ĐỀ TÀI: CƠ CHẾ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT
NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Đặc thù của quá trình kinh doanh điện năng bao
gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng xảy ra đồng thời và ngay tức
khắc, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một khâu thương mại trung gian nào. Điện
năng được sản xuất ra khi đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện là ở bất kỳ thời
điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ (không để tồn đọng).
Thị trường điện lực (TTĐL) là việc hộ tiêu thụ cuối tiêu thụ điện năng từ các nhà máy sản
xuất điện thông qua hệ thống truyền tải điện (được xem như độc quyền tự nhiên) hình thành nên
thị trường điện bán buôn giữa các nhà máy điện và thị trường điện bán lẻ cho các hộ tiêu thụ điện
năng.
Ngành điện Việt Nam hiện đang nằm trong xu thế đa dạng hoá các thành phần kinh tế
tham gia hoạt động điện lực cùng với nhu cầu về liên kết và hội nhập khu vực. Phương thức quản
lý độc quyền nhà nước của hoạt động sản xuất kinh doanh điện hiện nay còn nhiều bất cập. Việc
nghiên cứu đưa ra mô hình quản lý thị trường điện lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong đầu
tư, phát triển, quản lý và vận hành hệ thống điện, đồng thời xem xét vấn đề giá điện và chất
lượng dịch vụ điện cũng như huy động các nguồn tài chính mới cho nhu cầu phát triển điện lực là
rất cần thiết và phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
2.1. Cơ cấu tiêu thụ điện tại Việt Nam
Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước, việc tiêu thụ điện tại Việt Nam gia
tăng qua các năm và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp.Theo đó, công nghiệp là ngành
chiếm tỉ trọng tiêu thụ điện năng nhiều nhất với tốc độ tăng từ 47.4% lên đến 52% tổng sản lượng
tiêu thụ điện tương ứng trong năm 2006 và 2010. Tiêu thụ điện hộ gia đình chiếm tỉ trọng lớn thứ
hai nhưng có xu hướng giảm nhẹ do tốc độ công nghiệp hoá nhanh của Việt Nam, từ 42.9% năm
2006 thành 38.2% năm 2010. Phần còn lại dịch vụ, nông nghiệp và các ngành khác chiếm khoảng
10% tổng sản lượng tiêu thụ điện năng.
Bảng 1. Tiêu thụ điện theo ngành trong khoảng thời gian 2006-2010(Nguồn: Tổng sơ đồ VII)
STT Danh mục
2005
(%)
2006
(%)
2007
(%)
2008
(%)
2009
(%)
1 Nông nghiệp 1.3 1.1 1.0 1.0 0.9
2 Công nghiệp 45.8 47.4 50 50.7 50.6
3
Dịch vụ (Thương mại, khách sạn
và nhà hàng)
4.9 4.8 4.8 4.8 4.6
4 Quản lý và tiêu dung dân cư 43.9 42.9 40.6 40.1 40.1
5 Khác 4.1 3.8 3.7 3.5 3.7
Trong tương lai, theo Tổng sơ đồ phát triển điện quốc gia (Tổng sơ đồ VII), nhu cầu điện
của Việt Nam tiếp tục tăng từ 14-16%/năm trong thời kỳ 2011-2015 và sau đó giảm dần xuống
11.15%/năm trong thời kỳ 2016-2020 và 7.4-8.4%/năm cho giai đoạn 2021-2030.
2.2. Sản xuất điện
Về nguồn điện: Hiện tại, tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện bao gồm thủy điện,
nhiệt điện, tuabin khí, diesel là 8.749 MW với công suất khả dụng 8.454 MW tập trung chủ yếu
vào các nhà máy thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), các nhà máy điện độc lập chỉ
chiếm khoảng từ 3-5% tổng công suất.
