Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

vấn đề nghèo ở tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 148 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







VŨ THỊ MAI







VẤN ĐỀ NGHÈO Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ









THÁI NGUYÊN, 2013




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





VŨ THỊ MAI





VẤN ĐỀ NGHÈO Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP




Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S. NGUYỄN VIỆT TIẾN




THÁI NGUYÊN, 2013



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trính nghiên cứu của tôi, các số liệu trìch
dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong
bất cứ công trính nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn




Vũ Thị Mai






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc và tính cảm chân thành, tôi xin chân thành
cảm ơn T.S Nguyễn Việt Tiến, người đã hướng dẫn tận tính tôi trong suốt quá
trính học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn .
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa
Địa lý, phòng sau đại học, trường đại học sư phạm Thái Nguyên, đã tạo điều
kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn văn phòng Tỉnh Uỷ Điện Biên, Ban Tuyên giáo
tỉnh uỷ, Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Điện Biên, Cục thống kê
Tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư, bạn bè đồng nghiệp, Ủy Ban Dân Tộc Tỉnh Điện
Biên, Chi Cục Dân Số Và KHHGĐ Tỉnh Điện Biên người thân trong gia đình,
các bạn học viên cao học lớp Địa Lý K19 đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá
trính làm luận văn của mính.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Học viên:
Vũ Thị Mai (Khóa học 2011 - 2013)





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
Trang bía phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kì hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1. Lì do chọn đề tài 1
2. Lịch s nghiên cứu vấn đề 2
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp chình của luận văn 8
7. Bố cục của luận văn 9
NỘ I DUNG 10
Chƣơng 1 TỔ NG QUAN CHUNG VỀ NGHÈ O VÀ GIẢ M NGHÈ O 10
1.1. Khái quát chung về nghèo 10
1.1.1. Định nghĩa về nghè o 10
1.1.2. Phân loạ i nghè o 15
1.1.3. Nguyên nhân nghè o 16
1.2. Chuẩ n nghè o trên thế giớ i và Việ t Nam 17
1.2.1. Chuẩ n nghè o trên thế giớ i 17
1.2.2. Chuẩ n nghè o ở Việ t Nam 18
1.3. Thực trạng nghèo, giảm nghèo ở Việt Nam và TDMNPB 22

1.3.1.  Việt Nam 22
1.3.2.  vùng TDMNPB 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tiểu kết chương 1 30
Chƣơng 2 THƢ̣ C TRẠ NG VÀ NGUYÊN NHÂN NGHÈO Ở TỈNH
ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 31
2.1. Khái quát chung về tỉnh Điện Biên 31
2.1.1. Vị trì địa lì và phạm vi lãnh thổ 31
2.1.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 33
2.1.3. Điểu kiện kinh tế - Xã hội 36
2.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế 42
2.1.5. Đánh giá chung 44
2.2. Thự c trạ ng và nguyên nhân đó i nghè o ở tỉnh Điệ n Biên 46
2.2.1. Một số cá c chính sá ch và dự á n XĐGN ở tỉnh Điệ n Biên 46
2.2.2. Thực trạng nghèo ở Điện Biên 60
2.2.3. Kết quả chỉ tiêu đánh giá nghèo ở tỉnh Điện Biên 67
2.2.4. Nhận xét về công tác giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên giai đoạn
2005 - 2010 77
2.2.5. Nguyên nhân nghè o ở Điệ n Biên 80
Tiểu kết chương 2 84
Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020 85
3.1. Cơ sở đưa ra giải phá p giả m nghè o ở tỉnh Điệ n Biên 85
3.1.1. Tổng quan chình sách đã ban hành của Đảng, Nhà nước về
vấn đề XĐGN 85
3.1.2. Định hướ ng PTBV ở Việ t Nam 88
3.1.3. Quan điểm, mục tiêu trong công tác giảm nghèo ở tỉ nh Điệ n Biên 94
3.2. Một số giải pháp hướng tới giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên 99

3.2.1. Quy hoạch và phát triển kinh tế 99
3.2.2. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hính
dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường 101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.2.3. Xã hội hóa các hoạt động XĐGN, đặc biệt là về nguồn lực 102
3.2.4. Đổi mới công tác tổ chức 103
3.2.5. Tiếp tục triển khai và thực hiện chương trính, mục tiêu về XĐGN 105
3.2.6. Giải pháp tuyên truyền 112
3.3. Kiến nghị 113
3.3.1. Đối với nhà nước 113
3.3.2. Đối với cơ quan địa phương 113
3.3.3. Đối với từng hộ gia đính 114
Tiểu kết chương 3 114
KẾT LUẬN 115
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 120
Phụ lục 1. Tỷ lệ nghèo theo khu vực của tỉnh Điện Biên năm 2010 120


