Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

xây dựng dịch vụ giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm ra tuân theo khuyến cáo wcag 2 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 79 trang )

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà
Điện thoại liên lạc:0985185096 Email:
Lớp: Công nghệ phần mềm-K51 Hệ đào tạo:Đại học chính quy
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại: Khoa công nghệ thông tin
Thời gian làm ĐATN: Từ ngày 28 / 02 /2011 đến 27/ 05 /2011
2. Mục đích nội dung của ĐATN
- Xây dựng dịch vụ “Giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm ra tuân theo khuyến
cáo WCAG 2.0”
3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
a. Tìm hiểu các khuyến cáo trong chuẩn wcag 2.0 và mô hình SOA
b. Xây dựng dịch vụ giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm ra tuân theo các khuyến
cáo WCAG 2.0:
- Giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm ra
- Xây dựng module trích rút thông tin về sản phẩm trên các website khác
- Tích hợp dịch vụ vào website “cungkhoinghiep.net”
4. Lời cam đoan của sinh viên:
Tôi – Nguyễn Thị Thu Hà - cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Hương Giang.
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2011
Tác giả ĐATN
Nguyễn Thị Thu Hà
5. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo
vệ:
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
TS. Vũ Thị Hương Giang
1


MỤC LỤC
2
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng
được nâng cao thì những người khuyết tật cũng được quan tâm tạo điều kiện nhiều
hơn để có thể hòa nhập với cộng đồng và tự vươn lên trong cuộc sống. Người
khuyết tật được đào tạo học nghề và có cơ hội lao động tự nuôi sống bản thân, họ
không còn là gánh nặng cho xã hội và gia đình như trước kia nữa. Tuy nhiên những
sản phẩm do người khuyết tật làm ra vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi tới người
tiêu dùng và đó là khó khăn lớn ngăn trở sự hòa nhập của người khuyết tật với cuộc
sống bình thường.
Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng dịch vụ giới thiệu sản
phẩm do người khuyết tật làm ra tuân theo khuyến cáo WCAG 2.0”, em mong
muốn xây dựng một ứng dụng tin học thân thiện dễ sử dụng, truy cập thuận tiện để
hỗ trợ người khuyết tật sử dụng và quảng bá sản phẩm của mình.
Qua tìm hiểu từ các mô hình đang tồn tại và thực tế xã hội, em nhận thấy giải
pháp kết hợp mô hình kiến trúc hướng dịch vụ với chuẩn WCAG 2.0 để xây dựng
ứng dụng là phù hợp với yêu cầu đặt ra. Công cụ lập trình được lựa chọn để xây
dựng ứng dụng là hệ quản trị nội dung mã nguồn mở DotNetNuke, hỗ trợ lập trình
viên xây dựng giao diện Web và tích hợp các dịch vụ dễ dàng
Sau quá trình phát triển và thử nghiệm, dịch vụ đã được triển khai tại địa chỉ
. Thành phần của dịch vụ bao gồm dịch vụ Web(web
service) và giao diện Web phía người dùng sẽ tích hợp và sử dụng dịch vụ đó.
Dịch vụ Web bao gồm các hàm xử lý nghiệp vụ làm nhiệm vụ tính toán hay
tương tác với cơ sở dữ liệu để thực hiện các quy trình trong các chức năng của
webiste Giao diện Web được xây dựng theo các khuyến cáo về tính truy cập của
chuẩn WCAG 2.0 để hỗ trợ người dùng khắc phục được những khó khăn khi sử
dụng Web. Dịch vụ được tích hợp vào website “cungkhoinghiep.net” và cung cấp
các chức năng cho người dùng giới thiệu sản phẩm lên website. Đồng thời cung cấp
chức năng lấy tin tự động- trích rút thông tin về sản phẩm được giới thiệu trên

website khác và chuẩn hóa để hiện thị lên trang giới thiệu sản phẩm
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
CSDL Cơ sở dữ liệu
WCAG Web Content Accessibility Guidelines
SOA Service Oriented Architect
DNN DotNetNuke
DB Database
4
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG

5
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã hỗ trợ tạo nhiều điều kiện thuân lợi cho chúng em trong quá
trình học tập cũng như quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Thị Hương Giang đã tận tình
hướng dẫn, định hướng và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu cùng với
những lời động viên khuyến khích của Cô trong những lúc khó khăn, gặp trở ngại
khi thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Phần
Mềm đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến bạn bè đã hỏi thăm động viên khuyến
khích và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù tôi đã cố gắng hết mình để hoàn thành tốt đề tài của mình nhưng dù sao
những điều sai sót trong đề tài là không thể tránh khỏi, kính mong các Thầy Cô
thông cảm và tận tình chỉ bảo cho em, mong các bạn đóng góp ý kiến để em có thể
hoàn thiện đề tài của mình hơn.

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hà
6
MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu chung về lý do lựa chọn đề tài
Theo thống kê năm 2007 trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật tương
đương với khoảng 650 triệu người. Ở Việt Nam số lượng người khuyết tật chiếm
khoảng 7,8% dân số cả nước tương đương với 6,1 triệu người (2010). Số lượng
người khuyết tật có thể tự nuôi sống bản thân chỉ chiếm một lượng rất nhỏ. Ngày
nay khi xã hội ngày càng phát triển thì cộng đồng cũng quan tâm nhiều hơn tới cuộc
sống của người khuyết tật. Vấn đề đưa sản phẩm của người khuyết tật tới với người
tiêu dùng luôn là vấn đề được quan tâm với các quốc gia. Để người khuyết tật
không còn là gánh nặng với xã hội và để họ được đối xử bình đẳng như tất cả mọi
người. Tìm đầu ra cho sản phẩm của người khuyết tật là một khó khăn không nhỏ.
Các sản phẩm của họ thường không được giám định, không được đảm bảo bởi các
cơ quan tổ chức có uy tín và không được giới thiệu rộng rãi tới người tiêu dùng.
Tìm kiếm thông tin về sản phẩm của người khuyết tật thường khá ít ỏi.Thêm đó là
tâm lý của người tiêu dùng thường kỳ thị và xem nhẹ không tin tưởng vào sản phẩm
do người khuyết tật làm ra. Sự thiếu hụt thông tin là một rào cản lớn ngăn cản sản
phẩm do người khuyết tật làm ra đến với người tiêu dùng. Người khuyết tật gặp rất
nhiều khó khăn trong việc sử dụng được các công cụ hỗ trợ hữu ích như internet
nhằm giới thiệu sản phẩm của mình làm ra, do đó cuộc sống của họ càng khó khăn
hơn.
Quan tâm tới đồng loại tới những người có hoàn cảnh khó khăn là một nét nhân văn
của con người.Vấn đề sử dụng internet, truy cập vào các trang web với người
khuyết tật là rất khó. Do các website được thiết kế không nhằm hướng tới tính sử
dụng thuận tiện cho người truy cập đặc biệt là người khuyết tật mà chủ yếu hướng
tới tính thẩm mỹ , bắt mắt. Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp em mong muốn có thể
góp một phần nhỏ công sức của mình xây dựng một website như một địa chỉ , một

