Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Phân tích quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 36 trang )

Hà Nội – 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Tên đề tài: Tìm hiểu và phân tích quy trình sản xuất sữa tươi
tiệt trùng tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH
Nhóm thực hiện: 8
Lớp HP: 1454CEMG2911
Giáo viên hướng dẫn:
HOÀNG CAO CƯỜNG
BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Mã sinh viên Đánh giá Ghi chú
1 Phạm Thị Quyên
2 Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
3 Lê Thị Sao
4 Lê Văn Sơn
5 Hoàng Văn Tài
6 Nguyễn Thị Thanh Tâm
7 Đinh Đức Tân
8 Nguyễn Văn Thạch
9 Đào Thị Thắm
10 Vũ Minh Thắng
2
MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1 Tổng quan về quản trị sản xuất 5


1.2 Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất 5
CHƯƠNG 2. SẢN XUẤT SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH 9
2.1 Giới thiệu công ty cổ phần thực phẩm sữa TH 9
2.1.1 Thông tin chung 9
2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty 9
2.2 Phân tích quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng TH 10
2.2.1 Dự báo nhu cầu sản phẩm 10
2.2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng 10
2.2.1.2 Dự báo nhu cầu theo phương pháp định tính 12
2.2.1.3 Dự báo nhu cầu theo phương pháp định lượng 13
2.2.2 Hoạch định sản xuất 13
2.2.2.1 Lựa chọn công nghệ sản xuất 13
2.2.2.2 Lựa chọn quy trình sản xuất 14
2.2.2.3 Lựa chọn thiết bị 19
2.2.2.4 Hoạch định công suất 24
2.2.2.5 Lựa chọn địa điểm sản xuất 24
2.2.3 Tổ chức sản xuất 24
2.2.3.1 Bố trí mặt bằng sản xuất 24
2.2.3.2 Lập lịch trình sản xuất 25
2.2.4 Xây dựng phương án nguyên vật liệu 26
2.2.5 Quản trị chất lượng sản phẩm 27
2.2.5.1 Kiểm soát chất lượng sữa nguyên liệu và sữa bán thành phẩm 27
3
2.2.5.2 Kiểm tra sữa thành phẩm 31
2.2.5.3 Kiểm tra xuất hàng 31
2.2.5.4 Kiểm soát mẫu lưu định kỳ 32
2.2.5.5 Biện pháp xử lý khi không đạt yêu cầu 33
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH 34

