Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.83 KB, 15 trang )

z
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Phòng QLĐT Sau Đại học
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
“CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ”
 Giảng viên hướng dẫn : TS. BÙI VĂN MƯA
 Người thực hiện : Nguyễn Huỳnh Tấn Lợi
 STT : 91
 Nhóm : 10
 Lớp : Đêm 5
 Khóa : K 21
2

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 2
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Tp. Hồ Chí Minh; tháng 2 năm 2012
MỤC LỤC

3

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 3
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII có vai trò như thế nào đối với
lịch sử nhân loại? Và ngày nay, những tư tưởng của chủ nghĩa này có còn giá trị nữa
không hay chỉ là những tư tưởng lỗi thời. Trong bài viết của mình sẽ giải quyết vấn


đế này.
Khi bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu về đề tài “Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế
kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó”, cảm xúc ban đầu đó là sự mới mẻ, bở
ngỡ bởi triết học phương Tây thiên về tự nhiên so với những triết học xã hội ở
phương Đông như Đạo Giáo, Nho Giáo, thân thuộc với cuộc sống con người Việt
Nam. Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu những tư tưởng của Chủ nghĩa duy vật
chiến đấu, em đã tìm thấy được những giá trị to lớn, đó là giải quyết các hiện tượng
tự nhiên dưới góc độ khoa học, là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản lúc bấy giờ
trong việc lật đổ chế độ phong kiến – nhà thờ, hình thành phương thức sản xuất mới
tiên tiến Tư bản chủ nghĩa. Tạo nền tảng cho sự bùng nổ khoa học kĩ thuật trong giai
đoạn hiện nay.
Do giới hạn về thời gian, những khó khăn trong việc tìm nguồn tài liệu tham
khảo cũng như hạn chế chuyên môn. Cho nên, trong bài viết này em sẽ trình bày các
nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII với 2 đại diện
tiêu biểu của trường phái này đó là Đ. Điđơrô và Hônbách. Và qua đó làm bật lên
những giá trị cũng như những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chiên đấu Pháp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài viết nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những sai sót không mong muốn, kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý của
Thầy.
4

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 4
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
CHƯƠNG I: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG PHÁI
TRIẾT HỌC DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII
1. Đặc điểm của Triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII
Triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan trọng
trong tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới. Đó là thời kỳ ghi
nhận Tây Âu bắt đầu giã từ văn minh nông nghiệp và bước sang kỷ nguyên văn

minh công nghiệp đưa lại nền sản xuất cao chưa từng có trong lịch sử.
Triết học thời kỳ này là sự kế tục và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư
tưởng bài trừ siêu hình học thế kỷ XVII, cũng như đánh giá lại các giá trị triết học
truyền thống. Nó bắt đầu từ sự phê phán không thương tiếc các quan niệm cũ về thế
giới con người. Giờ đây “Tôn giáo, quan niệm về tự nhiên, xã hội, tổ chức nhà
nước…tất cả đều được đem ra phê phán hết sức nghiêm khắc, tất cả đều phải ra
trước tòa án lý tính và biện hộ cho sự tồn tại của mình hoặc từ bỏ sự tồn tại của
mình”
1
. Đến giữa thế kỷ XVIII, việc phê phán đó đã biến thành cuộc đấu tranh
chống toàn bộ hệ tư tưởng phong kiến cùng hệ thống quan điểm của Nhà thờ Thiên
chúa giáo…
2. Tư tưởng của Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII
Triết học duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII chỉ là một nhánh quan trọng trong
trào lưu khai sáng Pháp, với nội dung đề cao cái văn minh, khoa học phục vụ đời
sống thực tiễn, giúp con người thoát ra khỏi lòng tin tôn giáo mù quáng mà trước
đây được các thế lực nhà thờ và giai cấp phong kiến bảo hộ nên và xây dựng mỗi
con người trở thành một nhà khoa học, một nhà duy vật, vô thần.
1 C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 19, tr. 275.
5