cầu nối để giới thiệu sản phẩm của người khuyết tật đến với người tiêu dùng.Đồng
thời website được xây dựng dựa trên các kỹ thuật được khuyến cáo theo chuẩn
WCAG 2.0 nhằm giúp người khuyết tật truy cập vào website một cách thuận tiện,
dễ dàng hơn.Do đó em lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ “Giới thiệu sản phẩm do
người khuyết tật làm ra” tuân theo khuyến cáo của WCAG 2.0”.
Dịch vụ được xây dựng theo mô hình hướng dịch vụ (Service Oriented
Architechture – gọi tắt là mô hình SOA) là một mô hình về kiến trúc hệ thống nhằm
đem lại một cách thuận tiện nhất những chức năng nghiệp vụ, hoặc là những quy
trình ứng dụng, tới người sử dụng dưới dạng các dịch vụ hoạt động trên môi trường
mạng có khả năng chia sẻ và sử dụng lạị. Dịch vụ ở đây được hiểu là những mô-đun
nghiệp vụ hoặc chức năng ứng dụng với giao diện được thiết kế theo quy định và
được tương tác bằng cách gửi nhận thông điệp.
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
7
Đồ án là sự phát triển tiếp từ một phần trong dự án mã số 04-NCCD-2010 - Xây
dựng thử nghiệm mô hình trang thông tin điện tử có tích hợp dịch vụ hỗ trợ
người khuyết tật khởi nghiệp do viện CNTT & TT-ĐHBKHN thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của TS Vũ Thị Hương Giang và các thầy cô trong viện
1 Nhiệm vụ cần hoàn thành trong đồ án
Nhiệm vụ cần hoàn thành trong khuôn khổ đồ án:
o Tìm hiểu các khuyến cáo trong chuẩn wcag 2.0
o Tìm hiểu về mô hình SOA
o Xây dựng dịch vụ giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm
o Ứng dụng chuẩn wcag 2.0, trong xây dựng chức năng giới
thiệu sản phẩm trong website cungkhoinghiep.net có tích hợp
dịch vụ giới thiệu sản phẩm
o Xây dựng module trích rút thông tin về sản .Nghĩa là lấy thông
tin về sản phẩm được giới thiệu trên website khác ghi vào DB
làm dữ liệu kiểm tra, test thử cho module “giới thiệu sản phẩm
do người khuyết tật làm ra” trên website “cungkhoinghiep.net”

Đồ án được chia làm các phần như sau:
Mở đầu luận văn: Giới thiệu chung về lý do chọn lựa đề tài và nhiệm vụ
cần hoàn thành trong đồ án
Phần 1: Đặt vấn đề định hướng và giải pháp
Đặt vấn đề và định hướng giải pháp gồm 3 phần nhỏ:
1. Đặt vấn đề
2. Cơ sở lý thuyết
3. Giải pháp lựa chọn
Phần 2: Các kết quả đạt được
Các kết quả đạt được gồm 3 phần nhỏ:
1. Phân tích thiết kế hệ thống
2. Xây dựng, cài đặt và kiểm thử hệ thống.
3. Triển khai, thử nghiệm, đánh giá.
Kết luận: Tổng kết chung lại về đồ án định hướng phát triển
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
8
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
Phần này sẽ mô tả về bài toán cần giải quyết trong nội dung đồ án, trình bày các
lý do chọn lựa đề tài, cũng như các yêu cầu đặt ra được xác định trong bài toán,
những vần đề cần giải quyết. Đưa ra các cơ sở lý thuyết mà dựa vào đó các giải
pháp lựa chọn để giải quyết bài toán ban đầu.
1 Đặt vấn đề
1.1 Giới thiệu bài toán
Hiện nay vấn đề giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm ra tới người tiêu
dùng đang còn là vấn đề để ngỏ, dù đã được nhà nước quan tâm tạo điều kiện rất
nhiều về cơ sở vật chất cũng như điều kiện pháp lý, nhưng bản thân người khuyết
tật vẫn chưa thể tự tìm được chỗ đứng cho mình trong xã hội. Họ vẫn phải sống dựa
vào gia đình người thân và chưa thể tự nuôi sống mình. Làm thế nào để người
khuyết tật tìm được một công việc , được đào tạo, dạy nghề và sản phẩm họ tạo ra
có thể tiêu thụ được để họ có thể tự lập, có cuộc sống bình thường như bao ngườii

