Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Một số giải pháp dẩy mạnh xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.57 KB, 101 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




VŨ ĐỨC QUẢNG



MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THÁI NGUYÊN




LuËn v¨n Th¹c sÜ kinh tÕ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế










Thái Nguyên, tháng 03 năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



VŨ ĐỨC QUẢNG



MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.10



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS: Nguyễn Thanh Đức








Thái Nguyên, tháng 03 năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chƣa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi
sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin,
tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.


TÁC GIẢ




Vũ Đức Quảng

























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Lời cảm ơn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp cao học tại
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, được sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của nhà trường, Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo, gia
đình và bạn bè. Tôi đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành đề tài của
mình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Đức đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá

trính tôi thực hiện đề tài.
2. Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.
3. Các thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành trường Đại học Kinh tế
Thái Nguyên.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy giáo, cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp, người thân cùng gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, Tháng 03 năm 2013

Tác giả





Vũ Đức Quảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu 3

4. Giới hạn của luận văn 3
4.1. Giới hạn phạm vi về thời gian nghiên cứu 3
4.2. Giới hạn phạm vi về nội dung nghiên cứu 3
5. Những đóng góp mới của Luận văn 3
6. Kết cấu của luận văn 3
Chƣơng 1 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 4
1.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu 4
1.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 4
1.1.1.1. Khái niệm 4
1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu 5
1.1.2. Một số lý thuyết liên quan đến xuất khẩu 10
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu 12
1.1.4. Tác dụng của việc thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 12
1.2. Một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu 13
1.2.1. Chính sách tỉ giá hối đoái 13
1.2.2. Chính sách xúc tiến xuất khẩu 13
1.2.3. Chính sách trợ cấp xuất khẩu 13
1.2.4. Chính sách tín dụng xuất khẩu
1.3. Khái quát về xuất khẩu chè 14
1.3.2. Khái quát về tình hình xuất khẩu chè của thế giới 14
1.3.2. Sản lƣợng 14
1.3.3. Xuất khẩu 15
1.3.4. Nhập khẩu chè của thế giới trong những năm gần đây 17
1.3.5. Giá cả 18
1.3.6.Triển vọng thị trƣờng 18
Chƣơng 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Cách tiếp cận 21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 21
2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin 21


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.4. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin 22
2.5. Phƣơng pháp phân tích thông tin 22
2.6. Phƣơng pháp ma trận SWOT 26
2.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 26
Chƣơng 3 - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THÁI NGUYÊN 28
3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên
(Battimex) 28
3.1.1. Quá trình thành lập công ty 28
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ 28
3.1.3. Quá trình phát triển của công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Thái Nguyên 30
3.1.4. Bộ máy quản lý công ty 34
3.2. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Battimex 37
3.2.1.Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của
Battimex 37
3.2.2. Quy mô và cơ cấu XNK 38
3.2.3. Tình hình kinh doanh xuất khẩu 39
3.2.4. Tình hình kinh doanh NK 41
3.2.5. Tình hình tài chính của công ty 42
3.3. Thực trạng xuất khẩu chè ở Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Thái Nguyên (Battimex) 42
3.3.1. Đặc điểm của hoạt động sản xuất và kinh doanh
mặt hàng chè 42
3.3.1.1. Đặc điểm sản xuất, kinh doanh 42
3.3.1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu chè 43
3.3.1.3. Những yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hoạt động

thúc đẩy xuất khẩu chè 44
3.3.2. Thế mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam 44
3.3.3. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên 47
3.3.3.1. Vị trí, vai trò của cây chè ở tỉnh Thái Nguyên 48
3.3.3.2. Tiềm năng thế mạnh về sản xuất cây chè 49
3.3.3.3. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè
tỉnh Thái Nguyên 50
3.3.4. Quá trình tổ chức và thu mua chè của Battimex 52
3.3.4.1. Công tác nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu chè của
công ty 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.3.4.2. Nghiên cứu nguồn chè xuất khẩu 53
3.3.4.3. Tổ chức thu mua chè xuất khẩu 56
3.3.5. Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu chè của công ty 60
3.3.6. Các mặt hàng chè xuất khẩu của công ty 62
3.3.7. Thực trạng thị trƣờng xuất khẩu chè của công ty 63
3.3.8. Giá cả chè xuất khẩu của công ty Công ty Cổ phần
XNK Thái Nguyên. 65
3.4. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu chè ở Công ty
CP Xuất nhập khẩu Thái Nguyên 66
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc thu mua và
xuất khẩu chè 66
3.4.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 67
3.4.2.1. Những vấn đề tồn tại 67
3.4.2.2. Nguyên nhân 67
Chƣơng 4 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 71
4.1. Triển vọng thị trƣờng chè thế giới 71