3.1 Đánh giá quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng TH 34
3.1.1 Ưu điểm 34
3.1.2 Nhược điểm 34
3.2 Một số đề xuất 34
KẾT LUẬN 34
4
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa trong nước đang hết
sức sôi động, từ các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài với nhiều mặt hàng đa dạng,
phong phú. Để đạt được những thành tựu như ngày nay của ngành sữa Việt Nam, yếu tố
đầu tiên lý giải phải kể tới đó là chất lượng cuộc sống của người dân đang không ngừng
tăng lên, xu hướng tiêu dùng thay đổi, nhận thức về giá trị dinh dưỡng của sữa với sức
khoẻ, trẻ em, người già được quan tâm hơn. Vì thế, mức sử dụng sữa và các sản phẩm từ
sữa đang tăng trưởng, doanh thu các doanh nghiệp chế biến, phân phối sữa tăng lên từng
ngày. Mặt khác, những chính sách, mục tiêu tầm vĩ mô của nhà nước đối với ngành chăn
nuôi bò sữa, chế biến, kinh doanh sữa và các sản phẩm là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển các đơn vị chế biến. Các doanh nghiệp chế biến sữa mới ra đời tăng lên nhanh
cả về quy mô và số lượng. Tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa đáp ứng một cách đầy đủ về nhu
cầu đó.
Sữa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên đây là môi trường hết sức thuận lợi
cho sự phát triển của vi sinh vật. Chính vì vậy, việc bảo quản sữa tươi là rất khó khăn,
thời gian phân huỷ ngắn, sữa rất dễ bị hư hỏng bởi điều kiện môi trường bên ngoài. Để
khắc phục những nhược điểm này, ta phải chế biến sữa thành các sản phẩm khác như: sữa
thanh trùng, sữa chua, sữa tiệt trùng nhằm kéo dài thời gian bảo quản, tăng thêm giá trị
dinh dưỡng, cảm quan cho sữa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của con người bằng các công
nghệ tiên tiến. Xuất phát từ nhu cầu cần chế biến ra một loại sản phẩm có thời gian sử
dụng dài và dễ dàng bảo quản, nhóm 8 đã tìm hiểu về đề tài: “ Tìm hiểu quy trình sản
xuất sữa tươi tiệt trùng tại Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH”.
5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan về quản trị sản xuất
1.1.1 Khái niệm quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát
hệ thống sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu sản xuất đã xác định.
Trong doanh nghiệp, hoạt động sản xuất được coi là một hệ thống bao gồm nhiều
yếu tố cấu thành và có quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, như các yếu tố đầu vào, đầu
ra, thông tin, quá trình biến đổi yếu tố đầu vào thành đầu ra, các yếu tố ngẫu nhiên
khác… Các yếu tố này bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác, ví dụ như trong yếu tố đầu
vào có các yếu tố như nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, công nghệ và máy móc
trang thiết bị, địa điểm, lao động, thông tin… Đây là những nguồn lực cần thiết cho quá
trình sản xuất và đòi hỏi phải được sử dụng và khai thác hợp lý và có hiệu quả cao.
1.1.2 Mục tiêu của quản trị sản xuất
Mục tiêu tổng quát: Đảm bảo tạo ra và cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ
(đầu ra) cho doanh nghiệp, trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu
vào, đồng thời thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường về sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
• Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng nhu cầu của khách hàng.
• Giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm xuống mức thấp nhất.
• Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm và dịch vụ.
• Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp mang tính năng động, linh hoạt cao.
• Xây dựng hệ thống quản trị sản xuất của doanh nghiệp gọn nhẹ và hiệu quả với
các phương pháp quản trị phù hợp.
1.2 Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất
1.2.1 Dự báo nhu cầu sản phẩm
Là nội dung đầu tiên và được coi là xuất phát điểm của quản trị sản xuất
Dự báo nhu cầu sản phẩm là dự kiến, đánh giá nhu cầu tương lai của các sản phẩm
giúp doanh nghiệp xác định được chủng loại và số lượng sản phẩm cần có trong tương
lai. Kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm là cơ sở cho việc đưa ra những quyết định về quy

mô sản xuất, công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, các nguồn lực cần thiết… để xây
dựng và triển khai kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
Dự báo nhu cầu sản phẩm chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ
quan, muốn có kết quả dự báo chính xác thì cần phải phân tích và đánh giá đầy đủ mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp trong mỗi thời
kỳ nhất định.
Để dự báo nhu cầu sản phẩm có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, song
có thể đưa về 2 nhóm phương pháp đó là dự báo định tính và dự báo định lượng. Dự báo
định tính bao gồm các phương pháp như: Lấy ý kiến của lực lượng bán hang; Nghiên cứu
thị trường; Phương pháp Delphi (phương pháp chuyên gia). Dự báo định lượng bao gồm
2 nhóm phương pháp là dự báo dựa trên dữ liệu theo chuỗi thời gian và dự báo nhân quả.
6
1.2.2 Hoạch định sản xuất
Hoạch định sản xuất là quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất, dịch vụ của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định, bao gồm các nội dung chủ yếu như xây dựng kế
hoạch công nghệ; hoạch định công suất; lựa chọn thiết bị và lựa chọn địa điểm sản xuất.
Các nội dung chủ yếu của hoạch định sản xuất:
• Hoạch định công nghệ:
Là quá trình xây dựng kế hoạch hay thiết kế các tài liệu kỹ thuật cụ thể hóa cách
thức chế tạo sản phẩm hay cách thức thực hiện dịch vụ.
Kế hoạch công nghệ bao gồm: Các bảng vẽ chi tiết hoặc công thức sản phẩm;
Bảng định mức nguyên vật liệu; Sơ đồ lắp ráp hay cấu trúc sản phẩm; Sơ đồ công nghệ;
Bảng lịch trình sản xuất…
Kế hoạch công nghệ được xây dựng nhằm mục đích đảm bảo cho doanh nghiệp
tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, hạ giá thành
sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cho doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ,
đồng thời phù hợp với khả năng của các nguồn lực như: Tài chính, nhân lực, trình độ
quản lý công nghệ…
• Hoạch định công suất
Thực chất là việc lựa chọn và xác định công suất sản xuất sản phẩm, dịch vụ của

doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ nhất định, nhằm trả lời cho các câu hỏi: Công suất là bao
nhiêu? Cung cấp khi nào? Ở đâu? Và như thế nào?
Để hoạch định công suất cần phải phân tích và đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh
hưởng đến công suất sản xuất của doanh nghiệp như nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của thị
trường; Đặc điểm và tính chất của công nghệ sản xuất; Nhân lực; Địa điểm sản xuất; Khả
năng tài chính; Các yếu tố bên ngoài…
Việc hoạch định công suất phải được tiến hành theo một quy trình gồm các bước
như: Dự báo nhu cầu công suất; Đánh giá tình hình công suất hiện tại; Xây dựng các
phương án công suất khác nhau; Đánh giá các phương án công suất; Lựa chọn phương án
công suất tối ưu.
• Lựa chọn địa điểm sản xuất
Là việc xác định vị trí sản xuất của doanh nghiệp theo khu vực địa lý. Đây là quá
trình phân tích và lựa chọn các vùng và địa điểm để đặt các cơ sở và bộ phận của doanh
nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh đã xác định.
Việc lựa chọn địa điểm sản xuất phải dựa trên sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng,
bao gồm các yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hóa – xã hội, tự nhiên… và các yếu tố vi mô
như các yếu tố thuộc về vị trí.
1.2.3 Tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là tập hợp các công việc mà nhà quản trị sản xuất phải thực hiện
để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ sau khi đã hoạch định sản xuất (dự báo nhu cầu sản
phẩm, thiết kế sản phẩm, hoạch định công nghệ, công suất, thiết bị và địa điểm sản
xuất…).
Các nội dung cơ bản của tổ chức sản xuất:
7
• Bố trí mặt bằng sản xuất
Là quy trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt diện tích và không gian sản xuất
đối với các yếu tố máy móc, thiết bị, các khu vực làm việc, các bộ phận phục vụ sản xuất,
cung cấp dịch vụ, đường di chuyển của nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, các thành
phẩm và bán thành phẩm, đường đi của người lao động…
Việc bố trí mặt bằng sản xuất phải đảm bảo các nguyên tắc như: Tuân thủ các quy

trình công nghệ sản xuất; Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất; Đảm bảo an toàn cho sản
xuất và người lao động; Sử dụng có hiệu quả không gian và diện tích mặt bằng sản xuất;
Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống; Loại bỏ các dòng vận động vật chất ngược chiều
nhau trong mặt bằng sản xuất.
Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất:
+ Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm
+ Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định
+ Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng công nghệ.
• Lập lịch trình và điều phối sản xuất
Sắp xếp thứ tự tối ưu trong sản xuất là việc nhà sản xuất tiến hành sắp xếp các
công việc theo một trình tự chặt chẽ và khoa học để tiến hành công việc trong điều kiện
doanh nghiệp phải triển khai các công việc khác nhau trong cùng một thời gian nhất định,
nhất là khi có nhiều công việc ở những thời kỳ cao điểm, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt
các công việc theo đúng thời gian quy định với chất lượng và hiệu quả cao nhất.
Các phương pháp điều phối sản xuất:
+ Phương pháp biểu đồ Gantt
+ Phương pháp PERT/CPM
1.2.4 Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
Là quá trình xác định nhu cầu nguyên vật liệu, tổ chức mua nguyên vật liệu và dự
trữ nguyên vật liệu để đáp ứng yêu cầu sản xuất với chi phí thấp nhất.
Các nội dung chủ yếu:
• Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Là một nội dung quan trọng của quản trị sản xuất và nếu được xác định một cách
chính xác sẽ góp phần đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, ổn định, thỏa
mãn nhu cầu khách hang về số lượng, chất lượng, cơ cấu, thời gian cung ứng sản phẩm,
… là biện pháp quan trọng để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Phương pháp cơ bản và chủ yếu để xác định nhu cầu nguyên vật liệu là phương
pháp MRP (Material Requirement Planting). Được gọi là hệ thống hoạch định và xây
dựng lịch trình về nhu cầu nguyên vật liệu cấu thành cho sản xuất trong từng giai đoạn
sản xuất.

