Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá lạch bạng, khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.28 KB, 112 trang )

MỤC LỤC
4.1.2.1.1. Gi m thi u tác ng t i môi tr ng do b i v khí th iả ể độ ớ ườ ụ à ả 71
4.1.2.2.2. Gi m thi u tác ng do thay i môi tr ng t i nguyên sinh v t ả ể độ đổ ườ à ậ
v con ng ià ườ 77
4.1.2.2.4. Gi m thi u i v i giao thông ng bả ể đố ớ đườ ộ 78
4.1.2.2.5. Gi m thi u tác ng do lan truy n d ch b nhả ể độ ề ị ệ 78
4.1.2.2.6. Gi m thi u tác ng n vi c tiêu thoát n c c a khu v c xung ả ể độ đế ệ ướ ủ ự
quanh 79
4.1.2.2.7. Bi n pháp gi m thi u an to n lao ng c a công nhânệ ả ể à độ ủ 79
4.1.2.3. Bi n pháp gi m thi u tác ng i v i quá trình tháo d công trìnhệ ả ể độ đố ớ ỡ
sau khi k t thúc xây d ngế ư 80
5.1.1. K ho ch qu n lý môi tr ngế ạ ả ườ 96
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD
5
- Nhu cầu oxy sinh hoá sau 5 ngày xử lý ở nhiệt độ 20
0
C.
COD - Nhu cầu oxy hóa học.
CHXHCN - Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa.
ĐTM - Đánh giá tác động môi trường.
TTATXH - Trật tự an toàn xã hội.
MPN - Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh).
PCCC - Phòng cháy chữa cháy.
SS - Chất rắn lơ lửng.
TSS - Tổng chất rắn lơ lửng.
TCVN - Tiêu chuẩn Quốc gia.
UBND - Ủy Ban Nhân Dân.
WHO - Tổ chức Y tế Thế giới.
XD - Xây dựng.
TNHH - Trách nhiệm hữu hạn.


TCCP - Tiêu chuẩn cho phép.
BTNMT - Bộ tài nguyên môi trường.
QLDA - Quản lý dự án.
QLMT - Quản lý môi trường.
BTCT - Bê tông cốt thép.
THPT - Trung học phổ thông.
THCS - Trung học cơ sở.
DADT - Dự án đầu tư.
TCCP - Tiêu chuẩn cho phép.
KHHGH - Kế hoạch hoá gia đình.
1
KPHĐ - Không phát hiện được
GPMB - Giải phóng mặt bằng.
KHQLCT - Kế hoạch quản lý chất thải
DANH MỤC CÁC BẢNG
2
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Thông tin chung
1.1. Tên dự án
Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu
tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá Lạch Bạng, Khu kinh tế Nghi Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.
1.2. Chủ dự án
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Dũng.
- Đại diện: ông Mai Trung Dũng Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0908883005 Fax:……………………………….
- Địa chỉ: thôn Liên Hưng, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của dự án và hiện trạng Dự án
Dự án Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu
tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá Lạch Bạng, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh

Thanh Hóa được thực hiện tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia nằm ở phía Nam của tỉnh
Thanh Hoá cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 47 km là một huyện đồng bằng ven
biển của tỉnh Thanh Hoá. Vị trí xây dựng Chợ hải sản đầu mối có vị trí nằm trong lô D
trong khu vực cảng cá nơi neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Bạng,
Khu kinh tế Nghi Sơn. Khu đất xây dựng có diện tích khoảng: 7.464 m
2
. Khu vực dự
án được khống chế bởi hệ toạ độ VN2000 được trình bày trong bảng sau:
Tọa độ xác định vị trí khu vực dự án
TT Điểm Hệ tọa độ VN 2000
3
X Y
1
M1 581670.0 2147261.7
2
M2 581673.7 2147258.8
3
M3 581687.2 2147202.2
4
M4 581684.9 2147198.6
5
M5 581594.8 2147177.2
6
M6 581591.3 2147179.5
7
M7 581572.4 2147258.8
8
M8 581574.7 2147261.7
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)
- Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là các khu dân cư, sông Lạch Bạng, các

khu vực như: trường học, trạm y tế, UBND xã, trên dọc các tuyến đường vận chuyển
nguyên vật liệu.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
- Xây dựng chợ hải sản đầu mối đem lại cho khu vực xã cơ sở vật chất khang
trang, hiện đại sạch sẽ thông thoáng về môi trường, thuận tiện trong kinh doanh của
các tiểu thương.
- Trở thành trung tâm giao lưu hàng hoá, thương mại của huyện, qua đó quảng
bá các sản phẩm, cũng từ đây giới thiệu các cơ chế, chính sách và cơ hội để thúc đẩy
thương mại phát triển.
- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn hàng hoá.
- Tạo ra một không gian mở, thuận lợi trong giao thương, đáp ứng tối đa các
yêu cầu của các đối tượng sử dụng.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
Căn cứ vào những giá trị thực tiễn về tốc độ phát triển kinh tế, quy mô dân số
và thực tiễn của Khu kinh tế Nghi Sơn và huyện Tĩnh Gia. Công ty TNHH đầu tư
thương mại Tuấn Dũng đầu tư xây dựng chợ hải sản đầu mối đạt tiêu chuẩn của chợ
loại II. Quy mô đảm bảo cho tất cả các tiểu thương đang buôn bán tại khu vực cảng cá
và trong vùng. Chợ được đầu tư xây dựng mới bao gồm các hạng mục công trình như
sau:
- 01 nhà Chợ trung tâm (chính giữa khu đất) 3 tầng xây dựng kiên cố hệ khung
BTCT là khu vực buôn bán chính với tổng diện tích sàn 2.700 m
2
phục vụ cho các
doanh nghiệp.
- 01 nhà Ki ốt đông lạnh 01 tầng phục vụ việc lưu trữ hang hóa cũng như các hộ
kinh doanh với tổng diện tích là 1.400 m
2
.
4

- 01 nhà để xe với tổng diện tích 530,8m
2
là nhà 01 tầng khung thép, vì kèo
thép, mái tôn.
- Hệ thống sân bê tông nội bộ tổng diện tích sân 3.313 m
2
.
1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án
1.4.3.1. Mô tả biện pháp thi công dự án
a. Quy hoạch tổng thể xây dựng:
a1. Quy hoạch tổng mặt bằng:
- Tổng mặt bằng khu chợ được bố trí trên diện tích 7.464m
2
. Cổng chính quay
về hướng Đông đây là hướn tiếp cận trực tiếp với khu neo đậu tàu thuyền đánh bắt hải
sản chính vì vậy rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các mối hang hóa .
- Khu vực nhà 03 tầng chính được bố trí tại trung tâm của khu đất bao quanh là
hệ thống sân đường rộng rãi , đây là công trình chính và điểm nhấn quan trọng cho
tổng thể toàn khu. Với việc bố trí này việc đáp ứng nhu cầu thoát người cũng hoàn
toàn đảm bảo.
- Khu vực Ki ốt đông lạnh bố trí về phía Tây khu đất tiếp cận là 02 lối vào với
một trục đường phân cách mềm rộng 5,5m .
- Khu vực nhà xe đặt về phía Nam của khu đất .
a2. Quy hoạch san nền thoát nước:
Toàn bộ diện tích khu đất đã được xử lý san nền và làm hệ thống thoát nước của
khu vực.
a3. Quy hoạch cấp điện:
* Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cấp điện:
- Căn cứ vào tiêu chuẩn TCXDVN 333: 2005 – Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài
các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế thì có tổng