4.2. Phƣơng hƣớng phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu chè
của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên 73
4.2.1. Định hƣớng xuất khẩu chè đến năm 2015 của công ty
Cổ Phần Xuất nhập Khẩu Thái Nguyên 73
4.2.1.1. Thời cơ và thách thức 73
4.2.1.2. Định hƣớng phát triển trong thời gian tới 75
4.2.1.3 Mục tiêu của công ty 76
4.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè 76
4.3.1. Tổ chức tốt mạng lƣới thu mua chè xuất khẩu,
chuẩn bị chu đáo cho xuất khẩu 76
4.3.2. Đa dạng hoá mặt hàng và xác định mặt hàng chủ lực 77
4.3.3. Về công tác thị trƣờng 77
4.3.4. Về quản lý nâng cao chất lƣợng chè xuất khẩu 81
4.3.5. Các giải pháp khác 82
4.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu chè
của toàn ngành chè và của công ty cổ phần XNK Thái Nguyên 83
4.4.1. Về phía Nhà nƣớc 83
4.4.1.1. Chính sách cho vay vốn 83
4.4.1.2. Chính sách thuế 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.4.1.3. Điều chỉnh giá chè và quan hệ cung cầu trong nƣớc 84
4.4.1.4. Để khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu chè cần có những
biện pháp của Nhà nƣớc về đầu ra và đầu vào cho ngành chè Việt Nam 84
4.4.1.5. Cải thiện chính sách tỷ gía và hệ thống thông tin liên lạc 85
4.4.1.6. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chè 85
4.4.1.7. Cải cách thủ tục hành chính 86
4.4.2. Những giải pháp đối với cơ quan cấp trên 86
KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BATTIMEX : Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên
CP : Cổ phiếu
HĐQT : Hội đồng quản trị
NK : Nhập khẩu
NTXK : Ngoại tệ xuất khẩu
TNNTXK : Thu nhập ngoại tệ xuất khẩu
XK : Xuất khẩu
XNK : Xuất nhập khẩu
VITAS : Hiệp hội chè Việt Nam






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Trang
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè thế giới 14
Bảng 1.2: Sản lƣợng chè một số nƣớc chủ yếu trên thế giới 15
Bảng 1.3: Xuất khẩu chè thế giới những năm gần đây. 16
Bảng 1.4: Xuất khẩu chè một số nƣớc trên thế giới 16
Bảng 1.5: Nhập khẩu chè của một số nƣớc chủ yếu. 17
Bảng 1.6: Giá chè xuất khẩu của thế giới từ 2007- 2011. 18
Bảng 3.1. Giá trị kim ngạch XNK 2007 – 2011 38
Bảng 3.2. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty Từ năm 2007-2011 39
Bảng 3.3. Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty từ năm 2007-2011 41
Bảng 3.4. Tình hình tài chính của Công ty từ năm 2007-2011 41
Bảng 3.5. Danh sách các nƣớc mà ngành chè Việt Nam đã xuất khẩu sang44
Bảng 3.6. Lƣợng chè xuất khẩu đến một số nƣớc chủ yếu 47
Bảng 3.7. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới 48
Bảng 3.8. Kết quả canh tác chè ở một số tỉnh trong nƣớc năm 2010 54
Bảng 3.9. Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu Thái Nguyên 60
Bảng 3.10. Cơ cấu xuất khẩu chè của Battimex 62
Bảng 3.11. Lƣợng chè xuất khẩu của Battimex đến một số nƣớc chủ yếu 63
Bảng 3.12. Giá chè xuất khẩu của công ty Cổ phần XNK Thái Nguyên 65
Bảng 4.1. Mục tiêu kin ngạch xuất khẩu chè của Battimex 76