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



TỪ
NGHĨA

CNTT
Công nghệ thông tin
DTTS
Dân tộc thiểu số
ĐBKK
Đặc biệt khó khăn
ĐKTN
Điều kiện tự nhiên
GDĐT
Giáo dục đào tạo
H
Huyện
CNH- HĐH
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
KHCN
Khoa học công nghệ
LĐTBXH
Lao động - Thương binh và xã hội
TCTK
Tổng cục thống kê
TDMNPB
Trung du miền núi phìa bắc
THPT
Trung học phổ thông
TNTN
Tài nguyên thiên nhiên
TW
Trung ương
T.X
Thị xã

UNDP
Liên hợp quốc
VTĐL
Vị trì địa l‎ý
WB
Ngân hàng Thế giới
WHO
Tổ chức y tế thế giới
XĐGN
Xoá đói giảm nghèo
KT - XH
Kinh tế - xã hội


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC BẢNG


Tên Bảng
Trang
Bảng 1.1.
Chuẩn mức nghèo ở Việt Nam năm 1997 và giai đoạn
2001 - 2005
19
Bảng 1.2
Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn
2004 - 2010
22

Bảng 1.3
Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010
23
Bảng 1.4
Hệ số Gini giai đoạn 2004 - 2010
24
Bảng 1.5
Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế
28
Bảng 2.1
Số đơn vị hành chính, diện tích, dân số và MĐDS Điện
Biên năm 2010
33
Bảng 2.2
Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế giai
đoạn 2005 -2010
39
Bảng 2.3
Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 – 2010
43
Bảng 2.4
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Điện Biên so với cả nước
43
Bảng 2.5
Nguồn vốn phân bổ cho 04 huyện nghèo ở Điện Biên giai
đoạn 2009 - 2011
48
Bảng 2.6
Tỉ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005 - 2010
60

Bảng 2.7
Tỷ lệ hộ nghèo của 04 huyện nghèo theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP năm 2010
63
Bảng 2.8
Sự phân hoá đói nghèo theo huyện, thị ở Điện Biên năm 2010
65
Bảng 2.9
Tỉ lệ hộ nghèo trong cơ cấu dân số phân theo dân tộc tỉnh
Điện Biên năm 2010
66
Bảng 2.10
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Điện Biên so với cả nước
giai đoạn 2005 – 2010
68
Bảng 2.11
Các nguồn thu tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 – 2010
69
Bảng 2.12
Các nguồn chi tiêu tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 - 2010
70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bảng 2.13
Số cơ sở y tế, số giường bệnh và số cán bộ ngành y tỉnh
Điện Biên năm 2007 và 2010
72
Bảng 2.14
Số giường bệnh và số cán bộ ngành y trên 1 vạn dân tỉnh

Điện Biên năm 2007 và 2010
73
Bảng 2.15
Số học sinh các cấp, tỉ lệ xã, phường, thị trấn có trường
TH và THCS năm học 2010 - 2011
74
Bảng 2.16
Chương trính nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2006 - 2010
76


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình
Trang
Hình 1.1
Tỉ lệ hộ nghèo phân theo vùng năm 2010
25
Hình 1.2
Biểu đồ sản lượng lương thực có hạt bình quân theo đầu
người vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước
giai đoạn 1995 – 2010
29
Hình 2.1
Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên

32
Hình 2.2
Biểu đồ dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn
tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 – 2010
37
Hình 2.3
Mật độ dân số theo huyện, thị tỉnh Điện Biên năm 2010
38
Hình 2.4
Cơ cấu thành phần dân tộc tỉnh Điện Biên năm 2010
40
Hình 2.5
Bản đồ hiện trạng nghèo tỉnh Điện Biên năm 2010
61
Hình 2.6
Tỉ lệ hộ nghèo của Điện Biên so với cả nước và vùng
TDMNPB giai đoạn 2006 – 2010
62
Hình 2.7
GDP và GDP/người của Điện Biên giai đoạn 2006 – 2010
68




