Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HEGEL VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.56 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ
GVHD: TS BÙI VĂN MƯA
HVTH: NGUYỄN PHÚ NGỌC
Lớp: QTKD Đêm 5, K21
STT: 108
TPHCM, năm 2012
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
MỤC LỤC
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
LỜI MỞ ĐẦU
Hêghen là nhà biện chứng lỗi lạc của triết học cổ điển Đức. Ông cho rằng
“nguồn gốc của mọi sự vật hiện tượng tự nhiên và xã hội là ý niệm tuyệt đối. Từ
xuất phát này ông đã xây dựng một hệ thống triết học duy tâm khách quan”. Triết
học theo Hêghen là sự xem xét đối tượng một cách có suy nghĩ, “không thừa
nhận bất kỳ năng lực tinh thần nào của con người, đặt biệt năng lực quan trọng
nhất là lý tính”. Đối tượng của triết học theo ông là trùng với đối tượng của tôn
giáo đó là khách thể tuyệt đối vô hạn Thượng đế. Còn tư duy nói chung là cái
làm cho con người khác với động vật. Thành tựu quan trọng của triết học Hêghen
là phương pháp biện chứng mà hạt nhân hợp lý của nó là tư tưởng về phép biện
chứng.
Đề tài tiểu luận này mục đích để nhận thức đúng những nét đặc thù đồng
thời cũng là để đánh giá chính xác hơn ý nghĩa của triết học Hêghen đối với sự
phát triển của tư tưởng triết học nói chung, một khi chúng ta tính đến kinh
nghiệm lịch sử từ lúc xuất hiện triết học đó cho đến nay. Đương nhiên khi xem
xét các quan điểm của những nhà triết học nổi tiếng qua các thời đại trước đây,


chúng ta tuyệt nhiên không được tô vẽ, không được hiện đại hóa quan điểm của
họ. Đồng thời chúng ta cũng không được ca ngợi, không được biện hộ một chiều
các quan điểm đã lỗi thời hoặc bị hạn chế bởi những điều kiện của lịch sử. Một
mặt, khi xem xét di sản của một nhà triết học thì không bỏ qua những hạn chế
lịch sử những khiếm khuyết sai lầm của nhà tư tưởng đó, phải đặt nó trong điều
kiện lịch sử cụ thể để có được những đánh giá khách quan và chính xác nhất.
Làm tốt được điều trên đối với hệ thống triết học Hêghen không phải dễ dàng,
bởi vì triết học Hêghen không những quá đồ sộ và uyên bác về nhiều mặt mà còn
chứa đựng trong chính nó không ít những mâu thuẫn, những xu hướng khác
nhau, và đó là lý do em chọn đề tài này.
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 3
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
1. Tư tưởng triết học Hêghen
1.1. Điều kiện lịch sử
Nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ
thống triết học của I.Cantơ, trải qua Phíchtơ, Senlinh đến triết học duy tâm khách
quan của Hêghen và triết học duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Chỉ trong một thời
kỳ lịch sử khoảng một thế kỷ, triết học cổ điển Đức đã tạo những tiền đề lý luận
hết sức quan trọng cho sự ra đời của triết học Mác vào giữa thế kỷ XIX.
Triết học cổ điển Đức ra đời trong một điều kiện lich sử hết sức đặc biệt.
Nước Đức vào cuối XVIII đầu XIX vẫn còn là một quốc gia phong kiến điển
hình với 360 quốc gia tự lập trong Liên bang Đức hết sức lạc hậu về kinh tế và
chính trị. Trong khi đó, ở nước Anh cuộc cách mạng công nghiệp,ở nước Pháp
cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra làm rung chuyển Châu Âu, đưa châu Âu bước
vào nền văn minh công nghiệp.
