Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ HOÀI NAM
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƢỜNG TẠI MỎ THAN KHÁNH HÕA,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN KHẮC THÁI SƠN
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên là một trong những nhân tố để
thúc đẩy nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia trên thế giới. Nguồn tài
nguyên thiên nhiên của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, nhƣng khai thác
và sử dụng còn nhiều bất cập. Tại Việt Nam việc khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ và không hiệu quả, dẫn đến
thất thoát và lãng phí tài nguyên.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, các ngành công nghiệp nƣớc ta
đƣợc quan tâm đầu tƣ và đẩy mạnh. Trong số đó phải kể đến các hoạt động
của công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Khai thác than là một hoạt
động đã đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển từ khá lâu. Sự tăng trƣởng của các
ngành kinh tế nhƣ điện, xi măng luôn tỉ lệ thuận với nhu cầu sử dụng than.
Trên cơ sở nhu cầu than ngày càng tăng trên thị trƣờng, các hoạt động
khai thác và chế biến than cũng liên tục gia tăng. Bên cạnh những lợi ích kinh
tế mà ngành khai thác than mang lại, thì hoạt động này cũng đã can thiệp khá
mạnh mẽ đến môi trƣờng, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trƣờng đòi
hỏi các nhà đầu tƣ cần phải có các giải pháp quản lý, giải pháp công nghệ và
các giải pháp xử lý hợp lý nhằm giảm thiểu những ảnh hƣởng xấu đến môi
trƣờng.
Thái Nguyên là tỉnh có trữ lƣợng than lớn, có nhiều mỏ than đang hoạt
động khai thác nhƣ: Mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Núi
Hồng… Khánh Hòa là một mỏ than lớn nằm ở Bắc thành phố Thái Nguyên,
hoạt động khai than nơi đây đã đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, tạo công
ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị
trƣờng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc khai thác than đã và đang gây
ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng xung quanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
Ngoài những lợi ích do ngành công nghiệp khai thác chế biến than
mang lại cho địa phƣơng Thái Nguyên thì những tác động đến môi trƣờng
hiện nay không nhỏ: Vấn đề sạt lở bãi thải, hạ thấp mực nƣớc ngầm, ô nhiễm
môi trƣờng không khí, làm bẩn nguồn nƣớc tƣới tiêu đang ngày càng gây
bức xúc trong nhân dân. Do vậy việc đánh giá hiện trạng môi trƣờng trong
hoạt động khai thác than trên địa bàn Thái Nguyên là cần thiết, trên cơ sở đó
cần đề ra những biện pháp quản lý môi trƣờng nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ
môi trƣờng tại Thái Nguyên.
Xuất phát từ thực tế trên, đƣợc sự hƣớng dẫn của thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Khắc Thái Sơn tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
môi trường Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
.
- thực trạng công tác quản lý môi trƣờng tại M
Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá đƣợc hiện trạng môi trƣờng đất, nƣớc, không khí tại khu
vực Mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên.
- của tại M , tỉnh
Thái Nguyên .
- và
Mỏ than Khánh Hòa,
tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.
1.1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành than đá
Than đá có nguồn gốc sinh hóa hình thành trong quá trình trầm tích thực
vật ở điều kiện đầm lầy cổ cách đây hàng trăm triệu năm. Khi các lớp trầm tích
bị chôn vùi, do sự gia tăng nhiệt độ, áp suất, cộng với điều kiện thiếu oxy nên
sinh khối (chứa một lƣợng lớn cellulose, hợp chất chứa C, H, O) chỉ bị phân
hủy một phần. Dần dần, hydro và oxy tách ra dƣới dạng khí, để lại khối chất
giàu cacbon là than.
Thành phần chủ yếu của than đá là cacbon. Sự hình thành than là một
quá trình lâu dài và phải trải qua hàng chuỗi các bƣớc. Ở từng giai đoạn và tùy
thuộc từng điều kiện (nhiệt độ, áp suất, thời gian, ) mà hình thành các dạng
than khác nhau tùy thuộc vào hàm lƣợng cacbon tích lũy trong nó. Có thể tóm
tắt các giai đoạn hình thành than nhƣ sau:
- Bƣớc đầu là tạo nên than bùn (peat), một chất màu hơi nâu, ƣớt, mềm,
xốp. Chất này có thể đƣợc làm khô rồi đốt nhƣng cho nhiệt lƣợng thấp. Than
bùn chủ yếu đƣợc dùng làm phân.
- Sau một triệu năm hay hơn nữa, than bùn chuyển thành dạng than nâu
(lignite), là một dạng than mềm và có bề ngoài hơi giống gỗ, màu nâu hay đen
nâu. Hàm lƣợng ẩm cao (45%). Than này đốt cho nhiệt lƣợng thấp nhƣng dễ
khai thác và chứa hàm lƣợng lƣu huỳnh thấp[20].
- Hàng triệu năm sau đó, than bitum (than “nhựa đƣờng” - butimious
coal) mới đƣợc hình thành. Đây là dạng than phổ biến nhất, còn đƣợc gọi là
than mềm (sofl coal), mặc dù nó còn cứng hơn lignite. Hàm lƣợng ẩm khoảng
5 - 15%. Than bitum chứa nhiều lƣu huỳnh (2 - 3%), tạp chất (nhựa đƣờng, hắc
ín, ), vì vậy khi đốt thƣờng gây ô nhiễm không khí. Tuy vậy than bitum vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
đƣợc sử dụng rộng rãi, nhất là làm nhiên liệu cho các nhà máy điện vì nó sinh
ra nhiệt lƣợng cao.
- Sau vài triệu năm hay lâu hơn nữa, than bitum mới bắt đầu chuyển
thành anthracite, hay còn gọi là than đá. Đây là dạng than đƣợc ƣa chuộng
nhất bởi nó cứng, đặc, chứa hàm lƣợng cacbon cao nhất trong các loại than.
Do đó, khi đốt anthracite cho nhiệt lƣợng cao nhất. Ngoài ra, vì hàm lƣợng
lƣu huỳnh thấp nên than cứng còn là dạng than ít gây ô nhiễm và sạch nhất.