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Công cuộc XĐGN đã và đang là vấn đề quan tâm của nhiề u quố c gia
trên thế giớ i . Bở i vì , một đất nước muốn vươn lên ngang tầm với các nước
khác trên thế giới thí trước tiên cuộc sống của người dân trong nước phải no
đủ, cuộc sống phải sung túc, thỏa mãn được đầy đủ nhu cầu thiết yếu thí đất
nước mới phát triển được , “dân giàu thí nước mới mạnh” . Trong diễ n trình
CNH, HĐH và hộ i nhậ p quố c tế , Việ t Nam cần quyết tâm hơn nữa trong công
tác XĐGN và thực hiện lời cam kết của mính với cộng đồng quốc tế.
Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở vùng “văn hóa hoa ban” - phía Tây
Bắc của Việt Nam. Đây là đị a bà n cư trú của 21 DTTS và hầu hết đ ịa hình
hiểm trở phức tạp (trừ TP. Điệ n Biên), mạng lưới giao thông của các huyện,
liên xã, liên thôn, bản hầu hết vẫ n là đư ờng đất, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ
thống cầu cống hoặc là chưa có hoặc đã xuống cấp hư hỏng cộng với việc gặp
nhiều thiên tai nên việc đi lại của người dân trên địa bà n tỉ nh , đặ c biệ t ở cá c
huyệ n nghè o cò n rấ t khó khăn . Theo thống kê năm 2008, tỉnh có 04/62 huyện
nghèo củ a cả nước. Với tỉ lệ hộ nghèo 50,01% (2010), Điện Biên là tỉnh nhiều
hộ nghèo nhất. Đến nay, tuy đã nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ
và các nhà tài tr ợ quốc tế nhưng nhiều khó khăn, thách thức vẫn đang đặt ra .
Sự phân hóa giàu - nghèo diễn ra gay gắt và dễ nhận thấy thông qua điều tra
về thu nhập bính quân đầu người/tháng, chỉ số tiêu dùng điện và nước sinh
hoạt, số trẻ được tới trường, Tỉ lệ dân số chưa có những dịch vụ, kết cấu hạ
tầng cơ bản và cơ sở đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống tinh thần cũng như
những phương tiện sinh hoạt cần thiết còn cao. Sự nghèo đói và cạn kiệt tài
nguyên như người bạn đồng hành và có xu hướng xấu đi trước sự gia tăng dân
số. Vì nghèo đói nên họ lại tiếp tục khai phá các nguồn tài nguyên đã bị phá
hoại ấy để sống và kết quả là môi trường càng trở nên xấu đi , cuộ c số ng củ a
ngườ i dân tiế p tụ c rơi và o “vò ng luẩ n quẩ n” . Như vậy, càng làm cho họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


nghèo hơn. Khi cái vòng nghèo đói và môi trường bị xuống cấp tới một giới
hạn nào đó khiến người ta không chịu đựng được nữa sẽ buộc phải du canh du
cư. Sự nghèo đói là nguyên nhân chình của những cuộc di cư và cũng là biểu
hiện sự xuống cấp về mặt môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên so với mức độ
tăng dân số.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề nêu trên ,
chúng tôi quyết định lự a chọn “Vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên: Thực trạng
và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Lịch s nghiên cu vấn đề
Vấn đề “đói nghèo” đã được các Tổ chức quốc tế quan tâm và nghiên
cứu từ lâu. Đồng thời, vấn đề này cũng được nhiều cơ quan, tổ chức ở trong nước
cũng như các nhà kinh tế học, xã hội học và địa lì học quan tâm nghiên cứu.
Trên thế giớ i, đáng chú ‎là cá c nghiên cứ u của Chương trính phát triển
của Liên hợp quốc (UNDP), của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng
Châu Á (ADB), Chương trính nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (WNRP).
Cách đây gần 200 năm, vấn đề gai góc về mối quan hệ giữa dân số-
nguồn tài nguyên đã được nêu ra trong tác phẩm gây nhiều tranh cãi: “Bàn về
qui luật dân số” của Mantuyt - 1798 (An essay on the principle on
population). Sau đó, Mill trong tác phẩm “Những nguyên lý trong kinh tế học
chính trị” - 1818 (The principle of Politcal Economy) đã thừa nhận những
nguyên tắc chung của Mantuyt về dân số . Ngay thời kỳ này, nhiều học giả đã
nhất trì rằng ở các nước phát triển việ c tiêu thụ năng lượng và nguồn tài
nguyên thiên nhiên làm khuấy đảo môi trường sinh thái, nguyên nhân gây ô
nhiễm không khì, đất, nước,
Triết học Mác đã khám phá ra mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Các Mác là người đầu tiên xem xét mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa
con người và tự nhiên. Quá trính quan tâm và nghiên cứu mối quan hệ giữa
Dân số - Tài nguyên - Môi trường đã được giới khoa học tập trung nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