Về lưới điện: EVN đã tập trung nhiều vào việc cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện truyền
tải, lưới điện phân phối bằng rất nhiều nguồn vốn khác nhau, đặc biệt là các nguồn vốn vay từ các
tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), SIDA
(Thuỵ Điển),… Hiện tại lưới điện truyền tải cao áp toàn quốc bao gồm (1531 km đường dây,
2700 Trạm biến áp (TBA) 500KV; 3839 km đường dây, 8474 TBA 220KV; 7703 km đường dây,
11004 TBA 110KV) do 4 Công ty Truyền tải điện quản lý vận hành. Tuy nhiên, mặt kỹ thuật thì
tính liên kết của hệ thống lưới điện truyền tải chưa cao, khi một phần tử bị sự cố sẽ ảnh hưởng
Phát điện
Bán buôn/Truyền tải
Công ty phân phối
Khách hàng
Phát điện
Bán buôn/Truyền tải
Công ty phân phối
Khách hàng
Mua bán giữa các công ty
chung tới toàn bộ hệ thống lưới điện. Đối với lưới điện phân phối, do 7 công ty điện lực trực
thuộc EVN quản lý trực tiếp bán điện đến các hộ phụ tải.
2.3. Thị trường điện Việt Nam
Cho đến năm 2010 thị trường điện tại Việt nam vẫn ở dạng độc quyền với Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN), một công ty nhà nước, nắm giữ hơn 71% tổng lượng điện sản xuất, nắm
toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện.
Hiện nay các bên tham gia vào thị trường phát điện tại Việt Nam là các công ty Nhà nước
như Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Viêt Nam (PVN), Tập đoàn Than và
Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) và các nhà sản xuất điện độc lập (IPPs) và dự án BOT
nước ngoài. Các công ty Nhà nước chiếm thị phần rất lớn trong sản xuất điện. Ví dụ vào cuối
năm 2009, tổng công suất lắp đặt các nguồn điện tại Việt Nam là 17.521MW trong số đó nguồn
điện thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 53%, của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam (PVN) là 10% và VINACOMIN là 3.7%. Các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) và dự án
BOT nước ngoài chiếm 10.4% tổng công suất lắp đặt của năm 2009.
2.4. Cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động của ngành điện lực
2.4.1. Các mô hình tổ chức kinh doanh điện năng trên thế giới
Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý, kết hợp với sự phát triển của
một số học thuyết kinh tế mới đã tạo điều kiện để nhiều công ty điện lực nghiên cứu xây dựng,
phát triển các mô hình kinh doanh mới thay thế cho mô hình truyền thống trước đây, như mô
hình truyền tải hộ, mô hình thị trường phát điện cạnh tranh, mô hình TTĐ cạnh tranh bán buôn và
bán lẻ, Tuy nhiên, nhìn từ góc độ cạnh tranh của thị trường có thể phân chia thành bốn loại mô
hình thị trường điện cơ bản đang được áp dụng tại các nước trên thế giới hiện nay như sau:
1. Mô hình Thị trường điện độc quyền: Là mô hình chỉ có một công ty nắm giữ toàn bộ các khâu
của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng từ sản xuất, truyền tải đến phân phối cho khách hàng
tiêu thụ.
a)Ngành dọc (b) Phân phối bán lẻ riêng
Hình 1. Mô hình hị trường điện độc quyền
IPP
Đại lý mua buôn
IPP IPP
Công ty phân phối
Công ty phân phối Công ty phân phối
Khách hàng
Khách hàng Khách hàng
IPP
Đại lý mua buôn
IPP IPP
IPP
IPP IPP
Đại lý mua buôn
CT PP
CT PP CT PP
CT PP
CT PP CT PP
KH
KH KH
KH
KH KH
IPP
IPP IPP
IPP
IPP IPP
Bán lẻ
CT PP
CT PP
CT PP
CT PP Bán lẻ
KH
KH KH
KH
KH KH
Lưới truyền tải,
thị trường bán buôn
Lưới phân phối,
thị trường bán lẻ
2. Mô hình thị trường điện cạnh tranh phát điện nhưng chỉ có một đại lý mua buôn: Là mô hình
chỉ có một người mua duy nhất từ nhiều nhà máy phát điện. Toàn bộ điện năng sản xuất ra phải
bán cho đại lý mua buôn và đại lý này thực hiên chức năng phân phối độc quyền cho khách hàng
tiêu thụ.
Hình 2. Mô hình Thị trường điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn
3. Mô hình thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn: Là mô hình mà các công ty
phân phối có thể mua điện từ nhiều công ty bán buôn khác nhau tuy nhiên vẫn độc quyền trong
khâu phân phối cho các khách hàng dùng điện.