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 5
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thể hiện rất rõ trong triết học của Đêni Điđơrô
và Hônbách. Từ “chiến đấu” do Lênin đặt ra, nó phản ánh một cách chính xác tính
chất của dòng triết học này; đó là sự quyết liệt, mạnh mẽ, chống chủ nghĩa duy tâm
đến cùng. Tuy nhiên, nó có hạn chế lớn nhất là quan niệm siêu hình về thế giới, nhận
thức. Hạn chế này được khắc phục dần bởi nền triết học cổ điển Đức. Tiếp theo em
sẽ trình bày tư tưởng triết học của 2 nhà triết học chiến đấu tiêu biểu Đ.Điđơrô và

Hônbách để thấy rõ tính duy vật chiến đấu của dòng triết học này.
2.1 Tư tưởng Triết học của Đênít Điđơrô
Đ.Điđơrô ( 1713 – 1784) sinh tại một thành phố ở Đông Bắc nước Pháp, trong
một gia đình thợ thủ công. Sau nhiều năm học ở Pari, do chịu ảnh hưởng của các
nhà khai sáng, ông từ bỏ ý định trở thành một nhà hoạt động tôn giáo, như mong
muốn của người cha. Ông là người khởi xướng và chủ biên bộ Bách khoa toàn thư
của khoa học, Nghệ thuật và thủ công nghiệp (1751-1780).
a) Quan niệm về thế giới
Điđơrô cho rằng, trong thế giới, vạn vật đều được hình thành từ một thực thể duy
nhất – thực thể vật chất, mà bản tính cố hữu của nó là vận động. Vận động là sinh
lực sống động của thế giới vật chất; nó không chỉ hiện hữu trong các vật đang vật
động mà nó còn có mặt trong các vật thể đứng yên. Chuyển động chỉ là một dạng
của vận động. Thế giới vật chất luôn vận động, và quá trình vận động của thế giới
vật chất đưa đến sự phát triển. Ông khẳng định trong quá trình vận động và phát
triển, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những gì giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng
thời đào thải những những vật nào không thích nghi hoặc không tuân theo quy luật
của nó. Cấu trúc và trạng thái các sinh vật là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài
của giới tự nhiên.
6

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 6
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
b) Quan niệm về con người
Điđơrô cho rằng con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn. Thể xác và
linh hồn thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn không có nguồn gốc từ chúa mà là
tổng thể các hiện tượng tâm lý, bản thân nó cũng là đặc tính của vật chất. Ông viết:
“Không có cơ thể con người thì nó (tức linh hồn) không là cái gì cả. Tôi khẳng định
rằng, không có cơ thể con người thì không giải thích được cái gì cả”. Ông nhấn
mạnh, cơ thể con người là khí quan vật chất của tư duy, ý thức cũng như mọi quá

trình tâm lý của anh ta. Ông đã nhận thấy, nhân cách con người là sản phẩm của
hoàn cảnh môi trường xung quanh nhưng chưa hiểu được rằng, bản thân môi trường
và hoàn cảnh đó cũng là sản phẩm của hoạt động con người, và vì vậy, cả con người
lẫn hoàn cảnh sống của nó đều mang tính lịch sử, là sản phẩm của hoạt động con
người.
c) Quan niệm về lý luận nhận thức
Điđơrô luôn dựa trên lập trường duy vật để phê phán các hệ thống siêu hình học
– chủ nghĩa duy lý cực đoan, nghĩa là phê phán các hệ thống triết học tự biện coi
thường cảm tính trong hoạt động nhận thức. Khi coi vật chất là nguyên nhân duy
nhất của cảm giác, ông cho rằng phương pháp triết lý đúng đắn phải là phương pháp
cho phép bằng trí tuệ kiểm tra trí tuệ, bằng trí tuệ và thực nghiệm kiểm soát cảm
tính, và bằng trí tuệ, thực nghiệm, cảm tính nhận thức thế giới vật chất – giới tự
nhiên. Do bản thân thế giới vật chất – giới tự nhiên luôn nằm trong quá trình vận
động và phát triển vô tận nên quá trình nhận thức của con người về thế giới vật chất
cũng diễn ra vô tận, nhưng về nguyên tắc, con người có thể nhận thức hoàn toàn đầy
đủ về thế giới.
7