từ lâu. Sharma đã viết: “Dân số -Tài nguyên - Môi trường và chất lượng cuộc
sống”. Trong cuốn sách này, ông đã đề cập một cách sinh động về những vấn
đề trên và những vấn đề có liên quan tới Dân số - Tài nguyên - Môi trường và
Chất lượng cuộc sống. Đồng thời, ông chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa Dân số-
Tài nguyên - Môi trường và Chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, từ năm 1990 trở lại đây nghiên cứu về mối quan hệ này dầ n
trở thành nhiêm vụ quan trọng của toàn cầu mà Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ
thực hiện. Nhiều công trính khoa học nghiên cứu về chùm quan hệ này đã
được công bố như: “Dân số- Môi trường: Một cách nhìn phổ quát” của Ban
thư ký Liên Hợp Quốc (Population and environment: Overview), “Dân số- môi
trường và sự phát triển bền vững” của Uỷ ban các vấn đề kinh tế Châu Á - Thái
Bính Dương (Population,enveronment and sustainable development),
Ở Việt Nam, vấn đề đói nghèo được Đảng, Nhà nước và các cấp, các
ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu . Từ đầu
những năm 90 của thế kỷ XX đến nay đã có nhiều công trính khoa học , đề tài
nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề đói nghèo được công bố cụ thể là
các công trình sau: Các nghiên cứu của Tổng cục thống kê Việt Nam , Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc
gia (Hiệ n nay là Viện khoa học xã hội Việt Nam), của Ủy ban Dân tộc.
PTS. Đỗ Thị Bính , Lê Ngọc Hân vớ i tá c phẩ m “ Phụ nữ nghèo nông
thôn trong điều kiện kinh tế thị trường”, Nxb Chính trị quốc gia, 1996. Cuốn
sách này nêu lên các quan niệm về phân hóa giàu nghèo và tính trạng đói
nghèo ở nước ta và trên thế giới; đánh giá thực trạng đời sống, các khó khăn
và yêu cầu của phụ nữ nghèo nông thôn; đưa ra các khuyến nghị khoa học
làm cơ sở cho việc hoạch định chình sách XĐGN , giúp phụ nữ nghè o nông
thôn vươn lên; Nguyễn Thị Hằng vớ i tá c phẩ m “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở
nông thôn nước ta hiện nay”, Nxb Chình trị quốc gia, 1997. Cuốn sách đánh
giá khá đầy đủ về thực trạng nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp XĐGN ở


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nông thôn nước ta đến năm 2000. TS. Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả) vớ i
tác phẩm “Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp,
2001. Các tác giả đã phản ánh tổng quan về nghèo đói trên thế giới; đưa ra
các phương pháp đánh giá về nghèo đói hiện nay , nghèo đói ở Việt Nam và
nghiên cứu thực tiễn về nghèo đói ở tỉnh Quảng Bính . Qua đó, đưa ra một số
quan điểm, giải pháp chung về XĐGN ở Việt Nam. Hoàng Thị Hiền vớ i Luận
văn thạc sỹ kinh tế “Xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người
tỉnh Hòa Bình – thực trạng và giải pháp”, Học viện chình trị quốc gia Hồ Chì
Minh, 2005.
Gần đây, các tổ chức phi Chình phủ qua hợp tác với phìa Việt Nam
thực hiện một số dự án về đói nghèo, môi trường - sinh thái, quan hệ tộc
người,  miền núi cũng có những nghiên cứu đáng quan tâm. Tiêu biểu cho
số này là Công ty ADUKI Pty Ltd với “Poverty in Vietnam” (Vấn đề nghèo
đói ở Việt Nam) [1995]; hoặc các báo cáo tư vấn của Ngân hàng Thế giới,
Ngân hàng phát triển châu Á, các tổ chức phi Chình phủ, đáng lưu ý là báo
cáo của Neil Jamieson: “A. Socio - economic Overview of the Northern
Mountain Region and the Project for Poverty Reduction in the Northern
Mountain Region of Vietnam” [2000] (A. Tổng quan về tính hính kinh tế - xã
hội khu vực miền núi phìa Bắc và Dự án giảm nghèo ở khu vực miền núi phìa
Bắc: Ngân hàng Thế giới) và “B. Rethinking Approaches to Ethenic Minority
Development, The Case of Vietnam”; Concept Paper perpared for the World
Bank, Unpublished [2000] (Nghĩ lại cách tiếp cận chương trính phát triển dân
tộc thiểu số, Trường hợp Việt Nam); Chương trình người dân vùng cao, do
UNDP, UNV và Uỷ ban Dân tộc và Miền núi thực hiện năm 2001; Báo cáo
về giảm nghèo ở Việt Nam, do UNDP phát hành 2006 Các báo cáo này đã
chỉ ra rằng những nhóm DTTS vùng sâu, vùng xa, trính độ thấp ìt được ảnh
hưởng từ thành quả thực hiện đường lối đổi mới của Nhà nước Việt Nam,
phân tìch những bài học kinh nghiệm phát triển cho cộng đồng dân tộc thiểu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

