Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 88 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tình hình phát triển của ngành chế biến thủy sản 3
1.1.1. Tình hình phát triển của ngành thủy hải sản ở Việt Nam và Nghệ An 3
1.1.2. Tổng quan về các vấn đề môi trường làng nghề chế biến thủy sản 5
1.1.3. Một số nghiên cứu xử lý chất thải từ hoạt động chế biến thủy sản ở
Việt Nam 5
1.2. Tổng quan về các làng nghề, làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa
bàn tỉnh Nghệ An 7
1.2.1. Tổng quan về làng nghề 7
1.2.2. Tổng quan làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An 9
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 10
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 10
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu thủy sản được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ
An 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu, thu thập, tổng hợp tài liệu 17
2.2.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa 17
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 18
2.2.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. Kết quả về điều tra hiện trạng sản xuất tại một số làng nghề chế biến


thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An 21
3.1.1. Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề 21
3.1.2. Công nghệ sản xuất và nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động chế biến thủy
hải sản tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An 22
một số làng nghề chế biến hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An 23
3.1.3. Sản phẩm và nguồn thải từ hoạt động chế biến thủy sản 24
3.2. Thực trạng môi trường và đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường tại
một số làng nghề chế biến thủy hải sản của tỉnh Nghệ An 44
3.2.1 Đánh giá hiện trạng môi trường chung của các làng nghề chế biến
thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An 44
3.2.3. Đánh giá hiện trạng nước thải và mùi tại một số làng nghề chế
biến thủy hải sản 48
3.2.3. Hiện trạng công trình kỹ thuật bảo vệ môi trường tại một số làng nghề
chế biến thủy hải sản. 58
3.2.4. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến hải sản 60
3.2.5. Tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất, chế biến hải sản trên
địa bàn tỉnh Nghệ An 61
3.2.6. Thực trạng quản lý môi trường một số làng nghề chế biến thủy
hải sản 65
3.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại các làng nghề chế biến thủy
hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 70
3.3.1. Các giải pháp về quản lý 70
3.3.2. Các giải pháp về công nghệ kỹ thuật 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng GDP thuỷ sản giai đoạn 2007-2013 (giá thực tế) 3
Bảng 1.2. Các làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An 9
Bảng 2.1. Quy mô, công suất và loại hình sản xuất của 10 làng nghề chế biến


Bảng 2.2. Danh mục chỉ tiêu, phương pháp và thiết bị phân tích 18
Bảng 2.3. Danh mục Kỹ thuật bình chứa và thời gian bảo quản mẫu 19
Bảng 3.1. Số lượng và công suất của các cơ sở thu gom nguyên liệu 22
Bảng 3.2. Sản phẩm và công nghệ sản xuất của 23
Bảng 3.3. Các dạng chất thải và nguồn gốc gây chất thải trong chế biến thủy
sản 26
Bảng 3.4. Nguồn phát sinh chất thải và hệ thống xử lý chất thải của các làng
nghề chế biến hải sản trên địa bàn tỉnh 30
Bảng 3.5. Tổng lượng nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản 37
trên địa bàn tỉnh Nghệ An 37
Bảng 3.6. Định mức sử dụng nguyên liệu của làng nghề chế biến nước mắm 39
Bảng 3.7. Định mức lượng chất thải rắn phát sinh của một số làng nghề chế

biến thủy sản với sản phẩm nước mắm 40
Bảng 3.8. Định mức sử dụng nguyên liệu trong CBHS khô 43
Bảng 3.9. Lượng chất thải rắn trong CBHS khô 43
Bảng 3.10. Các dạng chất thải từ hoạt động của các làng nghề chế biến thủy hải
sản qua khảo sát 47
Bảng 3.11. Ký hiệu mẫu của các làng nghề 48
Bảng 3.12. Kết quả quan trắc nước thải thủy sản tại 10 làng nghề chế biến hải
sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An 49
Bảng 3.13. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại một số làng nghề 50
chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An 50
Bảng 3.14. Tải lượng các thông số ô nhiễm từ nước thải chế biến thủy sản tại
một số làng nghề 56
Bảng 3.15. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy cấp xã phường 73


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1. Xưởng sản xuất nước mắm làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi 24
Hình 3.2. Quy trình sản xuất nước mắm và dòng thải 38
Hình 3.3. Quy trình sản chế biến cá khô và dòng thải 42
Hình 3.4. Hàm lượng TSS trong mẫu nước thải của các làng nghề chế biến
thủy sản (mg/l) 51
Hình 3.5. Hàm lượng BOD
5
trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến
thủy sản 52
Hình 3.6. Hàm lượng COD trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến
thủy sản 52
Hình 3.7. Hàm lượng P tổng số trong các mẫu nước thải 53
Hình 3.8. Hàm lượng Clo tự do trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế
biến thủy sản 53
Hình 3.9. Hàm lượng Nito tổng số trong các mẫu nước thải từ các làng nghề
chế biến thủy sản 54
Hình 3.10. Hàm lượng dầu mỡ tổng số trong các mẫu nước thải từ các làng
nghề chế biến thủy sản 55
Hình 3.11. Hàm lượng Coliform tổng số trong các mẫu nước thải từ các làng
nghề chế biến thủy sản 55
Hình 3.12. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Làng nghề chế biến hải sản
Ngọc Văn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu 59
Hình 3.13 Hệ thống quản lý ở quy mô cấp xã xuống quy mô nhỏ hơn 73
Hình 3.14. Quy trình xử lý nước thải thủy sản đề xuất 77
Hình 3.15. Quy trình xử lý nước thải thủy sản đề xuất cho cơ sở chế biến đông
lạnh 78
Hình 3.16. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy
sản (với đầu vào BOD5 <500 mg/l). 79
Hình 3.17. Quy trình xử lý chất thải rắn 80





DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CBTS : Chế biến thủy sản
TT : Thông tư
GDP : Tổng thu nhập quốc dân
EU : Liên minh Châu Âu
THCS : Trung học cơ sở
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
1
MỞ ĐẦU

Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn, sự phát triển của
các làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm ổn định,
tăng thu nhập và phát triển du lịch.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, sự phát triển của làng nghề cũng là một
trong những nguyên nhân làm gia tăng vấn đề ô nhiễm môi trường. Do đặc thù của
sản xuất làng nghề mang tính chất hộ gia đình, phân tán, điều kiện hạ tầng và trang
thiết bị còn yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường
dẫn đến các làng nghề đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày
càng nghiêm trọng. Những tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề đang trở
thành các thách thức đối với việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cho nông

thôn. Vì vậy, cần phải có giải pháp kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm tháo gỡ của các
ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề.
Chế biến thủy hải sản có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao do công nghệ
sản xuất lạc hậu, thủ công nên đã tạo ra lượng nước thải, chất thải rắn rất nhiều,
nồng độ chất hữu cơ cao, gây mùi hôi thối và gây tác động trực tiếp đến đời sống
của người dân. Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài luận văn “Đánh giá hiện trạng
môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ
An” được thực hiện nhằm cung cấp các thông tin về hiện trạng môi trường các làng
nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh, tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm và
tác động của chúng đến môi trường tự nhiên, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường phục vụ cho sự phát triển bền vững các làng nghề chế
biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nội dung nghiên cứu bao gồm:
+ Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về các đặc điểm cơ bản về tự nhiên
cũng như kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu cụ thể hiện trạng sản xuất
2
của một số làng nghề chế biến thủy hải sản và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới
môi trường làng nghề.
+ Thu thập và phân tích các số liệu phân tích chất lượng nước thải từ ngành
chế biển thủy sản tại một số làng nghề chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường (nước thải và chất thải
rắn) của một số làng nghề chế biến thủy hải sản để làm cơ sở đề xuất các giải pháp
bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình phát triển của ngành chế biến thủy sản
1.1.1. Tình hình phát triển của ngành thủy hải sản ở Việt Nam và Nghệ An
Nếu năm 2008 thuỷ sản Việt Nam chiếm 3,9% GDP toàn quốc và 12% GDP
toàn ngành nông, lâm nghiệp thì đến năm 2013 vươn lên chiếm 4,3% GDP toàn
quốc và 21,79% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp. Mặc dù ngành thuỷ sản chỉ
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế toàn quốc nhưng ngành thuỷ sản lại có

tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với các ngành kinh tế khác, trung bình giai đoạn
2008-2013 ngành thuỷ sản tăng trưởng bình quân 13,62%/năm, cao gấp 1,2 lần so
với mức tăng trưởng kinh tế toàn quốc và cao gấp 1,4 lần so với mức tăng trưởng
của ngành nông, lâm nghiệp [ 5, 9].
Dưới đây là Bảng 1.1 thể hiện đóng góp GDP của lĩnh vực thủy sản so với
GDP toàn quốc trong giai đoạn từ 2008 – 2013.
Bảng 1.1. Hiện trạng GDP thuỷ sản giai đoạn 2007-2013 (giá thực tế)
Hạng mục 2008
200
9 2010 2011 2012 2013
Toàn quốc 839.211

974.266 1.143.715

1.477.717

1.720.000

1.980.000

Thuỷ sản 32.947 38.335 46.124 58.409 73.960 85140
Tỷ trọng so với
toàn quốc %

3,9 3,9 4,0 4,0 4,3 4,3
Nguồn: Niên giám thống kê -Tổng cục thống kê qua các năm 2008 - 2013
Hầu hết các cơ sở chế biến thủy sản sử dụng nhiều lao động trong các
khâu sản xuất, chế biến. Đây là ngành sử dụng nhiều lao động địa phương, qua
điều tra lao động chế biến thủy sản chiếm từ 30-40% lực lượng lao động của
địa phương [11].