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 7
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
d) Quan niệm về xã hội tôn giáo
Là nhà triết học duy vật triệt để và vô thần nhất của Triết học Khai sáng Pháp thế
kỷ XVIII. Điđơrô phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, coi Thượng đế chỉ sự thần
thánh hóa các điều kiện sống hiện thực của con người. Không phải tôn giáo sáng tạo
ra con người mà con người sáng tạo ra tôn giáo.
Ông viết: “Nếu như lý tính là của trời cho và tín ngưỡng cũng tương tự như vậy,
nghĩa là trời cho chúng ta hai vật không thể dung hợp được với nhau… Để loại trừ
bế tắc đó, cần phải thừa nhận rằng tín ngưỡng là một nguyên lý huyền thoại, không
tưởng”. Ông chỉ ra sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo: Khoa học thì hướng tới

vũ trang cho chúng ta quan niệm đúng về thế giới, làm cho con người lớn mạnh
thêm lên, còn tôn giáo thì chỉ đem lại những điều ảo tưởng, làm cho con người mềm
yếu đi. “Thượng đế của những người Cơ đốc giáo – đó là người bố chỉ coi trọng
những đám mây, chứ chẳng để ý gì đến những đứa con của mình” trên trần gian cả.
Điđơrô kịch liệt phê phán những quan niệm đạo đức của tôn giáo, coi đó chỉ là
trò giáo dục con người tới chỗ cả tin vào số mệnh. Thực chất, tôn giáo chỉ là sợi dây
cương yếu ớt ngăn chặn các hành vi phạm tội của con người. Khẳng định chính môi
trường và hoàn cảnh tạo nên bộ mặt trí tuệ và đạo đức của con người, Điđơrô kêu
gọi xóa bỏ các quan hệ phong kiến của nước Pháp, cái đã thông qua tôn giáo làm hư
hỏng con người, đồng thời kêu gọi xây dựng một cuộc sống hiện thực chứ đừng tin
vào tôn giáo. Do vậy mà Điđơrô đòi hỏi tách tôn giáo ra khỏi nhà trường, loại bỏ
thần học ra khỏi giáo dục đại học, nhà thờ ra khỏi nhà nước. Nền giáo dục và đào
tạo phải hướng tới việc xây dựng mỗi người công dân thành một nhà khoa học, một
nhà duy vật và vô thần. Để thực hiện được điều này, theo ông, không thể không xóa
bỏ tôn giáo, tiêu diệt giới tu hành, mở rộng khoa học và thực hành giáo dục hóa toàn
dân…
8

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 8
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Tuy nhiên, Đ.Điđơrô chưa nhận thấy cơ sở kinh tế - xã hội của sự tồn tại tôn
giáo. Ông mới chỉ thấy được nguồn gốc nhận thức của nó là từ sự kém hiểu biết và
từ tâm lý sợ chết của con người. Vì vậy, ông đã sai lầm khi cho rằng, để xoá bỏ tôn
giáo chỉ cần xoá bỏ nỗi lo sợ của con người, chỉ cần mở rộng hệ thống giáo dục
trong nhân dân, đồng thời tiêu diệt giới tu hành.
2.2 Tư tưởng Triết học của Pôn Hăngri Đitơríc Hônbách
Hônbách (1723 – 1789) là một trong những nhà lãnh đạo phái Khai sáng Pháp, là
đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỷ XVIII,
đồng thời là một cộng tác viên đắc lực của nhóm Bách khoa toàn thư.

