Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.45 KB, 106 trang )

Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Mục lục
Lời nói đầu
Trong những năm bắt đầu công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ nước
ngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn đầu tư từ ngân sách eo hẹp, các doanh nghiệp
nhà nước gặp nhiều khó khăn, vốn tiềm ẩn trong dân chưa huy động được nhiền,
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một chủ trương cấp
thiết. Luồng vốn FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đưa
đất nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn định và phát triển kinh tế.
Ngày nay, trước những đòi hỏi bức xúc của giai đoạn công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước, nguồn vốn FDI đã trở thành một bộ phận không thể
1
1
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, không chỉ của riêng nước
ta, mà của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh này, moi
quốc gia đều đã nhận thức được vai trò của các hoạt động xúc tiến đầu tư
trong việc thu hút vốn FDI và không ngừng phát triển cac hoạt động này.
Cạnh tranh trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư cũng chính là cạnh tranh thu hút
vốn FDI. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nội dung của khoá luận này xin
được trình bày về thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và đề
xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.
Xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới Tiến sỹ Vũ Thị Kim Oanh – Bộ
môn Đầu tư, Khoa kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại Thương –
người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận.
Xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo Bộ môn Đầu tư và các thày cô
giáo khoa Kinh tế ngoại thương – những người đã trang bị cho em những kiến
thức thiết thực và bổ ích cho quá trình viết khoá luận cũng như công tác sau này.
Xin trân trọng cảm ơn !
2
2


Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Chương 1
Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
và hoạt động xúc tiến đầu tư
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò và xu hướng
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong vòng 20 năm trở lại đây hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment - FDI) ngày càng có vị trí quan trọng trong công
cuộc phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay các
quốc gia đều nhận thức được những lợi ích to lớn mà FDI đem lại cho nước
chủ nhà. Bên cạnh việc cung cấp một nguồn tài chính lâu dài, FDI còn tạo
điều kiện cho việc chuyển giao nguồn tài sản phi vật chất như công nghệ, tay
nghề và bí quyết quản lý, do đó góp phần đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển.
FDI cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường quốc tế và nâng
cao khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước.
Theo cách định nghĩa và phân loại trong Tài liệu hướng dẫn về Cán cân
Thanh toán của của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Đầu tư nước ngoài của tư nhân
được chia làm 3 loại: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và phương thức đầu tư
khác.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là một hình thức đầu tư quốc tế
trong đó, một thực thể của một nền kinh tế có mối liên hệ lâu dài với một
doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác.
[1]
Cụm từ "mối liên hệ
lâu dài" ở đây được hiểu là mối quan hệ tồn tại trong một thời gian dài giữa
3
3
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp cũng như mức độ ảnh hưởng đáng kể
của nhà đầu tư đối với công việc điều hành doanh nghiệp.

Cách định nghĩa của OECD lại đưa ra một mức chuẩn về tỉ lệ góp vốn:
một doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một doanh nghiệp
liên doanh hoặc không liên doanh trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu tối
thiểu là 10% cổ phần phổ thông hoặc 15% quyền biểu quyết.
[2]
Điểm mấu
chốt trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là quyền kiểm soát
hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều sử dụng
ngưỡng 10% để xây dựng định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi vậy các
số liệu thống kê lượng vốn FDI của các tổ chức khác nhau có thể không giống
nhau.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm 3 phần

Vốn cổ phần, bao gồm cả vốn điều lệ của chi nhánh và các
khoản góp vốn khác.

Lợi nhuận tái đầu tư dưới dạng cổ phần hoặc chuyển nợ liên công ty.

Các khoản vốn tương ứng với các khoản chuyển nợ liên công ty.
Có 2 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư mới - Greenfield Investment (thành lập mới doanh
nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài)

Mua lại và sáp nhập -Merger & Acquisition (mua lại và sáp
nhập một doanh nghiệp hiện có hoặc mua cổ phiếu của các công
ty cổ phần hoặc đã được cổ phần hoá)
4
4
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp

ở nhiều quốc gia, mua lại và sáp nhập là một hình thức quan trọng của
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến ở Việt
Nam do những quy định hạn chế cổ phần nước ngoài trong doanh nghiệp nội
địa. Cùng với những chính sách cải cách đầu tư đang trong giai đoạn bắt đầu
được thực thi, mua lại và sáp nhập có thể trở thành hình thức quan trọng trong
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam những năm tới.
1.1.2. Vai trò của FDI đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư
FDI có thể mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư rất nhiều lợi ích, có
những lợi ích trực tiếp và xác định, song cũng có những lợi ích gián tiếp khó
nhận biết hơn. Dưới đây là những lợi ích cơ bản mà FDI mang lại cho nền
kinh tế các nước đang phát triển

Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển, giúp các nước này
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như trong thời kỳ 1991-1995,
vốn FDI chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tại Việt Nam thì thời kỳ
1996-2000, tỉ lệ này là 24%.
[14]
Nguồn vốn này đã góp phần đưa Việt Nam ra
khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, giúp khi thác và nâng cao hiệu quả sử dụng
những nguồn lực trong nước tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế.
Hiện nay, vốn FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Tạo công ăn việc làm - Lợi ích dễ thấy nhất của FDI chính là tạo nhiều việc
làm ổn định cho người lao động nước sở tại, tăng thu nhập và cải thiện mức
sống cho người dân. Tổng sỗ lao động hiện đang làm việc tại các cơ sở có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên khắp thế giới ước tính đến năm 2001 là
5
5
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp

khoảng 54 triệu người. Khu vực FDI cũng thu hút hơn một nửa số lao động
trong lĩnh vực sản xuất của Singapo. Tại Hồng Kông, Malaixia và Srilanka tỉ
lệ lao động trong khu vực này cũng đang tăng lên nhanh chóng so với tổng
lao động xã hội.

Tăng thu ngân sách - FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các
khoản thuế. Ngay cả khi các doanh nghiệp liên doanh được miễn hoàn toàn
thuế thu nhập của doanh nghiệp liên doanh, nhà nước vẫn có thể tăng thu
ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân nhà đầu tư và các loại thuế gián tiếp khác.
Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
trong thời kỳ 1996-2000 là khoảng 1,45 tỉ USD, chiếm 6-7% tổng ngân sách.
[12]
Tại Trung Quốc, tổng số thuế thu được từ khu vực FDI trong năm 2001 đã
tăng 30% so với năm 2000, chiếm 19% tổng số thuế thu được vào ngân sách
trong năm.
[18]

ảnh hưởng tích cực đến đầu tư trong nước- Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài sẽ kích thích đầu tư nội địa và các công ty này có thể trở thành các kênh
phân phối hoặc trở thành công ty cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh từ các công ty nước ngoài cũng kích thích các
công ty nội địa tăng cường đầu tư.

Chuyển giao công nghệ - FDI có thể giúp nước tiếp nhận đầu tư tiếp cận
được với công nghệ mới trên thế giới qua thông qua việc đầu tư hoàn toàn dây
chuyền sản xuất mới tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc góp
vốn bằng công nghệ trong doanh nghiệp liên doanh.
6
6
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp


Nâng cao tay nghề cho người lao động - Người lao động ở nước sở tại làm
việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có điều kiện tiếp thu
các kĩ năng mới về kỹ thuật và quản lý, nhờ đó tăng năng suất cũng như hiệu
suất lao động. Năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI trong khu vực
sản xuất tại Ailen, Hà Lan và một số nước đang phát triển ở Châu á như Trung
Quốc, Đài Loan, Singapo đều cao gấp hai lần hoặc hơn so với năng suất lao
động trong các công ty nội địa.
[10]

Đẩy mạnh xuất khẩu - Rất nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có
định hướng xuất khẩu. Nhờ quy mô và khả năng tiếp cận với mạng lưới phân
phối và mạng lưới marketing quốc tế, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
dễ dàng xâm nhập thị trường xuất khẩu hơn so với các công ty nội địa. Nếu có
cách quản lý thích hợp, nhiều quốc gia có thể tận dụng hoạt động FDI để tăng
mức xuất khẩu của nước họ và thu ngoại tệ. Trong năm 2000, tổng doanh thu
xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tới 50.8% toàn bộ doanh thu xuất khẩu của
Trung Quốc
[18]
, 23% tổng doanh thu xuất khẩu của Việt Nam.
[12]

Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước - Trong quá trình
tương tác với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty nội địa có thể
nâng cao chất lượng cũng như uy tín của mình, do đó tăng cường được sức
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tăng cường cạnh tranh nền kinh tế - FDI góp phần kích thích tăng trưởng
chung của một nền kinh tế nhờ đẩy mạnh cạnh tranh trong những ngành mà
có chỉ một số ít các công ty nội địa đang chiếm vị trí độc tôn.

