Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

vận dụng mô hình hợp tác công-tư (ppp) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BẢN ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ NĂM 2009
1. Tên đề tài
Vận dụng mô hình hợp tác Công-Tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ ở Việt Nam
2. Tính cấp thiết của đề tài.
Theo báo cáo của ADB, 10 năm qua, Việt Nam đầu tư vào CSHT ở mức trung
bình 9-10% GDP. Sự đầu tư này đã góp phần vào mức tăng trưởng GDP bình quân
đầu người 7% năm và giảm tỷ lệ đói nghèo từ 58% xuống còn 29%. Tuy nhiên, theo
ADB, để duy trì mức tăng trưởng này trong thập kỷ tới, Việt Nam phải tăng đầu tư
vào CSHT lên khoảng 11-12% GDP. Trong bối cảnh hội nhập WTO, chính phủ
Việt Nam đã nỗ lực huy động nguồn lực từ ngân sách và vốn ODA nhưng vẫn chưa
thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển CSHT. Riêng lĩnh vực giao thông vận tải,
mặc dù vốn từ ngân sách vẫn tăng hàng năm khoảng 15% nhưng tình hình thiếu vốn
vẫn xảy ra. Nhiều dự án đang dở dang phải đình hoãn để đầu tư cho kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải, từ nay đến 2020 mỗi năm cần bình quân gần 118 nghìn tỷ
đồng, tương đương với 7,4 tỷ USD. Trong khi đó khả năng đáp ứng của các nguồn
vốn hiện có từ ngân sách, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ chỉ tổng cộng khoảng 2-3
tỷ USD. Bộ GTVT chủ trương ngoài các nguồn vốn hiện có thì sẽ thu hút vốn
khác từ khu vực tư nhân, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Như vậy nhu
cầu đầu tư cho phát triển CSHT Giao thông là rất lớn, trong khi khả năng nguồn lực
tài chính của Nhà nước không thể đáp ứng được thì việc khuyến khích đầu tư PPP
là mô hình hợp tác tối ưu hoá hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất
lượng cao.

Bằng chứng từ nghiên cứu của ngân hàng JBIC, WB, ADB thực hiện cho thấy
rằng trong một môi trường được khuyến khích thoả đáng (có cơ chế pháp luật tốt,
1
các chính sách ưu đãi phù hợp), các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân làm tốt hơn các
nhà cung cấp dịch vụ thuộc khu vực công cộng và theo kinh nghiệm thực tiễn cho


thấy có ít nhất hai lĩnh vực mà mô hình PPP có thể phát huy hiệu quả, đó là các dự
án không thể hoặc khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và các dự án mà nhà
nước không thể tham gia trực tiếp. Cụ thể như các dự án về đường cao tốc, giao
thông đô thị, dịch vụ cảng và các dịch vụ công cộng. Hiệu quả mà mô hình PPP
đem lại là:
- Thứ nhất, giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo ra được một môi trường cạnh tranh
cao. Điều này không phải do bản chất sở hữu tư nhân, mà do những nhà cung cấp
thuộc khu vực tư nhân nhanh nhạy hơn với sự cạnh tranh và các hình thức khuyến
khích. Hơn nữa, nguồn tài chính bổ sung cho các dự án hạ tầng từ các nguồn vốn tư
nhân có thể giúp làm giảm nhu cầu về vốn của các dự án CSHT trọng điểm.
- Thứ hai, khu vực tư nhân giúp tiếp cận được với nguồn tài chính, công nghệ
tiên tiến, quản lý hiệu quả, hoàn thành công trình đúng thời hạn và khai thác công
trình có hiệu quả nhất.
- Thứ ba, các nhà đầu tư tư nhân sẽ góp phần dịch chuyển gánh nặng thanh
toán từ người chịu thuế sang người tiêu dùng bởi vì mục đích của họ là doanh thu
và bù đắp chi phí.
- Thứ tư,
việc tư nhân tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng sẽ góp phần vào
việc chống tham nhũng lãng phí, bởi nguồn vốn của tư nhân luôn được quản lý chặt
chẽ nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Bằng chứng từ nghiên cứu của ngân hàng JBIC, WB, ADB và theo kinh
nghiệm thực tiễn cho thấy có ít nhất hai lĩnh vực mà mô hình PPP có thể phát huy
hiệu quả, đó là các dự án không thể hoặc khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và
các dự án mà nhà nước không thể tham gia trực tiếp. Cụ thể như các dự án về
đường cao tốc, giao thông đô thị, dịch vụ cảng và các dịch vụ công cộng.
Vấn đề này tại diễn đàn Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác Nhà nước, tư nhân tại
Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia khẳng định: Không một chính phủ
nào có thể kham nổi toàn bộ việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, nhưng cũng không
2
nhà đầu tư tư nhân nào có thể làm được việc này vì đây là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế

thấp và nhiều rủi ro. Đấy là lý do khiến cho sự hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân
(Public Private partnership - PPP) ra đời, trong bối cảnh phát triển nhanh và nhu cầu về
dịch vụ công cộng cũng như cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông rất lớn.
3. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài:
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình cũng như rất nhiều nhà khoa học
nghiên cứu hình thức đầu tư PPP (Private-Public-Partnership)- hợp tác Nhà nước-
Tư nhân, đã được triển khai hiệu quả tại nhiều nước và được coi là một trong những
“cứu cánh” cho việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, nhà nước và nhân
dân cùng làm để xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia nhanh chóng, hiệu quả và bền
vững. Trong Kỷ yếu hội thảo hợp tác công tư PPP, diễn ra tại Hà Nội 5/2008 đã đề
cập tới “Kinh nghiệm thực hiện PPP tại các nước thuộc tiểu vùng Mêkông mở
rộng khác Thái Lan, Lào và Campuchia", cho thấy để triển khai thành công mô
hình PPP trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:
- Xây dựng phương pháp lý về sự tham gia của khu vực tư nhân vào
những công trình nhà nước.
- Thành lập cơ quan quản lý PPP ví dụ Campuchia thành lập cơ quan đầu
mối quản lý cơ sở hạ tầng phụ trách việc phát triển các dự án liên ngành theo
phương pháp tiếp cận PPP.
- Thành lập một quỹ phát triển dự án, chuẩn bị chính sách và hướng dẫn
cho các hoạt động PPP trong các lĩnh vực; các yêu cầu về xã hội và phát luật,
môi trường, kỹ thuật riêng của từng lĩnh vực mở rộng. Xác định và giảm nhẹ
rủi ro, các phương án cơ cấu dự án PPP, các khung hợp đồng mẫu cho các mô
hình PPP khác nhau, lập quỹ chênh lệch lợi suất kinh tế tài chính.
Trong "PPP In toll Roads in PRC - Worldbank 2002" đề cập tới kinh
nghiệm của Anh trong quan hệ đối tác công cộng và tư nhân rút ra những bài
3
học như sau:
- Quan hệ đối tác PPP không phù hợp với tất cả các dự án.
- Phân chia rủi ro là then chốt.

- Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ đối tác PPP.
- Những nền kinh tế có quy mô sẽ cải thiện chất lượng PPP.
Hầu như các bài viết đều đề cập đến kinh nghiệm của các nước trong
việc triển khai mô hình PPP trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
Ở trong nước sau hội thảo hợp tác công tư PPP, tháng 5/2008 Tại Hà Nội, đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, tuy nhiên rất ít công trình
nghiên cứu về vấn đề này:
+ Bài viết : “Hợp tác công tư trong đầu tư phát triển CSHT giao thông”, đăng
trên tạp chí khoa học giao thông số tháng 9 năm 2008, của PGS.TS Nguyễn Hồng
Thái đã
Phân tích sự cần thiết và lợi ích cũng như trách nhiệm Nhà nước nhằm
nâng cao khả năng hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân trong phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông tại Việt Nam.
+ Bài viết ,” phân tích lợi ích trong đầu tư phát triển CSHTGT theo hình
thức PPP”, của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, đăng trên tạp chí giao thông 10/2008.
Các công trình đã công bố của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như các đề
xuất của các nhà đầu tư tư nhân trong nước và kinh nghi ệm của các chuyên gia
quản lý trong và ngoài nước đều, cho thấy khó khăn vướng mắc chính đối với vấn
đề tham gia đầu tư về CSHT của khối doanh nghiệp tư nhân là do hầu hết các dự án
có tính khả thi cao đều được giao cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân không có điều kiện tiếp cận thông tin về các dự án lớn, điều đó đã ngăn cản họ
tham gia mạnh mẽ vào phát triển CSHT quốc gia.
Tóm lại để đẩy mạnh mô hình hợp tác đầu tư PPP tại Việt Nam, cần xây dựng
cơ chế, phương thức hợp tác đầu tư Công-Tư một cách rõ ràng, công khai và
minh bạch, cũng như những ưu tiên hỗ trợ về mặt bằng, chính sách thuế, vay
4
vốn ưu đãi, thủ tục đầu tư tạo cơ sở pháp lý cho khu vực tư nhân tham gia đầu
tư xây dựng CSHT.
4. Danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
1. PPP Toolkit for Hightways- Worldbank 1996