Chính thực tại đau buồn của nước Đức và tấm gương của các nước Tây
Âu đã thức tỉnh tinh thần phản kháng của giai cấp tư sản Đức. Nhưng giai cấp
này sống rải rác ở hững vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu
kém về kinh tế và chính trị, nên họ vừa muốn làm cách mạng, lại vừa muốn thoả
hiệp với tầng lớp phong kiến qúy tộc Phổ đang thống trị thời đó, giữ lập trường

của mình trong việc giải quyết những vấn đề phát triển của đất nước.Chính điều
này đã quy định nét đặc thù của triết học cổ điển Đức: nội dung cách mạng dưới
một hình thức duy tâm, bảo thủ,đề cao vai trò tích cực của tư duy con người, coi
con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn
đề triết học.
Trên một ý nghĩa nhất định, triết học cổ điển Đức không chỉ là sự phản
ánh những điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội nước Đức mà còn của cả các
nước Châu Âu lúc đó.
1.2. Sơ lược về triết học Hêghen
Hêghen (Friedrich Hégel, 1770-1831) sinh ra trong một gia đình quan chức cao
cấp ở thành phố Stuttgart. Do chịu ảnh hưởng bởi Senlinh mà Hêghen say sưa
nghiên cứu triết học, và ông đã trở thành nhà triết học - bác học vĩ đại nhất,
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 4
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
người hoàn chỉnh nền triết học duy tâm biện chứng cổ điển
Đức, bậc tiền bối của triết học Mác. Hêghen đã để lại cho
nhân loại một di sản triết học đồ sộ và rất giá trị. Các tác
phẩm chính của ông là Hiện tượng luận tinh thần, Bách
khoa toàn thư các khoa học triết học
1.2.1. Hệ thống triết học duy tâm của Hêghen
Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Theo Hêghen, cơ sở cho sự tồn tại của thế giới không phải là vật chất mà
là “Ý niệm tuyệt đối” hay là “Tinh thần tuyệt đối”. Đó là một thực thể tinh thần
có trước giới tự nhiên, nó tự thiết định bản thân nó và tự phân biệt với bản thân.
Ý niệm tuyệt đối được hiểu như một đấng sáng tạo tối cao sản sinh ra toàn bộ
giới tự nhiên và con người; tất cả các sự vật, hiện tượng, từ những sự vật tự nhiên
cho đến các sản phẩm hoạt động của con người, đều được coi là hiện thân của ý
niệm tuyệt đối.
Ý niệm tuyệt đối là một thực thể biện chứng, luôn luôn vận động và phát
triển tự thân. Hêghen là người đầu tiên nhìn nhận toàn bộ giới tự nhiên, xã hội và

tư duy là một quá trình phát triển thống nhất, nhưng theo tinh thần duy tâm - coi
sự phát triển của ý niệm là nền tảng cho sự phát triển của tự nhiên và con người.
Sự phát triển của “Ý niệm tuyệt đối” được diễn đạt theo mô hình Tam đoạn thức
là: chính đề - phản đề - hợp đề (theo quy luật phủ định của phủ định), trong đó
các yếu tố có mối liên hệ hữu cơ và chuyển hóa lẫn nhau. Sự phát triển của ý
niệm tuyệt đối được coi là hiện thân của quá trình phát triển lịch sử của nhân loại
(chủ yếu là phát triển của đời sống tinh thần mà biểu hiện cao nhất là tư tưởng),
tuy được Hêghen phân ra thành tám phần khác nhau nhưng theo C. Mác nó chỉ
bao gồm qua ba giai đoạn chính là: tinh thần thuần túy (tư duy), tinh thần khách
quan (tự nhiên và xã hội), tinh thần tuyệt đối (hoạt đông nhận thức và cải tạo thế
giới của con người).
+ Tinh thần thuần túy là giai đoạn ý niệm tuyệt đối tồn tại và phát triển
trong mình. Theo Hêghen, trong sự vận động biện chứng ý niệm tuyệt đối đã đạt
tới sự phát triển đầy đủ từ trước khi giới tự nhiên xuất hiện. Nó mang trong mình
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 5
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
đầy đủ những tính quy định sau này, giống như cái mầm cây mang sẵn trong
mình toàn bộ bản chất của cái cây như mùi, vị, hình dáng quả… Sự phát triển của
tinh thần thần túy là phi không gian và phi thời gian.