a) Quan niệm về thế giới vật chất
Hônbách khẳng định: Giới tự nhiên – vật chất tồn tại vĩnh viễn, không được sáng
tạo và không bị hủy diệt, là nguyên nhân của mọi sự tồn tại, thay đổi của vạn vật.
Quảng tính, tính vận động, tính có thể chia được, tính rắn chắn, trọng lực, quán tính,
và những trạng thái do những cái đó sinh ra như: mật độ, hình dạng, màu sắc, trọng
lượng… đều là những đặc tính phổ biến, có trước của các vật thể vật chất. Chúng là
thực tại khách quan tác động đến giác quan của con người. Do sức mạnh bản thân
mình mà giới tự nhiên – vật chất luôn vận động; vận động là thuộc tính cố hữu của
vật chất, là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Vũ trụ là sự kết
hợp vĩ đại tất cả những vật đang tồn tại, thay đổi. Bất cứ ở đâu trong vũ trụ, đều là
vật chất vận động. Toàn thể vũ trụ chỉ là một dây chuyền nhân quả bất tận với các sự
vật, hiện tượng xảy ra không ngừng
b) Quan niệm về nhận thức
Hônbách khẳng định, con người là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại trong thiên
nhiên, phục tùng quy luật của tự nhiên, thậm chí, tư tưởng của con người cũng
không thể vượt khỏi tự nhiên; ý thức là đặc tính của trạng thái vật chất có tổ chức
9

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 9
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
cao; trí lực của con người phụ thuộc vào cơ cấu của toàn con người. Năng lực cảm
giác của con người giúp con người nhận thức được thế giới và quy luật của nó.
Không có linh hồn bất tử và tư tưởng bẩm sinh mà mọi tư tưởng, quan niệm của con
người không thể rút ra từ bản thân linh hồn, mà phải khái quát từ thế giới bên ngoài
thông qua linh hồn của chúng ta. Từ cảm giác – kết quả tác động của sự vật lên giác
quan của chúng ta, mà tư duy hình thành và hoạt động. Nhờ vào hoạt động của tư
duy mà những biến hóa mới trong tâm hồn chúng ta đưa đến sự xuất hiện ý nghĩ, tư
tưởng, ký ức, trí tưởng tượng, phán đoán, nguyên vọng, hành động…Mặc dù vẫn coi
chân lý là sự phù hợp giữa ý niệm và sự vật, nhưng do quan niệm siêu hình chi phối

mà ông chỉ dừng lại ở chỗ coi nhận thức chỉ là sự kết hợp các cảm giác và các khái
niệm mà không thấy được nhận thức là một quá trình phức tạp. Hônbách đối lập
quyết định luận máy móc của mình với mục đích luận. Dù coi hiện tượng mà con
người chưa nhận thức được là ngẫu nhiên nhưng ông chưa hiểu được tính khách
quan của hiện tượng ngẫu nhiên.
c) Quan niệm về xã hội
Ông coi quá trình phát triển xã hội như một quá trình do định mệnh chi phối. Là
nhà triết học khái sáng, ông khẳng định loài người có thể thoát ra khỏi ách phong
kiến bằng việc phổ cập giáo dục, làm cho lý tính thắng chủ nghĩa ngu dân thời trung
đại. Ông muốn có sự quá độ hòa bình từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản bằng
con đường lập pháp hóa.
d) Quan niệm về tôn giáo
Khi bàn về nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, Hônbách cho rằng, do nhân dân
các nước quan niệm xã hội bị lực lượng siêu nhiên thần thánh chi phối, nên họ
không nhìn thấy những lực lượng tự nhiên trần tục đang gây ra những hành động
mãnh mẽ trên Trái Đất. Vì vậy, họ thường hướng cặp mắt đầy lo sợ và dàn dụa nước
10

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 10
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
mắt lên trên bầu trời, cố tìm trên bầu trời những lực lượng thù địch đã làm tiêu tan
hạnh phúc của họ trên Trái Đất này. Ngu dốt, lo sợ, đau khổ bao giờ cũng là nguồn
gốc của những quan niệm đầu tiên của con người về thần linh. Tôn giáo được bịa đặt
ra để các vua chúa lên trên các dân tộc, và đặt các dân tộc, vua chua dưới quyền uy
của Thượng đế. Từ khi các dân tộc nhận thấy cuộc sống vô cùng khổ cực của mình
trên Trái Đất này và tìm cách thay đổi nó thì người ta đã lấy Thượng đế để đe dọa
họ, hòng buộc họ khuất phục, chấp nhận và im tiếng.
11


SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 11
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
CHƯƠNG II: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY
VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII
1. Giá trị đạt được của Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII
- Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp hòa với triết học khai sáng thế kỷ XVIII là
thế giới quan, là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản trong thời kỳ chuẩn bị cho cuộc
đại cách mạng. Gương cao ngọn cờ tự do, dân chủ nhằm tập hợp các tầng lớp bị áp
bức, các lực lượng tiến bộ để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản Pháp
sẽ xảy ra vào năm 1789 – 1794, lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư sản.
Đưa nước Pháp từ nước nông nghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp với phương
thức sản xuất phát triển tư bản chủ nghĩa, giải phóng sức lao động, thiết lập quan hệ
sản xuất mới tiến bộ hơn. Tạo làn sóng ảnh hưởng đến các cuộc cách mạng tư sản ở
các nước châu Á, như cuộc CMTS dân quyền ở Trung Quốc hay Phong trào Duy tân
ở Việt Nam với những đại biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Quý Cáp và Đông Kinh nghĩa
thục đã chủ trương hoạt động theo mục tiêu Chấn dân khí - Khai dân trí - Hậu dân
sinh. Những mục tiêu mang tinh thần dân tộc và phù hợp với xu thế thời đại lúc bấy
giờ đều dựa trên nền tảng của triết học dân chủ tư sản, thuyết tiến hoá, lý luận biến
pháp, chủ nghĩa tam dân của các nhà triết học tư sản phương Tây và phương Đông.
- Vào thế kỷ XVIII, chủ nghĩa duy vật Pháp là trào lưu triết học tiên tiến nhất.
Đem lại những thành quả to lớn cho nền lý luận nhân loại, làm giàu thêm kho tàng
văn hóa thế giới. Như Điđơrô là người khởi sướng và chủ biên tác phẩm đồ sộ bộ
Bách khoa toàn thư, một trong những di sản văn hóa vĩ đại không chỉ của nước
Pháp, mà cả Tây Âu thế kỷ XVIII nói chung, là bộ tự điển khảo luận về khoa học,
nghệ thuật, công thương nghiệp , trong đó tác giả đề cập tới những vấn đề chính trị,
12

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21

Trang 12
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
đạo đức, nghệ thuật, triết học, kỹ thuật Những vấn đề trên được trình bày theo
quan điểm duy vật, mặc dù tính duy vật của BKTT còn mang tính máy móc. Nó
đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng và truyền bá thế giới quan khai sáng.
- Nhận thức đúng vai trò của triết học và khoa học trong việc nhận thức quy luật
và sức mạnh tự nhiên, làm tăng sức mạnh của con người về giới tự nhiên, giúp con
người làm chủ tự nhiên, đặc biệt rất đề cao khoa học nhất là vật lý học trong việc
giải quyết các hiện tượng tự nhiên. Đạt được những thành tựu nhất định trong nhận
thức thế giới; quan niệm coi vật chất là những gì có thể tác động vào giác quan của
chúng ta, Hônbách tiến gần đến quan niệm khái quát về vật chất. Còn Điđơrô đã có
bước tiến mới trong quan niệm về vận động, thừa nhận sự phát triển của thế giới.
Ông khẳng định, trong quá trình vận động và phát triển, giới tự nhiên sẽ chọn lọc
những gì giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải những vật nào không
thích nghi hoặc không tuân theo quy luật của nó. Với quan niệm này, ông là bậc tiền
bối của thuyết tiến hóa của Đácuyn.
- Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp đã phê phán và chiến đấu một cách mạnh mẽ
chế độ phong kiến - nhà thờ, phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế từ lập trường duy
vật và quan điểm khoa học. Tôn giáo thực chất chỉ do con người dựng nên, chỉ mang
lại cho con người những ảo tưởng và làm suy yếu sức mạnh của chính mình. Do đó,
con người muốn phát triển phải loại tôn giáo ra khỏi nhà trường, loại bỏ thần học ra
khỏi giáo dục đại học. Trong tác phẩm Về giá trị của chủ nghĩa duy vật chiến đấu,
V.I.Lênin đánh giá cao cuộc đấu tranh chống tôn giáo của chủ nghĩa vô thần Pháp
thế kỷ XVIII. Người viết: “Những tác phẩm nồng nhiệt, sinh động, linh lợi, tài tình
của những nhà vô thần cũ của thế kỷ XVIII công khai công khích bọn tăng lữ đang
thống trị, rất thường khi là những tác phẩm muôn ngàn lần có khả năng đưa người ta
ra khỏi tình trạng mê muội tôn giáo”.
13