Hình 3. Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn
IPP: Nhà máy điện độc lập CT PP: Công ty phân phối KH: Khách hàng
4. Mô hình thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn: Là mô hình mà ở đó tất cả các khách hàng đều
có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện chứ không bắt buộc phải mua qua các nhà phân phối độc
quyền. Giá cả ở đây hoàn toàn được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu điện năng.
Hình 4. Mô hình Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
2.4.2. Mô hình tổ chức kinh doanh điện năng ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, mô hình quản ngành điện lực hiện nay đang dựa vào mô hình độc quyền.
Sơ đồ 1: Mô hình quản lý thị trường điện lực Việt Nam hiện nay
2.5. Quản lý của Nhà nước đối với ngành điện
Năm 2005, Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN ra đời chịu toàn bộ trách nhiệm sản xuất và
phân phối điện là bước tiến quan trọng trong việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh điện.
Theo đó Nhà nước dần tách khỏi chức năng điều hành sản xuất kinh doanh, tạo quyền tự chủ cho
doanh nghiệp. Cùng với Hiến pháp sửa đổi năm 2001, trong giai đoạn cải tổ nền kinh tế, Nhà
nước đã ban hành nhiều bộ luật, pháp lệnh, nghị định, quy chế để quản lý và điều hành hiệu quả
hơn các hoạt động của ngành điện, tạo hành lang pháp lý đồng bộ để quản lý các hoạt động trong
ngành điện theo luật pháp, tách bạch rõ ràng chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý,
điều hành sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành điện. Việc
quản lý ngành điện đang dần tập trung vào: xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể; ra các văn
bản pháp quy; thực hiện giám sát điện năng và thanh tra an toàn.
Thủ tướng chính phủ quy định giá bán lẻ điện trên toàn quốc và quy định mức bù chênh
lệch cho EVN khi tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích.
Trong ngành điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là doanh nghiệp đặc biệt quan
trọng của Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong việc đảm bảo cung cấp điện năng cho
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khoảng 90% công suất lắp đặt (công suất lắp đặt là công
suất mà máy phát có thể phát đươc - công suất danh nghĩa, còn công suất phát điện là công suất
thực tế và bằng 70-80% công suất lắp đặt ) của các nhà máy điện thuộc sở hữu của EVN. Với chủ
trương đa dạng hoá đầu tư , khoảng 10% còn lại thuộc một só doanh nghiệp ngoài EVN (tư nhân
nước ngoài, công ty nhà nước…) đã đầu tư vào sản xuất điện dưới các hình thức IPP, BOT.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN hiện nay dựa trên kế hoạch và các chỉ tiêu
giao của EVN cho các đơn vị thành viên và hạch toán nội bộ. Đối với các đơn vị sản xuất điện
ngoài EVN, EVN đứng ra ký hợp đồng mua điện ngắn hạn, dài hạn với các Công ty BOT (công
ty xây dựng chuyển giao kinh doanh), công ty IPP (công ty phát điện độc lập), công ty cổ phần và
giao kế hoạch phát điện cho các nhà máy của EVN. Giá mua điện của Công ty BOT, IPP, Cổ
phần do EVN thoả thuận với các công ty này nhưng có sự điều tiết của một số cơ quan quản lý
nhà nước.
Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (Ao) có trách nhiệm bố trí phương thức phát
điện theo hợp đồng ký với Công ty BOT, IPP , Cổ phần và kế hoạch đã giao. Trường hợp không
huy động công suất, điện năng của các Công ty BOT, IPP, Cổ phần, EVN vẫn phải trả tiền theo
hợp đồng đã cam kết với các Công ty.
Các Công ty Điện lực miền và thành phố lớn mua điện từ hệ thống lưới điện truyền tải
theo giá bán nội bộ do HĐQT của EVN phê duyệt hàng năm để bán lại cho khách hàng sử dụng
điện. Các Công ty truyền tải có trách nhiệm tải điện cho các Công ty Điện lực, không tham gia
kinh doanh điện.