+ Sự phát triển của tinh thần thuần túy, khi đạt đến đầy đủ thì “tha hóa” ra
thành giới tự nhiên - tức “Tinh thần khách quan”. Như vậy giới tự nhiên chỉ là
một giai đoạn trong quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối, là sự “tha hóa” của
ý niệm, là “Hình thức tồn tại khác” của ý niệm. Hêghen giải thích: sở dĩ ý niệm
tuyệt đối tha hóa thành giới tự nhiên vì nó là một thực thể tinh thần, bản tính của
nó là ham hiểu biết, để hiểu biết về mình thì nó phải tha hóa ra thành một cái
khác mình nhưng vẫn là chính mình.
+ Con người được coi là sản phẩm, là giai đoạn phát triển cao nhất của ý
niệm tuyệt đối. Thông qua hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo thế giới của
con người để ý niệm tuyệt đối tự nhận thức chính mình. Như vậy quá trình nhận
thức của con người chẳng qua chỉ là quá trình tự nhận thức mình của ý niệm

tuyệt đối. Theo Hêghen, nhận thức khái niệm là dạng nhận thức cao nhất của con
người. Khái niệm được coi là bản chất tinh thần, là linh hồn của các sự vật: “Nếu
như gọi tri thức là khái niệm, còn bản chất hay chân lý - là tồn tại, tức sự vật, thì
vấn đề là xác định liệu khái niệm có phù hợp với sự vật hay không (giải thích:
khái niệm với tính cách là kết quả nhận thức?). Nếu chúng ta gọi bản chất (hay
tồn tại - tự nó) của sự vật là khái niệm và … sự vật là khái niệm như một sự vật
(giải thích: khái niệm có trước sự vật với tính cách là bản chất của sự vật) … thì
vấn đề là xác định liệu sự vật có phù hợp với khái niệm của mình không. Hiển
nhiên là hai cách hiểu trên đây là như nhau. Khi nào con người nhận thức đầy đủ
giới tự nhiên thì khi đó ý niệm tuyệt đối sẽ quay trở về với chính nó, đó chính tà
tinh thần tuyệt đối. Như vậy, điểm khởi đầu của sự phát triển là tinh thần, nhưng
đó là “Tinh thần thế giới” (phi cá nhân) và điểm kết thúc của sự phát triển cũng
là tinh thần, nhưng đó là “tinh thần tuyệt đối” tồn tại ở mỗi các nhân con người.
Nó biểu hiện dưới các hình thức nhận thức tôn giáo, nghệ thuật và triết học của
con người, trong đó triết học là hình thức cao nhất. Như vậy hệ thống triết học
của Hêghen là duy tâm khách quan và siêu hình. Duy tâm khách quan ở chỗ nó
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 6
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
thừa nhận tinh thần là có trước và quyết định; siêu hình ở chỗ nó thừa nhận sự
kết thúc của quá trình phát triển, cho rằng khi con người nhận thức hết về giới tự
nhiên thì nó không vận động, phát triển về thời gian mà chỉ vận động trong
không gian. Tương ứng với ba giai đoạn phát triển của ý niệm tuyệt đối hệ thống
triết học của Hêghen được phân ra thành ba học thuyết: Khoa học lôgích - triết
học tự nhiên - triết học tinh thần.
Quan niệm về bản chất của triết học và lịch sử triết học
Coi tinh thần tuyệt đối là thực thể và bản chất của toàn bộ thế giới, trong
đó con người và xã hội là giai đoạn phát triển cao nhất, Hêghen cho rằng có ba
hình thức thể hiện nó, đó là: nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Trong đó triết học
là hình thức biểu hiện cao nhất của tinh thần tuyệt đối.
