các Trung tâm học
liệu trên toàn quốc.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử và
phƣơng pháp lôgíc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp khác
nhƣ: Thống kê, so sánh, điều tra, tổng hợp, phân tích để làm rõ vấn đề.
5. Đóng góp của Luận văn
Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống “Công cuộc
xóa đói giảm nghèo ở huyện Chợ Mới giai đoạn 2001- 2010”:
- Căn cứ vào thực trạng đói nghèo của huyện nhằm góp phần vào việc
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới đến năm 2020;
- Đóng góp cho quá trình nghiên cứu thực hiện chƣơng trình xóa đói
giảm nghèo của huyện Chợ Mới nói riêng và các huyện khác trong tỉnh Bắc
Kạn những năm tiếp theo;
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên, cho các đề tài nghiên cứu khoa
học của khoa Lịch sử trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên.
6. Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, nội dung Luận văn đƣợc chia làm 3 phần:
Chương 1: Khái quát về huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn.
Chương 2: Xóa đói giảm nghèo ở huyện Chợ Mới giai đoạn 2001 - 2005

Chương 3: Xóa đói giảm nghèo ở huyện Chợ Mới giai đoạn 2006 - 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

NỘI DUNG

Chuơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN

1.1. Chợ Mới: Địa bàn và Dân cƣ
1.1.1. Khái quát vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên
Về địa giới hành chính, huyện Chợ Mới trƣớc năm 1965 thuộc huyện
Bạch Thông (Châu Bạch Thông chính thức ra đời từ thời Lê, đời Hồng Đức
thứ 21, vào năm 1490). Từ năm 1965 đến 1997 thì 09 xã và 01 thị trấn phía
Nam của huyện Bạch Thông sát nhập về huyện Phú Lƣơng (gồm Nông Hạ,
Nông Thịnh, Thanh Bình, Yên Đĩnh, Nhƣ Cố, Quảng Chu, Bình Văn, Yên
Hân, Yên Cƣ và thị trấn Chợ Mới). Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội
khóa IX, tỉnh Bắc Kạn đƣợc tái lập. Sau khi tỉnh Bắc Kạn đƣợc tái lập năm
1997, địa giới hành chính huyện Bạch Thông điều chỉnh tiếp nhận 09 xã và 01
thị trấn phía Bắc của huyện Phú Lƣơng. Thực hiện Nghị định số 46-NĐ/NP
ngày 06/7/1998 của Chính phủ, huyện Chợ Mới đƣợc thành lập trên cơ sở
tách 16 xã, thị trấn phía Nam của huyện Bạch Thông và chính thức công bố
Quyết định thành lập, đi vào hoạt động từ ngày 02 tháng 09 năm 1998.
Huyện Chợ Mới có tổng diện tích tự nhiên là 60.716,08 ha, gồm 16 đơn
vị hành chính (15 xã và 01 thị trấn). Thị trấn Chợ Mới là trung tâm huyện lỵ
cách thị xã Bắc Kạn 45 km về phía Bắc và cách thủ đô Hà Nội 142 km về
phía Nam.
Huyện có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi. Là huyện cửa ngõ phía Nam
của tỉnh Bắc Kạn, phía Đông giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn), Võ Nhai (Thái
Nguyên); phía Tây giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên); phía Nam giáp
huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng (Thái Nguyên); phía Bắc giáp huyện
Chợ Đồn, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