Nhƣ vậy có thể thấy than đƣợc phân làm ba loại chính:
- Than nâu - lignite
- Than chứa dầu - bituminuos coal
- Than đá - anthracite
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ môi trƣờng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Khoáng sản đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản do Quốc hội
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 06 năm
2005.
- Luật Tài nguyên nƣớc do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2012.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của chính
phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính
phủ về Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
09 tháng 08 năm 2006.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày0 1 tháng 03 năm 2010 của Chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn chất lƣợng không khí xung
quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn chất độc hại trong không khí
xung quanh
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải
công nghiệp
- QCVN 03:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất
- QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt
- QCVN 09:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc
ngầm
- QCVN 14:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt
1.2.
1.2.1. Hiện trạng khai thác than trên thế giới
Theo số liệu tổng quan về các nguồn nhiên liệu hóa thạch của (WEC)
Hội đồng năng lƣợng toàn cầu năm 2010 [40] trữ lƣợng than đá là 860938
Mt, số lƣợng đã khai thác là 9739 Mt, theo tính toán của WEC số năm khai
thác than còn lại với tốc độ khai thác hiện nay là 128 năm.
Toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm, một số
ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào nhƣ: sản điện, thép và kim
loại, xi măng và các loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong
sản xuất ra điện (than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than
cốc).
Khai thác than: hàng năm có khoảng hơn 4.030 triệu tấn than đƣợc
khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lƣợng khai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ
giảm dần.
Các nƣớc khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà
nằm rải rác trên thế giới, 5 nƣớc khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung
Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Öc và Nam Phi, hầu hết các nƣớc khai thác than cho
nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị
trƣờng xuất khẩu.
Lƣợng than khai thác đƣợc dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn,
với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lƣợng.
Thống kê từ năm 2003 đến hết năm 2007, sản lƣợng khai thác than
bình quân trên thế giới tăng khoảng 3,33%/năm, nhƣng nhu cầu sử dụng
than tăng khoảng 4,46%/năm, đặc biệt khu vực châu Á và Australia có tốc
độ tăng nhu cầu sử dụng than tới 7,03%/năm. Điều này chứng tỏ, nhu cầu
sử dụng than ngày càng tăng lên, trong khi trữ lƣợng khai thác giảm
dần trong những năm vừa qua (bình quân 6,77%/năm trong giai đoạn
2003 - 2007).
Hình 1.1. Biểu đồ sản lƣợng than khai thác 10 quốc gia đứng đầu thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Nguồn: [22]
Hình 1.2. Biểu đồ sản lƣợng tiêu thụ than 10 nƣớc đứng đầu thế giới
Nguồn: [22]
Theo IEO2009 mức độ tiêu thụ than đá trên thế giới sẽ tăng khoảng
49% từ năm 2006 đến năm 2030, sự đóng góp của than đá vào mức độ tiêu
thụ năng lƣợng trên toàn thế giới sẽ tăng từ 27% trong năm 2006 lên đến 28%
vào năm 2030. Tổng nguồn dự trữ than đá trên thế giới đƣợc xác định vào
khoảng 929 tỷ tấn, đƣợc phân bố rộng khắp trong đó 80% trữ lƣợng than đƣợc
xác định tập trung: Mỹ chiếm 28%, Nga chiếm 19%, Trung quốc chiếm 14%,
Australia và New Zealand là 9% [22].
1.2.2. Hiện trạng khai thác than tại Việt Nam
Số liệu tổng quan về trữ lƣợng than ở Việt Nam theo WEC là 1500
Mt, số lƣợng đã khai thác 39,8 Mt, và cứ với tốc độ khai thác này số năm
khai thác theo tính toán sẽ chỉ còn 37,6 năm [40].
Than là nguồn năng lƣợng dự trữ cơ bản nhất của Việt Nam, với trữ
lƣợng khoảng 1500 triệu tấn, phần lớn là than antharacite, tập trung ở phía
Bắc, đặc biệt là ở Quảng Ninh. Sản lƣợng khai thác than tăng đáng kể
trong những năm qua, tăng từ 15 triệu tấn năm 1995 lên 44 triệu tấn năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
2010. Xu hƣớng tăng mạnh này dự kiến còn tiếp diễn do công nghệ khai
thác than đƣợc hiện đại hóa [1].
Đa số các nƣớc trên thế giới sản xuất than cho nhu cầu trong nƣớc,
chủ yếu để sản xuất điện, tại Việt Nam phần lớn than đƣợc xuất khẩu còn
lại dùng làm chất đốt gia dụng và sử dụng trong nhà máy nhiệt điện. Than
xuất khẩu chủ yếu sang thị trƣờng Nhật Bản và Trung Quốc, có mức tăng
đột biến từ 5,9 triệu tấn năm 2002 lên 20 triệu tấn năm 2008. Tuy nhiên
do nhu cầu trong nƣớc cao nên dự kiến trong vài năm tới có thể phải nhập
khẩu tới hàng chục triệu tấn. Việt Nam dự kiến từng bƣớc cắt giảm xuất
khẩu than để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc ngày càng cao [28]. Cơ cấu của
ngành khai thác than Việt Nam đã trải qua những thay đổi đáng kể từ năm
2000. Trong suốt thời kỳ thuộc địa cho đến năm 1995, khai thác than là
độc quyền của nhà nƣớc. Năm 1995, tổng công ty Than Việt Nam đƣợc
thành lập, đến nay là Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam - một tập
đoàn do nhà nƣớc là chủ sở hữu. Bên cạnh Vinacomin, còn có các đơn vị
khác tham gia khai thác than nhƣ Indovina Coal hoạt động ở Uông Bí,
Quân khu I ở Cẩm Phả, các công ty khai thác than ở Thái Nguyên, Điện
Biên, mỏ Quảng Nam và nhiều nơi khác [33].
