Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.89 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Phòng Quản Lý Đào Tạo Sau Đại Học

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP
THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ
CỦA NÓ
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
SVTH: Phạm Thành Long
Số thứ tự: 92
Nhóm: 10
Lớp: Quản trị kinh doanh Đêm 5
Khóa: K21
TP. Hồ Chí Minh, 2012
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
MỤC LỤC
SVTH: Phạm Thành Long 2
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tác phầm Chống Duyhring, Ăngghen đã viết: “Xét về hình thức lý
luận của nó thì lúc đầu chủ nghĩa xã hội hiện đại xuất hiện như là một sự phát
triển xa hơn và dường như triệt để hơn của những nguyên lý mà các nhà khai
sáng vĩ đại Pháp hồi thế kỷ XVIII đã nêu lên” [5,1]. Câu nói đó như cho thấy
được giá trị to lớn của các nhà Khai sáng Pháp để lại cho lịch sử nhân loại. Thế
kỷ XVII - XVIII, là thế kỉ nở rộ của những trào lưu tư tưởng, triết học mới với
tên tuổi của các nhà tư tưởng, triết học vĩ đại, những người có tư tưởng tiên tiến
đã liên tiếp tấn công vào thành trì quân chủ chuyên chế bằng những học thuyết
mới, tiến bộ và cách mạng. Lịch sử gọi đó là thế kỉ " Ánh Sáng " - thế kỉ chuẩn bị
về tư tưởng cho một cuộc cách mạng tư sản sắp bùng nổ ở Pháp. Và hạt nhân
của nó là Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp với những tên tuổi như Diderot
(1713-1784), Holbach (1732-1789), La Matrie(1709-1751), Helvetius (1715-


1771). Để tìm hiểu vai trò to lớn của Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ
XVIII trong tư tưởng lý luận và hành động với nhân loại, tôi chọn đề tài: “Chủ
nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó”. Hi
vọng qua đề tài này sẽ hiểu rõ được những tư tưởng của chủ nghĩa duy vật chiến
đấu Pháp, cũng như những giá trị, hạn chế của nó để lại cho lịch sử nhân loại.
Đề tài được viết chủ yếu dựa vào các tài liệu chính: Tiểu ban Triết học,
Triết học phần I: Đại cương về lịch sử triết học (dùng cho học viên cao học và
nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, 2010; TS. Bùi Văn Mưa, Triết học – Đại cương về lịch
sử triết học, Tp.HCM 2011; Gs, Ts. Nguyễn Ngọc Long & Gs, Ts. Nguyễn Hữu
Vui, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Bộ Giáo dục đào tạo 2007; Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006;
Nguyễn Ước, Đại cương Triết học phương Tây, Nxb Tri thức, 2009 và tham
khảo các trang web: /> /> />SVTH: Phạm Thành Long 3
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII
1.1. Tư tưởng chung của trường phái triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII
Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan
trọng trong tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới. Triết học
Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là sự kế tục và phát triển mới về chất các khuynh
hướng tư tưởng bài trừ siêu hình học thế kỉ XVII, cũng như đánh giá lại
các giá trị tuyền thống. Nó bắt đầu từ việc phê phán không thương tiếc các quan
niệm cũ về thế giới và con người. Là vũ khí lí luận của giai cấp tư sản Pháp trong
thời kì chuẩn bị cho cuộc đại cách mạng tư sản Pháp 1789, được hình thành bởi
các nhà Khai sáng Pháp, triết học Khai sáng Pháp có nhiệm vụ thu hút, giác ngộ,
tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hướng họ tới cuộc đấu tranh
cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư sản. Chính
vì vậy mà triết học Khai sáng Pháp có nội dung cơ bản là duy vật, tiến bộ,

