Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.26 KB, 102 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
o O o





NGUYỄN THỊ CÖC






NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÖC VÀ TÁI SINH TỰ
NHIÊN DƢỚI TÁN RỪNG TRỒNG TẠI SÓC SƠN – HÀ NỘI






LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
















Thái Nguyên - năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
o O o





NGUYỄN THỊ CÖC





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÁI
SINH TỰ NHIÊN CỦA THẢM THỰC VẬT CÂY BỤI TẠI
VÙNG ĐỒI NÖI HUYỆN SÓC SƠN



Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60.42.60




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ HỮU THƯ







Thái Nguyên - năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới. TS Đỗ Hữu Thư người thầy
đã tận tình chu đáo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học, Khoa

Sinh – KTNN Trường ĐHSP Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn phòng Tài nguyên Môi trường, phòng
Thống kê huyện Sóc Sơn và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn.
Cùng với sự biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, tổ Hóa Sinh Trường THPT Sông Công- Thái Nguyên đã giúp đỡ và
động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012
Tác giả


Nguyễn Thị Hồng Nhung




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực,
chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.


Tác giả




Nguyễn Thị Hồng Nhung
























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục 5
Danh mục các từ cụm từ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật 3
1.1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật và thảm cây bụi 3
1.1.2. Đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại thảm thực vật 4
1.1.3. Nguyên tắc phân loại thảm thực vật 5
1.1.4. Thành phần loài 7
1.1.5. Dạng sống thực vật 10
1.2. Tái sinh tự nhiên 12
1.3. Khoanh nuôi phục hồi rừng 16
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ
HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19
2.1. Điều kiện tự nhiên 19
2.1.1. Vị trí địa lý 19
2.1.2. Địa hình 19
2.1.3. Khí hậu 20
2.1.4. Sông ngòi, thủy văn 20
2.1.5. Địa chất 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 22
Chƣơng 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 24
3.1. Mục tiêu,nội dung nghiên cứu 24

3.1.1. Mục tiêu 24
3.1.2. Nội dung 24
3.1.3. Ý nghĩa 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu 24
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thuộc địa 25
3.2.2.2. Phân tích và xử lý số liệu 26
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1. Các trạng thái đặc trưng thảm cây bụi tại vùng đồi núi huyện Sóc
Sơn 29
4.2. Đặc điểm thảm thực vật 30
4.2.1. Tính đa dạng hệ thực vật 30
4.2.2. Thành phần loài 34
4.2.2.1 Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy 34
4.2.2.2. Thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành 36
4.2.2.3. Thảm cây bụi cao sau nương rẫy 37
4.2.2.4. Thảm cây bụi cao phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt 39
4.2.3. Dang sống thực vật 41
4.2.3.1. Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy 46
4.2.3.2. Thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành và thảm cây bụi
cao sau nương rẫy 47
4.2.3.3. Thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.3.2.2. Nguồn gốc cây tái sinh 47
4.2.4. Cấu trúc trạng thái thảm thực vật 49
4.2.4.1. Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy 49
4.2.4.2. Thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành 50
4.2.4.3. Thảm cây bụi cao sau nương rẫy 51

4.2.4.4. Thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt 52
4.3. Đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên cây gỗ trong thảm cây bụi 53
4.3.1. Tổ thành loài trong lớp TSTN 55
4.3.2. Mật độ, nguồn gốc và chất lượng tái sinh 58
4.3.2. Sự phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 60
4.3.4. Phân bố cây TSTN theo mặt đất 62
4.3.5. Đánh giá triển vọng tái sinh 64
4.4. Đề xuất một số giải pháp hiện trạng khoanh nuôi, phục hồi hiện
trạng thảm cây bụi ở vùng đồi núi huyện Sóc Sơn 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
1. Kết luận 66
2. Kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


D

TB
Đường kính trung bình
H
TB
Chiều cao trung bình
OTC Ô tiêu chuẩn

TCB Thảm cây bụi

TTV Thảm thực vật

TS Tái sinh

TSTN Tái sinh tự nhiên

VQG Vườn quốc gia





















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Các điểm nghiên cứu về TTV cây bụi vùng đồi núi huyện Sóc
Sơn 30
Bảng 4.2. Thống kê thành phần thực vật trong các điểm nghiên cứu 31
Bảng 4.3. Sự phân bố các họ, chi và loài trong các trạng thái TTV 32
Bảng 4.4. Số loài trong các họ giàu loài nhất trong các điểm nghiên cứu 33
Bảng 4.5. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng TTV 43
Bảng 4.6. Chỉ số đa dạng cây TSTN trong từng điểm nghiên cứu 54
Bảng 4.7. Công thức tổ thành cây gỗ tái sinh trong 3 kiểu thảm cây bụi 55
Bảng 4.8. Công thức tổ thành cây gỗ tái sinh trong TCB cao sau KTK 57
Bảng 4.9. Mật độ, nguồn gốc và chất lượng cây TSTN trong các kiểu
thảm 59
Bảng 4.10. Sự phân bố mật độ TSTN theo cấp chiều cao trong các kiểu
thảm 61
Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra phân bố cây tái sinh theo mặt đất 63
Bảng 4.12. Triển vọng tái sinh trong các điểm nghiên cứu 64