Trên lãnh thổ Việt Nam, than đƣợc phân bố theo các khu vực:
Bể than Antraxit Quảng Ninh: Nằm về phía Đông Bắc Việt Nam,
kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai - Cẩm Phả - Mông
Dƣơng - Cái Bầu - Vạn Hoa dài khoảng 130 km, rộng từ 10 đến 30 km, có
tổng trữ lƣợng khoảng 10,5 tỉ tấn, trong đó: tính đến mức cao - 300m là
3,5 tỉ tấn đã đƣợc tìm kiếm thăm dò tƣơng đối chi tiết, là đối tƣợng cho
thiết kế và khai thác hiện nay, tính đến mức cao - 1000m có trữ lƣợng dự
báo khoảng 7 tỉ tấn đang đƣợc đầu tƣ tìm kiếm thăm dò. Than Antraxit
Quảng Ninh có chất lƣợng tốt, phân bố gần các cảng biển, đầu mối giao
thông Rất thuận lợi cho khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Than Antraxit
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
Quảng Ninh đã đƣợc triều đình nhà Nguyễn khai thác từ năm 1820 và
ngƣời Pháp khai thác từ năm 1888 - 1955. Từ năm 1955 đến nay do Chính
phủ Việt Nam quản lý và khai thác.
Bể than đồng bằng sông Hồng: nằm trọn trong vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đƣờng bờ biển kéo dài
từ Ninh Bình đến Hải Phòng, thuộc các tỉnh thành phố: Thái Bình, Hải
Dƣơng, Hƣng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Sơn Tây,
Hà Nam, Phúc Yên, Vĩnh Yên và dự kiến còn kéo dài ra vùng thềm lục
địa của biển Đông Việt Nam Với diện tích khoảng 3500 km
2
, tổng trữ
lƣợng dự báo khoảng 210 tỷ tấn. Khu vực Khoái Châu với diện tích 80
km
2
đã đƣợc tìm kiếm thăm dò với trữ lƣợng khoảng 1,5 tỷ tấn, trong đó
khu vực Bình Minh, với diện tích 25 km
2
đã đƣợc thăm dò sơ bộ với trữ
lƣợng 500 triệu tấn hiện đang đƣợc tập trung nghiên cứu công nghệ khai
thác để mở mỏ đầu tiên. Các vỉa than thƣờng đƣợc phân bố ở độ sâu -100
đến -3500m và có khả năng còn sâu hơn nữa.
Các mỏ than vùng nội địa: có trữ lƣợng khoảng 400 triệu tấn, phân
bố ở nhiều tỉnh, gồm nhiều chủng loại than: than nâu - lửa dài (mỏ than
Na Dƣơng, mỏ than Ðồng Giao); than bán Antraxit (mỏ than Núi Hồng,
mỏ than Khánh Hoà, mỏ than Nông Sơn); than mỡ (mỏ than Làng Cẩm,
mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Khe Bố) , có nhiều mỏ than hiện đang đƣợc
khai thác.
Các mỏ than bùn: phân bố ở hầu khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam của
Việt Nam, nhƣng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam, đây là loại
than có độ tro cao, nhiệt lƣợng thấp, ở một số khu vực có thể khai thác
làm nhiên liệu, còn lại chủ yếu sẽ đƣợc sử dụng làm phân bón phục vụ
nông nghiệp. Tổng trữ lƣợng than bùn trong cả nƣớc dự kiến có khoảng 7
tỉ m
3
(Nguồn: Tập đoàn than Khoáng sản Việt Nam).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
1.2.3. Tình hình khai thác than Thái Nguyên
Thái Nguyên đƣợc đánh giá là tỉnh có trữ lƣợng than lớn thứ 2 trong
các tỉnh thành cả nƣớc bao gồm than mỡ, than đá đƣợc phân bố tập trung
ở 2 huyện Đại từ và Phú Lƣơng. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15
triệu tấn, trong đó trữ lƣợng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất
lƣợng tƣơng đối tốt, tập trung ở các mỏ than: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm
Hồn [34].
- Than đá với tổng trữ lƣợng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu
tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng.
1.2.3.1. Thực trạng hoạt động các mỏ than trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên
Các điểm khai thác than tập trung chủ yếu vùng Tây Bắc của tỉnh
Thái Nguyên trên địa bàn các huyện Đại Từ, Phú Lƣơng. Các mỏ khai
thác than lớn của Thái Nguyên nhƣ mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn
Mễ, mỏ than Núi Hồng, mỏ than Bá Sơn
Nhìn chung hoạt động khai thác than trên địa bàn đã đƣợc bắt đầu
từ khá lâu: mỏ than Khánh Hòa bắt đầu hoạt động từ 1949; than Núi Hồng
bắt đầu hoạt động từ 1980, mỏ than Bá Sơn bắt đầu từ 1983, mỏ than
Phấn Mễ bắt đầu hoạt động từ những năm 1966 [19].
Qua thời gian, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế xã hội nhƣ
tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh, thì hoạt động khai thác than với công
nghệ còn lạc hậu đã ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng, địa hình và
cảnh quan tỉnh Thái Nguyên.
Theo số liệu Sở Tài Nguyên Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, tính đến
31/12/2009, sản lƣợng khai thác than trên địa bàn tỉnh năm 2006 là
978.689 tấn, đến năm 2009 là 1.261.974 tấn [27]. Nhƣ vậy so với năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
2006 thì sản lƣợng than khai thác trên địa bàn tỉnh 2009 tăng 28,94%. Các
mỏ than ngày càng mở rộng về quy mô, công suất.