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

Trang


Hình 1.1: Thị trƣờng xuất khẩu chè thế giới năm 2011 19
Hình 3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Battimex 31
Hình 3.2. Tình hình xuất khẩu chè của công ty qua các năm 2007 - 2011 50


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thƣơng mại quan trọng
đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Đối
với một quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự
có ý nghĩa chiến lƣợc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền
đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Bởi vậy trong
chính sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nƣớc đã nhiều lần khẳng định "coi
xuất khẩu là hƣớng ƣu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó
là một trong ba chƣơng trình kinh tế lớn phải thực hiện.
Với đặc điểm là một nƣớc nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh
vực này, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu
quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Chè là một trong những mặt hàng Nông Sản đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng
biết đến về tính hấp dẫn khi sử dụng và tác dụng vốn có không chỉ ở Việt
Nam. Chè đã đƣợc nhiều nƣớc sử dụng rộng rãi và từ lâu nó trở thành một đồ
uống truyền thống. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu chè ngày càng cao
và khi đó sản xuất và xuất khẩu chè ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu.
Sau hơn 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc,
xuất khẩu chè đã đạt đƣợc những thành tích đáng khích lệ, khối lƣợng và kim

ngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nƣớc,
đứng thứ ba trong xuất khẩu hàng Nông Sản sau gạo và cà phê. Tuy nhiên
xuất khẩu chè của Việt Nam nói chung hiện nay đang gặp một số khó khăn
cũng nhƣ hạn chế (về khối lƣợng xuất khẩu, về thị trƣờng xuất khẩu, về giá
cả…), điều đó làm ảnh hƣởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu cũng nhƣ lợi
nhuận của nghành. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể đƣa ra các giải
pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè
của ngành hiện nay.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên là công ty nhà nƣớc
chiếm 51% số vốn, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại
mặt hàng nhƣ: Chè xanh, kim loại màu, xe máy honda, xuất khẩu lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Từ nhiều năm nay, công ty đã đạt đƣợc nhiều thành tích trong hoạt động xuất
khẩu chè. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chè của công ty vẫn còn
chƣa cao, nhiều tiềm năng để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chè
chƣa đƣợc khai thác triệt để. Thậm chí trong những năm gần đây, đặc biệt
trong các năm từ 2009 đến 2011, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008,
hoạt động xuất khẩu chè còn chững lại, làm mất cân đối cán cân thƣơng mại
và làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để
có thể phục hồi và nâng cao sản lƣợng xuất khẩu, trong điều kiện khó khăn
hiện nay? Đã 2 năm sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế
đã tăng trƣởng trở lại tuy nhiên suy thoái kinh tế vẫn có tác động không nhỏ,
một số bất ổn của nền kinh tế thế giới vẫn còn đó. Khủng hoảng nợ công
Châu âu chƣa có lối thoát rõ ràng, nền kinh tế Mỹ vẫn xuống dốc, nền kinh tế
Nhật Bản tiến gần đến suy thoái, kinh tế các nƣớc Châu Á đang trên đà phục
hồi khả quan nhƣng lại lâm vào lạm phát khá cao… Tất cả những nhân tố đó
đều gây khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu chè

nói riêng của công ty.
Với tất cả những lý do trên và từ những kiến thức đã đƣợc trang bị tại
trƣờng, từ những thực tiễn sinh động, với cƣơng vị là chuyên viên phòng xuất
nhập khẩu của công ty, em quyết định lựa chọn đề tài luận án thạc sĩ là : "Một
số giải pháp dẩy mạnh xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Thái Nguyên (Battimex)" với mong muốn có thể đề xuất đƣợc một số gợi ý
về giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu chè của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của công ty, thành công
và vấn đề tồn tại.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chè của Công ty
Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên (Battimex).
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thực tiễn của hoạt động xuất
khẩu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của BATTIMEX để tìm
ra điểm yếu, điểm mạnh và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp giúp BATTIMEX đẩy mạnh xuất khẩu chè
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu chè của BATTIMEX từ 2007-2011.
4. Giới hạn của luận văn
4.1. Giới hạn phạm vi về thời gian nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của
BATTIMEX từ 2007-2011.