7
7
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
1.1.3. Các nhân tố tác động đến dòng chảy FDI.
1.1.3.1. Toàn cầu hoá
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, các
công ty đều có khả năng chọn lựa địa điểm sản xuất thích hợp nhất nhằm
giảm giá thành sản xuất.
Tiến trình toàn cầu hoá đã đem lại cho các quốc gia có nguồn lao động
rẻ như Việt Nam khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh của mình và thu hút
nhiều hơn nguồn vốn FDI. Điều quan trọng là các quốc gia này phải đảm bảo
giảm thiểu các rào cản trong quá trình xâm nhập và hoạt động của nhà đầu tư,
các chi phí hoạt động khác phải ở mức hợp lý, và những hạn chế mang tính
quan liêu trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh phải dần được dỡ bỏ.
Nếu các quốc gia không tận dụng tốt những cơ hội này, họ sẽ đánh mất tính
cạnh tranh và tụt lại phía sau làn sóng phát triển toàn cầu.
1.1.3.2. Khu vực hoá
Quá trình toàn cầu hoá đã đưa đến sự hình thành các liên kết khu vực
như EU, ASEAN, APEC,… Các liên kết này nhằm tạo ra các khu vực kinh tế
rộng lớn hơn trong đó lợi thế tương đối cũng như lợi thế kinh tế quy mô được
phát huy tối đa.
1.1.3.3. Các sự kiện tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong
tương lai gần.
Có 3 sự kiện lớn đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt
Nam cũng như chiến lược thu hút và xúc tiến đầu tư của Việt Nam.
8
8
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp

Việt Nam cam kết gia nhập khu vực mậu dịch tự do

ASEAN và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan.
Theo cam kết tự do hoá thương mại, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế nhập
khẩu đối với phần lớn hàng hoá nhập khẩu từ ASEAN xuống mức tối đa là
20% vào năm 2003 và tiếp tục giảm xuống 0 -5% vào đầu năm 2006. Thuế
nhập khẩu trung bình đối với hàng hoá có xuất xứ ASEAN sẽ giảm 50% kể từ
đầu năm 2004. Thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng sợi, da, gỗ, thủy tinh,
gốm sứ và thực phẩm từ ASEAN sẽ giảm hơn 60% từ đầu năm 2004. Các
nước ASEAN khác cũng cam kết giành cho hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam
điều kiện ưu đãi tương tự.
[3]
Chương trình hợp tác thương mại của ASEAN đem lại cho Việt Nam cơ
hội xâm nhập thị trường khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với
những thách thức từ việc thực hiện khu vực tự do mậu dịch ASEAN, các công
ty Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ, chất lượng
cao. Nhà nước cũng sẽ không thể áp dụng các biện pháp quản lý hạn ngạch để
bảo vệ các công ty nội địa.

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết năm 2001 và hiện đang
trong quá trình thực hiện. Hiệp định này kêu gọi cắt giảm 30 - 50% thuế nhập
khẩu đối với một số mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp, dỡ bỏ hạn ngạch
đối với hầu hết các mặt hàng trong vòng 3 - 7 năm và bao gồm các điều khoản
cam kết tạo điều kiện cho các công ty Mỹ xâm nhập vào khu vực dịch vụ.
9
9
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Quyền tự do buôn bán của các công ty Mỹ cũng sẽ được thực thi trong vòng 3
- 6 năm .
Theo tinh thần của hiệp định, Việt Nam đã mở cửa thị trường cho các
công ty Mỹ trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, viễn thông. Vấn đề bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng được chú trọng. Việt Nam sẽ phải xoá bỏ các
biện pháp đầu tư trong thương mại ( Trade-related Investment Measures). Hai
nước cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình trong vấn đề bảo vệ Quyền
sở hữu trí tuệ trong thương mại
( Trade-related Intellectual Property Rights).
[4]
Các quy định về đầu tư cũng sẽ được ban hành rõ ràng và kịp thời sau
khi đã có sự bàn bạc tham khảo ý kiến, do đó làm tăng tính rõ ràng của hệ
thống các quy định pháp lý về hoạt động đầu tư.

Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam
Việt Nam đưa ra các điều khoản cam kết cụ thể vào tháng 1 năm 2002.
Phiên họp thứ 5 của nhóm làm việc về vấn đề gia nhập của Việt Nam vào
tháng 4/2002 đã xem xét các đàm phán thỏa thuận song phương của Việt Nam
và kế hoạch hành động đối với một số hiệp định của WTO. Phiên họp thứ 6
vào tháng 12/2002 đã đánh đấu sự khởi đầu của quá trình đàm phán trở thành
thành viên của WTO.
Thực hiện tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải cam kết thực hiện
các điều khoản sau:
[5]
10
10
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp

Không phân biệt đối xử: Tất cả các thành viên WTO đều phải áp dụng
nguyên tắc tối huệ quốc trong chính sách thương mại của mình, không phân
biệt đối xử giữa hàng hoá dịch vụ nội địa với nước ngoài và không phân biệt
đối xử giữa các quốc gia.

Từng bước dỡ bỏ các rào cản thương mại qua các vòng đàm phán


Tăng tính có thể dự đoán của các chính sách thương mại bằng cách tuân thủ
các cam kết về mở cửa thị trường và hạ thấp các rào cản thương mại.