nó đề cập nhiều đến tiến bộ xã hội, tự do của con người Cùng với sự hưng
thịnh của văn hoá Pháp thời kì này, trên lĩnh vực tư tưởng có nhiều nhà
khai sáng, họ vừa là các nhà triết học, vừa là những người uyên bác về nhiều lĩnh
vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học. Tiêu biểu là Sáclơ Đờ Môngtexkiơ
(1689-1775), Phrăngxoa Mari Vônte (1694-1778), Giăng Giắc Rutxô
(1712-1778), Đeni Điđrô (1713-1784), Giulen Ôphrơ Lamettri (1709-
1751), Hônbách (1729-1789), Henvêtiúyt (1715-1771) Ở đây chỉ đề cập đến tư
tưởng triết học củacác nhà duy vật vô thần Pháp mà người giữ vai trò lãnh đạo là
Đ.Điđrô. Cá c nhà triết học duy vật vô thần Pháp thế kỷ XVIII mà các đại biểu
xuất sắc là Lamettri, Hônbách, Điđrô, Henvêtiúyt (nhóm Bách khoa toàn
thư Pháp) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển triết học duy vật vô
thần. Họ đấu tranh kiên quyết chống lại tôn giáo, kêu gọi đẩy mạnh nghiên cứu
giới tự nhiên. Họ cho rằng, không nắm được các quy luật của tự nhiên thì con
người không thểcó hạnh phúc. Mục đích của khoa học và triết học là phải nhận
thức và chinh phục giới tự nhiên.
1.2. Tư tưởng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp Thế kỷ XVIII
SVTH: Phạm Thành Long 4
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Triết học chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII là sự kế thừa và
phát triển khuynh hướng bài trừ siêu hình học thế kỷ XVII theo một hướng tích
cực. Nó đấu tranh chống toàn bộ hệ tư tưởng phong kiến cùng hệ thống quan
điểm của nhà thờ Thiên chúa giáo. Các nhà duy vật chiến đấu Pháp đã vạch trần
thế lực đen tối thời trung đại, giương cao ngọn cờ tự do dân chủ tư sản nhằm tập
hợp tất cả các tầng lớp bị áp bức dưới ngọn cờ đó để đấu tranh chống lại chế độ
chuyên chế phong kiến – nhà thờ, tập hợp các lực lượng dân chủ, tiên tiến để
chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản Pháp sẻ xảy ra vào năm 1789-
1794. Vào thế kỷ XVIII, chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp là trào lưu triết học
tiên tiến nhất ở Tây Âu
Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp do Điđơrô (1713-1784), Hônbách
(1732-1789), La Matrie(1709-1751), Helvetius (1715-1771) là đại biểu, tiêu biểu

cho tư tưởng giai cấp tư sản Pháp.
1.2.1. Tư tưởng của Điđơrô (Danis Diderot, 1713—1784)
Điđơrô là nhà triết học, nhà văn, nhà bác học, người đã đặt nền móng cho
phong cách hiện thực, mở đầu nền văn học tiến bộ Pháp. Cha của Điđơrô là một
người thợ thủ công luôn luôn mong sao cho con mình trở thành một linh mục để
có cuộc sống sung túc và được trọng vọng. Nhưng Điđơrô không đi theo con
đường mà người cha đã vạch ra, ông đi vào cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn của
những người trí thức Pari, đi tìm tự do.
Trong các tác phẩm của ông như Tư tưởng triết học, Các tiểu thuyết Nữ tu
sĩ, Giắc - tín đồ định mệnh, Cháu Ramô, ông đã đả phá kịch liệt giáo hội Thiên
chúa giáo và bọn quý tộc phong kiến.
Cuốn sách đã làm cho ông đạt tới đỉnh vinh quang là bộ Bách khoa toàn
thư hay Từ điển lý luận về khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp (gồm 35 cuốn).
Bộ sách này do ông chủ trì đã tập hợp rất nhiều học giả tiến bộ, các nhà bác học
và chuyên gia về tất cả các bộ môn tham gia vào việc biên soạn. Bộ Bách khoa
toàn thư mang khuynh hướng chính trị, chiến đấu rõ rệt. Nó khai chiến với giáo
hội Thiên chúa giáo, kịch liệt công kích những quy định của chế độ phong kiến
và chính quyền chuyên chế. Do đó, việc xuất bản bộ Bách khoa toàn thư nhiều
lần bị đình chỉ và bị cấm. Tuy vậy, toàn bộ bộ sách này cũng đã được lần lượt
xuất bản trong hơn hai mươi năm (1751 - 1772).
SVTH: Phạm Thành Long 5
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
a. Quan niệm về thế giới:
Đ.Điđrô khẳng định tính vật chất của thế giới đồng thời phê phán mạnh
mẽ những điểm không triệt để của chủ nghĩa duy vật Anh, mỉa mai quan niệm
duy tâm chủ quan của G.Beccơli vì ông này đã quy toàn bộ thế giới thành các
cảm giác của một chủ thể. Điđơrô ví chủ thể của G.Beccơli như một chiếc đàn
pianô ngộ nhận rằng nó là nhạc cụ duy nhất trên thế gian, và mọi sự hài
hoà của vũ trụ đều diễn ra trong đó. Điđơrô cho rằng, trong thế giới, vạn vật
đều được hình thành từ một thực thể duy nhất - thực thể vật chất, mà bản tính cố