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1. Phổ dạng sống thực vật trong các kiểu thảm cây bụi 44
Hình 4.2. Kiểu dạng sống cây chồi trên chi tiết của các kiểu thảm cây bụi 45
Hình 4.3. Tỷ lệ cây TSTN theo cấp chiều cao trong các kiểu thảm 61






















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
Rừng đem lại cho con người những nguồn lợi vô cùng quý giá, cung
cấp gỗ và nhiều sản phẩm có giá trị. Rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ
môi trường, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái và sự phát triển bền vững của
sự sống trên trái đất. Ngoài ra, rừng còn là nơi bảo tồn và cung cấp nguyên
liệu về mặt di truyền cho sự tiến hóa của sinh giới, đây là kho biến dị cho sự
phát triển của sinh vật.
Trong hơn 50 năm qua, Việt Nam đã phải đối mặt với nạn phá rừng và
thoái hóa rừng. Tốc độ mất rừng hàng năm bình quân vào khoảng 100.000-
140.000 ha.Theo số liệu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, năm 1943, diện
tích rừng của nước ta đạt 14.300.000 ha; độ che phủ là 43,0%, đạt 0,70 ha/
người. Đến năm 2000, diện tích rừng chỉ còn lại 10.915.000 ha (trong đó diện
tích rừng tự nhiên là 9.444.000 ha, trồng mới 1.419.000 ha); độ che phủ
33,2%, đạt 0,14 ha/người [19].
Dẫn tới tình trạng diện tích rừng bị thu hẹp như vậy, phải kể đến do hậu
quả của chiến tranh. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hơn
2 triệu ha rừng nhiệt đới bị hủy diệt. Trong giai đoạn hiện nay, nổi lên một
loạt các vấn đề đe dọa đến sự an toàn của rừng như sự gia tăng dân số làm
tăng nhu cầu về cung cầu và nạn di dân tự do không kiểm soát được, nạn khai

thác rừng bừa bãi, buôn bán động, thực vật quý hiếm Bên cạnh đó phải kể
đến công tác tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của rừng làm chưa sâu
rộng, nhận thức chung về đa dạng sinh học ở các cấp, chính sách và pháp luật
chưa đầy đủ và việc thực thi pháp luật chưa nghiêm
Rừng bị phá nhiều làm cho diện tích đất trống, đồi trọc tăng nhanh, nay
tổng diện tích đồi trọc cả nước là 13 triệu ha, chiếm 40% diện tích đất đai,
đồng thời độ che phủ ở nhiều vùng xung yếu còn rất thấp như Sơn La 18,5%,
Lạng Sơn 25,82%, Thái Nguyên 26% [18].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Hậu quả nghiêm trọng của việc mất rừng là không thể lường hết được.
Vì vậy, việc bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng nói riêng và thảm thực vật nói
chung là vấn đề vô cùng quan trọng cần phải giải quyết để duy trì, đảm bảo
điều kiện sinh tồn cho hiện tại và tương lai.
Để phục hồi lại rừng chỉ có hai cách là trồng mới hoặc khoanh nuôi cho
phục hồi tự nhiên. Phương pháp khoanh nuôi phục hồi rừng có nhiều ưu điểm
hơn, vì đây là giải pháp lâm sinh lợi dụng triệt để khả năng TS và diễn thế tự
nhiên có sự can thiệp hợp lý của con người để đẩy nhanh quá trình tạo rừng
trong một khoảng thời gian xác định [35]. Ngoài ra, rừng được phục hồi bằng
giải pháp khoanh nuôi không chỉ nhằm mục đích phòng hộ mà còn bảo vệ
được nguồn gen và tính đa dạng vốn có của hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đáp
ứng yêu cầu cấp bách của người dân.
Thảm cây bụi là một trong những loại hình chính của thảm thực vật ở
Việt Nam, một trong những pha trung gian của quá trình diễn thế thứ sinh,
quá trình phục hồi và suy thoái rừng. Theo Đỗ Hữu Thư (2000) [35] , thảm
cây bụi là đối tượng rất quan trọng để khoanh nuôi phục hồi rừng, bởi vì thảm
cây bụi thường phân bố trên đất chưa có rừng, nương rẫy cũ và rừng bị thoái
hóa, nơi diễn ra quá trình TS và diễn thế tự nhiên mạnh mẽ cho phép hình