• Xác định kích thước lô hang nguyên vật liệu
Kích thước lô hang là số lượng hàng tối thiểu phải thực hiện của một lô hàng.
Lượng hàng đặt phải bằng hoặc lớn hơn số lượng hàng tối thiểu.
Để xác định kích thước lô hàng nguyên vật liệu, có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế, vì vậy tùy vào tình
hình cụ thể (nguyên vật liệu cần mua, thời gian, nhà cung cấp, khả năng tài chính…) để
8
lựa chọn phương pháp hợp lý. Có sản phẩm chủ yếu để xác định kích thước lô hàng
nguyên vật liệu là phương pháp mua theo lô; phương pháp đặt hàng cố định và phương
pháp dựa vào kỹ thuật cân đối các thời kỳ bộ phận.
• Quản trị dự trữ nguyên vật liệu
Là quá trình xác lập nhu cầu dự trữ, tổ chức dự trữ và kiểm soát dự trữ nguyên vật
liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tối thiểu hóa các chi phí có liên quan đến dự trữ
nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
Mục đích của quản trị dự trữ nguyên vật liệu: Hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu
tố bất định; Đầu cơ để thu được lợi nhuận cao; Tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu.
Các mô hình quản trị dự trữ nguyên vật liệu: bao gồm kỹ thuật phân loại ABC
(nguyên lý Pareto); Mô hình J.I.T (Just In Time); Mô hình EOQ; Mô hình POQ.
1.2.5 Quản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát
một tổ chức về chất lượng (theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000). Theo khái
niệm này, các hoạt động quản trị chất lượng bao gồm: xây dựng mục tiêu và chính sách
chất lượng; Hoạch định chất lượng; Tổ chức chất lượng; Kiểm soát chất lượng; Đảm bảo
chất lượng; Cải tiến chất lượng.
Quản trị chất lượng sản phẩm: Là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo chất
lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất, có hiệu quả kinh tế
cao nhất và được thực hiện ở tất cả các quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, dịch
vụ. Như vậy, quản trị chất lượng không chỉ bó hẹp ở quản trị chất lượng sản phẩm hay
nói cách khác, quản trị chất lượng sản phẩm chỉ là một nội dung và quản trị chất lượng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

• Các công cụ chủ yếu của quản trị chất lượng:
+ Nhóm chất lượng
+ Vòng tròn DEMING
+ Kiểm soát chất lượng bằng thống kê.
• Quản trị chất lượng theo TQM
TQM là phương pháp quản lý chất lượng toàn diện của một tổ chức hay doanh
nghiệp với sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức nhằm đem lại sự thành công dài
hạn thông qua sự thỏa mãn của khách hàng và đảm bảo lợi ích trong doanh nghiệp và lợi
ích của xã hội.
9
CHƯƠNG 2. SẢN XUẤT SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH
2.1 Giới thiệu công ty cổ phần thực phẩm sữa TH
2.1.1 Thông tin chung
Công ty Cổ phần Thực Phẩm Sữa TH đã chính thức được thành lập ngày 24 tháng 2
năm 2009, là công ty đầu tiên trong tập đoàn TH với nhiệm vụ đầu tư trang trai bò sữa quy
mô tập trung công nhiệp, nhà máy chế biến sữa hiện đại và hệ thống phân phối sản phẩm
trên toàn quốc.
14/05/2010: Lễ khởi công xây dựng nhà máy sữa TH
26/05/2011: khai trương cửa hàng TH true mart chính tại Hà Nội
30/08/2011: khai trương cửa hàng TH true mart chính tại TP Hồ Chí Minh
09/07/2013: khánh thành nhà máy sữa tươi sạch với trang trại bò sữa hiện đại nhất,
quy mô công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á.
Ngay từ khi thành lập Công ty đã đặt ra mục tiêu chất lượng đó là: “Sản xuất và
cung cấp cho khách hàng các sản phẩm sữa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng
cao và ổn định, giá cả phù hợp dịch vụ thuận lợi, dựa trên hệ thống thiết bị hiện đại công
nghệ tiên tiến. Nguồn nhân lực có trình độ, Chuyên nghiệp và hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 22000-2005”
Tầm nhìn: Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam
trong ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc

và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành
thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và
quốc gia tự hào.
Sứ mệnh: Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết
mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực
phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.
Tên giao dịch: TH Joint Stock Company
Tên viết tắt: TH true MILK
Điện thoại - ĐT: 1800 54 54 40 - 0383 3963 090
Địa chỉ: Xã Nghi Sơn - huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An
Website: www.thtruemilk.vn
2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty
10



2.2 Phân tích quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng tại công ty cổ phần thực phẩm
sữa TH
2.2.1 Dự báo nhu cầu
2.2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng
11
Đại hội Đồng cổ
đông
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Hội Đồng Quản trị
Giám đốc kiểm soát nội
bộ
Giám
đốc tài

chính
Giám
Đốc điều
hành
chuỗi
cung ứng
Giám
đốc
vùng
nguyên
liệu
Giám
đốc sản
xuất và
phát
triển
Giám
đốc
nhân
sự
Giám
đốc kinh
doanh
Giám đốc
marketing
Giám
đốc
điều
hành dự
án

Bảng thống kê tiêu thụ sữa trên đầu người ở một số nước trên thế giới
STT Địa danh
Tiêu thụ sữa (kg/người/năm)
2007 2008 2009
1 Trung Quốc 31,2 32,7 34,2
2 Inđonesia 9,9 10,8 10,7
3 Việt Nam 11,6 12,1 12,7
4 Thái Lan 22,8 21,2 22,1
5 Singapore 87,0 83,3 58,8
6 Hàn Quốc 55,7 55,6 55,4
7 Nhật Bản 74,4 73,6 74,5
8 Thổ Nhĩ Kỳ 164,9 164,4 165,8
9 Iran 111,0 112,2 112,0
10 Ai Cập 73,6 72,1 68,7
11 Mexico 121,1 124,4 125,0
12 Argentina 215,7 224,2 233,3
13 Brazil 141,6 141,5 149,9
14 Canada 252,3 255,3 252,2
15 Hoa Kỳ 275,3 272,6 271,2
16 Liên bang Nga 244,9 248,1 251,1
17 Ukraina 247,3 238,1 228,3
18 Australia 314,3 309,9 305,9
19 New Zealand 1047,0 1255,8 1186,0
Từ đó ta thấy được mức tiêu độ tiêu thụ sữa bình quân của 1 người/năm ở Việt Nam
đang còn rất thấp so với thế giới. Việt Nam mới chỉ uống 10-12 lít sữa/năm, trong khi sản
lượng sữa bình quân hàng năm theo đầu người ở Châu Âu đạt 350 – 400 lít/người/năm.
Cũng ở Châu Á, mặc dù phát triển muộn hơn nhưng hiện nay sản lượng đã tăng và ngày
càng cao như ở Singapore sản lượng trung bình là 83,3 lít/người/năm (năm 2008) và 58,8
lít/người/năm (năm 2009). Thái Lan là 21,2 lít/người/năm (năm 2008) và
22,1lít/người/năm (năm 2000).Trong khi đó các nước Mỹ, Nga, Nhật Bản, Australia, New