hữu của nó là vận động. Vận động là sinh lực sống động của thế giới vật chất; nó
không chỉ hiện hữu trong các vật đang vận động mà nó còn có mặt trong các vật
thể đứng yên. Chuyển động chỉ là một dạng của vận động. Thế giới vật chất luôn
vận động, và quá trình vận động của thế giới vật chất đưa đến sự phát triển. Ông
khẳng định, trong quá trình vận động và phát triển, giới tự nhiên sẽ chọn lọc
những gì giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải những vật nào
không thích nghi hoặc không tuân theo quy luật của nó. Cấu trúc và trạng thái
của các sinh vật là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên.
b. Quan niệm về con người
Điđơrô cho rằng con người là sự thống nhất hữu cơ giữa thể xác và linh
hồn. Linh hồn không có nguồn gốc từ chúa mà là một tổng thể các hiện tượng
tâm lý, là một đặc tính của thể xác. Bản thân nó cũng là đặc tính của vật chất.
Không có thể xác của con người thì không có linh hồn. Sự chuyển hóa từ vật thể
vô giác vô tri đến thể xác biết cảm giác và có tư duy (linh hồn) là kết quả của quá
trình phát triển bản thân cấu trúc của vật chất từ vô cơ sang hữu cơ – sự sống, và
từ sự sống đến con người. Đây là một quá trình tự nhiên hợp quy luật xảy ra
trong thế giới. Điđơrô chống lại quan niệm duy tâm coi cái tôi của con người như
một thực thể. Ông cho rằng cơ thể con người là khí quan vật chất của tư duy, ý
thức của các quá trình tâm lý. Nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh
và môi trường xung quanh. Tuy nhiên ông vẫn chưa hiểu hoàn cảnh và môi
trường xung quanh lại chính là sản phẩm của hoạt động con người.
c. Quan niệm về nhận thức
SVTH: Phạm Thành Long 6
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Điđơrô luôn dựa trên lập trường duy vật để phê phán các hệ thống siêu
hình học - chủ nghĩa duy lý cực đoan, nghĩa là phê phán các hệ thống triết học tư
biện coi thường cảm tính trong hoạt động nhận thức. Khi coi vật chất là nguyên
nhân duy nhất của cảm giác, ông cho rằng phương pháp triết lý đúng đắn phải là
phương pháp cho phép bằng trí tuệ kiểm tra trí tuệ, bằng trí tuệ và thực nghiệm
kiểm soát cảm tính, và bằng trí tuế, thực nghiệm, cảm tính nhận thức thế giới vật

chất – giới tự nhiên. Do bản thân thế giới vật chất - giới tự nhiên luôn nằm trong
quá trình vận động và phát triển vô tận nên quá trình nhận thức của con người về
thế giới vật chất cũng diễn ra vô tận, nhưng về nguyên tắc, con người có thể nhận
thức hoàn toàn đầy đủ thế giới. Tuy nhiên, cũng như các nhà duy vật trước Mác,
ông chưa thấy được rằng, ý thức không chỉ là sản phẩm của vật chất có tổ chức
cao là bộ óc người, mà còn là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Đề cao vai trò
đặc biệt của quá trình nhận thức đối với sự phát triển của xã hội, Đ.Điđrô đưa ra
tư tưởng biện chứng khẳng định tính vô cùng tận trong sự phát triển của giơí tự
nhiên, cũng như quá trình nhận thức của con người. Tuy khả năng nhận thức của
mỗi cá nhân là hữu hạn, nhưng đối với nhân loại về nguyên tắc có thể nhận thức
được toàn bộ thế giới, mặc dù quá trình đó cũng là vô tận.
d. Quan niệm về tôn giáo
Là nhà triết học duy vật triệt để và vô thần nhất của triết học
Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, Điđơrô không chỉ phủ nhận sự tồn tại của
Thượng đế từ lập trường duy vật và quan điểm khoa học mà còn phê phán cả nền
giáo dục và đạo đức tôn giáo.
Ông cho rằng, Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện hiện thực
của con người. Không phải Thượng đế sáng tạo ra con người, mà ngược lại,
chính con người đã sáng tạo ra Thượng đế. Ông chỉ ra sự khác biệt giữa khoa học
và tôn giáo: Lý tính khoa học và tín ngưỡng tôn giáo không thể kết hợp được với
nhau, vì lý tính khoa học mang lại cho con người hiểu biết đúng đắn về thế giới
để làm tăng sức mạnh của họ trong giới tự nhiên, trong khi đó, tín ngưỡng tôn
giáo chỉ mang lại cho con người những ảo tưởng và làm suy yếu sức mạnh của
chính mình; khoa học phục vụ cuộc sống thực trên trần gian, trong khi đó, tôn
giáo chỉ lo cho cuộc sống ảo trên trời.
Nền giáo dục tôn giáo làm cho con người cả tin vào số mệnh. Tôn giáo
dùng Thiên đàng và Địa ngục ảo tưởng để ban thưởng và trừng phạt con người,
SVTH: Phạm Thành Long 7
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
điều đó chẳng khác nào dùng dây cương yếu ớt để ngăn chặn hành vi tội lỗi của