khác? Sản phẩm do người khuyết tật làm ra chưa tới được với người tiêu dùng phần
lớn vì nó không được giới thiệu trên các kênh thông tin điện tử, người tiêu dùng
không hề biết đến sự tồn tại của những sản phẩm đó. Ngày nay khi mạng internet đã
trở thành nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong xã hội, khi người ta có thể tìm thấy
bất cứ điều gì mình chưa biết từ internet thì việc trao đổi tìm kiếm thông tin đã trở
nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên để người khuyết tật sử dụng được internet,
truy cập được vào các website để tìm kiếm thông tin hay giới thiệu về sản phẩm
mình làm ra lại là điều không dễ dàng. Bởi hầu hết các website được thiết kế không
nhằm mục đích hướng tới tính sử dụng thuận tiện, thân thiện cho người khuyết tật.
Vậy vấn đề đặt ra chính là việc thiết kế xây dựng một trang web sao cho người
khuyết tật có thể truy cập và sử dụng dễ dàng và qua đó họ có thể giới thiệu,quảng
bá sản phẩm họ làm ra tới người tiêu dùng
Cùng với yêu cầu đó thì trang web còn hướng tới xây dựng chức năng trích rút
thông tin về các sản phẩm trên các website khác một cách tự động, nhằm tạo dữ liệu
thử nghiệm cho trang web xây dựng. Ngoài ra thông tin trích rút về sẽ được chuẩn
hóa theo khuyến cáo WCAG để giúp người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận, đồng
thời tạo nên sự phong phú cho nội dung website
1.2 Lý do chọn đề tài
Em lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật
làm ra tuân theo khuyến cáo của WCAG 2.0”. Em mong muốn có thể góp một phần
nhỏ công sức của mình vào việc xây dựng lên trang thông tin điện tử hỗ trợ người
khuyết tật khởi nghiệp, trong dự án “Xây dựng thử nghiệm mô hình trang thông tin
điện tử có tích hợp dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật khởi nghiệp”, do viện CNTT &
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
9
TT-DHBK thực hiện. Qua đó giúp ích được phần nào cho những người khuyết tật
trong xã hội tiếp cận được với internet dễ dàng hơn.Trang web sẽ giống như một
cầu nối, một địa chỉ mà ở đó người khuyết tật có thể quảng bá giới thiệu về sản
phẩm mà bản thân họ làm ra, còn người tiêu dùng có thể tìm kiếm được sản phẩm
cần mua. Và cuộc sống của người khuyết tật sẽ phần nào bớt khó khăn hơn!

1.3 Yêu cầu đặt ra
Trong khuôn khổ đồ đề tài tốt nghiệp yêu cầu đặt ra mà em phải hoàn thành đó
là:
1. Tìm hiểu và liệt kê ra được các chuẩn theo khuyến cáo wcag 2.0 có thể áp dụng
vào xây dựng lên trang web nhằm giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm
ra. Và người khuyết tật có thể sử dụng internet truy cập vào website đó được
thuận tiện.
2. Tìm hiểu về kiến trúc mô hình SOA từ đó áp dụng vào đề tài của mình
3. Xây dựng dịch vụ giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm ra tích hợp vào
trong website “cungkhoingihep.net” tuân theo các khuyến cáo wcag 2.0 để người
khuyết tật có thể truy cập và sử dụng dễ dàng hơn. Nghĩa là đảm bảo các chức
năng được cung cấp trong module giới thiệu sản phẩm trên website phải hỗ trợ
4. Xây dựng chức năng tự động lấy thông tin về sản phẩm trên một số website
khác để làm dữ liệu thử nghiệm trên trang giới thiệu sản phẩm cho người khuyết
tật, chuẩn hóa thông tin được hiện thị giúp người khuyết tật có thể tiếp cận với
các sản phẩm đó một cách dễ dàng hơn
2 Cơ sở lý thuyết
Bài toán đặt ra yêu cầu là phải đáp ứng được các tiêu chí về tính dễ truy cập theo
khuyến cáo WCAG 2.0 khi xây dựng giao diện, kiến trúc xây dựng hướng dịch vụ
có khả năng kế thừa cao theo kiến trúc SOA và dựa trên nền tảng công nghệ
DotNetNuke. Dưới đây trình bày chi tiết về cơ sở lý thuyết được áp dụng để xây
dựng dịch vụ
2.1 Giới thiệu về WCAG 2.0
2.1.1 WCAG 2.0 là gì?
WCAG (Web Content Accessibility Guideline) là tài liệu hướng dẫn tạo nên các
website có tính dễ truy cập và dễ sử dụng với người khuyết tật. Nó được nghiên cứu
và phát triển bởi W3C (World Wide Web Consortium) một tổ chức phi lợi nhuận
của Mỹ thành lập năm 1994. WCAG có hai phiên bản là WCAG 1.0 công bố năm
2002 và WCAG 2.0 công bố năm 2005.
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM

10
2.1.2 Phân loại các kỹ thuật trong WCAG 2.0 và các thành phần trong phát
triển web
Ngày nay khi việc sử dụng internet đã trở thành một nhu cầu thiết yếu với tất
cả mọi người thì vấn đề xây dựng thiết kế các website đảm bảo sao cho người
khuyết tật cũng có thể sử dụng được là điều cần thiết. Để những người khuyết tật
truy cập được Web, nhất thiết phải có các thành phần khác nhau trong quá trình
phát triển Web, bao gồm:
 Nội dung(Content): nội dung của một trang Web, hoặc 1 ứng dụng web, bao
gồm:
 Các thông tin tự nhiên như text, image, sound
 Các đoạn code, markup định nghĩa cấu trúc, …
 Trình duyệt web, phần mềm chạy ứng dụng truyền thông như video, audio, và
các ứng dụng khác
 Công nghệ hỗ trợ(assistive technology): Trong một số trường hợp, có thể là các
bộ đọc màn hình, bàn phím thay thế, …
 Kiến thức, kinh nghiệm của người dùng
 Người phát triển(developers): Những người thiết kế, lập trình viên, các tác giả,
…, bao gồm cả những người khuyết tật đóng vai trò là người phát triển và
những người dùng có những đóng góp về nội dung
 Các công cụ xây dựng Web site-authoring tools: Các phần mềm tạo nên Web
sites
 Các công cụ đánh giá(evaluation tools): Các công cụ đánh giá khả năng truy cập
web, các bộ HTML validator, CSS validator, …
Hình 1.1 minh họa mối quan hệ giữa các đối tượng sử dụng, xây dựng,
phát triển web với website
Hình 1. 1: Web Accessibility: các thành phần cơ bản
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
11
Các thành phần trên được kết nối với nhau như sau: Người phát triển web