thành rừng, đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội và môi trường với thời hạn xác
định, góp phần trong việc chống xói mòn đất và bảo vệ môi trường.
Vùng đồi núi huyện Sóc Sơn là vùng đồi núi thấp ở phía Bắc của Hà
Nội thuộc phía tây bắc của đồng bằng Châu Thổ Sông Hồng Việt Nam, nơi
rừng đã và đang bị thoái hóa nghiêm trọng do tác động của con người và thiên
nhiên làm cho đất trống trọc, diện tích rừng còn lại phần lớn là thảm cây bụi,
thảm cỏ, một số ít là các thảm cây trồng nông nghiệp và rừng trồng thuần loại
như Keo, Bạch đàn, Thông Trước thực tế đó, chúng tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm và đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của thảm
thực vật cây bụi tại vùng đồi núi huyện Sóc Sơn”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. NGHIÊN CỨU VỀ THẢM THỰC VẬT
1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật và thảm cây bụi
Trong lịch sử của nhân loại, con người đã phân biệt được loài cây, loài
cỏ này với loài cây, loài cỏ khác đồng thời nhận thức được khu hệ thực bao
gồm các loài cây, cỏ phân bố ở một phạm vi địa phương nào đó.Thảm thực
vật là gì? Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các
nhà khoa học về TTV và đưa ra các khái niệm khác nhau.Theo J.
Schmithusen (1959) [21], TTV là lớp thực bì của trái đất và các bộ phận hợp
thành khác nhau của nó. Thái Văn Trừng (1970) [39], cho rằng TTV là các
quần thể thực vật phủ trên mặt trái đất như một tấm thảm xanh. Trần Đình Lý
(1998) [21], TTV là toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ
lớp phủ thực vật ở trên toàn bộ bề mặt của trái đất. Như vậy, TTV là một khái
niệm chung, chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể nào. Nó chỉ có giá trị và ý nghĩa cụ

thể khi có định ngữ kèm theo: TTV cây bụi, TTV trên đất cát ven biển, TTV
rừng ngập mặn v.v…
Tuy nhiên, đối với thảm cây bụi thì hầu hết các nhà khoa học trong và
ngoài nước đều có khái niệm tương tự nhau. Theo Vidal J., Schimid M. [1],
thảm cây bụi là kiểu quần thể thân gỗ, kín tán gồm những cây bụi, thân có thể
chia nhánh từ dưới thấp hoặc chỉ có một thân thấp lùn, không bao giờ vượt
quá 8m. Hội thảo chương trình sinh học quốc tế tại Hồng Kông (2000) khẳng
định: thảm cây bụi mà ở đó cây gỗ nhỏ, ưa sáng chiếm chủ yếu, có chiều cao
từ 0,5 – 8m. Theo khung phân loại của UNESCO (1973) [21], quần hệ cây bụi
bao gồm chủ yếu các cây thân gỗ thấp có chồi trên mặt đất, mọc thành cụm
cao chừng 0,5–5 m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Theo Trần Đình Lý (1999) [21], sự khác nhau giữa TTV và rừng dựa
trên sự có mặt của một lượng cây gỗ có chiều cao và độ lớn nhất định. Các
thông số này được khái quát bằng tỷ lệ độ tàn che của cây gỗ có chiều cao từ
5m trở lên so với đất rừng (độ tàn che: k) k < 0,3 chưa có rừng; k: 0,3 – 0,6
rừng thưa; k> 0,6 rừng kín.
1.1.2. Đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại thảm thực vật
Để phân loại chuẩn xác các trạng thái TTV khác nhau, các nhà khoa
học phải dựa vào yếu tố mấu chốt: đơn vị phân loại TTV. Thành phần chủ yếu
trong TTV: cá thể của các loài cây cỏ, nhưng đối tượng nghiên cứu của TTV
là những tập thể cây cối, được hình thành từ số lượng lớn hay nhỏ các cá thể
của các loài thực vật. Hay nói một cách khác, đây là một tổ hợp có tính quy
luật dưới dạng một quần xã, các khoảnh của quần xã thực vật, nó quyết định
đặc tính ngoại mạo, cảnh quan địa lý và chịu ảnh hưởng, tác động lẫn nhau
trong quá trình tồn tại và phát triển.
Trong hệ thống phân loại thực vật thì loài (Species) là đơn vị phân loại

cơ bản.Vậy đối với TTV thì đối tượng nào là đơn vị phân loại cơ sở? Trên thế
giới hiện nay vẫn tồn tại 2 trường phái nghiên cứu khác nhau về quan điểm
chọn đối tượng làm tiêu chuẩn trọng tâm.
Trường phái thứ nhất lấy thành phần loài thực làm thực vật làm tiêu
chuẩn chủ yếu để phân loại TTV và coi quần hợp (Asscciation) là đơn vị cơ
sở cho phân loại TTV. Đây là một loại hình TTV che phủ trên một vùng rộng
lớn. Đại diện cho trường phải này J.Breun – Blan quet, R. Schubert, H.J.
Mueller và nhiều học giả Tây Âu.
Trường phái thứ hai lấy hình thái ngoại mạo và cấu trúc làm tiêu chuẩn
chủ yếu để phân loại TTV thì coi quần hệ (Formation) hay kiểu TTV
(Vegetationtype) là đơn vị phân loại cơ bản của TTV. Đây là những tập thể
cây cỏ lớn đem lại một hình dáng đặc biệt cho phong cảnh do sự tập hợp của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
những cây cỏ khác loài, nhưng cùng chung một dạng sống ưu thế (Hội nghị
quốc tế ngành thực vật học lần II tại Paris, 1954. Đại diện cho trường phái này
A.H.R. Grisebach (1838), J.Schroeter. Quan điểm này cũng được Xukatsev,
Thái Văn Trừng áp dụng.
Như vậy, cùng một đối tượng là TTV, nhưng tiêu chuẩn đánh giá khác
đã có hai khái niệm và đơn vị phân loại cơ bản khác nhau và cũng từ đó có hệ
thống phân chia khác nhau về thảm.
1.1.3. Nguyên tắc phân loại thảm thực vật
Như chúng ta đã biết, TTV vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng được
hình thành, tồn tại và phát triển trong các điều kiện và các mối tương khác
nhau của các nhóm nhân tố sinh thái: 1. nhóm nhân tố địa lý - địa hình; 2.
Nhóm nhân tố khí hậu - thủy văn; 3. Nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng; 4.
Nhóm nhân tố khu hệ thực vật; 5. Nhóm nhân tố hoạt động của con người.
Theo Thái Văn Trừng (1978) [39], đây là những nhóm nhân tố sinh thái