Theo số liệu thực tế trữ lƣợng, công suất và diện tích các mỏ than
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhƣ sau:
Bảng 1.1. Trữ lƣợng, công suất các mỏ than tỉnh Thái Nguyên
TT
Tên mỏ và vị trí
Đơn vị khai
thác
Trữ lƣợng
mỏ (Triệu
tấn)
Công suất khai
thác hiện tại
(tấn/năm)
Diện tích
chiếm đất
(ha)
1
Mỏ than Núi
Hồng, Yên Lãng,
Đại Từ
Công ty
TNHH MTV
Công nghiệp
Mỏ Việt Bắc-
TKV
15,08
350.000
278,1
2
Mỏ than Khánh
Hòa, Xã Phúc Hà -
Thành phố Thái
Nguyên và xã An
Khánh - Đại Từ
Công ty
TNHH MTV
Công nghiệp
Mỏ Việt Bắc-
TKV
59,30
400.000
328,0
3
Mỏ than Phấn Mễ,
xã Phục Linh, Hà
Thƣợng huyện Đại
Từ (Bắc và Nam
Làng Cẩm)
Công ty cổ
phần Gang
Thép Thái
Nguyên
3,60
- Phân xƣởng
lộ thiên:
100.000;
- Phân xƣởng
hầm lò:
30.000
66,3
4
Mỏ than Bá Sơn,
xã Sơn Cẩm và Cổ
Lũng huyện Phú
Lƣơng
Công ty cổ
phần Xây
dựng và Khai
thác than TN
1,50
40.000-
50.000
50,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
5
Mỏ than Gốc
Thông xã An
Khánh huyện Đại
Từ và Cổ Lũng
huyện Phú Lƣơng
Công ty cổ
phần Xây
dựng và Khai
thác than Thái
Nguyên
0,40
37.000
19,9
6
Mỏ than An Khánh
- Cù Vân xã An
Khánh và Cù Vân
huyện Đại Từ
Công ty cổ
phần khai
khoáng miền
núi
0,30
30.000
14,5
7
Mỏ than Làng
Bún, xã Phấn Mễ
huyện Phú Lƣơng
Công ty cổ
phần Gang
thép Gia Sàng
0,15
8.000
5,0
8
Mỏ than Minh
Tiến - Phú Cƣờng,
xã Minh Tiến và
Phú Cƣờng huyện
Đại Từ
Doanh nghiệp
Anh Thắng
0,12
4.500
4,9
9
Mỏ than Cát Nê xã
Cát Nê huyện Đại
Từ và xã Phúc
Thuận huyện Phổ
Yên
Công ty liên
doanh kim
loại màu Việt
Bắc
0,22
15.000
41,8
Nguồn: [19],[3]
Nhìn chung các mỏ than Thái Nguyên phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, tập
trung vùng Tây Bắc của tỉnh. Trữ lƣợng các mỏ than tƣơng đối lớn, hoạt động
khai thác than diễn ra ngày càng nhiều, các mỏ than trong xu thế mở rộng và nâng
cao công suất đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế tỉnh
Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
1.2.3.2. Thực trạng môi trường do hoạt động của các mỏ than trên địa
bàn tỉnh
Việc mở rộng và nâng cao công suất các mỏ than trong thời gian qua đã
gây tác động không nhỏ đến môi trƣờng khu vực tỉnh.
* Nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, giảm đa dạng sinh học:
Theo số liệu thống kê tại bảng 1.1 diện tích chiếm đất của các mỏ than là
808,51 ha, phần diện tích này trƣớc đây là đất rừng và đất nông nghiệp. Điều
này cũng cho thấy sự thu hẹp của diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp
kèm theo là suy giảm về đa dạng sinh học, biến đổi địa hình.
* Nguy cơ hạ thấp mực nước ngầm: Việc để lại moong, các đƣờng
lò có độ sâu lớn (moong Bá Sơn hiện tại đang ở mức -30m dự kiến khai
thác đến -50m sẽ chuyển sang khai thác hầm lò xuống mức -100m, moong
lộ thiên mỏ than Phấn Mễ hiện đang khai thác đến mức -192m dự kiến kết
thúc mức -230m; các đƣờng lò hiện xuống mức -100m dự kiến kết thúc
mức -200m; moong lộ thiên mỏ than Khánh Hòa hiện đã xuống sâu tới mức
-87m (moong D) và -120m (moong C)) tác động khá lớn đến mực nƣớc
ngầm khu vực [38].
* Nguy cơ về sạt lở, trượt lở: Các bãi thải có độ cao lớn (bãi thải mỏ
Bá Sơn đang đổ đến cos + 70m; bãi thải mỏ Phấn Mễ đang đổ đến cos +
155m dự kiến kết thúc ở cos +190m [35] ảnh hƣởng không nhỏ đến sinh thái
và các hoạt động kinh tế xã hội của dân cƣ các xã Sơn Cẩm, Cổ Lũng (huyện
Phú Lƣơng), An Khánh, Cù Vân, Hà Thƣợng, Phục Linh (Đại Từ), Phúc Hà
(thành phố Thái Nguyên) - là những xã có các điểm khai thác than điển hình
trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế khảo sát các bãi thải cho thấy, hầu hết việc đổ
thải chƣa đảm bảo thiết kế an toàn, phân cắt tầng thải đúng thiết kế do đó vẫn
xảy ra hiện tƣợng trƣợt lở, sạt lở bãi thải gây bồi lắng các suối xung quanh
đặc biệt là ảnh hƣởng đến ruộng lúa của nhân dân, gây khó khăn trong sản
xuất nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
* Ô nhiễm nguồn nước: Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong
những loại hình hoạt động phát sinh lƣợng nƣớc thải lớn nhất trên địa bàn tỉnh,
lƣu lƣợng nƣớc thải phát sinh hàng năm trên 12,14 triệu m
3
, phần lớn nƣớc thải tại
các mỏ chỉ đƣợc xử lý sơ bộ qua các hố lắng rồi xả ra nguồn nƣớc mặt, thành phần
ô nhiễm trong nƣớc thải là chất rắn lơ lửng, độ màu, một số kim loại nặng,
Bảng 1.2. Lƣu lƣợng nƣớc thải một số mỏ than tỉnh Thái Nguyên
TT
Tên mỏ
Vị trí
Lƣu lƣợng
nƣớc thải
(m
3
/năm)
1
Mỏ than Núi Hồng
Xã Yên Lãng, huyện Đại Từ
998.400
2
Mỏ than Khánh Hòa
Xã Phúc Hà, TP Thái Nguyên
1.000.000
3
Mỏ than Bá Sơn
Xã Sơn Cẩm, huyện Phú
Lƣơng
564.480
4
Mỏ than An Khánh -
Cù Vân
Xã An Khánh, xã Cù Vân,
huyện Đại Từ
72.000
5
Mỏ than Phấn Mễ
Xã Phẫn Mễ, huyện Phú
Lƣơng
6.498.444
Nguồn: [19][3]
Lƣu lƣợng xả lớn lại không đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn trƣớc khi thải ra
ngoài môi trƣờng đang là thực trạng tại các mỏ than.