Thời tiết khắc nghiệt, giá cả thị trường có nhiều biến động, các rào cản phi
thuế quan đang là những trở ngại lớn đối với các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của
4
tỉnh Nghệ An. Giá trị sản phẩm thuỷ sản chế biến xuất khẩu năm 2013 toàn tỉnh đạt
20triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu trực tiếp chỉ đạt 800.000 USD [4].
Nguyên nhân chủ yếu là nguồn nguyên liệu khai thác từ biển đủ tiêu chuẩn
chế biến xuất khẩu đạt thấp, nhất là tôm và mực. Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cấp
trang thiết bị và công nghệ cho các cơ sở chế biến thủy sản tập trung như các làng
nghề chế biến thủy sản còn nhiều khó khăn, công tác xúc tiến thương mại của các
doanh nghiệp còn hạn chế, thị trường xuất khẩu lớn có quá nhiều rủi ro, trong khi
đó năng lực tài chính hạn chế, nguồn vốn tự có bị giảm do kinh doanh thua lỗ [11,
12].
Việc duy trì mặt hàng truyền thống như nước mắm (sản lượng nước mắm chế
biến đạt 15 triệu lít), mắm tôm - cá, mắm tôm chua nguyên con, tôm nõn sấy khô,
cá tẩm gia vị, cá ướp muối xuất khẩu, chả cá từng bước khẳng định trên thị trường
về chất lượng cũng như giá cả. Các làng nghề chế biến bột cá, kho đông lạnh bảo
quản sản phẩm thuỷ sản tiếp tục mở rộng, nâng cao giá trị sản phẩm thuỷ sản sau
khai thác, góp phần thúc đẩy nghề khai thác hải sản phát triển [4, 11].
Đối với chế biến nội địa, tập trung xây dựng các khu chế biến thuỷ sản tại
các vùng phát triển, mở rộng các nhà máy chế biến quy mô vừa và nhỏ tại các bến
cá nhân dân như Lạch Quèn, Lạch Vạn, Cửa Hội (thị xã Cửa Lò). Tổ chức tốt mạng
lưới thu mua trong và ngoài tỉnh, gắn công tác khuyến ngư và thực hiện các chính
sách hỗ trợ về con giống đối với người nuôi. Khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà
máy chế biến sản phẩm cho nghề khai thác hải sản, đặc biệt phát triển các mặt hàng
như cá tẩm gia vị, tôm nõn Cùng với giải pháp về tìm kiếm thị trường xuất khẩu
mới, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
thì công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân các cơ sở chế biến xuất khẩu
cũng cần được chú trọng [4,12].
Qua các dẫn chứng ở trên cho thấy tình hình phát triển ngành chế biến thủy
sản đang phát triển một cách nhanh chóng. Bên cạnh những mặt tích cực mà lĩnh

vực chế biến thuỷ sản đã mang lại, thì cũng có một số vấn đề tiêu cực trong phát
triển của ngành, đó chính là vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực.
5
1.1.2.

Tổng quan về các vấn đề môi trường làng nghề chế biến thủy sản
Các làng nghề sản xuất chủ yếu với quy mô hộ gia đình, nơi sản xuất vừa là
nhà ở, vừa là cơ sở sản xuất chính, một số công đoạn khác (như phơi sấy, tập kết
nguyên liệu) lại tận dụng các mặt bằng công cộng như cánh đồng, đường đi, ven
chợ… Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô
nhiễm tới khu dân cư càng lớn, dẫn đến chất lượng môi trường khu vực càng xấu đi
[1]
Hầu hết các làng nghề đều áp dụng công nghệ sản xuất thủ công, quy trình
sản xuất thô sơ nên tiêu hao nhiều nhiên liệu, không đảm bảo vệ sinh, nguyên liệu
không được tận dụng triệt để nên nguồn thải lớn.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường tại các làng
nghề còn chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống xử lý nước thải và khí thải tại
các làng nghề hầu như chưa có và tại một số làng nghề nếu có thì cũng bị xuống cấp
nghiêm trọng do không có cán bộ bảo trì và chạy hệ thống liên tục. Lượng nước
thải, chất thải rắn sinh ra được xả trực tiếp ra ngoài môi trường nước mặt. Cống
rãnh chứa nước thải thường hôi thối là môi trường sống của vi sinh vật gây bệnh.
Quá trình phân hủy chất thải rắn từ hoạt động chế biến thủy hải sản tạo ra mùi tanh
và thối làm ô nhiễm môi trường không khí tại làng nghề. [1, 2].
Do trình độ người lao động còn thấp, nên người dân chưa có ý thức về môi
trường lao động, không quan tâm đến bảo vệ môi trường.
1.1.3. Một số nghiên cứu xử lý chất thải từ hoạt động chế biến thủy sản ở
Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm nước thải thủy sản ngày càng nghiêm trọng do
sự phát triển của hoạt động chế biến thủy hải sản. Hơn nữa, lưu lượng nước thải tính
trên một đơn vị sản phầm khá lớn, thường từ 30 – 80 m

3
/tấn thành phẩm. Vì vậy
việc nghiên cứu phương pháp thu gom xử lý nước thải thủy sản từ các nhà máy chế
biến thủy sản và các làng nghề chế biến thủy sản được nhiều nhà khoa học, viện
6
nghiên cứu và trường đại học quan tâm. Phương pháp chủ yếu được áp dụng là
phương pháp sinh học, ứng dụng xử lý nước thải bằng các vi sinh vật phân hủy và
hấp thụ bởi thực vật [10, 6].
Phương pháp nghiên cứu sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải thủy
được tiến hành bởi Võ Văn Nhân và Trương Quang Bình, khoa Thủy Sản, Đại
Học Lâm Nông Thành Phố Hồ Chí Minh đã mang lại những bước thành công nhất
định. Nhìn chung nước thải chế biến thủy sản thường có các thành phần ô nhiễm
vượt quá quy chuẩn cho phép xả thải nhiều lần. Xử lý nước thải bằng công nghệ
sinh học đáp ứng mục đích đưa dòng thải vào vòng tuần hoàn tự nhiên của vật
chất, chất thải được xử lý và phân hủy theo chu trình sinh học tự nhiên. Kết quả
của quá trình xử lý là các chất thải được chuyển hóa hoàn toàn thành dòng thải
sạch. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy phương pháp này đem lại hiệu quả
khá cao, các chỉ tiêu khảo sát bao gồm pH, BOD
5
, Nitơ tổng số, SS, COD đều nằm
trong giới hạn cho phép thải ra nguồn tiếp nhận thuộc cột B của QCVN
11:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế
biến thủy sản. Phương pháp này áp dụng bổ sung hệ vi sinh vật và sục khí ôxy liên
tục. Thành phần hệ vi sinh vật có hiệu xuất xử lý tốt nhất là: Bacillus subtilis
(10
12
), Nitrosomonas sp. (10
11
), Nitrobacter sp. (10
11