công suất là 81,44KW. Như vậy, công suất biểu kiến của máy biến áp là S =
76,351KVA
Căn cứ vào công suất biểu kiến chọn máy biến áp có công suất 35KVA – 75KV
cấp điện cho công trình.
- Nguồn cung cấp điện cho trạm biến áp phục vụ quá trình hoạt động của công
trình được lấy nguồn từ đường điện 35KV. Vị trí điểm đấu nối với nguồn cung cấp
điện cách khu đất dự án 400m.
* Trạm biến áp:
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của bệnh viện xây dựng mới 01 trạm biến áp
có công suất 75KVA. đảm bảo bán kính cấp điện cho các phụ tải. Trạm có kết cấu
kiểu trạm treo trên 2 cột bê tông li tâm 12m, tim cột cách nhau 3m. Số lượng trạm biến
áp là 01 trạm.
5
- Móng cột dùng móng bê tông đổ tại chỗ mác 150 đá 2x4 có cốt thép chôn sâu
1,8m.
- Hệ xà và giá đỡ máy biến áp chế tạo bằng thép hình và được mạ kẽm nhúng
nóng.
- Tủ điện hạ thế đặt thiết bị đo đếm và bảo vệ là tủ trọn bộ 4 lộ ra được lắp gá
sát vào phía 0.4KV của máy biến áp.
- Trạm biến áp được nối đất bằng hệ thống nối đất cọc tia hỗn hợp, giá trị điện
trở nối đất đảm bảo Rnđ ≤ 4 ôm
* Đường dây 0.4KV:
Xây dựng mới các tuyến cáp hạ thế từ tủ điện hạ thế máy biến áp cấp điện cho
các công trình được chôn ngầm đất, dây dẫn dùng cáp Cu/XLPE/DSTA/PVC
3x25+1x16, Cu/XLPE/DSTA/PVC 2x4.Tổng chiều dài đường dây 0.4KV: 206m, cáp
được chôn trực tiếp trong đất ở độ sâu 0.6m, phía trên và dưới cáp là đất đầm chặt.
* Đường điện chiếu sáng ngoài công trình (sân nội bộ trong khu chợ):
Điện chiếu sáng ngoài nhà được điều khiển bằng Aptomat đặt tại nhà Ki ốt. Đèn
chiếu sáng dùng đèn cao áp bóng Sodium công suất 250W- 220V lắp trên cột thép bát
giác 10m. Dây dẫn dùng cáp Cu/XLPE/DSTA/ PVC 2x4. Chiều dài tuyến điện chiếu

sáng ngoài nhà 228m.
a4. Quy hoạch cấp nước:
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nước như: Tiêu chuẩn TCVN 4513
– 1988 – Quy định về thiết kế các công trình cấp nước bên trong, tiêu chuẩn phòng
cháy cho nhà và công trình TCVN 2622 – 1995, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho
chợ và trung tâm thương mại TCVN 6161-1996,…. Nhu cầu dùng nước tại khu vực
chợ như sau:
+ Nhu cầu dùng nước sinh hoạt trong ngày: Như vậy nhu cầu nước cấp cho quá
trình hoạt động tại khu vực chợ là: 18,04 m
3
/ngày = 18 m
3
/ngày.
- Nhu cầu nước cứu hoả: nước cứu hoả được lấy từ bể chứa nước ngầm qua
bơm chữa cháy cấp lên hộp cứu hoả bên trong công trình. Tiêu chuẩn nước cứu hoả
trong nhà là: 5l/s. (thời gian chữa cháy tính cho 3 giờ đồng hồ).
- Để phục vụ nước cho quá trình hoạt động của dự án cần xây dựng bể dự trữ
nước và các két chứa nước như sau:
+ Dung tích bể chứa nước ngầm: Q = 18,0 + 5 lit/s x 3 x 3.600/1000 = 72 m
3
.
Với nhu cầu dùng nước thiết kế xây dựng bể chứa nước dung tích 72 m
3
trong đó
lượng nước chữa cháy là 54m
3
).
+ Dung tích két nước mái:
6
Két nước mái cho nhà chợ 3 tầng: Thể tích két nước trên mái được tính cho cả

cấp nước sinh hoạt và chữa cháy dự kiến là 5 m
3
. Chọn két nước mái cấp nước cho nhà
3 tầng gồm 2 két dung tích 2,5m
3
mỗi két.
Két nước mái cho nhà kiốt bán hàng: Thể tích két nước trên mái được tính cho
cả cấp nước sinh hoạt và chữa cháy dự kiến là 4,5 m
3
. Chọn két nước mái cấp nước
cho nhà kiốt bán hàng gồm 3 két mỗi két dung tích két 1,5m
3
.
- Giải pháp cấp nước ngoài nhà: Dựa trên yêu cầu cần cấp đầy đủ lưu lượng và
áp lực, tới tất cả các đối tượng dùng nước liên tục, an toàn trong ngày đêm nên chọn sơ
đồ cấp nước như sau: Đường ống cấp nước ngoài – bể chứa ngầm – máy bơm – két
nước mái – cấp xuống các khu vệ sinh. Nguồn nước cấp được lấy từ đường ống cấp
nước của Công ty cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã Hải
Bình vào bể chứa nước ngầm (vị trí bể nước xem bản vẽ: mặt bằng cấp nước tổng thể).
Bơm nước thiết kế trạm bơm tăng áp cục bộ cấp nước cho các công trình trong khu đất
xây dựng.
a5. Quy hoạch giao thông:
- Hệ thống giao thông của dự án gồm giao thông nội bộ và giao thông ngoài
hàng rào, giao thông ngoài hàng rào là hệ thống đường khu vực tiếp giáp quanh chợ,
mặt cắt các trục giao thông này tuân thủ theo đúng quy hoạch được duyệt.
- Đường giao thông nội bộ khu dân cư tiếp giáp phía Bắc và phía Đông khu đất
chia làm 2 đoạn có lộ giới khác nhau, đoạn phía Bắc lộ giới 28,5m trong đó lòng
đường 22,5m vỉa một bên 6,0m, đoạn phía Nam đường 16,0m, lòng đường 10m, vỉa hè
một bên 6,0m. Đường phía Tây và phía Nam 17,5m lòng đường 7,5m vỉa hè mỗi bên
5m.