4.2. Giới hạn phạm vi về nội dung nghiên cứu
BATTIMEX hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, XNK hàng
hoá, xuất khẩu lao động, dịch vụ Nhƣng để tập trung đi sâu nghiên cứu và
phù hợp với khuôn khổ cho phép, luận văn chỉ nghiên cứu một trong nhiều
lĩnh vực chủ yếu của BATTIMEX, đó là xuất khẩu chè.
5. Những đóng góp mới của Luận văn
Phân tích một số mặt còn tồn tại, yếu kém trong hoạt động xuất khẩu
chè của công ty.
Đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè
của BATTIMEX trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành 04 chƣơng và biểu bảng, sơ đồ.
Chƣơng 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Thái Nguyên (từ năm 2007 - 2011).
Chƣơng 4: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của Công ty

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên trong thời gian tới.

Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

1.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm

Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá dịch vụ cho một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ của
một quốc gia hoặc là đối với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất
khẩu là khai thác đƣợc lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao
động quốc tế, đó có thể là lợi thế tuyệt đối cũng nhƣ tƣơng đối. Do những
điều kiện khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực này nhƣng
lại yếu về những lĩnh vực khác. Để có thể khai thác đƣợc những lợi thế, giảm
thiểu bất lợi, tạo ra sự cân bằng trong quá trình phát triển, các quốc gia phải
tiến hành trao đổi với nhau, bán những sản phẩm mà mình sản xuất thuận lợi
và mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động
xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra giữa các nƣớc có lợi thế về lĩnh vực
này hay lĩnh vực khác. Một quốc gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài
nguyên thiên nhiên, nhân công, tiềm năng kinh tế… thông qua hoạt động xuất
khẩu cũng sẽ có điều kiện phát triển kinh tế nội địa. Nói cách khác một quốc
gia dù ở một tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác.
Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào sản xuất và
xuất khẩu mặt hàng có lợi thế tƣơng đối và nhập khẩu những mặt hàng không
có lợi thế tƣơng đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này làm cho mỗi
quốc gia khai thác đƣợc lợi thế tƣơng đối của mình một cách tốt nhất để tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
kiệm đƣợc những nguồn nhân lực nhƣ: vốn, lao động, tài nguyên thiên
nhiên…
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thƣơng
đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ
là hàng đổi hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã đƣợc thể hiện dƣới
nhiều hình thức khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện

kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tƣ liệu sản xuất, máy móc
thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm
mục đích đem lại lợi ích cho quốc gia tham gia.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về điều kiện
không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song
cũng có thể kéo dài đến hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ
hai quốc gia hay nhiều quốc gia.
1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu
* Đối với nền kinh tế thế giới
Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thƣơng. Xuất
khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất hàng hóa, phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng nhƣ trên toàn thế giới. Vì vậy trên quy mô
toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ đƣợc gia tăng.
* Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Ngày nay các quốc gia trên thế giới dù là nƣớc siêu cƣờng nhƣ Mỹ,
Nhật Bản hay là nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì việc xuất khẩu luôn
đóng vai trò quan trọng đối với tăng trƣởng GDP. Xuất khẩu đã có ý nghĩa
rất lớn đối với câu chuyện thành công của các nƣớc Đông Á trong những năm
1970-1980 cũng nhƣ đối với tốc độ sự tăng trƣởng thần kỳ của Trung Quốc
30 năm qua. Bài học thành công của các con rồng Châu á cũng nhƣ một số
nƣớc ASEAN đều cho thấy, xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc này. Đẩy mạnh xuất khẩu không những góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
phần quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, mà còn làm tăng nguồn ngoại
tệ cho đất nƣớc, cải thiện cán cân thƣơng mại và cán cân thanh toán, giải
quyết công ăn việc làm
Đẩy mạnh xuất khẩu đƣợc coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc để phát

triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nuớc.
Vai trò của xuất khẩu thể hiện trên các mặt sau:
a) Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cho công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc .
Công nghiệp hoá theo những bƣớc đi thích hợp là con đƣờng tất yếu để
khắc phục nghèo nàn và chậm phát triển ở nƣớc ta. Tuy nhiên sự tăng trƣởng
của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có bốn điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và
kỹ thuật. Trong thời kỳ hiện nay, hầu hết các nƣớc đang phát triển đều thiếu
vốn, kỹ thuật và thừa lao động. Để giải quyết đƣợc tình trạng này họ buộc
phải nhập khẩu từ bên ngoài những yếu tố mà trong nƣớc chƣa có khả năng
đáp ứng. Để công nghiệp hoá đất nƣớc trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải
có một số vốn rất lớn nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật tiên tiến. Thực
tiễn cho thấy nguồn vốn nhập khẩu một nƣớc (đặc biệt là nƣớc đang phát triển
nhƣ Việt Nam), có thể huy động từ các nguồn vốn chính sau:
 Đầu tƣ nƣớc ngoài, các hình thức liên doanh liên kết.
 Vay nợ, viện trợ, tài trợ.
 Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ.
 Xuất khẩu sức lao động .
Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vay nợ, viện trợ thì
không ai có thể phủ nhận đƣợc, song việc huy động vốn này không phải là dễ
dàng. Sử dụng các nguồn vốn này các nƣớc đi vay cần phải chấp nhận những
thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác thì cũng sẽ phải hoàn
lại vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Bởi vậy, nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi nƣớc có thể trông chờ vào
là nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu, quyết định đến quy mô và và tốc độ
tăng trƣởng của nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung .

b) Xuất khẩu đóng góp vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nƣớc kém
phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù
hợp với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế thế giới.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, xuất khẩu chỉ tiêu thụ những sản phẩm thừa so với nhu cầu nội
địa. Trong trƣờng hợp nền kinh tế lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ
bản còn chƣa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của nền sản
xuất thì xuất khẩu chỉ ở quy mô nhỏ bé và tăng trƣởng chậm chạp.
Hai là, coi thị trƣờng thế giới là hƣớng quan trọng để tổ chức sản xuất.
Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển, điều này thể hiện:
 Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.
Chẳng hạn, khi phát triển sản phẩm hàng may mặc xuất khẩu sẽ tạo cơ hội mở
rộng các ngành có liên quan nhƣ: bông, vải, sợi …
 Sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (dầu
thực vật, chè …) kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo
thiết bị.
 Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, góp
phần ổn định sản xuất.
 Xuất khẩu là phƣơng tiện quan trọng để tạo vốn, thu hút kỹ thuật
công nghệ mới từ các nƣớc phát triển nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nội địa,
tăng năng lực sản xuất trong nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
 Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của nƣớc ta sẽ tham gia cạnh tranh
trên thị trƣờng thế giới về giá cả và chất lƣợng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi

chúng ta phải tổ chức sản xuất, hình thức cơ cấu sản xuất thích nghi đƣợc với
thị trƣờng quốc tế.
Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cƣờng hiệu
quả sản xuất của từng quốc gia, khoa học công nghệ càng phát triển thì phân
công lao động càng sâu sắc. Ngày nay đã có những sản phẩm mà việc chế tạo
từng bộ phận đƣợc thực hiện ở các nƣớc khác nhau. Để hoàn thiện đƣợc sản
phẩm đó, ngƣời ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nƣớc này sang nƣớc
khác để lắp ráp.
c) Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng vì nó tạo điều kiện mở
rộng khả năng tiêu dùng của một nƣớc. Ngoại thƣơng cho phép một nƣớc có
thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lƣợng nhiều hơn giới hạn khả năng
sản xuất.
Đối với một đất nƣớc không nhất thiết sản xuất đủ hàng hoá mà mình
cần. Thông qua xuất khẩu, họ có thể tập trung vào sản xuất những mặt hàng
mà mình có lợi thế sau đó trao đổi những thứ mà mình cần.
d) Với đặc điểm đồng tiền thanh toán làm ngoại tệ đối với một hoặc cả
hai bên, xuất khẩu góp phần làm tăng ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt đối với
những nƣớc nghèo, đồng tiền có giá trị thấp thì đó là nhân tố tích cực tới cung
- cầu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nƣớc phát triển. Đồng
thời nó cũng là một nhân tố quyết định sự tăng trƣởng phát triển kinh tế.
Thực tế chứng minh những nƣớc phát triển là những nƣớc có nền ngoại
thƣơng mạnh và năng động.
e) Xuất khẩu có tác dụng tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống của nhân dân.
Ở nƣớc ta, tình trạng không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ
chiếm trên 20% lực lƣợng lao động, giải quyết việc làm cho dân chúng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