), Saccharomyces (10
12
), Vi
khuẩn phân giải lân (10
12
). Nồng độ hệ vi sinh vật càng cao, hiệu suất xử lý càng
tốt, nồng độ hệ vi sinh vật tốt nhất là 1lit/1m
3
[9, 10, 13].
Nghiên cứu xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp bể kỵ khí kết hợp
hiếu khí, Dương Gia Đức, Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng. Nồng độ COD
đầu vào 1800 – 4000 mg/L, phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu. Nồng độ COD
đầu ra tương đối ổn định dao động 500 – 1000 mg/L. Như vậy hiệu suất xử lý đạt
55 – 86%. Thành phần khí sinh ra: CH
4
: 58 – 69,4%; O
2
: 0.3 – 1%; CO
2
: 19,6 –
28%; Khí khác: 2,9 – 18,3%. Lượng khí này có thể thu hồi và sử dụng làm nhiên
liệu đun nấu hoặc tạo ra điện [3].
7
Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng xử lý protein
và ứng dụng xử lý nước thải chế biến thủy sản, Trương Thị Mỹ Khanh, Vũ Thị
Hương Lan, Đại học kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu từ
mẫu nước thải thủy sản đã phân lập được 6 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải
protein, 6 chủng phân lập được phân lập được qua các thử nghiệm sinh hóa, dự
đoán các chủng phân lập được thuộc chi Bacillus. Các chủng này có khả năng loại
bỏ từ 60 – 70 % COD so với ban đầu [10].

1.2. Tổng quan về các làng nghề, làng nghề chế biến thủy hải sản trên
địa bàn tỉnh Nghệ An
1.2.1. Tổng quan về làng nghề
Theo quy định về công nhận làng có nghề, làng nghề và chính sách khuyến
khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An tại
Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 và Quyết định số 85/2010/QĐ-
UBND ngày 29/10/2010, để công nhận làng nghề cần có 7 tiêu chí sau [5].
+ Đã thực hiện việc đăng ký xây dựng làng nghề với cơ quan có thẩm quyền
công nhận làng nghề theo quy định. Thời gian đăng ký vào tháng 10 của năm trước
năm xét công nhận làng nghề.
+ Đã được công nhận Làng có nghề.
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ của làng tham gia các hoạt động ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp.
+ Đạt tối thiểu 40% giá trị sản xuất, thu nhập (theo giá thực tế) so với giá trị
sản xuất và thu nhập của làng.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh: Tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm xét
công nhận.
+ Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng và phát triển làng nghề, làng có nghề.
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật Nhà nước; Đảm bảo vệ sinh môi
trường trong quá trình hoạt động.
8
Nghệ An là một tỉnh phát triển làng nghề tương đối mạnh. Đến hết năm
2013, tỉnh Nghệ An đã công nhận được 126 làng nghề. Các làng nghề được công
nhận đã đạt kết quả cao về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống và xoá đói giảm
nghèo ở nông thôn. Hoạt động làng nghề khá phong phú, nhiều lĩnh vực đã giải
quyết việc làm ổn định cho khoảng 25.100 lao động với thu nhập bình quân 22.2
triệu/năm [5].
UBND tỉnh Nghệ An có chính sách khuyến khích phát triển làng nghề với

mục tiêu cụ thể [5]:
+ Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất từ làng nghề trong giá trị Công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp của tỉnh lên khoảng 40-50% vào năm 2020.
+ Đến 2010 giá trị tiểu thủ công nghiệp đạt 2.500 tỷ, trong đó đóng góp của
sản xuất từ làng nghề 1.800 tỷ đồng. Mục tiêu này đã đạt được và còn vượt so với
kế hoạch đề ra là 200 tỷ đồng
+ Xây dựng phát triển mô hình làng có nghề, đến 2015 toàn tỉnh phấn đấu
công nhận 150 làng nghề. Tính đến năm 2013 số làng nghề được công nhận là 129
làng nghề như vậy mục tiêu phấn đấu toàn tính đến năm 2015 là 150 làng nghề tăng
21 làng nghề. Như vậy mục tiêu đặt ra hoàn toàn có thể thực hiện được trong hai
năm do Nghệ An có số lượng làng nghề chưa được công nhận lớn và những chính
sách ưu tiên phát triển làng nghề trong cho vay vốn và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng sẽ thu hút rất nhiều làng nghề tham gia đăng ký công nhận.
+ Xây dựng phát triển làng nghề đạt và vượt chỉ tiêu của tỉnh, được công
nhận đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn lao động.
+ Tổ chức đào tạo nghề cho lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích các
chương trình đào tạo ngắn hạn và truyền nghề cho người lao động trong các làng
nghề.
+ Tăng cường đầu tư và xây dựng hạ tầng làng nghề bằng các nguồn hỗ trợ.
Tổng nguồn đầu tư hỗ trợ cho làng nghề phấn đấu từ 200-250 tỷ đồng vào năm
2015.
9
1.2.2. Tổng quan làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 10 làng nghề chế biến thủy hải sản, tập
trung chủ yếu ở các vùng biển như huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, thị
xã Cửa Lò. Các làng nghề này chủ yếu sản xuất nước mắm, mắm tôm, chế biến
hải sản đông lạnh. Hầu hết các làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh
đều có công nghệ sản xuất thủ công, chủ yếu là các công nghệ sản xuất truyền
thống với các máy móc và vật dụng thô sơ. Các mặt hàng sản xuất còn thô sơ,
chưa có chất lượng tốt và mẫu mã chưa đa dạng, điều này gây ra những hạn chế