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21

Trang 13
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
2. Những hạn chế của Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII
Vũ trụ quan của Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp là duy vật nhưng siêu hình
máy móc. Mặt khác, xem xét các vấn đề nhân sinh quan (tư tưởng đạo đức, chính trị,
xã hội) lại có phần máy móc duy tâm.
- Khẳng định vai trò của vật lý học cổ điển trong lịch sử phát triển của khoa học.
Vật lý học cổ điển không chỉ ảnh hưởng đối với các khoa học khác mà còn ảnh
hưởng đối với triết học, đó là ảnh hưởng phương pháp tư duy siêu hình ở trong triết
học nên nó được xem là triết học tự nhiên. Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ
XVIII do chịu ảnh hưởng của cơ học cổ điển, chịu sự tác động mạnh mẽ của phương
pháp tư duy siêu hình, máy móc-phương pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái
biệt lập, tĩnh tại. Như xem con người là sản phẩm của tự nhiên, là thể thống nhất
giữa cơ thể và ý thức. Bác bỏ linh hồn bất tử, linh hồn tách rời cơ thể. Điđơrô cho
rằng linh hồn là một tổng thể các hiện tượng tâm lý. Bản thân nó cũng là đặc tính
của vật chất. Ông khẳng định rằng, không có cơ thể con người thì không giải thích
được cái gì cả. Nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục. Ta thấy
được hạn chế đó là chưa thoát khỏi cách nhìn nhận máy móc về con người. Xem
linh hồn, ý thức cũng là đặc tính của vật chất nhưng không hiểu rằng ý thức là hình
ảnh chủ quan về thế giới khách quan. “Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã
hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”
2
. Đây cũng là hạn chế
chung của các nhà triết học trước Mác.
- Trên lập trường duy vật máy móc, các nhà duy vật chiến đấu Pháp không nắm
được cái cơ sở và cái thực chất của giải phóng con người, giải phóng xã hội . Họ có
mộng ảo nếu thay đổi phương pháp giáo dục người ta sẽ tốt, cho nên muốn làm cách
mạng chỉ cần đấu tranh tư tưởng và giáo dục tư tưởng thì thay đổi con người. Thay
2 Sđd, T.3, tr. 38, 43
14


SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 14
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
đổi được con người thì thay đổi được xã hội, ta bắt gặp trong tư tưởng về xã hội của
Hônbách. Mác đã phê bình những nhà duy vật Pháp: Nói người ta là do ảnh hưởng
của giáo dục, nhưng vấn đề là ai giáo dục những nhà giáo dục?. Đặt vấn đề như vậy,
vì thực ra chính những nhà giáo dục ấy đã được chế độ ấy giáo dục. Các nhà triết
học chiến đấu Pháp không nắm được điểm này, vì tư tưởng của họ xuất phát từ
quyền lợi của giai cấp tư sản. Họ có thể thay đổi được phương pháp giáo dục, nhưng
không thể thay đổi được cơ sở của phương pháp giáo dục.
- Cũng do quan điểm duy tâm trên mà các nhà duy vật chiến đấu Pháp đã phê
bình các nhà tư tưởng phong kiến một cách máy móc, cho cái gì của phong kiến
cũng là tuyệt đối xấu: tôn giáo là hoàn toàn mê tín, do ở tình trạng ngu dốt mê muội
của nhân dân và thủ đoạn lừa dối của bọn thống trị mà ra. Họ duy tâm vì họ không
thấy cơ sở của tôn giáo của xã hội phong kiến nó có một khách quan nào đấy xây
dựng. Đó là do quyền lợi giai cấp trong xã hội mà nó phải bảo vệ. Cho nên cũng có
những người rất thành thực đã hy sinh cho tôn giáo. Những nhà duy vật chiến đấu
Pháp không hiểu như thế mà cho là tính điên của con người.
- Họ có những chủ trương duy tâm và máy móc. Chế độ mới có tính cách duy lý,
xã hội bảo vệ cá nhân, bảo vệ tự do và hạnh phúc cho mỗi người. Quan niệm ấy như
một lý tưởng mà giáo dục cho mỗi người thấm nhuần là thực hiện được thôi. Họ
không thấy một chủ trương xã hội phải căn cứ vào quyền lợi giai cấp, chứ không do
một trí óc thông minh nào đấy có chủ trương giáo dục khôn khéo. Xét về nội dung,
họ khởi điểm từ quyền lợi cá nhân. Mọi người đều ham muốn khoái lạc cá nhân, đều
tha thiết đến hạnh phúc của mình. Nếu người ta hiểu được rằng chỉ có giúp đỡ lẫn
nhau mới thực hiện được nguyện vọng đó, hiểu rằng lợi ích của mình liên quan đến
lợi ích xã hội, mà giúp đỡ nhau thực hiện, mỗi người đều góp phần xây dựng một xã
hội tự do hạnh phúc, thì hạnh phúc cá nhân được bảo đảm. Như thế là duy tâm, vì
15


SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 15
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
thực tế những lợi ích cá nhân cộng lại thì không xây dựng được hạnh phúc xã hội,
mà cũng không phải là cứ nói cho mỗi cá nhân hiểu như thế mà họ hiểu và thực hiện
quyền lợi xã hội.
16

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 16
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, Chủ nghĩa duy vật chiên đấu Pháp thế kỷ XVIII là một nhánh của triết
học khai sáng Pháp. Đây là trào lưu triết học tiên tiến nhất bấy giờ ở Tây Âu, tuy có
không ít những hạn chế, nhưng nó đã để lại cho lịch sử nhân loại kho tàng lý luận rất
giá trị.
Nó không chỉ giúp đào sâu, mở rộng nhiều hiểu biết về từng lĩnh vực của giới tự
nhiên mà còn góp phần đấu tranh mạnh mẽ chống lại thế giới quan duy tâm – tôn
giáo ngự trị trên cả ngàn năm ở phương Tây. Nó là sức mạnh tinh thần củng cố và
thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong thời gian và khả
năng cho phép, bài viết của em đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau :
+ Trình bày khái quát hoàn cảnh lịch sử ra đời của triết học khai sáng và chủ
nghĩa duy vật chiên đấu Pháp, nêu ra các nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật
chiến đấu Pháp với 2 đại diện tiêu biểu đó là Đ. Điđơrô và Hônbách.
+ Qua đó là cơ sở cho việc đánh giá những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa
duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII.
Thông qua tìm hiểu Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII, chúng ta
cần phải biết chắc lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng triết học này, đó là vận
dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống để giải quyết tốt những vấn đề về gia đình,

về mối quan hệ cá nhân và xã hội, về quản lý đất nước, về phát triển kinh tế, giáo
dục…
17

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 17
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Mưa – TS. Nguyễn Ngọc Thu, Giáo trình Đại cương Lịch sử Triết học,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 9/2003
2. GS. PTS Nguyễn Hữu Vui, Giáo trình Lịch sử Triết học, NXB Lao động Thành phố
Hồ Chí Minh 1991
3. Trần Đức Thảo, Lịch sử tư tưởng trước Marx, NXB Khao học xã hội 1995. Bản điện
tử:
4. www.scribd.com/doc/47018992/Sach-Lich-Su-Triet-Hoc
5. www.scribd.com/doc/68705056/19/%C4%90i%C4%91%C6%A1ro-va-cac-nha-tri
%E1%BA%BFt-h%E1%BB%8Dc-Khai-sang-Phap-th%E1%BA%BF-k%E1%BB
%89-XVIII
18

SVTH: NGUYỄN HUỲNH TẤN LỢI _ ĐÊM 5 _ K21
Trang 18

×