Hạn chế sử dụng các biện pháp phi thuế quan
* *
*
Xu hướng đầu tư quốc tế, khu vực cũng như ảnh hưởng của những sự
kiện trên đây đều là những nhân tố quan trọng tác động đến dòng chảy FDI
vào Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.Ngiên cứư chiến lược thu
hút và xúc tiến đầu tư giai đoạn tới cũng nhất thiết phải tính đến những ảnh
hưởng từ các yếu tỗ này.
1.1.4. Xu hướng đầu tư quốc tế và khu vực những năm tới
1.1.4.1. Xu hướn g đầu tư quốc tế những năm tới
Sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng ở Mỹ vào giữa năm 2000 đã dẫn
tới một đợt suy thoái kinh tế không chỉ ở Mỹ mà cả trên phạm vi thế giới. Sự
suy thoái này cùng với tình trạng ảm đạm kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản
những năm qua đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước Châu á. Vụ khủng bố
xảy ra vào tháng 11/2001 tại Mỹ càng khiến khung cảnh suy thoái toàn cầu
11
11
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
trầm trọng hơn, do đó làm chững lại dòng chảy FDI vốn là dấu hiệu của sự ổn
định và phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Đầu tư FDI của thế giới năm 2000 đã tăng 18% so với năm 1999, đạt
hơn 1600 tỉ USD. Nhưng sang năm 2001 lại giảm mạnh xuống chỉ còn
khoảng 850 tỉ USD, tương đương với mức đầu tư của năm 1998. Đây là lần
sụt giảm đầu tiên của đầu tư quốc tế kể từ năm 1991. Dòng vốn FDI vào các
nước phát triển cũng giảm 50% so với mức giảm 14% ở các nước đang phát
triển.

Toàn cảnh đầu tư FDI của thế giới giai đoạn 1991-2001 được tổng hợp
trong bảng dưới đây:
12
12
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Bảng1 - Tình hình đầu tư FDI của thế giới 1991-2001(Đơn vị: tỉ
USD)
1991-1995 1996-2000 1999 2000 2001
Thế giới 1124,2 4626 1320,4 1632,7 851,9
Mỹ 349,1 647,1 155,4 152,4 156
Nhật 103,4 127,9 22,3 31,5 38,5
Châu Âu 642 2660,2 762,4 1011,7 394,1
NICs châu á 34,3 72,1 12,6 16 8,1
Nguồn: Báo cáo đầu tư thế giới 2002,UNCTAD. (World Investment Report 2002)
Sự suy giảm trong đầu tư quốc tế cho thấy sự đi xuống của nền kinh tế
toàn cầu. Trong bối cảnh đó, sức ép cạnh tranh gay gắt càng thúc giục các
công ty tìm kiếm địa điểm đầu tư có giá thành sản xuất rẻ hơn nữa. Những
nền kinh tế có giá cả đầu tư thấp sẽ là điểm tìm đến của các nhà đầu tư. Bên
cạnh đó, dòng vốn FDI cũng sẽ bắt nguồn từ các nước có thị trường nội địa
tăng trưởng chậm hơn so với thị trường ngoài nước.
Theo Báo cáo đầu tư thế giới (World Investment Report 2002) do
UNCTAD thực hiện, đã có một sự phân phối lại nguồn vốn FDI tới các nước
đang phát triển cũng như khu vực Đông và Tây Âu. Đây là những nơi có tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn so với các nước phát triển.
13
13
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Năm 2001, vốn FDI vào các khu vực này chiếm 28% (các nước đang
phát triển) và 4% (Đông - Trung Âu) tổng vốn FDI toàn thế giới so với 18%
và 2% của 2 năm trước đó. Cùng với xu hướng suy giảm đầu tư nói chung, sự

phân phối lại nguồn vốn FDI này đã gây nên mức tụt giảm kỉ lục trong đầu tư
vào các nước phát triển năm qua. Điều này thể hiện rất rõ trong biểu đồ thống
kê dòng vốn đầu tư nước ngoài vào 10 nền kinh tế lớn của thế giới trong hai
năm 2000và 2001. Các nước lớn như Mỹ, Canada, Đức, Bỉ đều phải chứng
kiến một mức suy giảm tới hơn 50% so với mức đầu tư FDI của năm 2000.
Biểu đồ 1: Đầu tư FDI vào 10 nền kinh tế lớn của thế giới 2000 và 2001
Nguồn: UNCTAD, Dữ liệu về FDI và TNC
Mặc dù có những ảnh hưởng xấu từ sự sụt giảm nhu cầu đầu tư của
những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, triển vọng của đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong trung hạn (3 năm tới) vẫn rất hứa hẹn. Theo điều tra của
UNCTAD, các TNC lớn đều có ý định mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế
với trọng tâm nhằm vào cả sản xuất và phân phối. Hình thức mở rộng được ưa
chuộng vẫn là Mua lại và sáp nhập ở các nước phát triển và Đầu tư mới ở các
nước đang phát triển.
[6]
Cuộc điều tra do Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA) tiến hành
năm 2001 cũng cho kết quả tương tự. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn
cầu, 79% số công ty được điều tra vẫn cho thấy kế hoạch mở rộng đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong những năm tới. Các doanh nghiệp sản xuất chiếm ưu
thế hơn về đầu tư FDI so với các doanh nghiệp dịch vụ.
[7]
14
14
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cũng đưa ra kết quả tương
tự trong cuộc điều tra tiến hành vào tháng 7, 8 năm 2001. 72% các TNCs
Nhật Bản nói rằng họ sẽ tăng cường mở rộng hoạt động tại nước ngoài (con
số này của các năm trước chỉ là 55%.
[8]
Các nước đang phát triển và các thị trường đang mở rộng giành được sự