b. Giải pháp thiết kế các hạng mục công trình:
b1. Giải pháp kiến trúc:
* Đối với khu nhà chợ 3 tầng:
Nhà xây dựng theo hình chữ nhật 3 tầng kích thước 30x30m, tầng 1 cao +5,0m,
tầng 2,3 cao +3,9m, nền cao +0,2m so với cốt sân, chiều cao từ cốt sân lên mái cao
nhất là 14,5m. Tường xây gạch tiêu chuẩn vữa xi măng mác 50, trát trần vữa xi măng
mác 75, lăn sơn 3 nước màu sang kết hợp với các hệ cửa kính khung nhựa lõi thép.
Sàn nhà lát gạch ceramic Thanh Hóa, sàn vệ sinh lát gạch chống trơn 250x250 màu
sáng, tường khu vệ sinh ốp gạch men kính cao 2,0m kể từ nền. Bậc cầu thang lát gạch
Ceramic có rãnh chống trượt. Hình thức kiến trúc hiện đại, gọn gàng. Sử dụng các
mảng kính lớn để lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên đồng thời tạo không gian mở gần
gũi giữa bên trong và bên ngoài nhà. Tổng diện tích sàn là 2.700m
2
.
* Đối với khu nhà Ki ốt đông lạnh:
7
Xác định diện tích xây dựng đảm bảo cho các hộ kinh doanh từ 140 m
2
trở lên.
Toàn bộ khu vực này đều nằm dưới mái tôn khép kín trần nhựa diện tích mặt bằng cơ
bản là 15m x 86,0m chiều cao đến mái 7,2m, cột bê tông cốt thép, vì kèo thép vượt
khẩu độ lớn. Nhà chợ tiếp giáp 3 bên với giao thông bên ngoài và một mặt quay về
hướng nhà 3 tầng chính của chợ. Tổng diện tích sàn của khu nhà là 1.400 m
2
.
* Đối với khu nhà để xe:
Nhà xe xây dựng với hệ kết cấy chính là trụ thép ví kèo thép mái lợp tôn với
diện tích xây dựng là 9,9m x 55,0m. Đây là công trình đảm bảo cho việc trong giữ xe
đảm bảo cho chợ hoạt động tốt. Tổng diện tích sàn là 544.5 m
2

.
b2. Giải pháp kết cấu:
- Giải pháp kết cấu phần móng: Căn cứ vào quy mô công trình đơn vị tư vấn
thiết kế chọn giải pháp kết cấu móng là móng đơn BTCT dưới cột, Tiết diện móng
2200x2200mm. Đáy móng đặt trực tiếp vào lớp đất nguyên thổ.
- Giải Pháp kết cấu phần thân: Căn cứ vào tính chất sử dụng, quy mô và tải
trọng công trình, đơn vị tư vấn sử dụng phương án kết cấu phần thân là kết cấu khung
bê tông cốt thép, các cấu kiện cột, dầm, sàn đổ toàn khối. Các kích thước cấu kiện cơ
bản như sau: Bề dày của sàn tầng dày 120mm; Kích thước cột là 400x400mm; Dầm
tiết diện 220X400mm, 220X600 mm.
- Vật liệu xây dựng sử dựng: Các vật liệu xây dựng chính sử dụng trong công
trình như sau: BTCT M250, BT thường M200, gạch,….
II. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Điều kiện môi trường tự nhiên
Để đánh giá chất lượng môi trường tự nhiên (không khí, nước) tại khu vực xây
dựng dự án, từ ngày 17/10/2014 Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Dũng, Công
ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Quang Minh (đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường) đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường
chất lượng Thanh Hóa tiến hành lấy mẫu và phân tích nồng độ các chất ô nhiễm không
khí, tiếng ồn, môi trường nước tại các khu vực dự án.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu
năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của UBND huyện Tĩnh
Gia và UBND xã Hải Bình.
III. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
a. Giai đoạn chuẩn bị dự án, giải phóng mặt bằng:
Đã thực hiện xong do đó công tác giải phóng mặt bằng tại khu vực dự án không
phải thực hiện. Trong giai đoạn này chủ đầu tư và đơn vị thi công chỉ thực hiện công
tác tập kết nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ công tác thi công của dự án.
8

b. Giai đoạn thi công xây dựng:
- Nguồn gây tác động:
+ Bụi, hơi khí độc (CO, CO
2
, NO
X
, SO
2
), tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ phát sinh
từ công tác đào đắp vận chuyển vật liệu thi công; máy thi công các hạng mục hạ tầng
kỹ thuật. Từ các sự cố môi trường (Cháy nổ, tai nạn lao động).
+ Chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt; Nước thải xây dựng; nước thải
sinh hoạt phát sinh từ công đoạn thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và sinh hoạt
của công nhân trên công trường.
- Đối tượng tác động: Môi trường vật lý (Không khí, nước mặt, nước ngầm, đất,
đa dạng sinh học); Môi trường kinh tế - xã hội; Tài nguyên sinh vật và con người.
- Thời gian tác động ngắn và quy mô ở mức độ cục bộ.
c. Giai đoạn khai thác, vận hành dự án:
- Nguồn gây tác động: quá trình mua bán hải sản, quá trình duy tu bảo dưỡng
máy móc thiết bị; Chất thải rắn sinh hoạt, bùn thải từ kênh mương.
- Đối tượng chịu tác động: Môi trường vật lý (Không khí, nước mặt, nước
ngầm, đất, đa dạng sinh học); Môi trường kinh tế - xã hội; Hệ sinh thái dưới nước, hệ
sinh thái trên cạn.
IV. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
a. Giai đoạn chuẩn bị dự án, giải phóng mặt bằng:
Quá trình tập kết nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công
xây dựng dự án gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhưng do quá trình diễn ra
trong thời gian ngắn với khối lượng không lớn nên có ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh nhưng không đáng kể.

b. Giai đoạn thi công xây dựng:
Các nhóm giải pháp quản lý và kỹ thuật được áp dụng tập trung xử lý các
nguồn thải từ công đoạn đào đắp, vận tải và các hoạt động của máy thi công.
- Bụi, tiếng ồn, rung và hơi khí độc được xử lý bằng biện pháp tổng hợp bao
gồm: Phun nước dập bụi; đẩy nhanh tiến độ thi công; thời gian thi công hợp lý; sử
dụng phương tiện máy móc được đăng kiểm, phủ bạt thùng xe vận chuyển; che chắn
công trường thi công
- Chất thải rắn xây dựng được tận dụng san nền của dự án.
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tại công trường được thu gom triệt để,
lưu giữ tại nơi quy định và hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển đến nơi xử
lý tập trung.
- Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng các công trình nhà vệ sinh
công cộng trước khi thải vào môi trường tiếp nhận.
9
- Ngoài ra, các giải pháp bổ sung khác cũng được chú trọng như: bảo vệ ATLĐ;
phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông
c. Giai đoạn khai thác, vận hành dự án:
Trong giai đoạn này các giải pháp tập trung chủ yếu xử lý các nguồn thải phát
sinh từ các hoạt động như: hoạt động kinh doanh mua bán hải sản, vận hành, bảo
dưỡng máy móc thiết bị, chất thải sinh hoạt từ các hoạt động kinh doanh, Nhìn
chung các giải pháp đưa ra đều có tính khả thi cao.
V. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
- Để quản lý và kiểm soát có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường cho
khu vực thực hiện dự án, Ban quản lý dự án trực tiếp điều hành quản lý dự án. Trong
đó thành lập một tổ chuyên trách theo dõi về bảo vệ môi trường của dự án.
- Khi dự án có quyết định đầu tư, đại diện chủ dự án sẽ phối hợp với các nhà
thầu thi công để thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt theo
đúng quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, đại diện chủ dự án cũng sẽ thường xuyên tổ
chức các biện pháp hỗ trợ trong quản lý và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho
các cán bộ và nhân viên thi công trên công trường, phối hợp chặt chẽ với chính quyền