Zealand sản lượng tiêu thụ sữa là rất lớn.
Tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15 – 20%/năm,
theo dự báo đến năm 2020 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi.
Bảng thống kê mức tiêu thụ bình quân người/năm ở Việt Nam (kg/năm)
Năm 1980 -1985 1995 1998 2000 2002 2010
Lượng sữa (kg/năm) 0,47 2,05 5 6,5 7,0 - 8,0 10 - 12
12
Về mặt văn hóa-xã hội, với nền kinh tế đang phát triển, thu nhập tăng cùng với
việc hiểu biết hơn về lợi ích của sữa khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao ở
VN. Vì vậy, thị trường sữa Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển
rất nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên
tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu
cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Vài năm trở lại đây, người dân có xu hướng
tiêu dùng sữa nước ngày càng nhiều, đặc biệt là sản phẩm sữa tươi tiệt trùng. Một phần
do đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, phần nữa do nhận thức về tầm quan
trọng của sữa đối với sức khỏe con người.
Trước thực tế đó, sự xuất hiện của thương hiệu sữa TH true milk đã tạo thêm một
điểm sáng cho ngành sữa VN, khi một quy trình chế biến sữa tươi quy mô lớn đạt tiêu
chuẩn quốc tế tại VN. Sự xuất hiện của sữa TH true milk được người tiêu dùng đón nhận
nhiệt liệt trong giai đoạn thị trường sữa gặp nhiều biến động.
Theo tổng cục thống kê năm 2008 cả nước có tổng đàn bò sữa là 115.518 con, bò
cái sữa là 67.946 con tổng sản phẩm sữa là 278.190 tấn sữa/năm đáp ứng được 38 ÷ 40%
nhu cầu tiêu thụ sữa của Việt Nam và trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020,
Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu tăng đàn bò sữa lên 400-500 ngàn con, tương lai đáp ứng
được 50% nhu cầu sữa tiêu thụ trong nước.
Về đối thủ cạnh tranh, tính trên thị trường Việt Nam hiện nay thì Vinamilk luôn là
đối thủ cạnh tranh lớn nhất và mạnh nhất của TH true milk. Ngoài ra còn có các đối thủ
khác như Dutch Lady, Nutifood, Mộc Châu, Ba Vì
Về mặt công nghệ, các nhà máy sữa không ngừng cải tiến và lắp đặt trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại với trình độ kỹ thuật cao của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh

vực công nghệ chế biến sữa như: Tetra Pak – Thụy Điển, APV – Đan Mạch, Friesland – Hà
Lan … Với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22.000 – 2005 và hệ thống an
toàn HACCP đã tạo ra các sản phẩm sữa có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng
của
người tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân.
2.2.1.2 Dự báo nhu cầu theo phương pháp định tính
• Lấy ý kiến của ban điều hành
Đây là phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ dựa trên cơ sở tham khảo ý
kiến của Ban giám đốc, cán bộ quản lý điều hành của các bộ phận, phòng ban chức năng
(phân xưởng sản xuất, cửa hàng, bộ phận marketing, bán hàng, tài chính, sản xuất, )
Trước mỗi kỳ sản xuất, công ty thường xin ý kiến của ban điều hành về tình hình
dự báo sản lượng sữa tươi trong kỳ tới, làm cơ sở cho việc sản xuất sữa trong kỳ.
• Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng
Lực lượng bán hàng là những nhân viên bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng, các
điểm phân phối sữa tươi tiệt trùng, đây là lực lượng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng,
nắm bắt được nhu cầu thị hiếu cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng, vì vậy công
ty luôn tận dụng ý kiến của lực lượng bán hàng này.
13
Lực lượng bán hàng sẽ dự đoán số lượng hàng bán được trong tương lai ở phạm
vi, khu vực mà họ phụ trách. Việc lấy ý kiến lực lượng bán hành được tiến hành đầu và
cuối mỗi kỳ sản xuất để đưa ra cơ sở về sản lượng, chất lượng, mẫu mã, bao bì sữa tươi
trong kỳ, cũng như rút kinh nghiệm cho kỳ sau. Người chịu trách nhiệm làm dự báo sẽ
thẩm định và tập hợp các dự báo riêng lẻ thành dự báo nhu cầu bán hàng của doanh
nghiệp.
• Lấy ý kiến của khách hàng
Các phương pháp lấy ý kiến của ban điều hành và lực lượng bán hàng còn mang
tính chủ quan của cán bộ, nhân viên trong công ty, vì vậy công ty thường áp dụng phương
pháp lấy ý kiến khách hàng.
Theo định kỳ mỗi quý 1 lần, công ty sẽ phát phiếu điều tra khách hàng hoặc phỏng