Như vậy, với cơ cấu tổ chức và điều hành như trên và mặc dù đã có nhiều cải tiến, thị
trường điện hiện tại thực chất là thị trường độc quyền một người bán với sự điều tiết đồng thời
của nhiều cơ quan nhà nước. Mô hình quản lý sản xuất kinh doanh của EVN vẫn đang thực hiện
theo mô hình Nhà nước độc quyền quản lý tất cả các khâu của quá trình: Sản xuất - Truyền tải -
Phân phối điện năng. Mô hình này đã dẫn đến nhiều hạn chế về quản lý cũng như hiệu quả đầu
tư, không thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh điện năng. Giá bán điện cho từng loại khách
hàng được tính trên cơ sở chi phí cận biên dài hạn và do Chính phủ quy định áp dụng thống nhất
trong cả nước. Giá bán điện vẫn còn mang nặng tính “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng. Hoạt
động kinh doanh điện năng hiện nay vẫn chưa tách bạch rõ ràng chức năng kinh doanh và hoạt
động công ích của các công ty phân phối điện.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÀNH ĐIỆN LỰC NHỮNG NĂM QUA
2.1. Những kết quả đạt được
Sự hình thành Tổng Công ty Ðiện lực Việt Nam vào 27 tháng 1 năm 1995 để thống nhất
quản lý toàn ngành trên phạm vi cả nước, nhằm huy động tối ưu mọi nguồn lực của cả ba miền
trong việc xây dựng và phát triển ngànhđiện cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Với chính sách mở cửa của Ðảng và Nhà nước, một loạt các công trình đã được xây dựng
trong thời gian qua với nguồn vốn của các tổ chức quốc tế và trong nước. Năm 2001, tổng sản
lượng điện năng sản xuất và mua ngoài là 30.608kWh. Chiến lược giai đoạn 2010 - 2020 của
ngành điện là sản xuất và nhập khẩu tổng cộng 194-210 tỉ kWh đến năm 2015, 330-362 tỉ kWh
năm 2020, và 695-834 tỉ kWh năm 2030, đáp ứng được cơ bản nhu cầu điện năng cần thiết cho
sự phát triển kinh tế của đất nước và sinh hoạt của nhân dân.
Năm 2011 - năm đầu tiên triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
(2011-2015), vì thế, nhiều chính sách phát triển ngành điện được ban hành. Đó là những quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường; quy hoạch phát
triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020. Và ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện
gió, năng lượng sạch; nghiên cứu, sửa đổi Luật Điện lực; khởi động thị trường phát điện cạnh
tranh thí điểm. Năm 2011 cũng là năm đã có những quy định cụ thể về cơ chế hỗ trợ giá điện cho
hộ nghèo, các hộ thu nhập thấp. Theo đó, người nghèo được trợ cấp thẳng luôn là 30.000 đồng
một tháng tiền điện và nhận trợ cấp đó từ nguồn ngân sách. Những hộ thu nhập thấp ngoài diện
hộ nghèo cũng được nhận trợ giá trong 50 số đầu tiên, với mức giá chỉ bằng 80% giá điện.
Trong năm 2011, ngành điện thu hút khoảng 4,9 tỷ USD vốn nước ngoài để đẩy nhanh
tiến độ các nhà máy điện, đưa thêm gần 2.000 MW điện vào vận hành, góp phần bảo đảm đủ điện
trong năm 2011 và những năm tới. Hoàn thành tiến độ tổ máy số 4 nhà máy thủy điện Sơn La và
đưa điện lên lưới vào cuối năm 2011.
Nhiệm vụ của ngành điện trong năm 2012 là bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất và
đời sống của nhân dân; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư theo Quy hoạch điện VII đã được phê duyệt;
thực hiện tái cơ cấu ngành; thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh để tháng 7.2012 đưa vào vận
hành chính thức… Đối với giá điện thì, tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá bán theo tinh thần giá thị
trường. Lộ trình này sẽ được vận hành hợp lý và tính đến những thời điểm nhạy cảm để vừa thực
hiện được yêu cầu đặt ra đối với ngành trong tiến tới cân bằng tài chính, vừa góp phần thực hiện
được những mục tiêu về kinh tế vĩ mô chống lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.
2.1. Những hạn chế tồn tại
Tuy ngành điện lực đã có những đóng góp tối quan trọng vào nền kinh tế và một năm
2011 nhiều thành công, song không thể phủ nhận rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý
nhà nước ngành điện lực hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại.