đáng kể trong việc nâng cao giá trị sản phẩm cũng như mở rộng thị trường, đặc
biệt thị trường xuất khẩu. Hầu hết các xưởng sản xuất đều được bố trí ngay tại hộ
gia đình, gần khu vực sinh hoạt, điều này gây khó khăn cho việc thu gom những
chất thải, nước thải từ sản xuất. Thêm vào đó nguồn nước thải và chất thải này
không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường làng nghề, kết quả là sức khỏe của
người dân bị ảnh hưởng. Các bệnh về tiêu hóa và hô hấp gia tăng do sự ô nhiễm
nguồn nước sinh hoạt cũng như mùi hôi thối trong không khí. Do sự thiếu nhận
thức về các vấn đề môi trường cũng như thiếu nguồn kinh phí xây dựng các công
trình xử lý chất thải nên việc cải thiện môi trường tại các làng nghề đang gặp rất
nhiều khó khăn. Vấn đề vừa phát triển kinh tế và vừa giảm thiểu ô nhiễm môi
trường luôn là hai vấn quan trọng đối với các làng nghề chế biến thủy sản nói
riêng và với các làng nghề sản xuất nói chung. Cần có những nghiên cứu chi tiết
để có thể nêu bật hiện trạng môi trường các làng nghề từ đó đề ra các giải pháp
phù hợp [7, 8].

Bảng 1.2. Các làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
TT Tên làng nghề Địa điểm
Năm công
nhận
1
Làng nghề chế biến hải sản
Phú Lợi
Phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng
Mai
2005
2
Làng nghề chế biến thủy hải sản
Phương Cần
Phường Quỳnh Phương, thị xã
Hoàng Mai

2004
10
3
Làng nghề chế biến hải sản
Phú Liên
Xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh
Lưu
2006
4
Làng nghề chế biến hải sản
Tân An
Xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu 2009
5
Làng nghề chế biến hải sản
Hải Đông
Xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu 2003
6
Làng nghề chế biến hải sản
Ngọc Văn
Xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu

2006
7
Làng nghề chế biến và bảo quản
hải sản khối 6
Phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò

2010
8
Làng nghề chế biến hải sản

Cửa Lò
Khối 7, Nghi Thủy, thị xã Cửa

2010
9
Làng nghề chế biến nước mắm
Nghi Hải
Phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò

2005
10
Làng nghề chế biến nước mắm
khối Hải Giang I
Phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò

2010

Các làng nghề chế biến thủy hải sản tập trung chủ yếu ở các khu vực ven
biển bao gồm các huyện Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Sự tập trung các làng
nghề với mật độ cao như khu vực thị xã Cửa Lò có thể gây ô nhiễm cục bộ môi
trường nước mặt và mùi do các biện pháp bảo vệ môi trường chưa được thực hiện ở
hầu hết các làng nghề.
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý kinh tế
Nghệ An nằm ở vĩ độ 18
0
33’ đến 20
0
01’ vĩ độ Bắc, kinh độ 103

0
52’ đến 105
0

8’ kinh độ Đông, ở vị trí Bắc Trung Bộ. Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc
Trung Bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, giáp Lào ở
phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ, bở biển phía Đông dài 82 km
Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25 km
2
. Hơn 80% diện tích là vùng
đồi núi nằm phía Tây gồm 10 huyện và 1 thị xã. Phía Đông là phần diện tích đồng
bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị xã và thành phố Vinh. [8]
11
b) Địa hình
Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp,
bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông suối. Về tổng thể, địa hình
nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi,
trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 80% diện tích lãnh thổ.
Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8%, chiếm gần 80% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25%. Nơi cao
nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng
huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thanh có nơi chỉ cao 0,2m so với mực nước
biển. Đặc điểm địa hình là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông
đường bộ, đặc biệt tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho
phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi xói mòn, gây lũ lụt trong tỉnh. Tuy
nhiên hệ thống sông ngòi có độc dốc lớn với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có
thể khai thác để phát triển thủy điện và điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất và
dân sinh. [8]
c) Khí hậu, thủy văn
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm

hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ấm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
- Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 24
o
C, tương ứng với tổng nhiệt năm là
8.700
o
C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung
bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33
o
C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7
o

C, nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất là 19
o
C. Số giờ nắng trung bình là 1.500
– 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.500 – 4.000
o
C.
- Chế độ mưa:
Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc.
Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 – 2.000 mm/năm với 123 – 152
ngày mưa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai
mùa rõ rệt.
12
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 – 20 %
lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1,2; lượng mưa chỉ đạt từ 7 – 60
mm/tháng, số ngày mưa 15 – 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.
- Độ ẩm không khí:
Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 – 90%, độ ẩm không

khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung
bình tháng ấm nhất và tháng khô nhất tới 18 – 19%, vùng có độ ẩm cao nhất là
thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ
Sơn, Tương Dương). Lượng bốc hơi từ 700 – 940 mm/năm .
- Chế độ gió:
Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió
phơn Tây Nam.
Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4
năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo
không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 – 10
0
C so với nhiệt độ trung
bình năm.
Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng
Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8
hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 – 70 ngày. Gió Tây Nam
gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống
sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh.
- Các hiện tượng thời tiết khác:
Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng
bằng và ven biển, khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hóa theo
không gian và biến động theo thời gian. Bên cạnh những yếu tốt chủ yếu như nhiệt
độ, lượng mưa, gió, độ ẩm không khí thì Nghệ An còn là một tỉnh chịu ảnh hưởng
của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 – 3 cơn bão, thường tập
trung vào tháng 8 và 10 và có khi gây ra lũ lụt.
13
Sương muối chỉ có khả năng xảy ra ở các vùng núi cao và một vài vùng
trung du có điều kiện địa hình và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự thâm nhập của không
khí lạnh và sự mất nhiệt do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất như khu vực Phủ Quỳ.
- Thủy văn:

Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này
là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Cả với lưu vực
15.346 km
2
, chiều dài 361 km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trong lớn nên
mạng lưới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62
km/km
2
nhưng phân bố không đều trong toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình
lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh trên 1km/km
2
, dòn đối với
khu vực trung du có địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung
bình đạt dưới 0,5km/km
2
. Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào nhưng lưu
vực sông nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn nước sông
cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn [5,12, 8].
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2013 của Nghệ An theo giá so sánh
2010 ước đạt 53069 tỷ đồng, tăng 6,92% so với năm 2012, trong đó khu vực nông,
lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 13816 tỷ đồng, tăng 4,15%; khu vực công nghiệp –
xây dựng 15661,6 tỷ đồng, tăng 7,02% và khu vực dịch vụ 20520,3 tỷ đồng, tăng
8,79% và thuế sản phẩm 3071 tỷ đồng, tăng 6,88%. Trong 3 khu vực của nền kinh
tế thì khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng tăng
cao hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng khu vực dịch vụ lại có tốc độ tăng thấp hơn.
Trong 6,92% mức tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đã
đóng góp 1,11 điểm %; khu vực công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,07 điểm %; khu
vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm % và thuế sản phẩm đóng góp 0,4 điểm % [8, 5].

b) Sản xuất nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2013 ước đạt 25.867 tỷ đồng
(theo giá so sánh 2010), tăng 4,41% so với năm 2012. Trong đó ngành nông nghiệp
14
ước đạt 21274 tỷ đồng, tăng 3,92%; ngành lâm nghiệp 1524 tỷ đồng, tăng 3,79% và
ngành thủy sản 3070 tỷ đồng, tăng 8,27% [8, 5].
c) Sản xuất lâm nghiệp
Diện tích trồng rừng tập trung năm 2013 sơ bộ đạt 15.254 ha, diện tích trồng
rừng tăng mạnh do bà con nông dân đã ý thức được việc phát triển kinh tế rừng mặt
khác được nhà nước được đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn. Trong đó trồng rừng phòng hộ
đạt 1280 ha, tăng 4,66%; rừng sản xuất 13974 ha, tăng 7,39%, trong năm cũng đã
trồng được 10.700 ngàn cây phân tán.
Sản lượng khai thác lâm sản năm 2013 đạt khá, gỗ các loại khai thác 168702
m
3
, tăng 14,25% so với năm trước, trong đó khai thác từ rừng tự nhiên 22750 m
3
,
giảm 12,25%, sản lượng gỗ khai thác tăng mạnh chủ yếu từ rừng trồng đã đến kỳ
cho thu hoạch để làm ván ép, dăm gỗ, nguyên liệu giấy và phục vụ nhu cầu xây
dựng; củi 2608,5 ngàn ste; tre, luồng, vầu 25030 ngàn cây, tăng 4,0%; nứa hàng,
giang, trúc 36753 ngàn cây; nhựa thông 2854 tấn, tăng 7,5%; song mây 604 tấn…
[8, 5].
d) Sản xuất thủy sản
Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 20051 ha,
giảm 3,92% (-818 ha) so với năm trước. Trong đó diện tích nuôi trồng nước ngọt
18396 ha, diện tích nuôi trồng nước mặn lợ 1655 ha. Trong diện tích nuôi nước ngọt
thì diện tích nuôi cá đạt 18324 ha, giảm 3,39% (-643 ha), diện tích giảm chủ yếu do
mực nước hồ đập xuống thấp và diện tích nuôi cá lúa giảm do ảnh hưởng của mưa
lũ. Trong diện tích nuôi mặn lợ thì nuôi tôm nước lợ đạt 1456 ha, giảm 7,44% (-117

ha), diện tích nuôi tôm giảm do giảm diện tích nuôi quảng canh không hiệu quả và
giảm do bị thu hồi đất phục vụ xây dựng.
Đánh bắt thủy sản: Cùng với việc mở rộng diện tích đánh bắt thủy sản, năng
suất đánh bắt thuỷ sản trong 5 năm 2005 - 2010 có sự phát triển khá, 35.000 -
50.000 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 8,5%/năm; Sản lượng đánh
bắt thuỷ sản tăng nhanh do có sự đầu tư về trang thiết bị tàu thuyển và nhu cầu về
15
sản phầm. Sản lượng đánh thuỷ sản năm 2013 đạt 60.000 tấn, tốc độ tăng trưởng
bình quân trong 5 năm đạt gần 5%/năm.
Chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm có giá trị kinh tế cao tăng
nhanh, như sản lượng tôm sú, cá rôphi, cá tra, ếch, baba, góp phần tăng nhanh giá
trị sản xuất [8, 5].
e) Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2013 ước tăng 20,69% so với tháng
trước và tăng 4,72% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm công nghiệp khai
khoáng giảm 13,55% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo
tăng 1,42%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí tăng 35,32%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải,
nước thải tăng 2,02% [8, 5].
f) Một số vấn đề xã hội
Năm học 2013-2014 toàn tỉnh hiện có 515 trường mầm non; 541 trường tiểu
học, tăng 7 trường so với năm học trước; 410 trường trung học cơ sở, giảm 2
trường; 91 trường trung học phổ thông, 21 trường phổ thông cơ sở, 1 trường trung
học; 21 trung tâm giáo dục thường xuyên.
Toàn tỉnh đã công nhận thêm 31 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số
trường đạt chuẩn quốc gia lên 826 trường, đạt tỷ lệ 52,98%. Hoàn thành thi giáo
viên dạy giỏi tỉnh cấp THCS, kết quả 293 người được công nhận/412 người dự thi,
đạt tỷ lệ 71,1% [8, 5].
g) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ngành y tế đã tập trung chỉ đạo công tác phòng chống, giám sát chặt chẽ các