họ. Ông luôn khẳng định chính nền giáo dục lạc hậu, hệ thống đạo đức giả dối
của tôn giáo, những đạo luật dốt nát của Nhà thờ và Nhà nước đã làm cho môi
trường và hoàn cảnh xung quanh con người ngày càng trở nên đồi bại, mà kết
quả là làm cho con người ngày càng khốn khổ. Do vậy mà Điđơrô đòi hỏi phải
tách tôn giáo ra khỏi nhà trường, loại bỏ thần học ra khỏi giáo dục đại học, nhà
thờ ra khỏi nhà nước. Nền giáo dục và đào tạo phải hướng tới việc xây dựng mỗi
người công dân thành một nhà khoa học, một nhà duy vật vô thần. Tuy nhiên
Điđơrô chưa nhận thấy cơ sở kinh tế - xã hội của sự tồn tại tôn giáo. Ông mới chỉ
thấy được nguồn gốc nhận thức của nó là từ sự kém hiểu biết và từ tâm lý sợ chết
của con người. Vì vậy, ông đã sai lầm khi cho rằng, để xoá bỏ tôn giáo chỉ cần
xoá bỏ nỗi lo sợ của con người, chỉ cần mở rộng hệ thống giáo dục trong nhân
dân, đồng thời tiêu diệt giới tu hành.Tuy còn hạn chế như trên nhưng sự phê phán
tôn giáo của Đ.Điđrô đã mang nhiều yếu tố tíchcực trong bối cảnh lịch sử lúc đó
của nước Pháp và Tây Âu.
Sự phê phán tôn giáo một cách mạnh mẽ của Điđơrô có ảnh hưởng tích
cực tới phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Pháp thời đó, nhưng nó
vẫn chỉ là một sự phê phán mà thôi.
1.2.2. Tư tưởng của Hônbách (Paul Henri Ditrich Holbach,1723-1789)
Hônbách là người Đức nhưng sống và làm việc ở Pháp. Ông là một trong
những nhà lãnh đạo phái Khai sáng Pháp, là một trong những đại biểu xuất sắc
của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỷXVIII, đồng thời là một
cộng tác viên đắc lực của nhóm Bách khoa toàn thư. Ông viết nhiều tác phẩm
như: Hệ thống của tự nhiên hay là bàn về các quy luật của thế giới vật chất và thế
giới tinh thần; Sự đối lập của tư tưởng tự nhiên với tư tưởng siêu nhiên; Thần học
bỏ túi…
Sau đây là một số quan niệm triết học cơ bản của ông.
a. Quan niệm về thế giới vật chất
Hônbách khẳng định giới tự nhiên – vật chất tồn tại vĩnh viễn, không được
sáng tạo và không bị hủy diệt là nguyên nhân của mọi sự tồn tại, thay đổi của vạn
SVTH: Phạm Thành Long 8

Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
vật. Quảng tính, tính vận động, tính có thể chia được, tính rắn chắc, trọng lực,
quán tính, và cả những trạng thái do những cái đó sinh ra như: mật độ, hình dạng,
màu sắc, trọng lượng…đều là những đặc tính phổ biến, có trước của các vật thể
vật chất. Chúng là thực tại khách quan tác động đến giác quan của người. Do sức
mạnh của bản thân mình mà giới tự nhiên - vật chất luôn vận động; vận động là
thuộc tính cố hữu của vật chất, là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không
gian. Ông cho rằng, vũ trụ là sự kết hợp vĩ đại tất cả những vật đang tồn tại. Bất
cứ ở đâu trong vũ trụ, chúng ta cũng chỉ thấy vật chất vận động. Trước mắt
chúng ta, toàn thể vũ trụ chỉ là một dây chuyền nhân quả bất tận với các sự vật,
hiện tượng xảy ra không ngừng. Ông phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Béccơly khi nhà triết học này ra sức chứng minh rằng, mọi cái trên thế giới này
chỉ là ảo tưởng của chúng ta, toàn bộ thế giới chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của
chúng ta.
b. Quan niệm về nhận thức:
Xuất phát từ quan niệm cho rằng ý thức là đặc tính của một dạng vật chất
có tổ chức cao, ông vạch ra sự vô lý của nhữ ng học thuyết về linh hồn phi
thể chất, về con người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng đế. Hônbách khẳng
định con người là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại trong tự nhiên, phục tùng quy
luật của tự nhiên, thậm chí, tư tưởng của con người cũng không thể vượt khỏi tự
nhiên; ý thức là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao; trí lực của con
người phụ thuộc vào cơ cấu của toàn con người. Năng lực cảm giác của con
người giúp con người nhận thức được thế giới và quy luật của nó. Không có linh
hồn bất tử và tư tưởng bẩm sinh mà mọi tư tưởng, quan niệm của con người
không thể rút ra từ bản thân linh hồn, mà phải khái quát từ thế giới bên ngoài
thông qua linh hồn của chúng ta. Từ cảm giác – kết quả tác động của sự vật lên
giác quan của chúng ta mà tư duy hình thành và hoạt động. Nhờ vào hoạt động
của tư duy mà những biến hóa mới trong tâm hồn chúng ta đưa đến sự xuất hiện
ý nghĩ, tư tưởng, ký ức, trí tưởng tượng, phán đoán, nguyện vọng, hành động…
Mặc dù vẫn coi chân lý là sự phù hợp giữa ý niệm và sự vật, nhưng do quan niệm