phát sinh quần thể thực vật.Trong những nhóm nhân tố, có nhân tố tác động
trực tiếp, có nhân tố tham gia quá trình nguyên sinh, thứ sinh có nhân tố biến
thành một quần thể sinh vật địa lý như nhân tố các loài cây, nhân tố khí hậu
cảnh và thổ nhưỡng cảnh. Vậy căn cứ vào đâu để phân loại và xếp chúng vào
một hệ thống có thứ bậc trên dưới rõ ràng. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra tiêu
chuẩn thống nhất chung giữa các nhà khoa học. Mỗi quan điểm dựa trên
những căn cứ hợp lý riêng rẽ của nó.
Trần Đình Lý (1998) [21] tổng hợp được 4 nguyên tắc phân loại TTV
đã vận dụng trên thế giới:
1. Nguyên tắc phân loại lấy yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn cơ bản
(tiêu biểu cho trường phái này là hệ thống phân loại TTV của J.Breun-
Blanquet).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
2. Nguyên tắc phân loại lấy hình thái, cấu trúc ngoại mạo làm tiêu
chuẩn cơ bản (Schmithusen đã vận dụng nguyên tắc này phân chia TTV trái
đất thành 9 lớp quần hệ).
3. Nguyên tắc phân loại dựa trên phân bố không gian làm tiêu chuẩn.
4. Nguyên tắc phân loại dựa trên phân tích các yếu tố phát sinh quần
thể thực vật làm tiêu chuẩn (tùy vào sự xác định chọn yếu tố nào làm vai trò
chủ đạo để phân chia TTV. A.F.W Schimper (1898) đã chọn khí hậu và thổ
nhưỡng làm vai trò chủ đạo và chia TTV vùng nhiệt đới thành 6 kiểu quần hệ
khí hậu và 4 kiểu quần hệ thổ nhưỡng).
Ngày nay, hệ thống phân loại thảm thực vật UNESCO (1973) [21],
được coi là khung phân loại chung cho TTV trên trái đất. Hệ thống phân loại
này dựa vào cấu trúc ngoại mạo với sự bổ sung của các thông tin chung về
sinh thái, địa lý. TTV chia thành 5 lớp quần hệ: 1. Lớp quần hệ rừng kín; 2.
Lớp quần hệ rừng thưa; 3. Lớp quần hệ cây bụi; 4. Lớp quần hệ cây bụi lùn

và các quần xã gần gũi; 5. Lớp quần hệ cây thảo. Trong lớp quần hệ cây bụi
chia ra thành 2 phân lớp; phân lớp quần hệ cây bụi chủ yếu thường xanh và
phân lớp quần hệ cây bụi chủ yếu rụng lá. Trong mỗi phân lớp này được chia
thành nhiều nhóm quần hệ và quần hệ thảm cây bụi.
Đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1998)
[40], dựa vào sự ghép nối của 2 hệ thống phân loại: hệ thống phân loại đặc
điểm cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại TTV dựa trên
yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn, đã phân chia TTV Việt Nam thành 5 nhóm
kiểu thảm (gọi là 5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (gọi là 14 quần hệ).
Mặc dầu còn một số điểm cần bàn luận, chỉnh lý bổ sung thêm, nhưng
bảng phân loại TTV Việt Nam của GS. Thái Văn Trừng từ bậc quần hệ trở lên
gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Phan Kế Lộc (1985) [17] dựa vào khung phân loại của UNESCO
(1973) cũng đã xây dựng thang phân loại TTV của Việt Nam thành 5 lớp
quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ, 77 quần hệ khác nhau. Cách phân
loại này được Nguyễn Nghĩa Thìn áp dụng (1994-1996) [32].
Ngô Tiến Dũng (2004) [8], dựa theo phương pháp phân loại TTV của
UNESCO (1973), TTV của VQG Yok Đôn được phân ra như sau: kiểu rừng
kín thường xanh, kiểu rừng thưa nửa rụng lá và kiểu rừng thưa cây lá rộng
rụng lá (rừng khộp) bao gồm 6 quần xã khác nhau. Với kiểu rừng thưa, lá
rộng rụng lá, phân quần xã này rất đặc trưng, độc đáo và bao trùm nhất VQG
vì nó có cấu trúc đơn giản về tầng thứ, nghèo về thành phần loài, mật độ cây
thấp.
Nguyễn Thế Hưng (2003) [13], nghiên cứu đặc điểm của TTV cây bụi
ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh ) dựa trên nguyên tắc phân
loại UNESCO (1973 ) đã xác định được 8 trạng thái thảm thực vật khác nhau,