Đƣờng Quốc lộ 3 đi qua 7 xã, thị trấn. Sông Cầu chảy qua 9 xã trong
huyện. Thị trấn Chợ Mới nằm trên địa phận hợp lƣu của sông Cầu và sông
Chu. Địa hình của huyện khá đa dạng và phức tạp, chia thành 3 vùng chủ yếu:
Khu vực phía Đông của huyện gồm các xã: Nhƣ Cố, Quảng Chu, Bình
Văn, Yên Hân, Yên Cƣ, Tân Sơn. Địa hình của vùng này đƣợc tạo bởi các núi
đá và thung lũng nhỏ, có nhiều thác ghềnh.
Khu vực phía Tây của huyện gồm các xã: Thanh Mai, Thanh Vận, Mai
Lạp. Địa hình núi đất và các thung lũng nhỏ tƣơng đối thuận lợi cho phát triển
trồng rừng.
Khu vực dọc theo đƣờng Quốc lộ 3, gồm các xã: Hòa Mục, Cao Kỳ,
Nông Hạ, Nông Thịnh, Thanh Bình, Yên Đĩnh và thị trấn Chợ Mới, chủ yếu
là đồi núi đƣợc cấu tạo từ nham thạch cổ xƣa, xen kẽ với núi đá vôi, ngăn
cách bởi những thung lũng. Có những thung lũng trải rộng, kéo dài thành
những cánh đồng tƣơng đối bằng phẳng dọc theo triền sông, suối. Địa hình
miền núi nhiều mƣa, mật độ sông, suối có nguồn nƣớc khá lớn, lƣợng nƣớc
lƣu chuyển khá dồi dào, phân phối đều giữa các khu vực trong huyện.
Huyện Chợ Mới có hệ thống sông, suối đƣợc phân bố đều khắp. Con
sông lớn nhất là sông Cầu. Sông Cầu có vai trò to lớn trong đời sống cƣ dân
hầu hết các xã trong huyện. Nguồn nƣớc thủy lợi dồi dào, đƣờng giao thông
ngƣợc xuôi và nguồn thủy sản phong phú. Hàng năm, dòng sông này bồi đắp
cho các xã dọc lƣu vực một lớp phù xa khá màu mỡ. Ngoài tác dụng đó, sông
Cầu còn đáp ứng đƣợc một phần quan trọng sự thông thƣơng nguồn hàng giữa
huyện Chợ Mới với các địa phƣơng khác trong và ngoài tỉnh. Trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, sông Cầu đóng vai trò vận tải gạo, muối và nhiều
vật dụng khác từ miền xuôi đến bến Chợ Mới bằng các thuyền ván lớn, nhỏ;
trong hòa bình lại vận chuyển tre, nứa, gỗ từ Bắc Kạn về xuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

Là huyện nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bắc Kạn nên mạng lƣới
giao thông ở Chợ Mới tƣơng đối phát triển. Hiện nay 100% số xã có đƣờng ô
tô đến tận trung tâm xã nên giao thông liên lạc khá thuận tiện.
Quốc lộ 3 là con đƣờng giao thông huyết mạch chạy dọc theo chiều dài
của huyện Chợ Mới. Nhờ con đƣờng này, từ Chợ Mới có thể đi lại một cách
dễ dàng từ phía Nam xuống thủ đô Hà Nội, phía Bắc lên tận tỉnh Cao Bằng.
Ngoài ra còn một hệ thống đƣờng liên xã, tạo lên mạng lƣới giao thông phục
vụ đời sống, kinh tế và văn hóa - xã hội cho nhân dân các dân tộc trong vùng.
Chợ Mới nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, hàng năm chia thành bốn
mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ trùng với gió mùa đông nam, nhiệt độ trung
bình từ 25 độ C đến 28 độ C. Mùa đông trùng với gió mùa đông bắc, tiết trời
giá rét, nhiều khi có sƣơng muối, gây ảnh hƣởng xấu đến độ sinh trƣởng của
cây trồng và gia súc.
1.1.2. Dân cư.
Là một huyện miền núi phía Nam của tỉnh Bắc Kạn, đất rộng, ngƣời
thƣa. Dân số toàn huyện ngày đầu mới thành lập (1998) là 37.998 ngƣời tăng
lên 38.205 ngƣời (2005) và đến 2008 là 29.468 ngƣời.
Trong bức tranh của cộng đồng dân cƣ, huyện Chợ Mới hiện nay có các
dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay và một số ít dân tộc
khác thuộc các ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ khác nhau:
Ngữ hệ Nam Á với các nhóm: Việt - Mƣờng (Kinh); Mông - Dao
(Mông, Dao).
Ngữ hệ Thái - Ka đai (Tày, Nùng).
Ngữ hệ Hán (Hoa và nhóm Sán Chỉ thuộc dân tộc Sán Chay).
Ngƣời Kinh chiếm khoảng 20% dân số, chủ yếu sông tập trung ở vùng
thấp và thị trấn.
Ngƣời Tày chiếm khoảng 56,9% dân số, phân bố hầu khắp các địa bàn
trong huyện. Đây là lớp dân cƣ bản địa, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
cao trong vùng. Ngôn ngữ Tày cùng với tiếng phổ thông đóng vai trò quan
trọng trong giao tiếp giữa các dân tộc trong khu vực.
Ngƣời Nùng có mới quan hệ lịch sử với ngƣời Tày, cƣ trú xen kẽ với
ngƣời Tày và ngƣời Kinh, với dân số khoảng 3,62 %.
Ngƣời Dao cũng nhƣ ngƣời Mông sinh sống chủ yếu ở vùng cao quanh
chân núi, chiếm khoảng 17,3% dân số.
Ngƣời Mông, Sán Chay, Hoa và một số dân tộc khác có mặt muộn hơn
với dân số ít (~2,03%).
Mỗi dân tộc ở Chợ Mới dù trình độ phát triển kinh tế - xã hội không
đồng đều, số lƣợng nhiều ít khác nhau, nhƣng đều có sắc thái dân tộc độc đáo,
phong tục tập quán khác nhau tạo nên bức tranh văn hóa đa màu sắc, nhiều
giá trị văn hóa vật thể, phi vật vẫn còn bảo lƣu: Từ nếp nhà sàn truyền thống
đến các bộ trang phục đậm đà sắc thái dân tộc, hàm chứa các giá trị lịch sử,
văn hóa. Lễ hội “lồng tồng” (xuống đồng) vào mùa xuân với ý nghĩa cầu mùa
là hình thƣc sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo. Hát Páo dung của ngƣời
Dao, múa khèn của ngƣời Mông, hát Sli, lƣợn của ngƣời Tày - Nùng trong
các lễ hội, chợ phiên hay trong đám cƣới.
Trải qua quá trình lịch sử cùng sinh sống trên vùng đất Chợ Mới, nhân
dân các dân tộc ở đây đã tạo nên những giá trị văn hóa mang đặc trƣng dân
tộc, đồng thời làm phong phú thêm văn hóa của cộng đồng dân cƣ.
1.1.3. Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện
Chợ Mới.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc trên địa bàn
huyện Chợ Mới đã phải trải qua những bƣớc thăng trầm và các giai đoạn cách
mạng khác nhau, nhất là về địa giới hành chính.
Để kịp thời lãnh đạo phong trào, ngày 23 tháng 11 năm 1944 Tỉnh bộ
Việt Minh Bắc Kạn ra đời, sự kiện này có ảnh hƣởng lớn đến phong trào quần