siêu hình chi phối mà ông chỉ dừng lại ở chỗ coi nhận thức chỉ là sự kết hợp các
cảm giác và các khái niệm mà không thấy được nhận thức là một quá trình phức
tạp. Ông đối lập quyết định luận máy móc của mình với mục đích luận. Dù coi
SVTH: Phạm Thành Long 9
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
hiện tượng mà con người chưa nhận thức được là ngẫu nhiên nhưng ông chưa
hiểu được tính khách quan của hiện tượng ngẫu nhiên
c. Quan niệm về xã hội:
Quan niệm về xã hội của Hônbách mang tính chất duy tâm. Ông coi quá
trình phát triển xã hội như một quá trình do định mệnh chi phối. Là nhà triết học
khai sáng, ông khẳng định loài người có thể thoát ra khỏi ách phong kiến bằng
việc phổ cập giáo dục, làm cho lý tính thắng chủ nghĩa ngu dân thời trung đại.
Ông muốn có sự quá độ hòa bình từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản bằng
con đường lập pháp hóa.
d. Quan niệm về tôn giáo
Khi bàn về nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, Hônbách cho rằng, do
nhân dân các nước quan niệm xã hội bị lực lượng siêu nhiên thần thánh chi phối,
nên họ không nhìn thấy những lực lượng tự nhiên trần tục đang gây ra những
hành động mạnh mẽ trên Trái Đất. Vì vậy, họ thường hướng cặp mắt đầy lo sợ và
dàn dụa nước mắt lên trên bầu trời, họ cố tìm trên bầu trời những lực lượng thù
địch đã làm tiêu tan hạnh phúc của họ trên Trái Đất này. Ngu dốt, lo sợ, đau khổ
bao giờ cũng là nguồn gốc của những quan niệm đầu tiên của con người về thần
linh. Tôn giáo được bịa đặt ra để đặt các vua chúa lên trên các dân tộc, và đặt các
dân tộc, vua chúa dưới quyền uy của Thượng đế. Từ khi các dân tộc nhận thấy
cuộc sống vô cùng khổcực của mình trên Trái Đất này và tìm cách thay đổi nó thì
người ta đã lấy Thượng đế để đe dọa họ, hòng buộc họ khuất phục, chấp nhận và
im tiếng.
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA
DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII
2.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII

- Thứ nhất, Triết học của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thời kỳ này
là thế giới quan của giai cấp tư sản đang lên, có chức năng chuẩn bị về mặt tư
SVTH: Phạm Thành Long 10
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
tưởng cho cuộc cách mạng tư sản. Giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ nhằm tập
hợp các tầng lớp bị áp bức, các lực lượng tiến bộ để chuẩn bị về mặt tư tưởng
cho CMTS Pháp (1789-1794).
Xã hội Pháp nửa cuối thế kỷ XVIII chứa đựng nhiều mâu thuẫn sâu sắc.
Giai cấp phong kiến Pháp đứng đầu là vua Lui XVI đã thâu tóm vào tay mình
những quyền lực vô hạn. Đời sống của đại đa số nhân dân lao động hết sức khốn
khổ, nạn đói do mất mùa hoành hành, những cuộc nổi dậy của nông dân chống
chế độ phong kiến xảy ra thường xuyên. Tất cả là nguyên nhân kinh tế - xã hội
của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Và các nhà duy vật chiến đấu là
những người chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng đó. Chính chủ nghĩa
duy vật chiến đấu Pháp là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản trong thời kỳ bình
minh đầy tính cách mạng của mình. Nó đã thu hút và tập hợp đông đảo mọi tầng
lớp tiến bộ trong xã hội, hướng họ tới cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chế độ phong
kiến – nhà thờ. Họ đã vạch trần thế lực đen tối đương đại, giương cao ngọn cờ tự
do dân chủ tư sản nhằm tập hợp tất cả các tầng lớp bị áp bức dưới ngọn cờ đó để
đấu tranh chóng lại chế độ chuyên chế phong kiến – nhà thờ; tập hợp các lực
lượng dân chủ, tiên tiến để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản Pháp.
- Thứ hai, sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ
XVIII đem lại những thành quả to lớn cho tư tưởng lý luận, làm giàu thêm kho
tàng văn hóa thế giới và có một ảnh hưởng lớn về mặt tư tưởng và hành động với
nhân loại.
- Thứ ba, về bản thể luận: Các nhà duy vật chiến đấu Pháp đã góp phần quan
trọng vào việc phát triển triết học duy vật và vô thần thế kỷ XVIII. Họ đứng trên
lập trường duy vật vô thần, chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo. Khẳng
định vật chất, tự nhiên là thực thể duy nhất. Họ đã có những tư tưởng biện chứng
sâu sắc, cho rằng vật chất luôn vận động. Vận động do nguyên nhân bên trong