chú ý của các nhà đầu tư và chiếm tới hơn một nửa trong số 20 điểm đầu tư
được ưa thích nhất. Việt Nam cũng nằm trong số đó. Mỹ và Tây Âu vẫn được
đánh giá là địa điểm ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
[9]

1.1.4.2. Xu hướng đầu tư khu vực những năm tới
Châu á là khu vực đang ngày càng có vị trí quan trọng thu hút mạnh mẽ
nguồn vốn FDI. Năm 2002, Châu á đã vượt qua châu Mỹ La Tinh chiếm vị trí
thứ 3 trong số các khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhiều nhất, sau Bắc Mỹ
và Châu Âu. Theo điều tra của A.T Kearney năm 2002, hơn một nửa trong số
10 nước có những bước tiến tích cực nhất về thu hút đầu tư so với năm trước
đó nằm ở khu vực Châu á Thái Bình Dương.
[9]

Biểu đồ dưới đây cho thấy 10 nước đang phát triển thuộc nhóm những
điểm đầu tư được TNC lựa chọn nhiều nhất trong giai đoạn 2002 – 2005 theo
điều tra của UNDTAD trong Báo cáo đầu tư thế giới 2002. Trung Quốc là
nước có được tỉ lệ lựa chọn cao nhất bởi các TNC : 22%, tiếp đến là hai nước
Đông Nam á Malaixia và Thái Lan với tỉ lệ là10%.
[10]
15
15
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Biểu đồ 2- Các nước thu hút FDI mạnh nhất thuộc khu vực Châu á trong
giai đoạn 2002-2005
Nguồn: UNCTAD - Báo cáo đầu tư thế giới năm 2002
Tuy nhiên, triển vọng này không phải có ở tất cả các thị trường trong
khu vực. Một mặt, các nhà đầu tư đều hướng tới các thị trường tiềm năng như
Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và Hồng Kông. Tuy nhiên, các thị trường
khác ở Châu á vẫn duy trì sức hút ở mức cũ, thậm chí còn sút. Mặc dù các nhà

đầu tư quan tâm hơn tới các nước Châu á so với những năm trước đây, họ vẫn
e ngại khi quyết định đầu tư vào các thị trường này.
Theo điều tra của A.T Kearney tháng 9/2002, Trung Quốc đã vượt qua
Mỹ là nước liên tiếp đứng đầu 5 năm trước đó để trở thành nước hấp dẫn đầu
tư số 1 trên thế giới. Các nhà đầu tư ngày nay có cái nhìn lạc quan đối với thị
trường Trung Quốc hơn những năm trước đây và hơn bất cứ quốc gia nào
khác. Nhiều công ty chưa từng đầu tư vào Trung Quốc trước đó có ý định thử
đầu tư vào đây trong vòng 3 năm tới. Nhân tố quyết định cho sự thành công
đầy ấn tượng này của Trung Quốc chính là tình hình tương đối ổn định về
chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự kiện Trung Quốc đã chính thức
trở thành thành viên của WTO năm 2002.
[9]
Cũng theo điều tra của Kearney, bên cạnh Indonesia là nước kể từ năm
1998 đã liên tục có FDI ròng dưới 0-đầu tư FDI ra nước ngoài vượt quá đầu
tư FDI vào trong nước, các nước ASEAN trong đó có Singapo, Malaixia, Thái
16
16
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Lan và Philippin tiếp tục đánh mất dần sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Việt Nam là nước duy nhất nằm ngoài xu hướng ảm đạm này.
Biểu đồ 3 - Vốn FDI ròng vào một số quốc gia Đông Nam á
Nguồn: FDI Confidence Index-Global Business Policy Council, 9/2002-A.T.Kearney.
Thiếu cơ hội mở rộng thị trường cũng như giá thành sản xuất cao đã
khiến Singapo đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình trong các ngành công
nghiệp nặng cũng như công nghiệp nhẹ (đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử).
Do đó Singapo đã rơi từ vị trí thứ 13 xuống thứ 22 trong FDI Confidence
Index. Tuy nhiên, Singapo vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư trong lĩnh vực
điện tử và các lĩnh vực phi tài chính. Đặc biệt Singapo vẫn là địa điểm thu hút
đầu tư quốc tế nhiều nhất của khu vực. Đầu tư FDI vào Singapo đã tăng 59%,
lần đầu tiên đạt mức 9 tỉ USD kể từ năm 1998.