địa phương và cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ môi trường. Chủ dự án sẽ tiến
hành công tác quản lý, thực hiện dự án và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện Luật
bảo vệ môi trường Việt Nam đối với dự án, cụ thể như sau:
- Xây dựng “Kế hoạch quản lý bảo vệ môi trường” cho dự án đối với giai đoạn
thi công và giai đoạn vận hành.
- Tổ chức ký kế hợp đồng với đơn vị tư vấn môi trường thực hiện chương trình
quan trắc và giám sát môi trường trong suốt quá trình thi công theo đúng đề cương đã
lập trong báo cáo ĐTM.
- Trong giai đoạn thi công sẽ lập báo cáo về kết quả thực hiện quan trắc và giám
sát môi trường 3 tháng/1 lần trình các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát.
- Thực hiện các kiến nghị bổ sung tăng cường các biện pháp giảm thiểu khi các
tác động phát sinh hoặc chưa được dự báo phát sinh trong thi công.
VI. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn
Dũng đã gửi Công văn số 34/VB – TD ngày 27/10/2014 v/v đề nghị góp ý kiến bằng
văn bản đối với dự án đến UBND và UBMTTQ xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia. Công
văn được gửi kèm Báo cáo ĐTM tóm tắt, trình bày về nội dung cơ bản của dự án; Các
tác động xấu; Các biện pháp giảm thiểu và cam kết thực hiện từ phía chủ dự án.
Ngày 28/10/2014, UBND và UBMTTQ xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia đã có
công văn trả lời v/v góp ý đối với dự án.
VII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
10
1. Kết luận
Báo cáo đã đồng thời đưa ra chương trình quản lý giám sát chất lượng môi
trường phù hợp. Các giải pháp xử lý nước thải, khí thải; thu gom, quản lý, xử lý chất
thải rắn và các biện pháp xử lý khác được tính toán chi tiết, có cơ sở khoa học, tuân
theo các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trong thiết kế xây dựng. Các giải pháp xử lý chất
thải đều có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn
thải ra môi trường.
2. Kiến nghị

Đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn xem xét, thẩm định và phê duyệt
báo cáo ĐTM dự án làm căn cứ cho Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Dũng
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Cam kết
Chủ đầu tư cam kết thực hiện đầy đủ chương trình quản lý môi trường và
chương trình giám sát môi trường như đã nêu.
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư
Huyện Tĩnh Gia là huyện cực Nam của tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh
Nghệ An, phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, phía Tây giáp
huyện Nông Cống và huyện Như Thanh. Huyện Tĩnh Gia có địa hình bán sơn địa, bao
gồm những hang động hoang sơ, vùng đồng bằng và đất bồi ven biển, đường bờ biển
dài với những dải cát mịn, cùng quần thể các hòn đảo nhỏ, 3 cửa lạch, 2 cảng biển
nước sâu đó tạo cho Tĩnh Gia tiềm năng và lợi thế "đặc biệt". Những tiềm năng và lợi
thế đó cùng với những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới đang và sẽ là điểm tựa
để Tĩnh Gia vươn mạnh, khẳng định vị thế của mình trong thế kỷ 21. Huyện vừa có
biển, vừa có núi rừng cùng nhiều danh thắng, huyện Tĩnh Gia có nhiều lợi thế phát
triển kinh tế tương đối toàn diện, đặc biệt là phát triển du lịch, công nghiệp và thuỷ,
hải sản.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, với chính sách
mở cửa hội nhập kinh tế Quốc tế, an ninh chính trị trong nước ổn định, đất nước đã thu
được nhữnh thành tựu phát triển kinh tế xã hội rất đáng khích lệ, để đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển sớm
hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 như Đảng đã đề ra, với
mục tiêu đó nhiều khu kinh tế trọng điểm với các điều kiện thuận lợi về giao thông, tài
nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, hạ tầng cơ sở đồng bộ và các chính sách
hấp dẫn khác đã được nhà nước đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
11
trong đó có Khu kinh tế Nghi Sơn của tỉnh Thanh Hoá là khu kinh tế trọng điểm Quốc

gia.
Với những lợi thế ưu việt như cảng nước sâu, đường bộ cũng như đường sắt
khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút rất nhiều dự án của các nhà đầu tư trong nuớc cũng
như các nhà đầu tư nước ngoài, một trong những dự án trên là dự án Tổ hợp lọc hoá
dầu Nghi Sơn, đây là một dự án lớn với tổng mức đầu tư nên tới gần 6 tỷ USD và có
tầm quan trọng Quốc gia, được các cấp các nghành chức năng của địa phương cũng
như trung ương hết sức quan tâm.
Chợ đầu mối Hải sản là đầu mối giao quan trọng cho việc phát triển nghề thủy
sản của nhân dân trong vùng trong huyện cũng như là nơi phục vụ các nhu cầu mua
sắm hằng ngày của nhân dân tại các vực lân cận. Tại khu vực cảng cá Lạch Bạng chưa
có một trung tâm hay nói một cách khác là một khu chợ đảm bảo về các tiêu chuẩn để
có thể khai thác hết các thế mạnh về thủy hải sản. Tình trạng buôn bán của tiểu thương
còn gặp nhiều khoá khăn do điều kiện hạn hẹp về không gian kinh doanh mà một trong
các lí do dẫn đến tình trạng trên là thiếu sự sắp xếp cho một thiết kế hợp lí, khoa học.
Chính vì vậy việc đầu tư xây dụng Chợ hải sản là một việc làm hết sức cần thiết đối
với sự phát triển trong khu vực nói riêng cũng như cho việc phát triển tổng thể của
Khu kinh tế Nghi Sơn và huyện Tĩnh Gia.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Dũng
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
- Được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt
động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006, Khu kinh tế Nghi Sơn đóng vai trò và ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá và cả
nước. Chính phủ đã xác định mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn
thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp
nặng và công nghiệp cơ bản như: Công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp luyện cán
thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến xuất khẩu… gắn
với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả Khu kinh tế Nghi Sơn, hình thành các sản

phẩm mũi nhọn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao
cấp đẩy mạnh xuất khẩu; mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới.
- Theo quyết định số 1364/QĐ-TTg, Về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây
dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
- Ngoài ra, Dự án chợ hải sản đầu mối tại khu vực cảng cá Lạch Bạng là một
trong các dự án đã được địa phương quy hoạch và đảm bảo mối quan hệ với các quy
12
hoạch phát triển như: Quy hoạch sử dụng đất của huyện Tĩnh Gia (được phê duyệt
năm 2014), Quy hoạch sử dụng đất của xã Hải Bình (được phê duyệt năm 2012), Quy
hoạch xây dựng nông thôn mới của xã đã được phê duyệt (được phê duyệt năm 2012).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập
báo cáo ĐTM của dự án
- Luật đầu tư, năm 2005;
- Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, năm 2006;
- Luật Tài nguyên nước, năm 2012;
- Luật đất đai, năm 2013;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 16/2009/BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá Môi trường chiến lược, đánh giá
tác động Môi trường và cam kết bảo vệ Môi trường;
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Quyết định số 2125/QĐ-BKHCN ngày 25/9/2011 về việc công bố các tiêu
chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
- Công văn số 1442/BQLKTNS-QLQH ngày 25/12/2012 của Ban kinh tế Nghi
Sơn về việc chấp thuận địa điểm Dự án đầu tư xây dựng chợ Hải sản đầu mối cảng cá
nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho tuyền nghề cá Lạch Bạng.
13
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong báo cáo ĐTM của dự án
- QCVN 05: 2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
- QCVN 06: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 08: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;
- QCVN 14: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt;
- QCVN 26: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh
giá tác động môi trường
- Thuyết minh dự án đầu tư;
- Các mặt cắt điển hình của dự án;