Thành phần các chất ô nhiễm có trong nƣớc thải mỏ than chủ yếu là
chất rắn lơ lửng (SS) gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng các nguồn nƣớc mặt xung
quanh nhƣ sông Đu (nguồn tiếp nhận nƣớc thải mỏ than Phấn Mễ), suối
Phƣợng Hoàng, suối Tân Long - nguồn tiếp nhận nƣớc thải các mỏ than Bá
Sơn, An Khánh - Cù Vân, Núi Hồng ), các suối này đều là các phụ lƣu của
Sông Cầu, đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm sông Cầu.
* Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005-2010:
Tại các phụ lƣu chính của Sông Cầu, chất lƣợng nƣớc đều không đáp ứng
đƣợc QCVN 08:2008 đối với nguồn nƣớc sử dụng cho mục đích cấp nƣớc
sinh hoạt. Hàm lƣợng BOD
5
, COD vƣợt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ
1,3 đến 3 lần, đặc biệt tại Sông Đu mức độ ô nhiễm là lớn nhất do tiếp nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
nƣớc thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp của huyện Phú Lƣơng và
các hoạt động khai thác khoáng sản trong khu vực, ngoài ô nhiễm hữu cơ còn
ô nhiễm kim loại nặng asen [36].
* Ô nhiễm môi trường không khí: Các hoạt động khoan nổ mìn, vận
chuyển, đổ thải trong hoạt động khai thác than là những nguồn phát sinh khí
bụi chủ yếu, vấn đề ô nhiễm bụi tại các khu vực khai thác than nói riêng và
khai thác khoáng sản nói chung là vấn đề khá lớn. Theo báo cáo hiện trạng
môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên 2005 - 2010, hàm lƣợng bụi lơ lửng tại những
khu vực này vƣợt tiêu chuẩn cho phép gần 05 lần (hình 1.3) [36].
Hình 1.3. Hàm lƣợng bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng
sản và sản xuất vật liệu xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên từ 2008 đến 2010
Nguồn: [15]
* Vấn đề ô nhiễm và suy thoái đất đai: Hoạt động khai thác than
cũng gây những ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng đất đai khu vực xung
quanh. Nƣớc thải chứa nhiều kim loại nặng, cặn lắng theo nƣớc mƣa chảy
tràn đổ ra khu vực ruộng, ven suối tiếp nhận, các hiện tƣợng trƣợt lở, xói
mòn đất là những yếu tố chính làm suy thoái đất đai vùng mỏ.
* Suy giảm hệ thực động vật: Cùng với các hoạt động công nghiệp
khác, khai thác than là nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên
hàng năm của tỉnh. Hàng năm, diện tích rừng tự nhiên đều bị suy giảm do
các hoạt động kinh tế - xã hội [6]. Hiện nay diện tích rừng trồng theo các
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
Xi măng Núi
Voi
Mỏ sắt Trại
Cau
Xi măng
Quang Sơn
Xi măng La
Hiên
Mỏ than Bá
Sơn
Mỏ than
Phấn Mễ
Mỏ than
Khánh Hoà
(mg/m3)
2008 2009 2010 QCVN Bụi
Hàm lƣợng bụi
Địa điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
17
chƣơng trình PAM, 327 tăng đáng kể. Tuy nhiên hệ sinh thái rừng trồng có
độ đa dạng sinh học thấp (chủ yếu là các loại keo, bạch đàn, thông), sinh
khối nhỏ và giá trị bảo vệ môi trƣờng thấp hơn nhiều so với rừng tự nhiên.
Mất rừng đồng nghĩa với việc mất điều kiện sống tự nhiên của các
loài động vật hoang dã. Sự suy giảm đa dạng sinh học thể hiện rõ ở sự
tuyệt chủng một số loài, suy giảm cá thể ở nhiều loài khác, trong đó có
nhiều loài quý hiếm.
* Đánh giá chung: Khai thác than trong những năm qua bên cạnh
việc mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cũng để lại nhiều vấn đề cần
đƣợc quan tâm và giải quyết: vấn đề thu hẹp diện tích đất đai, suy giảm đa
dạng sinh học, ô nhiễm bụi, vấn đề về sạt lở bãi thải, bồi lắng lòng suối
Để có các giải pháp triệt để cho vấn đề này nhất thiết phải có sự quan tâm
đồng bộ từ các nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý và chính quyền địa phƣơng.
1.3.
Việc khai thác và sử dụng than đá có tác động lớn tới môi trƣờng.
Trong thăm dò, điều tra, khảo sát có thể gây tác động lớn tới tài nguyên
đất, tài nguyên rừng, các khu vực sông suối tại vùng thăm dò, khảo sát. Có
hai dạng mỏ than cơ bản là vỉa than lộ thiên trên bề mặt và các mỏ than
nằm sâu dƣới lòng đất. Khai thác các vỉa than trên mặt thƣờng ít tốn kém,
an toàn cho thợ mỏ và có thể khai thác triệt để hơn so với khai thác dƣới
hầm mỏ. Tuy nhiên khai thác trên bề mặt gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng
nhƣ làm mất lớp thực vật và lớp đất mặt, gia tăng xói mòn đất, mất nơi cƣ
trú của nhiều loài sinh vật, đồng thời phƣơng pháp này tạo ra lƣợng đất thải
lớn, nƣớc thoát ra từ những mỏ khai thác này chứa axit và các khoáng độc,
gây ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm đất [30].