Để đối phó với sự suy giảm lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực điện tử,
Singapo đã tập trung phát triển ngành y sinh học, coi đây là cơ sở cho tăng
trưởng sản xuất giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, Singapo cũng chú trọng cải
thiện hạ tầng cơ sở cũng như chấn chỉnh các công ty mũi nhọn giàu tiềm năng
trong ngành công nghiệp này bằng rất nhiều nguồn quỹ đầu tư và vốn của
doanh nghiệp. Kết quả là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật sinh
học của Châu Âu và Nhật Bản đã trở lại đầu tư vào Singapo.
Malaixia trong năm này cũng rơi ra khỏi nhóm 25 nước ưu thích nhất
của các nhà đầu tư. Sự bất ổn về chính trị, tâm lí lo ngại nạn khủng bố cũng
như mối quan hệ phức tạp giữa chính trị và giới doanh nghiệp là nguyên nhân
chính dẫn đến mất lòng tin từ các nhà đầu tư. Trước tình hình này, Chính phủ
17
17
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Malaixia đã đưa ra một số biện pháp khích lệ động viên bao gồm trợ cấp mở
rộng tái đầu tư trong khoảng thời gian từ 5 - 15 năm và ưu đãi thuế đối với lợi
nhuận thu được từ ngành công nghiệp máy móc và thiết bị.
Cuộc điều tra này cũng cho thấy Việt Nam đã gia nhập nhóm 25 nước
dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực công nghiệp nhẹ. Một kết quả
rất quan trọng của cuộc điều tra này là Trung Quốc gia nhập WTO sẽ tăng sức
hấp dẫn đầu tư cho khu vực ASEAN và các nước Châu á khác (đây là nhận
định của 48% công ty được điều tra).
[9]

1.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư
1.2.1. Khái niệm xúc tiến đầu tư
Vốn đầu tư FDI không tự nhiên đến với quốc gia nào. Trong bối cảnh
các quốc gia đều thực hiện tự do hoá đầu tư, các công ty đa quốc gia chỉ bị
hấp dẫn bởi nơi nào có điều kiện phù hợp nhất. Bởi vậy sự cạnh tranh giữa
các quốc gia để thu hút nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là trong điều

kiện đầu tư quốc tế có xu hướng suy giảm trong những năm sắp tới.
Cũng vì lẽ đó, thay vì đưa ra các quy tắc, luật lệ đối với các nhà đầu tư,
các quốc gia giờ đây lại tìm đến giải pháp xúc tiến để thu hút họ. Trọng tâm
của giải pháp này là khái niệm xúc tiến đầu tư và các kĩ thuật xúc tiến đầu tư
cũng như việc đề ra các chiến lược phù hợp với các yêu cầu và điều kiện đầu
tư. Vai trò ngày càng quan trọng của vốn FDI đã khiến hoạt động xúc tiến đầu
tư trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, không chỉ đối với các nước phát triển mà
đối với cả các nước đang phát triển.
18
18
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, nó không chỉ đơn
thuần là mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành
vận động chung chung. Không có một cách định nghĩa nhất quán cho khái
niệm xúc tiến đầu tư, song theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư được coi là một
loạt các biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một
chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm chiến lược sản phẩm (Product
strategy), chiến lược giá cả (Pricing strategy) và chiến lược xúc tiến
(Promotional strategy).

Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm, theo khái niệm xúc tiến đầu tư, được hiểu
là chính quốc gia tiến hành xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược sản phẩm là
việc quốc gia đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp. Để làm được điều
này, họ cần phải nắm được những lợi thế cũng như bất lợi nội tại của nước
mình trong mối tương quan đến các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược giá cả: Giá cả ở đây chính là giá cả xây dựng và hoạt động của
nhà đầu tư ở nước tiếp nhận, bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, chi phí cố
đinh, thuế ưu đãi, thuế bảo hộ…