Việc thiếu hụt nguồn cung ứng điện là một nan giải của ngành điện hiện nay, nhất là trong
mùa khô, lượng thiếu điện nhiều dẫn đến phải cắt điện đã làm các doanh nghiệp sử dụng sản
lượng điện lớn gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp và người dân đã quen với tình trạng cắt
điện triền miên, không được báo trước của ngành điện. Thiệt hại về kinh tế là vô cùng lớn, nhiều
doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, lỡ hẹn các đơn hàng. Đại diện Công ty Giày Thái Bình cho
biết, việc cắt điện một cách tắc trách của ngành điện khiến Công ty không những vỡ kế hoạch sản
xuất, mà còn tổn hại rất lớn đến kinh tế. Đại diện Tổng công ty Thép cho biết, luyện thép phải
duy trì thời gian liên tục 24/24 giờ, nếu giữa chừng mà bị cắt điện, thì không những hư mẻ thép,
mà còn có khả năng xảy ra những sự cố kỹ thuật không lường. Ví dụ như trường hợp của những
người trồng thanh long ở Bình Thuận cũng lao đao vì lịch cắt điện triền miên khiến thanh long
đậu hoa kém, gây tổn thất nặng nề.
Không thể phủ nhận, thiếu điện là do hệ thống điện đang thiếu nguồn phát. Vì vậy, để ổn
định nguồn điện, chúng ta đã phải nhập điện từ Trung Quốc. Không chỉ năm 2011 mà từ nhiều
năm trước, việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng điện
của các tỉnh phía Bắc. Việc cơ sở hạ tầng không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế dẫn tới
việc thiếu hụt điện cung ứng trong nội địa và EVN phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc ngày càng
tăng.
Ở nước ta đã từ nhiều năm nay, Cơ chế mà các cơ quan quản lý nhà nước tạo ra
cho ngành điện là độc quyền trên thị trường bán buôn, bán lẻ và đường dây truyền tải. Do đó rất
nhiều nhà đầu tư, nhà sản xuất điện gặp nhiều mắc mớ với EVN trong khâu mua bán điện, bởi
EVN bao giờ cũng mua giá thấp hơn giá bán. Trong khi người bán bao giờ cũng muốn bán giá
cao. Từ đó sinh ra mâu thuẫn và họ cho rằng EVN cậy thế độc quyền ép giá Ví dụ như là những
“mắc mớ” giữa tập đoàn dầu khí với EVN, than khoáng sản với EVN Mới đây nhất là cuộc
tranh cãi giữa EVN và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về giá bán điện của nhà
máy nhiệt điện Sơn Động do TKV làm chủ đầu tư. Tháng 11/2007, TKV đã chào bán mức giá
720 đồng/kWh, nhưng EVN thì chỉ đồng ý mua với giá 678,4 đồng/kWh. Tới tháng 1/2008, TKV
tính toán lại, giảm 10 đồng xuống còn 710 đồng/kWh. Tuy nhiên, phía EVN vẫn chưa chấp
thuận. Theo Tổng Giám đốc TKV, mức giá trên đã được Tập đoàn tính toán trên cơ sở giảm tối
đa chi phí đầu vào, đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án. Còn theo tính toán của EVN, nếu chấp
nhận mua giá trên, cộng chi phí truyền tải, phân phối và tổn thất điện năng khoảng 295 đồng/kwh
thì tổng chi phí giá điện đến người tiêu dùng sẽ là 1.015 đồng/kWh. Với sản lượng điện mua từ
nhà máy Sơn Động vào khoảng 1,2 tỷ kWh/năm, thì mỗi năm EVN sẽ phải bù lỗ khoảng 144,2 –
173 tỷ đồng. Do vậy, 2 Tập đoàn này đã phải nhờ đến Bộ Công Thương làm trọng tài giải quyết
vấn đề. Tình trạng đàm phán không có hồi kết này đã và đang diễn ra ở nhiều dự án khác, gây
ảnh hưởng tới tình hình hoạt động chung của ngành.
Để giải bài toán phức tạp hiện nay của ngành điện, phá bỏ cơ chế độc quyền, con đường
duy nhất là tái cấu trúc thị trường điện, thiết lập một thị trường điện theo cơ chế cạnh tranh lành
mạnh và minh bạch.