số. Cuốn sách “Giảm nghèo và rừng” (tác giả TS. Huỳnh Thu Ba) là một sự
tổng kết những kiến thức có thể thu thập được từ các tài liệu thứ cấp có liên
quan đến chủ đề này. Những công trính nghiên cứu nêu trên có giá trị rất lớn
về lý luận và thực tiễn, có thể coi là những định hướng quan trọng cho những
nghiên cứu ở cấp nhỏ hơn (thôn/bản, xã, huyện, tỉnh, ).
Tại Điện Biên, nghèo đã và đang là vấn đề được các cấp, các ngành
quan tâm do đặc điểm của tỉnh vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống. Nhiều tài liệu, báo cáo của các cơ quan, ban ngành như Sở
LĐTBXH, Ban Dân tộc – tôn giáo, Cục thống kê, được s dụng trong đề tài
này. Đề tài “Vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên: Thực trạng và giải pháp” nghiên
cứu về hiện trạng và nguyên nhân nghèo của tỉnh Điện Biên . Từ đó, đề xuất
một số giải phá p giảm nghèo bề n vữ ng.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cu
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Điện
Biên với 9 huyện và thành phố, đặc biệt là 04/62 huyện nghèo nhất cả nước:
Điện Biên Đông, Mường Ẳng, Mường Nhé, Tủa Chùa.
- Về nội dung nghiên cứu : Đề tài tập trung tím hiểu, phân tìch hiện
trạng nghèo ở Điện Biên dựa trên hệ thống chỉ tiêu cơ bản về nghèo như: chỉ
tiêu thu nhập, chỉ tiêu về y tế - chăm sóc sức khỏe, chỉ tiêu về giáo dục, các
chỉ tiêu khác như nhà ở, điện nước sinh hoạt; nguyên nhân và các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập.
- Về thời gian nghiên cứu: S dụng nguồn số liệu tập trung ở khoảng
thời gian từ năm 2005 – 2010 (khi tỉnh Điện Biên chia tách thành 2 tỉnh Điện
Biên và Lai Châu).
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cu
4.1.Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghèo và các chỉ tiêu đánh giá

nghèo của thế giới và Việt Nam, đề tài tập trung đánh giá hiện trạng nghèo ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tỉnh Điện Biên, chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc và bổ sung các vấn đề l‎ý luận và thực tiễn về
nghèo, giảm nghèo. Từ đó, vận dụng vào nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Phân tìch hiện trạng và nguyên nhân nghèo, đánh giá những thành tựu và
thách thức trong công tác giảm nghèo ở tỉnh trong thời gian từ 2005 – 2010.
- Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững ở tỉnh Điện Biên đến năm
2015 và tầm nhín tới năm 2020.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
* Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng địa lì đều tồn tại và phát triển trong một không
gian lãnh thổ nhất định. Nhiệm vụ của khoa học địa lì là tím ra sự vận động
và phân hóa của các hiện tượng địa lì ấy. Ví vậy, đề tài này vận dụng quan
điểm lãnh thổ để tiến hành nghiên cứu về thực trạng nghèo trên toàn bộ tỉnh
Điện Biên gồm 07 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã. Từ đó, có thể thấy được
mức độ nghèo giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh và giữa Điện Biên với
các tỉnh khác, với cả nước. Đồng thời, nghiên cứu những nguyên nhân tạo nên
sự khác nhau đó.
* Quan điểm hệ thống
Các yếu tố địa lì KT-XH luôn tồn tại, vận động và phát triển trong một
không gian lãnh thổ nhất định và chúng bao gồm nhiều nhân tố khác nhau.
Mỗi nhân tố có một quy luật vận động và phát triển riêng song các nhân tố
không tồn tại độc lập mà có quan hệ gắn bó hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một thể
thống nhất và hoàn chỉnh. Do đó, khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay

đổi của các nhân tố khác hay của cả hệ thống . Khi nghiên cứ u vấ n đề nghèo
của tỉnh Điện Biên sẽ được phân chia thà nh cấ p nhỏ hơn (huyện, xã). Ví vậy,
khi nghiên cứu vấn đề nghèo tỉnh Điện Biên cần tím hiểu sự tác động qua lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