Chiến lược xúc tiến: bao gồm các hoạt động nhằm phổ biến thông tin hoặc
tạo dựng hình ảnh của quốc gia đó và cung cấp các dịch vụ đầu tư cho những
nhà đầu tư có triển vọng.
1.2.2. Vai trò của xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là khi các chủ đầu tư
còn đang trong giai đoạn tìm hiểu, thăm dò, lựa chọn địa điểm đầu tư. Hoạt
động xúc tiến đầu tư đến cho chủ đầu tư những thông tin liên quan đến ý định
19
19
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
đầu tư của họ, giúp họ có được một tầm nhìn bao quát về quốc gia đó để cân
nhắc, lựa chọn. Như vậy hoạt động xúc tiến đầu tư giúp các chủ đầu tư rút
ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến quyết định.
Sau bước tạo dựng hình ảnh khâu tiếp theo của xúc tiến đầu tư là tập
trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng, có thể nói ở đây hoạt động xúc tiến
đầu tư đã "chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư thông qua
các cơ chế hữu hiệu của hệ thống khuyến khích tác động đến các nhà đầu tư
tiềm tàng ở nước ngoài"
[19]
, cung cấp cho họ lượng thông tin kịp thời, chính
xác, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng tính toán sổ sách, mức độ sinh lợi, rủi
ro để đi đến quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, các dịch vụ đầu tư giúp các chủ đầu tư có được thông tin
về thị trường nội địa, được tư vấn về lực lượng nhân công cũng như về thủ tục
đăng ký, cấp phép, được giúp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự
án… để chủ đầu tư có thể nhanh chóng đi vào hoạt động một cách thuận lợi
và hiệu quả.
Với ý nghĩa đó, xúc tiến đầu tư đã trở thành nội dung chính của hoạt
động thu hút vốn FDI. Cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu hút vốn FDI
cũng chính là cạnh tranh trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư.

1.2.3. Các bộ phận của chương trình xúc tiến đầu tư
Các bộ phận của chương trình xúc tiến đầu tư bao gồm :

Các chính sách và môi trường đầu tư

Các chiến lược xúc tiến đầu tư

Cơ quan thực thi các chiến lược này.
20
20
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
Thành công của mỗi bộ phận đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thu
hút FDI của quốc gia đó.
1.2.3.1. Chính sách đầu tư.
Chính sách đầu tư là một tập hợp các chính sách thương mại và các
chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại thường đặc biệt quan
tâm đến các nhân tố như điều kiện cho phép đầu tư, các chế độ ưu đãi, tỉ giá
hối đoái, chính sách hỗ trợ vốn, luật đất đai, cơ sở hạ tầng, các quy định về
hồi hương hay xung công tài sản.
Trong ngắn hạn hoặc trung hạn, có thể còn có một khung chính sách
riêng biệt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Song sau đó, xu hướng là áp
dụng chung một chính sách cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.
1.2.3.2. Chiến lược xúc tiến đầu tư
Chiến lược xúc tiến đầu tư là cách thức tổ chức một loạt các hoạt động
xúc tiến đầu tư nhằm tăng mức đầu tư vào một quốc gia. Hoạt động xúc tiến
đầu tư bao gồm 3 nhóm hoạt động chính.

Tạo dựng hình ảnh: Các biện pháp tạo dựng hình ảnh hay uy tín được sử
dụng cả trong thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước nhằm cung cấp
cho các nhà đầu tư thông tin về kế hoạch đầu tư của một quốc gia, các chính

sách và chế độ đãi ngộ, các thủ tục và yêu cầu khi đầu tư cũng như những tiến
bộ, thành tựu của quốc gia đó.
Các hoạt động tạo dựng hình ảnh bao gồm sản xuất và phát hành các
băng video, sách giới thiệu, tờ rơi… tổ chức các buổi giới thiệu ngắn, tiến hành
các hoạt động quan hệ công chúng và quảng cáo. Hoạt động tạo dựng hình ảnh
21
21
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
phải đi kèm với việc tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng và cung cấp
dịch vụ cho các nhà đầu tư. Những hoạt động như quảng cáo hay quan hệ công
chúng tốt nhất nên sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp khi tiến hành.

Tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng: Khâu này đòi hỏi phải sử
dụng đến các công cụ như thư từ, điện thoại, hội thảo đầu tư, cơ quan đại diện
và tiến hành marketing trực tiếp đến cá nhân các nhà đầu tư. Những hoạt động
này có thể được thực hiện nhằm vào các đối tượng cả ở trong và ngoài nước.

Cung cấp các dịch vụ đầu tư: Hoạt động này đòi hỏi phải cung cấp các dịch
vụ trước khi cấp phép, cấp phép và sau cấp phép. Yêu cầu của hoạt động này
là phải thiết thực và năng động.
Chiến lược xúc tiến đầu tư phải kết hợp được tất cả các kĩ thuật trên sao
cho phù hợp với các yêu cầu cũng như tiềm năng của mỗi quốc gia. Ttrọng
tâm của các hoạt động này thay đổi tuỳ theo từng quốc gia và tuỳ theo từng
giai đoạn để thích ứng với các điều kiện và nhu cầu ưu tiên khác nhau. Thông
thường một chiến lược xúc tiến đầu tư có thành công hay không phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng các dịch vụ đầu tư bởi điều quan trọng là những dự án
tiềm năng phải được hiện thức hoá thành hành động đầu tư thực tế và nếu các
nhà đầu tư cảm thấy thoả mãn thì điều đó cũng có nghĩa là quốc gia đó sẽ thu
hút được thêm nhiều nhà đầu tư khác nữa.
Để thực sự đạt được hiệu quả, các chiến lược xúc tiến đầu tư đều phải