2. PPP in Toll Roads in PRC - Worldbank 2002.
3. Private Praticipation in Infrastructure Projects of the republic of Kerea -
Worldbank 2005.
4. India- Building Capacities for PPP-
Worldbank 2006.
5. Hội thảo quốc tế: Phát triển và quản lý đường cao tốc tại Việt Nam, Tháng
7/2007 Hà Nội- Việt Nam.
6. Kỷ yếu hội thảo hợp tác công tư PPP, tháng 5/2008 Tại Hà Nội
7. “Hợp tác công tư trong đầu tư phát triển CSHT giao thông”, đăng trên tạp
chí khoa học giao thông số tháng 9 năm 2008, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái.
8. “Phân tích lợi ích trong đầu tư phát triển CSHTGT theo hình thức PPP”
Nguyễn Mạnh Hùng, tạp chí giao thông 10/2008.
5. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Xây dựng cơ sở khoa học ứng dụng mô hình hợp tác công tư trong đầu tư
phát triển CSHTGT đường bộ.
- Phân tích, đánh giá khả năng ứng dụng mô hình hợp tác công tư trong đầu tư
phát triển CSHTGT đường bộ Việt Nam hiện nay.
- Trên cơ sở tiếp cận lý luận khoa học và thực tiễn về mô hình hợp tác công tư
trong đầu tư phát triển CSHTGT Việt Nam, đề xuất mô hình hợp tác và điều kiện,
căn cứ cho việc xây dựng luật và các chính sách để triển khai ứng dụng thành công
mô hình hợp tác công tư phát triển CSHT GT đường bộ Việt Nam.
6. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5
Trong phạm vi khuôn khổ nghiên cứu, Ngòai phương pháp luận chung duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương pháp dự báo
- Phương pháp tiếp cận hệ thống và tối ưu
Các phương pháp này kết hợp với nhau trong toàn bộ quá trình nghiên cứu sẽ

tạo ra các kết quả thực tế, gần gũi với các đối tượng liên quan. Đó là những sở cứ
quan trọng để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích điều kiện thực tế để tiếp cận mô
hình hợp tác Nhà nước và tư nhân trong đầu tư phát triển CSHTGT Việt Nam hiện
nay đồng thời đề xuất điều kiện cần thiết về luật pháp, chính sách nhằm triển khai
ứng dụng mô hình hợp tác công tư trong đầu tư phát triển CSHTGT Việt Nam trong
những năm tương lai.
7. Nội dung nghiên cứu dự kiến:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ
TƯ NHÂN (PPP) TRONG PHÁT TRIỂN CSHT GT
1.1. Tổng quan v ề CSHTGT
1.2. T ổng quan v ề PPP
1.3. Hình thức PPP trong đầu tư phát triển CSHTGT
1.4. Lợi ích của PPP trong đầu tư phát triển CSHTGT
1.5. Kinh nghiệm các nước trong việc ứng dụng PPP trong phát triển CSHTGT
CHƯƠNG 2: KH

Ả NĂNG ỨNG DỤNG PPP TRONG PHÁT TRIỂN
CSHTGT ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
2.1. Thực trạng về đầu tư phát triển CSHT GT đường bộ Việt Nam.
2.2. Sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển CSHTGT đường
6
bộ Việt Nam
2.3. Những thuận lợi và thách thức cơ bản về v
ận d ụng PPP
trong đầu tư phát
triển CSHTGT đường bộ Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG MÔ HÌNH PPP TRONG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CSHTGT ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
3.1. Chiến lược phát triển CSHT GT đường bộ Việt Nam đến 2020.
3.2. Đề xuất mô hình PPP trong phát triển CSHTGT đường bộ ở Việt Nam

3.3. Đề xuất khung ph

áp l

ý v

à ch

ính s

ách
3.4. Phân bổ trách nhiệm và rủi ro giữa Nhà nước và tư nhân
KẾT LUẬN
8. Những điểm mới và đóng góp của đề tài:
- Phân tích kinh nghiệm triển khai ứng dụng thành công mô hình hợp tác công
tư phát triển CSHTGT đường bộ của các nước trên thế giới, lựa chọn bài học thích hợp
cho Việt Nam.
- Phân tích thực trạng, điều kiện ứng dụng mô hình hợp tác công tư trong đầu tư
phát triển CSHTGT đường bộ Việt Nam.
- Đề xuất mô hình và điều kiện ứng dụng hợp tác công tư trong phát triển
CSHTGT đường bộ Việt Nam trong những năm tương lai.
9. Địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu và phương thức chuyển giao kết quả
nghiên cứu
- Bộ GTVT, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính và cục đường bộ.
- ủy ban Nhân dân và các sở liên quan.
- Tư liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo đại học và sau đại học.
10. Dự kiến kinh phí và tiến độ thực hiện:
7
- Mức kinh phí đề tài: 50 triệu đồng
11. Chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia nghiên cứu:

TT Họ và tên Đơn vị công tác
1 Ths. Bùi Thị Hoàng Lan Chủ trì Khoa MT&ĐT
2 PGS. TS Nguyễn Hồng Thái Thành viên ĐH Giao thông vận tải
3 Ths Trần Doãn Đức Thành viên B ộ Giao th ông v ận t ải
4 TS Nguy ễn Kim Ho àng Thành viên Khoa MT&ĐT
5 Ths Nguyễn Thị Thanh Huyền Thành viên Khoa MT&ĐT
6 Ths Nguy ễn H ữu Đo àn Thành viên Khoa MT&ĐT
7 TS Lý Huy Tuấn Thành viên Vịện chiến lược phát triển GTVT
8 Ths Ngô Thanh Mai Thành viên Khoa MT&ĐT
12. Chữ ký của chủ đề tài và xác nhận của trưởng (hoặc phó) đơn vị
Xác nhận của khoa KT- QLTNMT&ĐT Hà Nội ngày 5 tháng 02 năm 2009
Th.S. Bùi Thị Hoàng Lan
8

×