của vật chất.
Điđơrô cho rằng, trong thế giới vạn vật đều được hình thành từ một thực
thể duy nhất đó là thực thể vật chất, mà bản tính cố hữu của nó là vận động. Vận
động là sinh lực sống động của thế giới vật chất; nó không chỉ hiện hữu trong các
vật đang vận động mà nó còn có mặt trong các vật thể đứng yên. Chuyển động
chỉ là một dạng của vận động. Thế giới vật chất luôn vận động, và quá trình vận
động của thế giới vật chất đưa đến sự phát triển. Đó là tiền thân của thuyết tiến
SVTH: Phạm Thành Long 11
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
hóa của Đác Uynh. Còn Hônbách khẳng định giới tự nhiên – vật chất tồn tại vĩnh
viễn, không được sáng tạo và không bị hủy diệt là nguyên nhân của mọi sự tồn
tại, thay đổi của vạn vật. Quảng tính, tính vận động, tính có thể chia được, tính
rắn chắc, trọng lực, quán tính, và cả những trạng thái do những cái đó sinh ra
như: mật độ, hình dạng, màu sắc, trọng lượng…đều là những đặc tính phổ biến,
có trước của các vật thể vật chất. Chúng là thực tại khách quan tác động đến giác
quan của người. Do sức mạnh của bản thân mình mà giới tự nhiên - vật chất
luôn vận động; vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, là sự di chuyển vị trí
của các vật thể trong không gian.
- Thứ tư, về con người: Các nhà duy vật chiến đấu Pháp coi con người là sản
phẩm của tự nhiên, là thể thống nhất giữa cơ thể và ý thức. Bác bỏ linh hồn bất
tử, linh hồn tách rời cơ thể. Nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh và
giáo dục.
Đ.Điđrô cho rằng con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn. Thể
xác và linh hồn thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn không có nguồn gốc từ
chúa mà là một tổng thể các hiện tượng tâm lý. Bản thân nó cũng là đặc tính của
vật chất. Ông viết: "Không có cơ thể con người thì nó (tức linh hồn) không là cái
gì cả. Tôi khẳng định rằng, không có cơ thể con người thì không thể giải thích
được cái gì cả" [8,39]. Ông nhấn mạnh, cơ thể con người là khí quan vật chất của
tư duy, ý thức cũng như mọi quá trình tâm lý của anh ta. Hônbách khẳng định
con người là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại trong tự nhiên, phục tùng quy luật

của tự nhiên, thậm chí, tư tưởng của con người cũng không thể vượt khỏi tự
nhiên; ý thức là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao; trí lực của con
người phụ thuộc vào cơ cấu của toàn con người.
- Thứ năm, về nhận thức: Họ đã đề cao vai trò nhận thức kinh nghiệm, của thực
nghiệm khoa học, chống lại niềm tin mù quáng. Nhấn mạnh sự thống nhất giữa
tư duy với nhận thức cảm tính và coi thực nghiệm là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
Điđrô thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ông
cho rằng quá trình chuyển biến từ vô tri vô giác tới khả năng cảm giác, tư duy
gắn liền với quá trình phát triển của cấu trúc vật chất từ vô cơ, hữu cơ đến sự
sống và cơ thể con người. Điđơrô luôn dựa trên lập trường duy vật để phê phán
các hệ thống siêu hình học - chủ nghĩa duy lý cực đoan, nghĩa là phê phán các hệ
SVTH: Phạm Thành Long 12
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
thống triết học tư biện coi thường cảm tính trong hoạt động nhận thức. Khi coi
vật chất là nguyên nhân duy nhất của cảm giác, ông cho rằng phương pháp triết
lý đúng đắn phải là phương pháp cho phép bằng trí tuệ kiểm tra trí tuệ, bằng trí
tuệ và thực nghiệm kiểm soát cảm tính, và bằng trí tuệ, thực nghiệm, cảm tính
nhận thức thế giới vật chất – giới tự nhiên.
Còn Hônbách, xuất phát từ quan niệm cho rằng ý thức là đặc tính của một
dạng vật chất có tổ chức cao, ông vạch ra sự vô lý của nhữ ng học thuyết về
linh hồn phi thể chất, về con người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng đế.
Từ cảm giác - kết quả tác động của sự vật lên giác quan của chúng ta mà tư duy
hình thành và hoạt động. Nhờ vào hoạt động của tư duy mà những biến hóa mới
trong tâm hồn chúng ta đưa đến sự xuất hiện ý nghĩ, tư tưởng, ký ức, trí tưởng
tượng, phán đoán, nguyện vọng, hành động…
- Thứ sáu, về chính trị - xã hội - tôn giáo: Các nhà duy vật chiến đấu Pháp cương
quyết chống quyền lực phong kiến và nhà thờ, tuyên truyền tư tưởng chính trị
của giai cấp tư sản, đề cao hình thức nhà nước dân chủ, vạch trần bản chất tôn
giáo và tính chất phản động, phản tiến bộ của nó.
Điđơrô không chỉ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế từ lập trường duy vật