của các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề này và mối quan hệ giữ a cá c địa
phương trong đị a bà n tỉnh.
* Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Nghèo là hiện tượng xã hội phát sinh và tồn tại trong một thời gian nhất
định. Tùy theo từng thời kỳ, các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghèo và mức
độ nghèo là khác nhau. Theo quan điểm lịch s khi xem xét hiện tượng nghèo
ở Điện Biên, cầ n nghiên cứu trong một thời gian liên tục từ quá khứ - hiện tại
- tương lai, dự báo sự phát triển của hiện tượng.
* Quan điểm phát triển bền vững
Nghèo đã và đang là một hiện tượng tồn tại phổ biến trên khắp thế giới,
nguy cơ tái nghèo cao đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số . Do đó, nghiên cứu
vấn đề giảm nghèo ở Điệ n Biên cần phả i nghiên cứu trên quan điểm bền vững
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tái nghèo trên cơ sở bảo tồn, gìn
giữ, phát huy văn hóa truyền thống, tri thức bản địa các tộc người, s dụng
hợp l‎ý nguồn TNTN và bảo vệ môi trường.
* Quan điểm xã hội học
Quan điểm xã hội học giúp tá c giả nhín nhận và đánh giá tác động của
các chình sách xã hội ở tỉnh Điện Biên đến công tác giảm nghèo và ý nghĩa
của nó trong việc cải thiện, nâng cao mức sống của người dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thực địa
Phương phá p khả o sá t thự c tế giú p tá c giả kiểm tra đánh giá và thu thập
bổ sung các tư liệu, số liệu, hính ảnh về thực trạng nghèo và giảm nghèo ở
tỉnh Điệ n Biên.

* Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu tài liệu
S dụng phương pháp này trong việc thu thập thông tin, x lì các số
liệu, tài liệu khác nhau như: các văn kiện, Nghị quyết Đảng bộ các cấp; các
sách, tài liệu nghiên cứu lì luận về vấn đề nghèo, các tài liệu thống kê ở TW

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

và cấp tỉnh, các bản đồ, biểu đồ, các số liệu, tài liệu có được từ khảo sát thực
địa, liên quan tới đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu thống kê
Sau khi thu thập được tài liệu và tiến hành x lý tài liệu, đề tài s dụng
phương pháp phân tìch và tổng hợp, so sánh. Nhờ phương pháp này, nguồn
tài liệu đã được x l‎y phù hợp với thực tế khách quan. Từ đó, có thể rút ra
những kết luận khoa học cho đề tài.
* Phương pháp điều tra phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả có s dụng ý kiến đóng góp của các
chuyên gia về vấn đề nghèo và giảm nghèo để thiết lập một kênh trao đổi
thông tin thường xuyên giữa tác giả và các chuyên gia. Ý kiến của các chuyên
gia góp phần nâng cao giá trị của các kết luận khoa học và bổ sung cho tình
hiện thực của các giải pháp do tác giả đề tài kiến nghị.
* Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân
Đây là phương pháp thu hút cộng đồng dân tộc vào quá trính phân tìch
các câu hỏi nghiên cứu nhằm tím ra những vấn đề mang tình hợp l‎ý cao cho
công cuộc giảm nghèo củ a tỉ nh Điệ n Biên. Thực chất của phương pháp này là
lấy người dân, lấy cộng đồng thôn bản làm trung tâm với phương châm nhà
nghiên cứu và các thành viên cộng đồng cùng chia sẻ thông tin về những vấn
đề cùng quan tâm trong quá trính nghiên cứu để đưa ra các kết luận có tình
chân thực, sát hợp cao.
* Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Đây là phương pháp và công cụ quan trọng trong nghiên cứu Địa l‎ì.

Các bản đồ là những tài liệu tham khảo và cũng là sản phẩm của quá trính
nghiên cứu. S dụng CNTT nhằm để xây dựng các bản đồ, lược đồ, sơ đồ và
biểu đồ liên quan tới hiện trạng và sự phân hóa nghèo trên địa bàn nghiên cứu.
6. Đóng góp chính của luận văn
- Tổng quan cơ sở l‎ý luận và thực tiễn về nghèo, giảm nghèo trên thế giới
và Việt Nam để vận dụng nghiên cứu giảm nghèo vào địa bàn tỉnh Điện Biên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Đánh giá ảnh hưởng của tự nhiên, KT – XH đến mức sống dân cư tỉnh
Điện Biên. Phân tìch thực trạng nghèo ở tỉnh Điện Biên.
- Tím hiểu những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo
bền vững trên địa bàn tỉnh.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luậ n, tài liệu tham khảo và phụ lụ c , cấ u trú c
của đề tài đượ c chia thà nh 03 chương:
Chương 1. Tổng quan chung về nghè o và giảm nghèo
Chương 2. Thự c trạ ng nghèo ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2004 - 2010
Chương 3. Một số giả i phá p giả m nghè o ở tỉnh Điệ n Biên đến năm 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