đặc trưng cho loại hình thảm cây bụi.
Lê Ngọc Công (2004) [6], dựa theo khung phân loại của UNESCO
(1973) đã phân chia TTV của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ: Rừng
rậm, rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ. Các quần xã thuộc lớp quần hệ rừng
thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ đều là các trạng thái thứ sinh được hình thành
do tác động của con người như: khai thác gỗ, củi, chặt đốt rừng làm nương
rẫy, trồng lại rừng trên đất trống trọc.
1.1.4. Thành phần loài
Đây là việc điều tra cơ bản, phân loại chính xác và thống kê các dữ liệu
về thực vật có mặt trong quá trình nghiên cứu tại một đơn vị hành chính nào
đó hoặc trong các TTV nhất định để đưa ra đánh giá về mức độ đa dạng sinh
học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng. Chỉ tính riêng các công trình
nghiên cứu về thành phần loài thực vật của Việt Nam cũng đã có rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
nhiều.Theo Nguyễn Tiến Bân (2003) [2], đã thống kê về hệ thực vật ở Việt
Nam có: 368 loài vi khuẩn lam (Tiền nhân-Prycaryota); 2.176 loài Tảo
(Algae); 481 loài Rêu (Bryophyta); 2 loài cỏ tháp bút (Equisetophyta); 691
loài Dương xỉ (Polypodiophyta); 69 loài Hạt trần (Gymnospermae) và 13.000
loài thực vật hạt kín (Angiospermae) đưa tổng số loài thực vật Việt Nam lên
đến hơn 20.000 loài.
Thái Văn Trừng (1998) [40] khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam,
nhận xét về tổ thành thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng thái
thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi
chủ yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pagetta trong
họ Rubiaceae; chi Tabermontana (họ Trúc đào-Apocynaceae); chi Ardisia,
Maesa (họ Đơn nem-Myrsinaceae); chi Polyanthia (họ Na-Annonaceae); chi
Diospyros (họ Thị-Ebenaceae). Ngoài ra, ông còn xác định được có kiểu phụ

thứ sinh nhân tác, do hoạt động phá hoại của con người (Np) và phân biệt
được những ưu hợp thứ sinh trên đất địa đới thành thục còn nguyên trạng
(Np1) và những ưu hợp thứ sinh trên đất xấu, nông cạn, xương xẩu, khô cằn
đã bị thoái hóa do xói mòn (Np2).
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2000) [31], thống kê thành phần loài của
VQG Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 loài cây có ích
ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và
ngành Hạt kín. Các loài này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau.
Trong các loài trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn
như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis),Trà hoa dài (Camellia
longicaudata), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), Hoa tiên (Asarum
petelotii), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi).
Đặng Kim Vui (2002) [43], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục
hồi sau nương rãy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận đối với giai đoạn phục hồi từ
1-2 tuổi (hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần TV 72 loài thuộc 36 họ và họ
Hòa thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất 10 loài, sau đó đến họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Misaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae)
mỗi họ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não (Lauraceae), họ Cam
(Rutaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Ngoài ra, cấu trúc trạng thái TTV cây bụi này có số cá thể trong OTC cao
nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ che phủ thấp nhất 75- 80%,
chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi.
Nguyễn Thế Hưng (2003) [13], nghiên cứu đặc điểm của TTV cây bụi
ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) thống kê trong các trạng
thái TTV nghiên cứu có 324 loài thuộc 251 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật

bậc cao có mạch: ngành Hạt trần (Gymnospermae) ngành thực vật khuyết
(Pteridophyta) và ngành Hạt kín (Angiospermae). Đồng thời khi so sánh với
trạng thái rừng, khẳng định thảm cây bụi có tổ thành loài chủ yếu bao gồm
các loài trong các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Hòa thảo (Poaceae), họ
đậu (Fabaceae), họ Na (Annonaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê
(Rubiaceae).
Lê Ngọc Công (2004) [6], nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã
thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ,
468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây
gỗ quý có giá trị như Lim, Dẻ, Trai, Nghiến… Điều tra thành phần loài và
dạng sống của Sanvan cây bụi ở vùng Trung du Bắc Thái (cũ), Lê Ngọc
Công, Hoàng Chung (1997) đó phát hiện được 123 loài thuộc 47 họ.
Trần Văn Thụy và cộng sự (2005) [34], nghiên cứu về thảm thực vật
VQG Ba Vì xác định ở đây có 11 kiểu quần xã thực vật khác nhau, trong đó
quần xã cây bụi thứ sinh thường xanh cây lá rộng: thành phần chủ yếu là cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
gỗ dạng bụi cao từ 2-5m, thường xanh lá rộng, độ che phủ tán trên 70%.
Những loài thường gặp như: Lá nến (Macarangan denticula), Bùng bục
(Mallotus apelta), Phèn đen (Phyllanthus reticulates); các loài xâm nhập gồm
Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma septemervium) và khẳng
định quần xã cây bụi ở đây thuận lợi cho việc khoang nuôi TS rừng tự nhiên.
1.1.5. Dạng sống thực vật
Một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu bất kỳ hệ
thực vật nào là phân tích phổ dạng sống. Vì, dạng sống là một đặc tính biểu
hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường. Cho nên, việc
nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống
với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều

kiện sinh thái với từng vùng cũng như biểu hiện sự tác động của các điều kiện
sinh thái với từng loài thực vật.
Braun - Blanquet phân chia dạng sống thành 7 nhóm: 1. Cây nhất niên;
2. Thủy thực vật; 3. Địa thực vật; 4. Bán ẩn thực vật; 5. Ngọa thực vật; 6.
Hiển thực vật; 7. Phụ sinh và ký sinh (Phạm Hoàng Hộ, 1972) [12]. Hansen
(1956) xác định trình tự xuất hiện các dạng sống theo thời gian. Humboldt
(1806) dựa vào quan điểm cảnh quan ngoại mạo đã chia thành 16 dạng sống
chính và ông gọi theo tên cả các đơn vị phân loại. Kerner (1863), Grisebach
(1872) phân chia thành cây gỗ, cây sống phụ, thân cỏ. Schimper (1898) [1]
trong khi xem xét nhóm kiểu sinh thái - ngoại mạo, đó coi các đặc điểm: cây
ưa ẩm, cây sống khô, cây hướng động là yếu tố chủ yếu để phân chia dạng
sống.
Cơ sở phân chia dạng sống của Raunkiaer (1934) [4], thường được sử
dụng, thông qua các dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi
của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống: 1. cây có chồi ở cao
trên mặt đất (Ph); 2. Cây chồi sát đất (Ch); 3. Cây chồi nửa ẩn (He); 4. Cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
chồi ẩn (Cr); 5. Cây chồi 1 năm (Th). Trong đó cây có chồi cao trên mặt đất
(Ph) được chia thành các dạng nhỏ: a. Cây gỗ lớn có chồi trên mặt đất, cao
trên 30 m (Meg); b. Cây lớn có chồi trên đất, từ 8-30 m (Mes); c. Cây nhỏ có
chồi trên đất, từ 2-8 m (Mi); d. Cây có chồi trên đất lùn dưới 2 m (Na); e. cây
có chồi trên đất leo cuốn (Lp); f. Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám
(Ep); g. Cây có chồi trên đất thân thảo; h. Cây có chồi trên mọng nước (Suc).
Ông đã xây dựng được phổ dạng sống tiêu chuẩn (SB):
SB= 46Ph + 9Ch + 26he + 6Cr + 13Th
Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu Hệ thực vật Bắc Việt Nam,
tác giả Pocs Tamas (2001) [32], đó đưa ra một số kết quả khác với sự phân

chia dạng sống của Raunkiaer. Ông chia thành 9 nhóm: 1. Cây gỗ lớn cao trên
30 m (Meg); 2. Cây gỗ lớn có chồi trên đất cao 8-30 m (Mes) 3. Cây có chồi
trên đất lùn dưới 2 m (Na); 4. Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 5. Cây có
chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep); 6.Cây chồi sát đất (Ch); 7. Cây chồi
nửa ẩn (He); 8. Cây chồi ẩn (Cr) 9. Cây chồi 1 năm (Th), và ông cũng đưa ra
được phổ dạng sống cho hệ thực vật ở vùng này:
SB = 71,2Ph + 1,29Ch + 0,36He + 7,29Cr + 1,89Th
Lê Trần Chấn (1999) [4], đánh giá dạng sống thực vật cho rằng vùng
nhiệt đới ẩm đặc trưng bởi sự ưu thế của nhóm dạng sống cây chồi trên đất
(Ph), vùng ôn đới lạnh và hàn đới đặc trưng bởi nhóm dạng sống cây chồi nửa
ẩn, vùng cực đặc trưng bởi nhóm dạng sống cây chồi sát đất (Ch), nhóm cây
sống 1 năm (Th) đặc trưng cho vùng sa mạc còn nhóm cây chồi ẩn (Cr) đặc
trưng cho vùng ôn đới… Ông cũng đã thống kê phổ dạng sống của hệ thực vật
Việt Nam: 1. Nhóm dạng cây sống chồi trên (Ph) có 5.573 loài chiếm 54,6%
tổng số loài của hệ thực vật; 2. Nhóm dạng sống cây chồi sát đất (Ch)-1020
loài (10,0%); 3. Nhóm dạng sống cây chồi nửa ẩn (He) - 2.182 loài (21,4%);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
4. Nhóm dạng sống cây chồi ẩn (Cr) – 1.087 loài (10,6%); 5. Nhóm dạng
sống cây sống 1 năm (Th) - 578 loài (5,6%).
Nguyễn Bá Thụ, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, (1995) [31]
phần chia dạng sống thực vật ở vườn quốc gia Cúc Phương theo nguyên tắc
của Raunkiaer. Khi phân chia dạng sống TTV ở Việt Nam Thái Văn Trừng
(1978) [39] cũng phân chia dựa trên nguyên tắc của Raunkiaer.
Ngô Tiến Dũng (2004) [7], nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở VQG
Yok Đôn đó lập được phổ dạng sống của thực vật Yok Đôn là: SB =
71,73Ph+ 1,41Ch + 7,77He + 4,59Cr + 6Th, trong đó nhóm cây có chồi trên
mặt đất có 406 loài chiếm tỷ trọng cao nhất 71,73%, đồng thời so sánh phổ