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
chúng Bắc Kạn nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng. Các cơ sở cách mạng
đƣợc củng cố và mở rộng. Tháng 8 năm 1944, một cán bộ cách mạng Việt
Minh từ Định Hóa (Thái Nguyên) sang bắt liên lạc gây dựng cơ sở ở Nhì Ca
(xã Nhƣ Cố), một số quần chúng tích cực đƣợc kết nạp vào Hội Việt Minh.
Đến tháng 10 năm 1944 hai cán bộ (Nông Văn Quang và Long Giang) đƣợc
phái sang làm nhiệm vụ củng cố phong trào ở Nhƣ Cố. Từ đó phong trào cách
mạng phát triển nhanh ra các xã Bình Văn, Yên Hân, Yên Cƣ, Thị trấn Chợ
Mới, Yên Đĩnh, Cao Kỳ Một đội tự vệ vũ trang ra đời, bí mật tập luyện.
Nhân dân trong vùng vui mừng, phấn khởi ủng hộ gạo, muối để nuôi cán bộ
và tự vệ, bà con vận động thu nhặt, quyên góp thuốc súng cho tự vệ để chế tạo
đạn.
Đƣợc sự cổ vũ của phong trào cách mạng toàn quốc, dƣới ánh sáng của
Nghị quyết Ban liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng và bản Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta”. Nhân dân các dân tộc toàn huyện Chợ Mới đã nỗ
lực, nhiệt tình hƣởng ứng và hăng hái tham gia giải phóng quân, tham gia các
đoàn thể Việt Minh, các tổ chức cứu quốc trong thanh niên, phụ nữ, nông
dân phát triển rất nhanh chóng, nhân dân trong huyện tích cực quyên góp
lƣơng thực, thực phẩm chờ đón quân giải phóng.
Tháng 3 năm 1945, một đơn vị Cứu quốc do đồng chí Phạm Duy Tiến
đến xây dựng lực lƣợng tại xã Cao Kỳ, đồng thời một đơn vị Cứu quốc do
đồng chí Hoàng Thƣơng chỉ huy, phối hợp với tự vệ địa phƣơng mở cuộc tập
kích ở thị trấn Chợ Mới, quân địch ở đây đầu hàng, ta thu 10 khẩu súng cùng
600 viên đạn. Sau thắng lợi này, chính quyền địch ở các xã sụp đổ, chính
quyền cách mạng của nhân dân đƣợc thành lập, phong trào cách mạng phát
triển nhanh chóng sang các xã xung quanh nhƣ Yên Hân, Yên Đĩnh, Cao Kỳ.
Đầu tháng 4 năm 1945 một đơn vị Việt Nam tuyên truyền Giải phóng
quân dƣới sự chỉ huy của đồng chí chính trị viên Xích Thắng (Dƣơng Mạc