- Mặt bằng tổng thể của dự án;
- Các số liệu khảo sát hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án do Chủ
Đầu tư và Cơ quan Tư vấn phối hợp với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Tiêu chuẩn đo
lường chất lượng Thanh Hóa biên soạn Báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) này thực hiện.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
3.1. Phương pháp đánh giá nhanh
Tính tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trung bình cho các giai đoạn thực hiện
Dự án có thể thực hiện bằng phương pháp đánh giá nhanh, được Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đưa ra. Phương pháp này được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong
nghiên cứu đánh giá tác động môi trường. Tại Việt Nam, cũng đã được giới thiệu và
ứng dụng trong nhiều nghiên cứu ĐTM.
Lưu lượng và thành phần chất thải phụ thuộc vào nhiều thông số. Tải lượng L
của chất ô nhiễm j thể hiện ở dạng toán học như sau:
L
j
= f (kg/năm)
Trong đó, f – dạng nguồn thải, quy mô nguồn, quy trình công nghệ, hiệu quả hệ
thống xử lý, nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng, điều kiện môi trường xung quanh
Để xác định được L
j
trước hết cần xác định hệ số tải lượng thải e
j
đối với chất ô
nhiễm qua phương trình:
e
j
= L
j
/ Q,

14
Trong đó, Q – đơn vị sản phẩm/năm.
Bằng phương pháp thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới đã xây dựng bảng đánh giá
nhanh, xác định chỉ số e
j
và từ đó xác định được lượng thải L
j
.
3.2. Phương pháp thống kê
Đây là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong các báo cáo
ĐTM. Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi
trường tại khu vực thực hiện dự án.
3.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Sử dụng để xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không
khí, nước, đất và độ ồn tại khu vực Dự án.
3.4. Phương pháp tham vấn cộng đồng
Sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương, thể hiện
qua việc xin ý kiến bằng văn bản của đại diện Uỷ ban nhân dân (UBND), Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc (UBMTTQ) xã nơi triển khai thực hiện Dự án.
3.5. Phương pháp mô hình hoá
Sử dụng để đánh giá và dự báo khả năng khuếch tán chất ô nhiễm trong quá
trình thi công và vận hành của Dự án.
3.6. Phương pháp so sánh
Dùng để đánh giá tác động trên cơ sở so sánh với các bộ Tiêu chuẩn Việt Nam,
Quy chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành hoặc so sánh với các Dự án tương tự đã
được thực hiện.
3.7. Phương pháp phân tích tổng hợp để xây dựng báo cáo
Dùng để thu thập và xử lý các thông tin kinh tế xã hội; phân tích và tổng hợp
các tác động của dự án tới các thành phần môi trường và kinh tế - xã hội.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư xây dựng công trình
chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề
cá Lạch Bạng, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa do Công ty TNHH đầu tư
thương mại Tuấn Dũng làm chủ đầu tư với sự tư vấn của Công ty TNHH Tài nguyên
và Môi trường Quang Minh.
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Dũng.
- Đại diện: ông Mai Trung Dũng Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0908883005 Fax:……………………………….
- Địa chỉ: thôn Liên Hưng, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
15
- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Quang Minh.
+ Đại diện: Ông Lê Ngọc Minh; Chức vụ: Giám đốc.
+ Địa chỉ: Tiểu khu 12, TT Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
+ Điện thoại: 0913.090.459.
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập đề án được thể hiện như sau:
TT Họ tên Chuyên môn Chức vụ
A Chủ đầu tư
1 Nguyễn Thị Đoàn - Giám đốc
B Cơ quan tư vấn
1 Lê Ngọc Minh Kỹ sư Giám đốc
2 Nguyễn Phương Hà Cử nhân KHMT Nhân viên
3 Phạm Bách Tùng Kỹ sư Nhân viên
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu tàu
thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá Lạch Bạng, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.
1.2. Chủ dự án
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Dũng.

- Đại diện: ông Mai Trung Dũng Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0908883005 Fax:……………………………….
- Địa chỉ: thôn Liên Hưng, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án
Dự án Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu
tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá Lạch Bạng, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hóa được thực hiện tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia nằm ở phía Nam của tỉnh
Thanh Hoá cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 47 km là một huyện đồng bằng ven
biển của tỉnh Thanh Hoá. Vị trí xây dựng Chợ hải sản đầu mối có vị trí nằm trong lô D
trong khu vực cảng cá nơi neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Bạng,
Khu kinh tế Nghi Sơn. Khu đất xây dựng có diện tích khoảng: 7.464 m
2
. Khu vực dự
án được khống chế bởi hệ toạ độ VN2000 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1: Tọa độ xác định vị trí khu vực dự án
TT Điểm Hệ tọa độ VN 2000
16
X Y
1
M1 581670.0 2147261.7
2
M2 581673.7 2147258.8
3
M3 581687.2 2147202.2
4
M4 581684.9 2147198.6
5
M5 581594.8 2147177.2
6

M6 581591.3 2147179.5
7
M7 581572.4 2147258.8
8
M8 581574.7 2147261.7
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)
- Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là các khu dân cư, sông Lạch Bạng, các
khu vực như: trường học, trạm y tế, UBND xã, trên dọc các tuyến đường vận chuyển
nguyên vật liệu.
Hình 1.1: Khu vực xây dựng chợ hải sản đầu mối.
1.3.2. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án
- Hiện trạng dân cư và lao động: Nghề nghiệp của xã chủ yếu là đánh bắt thủy
sản, khu vực dân cư nằm ở phía Đông của dự án. Gần khu vực thực hiện dự án có khu
dân cư sinh sống và khoảng cách từ khu vực dân cư đến khu vực chợ là 300 m. Dọc
hai bên tuyến đường vào khu vực cảng cá chủ yếu là dân sinh số, lao động trong độ
tuổi lao động chiếm khoảng 70%. Xung quanh khu vực dự án với bán kính khoảng
1.000 m không có các công trình công cộng công ích như: trường học, bệnh viện, trạm
y tế,…
- Hiện trạng sử dụng đất: Trong ranh giới dự án đối với khu vực dự án đã được
đầu tư thiết kế cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp
điện,…). Quá trình thi công dự án không ảnh hưởng đến đất của nhân dân trong xã.
17
xã Bình Minh
xã Hải Thanh
xã Hải Bình
Vị trí xây dựng Chợ
- Hiện trạng mạng lưới và các công trình giao thông: Trong khu vực nghiên
cứu của dự án hiện có các tuyến đường giao thông như: đường giao thông nông thôn
với bề rộng khoảng 4 – 10 m lề mỗi bên 1m mặt đường bê tông, trải nhựa. Ngoài ra,
tại khu vực thực hiện dự án đã được quy hoạch đầu tư xây dựng các tuyến đường có bề