(Web developers) sử dụng các công cụ xây dựng Web sites và các công cụ đánh
giá để tạo nên nội dung trang Web (Web content). Sau đó, người sử dụng sử
dụng trình duyệt web, các công nghệ hỗ trợ, … để nhận và tương tác với nội
dung trang Web.
WCAG 2.0 hướng tới đối tượng là những người phát triển nội dung
website, người phát triển công cụ xây dựng thiết kế web hay người phát triển
công cụ lượng giá tính dễ dàng truy cập của website. Các kỹ thuật liên quan đến
khuyến cáo wcag 2.0 chia ra theo 5 tiêu chí gồm:
 Các kỹ thuật chung (Genaral-G):liên quan tới liên kết trang, màu sắc, thời gian
truy cập, form, bàn phím, nội dung…
 Các kỹ thuật liên quan html: liên quan tới văn bản mô tả, label, title, bảng, tiêu
đề, thứ tự tab…
 Các kỹ thuật liên quan css: gồm trang trí, định dạng, phông chữ, hình ảnh…
 Các kỹ thuật lien quan kịch bản, định dạng văn bản
Các kỹ thuật liên quan lỗi:Các kỹ thuật liên quan đến lỗi khi người thiết kế
không tuân theo các kỹ thuật nêu trên
Các kỹ thuật được khuyến cáo trong tài liệu WCAG 2.0 là sự lựa chọn phù hợp
đáp ứng được các yêu cầu trong xây dựng giao diện web tương tác với người dùng
đặc biệt là người khuyết tật
2.2 Giới thiệu về kiến trúc SOA
2.2.1 Định nghĩa SOA
^[1]
Mô hình hướng dịch vụ (Service Oriented Architechture – gọi tắt là mô hình
SOA) là một khái niệm về kiến trúc hệ thống nhằm đem lại một cách thuận tiện
nhất những chức năng nghiệp vụ, hoặc là những quy trình ứng dụng, tới người sử
dụng dưới dạng các dịch vụ hoạt động trên môi trường mạng có khả năng chia sẻ và
sử dụng lại [ />Hình 1.2 minh họa mô hình SOA
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
12
Hình 1. 2: Mô hình SOA

2.2.2 Khái niệm định hướng dịch vụ
Định hướng dịch vụ là nền tảng của mô hình SOA, ở đó các hệ thống thông
tin có kiến trúc dựa trên quy tắc cung cấp các dịch vụ nghiệp vụ có khả năng sử
dụng lại.
Mô hình SOA thể hiện sự tiên tiến hơn hình thức phát triển ứng dụng thông
thường bằng cách đặt trọng tâm phát triển vào qui trình nghiệp vụ và sử dụng các
giao tiếp đã được chuẩn hóa nhằm che đi tính chất phức tạp của kỹ thuật phía dưới.
2.2.3 Dịch vụ trong SOA
Thiết kế SOA tách riêng phần thực hiện dịch vụ (phần mềm) với giao tiếp
gọi dịch vụ. Điều này tạo nên một giao tiếp nhất quán cho ứng dụng khách (client)
sử dụng dịch vụ bất chấp công nghệ thực hiện dịch vụ. SOA là tập hợp các dịch vụ
kết nối với nhau, có giao tiếp (dùng để gọi hàm dịch vụ) được định nghĩa rõ ràng và
độc lập với nền tảng hệ thống, và có thể tái sử dụng
2.2.4 Ưu điểm của mô hình SOA
• Cho phép hướng sự tập trung vào xây dựng các tính năng nghiệp vụ trong
quá trình phát triển phần mềm;
• Giảm thiểu chi phí trong quá trình phát triển;
• Giảm thiểu yêu cầu về đào tạo và kỹ năng;
• Chi phí bảo trì thấp;
• Chu trình phát triển phần mềm nhanh chóng hơn.
Mô hình SOA chủ yếu tập trung nguồn lực phát triển vào các chức năng và tính
năng phục vụ hoạt động và quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép nhà quản lý chỉ
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
13
cần dựa trên đặc điểm mang tính nghiệp vụ rà soát, xác định rõ chi tiết, thành phần
cần thêm, sửa đổi hoặc loại bỏ. Do đó, các hệ thống phần mềm phát triển phía sau
có thể được thiết kế nhằm đáp ứng những quy trình nghiệp vụ
2.2.5 Vai trò của SOA trong giải quyết bài toán tích hợp
Lý do chủ yếu cho việc thúc đẩy các hoạt động ứng dụng mô hình SOA chính là
nhằm giải quyết bài toán bài toán tích hợp. Đối với nhiều nhà quản lý, mô hình

SOA giữ một vị trí quan trọng trong việc xóa bỏ các mô hình tích hợp truyền thống,
thông qua các tiêu chuẩn công nghiệp và ứng dụng hiện đại. Một số phân tích đã
ước lượng khoảng 30% chi phí Công nghệ thông tin thông thường được sử dụng
trong các hoạt động tích hợp. Hiệu quả của nghiệp vụ sẽ phụ thuộc vào tính tích
hợp, từ tích hợp quy trình, tích hợp các thành phần của cơ quan, tổ chức, đến tích
hợp các vấn đề liên quan đến tách nhập các khối chức năng. Hay nói cách khác,
chính việc đẩy mạnh tính cạnh tranh của cơ quan, tổ chức đã mang lại nhu cầu về
tích hợp
2.2.6 Mối tương quan giữa SOA và dịch vụ web - WebService)
• SOA dựa trên nền tảng ý tưởng và công nghệ thực hiện trong XML và
WS(webservice) để có thể triển khai thực tế trong môi trường phần mềm
• Dịch vụ Web hay Web Service (WS) là những dịch vụ hoạt động trên nền
World Wide Web hoặc mạng intranet, sử dụng công nghệ được xây dựng trên
nền tảng Web. Thành phần cơ bản của dịch vụ Web bao gồm nhóm các chuẩn
dựa trên XML gồm:
- WSDL- Web Services Definition Language: ngôn ngữ định danh dịch vụ
Web có nhiệm vụ cung cấp một cách thức cơ bản để mô tả các thành phần
của phần mềm, nó cho biết tất cả những thông tin cần thiết để bên web
service và bên sử dụng tương tác với nhau, như các operation mà một web
service cung cấp, các kiểu thông điệp trao đổi giữa web service và bên liên
quan, các callback operation mà bên sử dụng phải cung cấp cho web service.
- SOAP -Simple Object Access Protocol : được xây dựng dựa trên XML,
SOAP được sử dụng để đặc tả và trao đổi thông tin về các cấu trúc dữ liệu
cũng như các kiểu dữ liệu giữa các thành phần trong hệ thống một giao thức
gọn nhẹ cho trao đổi thông tin trong môi trường không tập trung hoặc môi
trường phân tán
• Các tác nhân chính tham gia vào web service
- Bên cung cấp dịch vụ(Service Provider): Dùng Web Services Description
Language (WSDL) để mô tả dịch vụ mà mình có thể cung cấp cho Service
Registry. Bên đăng ký và lưu trữ dịch vụ(Service Registry) lưu trữ thông tin