NỘ I DUNG
Chƣơng 1
TỔ NG QUAN CHUNG VỀ NGHÈ O VÀ GIẢ M NGHÈ O

1.1. Khái quát chung về ngho
1.1.1. Đị nh nghĩ a về nghè o
1.1.1.1. Đị nh nghĩ a chung

Để tồn tại được trong cuộc sống hàng ngày, con người cần phải giải
quyết được những nhu cầu thiết yếu nhất. Nhu cầu này được chia thành hai
dạng, đó là nhu cầu về vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại) và nhu cầu về tinh thần
(giáo dục, y tế, văn hoá và giao tiếp xã hội). Đồng thời, những nhu cầu này
phải được đáp ứng ở một mức độ nhất định nào đó - người ta gọi là mức sống
tối thiểu của cộng đồng. Nghĩa là nếu không đạt được đến mức này, con
người không thể đảm bảo cuộc sống để phát triển một cách bính thường được.
Do vậy, khi nghiên cứu về vấn đề nghèo và giảm nghèo, chúng ta phải
nghiên cứu đến nhu cầu, hay còn gọi là mức sống tối thiểu của người dân.
Nghèo là một khái niệm mang tình chất động, biến đổi tuỳ thuộc vào
không gian, thời gian và xuất phát điểm của mỗi địa phương hay mỗi quốc
gia. Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, cũng như quan
điểm nghiên cứu khác nhau mà vấn đề nghèo sẽ được quan niệm khác nhau.
Từ trước đến nay có nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra
những quan điểm riêng về nghèo. Các quan điểm này phản ánh mục tiêu
nghiên cứu và tính trạng nghèo ở nhiều nước trên thế giới. Tiêu chì chung
nhất đề xác định nghèo vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những
nhu cầu cơ bản của con người. Sự khác nhau chung nhất là thoả mãn ở mức
độ cao hay mức độ thấp. Điều này phụ thuộc vào trính dộ phát triển kinh tế xã
hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.
Đề cập tới khái niệm “nghèo” và “đói”, “nghèo đói”, nhiều tổ chức đã
đưa ra khái niệm như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tại hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban KT-XH khu vực Châu Á -
Thái Bính Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng
09/1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng: “Nghèo đói là
tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu
cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển

kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy
được xã hội thừa nhận”.[1 ]
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen - Đan Mạch năm 1995, định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như
sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đôla (USD)
mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm
thiết yếu để tồn tại”. [1 ]
Tuy vậy, cũng có quan điểm khác về nghèo đói mang tình kinh điển
hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) - ông Abapia Sen, người được giải Nobel về kinh tế năm 1998, cho
rằng: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát
triển cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và của
người giầu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chình
là cơ hội lựa chon của mỗi người trong cuộc sống. Thông thường, người giàu
có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chon ìt hơn.
Ngân hàng thế giới (WB) và tổ chức UNDP đã đưa ra chỉ số nghèo đói
về con người (nghèo tương đối). Nghèo đói là tính trạng thiếu thốn ở cả 3
khìa cạnh của cuộc sống: mức sống (mức thu nhập), tuổi thọ và kiến thức.
Các chỉ số này được hính thành bởi 4 tiêu chì: GDP thực tế bính quân đầu
người (ngang giá sức mua PPP), tuổi thọ, tính trạng mù chữ của người lớn,
tổng tỉ lệ nhập học.
Trên đây, là một số khái niệm về “nghèo”, “đói” và “nghèo đói”. Tuỳ
thuộc vào từng thời kỳ nghiên cứu cũng như hướng nghiên cứu khác nhau sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

có cách tiếp cận cho phù hợp. Trong đề tài này, tác giả công nhận khái niệm
nghèo của Việt Nam và của tổ chức WB, UNDP. Đồng thời, hướng tiếp cận
nghèo đối với người dân là tiếp cận về kinh tế, có nghĩa là tiếp cận về thu
nhập của người dân.

1.1.1.2. Đị nh nghĩ a nghè o theo tì nh trạ ng số ng
Định nghĩa nghèo theo tính trạng sống lưu ý đến những khìa cạnh khác
ngoài thu nhập. Điển hính như cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định,
ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chình trị và
nhiều khìa cạnh khác. UN cũng đã đưa ra chỉ số phát triển con người (tiếng
Anh: human development index–HDI). Các chỉ thị cho HDI bao gồm tuổi thọ
dự tình vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trính độ học vấn, sức mua thực trên
đầu người và nhiều chỉ thị khác.
Trong "Báo cáo phát triển thế giới 2000", WB đã đưa ra bên cạnh các
yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như
phẩm chất và tự trọng. Cơ sở và tiêu chì để đánh giá nghèo:
+ Cuộc sống không ổn định, nhà ở tạm bợ trong một đến hai năm;
+ Thiếu phương tiện như tivi, radio, …
+ Không có tiền để dành, thiếu tiền quanh năm;
+ Trẻ không được đi học hoặc rời trường sớm;
+ Đủ thức ăn trong mùa thu hoạch hoặc thiếu vài tháng trong năm;
+ S dụng nguồn nước tự nhiên, không tiếp cận nguồn nước sạch, môi
trường sống không được vệ sinh.
1.1.1.3. Quan niệm về nghèo ở Việt Nam
Quan niệm của chình người nghèo ở một số địa phương của nước ta về
nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn. Một cuộc phỏng vấn có sự tham gia
của người dân ở miền núi nói rằng: “Nghèo đói là gì ư? Là hôm nay con tôi
ăn khoai, ngày mai con tôi không biết ăn gì? Bạn nhìn nhà cửa của tôi thì
biết, trong nhà nhìn thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