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Thạch) đến vùng Thanh Vận, Mai Lạp hoạt động. Đƣợc sự hỗ trợ của Việt
Minh, nhân dân nổi dậy tịch thu triện, giấy tờ, sổ sách của bọn quan lại, thành
lập chính quyền cách mạng. Các tổ chức Cứu quốc đƣợc xây dựng và phát
triển, các đội tự vệ ra đời tổ chức phục kích đánh địch trên dọc Quốc lộ 3.
Thực hiện chủ trƣơng của Ban Cán sự tỉnh Bắc Kạn, lực lƣợng cách
mạng đẩy mạnh các hoạt động phối hợp việc tuyên truyền tổ chức quần
chúng, mở rộng ảnh hƣởng của Mặt trận Việt Minh, vạch trần những thủ đoạn
lừa bịp của địch. Mặt khác, địa phƣơng vận động nhân dân bao vây kinh tế
địch, không nộp thuế cho Nhật, không bán hàng cho Nhật. Đối với các xã
nằm trên trục Quốc lộ 3, nhân dân tích cực thực hiện chiến lƣợc “Vƣờn không
nhà trống” cất giấu thóc gạo vào rừng.
Trong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám, do nắm chắc thời cơ, tự
vệ và du kích ở các địa phƣơng phối hợp với Giải phóng quân tổ chức đánh
địch ở khắp nơi trên địa bàn huyện, lực lƣợng vũ trang đánh các trận phục
kích tại Cao Kỳ và tập kích vị trí đóng quân của địch ở thị trấn Chợ Mới
Hầu hết các xã trên địa bàn huyện Chợ Mới nhƣ Yên Cƣ, Yên Đĩnh, Nông
Hạ, Thanh Vận, Mai Lạp đều thành lập đƣợc chính quyền cách mạng.
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, tại cuộc mít tinh lớn đƣợc tổ chức tại thị xã
Bắc Kạn, trƣớc sự có mặt của đông đảo nhân dân các dân tộc và đại biểu các
huyện trong tỉnh, đại diện Tỉnh bộ Việt Minh tuyên bố xóa bỏ chính quyền đế
quốc - phong kiến và thành lập chính quyền cách mạng. Nhân dân các dân tộc
tỉnh Bắc Kạn nói chung và nhân dân các xã thuộc huyện Chợ Mới ngày nay
nói riêng đƣợc sống trong tự do, độc lập.
Cách mạng Tháng Tám thành công chƣa đƣợc bao lâu, Nhà nƣớc non
trẻ của ta đã phải đối đầu với thù trong, giặc ngoài. Thực dân Pháp trở lại xâm
lƣợc nƣớc ta. Đáp lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Trung ƣơng và Hồ

Chủ tịch, cùng với cả nƣớc, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Chợ Mới tích cực xây dựng lực lƣợng vũ trang, thực hiện vũ trang toàn dân,
sẵn sàng chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
Quân và dân Chợ Mới đã thực hiện tốt đƣờng lối kháng chiến của
Đảng, ra sức xây dựng lực lƣợng vũ trang lớn mạnh, chính quyền đã xây dựng
đƣợc những đơn vị điển hình nhƣ hai đội Tự vệ ở thị trấn Chợ Mới và Yên
Đĩnh. Đặc biệt, tại đây đã có một đại đội Nữ dân quân, đại đội này tiến hành
tập luyện và thực hiện mọi nhiệm vụ nhƣ đội nam giới. Bên cạnh việc củng cố
về tổ chức, huyện tăng cƣờng đẩy mạnh công tác phát triển lực lƣợng. Số
lƣợng tự vệ ở các xã tăng lên nhanh chóng về số lƣợng, trung bình ở mỗi xã
có từ hai đến 3 tiểu đội, biên chế thành trung đội, liên xã gộp thành đại đội có
khoảng 70 đến 100 ngƣời. Các đội du kích tự trang bị vũ khí, thƣờng xuyên
luyện tập, tuần tra canh gác, lập các phòng tuyến phòng thủ, xây dựng các
trận địa mai phục sẵn sàng chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả của
cách mạng.
Do vị trí quan trọng của huyện Chợ Mới là cửa ngõ phía Nam trên trục
Quốc lộ 3 đi vào thị xã Bắc Kạn nên công tác chuẩn bị để ngăn cản bƣớc tiến
của địch đƣợc tiến hành khẩn trƣơng. Chính quyền cánh mạng đã huy động
mọi lực lƣợng tham gia vót chông, có loại chông dài khoảng 2m. Kết quả
trong thời gian ngắn những bãi chông lớn ở thị trấn Chợ Mới và bãi Sông Cầu
xã Yên Đĩnh đã mọc lên chờ ngày tiêu giệt giặc.
Theo lời kêu gọi của Đảng “Tất cả cho Kháng chiến” nhân dân huyện
Chợ Mới đã đặt lợi ích lên trên, sẵn sàng phá bỏ nhà cửa, tiêu thổ kháng
chiến, thực hiện triệt để “Vƣờn không nhà trống”.
Trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947, thực dân Pháp mở
cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc tìm diệt cơ quan đầu não của Đảng và