và quan điểm khoa học mà còn phê phán cả nền giáo dục và đạo đức tôn giáo.
Ông luôn khẳng định chính nền giáo dục lạc hậu, hệ thống đạo đức giả dối của
tôn giáo, những đạo luật dốt nát của Nhà thờ và Nhà nước đã làm cho môi trường
và hoàn cảnh xung quanh con người ngày càng trở nên đồi bại, mà kết quả là làm
cho con người ngày càng khốn khổ. Do vậy mà Điđơrô đòi hỏi phải tách tôn giáo
ra khỏi nhà trường. loại bỏ thần học ra khỏi giáo dục đại học, nhà thờ ra khỏi nhà
nước. Nền giáo dục và đào tạo phải hướng tới việc xây dựng mỗi người công dân
thành một nhà khoa học, một nhà duy vật vô thần.
Hôn bách lại quan niệm rằng: Ngu dốt, lo sợ, đau khổ bao giờ cũng là
nguồn gốc của những quan niệm đầu tiên của con người về thần linh. Tôn giáo
được bịa đặt ra để đặt các vua chúa lên trên các dân tộc, và đặt các dân tộc, vua
chúa dưới quyền uy của Thượng đế.
SVTH: Phạm Thành Long 13
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
2.2. Hạn chế của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII
Hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII là quan niệm siêu
hình về thế giới cũng như về quá trình nhận thức:
- Trong quan niệm về thế giới: của các nhà duy vật Pháp đã nhận rằng vận động
là thuộc tính căn bản và tự nhiên của vật chất, nhưng không quan niệm vận động
đi từng bước từ thấp lên cao, có những trình độ khác nhau, mà chỉ quan niệm có
biến lượng không có biến chất. Do đó, nó quan niệm quan hệ giữa tinh thần và
vật chất không có đến một giải pháp duy vật. Nói rằng cảm tính, ý thức là một
thuộc tính của vật chất, nhưng lại quan niệm duy vật một cách máy móc, không
phân biệt được trình độ biến chuyển của vật chất, cho nên cho rằng từ vật vô cơ
đến hữu cơ, đến người đều có cảm tính. Nó không quan niệm cảm tính là do một
sự xuất hiện đột biến trong quá trình tiến triển của vật chất mà có, mà nó cho bất
cứ một vật chất nào cũng có cảm tính. Nó vô tình đi đến duy tâm, vì chỉ phân biệt
mơ hồ giữa tinh thần và vật chất, cho rằng cái gì cũng có tinh thần cả.
- Trong quan niệm về con người: Các nhà duy vật chiến đấu Pháp đã nhận thấy
nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh môi trường xung quanh

nhưng chưa hiểu được rằng, bản thân môi trường và hoàn cảnh đó cũng
là sản phẩm của hoạt động con người, và vì vậy, cả con người lẫn hoàn
cảnh sống của nó đều mang tính lịch sử.
- Quan niệm về nhận thức: Quan niệm về nhận thức của các nhà duy vật chiến
đấu Pháp mặt dù đã có quan niệm duy vật, tuy nhiên lại mang nặng quan niệm
siêu hình, máy móc. Chưa thấy được rằng, ý thức không chỉ là sản phẩm của vật
chất có tổ chức cao là bộ óc người, mà còn là sản phẩm của sự phát triển xã hội.
Đề cao vai trò đặc biệt của quá trình nhận thức đối với sự phát triển của xã
hội, Đ.Điđrô đưa ra tư tưởng biện chứng khẳng định tính vô cùng tận trong sự
phát triển của giới tự nhiên, cũng như quá trình nhận thức của con người. Tuy
khả năng nhận thức của mỗi cá nhân là hữu hạn, nhưng đối với nhân loại về
nguyên tắc có thể nhận thức được toàn bộ thế giới, mặc dù quá trình đó cũng là
vô tận.
Hôn bách mặc dù vẫn coi chân lý là sự phù hợp giữa ý niệm và sự vật,
nhưng do quan niệm siêu hình chi phối mà ông chỉ dừng lại ở chỗ coi nhận thức
chỉ là sự kết hợp các cảm giác và các khái niệm mà không thấy được nhận thức là
SVTH: Phạm Thành Long 14
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
một quá trình phức tạp. Ông đối lập quyết định luận máy móc của mình với mục
đích luận. Dù coi hiện tượng mà con người chưa nhận thức được là ngẫu nhiên
nhưng ông chưa hiểu được tính khách quan của hiện tượng ngẫu nhiên
- Quan niệm về chính trị - xã hội - tôn giáo: Đi sâu về quan điểm chính trị xã hội
thì các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII lại càng chuyển sang duy tâm.
Họ có mộng ảo nếu thay đổi phương pháp giáo dục người ta sẽ tốt, cho
nên muốn làm cách mạng chỉ cần đấu tranh tư tưởng và giáo dục tư tưởng thì
thay đổi con người. Thay đổi được con người thì thay đổi được xã hội. Các nhà
triết học Pháp không nắm được điểm này, vì tư tưởng của họ xuất phát từ quyền
lợi của giai cấp tư sản. Họ có thể thay đổi được sự cần thiết thay đổi phương
pháp giáo dục, nhưng không thể thay đổi được cơ sở của phương pháp giáo dục.
Cũng do quan điểm duy tâm trên mà các nhà tư tưởng Pháp đã phê bình