về các service được cung cấp bởi các Service Provider. Cung cấp chức năng
tìm kiếm hỗ trợ Service Requester (Service Consumer) trong việc xác định
Service Provider phù hợp.
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
14
Bên sử dụng dịch vụ(Service Consumer): Dùng WSDL để đặc tả nhu cầu sử
dụng (loại service, thời gian sử dụng, resource cần thiết, mức giá ) và gửi cho
Service Registry.
2.3 Giới thiệu về DotNetNuke và ASP.NET
2.3.1 DotNetNuke
^[2]
DotNetNuke là một hệ thống quản lí nội dung mã nguồn mở viết bằng
VB.Net trên nền tảng asp.net. Đây là một hệ thống mở, tùy biến giao diện dựa trên
các skin và tùy biến chức năng dựa trên module chức năng. DotNetNuke có thể
được sử dụng để tạo các trang web một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Hình 1. 3:Giao diện tạo mới module trong DNN
Hình 1.4 Minh họa các module có sẵn trong DNN
Hình 1. 4: Các module hỗ trợ sẵn của DNN
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
15
• Kiến trúc DotNetNuke
Hiện nay, để thuận tiên trong việc quản lý các thành phần của hệ thống ứng
dụng cũng như dễ dàng trong việc nâng cấp , sửa chữa các thành phần đó mà không
ảnh hưởng tới phần còn lại, người ta thường phân tách hệ thống thành nhiều tầng
khác nhau, mỗi tầng đảm nhiệm một chức năng, nhiêm vụ riêng biêt, từ đó hình
thành nên kiến trúc đa tầng. Trong đó mô hình 3 tầng là phổ biến nhất. Hệ quản trị
DotNetNuke cũng tuân theo cấu trúc này
• Presentation Layer: Lớp này làm nhiệm vụ tương tác với người dùng cuối.
Tầng này sẽ phụ trách việc hiển thị nội dung dữ liệu mà người dùng yêu cầu và
sẽ thu thập dữ liệu người dùng để thực hiện các nghiệp vụ người dùng mong

muốn. Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Trong
ASP.NET thì có thể dùng: User Interface Components(thu thập và hiển thị
thông tin cho người dùng cuối), User Interface Process Components (quản lý
các qui trình chuyển đổi giữa các UI Components)
• Business Logic Layer: Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống. Dữ
liệu và yêu cầu của clien mà tầng presentation thu thập được sẽ được chuyển đến
tầng này để xử lý. Tầng này sẽ cung cấp các dịch vụ cho tầng presentation và sử
dụng các dịch vụ do lớp Data Access cung cấp thực hiện các yêu cầu người
dùng hoặc để lấy dữ liệu trả về tầng presentation hiển thị cho client. Sự ra đời
của mô hình SOA đã cho phép tầng này có thể giao tiếp với các dịch vụ khác
của nhà cung cấp thứ 3 (3rd parties) để thực hiện công việc của mình mà không
cần phải tự triển khai lại từ đầu
Data Access Layer: Lớp này sẽ tương tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu, thực hiện
các tác vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Thường lớp này sẽ sử dụng các
dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, Oracle,… để thực hiện
nhiệm vụ của mình
• Ưu điểm DotNetNuke
• Hỗ trợ quản lí người dùng
o Phân quyền đa dạng, có thể theo hình thức phân quyền cá nhân hoặc phân
quyền theo nhóm thành viên
o Hệ thống không giới hạn số thành viên, nhóm thành viên
o Tổng hợp, phân tích và thống kê các truy cập một cách chi tiết
• Hỗ trợ bảo mật cao
o Cung cấp các cơ chế mã hóa đảm bảo an toàn thông tin cho khách
o Cung cấp cơ chế chống tấn công qua URL
• Hỗ trợ lập trình viên
o Tạo mới các module từ giao diện dễ dàng
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
16
2.3.2 ASP.net

• Giới thiệu về ASP.Net
ASP.net: Đầu năm 2002, Microsoft giới thiệu một kỹ thuật lập trình Web với
tên gọi ban đầu là ASP+, tên chính thức sau này là ASP.Net. ASP.Net, không đòi
hỏi người lập trình phải biết các tag HTML, thiết kế web, ngoài ra nó hỗ trợ mạnh
lập trình hướng đối tượng trong quá trình xây dựng và phát triển ứng dụng
Web.ASP.Net là kỹ thuật lập trình và phát triển ứng dụng web ở phía Server
(Server-side) dựa trên nền tảng của Microsoft .Net Framework
Sau khi được Server đọc,biên dịch và thi hành, kết quả tự động được chuyển
sang HTML/JavaScript/CSS và trả về cho Client.Tất cả các xử lý lệnh ASP.Net đều
được thực hiện tại Server và do đó, gọi là kỹ thuật lập trình ở phía server.
• Ưu điểm của ASP.net
ASP.Net cho phép lựa chọn các ngôn ngữ lập trình như:Visual Basic.Net,
J#, C#,…Trang ASP.Net được biên dịch trước. Thay vì phải đọc và thông dịch
mỗi khi trang web được yêu cầu, ASP.Net biên dịch những trang web động thành
những tập tin DLL mà Server có thể thi hành nhanh chóng và hiệu quả.
Hình 1.5 Minh họa quá trình yêu cầu, biên dịch một trang web trên ASP.net
Hình 1. 5:Quá trình biên dịch một trang asp
- ASP.Net hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viện phong phú và đa dạng của .Net
Framework, làm việc với XML, Web Service, truy cập cơ sở dữ liệu qua
ADO.Net, …ASPX và ASP có thể cùng hoạt động trong 1 ứng dụng.
- ASP.Net sử dụng phong cách lập trình mới: Code behide. Tách code riêng,
giao diện riêng dễ đọc, dễ quản lý và bảo trì.
- Kiến trúc lập trình giống ứng dụng trên Windows.
- Hỗ trợ quản lý trạng thái của các control
- Tự động phát sinh mã HTML cho các Server control tương ứng với từng loại
Browser
- Hỗ trợ nhiều cơ chế cache.
- Không cần lock, không cần đăng ký DLL
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
17