Chính phủ, huyện Chợ Mới có một vị trí chiến lƣợc quan trọng cả về đƣờng
bộ và đƣờng sông nên ngày 07 tháng 10 năm 1947 thực dân Pháp cho quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
nhảy dù xuống Chợ Mới, để làm bàn đạp tiến công vào căn cứ địa cách mạng
ở Việt Bắc.
Ngay hôm đầu tiên, sau khi địch nhảy dù, tại thị trấn Chợ Mới, trung
đội du kích xã Yên Đĩnh đã tập trung lực lƣợng phối hợp với trung đội chống
chiến sa (thuộc tiểu đoàn 49) có trang bị Bazôka kịp thời đánh địch khi chúng
tỏa ra thu dù ở bãi sông và các cánh đồng quanh thị trấn. Tại xã Thanh Mai,
Thanh Vận, dân quân du kích đã phối hợp tiêu diệt địch nhảy dù lạc, bắt sống
2 tên.
Ngày 09 tháng 10 năm 1947, địch cho một đại đội hành quân càn quét
khu vực thị trấn Chợ Mớ i. Hai tiểu đội du kích của thị trấn Chợ Mới và xã
Yên Đĩnh phối hợp với trung đội chống chiến sa, chặn địch tại cánh đồng Yên
Đĩnh, diệt 5 tên, làm bị thƣơng 6 tên, phá hủy 1 xe cơ giới.
Trong hai ngày 14 và 15 tháng 10 năm 1947 trung đội du kích xã Cao
Kỳ, Hòa Mục và đại đội 303 đã phục kích địch đi từ thị trấn Chợ Mới lên thị
xã Bắc Kạn, kết quả ta tiêu diệt đƣợc 35 tên, bắn bị thƣơng nhiều tên khác,
phá hủy phƣơng tiện, phá hủy 4 xe cơ giới, tịch thu 15 khấu súng.
Rạng sáng 17 tháng 10 năm 1947 trận tiến công vị trí tại thị trấn Chợ
Mới diễn ra 4 giờ liền, trong trậ n này ta diệt đƣợc 50 tên, đốt cháy kho quân
nhu. Ngày 30 tháng 11 năm 1947, khoảng 800 tên địch đƣợc trang bị đầy đủ
vũ khí, hành quân từ thị trấn Chợ Mới đi đƣờng Đèo Vai (Quảng Chu) xuống
đồn Đu (Động Đạt – Phú Lƣơng). Dân quân Yên Đĩnh, thị trấn Chợ Mới,
Quảng Chu phục kích đánh địch, kết quả tiêu diệt 30 tên địch, làm bị thƣơng
nhiều tên khác.
Trong gần hai tháng, quân dân các xã, thị trấn Chợ Mới và lực lƣợng vụ