các nhà tư tưởng phong kiến một cách máy móc, cho cái gì của phong kiến cũng
là tuyệt đối xấu: tôn giáo là hoàn toàn mê tín, do ở tình trạng ngu dốt mê muội
của nhân dân và thủ đoạn lừa dối của bọn thống trị mà ra. Họ duy tâm vì họ
không thấy cơ sở của tôn giáo của xã hội phong kiến nó có một khách quan nào
đấy xây dựng. Đó là do quyền lợi giai cấp trong xã hội mà nó phải bảo vệ. Cho
nên cũng có những người rất thành thực đã hy sinh cho tôn giáo. Những nhà duy
vật Pháp không hiểu như thế mà cho là tính điên của con người. Điđơrô chỉ thấy
được nguồn gốc nhận thức của nó là từ sự kém hiểu biết và từ tâm lý sợ chết của
con người. Vìvậy, ông đã sai lầm khi cho rằng, để xoá bỏ tôn giáo chỉ cần xoá bỏ
nỗi lo sợ của con người, chỉ cần mở rộng hệ thống giáo dục trong nhân dân, đồng
thời tiêu diệt giới tu hành. Hôn bách khẳng định loài người có thể thoát ra khỏi
ách phong kiến bằng việc phổcập giáo dục, làm cho lý tính thắng chủ nghĩa ngu
dân thời trung đại. Ông muốn có sự quá độ hòa bình từ chế độ phong kiến sang
chế độ tư bản bằng con đường lập pháp hóa.
KẾT LUẬN
Mặc dù còn rất nhiều hạn chế như chưa thoát ra khỏi hình thức duy vật
siêu hình máy móc, không thoát khỏi tính chất siêu hình và cơ giới trong quan
SVTH: Phạm Thành Long 15
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
niệm vật chất và vận động và chưa thoát khỏi duy tâm trong việc giải quyết các
vấn đề xã hội. Nhưng chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII là trào lưu triết học
tiên tiến nhất ở Tây Âu thời bấy giờ. Họ đã đóng góp những giá trị hết sức to lớn
cho nhân loại. Các nhà duy vật chiến đấu Pháp đã vạch trần thế lực đen tối thời
trung đại, giương cao ngọn cờ tự do dân chủ tư sản nhằm tập hợp tất cả các tầng
lớp bị áp bức dưới ngọn cờ đó để đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế phong
kiến – nhà thờ, khẳng định tự do cá nhân con người và tiến bộ của xã hội.
Chính những tư tưởng “khai sáng” của những nhà duy vật chiến đấu Pháp
đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của triết học thế giới, và đỉnh cao của nó là
sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lê nin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Phạm Thành Long 16
Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII- giá trị & hạn chế GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
1. Tiểu ban Triết học, Triết học phần I: Đại cương về lịch sử triết học (dùng
cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết
học), Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.
2. TS. Bùi Văn Mưa, Triết học – Đại cương về lịch sử triết học, Tp.HCM
2011.
3. Gs, Ts. Nguyễn Ngọc Long & Gs, Ts. Nguyễn Hữu Vui, Giáo trình Triết
học Mác – Lênin, Bộ Giáo dục đào tạo 2007.
4. Trần Đức Thảo, Lịch sử tư tưởng trước Marx, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội,1995
5. Ph. Ăngghen, Chống Duhring, trên website:
/>ex.htm
6. V.I.Lênin. Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005
trích từ bài viết “về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu” lời di
chúc triết học của v.i.lênin tại website:
/>cua-chu-nghia-duy-vat.html
7. V.I.Lenin, Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, bản
dịch của NXB Sự Thật Hà Nội, theo website:
/>8. />va-cac-nha-tri%E1%BA%BFt-h%E1%BB%8Dc-Khai-sang-Phap-th
%E1%BA%BF-k%E1%BB%89-XVIII
SVTH: Phạm Thành Long 17

×