- Cho phép nhiều hình thức cấu hình ứng dụng
- Hỗ trợ quản lý ứng dụng ở mức toàn cục
- Global.aspx có nhiều sự kiện hơn
Quản lý session trên nhiều Server, không cần Cookies
Dựa trên cơ sở lý thuyế đã tìm hiểu có thể nhận thấy việc áp dụng các khuyến
cáo trong xây dựng giao diện của WCAG 2.0 và mô hình kiến trúc hướng dịch vụ
SOA cùng với công nghệ .Net trong xây dựng dịch vụ sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt
ra của bài toán. Từ đó em xin đưa ra các phương hướng giải quyết các vấn đề đặt ra
trong đề tài
3 Phương hướng giải quyết các yêu cầu
Từ các yêu cầu đăt ra trong bài toán và cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu được em xin
đưa ra các hướng giải quyết các yêu cầu đó bao gồm hướng giải quyết về mặt nội
dung của dịch vụ, về khả năng tiếp cận của dịch vụ, và khả năng tích hợp của dịch
vụ với các dịch vụ khác. Dưới đây trình bày chi tiết về hướng giải quyết các yêu cầu
đặt ra trong xây dựng dịch vụ
3.1 Hướng giải quyết yêu cầu về mặt nội dung
Để đáp ứng yêu cầu về mặt nội dung-giới thiệu sản phẩm lên website, dịch
vụ sẽ phải cung cấp các chức năng nghiệp vụ phù hợp hỗ trợ người dùng xem thông
tin sản phẩm, đăng ký đăng sản phẩm và quản lý sản phẩm được đăng. Bên cạnh đó
còn cần cung cấp chức năng tự động trích rút thông tin về các sản phẩm trên các
website khác làm dữ liệu thử nghiệm cho dịch vụ “Giới thiệu sản phẩm”. Một sản
phẩm sẽ bao gồm các thông tin như tên, giá, số lượng, loại sản phẩm, người đăng
sản phẩm… và các thông tin về cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm. Do đó cần
một bảng lưu thông tin về sản phẩm, mỗi sản phẩm lại thuộc một loại sản phẩm và
một loại sản phẩm có nhiều sản phẩm nên cần có liên kết khóa ngoại tới bảng loại
sản phẩm. Một sản phẩm có thể được kiểm định bởi một cơ quan kiểm định và mỗi
cơ quan kiểm định lại kiểm định nhiều sản phẩm đo đó cần có một bảng lưu thông
tin về kiểm định của sản phẩm liên kết tới bảng sản phẩm bằng khóa ngoại. Sản
phẩm có thể được bình luận đánh giá từ người dùng dó đó cần bảng lưu thông tin
bình luận, thông tin đánh giá, bảng lưu thông tin về người dùng. Trong quá trình

xem thông tin sản phẩm người dùng có thể đặt hàng online cho mỗi sản phẩm, vậy
nên cần các bảng lưu thông tin về đơn hàng , mặt hàng được đặt. Với chức năng
trích rút thông tin cần thiết kế các bảng để lưu trữ thông tin về sản phẩm, loại sản
phẩm được lấy về từ đó chuẩn hóa thông tin về sản phẩm trước khi hiện thị lên giao
diện web
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
18
3.2 Hướng giải quyết yêu cầu về mặt khả năng tiếp cận
Để phù hợp với người khuyết tật và người bình thường, việc xây dựng giao
diện web cho dịch vụ cần tuân theo các khuyến cáo về tính truy cập được nêu trong
chuẩn WCAG 2.0 (Web Content accessibility Guidelines). Chuẩn có hướng dẫn chi
tiết về cách thức áp dụng các kỹ thuật để xây dựng nên những Website có tính truy
cập cao. Do đối tượng mà trang web hướng tới là người khuyết tật nên cách thiết kế
xây dựng website phải sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ tốt nhất khả năng truy cập và
quản lý tài khoản cho người dùng phù hợp với đặc điểm người khuyết tật.Do đó
các Control phía third party( control thao tác dữ liệu của telerik, bàn phím ảo ) sẽ
được áp dụng và triển khai vào dịch vụ. Người dùng sẽ được cung cấp những kĩ
thuật trợ giúp cần thiết nhất để thao tác dễ dàng với giao diện Web.
3.3 Khả năng tích hợp với các dịch vụ khác
Hiện nay kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture - SOA) đang
thể hiện ưu thế vượt trội so với các kiến trúc khác trong khả năng tái sử dụng, tính
độc lập với nền tảng phát triển và khả năng tích hợp với các dịch vụ khác. Có 3 tác
nhân tham gia vào quá trình hoạt động của một ứng dụng được xây dựng theo kiến
trúc này. Bên lưu trữ dịch vụ(Registry) sẽ lưu giữ thông tin về các dịch vụ, bên
cung cấp dịch vụ tạo ra dịch vụ và đăng ký với bên lưu trữ dịch vụ, bên sử dụng
dịch vụ sẽ sử dụng các dịch vụ được tạo ra bởi phía nhà cung cấp. Phía bên sử dụng
sẽ phải thực diện các giao dịch, thỏa thuận với phía nhà cung cấp để được sử dụng
dịch vụ. Bên sử dụng có thể tìm kiếm các thông tin về dịch vụ tại nơi lưu trữ.
Ba tác nhân tạo nên một thể thống nhất trong kiến trúc SOA. Ứng dụng khách
hàng chỉ cần đăng ký và sử dụng dịch vụ. Bên cung cấp chịu trách nhiệm về chất