trang huyện Chợ Mới đã đánh 11 trận, tiêu diệt 180 tên trong đó có 1 tên thiếu
tá Pháp, cắt đƣờng giao thông, đặt bẫy gài mìn, buộc địch phải đối phó hết
sức khó khăn trong việc tiếp tế lƣơng thực, thực phẩm, đạn dƣợc. Ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
những trận đánh phục kích trên địa bàn huyện, các lực lƣợng du kích huyện
Chợ Mới còn phối hợp với bộ đội địa phƣơng huyện Đại Từ, Định Hóa diệt
50 tên địch các cánh quân khác.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân huyện Chợ
Mới đã tích cực bảo vệ vững chắc các cơ quan, kho, trạm, xƣởng Quân khí
của Trung ƣơng đóng trên địa bàn xã Quảng Chu. Đặc biệt tại xã Quảng Chu
và xã Yên Đĩnh từ năm 1950 đến năm 1953 Cục Quân giới Bộ Quốc phòng
do giáo sƣ tiến sĩ Trần Đại Nghĩa phụ trách ở xóm Đèo Vai, Nà Lằng (Quảng
Chu) Pắc San (Yên Đĩnh), tại đây đã sản xuất vũ khí Bazôka.
Cùng trong chiến dịch Hoàng Hoa Thám, từ ngày 20 đến 23 tháng 3
năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp đi kiểm tra công tác sửa chữa
đƣờng Quốc lộ số 3, từ Thái Nguyên đi Cao Bằng. Trong chuyến đi này,
Ngƣời đã đến thăm và nghỉ lại một đêm tại trạm quân khí ở hang Thạch Long
xã Cao Kỳ. Tại đây, Bác đã căn dặn cán bộ, nhân viên coi kho quân khí phải
hết lòng yêu quý vũ khí, đạn dƣợc, sẵn sàng phục vụ bộ đội đánh thắng giặ c.
Đồng thời, Bác còn căn dặn cụ thể: “Kho ở trên đƣờng trục, vì vậy phải luôn
đề cao cảnh giác, bảo vệ kho cho thật tốt”. Đây là một sự kiện lịch sử quý giá,
lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất Bác Hồ đến thăm kho quân khí của quân
đội ta.
Đầu năm 1954, máy bay Pháp tập trung ném bom phá hoại đoạn đƣờng
từ thị trấn Chợ Mới đến đầu thị xã Bắc Kạn (trên Quốc lộ 3). Gần 400 dân
công của huyện Chợ Mới cùng với lực lƣợng công binh của tỉnh kịp thời phá
bom nổ chậm, san lấp hố bom nhanh chóng thông đƣờng, bảo đảm yêu cầu

vận tải, đảm bảo giữ mạch giao thông trên Quốc lộ 3.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhân dân các dân tộc huyện
Chợ Mới với 1,2 vạn dân đã chiến đấu anh dũng, đặc biệt trong chiến dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 đã đập tan cuộc tập kích nhảy dù xuống thị
trấn Chợ Mới.
Phát huy truyền thống yêu nƣớc đấu tranh giành chính quyền
trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, phục vụ Chiến dịch Biên giới Thu-
Đông năm 1950, Chiến dịch Đông-Xuân năm 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến
dịch Giải phóng Điện Biên Phủ. Nhân dân các dân tộc huyện Chợ Mới đã
đóng góp 286 thanh niên tham gia quân đội; góp hàng vạn ngày công; trên
2000 tấn lƣơng thực, thực phẩm và hơn 1000 lƣợt ngƣời tham gia dân công
hỏa tuyến tiếp lƣơng, tải đạn phục vụ các chiến dịch. Huyện Chợ Mới góp
phần vào chiến công chung của cả nƣớc, tiêu diệt đƣợc 235 tên địch, trong đó
có 1 thiếu tá, làm bị thƣơng 46 tên, thu 100 khẩu súng các loại và hàng trăm
viên đạn, phá hủy 8 xe cơ giới, 8 thùng xăng, đốt cháy 1 kho quân nhu và các
phƣơng tiện chiến tranh khác.
Những chiến công ấy mãi đi vào lịch sử, ghi nhận tinh thần chiến đấu
dũng cảm của lực lƣợng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Chợ Mới,
góp phần không nhỏ cùng với tỉnh và quân, dân cả nƣớc hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, bảo vệ an toàn khu căn cứ ATK.
Năm 1954, hòa bình lặp lại, nhân dân các dân tộc huyện Chợ Mới hăng
hái bắt tay vào phát triển kinh tế, văn hóa cùng nhân dân cả nƣớc tiếp tục
cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc, quân và dân huyện Chợ
Mới cùng cả nƣớc bƣớc vào cuộc trƣờng chinh đầy gian khổ và anh dũng. Với
khí thế hào hùng của một thời “sẻ dọc Trƣờng Sơn đi cứu nƣớc”, “tất cả vì

Miền Nam ruột thịt” đã thôi thúc hơn 1.230 ngƣời con ƣu tú của Chợ Mới
hăng hái lên đƣờng tòng quân giết giặc cứu nƣớc, huy động hàng nghìn thanh
niên xung phong hỏa tuyến và 1.650 thanh niên tham gia dân quân tự vệ.
Nhân dân các dân tộc huyện Chợ Mới đã hết lòng chi viện cho tiền tuyến

×