Theo Ông, triết học là học thuyết về tinh thần tuyệt đối mà lịch sử nhân

loại (chủ yếu là lịch sử tư tưởng) là giai đoạn cao nhất của nó. Cho nên mỗi học
thuyết triết học là một giai đoạn phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại, thể hiện
tinh hoa tinh thần của thời đại, là thời đại thể hiện dưới dạng tư tưởng. Ông coi
triết học là “Khoa học của mọi khoa học”, cho nên nó đóng vai trò là nền tảng
của toàn bộ thế giới quan con người.
Lịch sử triết học cho chúng ta một bức tranh khái quát về toàn bộ tiến
trình phát triển của tư tưởng nhân loại. Đó không phải là sự sưu tầm các học
thuyết triết học, mà là là lịch sử phát triển của bản thân triết học theo những quy
luật tất yếu: “Lịch sử triết học chỉ ra, thứ nhất, tất cả các học thuyết triết học
tưởng như khác nhau đều thực chất chỉ là một triết học trên các giai đoạn phát
triển khác nhau của nó; thứ hai, những nguyên lý đặc thù, mà mỗi chúng là nền
tảng của một hệ thống nào đó, thực chất chỉ là những chi nhánh của cùng một
chỉnh thể. Học thuyết triết học cuối cùng, và do vậy cần phải chứa đựng các
nguyên lý của tất cả chúng, cho nên nó là học thuyết triết học phát triển nhất, cụ
thể nhất”. Như vậy, đối tượng của lịch sử triết học cũng chính là đối tượng của
bản thân triết học; sự thống nhất giữa chúng là sự thống nhất giữa lịch sử và
lôgích.
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 7
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
1.2.2. Triết học tự nhiên
Triết học tự nhiên là sự nghiên cứu lý luận về giới tự nhiên. Giới tự nhiên
được Hêghen hiểu là một hình thức tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối, nó nằm
trong quá trình phát triển thống nhất của ý niệm tuyệt đối cho nên không ngừng
vận động và phát triển.
Tiếp thu những thành tựu khoa học tự nhiên ông khẳng định sự tồn tại
nhiều cấp độ khác nhau của vật chất như cơ học, vật lý, hóa học, sự sống… với
những đặc điểm khác nhau về bản chất và vận động. Tuy triết học tự nhiên là
điểm yếu nhất trong hệ thống của Hêghen, nhưng ông cũng đã nêu được nhiều tư
tưởng biện chứng sâu sắc về nó, thấy được sự thống nhất giữa vật chất với vận
động, không gian với thời gian…

1.2.3. Quan điểm về xã hội của Hêghen
Tuy coi lịch sử nhân loại là lịch sử phát triển của đời sống tinh thần, là
hiện than của ý niệm tuyệt đối theo tinh thần duy tâm, nhưng Hêghen đã nêu
những tư tưởng biện chứng sâu sắc về sự phát triển xã hội.
Hêghen giải thích nguồn gốc nhà nước không phải từ khế ước xã hội, mà
từ mâu thuẫn xã hội. Ông không cho rằng con người sinh ra vốn đã bình đẳng,
mà ngược lại là bất bình đẳng. Do đó trong xã hội luôn có sự khác biệt về đẳng
cấp, của cải… vì vậy cần có nhà nước để điều hoà mâu thuẫn. Ông cho rằng nhà
nước tồn tại vĩnh viễn, ở mọi thời kỳ lịch sử. Nó là hiện thân của ý niệm tuyệt
đối, nhờ nó mà gia đình và xã hội công dân mới tồn tại được. xét về bản chất, nhà
nước không chỉ là cơ quan hành pháp, mà còn bao gồm tổng thể các quy chế, kỷ
cương, chuẩn mực và mọi lĩnh vực đạo đức, pháp quyền, chính trị, văn hóa…
Ông coi Nhà nước Quân chủ Phổ là đỉnh cao của sự phát triển xã hội, là “Nhà
nước quân chủ chân chính”, trong đó tất cả mọi người đều được tự do.