dạng sống của hệ cây gỗ Yok Đôn với các vùng khác thấy rằng hệ cây gỗ ở
VQG Yok Đôn ít bị tác động, cụ thể là nhóm Ph còn cao 71,73%.
Đặng Kim Vui (2002) [42], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục
hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên phân chia dạng sống
thực vật dựa vào hình thái cây: cây gỗ, cây bụi, cây leo và cây cỏ và đã xác
định được có 17 kiểu dạng sống, trong đó có 5 kiểu dạng cây bụi: 1. Cây bụi;
2. Cây bụi thân bò; 3. Cây bụi nhỏ; 4. Cây bụi nhỏ thân bò; 5. Cây nửa bụi.
Nguyễn Thế Hưng (2003) [13], nghiên cứu dạng sống thực vật trong
các trạng thái thảm thực vật tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) đã có kết luận:
Nhóm cây chồi trên đất có 196 loài, chiếm 60,49% tổng số loài của toàn hệ
thực vật; Nhóm cây sát đất có 26 loài (8,02%); Nhóm cây chồi nửa ẩn có 43
loài (chiếm 13,27%); Nhóm cây chồi ẩn có 24 loài (chiếm 7,47%); Nhóm cây
một năm có 35 loài (10,80%).
1.2 TÁI SINH TỰ NHIÊN
Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [16], TS là một quá trình sinh học mang
tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện của TS là sự xuất hiện của thế hệ
cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng. Các cây non

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
này dần dần sẽ thay thế vị trí của cây già cỗi (theo thời gian) hay đây chính là
quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Đồng thời, trong quá trình TSTN các kiểu phụ, kiểu trái không có nhiều biến
đổi cụ thể trong hình thái cấu trúc nhưng lại có biến đổi về tỷ lệ và thành phần
cá thể các loài cây trong quần xã thực vật do mỗi loài cây có chu kỳ phát dục
riêng biệt, có thời gian ra hoa, kết quả, có tập tính truyền giống và lan truyền
khác nhau.
Đã có rất nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về sự TS
của thực vật. Theo David T.A.W và Richards P.W (1961) khi nghiên cứu về

TTV rừng nhiệt đới khẳng định: Tình hình TS rất thưa thớt dưới tán rừng của
những loài cây đang chiếm ưu thế ở các tầng trên. Ngoài ra, công trình nghiên
cứu của Richards P.W (1952); Barnard, Rollet (1974, 1996), về phân bố cây
TS rừng nhiệt đới, các tác giả cho rằng trong các ô có kích thước nhỏ
(1mx1m) và (1mx1,5m) cây TSTN có dạng phân bố cụm, một số có dạng
phân bố Poisson. Zlobin (1970) [1], đề ra các chỉ tiêu và phân loại chất lượng
và dự báo khuynh hướng phát triển của cây non. Aubreville A. (1951), đưa ra
lý thuyết TS tuần hoàn thành bức khảm: Tại một địa điểm và trong thời gian
nhất định xã hợp của loài ưu thế sẽ được thay thế bằng xã hợp có thành phần
khác với xã hợp cũ.
Việc phân chia các giai đoạn trong quá trình TS rừng, nhiều nhà khoa
học cho rằng cần phải nghiên cứu quá trình TS rừng từ khi hình thành cơ quan
sinh sản cho đến khi cây con phát triền ổn định. Một số tác giả khác lại đề
nghị nên nghiên cứu từ giai đoạn ra hoa, mùa vụ hạt giống, sự phù hợp của
mùa vụ hạt giống với điều khiện khí hậu.
Ở Việt Nam, Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [20], đánh giá năng lực
TS TTV rừng Việt Nam. Những năm gần đây, diện tích rừng bị thu hẹp và
suy thoái do nhiều nguyên nhân nên những công trình nghiên cứu về quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
TS phục hồi rừng rất phong phú và cho rằng số lượng và chất lượng của lớp
TSTN trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi TTV rừng thì các trạng thái
I
B
, I
C
, II
A