nhiệm vụ hết sức khó khăn. Kinh nghiệm thời kỳ vừa qua chỉ ra rằng sự phát
triển của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong nƣớc, nếu không có ngoại
thƣơng hỗ trợ đắc lực thì không thu hút đƣợc thêm nhiều lao động. Đƣa lao
động tham gia vào lao động quốc tế là lối thoát lớn nhất giải quyết nạn thất
nghiệp của nƣớc ta hiện nay. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút hàng
triệu lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ
để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của nhân
dân.
g) Xuất khẩu là cơ sở mở rộng, để thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại ở nƣớc ta.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ
thuộc lẫn nhau làm cho nền kinh tế nƣớc ta gắn chặt với phân công lao động
quốc tế. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại, có thể hoạt động xuất
khẩu xảy ra sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện thúc
đẩy các quan hệ đối ngoại phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng
xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tƣ, vận tải quốc tế… Đến lƣợt nó
chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu đƣợc coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc
để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nƣớc.
* Đối với một doanh nghiệp:
- Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nƣớc có cơ hội tham
gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới về giá cả và chất lƣợng.
Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất
phù hợp với thị trƣờng.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và
hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời có ngoại tệ để đầu tƣ lại
quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà còn về chiều sâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút đƣợc nhiều lao
động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng
tiêu dùng, vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu
đƣợc lợi nhuận.
- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan
hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nƣớc ngoài trên cơ sở lợi ích của cả
hai bên.
Nhƣ vậy, đứng trên bất kỳ góc độ nào ta cũng thấy sự thúc đẩy xuất
khẩu là rất quan trọng. Vì vậy thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết và mang tính
thực tiễn cao .
1.1.2. Một số lý thuyết liên quan đến xuất khẩu
+ Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith,
một quốc gia nên chuyên môn hoá vào những ngành mà họ có lợi thế tuyệt
đối, tức là sản xuất các loại hàng hoá, mà việc sản xuất này cho phép họ sản
xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn các nƣớc khác. Chẳng hạn nhƣ tài nguyên
nhiều và dễ khai thác, lao động dồi dào và giá rẻ, đất đai mầu mỡ cho sản
lƣợng nông nghiệp cao và và chi phí thấp. Cũng theo Adam Smith, trong
thƣơng mại quốc tế, sự trao đổi phải là ngang giá vì một bên nào bất lƣọi thì
họ sẽ từ chối ngay.
Tuy nhiên, học thuyết lợi thế tuyết đối của Adam Smith cũng chỉ giải
thích đƣợc một phần nào đó của lợi ích của xuất khẩu giữa các nƣớc. Học
thuyết của Adam Smith không cho phép giải thích hiện tƣợng: một nƣớc có
lợi thế tuyệt đối hơn hẳn các nuớc khác về một số sản phẩm, trong khi đó một
nƣớc lại hoàn toàn không có lợi thế tuyệt đối nào cả, thì chỗ đứng của họ là ở
đâu trong phân công lao động quốc tế? Và thƣơng mại quốc tế xảy ra nhƣ thế
nào với các nƣớc này? Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu
mấy thập kỷ vừa qua cho thấy hoạt động xuất khẩu chủ yếu diễn ra giữa các
quốc gia với nhau, mà các quốc gia này cũng không hoàn toàn có lợi thế tuyệt