Ông đề cao vai trò của chiến tranh, cho rằng nó tồn tại vĩnh viễn mà nhờ
nó các dân tộc mới “Tránh khỏi sự thối nát”. Ông theo chủ nghĩa Sôvanh, đề cao
dân tộc Đức.
Hêghen coi lịch sử là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính chủ
quan. Một mặt, lịch sử là quá trình tất yếu, vận động theo quy luật khách quan,
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 8
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
theo xu thế thời đại. Nhưng mặt khác, lịch sử phải do các cá nhân, các dân tộc
thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của con người phải tuân thủ tính tất yếu, phải
phù hợp với xu thế của thời đại; vĩ nhân phải suy nghĩ và hành động theo những
gì là hợp thời.
Ông coi phát triển tự do của con người là chuẩn mực, ưu việt của thời đại
này so với thời đại khác, tuy nhiên lại hiểu tự do một cách duy tâm. Ông coi “Tự
do là hiểu và làm theo ý Chúa”; “Lịch sử toàn thế giới là lịch sử tiến bộ trong ý
thức tự do”; “ Tự do là cái tất yếu đã được nhận thức”.
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 9

GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
2. Những giá trị và hạn chế của phép biện chứng duy tâm Hêghen
2.1. Những giá trị của phép biện chứng duy tâm Hêghen
Hêghen là người đầu tiên xây dựng nên một phép biện chứng tự giác, có
hệ thống và tương đối toàn diện mà cốt lõi của nó là học thuyết về sự phát triển.
Tuy nhiên phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, là phép
biện chứng “lộn đầu xuống đất”. Các tư tưởng biện chứng được Hêghen trình bày
trong cả ba phần, nhưng tập trung nhất là trong “Khoa học lôgích”.
Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học lôgích
Nghiên cứu các học thuyết lôgích học trước đó Hêghen chỉ ra hạn chế của
chúng là: thứ nhất, tư duy với tính cách là đối tượng của lôgích học, mới chỉ
được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là tư duy chủ quan trong phạm vi ý thức cá nhân.
Thứ hai, việc xác định ranh giới giữa lôgích học với các khoa học khác về tư duy
như tâm lý học, nhân bản học là chưa rõ rang. Thứ ba, lôgích học trước đây chỉ
dựa trên những phạm trù bất động, không có sự lien hệ và chuyển hóa với nhau.
Hêghen cho rằng phải xây dựng một lôgích học mới. Tuy vẫn xác định
lôgích học là khoa học về tư duy, nhưng cần phải hiểu một cách biện chứng về tư
duy. Tư duy ở đây không phải là ý thức cá nhân, mà là tinh thần thuần túy (dưới
khía cạnh tôn giáo thì đó là Chúa). Như vậy, Hêghen phân biệt hai loại tư duy là:
thứ nhất, tư duy tự nó - tức ý niệm tuyệt đối, là nền tảng và bản chất của mọi tồn
tại; và tư duy cho nó - tức tư duy cá nhân con người. Tư duy con người là giai
đoạn cao nhất, trong đó ý niệm tuyệt đối có thể tự ý thức về mình, nên tư duy con
người phải hoạt động theo những quy luật khách quan chung của tư duy.
Giới tự nhiên cũng chỉ là hình thức biểu hiện khác của tư duy, là tư duy
khách quan vô thức. Chúng đồng nhất về nội dung, chỉ khác nhau về hình thức.
Như vậy, đối tượng của lôgích học là tư duy lôgích, nó là sự thống nhất giữa tư
tưởng và hiện thực, giữa tinh thần và vật chất, giữa chủ quan và khách quan. Cho
nên, “lôgích học vì vậy đồng nhất với siêu hình học – khoa học về các sự vật
được thể hiện trong tư tưởng”.
Cái gì hợp lý, thì hiện thực và cái gì hiện thực, thì hợp lý

Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 10
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
Đây là nguyên lý xuất phát của khoa học lôgích. Luận điểm này không chỉ
nhằm bảo vệ cho nhà nước quân chủ Phổ, mà chủ yếu là khẳng định rằng không
phải mọi cái đang tồn tại đều là hiện thực; cái hiện thực phải là cái tồn tại tất yếu:
“Tính hiện thực, trong sự phát triển của nó, tự biểu lộ ra là tính tất yếu”.