rộng từ 17m – 28m.
- Hiện trạng hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ công tác tiêu thoát nước:
Hệ thống tiêu thoát nước toàn khu vực chủ yếu là tự chảy theo địa hình tự nhiên và
tiêu thoát nước vào hệ thống sông Lạch Bạng.
- Hiện trạng nguồn điện, lưới điện: Nguồn điện lấy từ trạm trung gian của
mạng lưới điện Quốc gia. Tại khu vực cảng cá Lạch Bạng có tuyến đường dây điện đi
qua phục vụ cho quá trình sinh hoạt và sản xuất của ngư dân trong xã và các xã lân
cận.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
- Xây dựng chợ hải sản đầu mối đem lại cho khu vực xã cơ sở vật chất khang
trang, hiện đại sạch sẽ thông thoáng về môi trường, thuận tiện trong kinh doanh của
các tiểu thương.
- Trở thành trung tâm giao lưu hàng hoá, thương mại của huyện, qua đó quảng
bá các sản phẩm, cũng từ đây giới thiệu các cơ chế, chính sách và cơ hội để thúc đẩy
thương mại phát triển.
- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn hàng hoá.
- Tạo ra một không gian mở, thuận lợi trong giao thương, đáp ứng tối đa các
yêu cầu của các đối tượng sử dụng.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
Căn cứ vào những giá trị thực tiễn về tốc độ phát triển kinh tế, quy mô dân số
và thực tiễn của Khu kinh tế Nghi Sơn và huyện Tĩnh Gia. Công ty TNHH đầu tư
thương mại Tuấn Dũng đầu tư xây dựng chợ hải sản đầu mối đạt tiêu chuẩn của chợ
loại II. Quy mô đảm bảo cho tất cả các tiểu thương đang buôn bán tại khu vực cảng cá
và trong vùng. Chợ được đầu tư xây dựng mới bao gồm các hạng mục công trình như
sau:
- 01 nhà Chợ trung tâm (chính giữa khu đất) 3 tầng xây dựng kiên cố hệ khung
BTCT là khu vực buôn bán chính với tổng diện tích sàn 2.700 m
2
phục vụ cho các

doanh nghiệp.
- 01 nhà Ki ốt đông lạnh 01 tầng phục vụ việc lưu trữ hang hóa cũng như các hộ
kinh doanh với tổng diện tích là 1.400 m
2
.
18
- 01 nhà để xe với tổng diện tích 530,8m
2
là nhà 01 tầng khung thép, vì kèo
thép, mái tôn.
- Hệ thống sân bê tông nội bộ tổng diện tích sân 3.313 m
2
.
1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án
1.4.3.1. Mô tả biện pháp thi công dự án
a. Quy hoạch tổng thể xây dựng:
a1. Quy hoạch tổng mặt bằng:
- Tổng mặt bằng khu chợ được bố trí trên diện tích 7.464m
2
. Cổng chính quay
về hướng Đông đây là hướn tiếp cận trực tiếp với khu neo đậu tàu thuyền đánh bắt hải
sản chính vì vậy rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các mối hang hóa .
- Khu vực nhà 03 tầng chính được bố trí tại trung tâm của khu đất bao quanh là
hệ thống sân đường rộng rãi , đây là công trình chính và điểm nhấn quan trọng cho
tổng thể toàn khu. Với việc bố trí này việc đáp ứng nhu cầu thoát người cũng hoàn
toàn đảm bảo.
- Khu vực Ki ốt đông lạnh bố trí về phía Tây khu đất tiếp cận là 02 lối vào với
một trục đường phân cách mềm rộng 5,5m .
- Khu vực nhà xe đặt về phía Nam của khu đất .
a2. Quy hoạch san nền thoát nước:

Toàn bộ diện tích khu đất đã được xử lý san nền và làm hệ thống thoát nước của
khu vực.
a3. Quy hoạch cấp điện:
* Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cấp điện:
- Căn cứ vào tiêu chuẩn TCXDVN 333: 2005 – Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài
các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế thì có các chỉ
tiêu cấp điện được thể hiện qua bảng như sau:
Bảng 1.2: Công suất tính toán cho trạm biến áp.
TT Hạng mục tiêu thụ
Diện tích
(m
2
)
Chỉ tiêu
(KW)
Công suất tiêu thụ
(KW)
1 Khu nhà Ki ốt 1 tầng 1245 0,03 37,35
2 Khu nhà chợ trung tâm 3 tầng 2700 0,015 40,90
3 Khu nhà để xe 1 tầng 518 0,005 2,59
4 Điện chiếu sáng sân nội bộ 1,00
Tổng 81,44
(Nguồn: Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư)
Tổng công suất: ∑P = 81,44KW
Hệ số công suất: Cosφ = 0,8
Hệ số đồng thời: Kđt = 0,75
19
Như vậy, công suất biểu kiến của máy biến áp là S = 76,351KVA
Căn cứ vào công suất biểu kiến chọn máy biến áp có công suất 35KVA – 75KV
cấp điện cho công trình.

- Nguồn cung cấp điện cho trạm biến áp phục vụ quá trình hoạt động của công
trình được lấy nguồn từ đường điện 35KV. Vị trí điểm đấu nối với nguồn cung cấp
điện cách khu đất dự án 400m.
* Trạm biến áp:
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của bệnh viện xây dựng mới 01 trạm biến áp
có công suất 75KVA. đảm bảo bán kính cấp điện cho các phụ tải. Trạm có kết cấu
kiểu trạm treo trên 2 cột bê tông li tâm 12m, tim cột cách nhau 3m. Số lượng trạm biến
áp là 01 trạm.
- Móng cột dùng móng bê tông đổ tại chỗ mác 150 đá 2x4 có cốt thép chôn sâu
1,8m.
- Hệ xà và giá đỡ máy biến áp chế tạo bằng thép hình và được mạ kẽm nhúng
nóng.
- Tủ điện hạ thế đặt thiết bị đo đếm và bảo vệ là tủ trọn bộ 4 lộ ra được lắp gá
sát vào phía 0.4KV của máy biến áp.
- Trạm biến áp được nối đất bằng hệ thống nối đất cọc tia hỗn hợp, giá trị điện
trở nối đất đảm bảo Rnđ ≤ 4 ôm
* Đường dây 0.4KV:
Xây dựng mới các tuyến cáp hạ thế từ tủ điện hạ thế máy biến áp cấp điện cho
các công trình được chôn ngầm đất, dây dẫn dùng cáp Cu/XLPE/DSTA/PVC
3x25+1x16, Cu/XLPE/DSTA/PVC 2x4.Tổng chiều dài đường dây 0.4KV: 206m, cáp
được chôn trực tiếp trong đất ở độ sâu 0.6m, phía trên và dưới cáp là đất đầm chặt.
* Đường điện chiếu sáng ngoài công trình (sân nội bộ trong khu chợ):
Điện chiếu sáng ngoài nhà được điều khiển bằng Aptomat đặt tại nhà Ki ốt. Đèn
chiếu sáng dùng đèn cao áp bóng Sodium công suất 250W- 220V lắp trên cột thép bát
giác 10m. Dây dẫn dùng cáp Cu/XLPE/DSTA/ PVC 2x4. Chiều dài tuyến điện chiếu
sáng ngoài nhà 228m.
a4. Quy hoạch cấp nước:
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nước như: Tiêu chuẩn TCVN 4513
– 1988 – Quy định về thiết kế các công trình cấp nước bên trong, tiêu chuẩn phòng
cháy cho nhà và công trình TCVN 2622 – 1995, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho

chợ và trung tâm thương mại TCVN 6161-1996,…. Nhu cầu dùng nước tại khu vực
chợ như sau:
+ Nhu cầu dùng nước sinh hoạt trong ngày:
Q
sh
= q x F/1000 = 4 x (2.700 + 1.400)/1000 = 16,4 m
3
/ngày.
20
Trong đó:
q: Tiêu chuẩn cấp nước: Chọn q = 4 lit/m
2
.
F: diện tích khu nhà có nhu cầu (khu chợ 3 tầng 2.700 m
2
và khu nhà Ki ốt diện
tích là 1.400 m
2
).
+ Nhu cầu dùng nước rửa: Q
rửa
= 10% xQ
sh
= 1,64 m
3
/ngày.
Như vậy nhu cầu nước cấp cho quá trình hoạt động tại khu vực chợ là: 18,04
m
3
/ngày = 18 m