Hiện nay giá bán điện của EVN trung bình 0,052 USD/kWh là mức rất thấp. Bởi theo
EVN, mức chi phí biên dài hạn đảm bảo có lãi và tích lũy cho đầu tư phát triển phải là 0,075
USD/kWh. Vì lý do này trong thời gian trước mắt EVN không thể trông đợi vào nguồn tích lũy
từ lợi nhuận để đầu tư cho các công trình theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn
2006 - 2015 có xét đến 2025 ( quy hoạch điện VI) mà chủ yếu dựa vào vốn vay từ ngân sách Nhà
nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của EVN thì tập đoàn này đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc
đàm phán vay vốn cả trong và ngoài nước do khó có khả năng trả nợ vì hiệu quả dự án không
cao, giá điện thấp. Cơ chế giá bất hợp lý hiện nay cũng là trở ngại lớn trong việc thu hút vốn đầu
tư nước ngoài cho phát triển ngành điện. Trong 10 năm 1998 - 2008, không có nhà đầu tư nước
ngoài nào bỏ vốn đầu tư vào ngành điện. Với giai đoạn 2006 – 2015, theo quy hoạch điện VI sẽ
có 54 dự án nguồn điện do chủ đầu tư ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện dưới
hình thức IPP/BOT. Tuy nhiên cho đến nay mới có 6 dự án hoàn thành, công suất 2.059 MW,
đạt 5,6 % kế hoạch. 9 dự án lớn với tổng công suất 15.275 MW thậm chí chưa có chủ đầu tư.
Việc thiếu vốn đầu tư có thể dẫn tới chậm tiến độ trong phát triển nguồn điện và lưới điện trong
những năm còn lại của quy hoạch điện VI. Nhưng ngoài lý do này, vấn đề cốt lõi còn lại là thủ
tục hành chính và năng lực của chủ đầu tư cần được xem xét kỹ và có giải pháp hiệu quả
hơn. Điều đáng nói là việc chậm tiến độ dẫn tới thiếu điện đã được lường trước nhưng dường như
ngành chức năng vẫn chưa có giải pháp nào mang tính đột phá. Tổng vốn đầu tư cho điện thường
lớn nhất trong các ngành kinh tế, chậm tiến độ công trình là sự lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư.
Bất cập tiếp theo được chỉ ra là nguyên tắc bù chéo của giá bán điện khiến EVN khó tách
lợi nhuận kinh doanh và phần thực hiện nhiệm vụ công ích. Đây là một trong những lý do dẫn
đến chậm trễ trong cổ phần hóa. Đến nay mới có 9/33 đơn vị thành viên của EVN hoàn thành cổ
phần hóa. Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng đầu tư cho các công trình theo quy hoạch điện VI
từ nguồn phát hành cổ phiếu.
Từ nhận định giá điện thấp là “điểm chốt” ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của
ngành điện, Ủy ban Kinh tế kiến nghị việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường cần được
thực hiện theo tiến độ đã được xác định, bảo đảm nhà đầu tư, kinh doanh điện bù đắp được chi
phí và có lãi hợp lý.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
3.1. Phát triển mô hình quản lý điện mới
Theo Chiến lược phát triển chung của ngành điện trong giai đoạn tiếp theo: Phát triển
đồng bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại. Phát triển thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện
khí, điện nguyên tử , kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực. Tổng công
ty Điện lực Việt Nam chỉ đầu tư những công trình phát điện có công suất từ 100 MW trở lên, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp khác đầu tư các công trình có công suất nhỏ hơn. Phát triển
nhanh, đồng bộ, hiện đại hệ thống truyền tải, phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn cung
cấp điện và giảm tổn thất điện năng.
Đối với thị trường điện: Từng bước hình thành thị trường điện trong nước, trong đó Nhà
nước giữ độc quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện. Trước
mắt, hình thành thị trường mua bán điện trong nội bộ Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Nghiên
cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện độc
lập.
Qua tham khảo một số mô hình quản lý kinh doanh điện năng của các nước trên thế giới
gắn liền với việc xem xét thực trạng mô hình quản lý độc quyền nhà nước cũng như hoạt động
sản xuất kinh doanh ngành Điện Việt Nam. Với những định hướng phát triển của ngành Điện
trong thời gian tới cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý phù hợp nhằm đáp ứng được yêu
cầu phát triển thị trường điện lực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có thể xem xét biến
động của từng đối tượng tham gia vào thị trường điện trong giai đoạn 2005-2010 để xây dựng mô
hình hợp lý, cụ thể như sau:
- Đối với EVN: do đặc thù của ngành điện Việt Nam trong điều kiện hiện nay là mức cung khó
có thể đáp ứng được cầu điện năng trong giai đoạn này. EVN cần chủ động điều tiết các nguồn
phát đảm bảo cân bằng hệ thống, do vậy có thể trở thành người mua duy nhất của các nhà máy
điện.