lượng và thực hiện các công việc duy trì, cải tiến, nâng cấp dịch vụ. Điểm nổi bật
của kiến trúc hướng dịch vụ là một dịch vụ có thể cung cấp cho nhiều khách hàng.
Khi có yêu cầu sử dụng một dịch vụ, thay vì phải đầu tư cho việc xây dựng mới và
bảo trì dịch vụ, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của bên cung cấp. Điều này có ý
nghĩa lớn trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình xây dựng sản phẩm
của bên sử dụng.
Với những ưu điểm được kể ra ở trên, mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA sẽ
được chọn để đáp ứng yêu cầu về khả năng tích hợp của dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề
với các dịch vụ còn lại của trang thông tin điện tử hỗ trợ người khuyết tật khởi
nghiệp
4 Giải pháp lựa chọn
Từ yêu cầu thực tế của bài toán “Xây dựng dịch vụ giới thiệu sản phẩm do người
khuyết tật làm ra tuân theo khuyến cáo của WCAG 2.0” là cần cung cấp một giao
diện web đảm bảo được tính truy cập thuận tiện cho người dùng, nhất là với người
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
19
khuyết tật .Và cung cấp dịch vụ webservice cho các lập trình viên, phát huy được
tối đa tính kế thừa trong sử dụng dịch vụ, độc lập trong nền tảng xây dựng ứng dụng
em xin đưa ra giải pháp của mình bao gồm áp dụng các chuẩn của WCAG 2.0 để
xây dựng giao diện web và sử dụng kiến trúc hướng dịch vụ SOA
4.1 Các khuyến cáo WCAG 2.0 được áp dụng
Áp dụng các kỹ thuật trong tài liệu hướng dẫn wcag 2.0 trong xây dựng website
giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm ra, nhằm hỗ trợ người khuyết tật sử
dụng và truy cập website được thuận tiện.Các kỹ thuật được phân loại theo:
 Các kỹ thuật chung (General - G): Có liên kết đầu tiên để đến ngay nội dung
chính của trang web.Thời gian thực hiện chức năng của website không hạn
chế.Form và các điều khiển trên form: Mô tả trước sự thay đổi khi người dùng
tác động vào control trong form; Màu sắc: Cùng với việc sử dụng màu sắc
riêng biệt cho các thành phần nội dung, phải kèm theo mô tả….
 Các kỹ thuật liên quan đến HTML (HTML – H):Văn bản mô tả: Đặt text và

ảnh cùng link; ảnh, audio có text mô tả kèm theo; đặt text cho link; Thứ tự tab:
H4.Thuộc tính title: H25, H33, H65, H67, H89…
 Các kỹ thuật liên quan đến CSS (CSS – C): Trang trí, Định dạng: Mọi thứ
liên quan đến hiển thị (không có ý nghĩa về mặt ngữ nghĩa) thì cần được định
dạng trong CSS; ngược lại định dạng trong HTML.Trang trí image, điều khiển
cách trình bày của văn bản HTML: C6, C9, C15, C22…
 Các kỹ thuật liên quan đến kịch bản, định dạng văn bản (script – SCR,
text format – T):Cung cấp bắt lỗi validation bằng Javascript: SCR18,
SCR32.Chú ý tuân theo các quy ước định dạng paragraph, list, heading: T1,
T2, T3….
Các kỹ thuật liên quan đến lỗi (Failure – F) :Các kỹ thuật liên quan đến lỗi
khi người thiết kế không tuân theo các kỹ thuật nêu trên, ví dụ như không dùng
Javascript để hợp lệ hóa đầu vào của người dùng, hoặc không có thuộc tính alt hoặc
thuộc tính alt trống cho thẻ <img>…
4.2 Kiến trúc xây dựng dịch vụ “Giới thiệu sản phẩm”
Dịch vụ “giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm ra” được xây dựng
theo kiến trúc SOA. Dịch vụ được tích hợp vào hệ thống tổng thể trong đề án xây
dựng website hỗ trợ người khuyết tật khởi nghiệp để phục vụ yêu cầu người khuyết
tật
Dịch vụ được cài đặt theo mô hình 3 lớp
Hình 1.5 Minh họa mô hình xây dựng ứng dụng theo kiến trúc 3 tầng (tầng giao
diện, tầng nghiệp vụ, tầng dịch vụ)
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
20

Hình 1. 6: Mô hình 3 lớp
Trong đó :
 Tầng trên cùng là tầng dịch vụ cung cấp giao diện đồ họa của trang thông tin
điện tử cho người khuyết tật (GUI service). Giao diện đồ họa này được thiết kế
theo template của W3C nhằm hỗ trợ truy cập thuận tiện cho các đối tượng người

khuyết tật khác nhau. Giao diện của mỗi chức năng trong dịch vụ là các form sử
dụng control của ASP.net hoặc các control của telerik để tương tác với người
dùng, như form đăng ký đăng sản phẩm , form xem thông tin chi tiết sản phẩm,
form quản lý các sản phẩm đã đăng lên website….Mỗi form đều được xây dựng
dựa trên các khuyến cáo của WCAG 2.0 về màu sắc độ tương phản, các hướng
dẫn hay chú thích…đáp ứng được tính dễ truy cập và sử dụng với người khuyết
tật
 Tiếp theo là tầng logic nghiệp vụ. Tầng này bao gồm các file .cs hỗ trợ xử lý
các tương tác mà người dùng tác động lên từ tầng giao diện như gửi một yêu
cầu, submit một chức năng, hiện thị một thông báo. Ví dụ khi người dùng chọn
vào link xem chi tiết sản phẩm thì các thông tin về sản phẩm đó sẽ được xử lý
sắp xếp để hiện thị đúng vị trí
 Tầng cuối cùng là tầng truy cập CSDL được gọi bởi tầng logic nghiệp vụ hỗ trợ
xử lý, thao tác với DB như trích xuất dữ liệu, ghi bản ghi mới…kết nối giữa các
bảng dữ liệu để rút thông tin cần thiết…
 Reused Services: Service “Giới thiệu sản phẩm” được cung cấp tại địa chỉ
o/P03_GioiThieuSanPham.asmx có thể được tái sử
dụng giúp rút ngắn thời gian xây dựng ứng dụng với lập trình viên khi phát triển
tiếp ứng dụng này.
 DB gồm các bảng lưu trữ các thông tin khi người dùng tương tác với các chức
năng của dịch vụ
Kết luận
Trong phần I “Đặt vấn đề định hướng và giải pháp” đã :
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
21
• Mô tả được bài toán cần giải quyết trong phạm vi đồ án tốt nghiệp là “Xây
dựng dịch vụ giới thiệu sản phẩm do người khyết tật làm ra tuân theo
khuyến cáo WCAG 2.0”
• Xác định được nhiệm vụ cần hoàn thành trong đồ án
• Đưa ra cơ sở lý thyết cũng như giải pháp sử dụng để giải quyết bài toán đặt