Ăngghen chỉ ra thực chất của luận điểm này là trong quá trình phát triển,
những gì trước đây là hiện thực thì nay trở thành không hiện thực, mất đi tính tất
yếu, mất quyền tồn tại và bị tiêu vong; những gì là hợp lý trong tư duy con
người, dù có mâu thuẫn với hiện thực bề ngoài cũng được quy định trở thành
hiện thực. Cho nên mệnh đề trên trở thành một mệnh đề khác: “Cái gì đang tồn
tại đều đáng tiêu vong”.
Theo nguyên lý trên của Hêghen, cần phải hiểu là: thứ nhất, các phạm trù
tư duy không phải là hình thức trống rỗng, chủ quan của tư duy mà còn là bản
chất của sự vật khách quan. Lênin nhận xét: “lôgích không phải là những hình
thức bên ngoài của tư duy, mà là học thuyết về những quy luật phát triển của “tất
thảy mọi sự vật vật chất, tự nhiên và tinh thần”, … tức là sự tổng kết, tổng số, kết
luận của lịch sử nhận thức thế giới”. Thứ hai, nó khẳng định sự thống nhất giữa
tư duy và tồn tại, tư tưởng và hiện thực như một quá trình phát triển biện chứng.
Cho nên, để thể hiện bản chất của tư duy các phạm trù, quy luật lôgích cũng phải
không ngừng vận động, phát triển, liên hệ và chuyển hóa lẫn nhau. Nhiệm vụ của
khoa học lôgích là phải đào thải những hình thức tư tưởng không thể hiện đúng
bản chất của tư duy sống động, trang bị phương pháp tư duy biện chứng để khám
phá chân lý.
Ba yếu tố của tư duy
Hêghen coi tư duy là một quá trình phát triển biện chứng, bao gồm ba yếu tố cơ
bản là: giác tính, biện chứng và tư biện.
- Giác tính: là yếu tố phù hợp với tư duy thông thường của mọi người. Tư
duy này còn mang nặng tính trực quan, nên xem xét sự vật trong trạng thái cứng
đờ, tách rời các mặt đối lập với nhau, không thấy được sự thống nhất giữa chúng.

Trình độ này của tư duy tương ứng với giai đoạn trước I.Cantơ.
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 11
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
- Yếu tố biện chứng: Hêghen hiểu phép biện chứng không phải là nghệ
thuật tranh luận, mà là học thuyết về sự phát triển của các khái niệm với tính
cách là bản chất tinh thần của mọi sự vật. Cho nên mọi sự vật vật chất và tinh
thần đều phát triển theo các quy luật biện chứng. Đó là quá trình thống nhất giữa
chất và lượng; là quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn và là sự phủ định
của phủ định. Như vậy, theo tinh thần phép biện chứng không có gì là đứng vững
nổi, không có gì là cố định, vĩnh viễn… Yếu tố này tương ứng với giai đoạn
I.Cantơ.
- Yếu tố tư biện: là sự thống nhất của hai yếu tố trên, đồng thời là kết quả
phát triển của chúng. Chỉ ở đây phép biện chứng mới đạt đến trạng thái chín
muồi, khi mà bản chất đích thực của mọi cái đều được biểu hiện ra là sự thống
nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Yếu tố này tương ứng với triết học của
Hêghen.
Theo Hêghen, sự phân chia các yếu tố như trên chỉ mang tính chất tương
đối về không gian và thời gian. Trong thực tế chúng liên hệ mật thiết với nhau
trong từng giai đoạn phát triển của sự vật và khái niệm. Mối khái niệm, phạm trù
lôgích học và toàn bộ triết học nói chung đều chứa đựng đầy đủ cả ba yếu tố trên.