đối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
+ Lý thuyết lợi thế so sánh
Lý thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học ngƣời Anh David Ricardo
đã khắc phục những nhƣợc điểm của Adam Smith. Theo quan điểm của David
Ricardo, một nƣớc có thể không có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn về một sản
phẩm, nhƣng lại có lợi thế tuyệt đối kém hơn một chút (lợi thế so sánh) về
một sản phẩm khác, khi đó nƣớc này vẫn có thể tham gia vào phân công lao
động và thƣơng mại quốc tế, vẫn có lợi khi tham gia vào hệ thống này. Ông
bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của thƣơng mại quốc tế do sự chênh lệch
giữa các quốc gia về chi phí cơ hội. "Chi phí cơ hội của một hàng hoá là một
số lƣợng các hàng hoá khác ngƣời ta phải bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh
thêm vào một đơn vị hàng hoá nào đó".
Ricardo đã chứng minh rằng: Mọi nƣớc đều có lợi thông qua phân công
lao động và thƣơng mại quốc tế, ông kêu gọi tự do mậu dịch quốc tế, phá bỏ
những trở ngại cho quá trình này.
Tuy nhiên, học thuyết của Ricardo vẫn tồn tại những hạn chế nhất định:
Các phân tích của Ricardo không tính đến cơ cấu tiêu dùng của một nƣớc; các
phân tích của Ricardo không đề cập đến chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm và
hàng rào bảo hộ ngày càng gia tăng, mà các yếu tố này ảnh hƣởng đến hiệu
quả của thƣơng mại quốc tế; lý thuyết của Ricardo không giải thích đƣợc
nguồn gốc phát sinh lợi thế của một nƣớc đối với một loại sản phẩm nào đó,
cho nên không giải thích đƣợc triệt để nguyên nhân sâu xa của quá trình
thƣơng mại quốc tế.
+ Học thuyết HECKCHER- OHLIN
Lý thuyết của hai nhà kinh tế học ngƣời Thụy Điển, lý thuyết
Hecksher- Ohlin đã khắc phục học thuyết của David Ricardo, bổ sung bằng

một mô hình mới. Học thuyết Hecksher- Ohlin phát biểu: Một nƣớc sẽ xuất
khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và
tƣơng đối sẵn của nƣớc đó và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra
chúng cần nhiều yếu tố đắt và tƣơng đối khan hiếm ở quốc gia đó. Hay nói
một cách khác một quốc gia tƣơng đối giàu lao động sẽ sản xuất hàng hoá sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều kỹ thuật và
vốn.
Về bản chất học thuyết Hecksher- Ohlin căn cứ vào sự khác biệt về sự
giá cả tƣơng đối của các yếu tố sản xuất, đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự
khác biệt về giá cả tƣơng đối của hàng hoá giữa các quốc gia, từ đó dẫn đến
lợi ích của hoạt động ngoại thƣơng. Sự khác biệt về giá cả tƣơng đối của các
yếu tố sản xuất và giá cả tƣơng đối của các hàng hoá là nguồn gốc thực sự của
hoạt động ngoại thƣơng.
Tóm lại: Thƣơng mại quốc tế mang lại lợi ích cho mọi quốc gia, dù là
nƣớc giàu hay nƣớc nghèo, nƣớc kém phát triển. Thậm chí, một quốc gia dù ở
trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc
khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu
những mặt hàng có lợi thế tƣơng đối và nhập khẩu những mặt hàng không có
lợi thế tƣơng đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này làm cho mỗi quốc
gia khai thác đƣợc lợi thế của mình một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm đƣợc
những nguồn lực nhƣ vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên… trong quá trình
sản xuất hàng hoá.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu
Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá nông
sản, trong đó nhóm những yếu tố cơ bản nhất bao gồm môi trƣờng tự nhiên và
sự phát triển của vùng nguyên liệu, chất lƣợng và đa dạng hoá mặt hàng xuất