Khai thác than dƣới các hầm mỏ sâu dƣới lòng đất gây nguy hiểm
cho con ngƣời với độ rủi ro cao, không khí dƣới hầm lò bị ô nhiễm do bụi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
18
khí than, để chống lò phải tiêu hao một lƣợng gỗ nhất định và có thể xảy ra
các tai nạn hầm lò nhƣ sụt, lún hầm, nổ khí than. Sau khi khai thác, quặng
than cần đƣợc sàng, rửa để loại bỏ đất đá, các loại quặng khác. Khi nƣớc
tiếp xúc với các kim loại nặng có trong đất đá thải hoặc vật liệu đã khai
thác có thể gây ra ô nhiễm nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Ngoài ra, ở nhiều nơi
hoạt động khai thác gần khu dân cƣ đô thị khiến cho ngƣời dân chịu ô
nhiễm bụi nặng nề [23].
Việc đốt than gây ra ô nhiễm không khí do sự phát thải SO
2,
CO
2,
NO
x
,… Tính trên một đơn vị nhiệt lƣợng phát ra thì đốt than thải ra nhiều
chất ô nhiễm hơn các nhiên liệu hoá thạch khác (dầu, khí).
Than, nhất là than bitum, chứa lƣu huỳnh, ni-tơ. Khi đốt, chúng thải
vào khí quyển các lƣu huỳnh oxit, nitơ oxit,… Các oxit này tác dụng với
hơi nƣớc trong khí quyển thành mƣa rơi xuống. Chính vì vậy, việc đốt than
đã gián tiếp góp phần vào quá trình biến đổi khí hậu làm suy thoái môi
trƣờng toàn cầu mà nổi bật là hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính và mƣa axít.
Sau quá trình đốt than để lại một lƣợng phế thải rất lớn. Phế thải này
gồm tro mịn bay lên không và xỉ cục đóng lại ở đáy lò. Trong xỉ than có
thể có những chất độc hại sẽ thấm dần vào nƣớc ngầm. Theo tính toán một
nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1000 MW hàng năm thải ra môi
trƣờng 5 triệu tấn CO
2
, 18.000 tấn NO
x
, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn.
Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nƣớc thải thƣờng chứa kim loại nặng
và chất phóng xạ độc hại [20].
1.3.1. Ô nhiễm môi trƣờng do khai thác than
1.3.1.1. Ô nhiễm nước thải
* Nguyên nhân: Do quá trình bóc dỡ đất đá để khai thác than, sàng
tuyển than: Có các chỉ tiêu nhƣ rắn, lơ lửng, Crôm, axit (nhƣ axit HCL).
* Tính chất: Nồng độ chất rắn lơ lửng, crôm, axit (nhƣ axit HCl) cao;
Tác hại lớn nhất của nó là gây bồi lắng dòng chảy, ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào
quy mô, trình độ công nghệ sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
19
* Các chỉ số đánh giá mức độ ô nhiễm: Để đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trƣờng nƣớc, ngƣời ta đƣa ra các đại lƣợng sau:
- Nhu cầu oxy sinh học (BOD): là chỉ số đánh giá số lƣợng hay nồng
độ các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trƣờng nƣớc.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): COD biểu thị lƣợng oxy tƣơng đƣơng
của các thành phần hữu cơ có trong nƣớc thải có thể bị ôxy hóa bởi các
chất ôxy hóa hóa học mạnh.
- Chất dinh dƣỡng:
Khi nƣớc thải chứa nhiều chất dinh dƣỡng làm cho các thực vật trong
nƣớc phát triển mạnh, gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.
- Các chất độc hại:
Phổ biến trong nƣớc bao gồm các hóa chất độc hại và kim loại
nặng nhƣ thủy ngân, chì, kẽm các chất độc hại này chủ yếu phát sinh
từ nƣớc thải.
Theo TCVN 5945 - 2005 giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong
nƣớc thải công nghiệp đƣợc phân thành 3 cấp: A, B, C.
- Nƣớc thải công nghiệp có nồng độ các chất ô nhiễm bằng hoặc nhỏ
hơn giá trị giới hạn ở cấp A thì có thể đổ thải vào các vực nƣớc dùng làm
nguồn cấp nƣớc sinh hoạt.
- Nƣớc thải công nghiệp có nồng độ các chất ô nhiễm bằng hoặc nhỏ
hơn giá trị giới hạn ở cấp B thì chỉ đƣợc đổ thải vào các khu vực nƣớc dùng
cho các mục đích giao thông thuỷ, tƣới tiêu, bơi lội, nuôi thuỷ sản, trồng trọt.
- Nƣớc thải công nghiệp có nồng độ các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị
giới hạn ở cấp B nhƣng nhỏ hơn giá trị giới hạn ở cấp C thì chỉ đƣợc phép
thải đổ vào các nơi quy định.
- Nếu nƣớc thải công nghiệp có nồng độ các chất ô nhiễm lớn hơn giá
trị giới hạn ở cấp C thì không đƣợc đổ thải ra môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
20
1.3.1.2. Ô nhiễm không khí
* Nguyên nhân
Do quá trình khai thác than tại các mỏ khai thác;
Do quá trình sàng, tuyển than;
Do quá trình vận chuyển than.
* Tính chất
Do quá trình khai than đá tại các mỏ khai thác: Phát sinh bụi và các khí
thải có nồng độ ô nhiễm cao nhƣ SO
2
, NO
2
, CO, CO
2
.
Do quá trình sàng tuyển than tại các cơ sở: chủ yếu phát sinh bụi có
nồng độ ô nhiễm cao.
Do quá trình vận chuyển than: phát sinh các khí độc hại nhƣ
SO
2
,NO
2
,CO,CO
2
của các phƣơng tiện vận chuyển thƣờng xuyên vào ra để
vận chuyển than ra các khu vực cảng, đặc biệt việc vận chuyển này đi qua
khu vực dân cƣ sinh sống và sản xuất nông nghiệp.