ra đó là thiết kế giao diện cần dựa trên các khuyến cáo WCAG 2.0, xây dựng
dịch vụ dựa trên kiến trúc SOA, nền tảng môi trường .Net và các phương
hướng giải quyết bài toán về các khía cạnh khác nhau, về mặt nội dung,khả
năng tiếp cận của người dùng, tính dễ truy cập và khả năng tích hợp với dịch
vụ khác
Trong phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết về quá trình thiết kế, xây dựng và thử
nghiệm chương trình
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
22
PHẦN II – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Phần II sẽ trình bày chi tiết các bước trong xây dựng ứng dụng, từ phân tích thiết
kế chương trình tới quá trình cài đặt dịch vụ, triển khai thử nghiệm cũng như đánh
giá về ưu nhược điểm của chương trình
1 Phân tích thiết kế dịch vụ “Giới thiệu sản phẩm”
4.3 Các tác nhân tham gia trong dịch vụ
 Trang Web được xây dựng theo tiêu chuẩn WCAG. Sau khi tham khảo các tiêu
chuẩn theo Website />Web/Overview.html , có thể phân chia các loại đối tượng khuyết tật như sau:
• Khuyết tật về mắt : Mù ,Khó nhìn,Mù màu
• Khuyết tật về tai : Điếc, Khó nghe
• Khuyết tật vận động : Tổn thương cơ vận động
• Khuyết tật về phát âm
• Khuyết tật về nhận thức và thần kinh : Chứng khó đọc và khó tính
toán, Rối loạn sự tập trung,Thiểu năng trí tuệ, Tổn thương bộ nhớ,
Rối loạn tâm thần
• Đa khuyết tật
• Lão hóa
 Căn cứ vào khả năng sử dụng Website của từng loại khuyết tật, đối tượng sử
dụng Website chia làm 2 loại:
• Người khuyết tật gặp khó khăn trong việc sử dụng Website: bao
gồm các khuyết tật về mắt, về tai, khuyết tật vận động liên quan đến

tay, các chứng khó đọc, khó tính toán, …
• Người bình thường và các loại khuyết tật không ảnh hưởng đến khả
năng sử dụng Website: bao gồm các khuyết tật vận động chân,…
 Usecase các tác nhân tham gia trong dịch vụ: Hình dưới thể hiện các tác nhân
trong dịch vụ. Tác nhân cha có thể thực hiện use case nào thì tác nhân con sẽ
kế thừa các use case đó. Tức là tác nhân càng ở phía dưới thì quyền hạn càng
nhiều hơn tác nhân cha.
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
23
Hình 2. 1: Biểu đồ các tác nhân
 Dịch vụ cung cấp các chức năng cho 3 lớp người dùng gồm:
• Khách: Người dùng chưa đăng nhập vào dịch vụ chỉ có thể dùng những chức
năng cơ bản nhất mà dịch vụ cung cấp
• Người dùng đăng nhập: Người dùng đã đăng ký thành viên và đã đăng
nhập,có tất cà các quyền mà khách có và thêm quyền để sử dụng các chức
năng khác.
• Quản trị : Chịu trách nhiệm quản trị các chức năng và kiểm soát tính truy cập
các chức năng trong dịch vụ
4.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu của dịch vụ “Giới thiệu sản phẩm”
Dựa trên các yêu cầu về chức năng cần được đáp ứng trong dịch vụ “Giới thiệu
sản phẩm” và dựa trên các phân tích từ phương hướng giải quyết các yêu cầu em
đưa ra thiết kế cơ sở dữ liệu bao gồm 13 bảng. Các bảng được sử dụng lưu thông tin
cần thiết trong các chức năng nghiệp vụ của dịch vụ và các bảng của DNN phục vụ
cho việc phân quyền người dùng trong dịch vụ
4.4.1 Sơ đồ liên kết các bảng của ứng dụng
Hình 2.3: là sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu phục
vụ cho các chức năng của dịch vụ “Giới thiệu sản phẩm do người khuyết tật làm
ra”
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
24

tblBinhLuan
BinhLuanID
NguoiDungID
SanPhamID
NoiDung
NgayBinhLuan
tblCoSoSanXuat
CoSoID
NguoiDungID
TenCoSo
DiaChi
EmailLienHe
SoDienThoai
MoTa
tblDonHang
DonHangID
NguoiDungID
NgayDat
HinhThucNhanHang
HinhThucThanhToan
ThoiGianMuonNhanHang
tblLoaiSanPham
LoaiSanPhamID
TenLoaiSanPham
MoTa
tblSanPham
SanPhamID
SanPhamLienKet
MaSanPham
NguoiDungID

TenSanPham
LoaiSanPhamID
HinhAnh
Video
MoTa
DaKiemDinh
DiaChi
DienThoai
Email
HienThi
NgayDangKi
GiaThanh
DonViTinh
Xoa
Comment
TrangThai
LienKet
NgayDuocDuyet
DatHangTT
SoLuong
tblSanPhamBinhChon
BinhChonID
SanPhamID
NguoiDungID
DiemBinhChon
NgayBinhChon
tblSanPhamKiemDinh
KiemDinhID
SanPhamID
MaKiemDinh

NgayCapGiayKiemDinh
TenCoQuanKiemDinh
DiaChiCQKD
EmailCQKD
SoDienThoaiCQKD
MoTaDacTinhKD
Users
UserID
Username
FirstName
LastName
IsSuperUser
AffiliateId
Email
DisplayName
UpdatePassword
LastIPAddress
IsDeleted
CreatedByUserID
CreatedOnDate
LastModifiedByUserID
LastModifiedOnDate
LoaiKhuyetTatID
QuocGia
TrangCaNhan
ChuKy
NickChat
SoDienThoai
NgheNghiep
GioiTinh

NgaySinh
SoThich
TinhTrangHonNhan
ThanhPho
Anh
TrangThai
QuyenID
QuyenAdmin
tblQuanLyGianHang
Identify
NguoiDungID
SanPhamID
HetHang
SaiGia
NgayBao
tblMatHang
ID
DonHangID
SanPhamID
SoLuong
ThoiGianMuonNhanHang
TinhTrangDH
DonGia
ThanhTien
TenSanPham
NgayGiaoHang
NguoiSH_ID
LyDoHuy
tblNguoiDung_addinf
NguoiDungID

HoTen
Email
DienThoai
DiaChi
tblSanPhamLienKet
IDSanPham
MaSanPham
TenSanPham
DiaChiLH
GiaThanh
TrangThai
MoTa
tblSanPhamLK
SanPhamID
MaSanPham
TenSanPham
LoaiSanPham
HinhAnh
Video
MoTa
DiaChi
DienThoai
Email
GiaThanh
DonViTinh
Comment
TrangThai
NgayLT
SoLuong
TrangLT

Hình 2. 2:Sơ đồ liên kết giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu
Sinh viên thực hiện: [Nguyễn Thị Thu Hà - 20060969] Khóa [K51] Lớp CNPM
25

×