Mỗi phạm trù lôgích học thể hiện một khía cạnh hay một giai đoạn nào đó trong
quá trình phát triển của tư duy.
Những nguyên lý cơ bản xác định điểm khởi đầu của khoa học lôgích
Quá trình nhận thức phải đi từ hiện tượng đến bản chất, từ cảm tính đến lý
tính, cuối cùng mới đi đến khái niệm. Tương ứng với quá trình này Hêghen chia
khoa học lôgích ra thành ba học thuyết: học thuyết về tồn tại, học thuyết về bản
chất, học thuyết về khái niệm. Để xây dựng khoa học lôgích cần xác định điểm
khởi đầu của nó. Hêghen đã chỉ ra những nguyên lý cơ bản xác định điểm khởi
đầu của khoa học lôgích, đồng thời cũng là điểm khởi đầu của nhận thức lý luận
nói chung.

- Một là, tính khách quan là nguyên lý hàng đầu, đòi hỏi các nhà nghiên
cứu phải xuất phát từ bản thân sự vật khách quan, phù hợp với từng sự vật chứ
không được tuỳ tiện, chủ quan.
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 12
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
- Hai là, nguyên lý đơn giản và trừu tượng. Điểm khởi đầu phải là cái đơn
giản nhất, chưa hoàn thiện nhất, trừu tượng nhất. Như vậy Hêghen là người đầu
tiên đề xuất nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể.
- Ba là, nó phải chứa đựng mâu thuẫn cơ bản của toàn bộ hệ thống – đó là
mâu thuẫn giữa tinh thần và vật chất. Mâu thuẫn được coi là nguồn gốc của sự
phát triển, có mặt ở mọi sự vật vật chất và tinh thần. Hêghen đã chỉ ra cơ chế
phát triển của mâu thuẫn thông qua phạm trù bản chất. Phạm trù bản chất được
hiểu như sau:
Giai đoạn 1. Đồng nhất, nhưng đồng thời cũng là sự khác nhau
Giai đoạn 2. Khác nhau bề ngoài
Giai đoạn 3. Khác nhau cơ bản
Giai đoạn 4. Sự đối lập
Giai đoạn 5. Mâu thuẫn
Giai đoạn 6. Cơ sở hay sự đồng nhất, nhưng ở trình độ cao hơn với
tính cách là sự phủ định của phủ định.
- Bốn là, Sự thống nhất giữa lịch sử và lôgích. Hêghen hiểu lôgích không
phải là sự khái quát lịch sử, mà ngược lại lịch sử chính là hiện than của lôgích.
Cho nên lôgích là có trước và quyết định đối với lịch sử (duy tâm).
Tóm lại, biện chứng của khái niệm nói riêng, của toàn bộ hiện thực vật
chất và tinh thần nói chung được hiểu là:
Thứ nhất, các khái niệm không chỉ khác nhau, mà còn làm trung giới cho
nhau, có liên hệ mật thiết với nhau.
Thứ hai: Mỗi khái niệm đều nằm trong quá trình phát triển, được thực
hiện theo ba quy luật phổ biến là lượng - chất, mâu thuẫn và phủ định của phủ
định.

2.2. Những hạn chế của phép biện chứng duy tâm Hêghen
+ Coi nhận thức chỉ là khám phá ra ý niệm tuyệt đối; thực tiển chỉ là hoạt
động tinh thần của chủ thể sáng tạo ra tư tưởng.
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 13
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
+ Phép biện chứng của Hêghen vừa là lý luận biện chứng về sự phát triển
của ý niệm vừa là phương pháp lý luận biện chứng nghiên cứu ý niệm, Heeghen
đã đoán được phép biện chứng của sự vật vì vậy nó là phép biện chứng duy tâm
+ Do bị giam hãm trong hệ thống duy tâm thần bí nên phép biện chứng
vừa có nội dung biện chứng tiến bộ, cách mạng, vạch ra thời đại, vừa có nội dung
phản khoa học, bảo thủ, tư biện nên nó chứa nhiều mâu thuẫn.