* Các chỉ số đánh giá mức độ ô nhiễm
Giá trị giới hạn ở cột A áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động.
Giá trị giới hạn ở cột B áp dụng cho các cơ sở xây dựng mới
1.3.1.3. Ô nhiễm đất
* Nguyên nhân
- Nƣớc thải của quá trình bóc dỡ đất đá để khai thác than.
- Bụi bột than phát sinh trong quá trình khai thác, sàng tuyển và vận
chuyển.
- Chất thải rắn: Than sít bị thải.
* Tính chất
- Nƣớc thải của quá trình khai thác mang nhiều bột than chảy vào thuỷ
vực làm bồi lắng dòng chảy, khi ngấm trực tiếp xuống đất làm thay đổi tính
chất hóa lý của đất dẫn đến giảm năng suất cây trồng.
- Bụi bột than phát sinh trong quá trình khai thác, sàng tuyển và vận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
21
chuyển phủ lên bề mặt đất, làm thay đổi màu sắc cảm quan, gặp nƣớc bụi bột
than sẽ ngấm xuống đất, khi đó tính chất ô nhiễm tƣơng tự nhƣ nƣớc thải.
- Chất thải rắn: Là những loại than sít không đủ chất lƣợng để bán bị
loại ra sẽ chiếm diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào quy mô, trình độ công nghệ sản xuất.
1.3.1.4. Chất thải rắn công nghiệp
* Nguyên nhân
Do quá trình khai thác than: lớp đất đá phải bóc dỡ để lấy than, các loại
than sít không đủ chất lƣợng phải thải ra ngoài môi trƣờng.
Do quá trình sàng tuyển, vận chuyển than ra các cảng bãi: Đó chính là
bột bụi than, sau khi hoà với nƣớc mƣa sẽ ngấm vào trong đất làm biến đổi
thành phần đất, ảnh hƣởng đến đất sản xuất nông nghiệp.
* Tính chất
Than sít sẽ đƣợc tận dụng để nghiền và trộn với các loại than tốt hơn để
đóng thành than tổ ong phục vụ nhu cầu đun nấu của ngƣời dân trong vùng.
Nhƣng lƣợng than này hiện nay khá nhiều nên công tác thu gom chƣa đƣợc
trú trọng. Lƣợng than này đƣợc loại thải ra ngoài một phần sẽ chiếm diện tích
đất sản xuất nông nghiệp, mặt khác do quá trình rửa trôi sẽ bồi lấp sông suối,
ngấm vào trong đất, làm biến đổi tính chất đất.
* Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn
Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn khác với tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc
hay chất lƣợng không khí ở chỗ nó không quy định giới hạn các chỉ tiêu tính
chất của chất thải rắn, mà là tiêu chuẩn áp dụng cho các khía cạnh của việc
quản lý chất thải rắn, bao gồm lƣu chữ, thu gom, vận chuyển, đổ bỏ chất thải
rắn, cũng nhƣ quản lý, vận hành, bảo dƣỡng các phƣơng tiện. Chúng cũng bao
gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất thải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
22
1.3.2. Các vấn đề môi trƣờng tồn tại ở Việt Nam do khai thác và
sử dụng than
Đối với việc khai thác than, từ năm 2000 đến nay, sản lƣợng ngành than
đã tăng nhanh không ngừng. Vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than
về góc độ bảo vệ môi trƣờng là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ
8 đến 10 m
3
đất phủ, thải từ 1 đến 3 m
3
nƣớc thải mỏ. Năm 2006, các mỏ than
của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi
trƣờng tới 182,6 triệu m
3
khối lƣợng đất đá và khoảng 70 triệu m
3
nƣớc thải từ
mỏ. Khối lƣợng chất thải rắn và nƣớc thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ.
Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động nhƣ Mạo Khê, Uổng Bí, Cẩm
Phả,… [18].
Tác động chủ yếu của đất đá thải là gây ra sạt lở đất và bồi lấp hạ nguồn,
về mùa mƣa, các bãi thải cao bị xói mòn mạnh do động năng của nƣớc mƣa chảy
tràn trên các sƣờn dốc bãi thải, tạo thành các khe rãnh hoặc hố sâu rộng từ 25m,
đất đá và bùn thải bị cuốn trôi theo nƣớc mƣa và di chuyển xuống phía hạ lƣu
gây bồi lấp các dòng,
Đất đá thải cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hƣởng
về sự phát thải bụi từ các mỏ trong khu vực gây suy giảm môi trƣờng không
khí do nhiễm bụi ở khu dân cƣ đô thị vùng than. Trên các mỏ than thƣờng có
mặt với hàm lƣợng cao các nguyên tố Se, Ti, Cr, Mn, Zn, Sr, Zr, Ba. Các
khoáng vật sulphua có trong than cũng có chứa Zn, Cd, Hg, Mo, Se, Sb, Cu,
As, Pb. Các nguyên tố này làm cho bụi mỏ trở nên độc hại khi hít thở dài
ngày. Ngoài ra, đất đá thải còn có tác động làm ảnh hƣởng đến thẩm mỹ cảnh
quan khu vực.
Theo một báo cáo về môi trƣờng của tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam trong tháng 6/2009, hàm lƣợng bụi tại các khu vực khai
thác, chế biến than, khoáng sản đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 5,2 lần
(trung bình trong 24 giờ) [25]. Các khu vực chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất do bụi
là Mạo Khê, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả. Ở các vùng khai thác than khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
23
nhƣ Quán Triều (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam), hàm lƣợng bụi tại
các khu vực dân cƣ gần các công trƣờng, xƣởng sàng than cũng vƣợt tiêu
chuẩn cho phép 2,2 - 4,2 lần [25].