loại dịch bệnh. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đảm bảo tiến
độ. Không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và nâng cao y đức trong các
cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo công tác khám chữa bệnh. Công tác vệ sinh an toàn
thực thực phẩm được chú trọng, trong kỳ các ngành chức năng đã thanh kiểm tra và
kiên quyết xử phạt đối với những cơ sở vi phạm [8,5].
16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong tổng số 29 làng nghề chế biến thực phẩm ở Nghệ An tập trung chủ yếu
vào các loại hình chế biến gồm: chế biến thủy sản, sản xuất bún bánh, sản xuất
tương, sản xuất rượu, sản xuất bánh kẹo, bánh đa, kẹo lạc, bánh cốm. Trong số này,
10 làng nghề chế biến thủy sản được lựa chọn nghiên cứu với quy mô công suất và
loại hình sản xuất dưới đây:
Bảng 2.1. Quy mô, công suất và loại hình sản xuất của 10 làng nghề chế
biến thủy sản được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
TT

Tên làng nghề
Loại hình
sản phẩm
Sản lượng (đvt/năm)

S
ố hộ sản
xuất
1
Làng ngh
ề chế biến hải
sản Phú Lợi
Nước mắm, mắm

tôm
2 triệu lít nước mắm;
250 tấn mắm tôm
342
2
Làng ngh
ề chế biến thủy
hải sản Phương Cần
Nước mắm, mắm
tôm
300.000 lít nước
mắm; 350 tấn mắm
tôm
200
3
Làng ngh
ề chế biến hải
sản Phú Liên
Nước mắm 1.500 lít 10
4
Làng ngh
ề chế biến hải
sản Tân An
Nước mắm, hải sản
đông lạnh và phơi
khô
2 triệu lít nước mắm;
2.000 tấn hải sản
130
5

Làng ngh
ề chế biến hải
sản Hải Đông
Nước mắm 2,5 triệu lít 80
6
Làng ngh
ề chế biến hải
sản Ngọc Văn
Nước mắm 2 triệu lít 75
7
Làng nghề chế biến v
à
bảo quản hải sản khối 6
Nước mắm, hải sản
đông lạnh
550.000 lít nước
mắm; 7.000 tấn hải
sản
103
8
Làng ngh
ề chế biến hải
sản Cửa lò
Nước mắm, mắm
tôm
370.000 lít
- 200 tấn
70
9
Làng nghề chế biến nước


mắm Nghi Hải
Nước mắm 350.000 lít 65
10

Làng nghề chế biến nước

mắm khối Hải Giang I
Nước mắm 400.000 lít 75
17
- Trong số 10 làng nghề kể trên, các vấn đề môi trường được nghiên cứu tập
trung về môi trường nước và chất thải rắn. Các làng nghề này đã được UBND tỉnh
cấp bằng công nhận tính đến năm 2012.
- Nội dung nghiên cứu cụ thể bao gồm:
+ Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về các đặc điểm cơ bản về tự nhiên
cũng như kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu cụ thể hiện trạng sản xuất
của một số làng nghề chế biến thủy hải sản và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới
môi trường làng nghề.
+ Thu thập và phân tích các số liệu phân tích chất lượng nước thải từ ngành
chế biển thủy sản tại một số làng nghề chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường (nước thải và chất thải
rắn) của một số làng nghề chế biến thủy hải sản để làm cơ sở đề xuất các giải pháp
bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu, thu thập, tổng hợp tài liệu
Các thông tin thứ cấp được thu thập trực tiếp từ sở Tài nguyên và Môi trường
Nghệ An, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An, Liên minh hợp tác xã
Nghệ An,… tập trung vào:
- Các điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên
- Các điều kiện kinh tế - xã hội qua niên giám thống kê, các báo cáo về kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm, các báo cáo về y tế, sức khỏe, giáo dục.
- Các số liệu về làng nghề, công nghệ sản xuất, hiện trạng môi truờng, biện
pháp bảo vệ môi trường,… của các làng nghề chế biến thủy hải sản.
2.2.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa
Điều tra, khảo sát thực tế tại 10 làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn
tỉnh nhằm thu thập số liệu về tình hình sản xuất, hiện trạng môi trường và các biện
pháp bảo vệ môi truờng tại các làng nghề.
18
Đợt điều tra hiện trạng môi trường 10 làng nghề chế biến thủy hải sản tỉnh
Nghệ An. Mỗi làng nghề sẽ được điều tra 1 đợt trong 3 ngày, thông tin thu thập bao
gồm: công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, công suất mỗi năm, lưu lượng xả thải
nước thải chế biến thủy sản hàng ngày, khối lượng chất thải rắn, hiện trạng môi
trường xung quanh làng nghề, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và hệ thống xử lý ô
nhiễm của mỗi làng nghề.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và lập bảng, vẽ biểu đồ được vẽ để làm cho việc so
sánh đánh giá số liệu môi trường giữa các làng nghề và quy chuẩn môi trường rõ
ràng hơn và từ đó minh họa cho hiện trạng môi trường thực tế ở các làng nghề chế
biến thủy sản dưới dạng hình vẽ.
2.2.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu
+ Phương pháp quan trắc tại hiện trường: Theo các văn bản của Bộ tài
nguyên và Môi trường hiện hành. Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày
01/8/2011 về việc quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường xung quanh.
+ Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Phương pháp phân tích
theo các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo các phương pháp tiêu chuẩn Quốc tế khác.
Các phương pháp phân tích được lựa trọn phù hợp với các mục tiêu đề ra. Phòng thí
nghiệm phân tích mẫu là phòng phân tích môi trường của chi cục bảo vệ môi trường
tỉnh Nghệ An.
Bảng 2.2. Danh mục chỉ tiêu, phương pháp và thiết bị phân tích
TT