+ Phủ nhận sự phát triển trong giới tự nhiên và nhiều thành tựu khoa học
trong tự nhiên lúc bấy giờ nếu chúng không hợp với ý niệm tuyệt đối.
+ Coi nhà nước và văn minh Đức là đỉnh cao của ý niệm tuyệt đối trên
trần giang, là đích đến mà mọi dân tộc phải vươn tới.
+ Coi triết học của mình là đỉnh cao của tư duy triết học mọi thời đại – ý
niệm tuyệt đối đã khám phá ra chính mình từ cái không phải là mình để quay về
với mình do đó tại đây mọi sự phát triển đều chấm dứt.
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 14
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
KẾT LUẬN
Triết học cổ điển Đức mang lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến
trình lịch sử nhân loại, nó đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người. Khắc
phục triết học truyền thống phương Tây. Nó coi con người là chủ thể hoạt động
như là vấn đề nền tảng, xuất phát điểm của một vấn đề triết học.
Một trong những thành tựu to lớn của triết học cổ điển Đức là nó khẳng
định rằng tư duy và ý thức chỉ có thể phát triển trong chừng mực con người nhận
thức và cải tạo thế giới. Con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của toàn bộ
nền văn minh do chính mình tạo ra, nghiên cứu tiến trình lịch sử nhân loại cũng
như toàn bộ mối quan hệ con người - tự nhiên như một quá trình phát triển biện

chứng.
Tuy từ lập trường duy tâm, các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên
các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, lôgic biện chứng,
học thuyết về các quá trình phát triển, mà tìm tòi lớn nhất trong tất cả cá tìm tòi
của họ đó là phép biện chứng. Trong đó triết học của Hêghen là hệ thống phong
phú nhất. Hêghen đã tổng kết hầu như toàn bộ tư tưởng cũ ở Tây phương, trình
bày mọi chủ nghĩa với ý nghĩa lịch sử của nó, bộc lộ những mâu thuẫn nội bộ
xuất hiện trong tưtưởng ở mỗi giai đoạn, những mâu thuẫn ấy bắt phải thủ tiêu
hình thái cũ và tiến lênmột trình độ cao hơn. Tuy nhiên, Hêghen lại diễn tả quá
trình đó một cách trừu tượng trong phạm vi tinh thần, và xây dựng chủ nghĩa duy
tâm tuyệt đối. Quá trình diễn biến tư tưởng trong tinh thần được coi như là một
vận động hoàn toàn độc lập và tự túc, tách rời cơ sở thực tế khách quan, thậm chí
lại phủ định thực tế khách quan. Hệ thống biện chứng pháp theo lối duy tâm của
Hêghen đã được Mác thừa kế và phát triển thành phép biện chứng duy vật một
công cụ không thể thiếu trong lý luận và thực tiễn ngày nay.
Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 15
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Phú Ngọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Mưa (chủ biên) - Triết học phần 1 Đại cương về lịch sử Triết học -
(tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên
ngành triết học) - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - 2011.
2. Đồng Văn Quân – Lịch sử Triết học – Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học
Sư phạm – 2010.
3. Karl Popper (Đinh Tuấn Minh dịch)- Biện chứng là gì? – Trung tâm nghiên
cứu Kinh tế và Chính sách – Trường Đại học Kinh tế, Đại hoc Quốc gia Hà Nội –
2011.
4. Trần Đức Thảo – Lịch sử tư tưởng trước Mác – Nhà xuất bản Khoa học xã hội
– 1995
5. Friedrich Engels(1820-1895) Lút-Vích Phoi-Ơ-Bắc và sự cáo chung của triết
học cổ điển Đức ( />option=com_content&view=article&id=160:ludwid-feuerbach-va-s-cao-chung-

ca-trit-hc-c-in-c&catid=6:h-hinh-tam-thc-hc&Itemid=193)
5.
6. />Phép biện chứng duy tâm Hêghen và những giá trị, hạn chế của nó Trang 16

×