3
/ngày.
- Nhu cầu nước cứu hoả: nước cứu hoả được lấy từ bể chứa nước ngầm qua
bơm chữa cháy cấp lên hộp cứu hoả bên trong công trình. Tiêu chuẩn nước cứu hoả
trong nhà là: 5l/s. (thời gian chữa cháy tính cho 3 giờ đồng hồ).
- Để phục vụ nước cho quá trình hoạt động của dự án cần xây dựng bể dự trữ
nước và các két chứa nước như sau:
+ Dung tích bể chứa nước ngầm: Q = 18,0 + 5 lit/s x 3 x 3.600/1000 = 72 m
3
.
Với nhu cầu dùng nước thiết kế xây dựng bể chứa nước dung tích 72 m
3
trong đó
lượng nước chữa cháy là 54m
3
).
+ Dung tích két nước mái:
Két nước mái cho nhà chợ 3 tầng: Thể tích két nước trên mái được tính cho cả
cấp nước sinh hoạt và chữa cháy dự kiến là 5 m
3
. Chọn két nước mái cấp nước cho nhà
3 tầng gồm 2 két dung tích 2,5m
3
mỗi két.
Két nước mái cho nhà kiốt bán hàng: Thể tích két nước trên mái được tính cho
cả cấp nước sinh hoạt và chữa cháy dự kiến là 4,5 m
3
. Chọn két nước mái cấp nước
cho nhà kiốt bán hàng gồm 3 két mỗi két dung tích két 1,5m
3

.
- Giải pháp cấp nước ngoài nhà: Dựa trên yêu cầu cần cấp đầy đủ lưu lượng và
áp lực, tới tất cả các đối tượng dùng nước liên tục, an toàn trong ngày đêm nên chọn sơ
đồ cấp nước như sau: Đường ống cấp nước ngoài – bể chứa ngầm – máy bơm – két
nước mái – cấp xuống các khu vệ sinh. Nguồn nước cấp được lấy từ đường ống cấp
nước của Công ty cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã Hải
Bình vào bể chứa nước ngầm (vị trí bể nước xem bản vẽ: mặt bằng cấp nước tổng thể).
Bơm nước thiết kế trạm bơm tăng áp cục bộ cấp nước cho các công trình trong khu đất
xây dựng.
a5. Quy hoạch giao thông:
- Hệ thống giao thông của dự án gồm giao thông nội bộ và giao thông ngoài
hàng rào, giao thông ngoài hàng rào là hệ thống đường khu vực tiếp giáp quanh chợ,
mặt cắt các trục giao thông này tuân thủ theo đúng quy hoạch được duyệt.
- Đường giao thông nội bộ khu dân cư tiếp giáp phía Bắc và phía Đông khu đất
chia làm 2 đoạn có lộ giới khác nhau, đoạn phía Bắc lộ giới 28,5m trong đó lòng
đường 22,5m vỉa một bên 6,0m, đoạn phía Nam đường 16,0m, lòng đường 10m, vỉa hè
21
một bên 6,0m. Đường phía Tây và phía Nam 17,5m lòng đường 7,5m vỉa hè mỗi bên
5m.
b. Giải pháp thiết kế các hạng mục công trình:
b1. Giải pháp kiến trúc:
* Đối với khu nhà chợ 3 tầng:
Nhà xây dựng theo hình chữ nhật 3 tầng kích thước 30x30m, tầng 1 cao +5,0m,
tầng 2,3 cao +3,9m, nền cao +0,2m so với cốt sân, chiều cao từ cốt sân lên mái cao
nhất là 14,5m. Tường xây gạch tiêu chuẩn vữa xi măng mác 50, trát trần vữa xi măng
mác 75, lăn sơn 3 nước màu sang kết hợp với các hệ cửa kính khung nhựa lõi thép.
Sàn nhà lát gạch ceramic Thanh Hóa (kích thước 400x400), sàn vệ sinh lát gạch chống
trơn 250x250 màu sáng, tường khu vệ sinh ốp gạch men kính cao 2,0m kể từ nền. Bậc
cầu thang lát gạch Ceramic có rãnh chống trượt. Hình thức kiến trúc hiện đại, gọn
gàng. Sử dụng các mảng kính lớn để lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên đồng thời tạo

không gian mở gần gũi giữa bên trong và bên ngoài nhà.
Diện xây dựng: 900m
2
;
Diện tích sàn tầng 2: 900m
2
;
Diện tích sàn tầng 3: 900m
2
;
Diện tích sàn tầng mái: 900m
2
;
Tổng diện tích sàn: 2.700m
2
.
* Đối với khu nhà Ki ốt đông lạnh:
Xác định diện tích xây dựng đảm bảo cho các hộ kinh doanh từ 140 m
2
trở lên.
Toàn bộ khu vực này đều nằm dưới mái tôn khép kín trần nhựa diện tích mặt bằng cơ
bản là 15m x 86,0m chiều cao đến mái 7,2m, cột bê tông cốt thép, vì kèo thép vượt
khẩu độ lớn. Nhà chợ tiếp giáp 3 bên với giao thông bên ngoài và một mặt quay về
hướng nhà 3 tầng chính của chợ. Tổng diện tích sàn của khu nhà là 1.400 m
2
.
* Đối với khu nhà để xe:
Nhà xe xây dựng với hệ kết cấy chính là trụ thép ví kèo thép mái lợp tôn với
diện tích xây dựng là 9,9m x 55,0m. Đây là công trình đảm bảo cho việc trong giữ xe
đảm bảo cho chợ hoạt động tốt. Tổng diện tích sàn là 544.5 m

2
.
b2. Giải pháp kết cấu:
- Giải pháp kết cấu phần móng: Căn cứ vào quy mô công trình đơn vị tư vấn
thiết kế chọn giải pháp kết cấu móng là móng đơn BTCT dưới cột, Tiết diện móng
2200x2200mm. Đáy móng đặt trực tiếp vào lớp đất nguyên thổ.
- Giải Pháp kết cấu phần thân: Căn cứ vào tính chất sử dụng, quy mô và tải
trọng công trình, đơn vị tư vấn sử dụng phương án kết cấu phần thân là kết cấu khung
bê tông cốt thép, các cấu kiện cột, dầm, sàn đổ toàn khối. Các kích thước cấu kiện cơ
22
bản như sau: Bề dày của sàn tầng dày 120mm; Kích thước cột là 400x400mm; Dầm
tiết diện 220X400mm, 220X600 mm.
- Vật liệu xây dựng sử dựng: Các vật liệu xây dựng chính sử dụng trong công
trình như sau: BTCT M250, BT thường M200, gạch,….
b3. Giải pháp cấp, thoát nước:
* Giải pháp cấp nước:
- Nước từ bể nước ngầm qua bơm nước cấp lên két nước mái. Bể nước mái, két
mái của công trình có tác dụng điều hoà lưu lượng, áp lực và dùng cho nước cứu hoả
trong 10 phút, lưu lượng nước được tính đầy đủ theo tiêu chuẩn quy phạm.
- Nước từ bể trên mái cấp xuống các ống đứng chính, ống nhánh qua các van
khoá cung cấp cho tất cả các thiết bị vệ sinh.
- Nước chữa cháy cho các công trình được cấp từ trạm bơm nước cứu hoả tới.
Thiết kế họng cúu hoả vách tường cho từ khu nhà.
- Vật liệu đường ống cấp nước dùng bằng ống PPR có đường kính từ D20 đến
D60. Đường ống cấp đi trong tường nhà theo đúng như thiết kế.
* Giải pháp thoát nước:
- Nước cấp sau khi sử dụng thải ra ngoài công trình, nhiệm vụ của hệ thống
thoát nước là thu gom, vận chuyển và xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thoát ra
mạng chung của khu vực.
- Hệ thống thoát nước thải của công trình được thiết kế cho tất cả các khu vệ