- Đối với các nhà máy điện: từng bước thực hiện cổ phần hoá các nhà máy điện, chuyển các nhà
máy điện thuộc EVN thành các nhà máy điện độc lập. Các nhà máy điện chỉ bán điện trực tiếp
cho EVN thông qua chào giá cạnh tranh. Tuy nhiên trong điều kiện phát triển hơn của hệ thống
lưới điện, các khách hàng lớn cũng có thể mua trực tiếp từ các nhà máy điện.
- Đối với các công ty truyền tải: với bản chất là độc quyền tự nhiên, do vậy Nhà nước vẫn nắm
giữ thực hiện các hoạt động truyền tải điện từ người mua duy nhất (EVN) đến các công ty điện
lực.
- Đối với các công ty phân phối điện năng: thực hiện chuyển đổi trở thành đơn vị độc lập với
EVN dưới hình thức Công ty mẹ - Công ty con. Do việc chuyển đổi thị trường điện thực tế không
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các công ty phân phối điện do vậy vẫn giữ nguyên chức năng
kinh doanh là độc quyền phân phối điện năng cho khách hàng.
- Do cần đảm bảo tính phù hợp của một số hoạt động độc quyền trong mô hình như: EVN độc
quyền mua điện từ các nhà máy điện độc lập, độc quyền bán điện cho các công ty phân phối điện
năng, các công ty phân phối độc quyền bán điện cho khách hàng cuối cùng do vậy cần thiết phải
có một cơ quan đứng ra kiểm soát hoạt động này với tư cách hoàn toàn độc lập.
- Đối với khách hàng: Tiếp tục mua điện từ một công ty phân phối điện duy nhất trong phạm vi
địa lý do bởi các cơ sở hạ tầng của ngành điện trong giai đoạn này có thể chưa đáp ứng được yêu
cầu của khách hàng mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất theo mô hình của thị trường điện cạnh
tranh hoàn toàn. Tuy nhiên đối với các khách hàng có phụ tải lớn có thể mua điện trực tiếp từ các
nhà máy điện hoặc thông qua lưới truyền tải của EVN.
Từ những quan điểm trên, có thể xây dựng một mô hình quản lý thị trường điện lực Việt
Nam trong giai đoạn tới như sau:
Sơ đồ 2: Mô hình quản lý thị trường điện lực Việt Nam thời gian tới
Lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam
Thị trường điện lực tại Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ:
- Cấp độ 1 (2005-2014): thị trường phát điện cạnh tranh.
- Cấp độ 2 (2015-2022): thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
- Cấp độ 3 (từ sau 2022): thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
3.2. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với ngành điện
- Nhà nước cần tách rời chức năng kinh doanh ra khỏi chức năng xã hội của ngành.
- Đặt ngành vào môi trường cạnh tranh, hoạt động theo cơ chế thị trường, tuân theo tiêu chuẩn
hiệu quả.
- Ngành không được nhận một sự ưu đãi đặc biệt nào, vượt ra ngoài nguyên tắc thị trường. Sự ưu
đãi nếu có đó là do nguyên nhân khách quan và ưu đãi luôn gắn với thành quả phát triển của
ngành.
- Tái cơ cấu ngành theo hướng cần tách riêng tính công ích để có sự quản lý phù hợp; phân định
rõ và cụ thể về mục tiêu của từng lĩnh vực trong ngành để từ đó có phương thức điều tiết và can
thiệp hiệu quả.
- Mỗi một lĩnh vực cần cân bằng giữa đảm bảo mục tiêu kinh doanh và thực hiện chính sách của
Nhà nước. Về lâu dài, nên có sự tách biệt giữa mục tiêu kinh doanh và mục tiêu xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế công
2. Các mô hình quản lý thị trường ngành điện lực và khả năng áp dụng tại Việt Nam - Nguyễn
Thành Sơn (2007)
3.