trời”. Một số người ở tỉnh Hà Tĩnh thí trả lời: “Nghèo đói đồng nghĩa với nhà
ở bằng tranh tre, nứa lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất,
không có trâu bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi

khám bệnh ”
Qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, các nhà nghiên cứu và quản lý ở các
Bộ đã đi đến thống nhất một khái niệm riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo đói
ở Việt Nam, đó là: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng
thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang
bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện”. Quan
niệm trên đều phản ánh ba khìa cạnh chủ yếu của người nghèo:
- Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
con người;
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bính của cộng đồng dân cư;
- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trính phát triển của cộng đồng.
Bên cạnh những quan niệm về nghèo đã trính bày ở trên, tuỳ thuộc vào
những giai đoạn, những hoàn cảnh khác nhau cũng như những mục tiêu
nghiên cứu khác nhau mà người ta có những cách tiếp cận khác nhau về
nghèo. Hiện nay, có thể tiếp cận nghèo theo các hướng sau:
- Tiếp cận về dinh dưỡng: người nghèo là những người có mức tiêu thụ
Calo đạt dưới 2.100 kcalo/người/ngày. Chỉ tiêu này do WHO xây dựng cho
mỗi thể trạng trung bính của con người. Chỉ tiêu này áp dụng cho những nước
phát triển cũng như các nước đang phát triển.
- Tiếp cận về thu nhập: người nghèo la những người có mức thu nhập
không đảm bảo cuộc sống và chi tiêu. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài
những nhu cầu về lương thực và thực phẩm ra, con người có nhiều những nhu
cầu cần phải đảm bảo khác như nhà ở, mặc, y tế, giáo dục, Do vậy, nếu thu
nhập không đảm bảo trang trải được cuộc sống về chi tiêu thí được coi là
nghèo đói.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Tiếp cận về xã hội: người nghèo là những người không được tiếp cận
về những dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, vui chơi giải trì, pháp luật,

Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dận không ngừng được nâng
lên về mọi mặt. Khi đó ngoài những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, con
người cần phải đáp ứng nhiều những nhu cầu khác. Đánh giá về nghèo không
chỉ đơn thuần chỉ về dinh dưỡng mà phải bao gồm những yếu tố khác nữa.
- Người nghèo là những người dễ bị tổn thương. Người nghèo bị tổn
thương bời những rủi ro trong sản xuất và đời sống. Khả năng hồi phục sau
những rủi ro của người nghèo là hạn chế hơn rất nhiều so với những người
khá giả.
Quan niệm về “nghèo” ở Việt Nam rất đa dạng:
Nghèo thể hiện ở thiếu ăn hàng năm từ 1 - 2 tháng, chủ yếu ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Ứớc tình mỗi năm có trên 1 triệu lượt người thiếu
ăn (200 - 220 nghín lượt hộ), chiếm khoảng 15% hộ nghèo và 1,2% số hộ
toàn quốc, phần lớn là dân tộc Vân Kiều, PaKô, Mông, Giarai,
Nghèo thể hiện ở sự tạm bợ (còn khoảng 500.000 hộ); tài sản, đồ dùng
lâu bền không có hoặc có nhưng giá trị rất thấp, hầu hết hộ nghèo dân tộc ìt
người tài sản chỉ ở mức 1 -2 triệu đồng (vùng Tây Nguyên và vùng núi cao).
Nghèo thể hiện ở việc không có điện để s dụng trong sinh hoạt và phải
dùng nguồn nước sinh hoạt tự nhiên từ sông, suối, hồ, ao.
Nghèo thể hiện ở chỗ nông dân không có hoặc thiếu đất sản xuất.
Nghèo thể hiện ở việc thiếu điều kiện để phát triển sản xuất, hạ tầng cơ
sở kém phát triển, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu vốn và chưa tiếp cận được
thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nghèo thể hiện ở việc thiếu kiến thức sản xuất do trính độ văn hoá của
chủ hộ thấp và mù chữ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm - ngư
nghiệp, không có chuyên môn kĩ thuật. Tỉ lệ lao động qua đào tạo của cả nước
khoảng, nhưng rơi vào nhóm hộ không nghèo.

×