sinh. Nước thải ở các khu vệ sinh được thoát theo hai hệ thống riêng biệt: hệ thống
thoát nước rửa, sàn và hệ thống thoát phân.
- Nước bẩn từ các chậu rửa, lưới thu sàn theo các đường ống nhánh được thoát
vào các ống đứng thoát nước có đường kính D90mm, và được nhập vào rãnh thoát
nước mưa của toàn khu.
- Nước thải thu từ các xí bệt, xí xổm và các máng tiểu theo đường ống nhánh
được thu vào ống thoát đứng có đường kính D150 mm thoát riêng vào ngăn chứa của
bể tự hoại để xử lý sơ bộ, nước thải sau bể tự hoại được nhập vào hệ thống thoát nước
mưa của toàn khu.
- Bố trí các ống thông hơi cho các ống đứng thoát phân và thoát nước bẩn.
Ngoài ra còn bố trí ống thông hơi cho bể tự hoại và các khu vệ sinh. Tất cả các ống
thông hơi đều thiết kế vượt mái 700mm và dùng các chụp thông hơi chụp trên đầu ống
để bảo vệ ống. Đường kính ống thông hơi dự kiến D34- D60mm.
- Trên các đường ống thoát phân bố trí các miệng kiểm tra (bố trí một miệng
kiểm tra ở các tầng, mục đích xúc rửa, thông tắc khi có sự cố).
- Toàn bộ hệ thống đường ống thoát nước trong nhà đều sử dụng ống nhựa PVC
và các phụ kiện đồng bộ có đường kính từ D34mm
÷
D110mm. Đường ống trong nhà
23
đi trên trần giả, ngầm tường hoặc ngầm nhà và đi trong các hộp kỹ thuật với độ dốc
đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện hành để đảm bảo khả năng tự chảy.
Nước mưa được thu từ mái nhà bằng xi nô, phễu thu, các đường ống đứng thu
nước mái và nước mặt sân, chảy vào rãnh bê tông có nắp đan, sau đó xả ra đường ống
thoát nước mưa của khu vực.
b4. Giải pháp cấp điện:
- Toàn bộ hệ thống dây dẫn trong nhà được luồn trong ống gen vuông đi nổi
trên tường. Từng thiết bị, tuỳ theo công suất, vị trí lắp đặt, được phân pha trực tiếp
theo các đường trục (phân pha nhánh) với mục đích cân bằng tải hiệu quả nhất, nâng
cao được hệ số công suất, tránh hiện tượng kém ổn định của điện áp sử dụng và đảm

bảo tính an toàn cho hệ thống.
- Hệ thống điện chiếu sáng được tính toán phù hợp với từng phòng, từng không
gian theo yêu cầu sử dụng cụ thể; sử dụng ánh sáng đèn huỳnh quang kết hợp với ánh
sáng đèn nung sáng để tạo ra môi trường ánh sáng phù hợp với mục đích sử dụng.
Công suất chiếu sáng được tính theo TCVN, chủng loại và công suất của các loại đèn
được tính chọn đảm bảo đúng theo độ rọi quy định.
- Hệ thống chống sét: Giải pháp chống sét cho công trình tuân thủ theo TCXD
46:1984. Chống sét cho các công trình xây dựng- Tiêu chuẩn thiết kế. Hệ thống nối đất
dùng cọc thép góc L63x63x5 dài L = 2500 đóng đúng theo sơ đồ chống sét. Hệ thống
dây dẫn dùng thép tròn Φ 16 chôn sâu 0,8 m so với cốt san nền. Điện trở xung kích
của bộ phận nối đất Rz ≤ 10 Ω .
b.5. Giải pháp phòng cháy chữa cháy:
- Công trình chợ hải sản đầu mối được thiết kế xây dựng mới. Căn cứ vào tính
chất sử dụng, nguy hiểm cháy nổ của công trình, hệ thống PCCC phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
+ Hệ thống chữa cháy lắp đặt trong công trình phải phù hợp với yêu cầu, tiêu
chuẩn của nhà nước ban hành trong công tác phòng cháy chữa cháy.
+ Hoạt động có hiệu quả trong mọi trường hợp.
+ Các thiết bị trong hệ thống phải có độ bền vững cao, phù hợp với điều kiện
khí hậu, môi trường Việt Nam.
+ Dễ bảo quản, thao tác, sử dụng và sửa chữa thay thế khi cần thiết.
+ Đội ngũ cán bộ, đội viên PCCC cơ sở phải được tuyên truyền huấn luyện sử
dụng các hệ thống PCCC được lắp đặt một cách thành thạo.
- Phương án thiết kế hệ thống chữa cháy:
+ Hệ thống báo cháy tự động (bao gồm các đầu báo cháy tự động và nút ấn báo
cháy cưỡng bức)
24
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy (bao gồm các họng nước chữa cháy vách tường
và trụ nước chữa cháy ngoài nhà). Công trình có trạm bơm cấp nước chữa cháy đảm
bảo cột áp và lưu lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

+ Các phương tiện chữa cháy tại chỗ gồm: Bình bột chữa cháy xách tay MFZ4
và bình khí CO
2
chữa cháy xách tay MT3 và bình bột xe đẩy MFZLT35.
+ Hệ thống đèn EXIT chỉ dẫn lối thoát nạn và hệ thống đèn chiếu sáng sự cố.
1.4.3.2. Khối lượng thi công các hạng mục công trình
Bảng 1.3: Tổng hợp khối lượng thi công dự án
STT Hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng
1 Chợ 3 tầng m
2
2.700
2 Ki ốt bán hàng 1 tầng m
2
1.400
3 Nhà để xe đạp xe máy m
2
531
4 Hàng rào m
2
197
5 Cổng chính (01 cổng chính) m 9
6 Cổng phụ (02 cổng phụ) m 11
7 Sân, đường nội bộ m
2
3.313
8 Hệ thống cấp, thoát nước Hệ thống 01
9 Hệ thống cấp điện

+ Điện trung áp m 400
+ Trạm biến áp 75KVA trạm 01

+ Điện hạ thế m 200
+ Điện chiếu sáng m 300
10 Đất đào m
3
1.219,50
11 Đất đào tận dụng để san nền m
3
1.219,50
12 Đá các loại m
3
1.700,06
13 Gạch chỉ (10x10x20)cm Viên 12.087
14 Bê tông các loại m
3
124,35
15 Sắt, thép các loại Tấn 12,5
(Nguồn: Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư)
1.4.4. Công nghệ vận hành
1.4.4.1. Phương án tổ chức kinh doanh
Để đảm bảo uy tín, chất lượng dịch vụ và thương hiệu Công ty TNHH đầu tư
thương mại Tuấn Dũng lập phương án thực hiện việc quản lý, vận hành, khai thác và
bảo trì công trình như sau:
- Chủ đầu tư cho thuê toàn bộ diện tích sàn của chợ thông qua hợp đồng với các
hộ tiểu thương, và các tập thể, các nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu.
25

×