Nƣớc thải từ các khu vực khai thác than cũng đang làm xấu đi môi
trƣờng sống, lao động của những ngƣời dân. Tại vùng than Quảng Ninh, theo
đánh giá của tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có khoảng
25 - 30 triệu m
3
nƣớc thải/năm [25]. Độ pH của nƣớc thải mỏ luôn dao động
từ 3,1 - 6,5. Hàm lƣợng cặn lơ lửng thƣờng vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 -
2,4 lần, có nơi lên tới hơn tám lần. Theo đánh giá của một đơn vị thuộc tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, nƣớc thải ở các mỏ than
đang gây nhiều ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng sống trong các sông, suối,
vùng ven biển nhƣ gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lƣợng
nƣớc… Do tác động lâu ngày từ các hoạt động khai thác than trong đó có các
hoạt động khai thác than trái phép. Một số hồ thủy lợi tại vùng Đông Triều
của Quảng Ninh đã bị chua hoá, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp
tại đây.
1
LÝ
1.4.1. Kinh nghiệm bảo vệ môi trƣờng trong khai thác than tại
Trung Quốc
Là một quốc gia đông dân nhất thế giới (trên 1,3 tỷ ngƣời), diện tích
đứng thứ 2 sau Liên bang Nga, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa
dạng, Trung Quốc có nhiều điểm tƣơng đồng với nƣớc ta về văn hoá, thể chế
chính. Trong những năm qua, sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng của Trung Quốc đã
thu đƣợc thành tựu khiến cả thế giới phải công nhận. Nhìn chung, tình trạng
môi trƣờng bị xấu đi của Trung Quốc đã đƣợc kiểm soát về cơ bản, chất lƣợng
môi trƣờng ở một số thành phố và khu vực nông thôn có phần đƣợc cải thiện,
góp phần vào việc thực thi chiến lƣợc phát triển bền vững.
Phát triển bền vững trong lĩnh vực hoạt động khai thác than của Trung
Quốc là nhằm đảm bảo đầy đủ sản lƣợng than cung cấp cho sự nghiệp xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
24
dựng nền kinh tế đất nƣớc và phát triển không ngừng xã hội Trung Quốc theo
đƣờng lối xã hội chủ nghĩa, mang màu sắc Trung Quốc, đồng thời phải đảm
bảo làm tốt công tác bảo vệ môi trƣờng trong quá trình phát triển các hoạt động
khai thác than. Để thực hiện chiến lƣợc đó, Trung Quốc đã xây dựng "Quy
hoạch tài nguyên than toàn Trung Quốc" trong đó xác định rõ 6 nhiệm vụ lớn
về phát triển tài nguyên than và bảo vệ tài nguyên than trong 10 năm (2001 -
2010) của Trung Quốc là:
1. Điều chỉnh và khống chế tổng lƣợng tài nguyên than.
2. Sử dụng hợp lý tài nguyên than.
3. Mời và sử dụng đầu tƣ nƣớc ngoài trong tìm kiếm, điều tra thăm dò
địa chất và khai thác tài nguyên than.
4. Sử dụng tài nguyên và thị trƣờng than của nƣớc ngoài.
5. Thực thi chiến lƣợc dự trữ tài nguyên than.
6. Bảo vệ môi trƣờng sinh thái các vùng mỏ.
1.4.2. Công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng
tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cùng với việc gia tăng về sản lƣợng khai thác, ngành than
đã cố gắng thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng, vừa khắc phục hậu quả
của nhiều năm về trƣớc, vừa chủ động áp dụng nhiều biện pháp tích cực để
ngành than vẫn phát triển mà môi trƣờng cũng không bị xâm phạm, cụ thể nhƣ
sau:
Thứ nhất: Khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn
tài nguyên than trong nƣớc; kết hợp với xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm
dần và tiến đến không xuất khẩu than; đáp ứng tối đa nhu cầu than trong nƣớc
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Thứ hai: Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hƣớng đồng bộ,
cân đối với phát triển chung của các ngành kinh tế khác.
Thứ ba: Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong thăm dò, khai thác,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
25
sàng tuyển, chế biến và sử dụng than.
Thứ tư: Tích cực đầu tƣ thăm dò ra nƣớc ngoài, khai thác nhanh nguồn
tài nguyên than nƣớc ngoài để bổ sung cho sự thiếu hụt từ khai thác trong
nƣớc.
Thứ năm: Từng bƣớc hình thành thị trƣờng than cạnh tranh, hội nhập với
khu vực và thế giới, đa dạng hoá phƣơng thức đầu tƣ và kinh doanh trong
ngành than.
Thứ sáu: Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, gắn liền với
phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, an ninh quốc phòng vùng than.
Trƣớc đây, trong một thời gian dài ở Việt Nam nói chung và ngành than
nói riêng vấn đề môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm. Từ năm 1995 sau khi Luật
Bảo vệ môi trƣờng ra đời, cũng là lúc Tổng công ty Than Việt Nam đƣợc thành
lập và đi vào hoạt động, tổng công ty đã từng bƣớc thực hiện các công việc cải
thiện môi trƣờng vùng mỏ theo tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của
ngành và các vùng than và đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
Hầu hết các mỏ và các đơn vị sản xuất kinh doanh than đã thành lập và
đƣợc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, là cơ sở ban đầu cho việc
quản lý môi trƣờng và thực hiện các giải pháp kiếm soát và giảm thiểu ô nhiễm.
Năm 1998, tổng công ty đã thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá tác động môi
trƣờng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng đảm bảo sự phát triển bền
vững của Tổng công ty Than Việt Nam tại các vùng than Quảng Ninh.
Các mỏ và các nhà máy sàng tuyển đã, đang lập và thực hiện các dự án
xây dựng các công trình chống bụi, thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, phục hồi đất
đai, nạo vét sông, xây kè đập ở chân bãi thải đất đá, phủ xanh đất đồi trọc (tổng
cộng đã trồng đƣợc 1.345 ha, chăm sóc 931 ha), khôi phục một số hồ nƣớc ở
Quảng Ninh.
Riêng tại khu vực Yên Tử đã ngừng khai thác ở 2 đƣờng lò mức +370;
+320 mỏ Yên Tử; ngừng khai thác lộ thiên ở mỏ Than Thùng từ 31/12/1998;