, II
B
đều có thể xếp vào đối tượng có khả năng khoanh nuôi phục hồi
rừng. Năm 1996, ông nghiên cứu về khả năng TS phục hồi tự nhiên trên đất
sau nương rẫy.
Vũ Tiến Hinh (1999) [11], nghiên cứu đặc điển TS của rừng tự nhiên
cho thấy toàn lâm phần tự nhiên của rừng TS liên tục và càng ở tuổi nhỏ số
cây càng tăng.
Thái Văn Trừng (1998) [40], cho rằng: quá trình TSTN phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố ánh sáng chiếu xuống trái đất, đặc biệt những cây mạ, cây
non chịu được bóng trong thời niên thiếu thì mới có đủ các cấp tuổi ở dưới tán
rừng. Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1994) [19], đánh giá quá trình TSTN
phụ thuộc vào 3 yếu tố chính sau đây: 1. Nguồn hạt giống, khả năng phát tán
hạt giống trên một đơn vị diện tích: 2. Điều kiện để hạt nảy mầm, bén rễ
(nhiệt độ, độ ẩm…; 3. Điều khiện để cây mạ và cây non sinh trưởng và phát
triển (đất, nước, ánh sáng…).
Trong quá trình nghiên cứu TSTN của rừng nhiệt đới nhiều nhà lâm
học cũng đặc biệt quan tâm tới phương thức TS của các loài cây mục đích.
Nguyễn Văn Thêm (1995) [30], nghiên cứu quá trình TSTN của Dầu song
nàng (Dipterocarpus dyeri) trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng là
nhiệt đới mưa mùa ở Đồng Nai khẳng định: TS theo lỗ trống là kiều phổ biến
của Dầu song nàng. Bên cạnh đó còn có nghiên cứu của Phạm Đình Tam
(1987) về TS các lỗ trống ở rừng thứ sinh vùng Hương Sơn (Hà Tĩnh) cũng
nhận xét: Số lượng cây TS xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau,
lỗ trống càng lớn thì cây TS càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán.
Nguyễn Thế Hưng (2003) [13], nghiên cứu TS của thảm thực vật cây
bụi tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) có đánh giá TS trong các trạng thái TTV: Trừ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
thảm cây bụi thấp, còn hầu hết các trạng thái TTV có năng lực TS ở mức
trung bình đến khá. Cây gỗ TS có mật độ 4.513-5.401 cây/ha. Chủ yếu là cây
gỗ TS bằng chồi, thanh phần loài và cấu trúc đơn giản, ít loài có giá trị kinh
tế.
Phạm Ngọc Thường (2003) [37], đánh giá quá trình TS trên đất sau
nương rẫy cho rằng: Mỗi khoảng thời gian phục hồi, TTV TS có đặc trưng về
tổ thành loài cây, mật độ, độ che phủ và chất lượng cây TS khác nhau… Chỉ
tiêu để đánh giá chất lượng cây TS thể hiện trên 3 phương diện: về kỹ thuật,
về kinh tế và về sinh vật học.
Lê Đồng Tấn và cộng sự (2005) [29], nghiên cứu về TSTN dưới tái
rừng thứ sinh ở Quân Boong- VQG Tam Đảo, đã thống kê được 53 loài cây
tái sinh, trong đó có 26 loài là cây gỗ, đạt chiều cao sinh trưởng 6 cm trở lên:
17 loài cây bụi và cây gỗ nhỏ. Thành phẩn chủ yếu như: Trọng đũa (Ardisia
sp), Lấu (Psychotria rubra), Ba chạc (Euodia lepta), Trám (canarium album),
Re (Phoebe sp), Chẹo (Engelhartia roxburghiana), Bời lời (Litsea umbellate).
Mật độ cây TS khá cao, dao động trong khoảng từ 16.230 - 21.030 cây/ha,
trung bình 18.165 cây/ha. Tỷ lệ cây chồi dao động trong khoảng 17,39 -
46,15% thấp hơn so với tỷ lệ cây hạt 53,85 - 82,61%. Đồng thời cũng chỉ ra
rằng, do thành phần chủ yếu là cây bụi và cây tiên phong ưa sáng nhưng lại bị
sinh trưởng trong điều kiện bị che bóng nên chất lượng TS không cao. Tỷ lệ
cây tốt 32,11%, cây trung bình 26,58% và cây xấu 43,31%.
Nhiều tác giả khác cũng có những nghiên cứu về đặc điểm lớp TSTN
trong các trạng thái thực bì khác nhau ở một số vùng sinh thái đồi núi của
Việt Nam như Nguyễn Duy Chuyên (1996) [5], Nguyễn Hồng Quân (1984)
[23], Đỗ Hữu Thư và cộng sự (1994) [36], Hà Văn Tuế (1995) [41].
Ngoài hình thức TSTN để phục hồi rừng, trên thực tế còn có hình thức
TS nhân tạo. Đây là phương pháp có sự tác động xây dựng của con người đối

×