có mục tiêu rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung. Xác định mục tiêu của
chiến lược liên quan đến việc lựa chọn quốc gia, lĩnh vực cũng như các công
ty để tiến hành chương trình xúc tiến. Việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu
và hoạch định một cách chi tiết, cụ thể.
22
22
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
1.2.3.3. Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều đã chuyển từ giai đoạn đầu của xúc
tiến đầu tư - chủ yếu liên quan đến việc mở cửa thị trường đối với các nhà đầu
tư nước ngoài - sang giai đoạn thứ 2 là tích cực thu hút nguồn vốn FDI chảy
vào trong nước. Xu hướng này biểu hiện rõ rệt qua việc các quốc gia đều
thành lập Uỷ ban xúc tiến đầu tư (Investment Promotion Agency).
Theo Báo cáo đầu tư thế giới 2002 của UNCTAD , số lượng các Cơ
quan xúc tíên đầu tư trên thế giới ngày càng tăng nhanh kể từ thập kỷ 1990.
Hiện nay, trên thế giới đã có 164 Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia và hơn 250
Cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương.
[10]
Xúc tiến đầu tư không phải là hoạt động không có thể lấy thu bù chi.
Điều này có nghĩa là mọi chi phí cho hoạt động này đều bắt nguồn từ ngân
sách Nhà nước, song đôi khi có thể đến từ khu vực tư nhân. Cũng vì lẽ đó mà
hầu hết các tổ chức xúc tíên đầu tư đều là một cơ quan của Chính phủ.
Khi thực hiện xúc tiến đầu tư tại một số địa phương quan trọng, một yêu
cầu quan trọng là phải có hiểu biết chính xác về các điểm dự kiến đầu tư tại
địa phương đó và nắm vững có yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
của các nhà đầu tư. Bởi vậy, các quốc gia rộng lớn thường xây dựng một
mạng lưới cơ quan xúc tiến địa phương để tiến hành các chương trình xúc
tiến ở từng vùng, tỉnh và bang của quốc gia đó.
Cũng theo Báo cáo đầu tư thế giới 2002 thì 2/3 trong số các Uỷ ban xúc
tiến đầu tư quốc gia được điều tra đều có một mạng lưới cơ quan xúc tiến đầu

tư cấp địa phương. Đây thường là những tổ chức hoạt động độc lập, không
23
23
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
phải với tư cách là các chi nhánh của các Uỷ ban xúc tiến quốc gia. Các Uỷ
ban xúc tiến đầu tư quốc gia thường chỉ đóng vai trò điều phối và hướng các
nhà đầu tư đến Cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương nhằm tránh những cạnh
tranh không cần thiết. Một số cơ quan xúc tiến địa phương được chu cấp chi
phí hoạt động bởi Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia hoặc chính quyền địa
phương.
[10]
Chức năng cốt lõi của cơ quan xúc tiến đầu tư là tư vấn về chính sách
đầu tư hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn. Rất nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư cũng
đảm nhiệm cả việc cấp giấy phép và hoạch định chính sách đầu tư.
* *
*
Tầm quan trọng của mỗi bộ phận trong chương trình xúc tiến đầu tư
thay đổi tuỳ theo mỗi quốc gia. Đối với một số quốc gia rộng lớn với một thị
trường quy mô và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì vai trò của chính
sách đầu tư được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đối với các quốc gia có thị
trường nhỏ hơn và nguồn tài nguyên không mấy phong phú thì điều tối quan
trọng là phải tập trung xây dựng một chiến lược xúc tiến năng động cùng với
một cơ quan hoạt động hiệu quả nhằm thực thi tốt chiến lược đó.
Thực tiễn đã cho thấy một chính sách đầu tư hợp lý đi cùng với một chiến
lược xúc tiến năng động và được tiến hành một cách chuyên nghiệp sẽ làm nên
thành công của hoạt động xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của các nước phát triển
cũng như các nước đang phát triển trong việc thu hút FDI đều cho thấy rằng
Chính phủ các quốc gia cần phải đảm nhiệm tốt hai nhiệm vụ sau:
24
24

Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp

Cải cách chính sách đầu tư để hạn chế những khó khăn mà nhà
đầu tư phải đối mặt khi xây dựng một dự án mới.

Thiết lập một cơ quan xúc tiến đầu tư với đầy đủ quyền hạn, tư
cách pháp lý độc lập và ngân quỹ cần thiết để hoạch định và tiến
hành một chiến lược xúc tiến đầu tư phù hợp với yêu cầu, lợi thế
cũng như tiềm năng của quốc gia đó.
25
25

×