Chỉ tiêu quan trắc Phương pháp quan trắc

Thiết bị đo và phân tích
Mẫu nước
1

pH, DO Đo nhanh Thiết bị đo chuyên dụng
2

TSS Tủ sấy, cân phân tích 4 số
3

BOD
5
TCVN 6001-95
Tủ ủ ổn định nhiệt độ
(Xác
định BOD
5
) kèm sensor – Đức

Thiết bị đo oxy hòa tan -Nhật
19

+ Phương pháp lấy và bảo quản mẫu:
- Mẫu được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Mẫu sau khi lấy tại hiện trường cần chuyển đến phòng thí nghiệm càng sớm
càng tốt.
- Mẫu được bọc cẩn thận, chèn lót giữa các chai bằng giấy mềm, đặt chai vào

hộp gỗ hoặc túi để đảm bảo an toàn tránh đổ vỡ trong khi vận chuyển.
- Mẫu về đến phòng thí nghiệm được mã hóa theo quy định phòng thí
nghiệm. Sau khi phân tích mẫu được lưu 15 ngày tại phòng thí nghiệm.
- Điều kiện bảo quản và thời hạn lưu mẫu được trình bày cụ thể trong
bảng sau:
Bảng 2.3. Danh mục Kỹ thuật bình chứa và thời gian bảo quản mẫu
TT

Chỉ tiêu Loại bình chứa Điều kiện bảo quản
Thời gian lưu
giữ tối đa
1 CO Thủy tinh Điều kiện thường 1 ngày
2 Nox Thủy tinh Điều kiện thường 1 ngày
3 SO
2
Thủy tinh Điều kiện thường 1 ngày
4

COD TCVN 6491:99
Bộ phá mẫu và đo đa năng của

HANNA - Rumani
5

Tổng N Standard method Chưng cất, chuẩn độ
6

Tổng P TCVN 6202:96
Máy so màu
752N - 076111010008

7

Chất lơ lửng (TSS) TCVN 4560:1988 Phương pháp khối lượng
8

Amoni (N - NH
4
+
) TCVN5988:95
Máy so màu
752N - 076111010008
9

Photphat (P - PO
4
3-
)

TCVN 6202:1996
Máy so màu
752N - 076111010008
10

Clorua (Cl
-
) TCVN 6194:96 Chuẩn độ
11

Clo dư (Cl
2

) TCVN 6225-3-96
12

Dầu mỡ động thực
vật
TCVN 4582-1998 Chiết
13

Tổng Coliform Standard method
20
4 CxHx Thủy tinh Điều kiện thường 1 ngày
5 pH Nhựa hoặc thủy tinh

Không yêu cầu
Phân tích ngay
tại hiện trường

6 SS Nhựa hoặc thủy tinh

Bảo quản lạnh ở 4
0
C 7 ngày
7 BOD
5
Nhựa hoặc thủy tinh

Bảo quản lạnh ở 4
0
C 2 ngày
8 COD Nhựa hoặc thủy tinh


Bảo quản lạnh ở 4
0
C,
thêm H
2
SO
4
để tạo môi
trường pH<2
28 ngày
10 NH
4
+
Nhựa hoặc thủy tinh

Bảo quản lạnh ở 4
0
C,
thêm H
2
SO
4
để tạo môi
trường pH<2
28 ngày
11 NO
3
-
Nhựa hoặc thủy tinh


Bảo quản lạnh ở 4
0
C, 2 ngày
12
Dầu mỡ động
thực vật
Nhựa hoặc thủy tinh

Bảo quản lạnh ở 4
0
C,
thêm H
2
SO
4
để tạo môi
trường pH<2
28 ngày
13 PO
4
3-
Nhựa hoặc thủy tinh

Bảo quản lạnh, 4
0
C 2 ngày
14
Coliform,
salmonella,

shigella,
vibrio cholera

Nhựa hoặc thủy tinh

Bảo quản lạnh ở 4
0
C,

10 giờ
15 Clorua Nhựa hoặc thủy tinh

Không yêu cầu 28 ngày
16 Tổng N Nhựa hoặc thủy tinh

Bảo quản lạnh ở 4
0
C 10 ngày
17 Tổng P Nhựa hoặc thủy tinh

Bảo quản lạnh ở 4
0
C 10 ngày



×