khẩu, năng lực tổ chức sản xuất, chế biến và xuất khẩu, thị trƣờng tiêu thụ và
chính sách của nhà nƣớc về hoạt động xuất khẩu.
1.1.4. Tác dụng của việc thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp
Xuất khẩu làm tăng cƣờng sức cạnh tranh trong thƣơng mại của doanh
nghiệp, thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nƣớc có cơ hội tham gia
vào cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới về giá cả và chất lƣợng.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp nâng cao thị phần của mình và mở rộng
thị trƣờng, mở rộng các quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nƣớc
ngoài trên cơ sở lợi ích của cả hai bên.
Xuất khẩu có tác động thúc đẩy tái sản xuất và nâng cao hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
doanh nghiệp, xuất khẩu nằm trong lĩnh vực phân phối và lƣu thông hàng hoá
của quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận, trên
cơ sở phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Xuất khẩu thúc đẩy quá trình hội nhập và liên kết liên doanh trong nền
kinh tế mở của các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở
rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập, liên kết với các doanh nghiệp ở
các quốc gia khác để tạo khả năng mở rộng thị trƣờng tiêu thụ cho các doanh
nghiệp, góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển.
1.2. Một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu
1.2.1. Chính sách tỉ giá hối đoái
Khi đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ, sẽ có tác
động bất lợi cho nhập khẩu nhƣng lại có lợi cho xuất khẩu. Trong trƣờng hợp
này, giảm giá đồng nội tệ có tác động khuyến khích xuất khẩu vì cùng một
lƣợng ngoại tệ thu đƣợc do xuất khẩu có thể đổi đƣợc nhiều hơn đồng nội tệ,
hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

1.2.2. Chính sách xúc tiến xuất khẩu
Xúc tiến xuất khẩu đƣợc hiểu là những công cụ của chính sách nhằm
thúc đẩy trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động xuất khẩu ở cấp độ doanh
nghiệp, một ngành công nghiệp hay cấp độ quốc gia. Chung quy đó là một hệ
thống các chính sách quảng cáo đƣợc thiết kế để tăng xuất khẩu của một quốc
gia hay một công ty.
1.2.3. Chính sách trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu chính là những ƣu đãi mà Chính phủ một số nƣớc
dành cho các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Trợ cấp xuất khẩu bao gồm phạm vi rất rộng nhƣ: Chính phủ trực tiếp
cấp vốn, cho vay, góp cổ phần, đảm bảo tín dụng; Chính phủ bỏ qua hay
không thu các khoản thu mà doanh nghiệp phải nộp; Chính phủ cung cấp
hàng hoá hay dịch vụ nói chung hoặc thu mua hàng vào; Chính phủ đóng
góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc ra lệnh cho một cơ quan tƣ
nhân thực thi một hay nhiều công việc trên đây; hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
khi xuất khẩu…
Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp ngƣời xuất khẩu tăng vốn, hoặc
nguồn thu, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, do đó đẩy mạnh
đƣợc xuất khẩu.
1.2.4. Chính sách tín dụng xuất khẩu
Có ba hình thức là nhà nƣớc bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm tín
dụng và nhà nƣớc cấp tín dụng xuất khẩu. Thông qua chính sách tín dụng xuất
khẩu, nhà nƣớc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khả năng tiếp cận nguồn tín
dụng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU CHÈ
1.3.1. Khái quát về tình hình xuất khẩu chè của thế giới

Chè đƣợc sản xuất ở 28 nƣớc, nhƣng có tới hơn 100 nƣớc tiêu thụ chè.
Chè là một trong những loại đồ uống phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới. Từ
lâu chè đã trở thành cây công nghiệp chủ yếu của một số quốc gia.
Xét về mức phân bố diện tích trồng chè:
Châu Á có 12 nƣớc chiếm khoảng 90%, châu Phi (12 nƣớc) 8% và
Nam Mỹ 2% (4 nƣớc). Nhƣ vậy chè đƣợc sản xuất và xuất khẩu chủ yếu ở
châu Á. Do đó những thay đổi sản xuất và xuất khẩu chè của thế giới sẽ phụ
thuộc lớn vào tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của châu Á. Để có đƣợc
bức tranh về xuất khẩu chè trên thế giới, ta lần lƣợt xem xét các khía cạnh
sau:
1.3.2. Sản lƣợng
Mặc dù diện tích trong những năm gần đây có xu hƣớng giảm (giảm
0,4% năm), nhƣng nhờ có đầu tƣ vốn cũng nhƣ kỹ thuật để thâm canh tăng
nhanh năng suất thu hoạch (23% năm), nên đến năm 2010 sản lƣợng chè thế
giới lên tới 3,6 triệu tấn. Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng bình quân mỗi năm là
2% đây là một tốc độ tăng trƣởng khá với một cây công nghiệp dài ngày nhƣ
chè.

×