vấn trực tiếp lực lượng khách hàng (bao gồm cả khách hàng hiện tại và tiềm năng) về nhu
cầu tiêu dùng sản phẩm của họ (về số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả, ),
lấy ý kiến của khách hàng làm cơ sở dự báo nhu cầu sản xuất của công ty. Khách hàng sẽ
cho những ý kiến khách quan và chính xác, giúp công ty cải tiến và hoàn thiện hơn sản
phẩm của mình.
• Phương pháp Delphi
Đây là phương pháp lấy ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài công ty, huy
động trí tuệ của các chuyên gia ở các khu vực địa lý khác nhau để xây dựng dự báo.
Phương pháp này không được áp dụng thường xuyên tại công ty do mức độ phức tạp và
tốn kém chi phí.
2.2.1.3 Dự báo nhu cầu theo phương pháp định lượng
Dựa vào số liệu bán hàng của 1 đại lý TH True Mart trong 9 tháng của năm 2014,
bằng phương pháp bình quân di động có trọng số, có thể dự báo sản lượng bán ra trong
tháng 10 như sau:
Tháng Doanh số thực tế
(Số thùng sữa)
Số bình quân di động
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
110
102
108

121
112
105
114
106
115
-
-
-
-
(4x121+3x108+2x102+1x110)/10 =112,2
(4x112+3x121+2x108+1x102)/10 =112,9
(4x105+3x112+2x121+1x108)/10 =110,6
(4x114+3x105+2x112+1x121)/10 =111,6
(4x106+3x114+2x105+1x112)/10 =108,8
(4x115+3x106+2x114+1x105)/10 =111,1
2.2.2 Hoạch định sản xuất
2.2.2.1 Lựa chọn công nghệ sản xuất
14
Sử dụng công nghệ tiệt trùng UHT giúp loại bỏ các vi sinh vật làm hỏng sản
phẩm, kéo dài thời hạn bảo quản. Sản phẩm sau đó được chiết rót vào bao bì giấy trong
môi trường vô trùng, ngăn chặn hoàn toàn tình trạng tái nhiễm của vi sinh vật và vi
khuẩn. Đó là lý do không cần dùng tới chất bảo quản.
2.2.2.2 Lựa chọn quy trình sản xuất


Làm lạnh ( ≤ 15
o
C)
Tiêu chuẩn hóa

Gia nhiệt (60-80
o
C)
Đồng hóa 200/50bar
Tiệt trùng (139
o
C/3S)
Làm nguội (25-30
o
C)
Giấy, strip
Rót hộp
Gắn ống hút,Màng co
Tiệt trùng
H
2
O
2
35%
(≥70
o
C)
Ống hút
Màng co
Phân phối
15
sữa tươi
Thanh trùng
(72
o

C/15s)
Bảo quản
(4-6
o
C)
Kiểm tra
- Đường
- Chất ổn định
Phối trộn (45-50
o
C)
Chứa vô trùng
(Áp suất +1bar)
Bao gói
Bảo quản
Thùng carton
Sơ đồ sản xuất sữa tươi tiệt trùng
• Kiểm tra chất lượng sữa tươi tại nhà máy
Sữa từ trang trại vận chuyển đến nhà máy được kiểm tra chất lượng trước khi đưa
vào sản xuất.
Thông thường tại nhà máy sản xuất cần kiểm tra các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu độ sạch (tạp chất cơ học, mức độ nhiễm bẩn).
Chỉ số độ tươi
Độ axit chung
Tỷ trọng của sữa
Chỉ tiêu vi sinh vật (VSV)
Xác định hàm lượng chất béo
Xác định hàm lượng chất khô
• Tiếp nhận sữa tươi
- Tiếp nhận

Sữa sau khi kiểm tra chất lượng được tiếp nhận vào các bồn chứa bằng hệ thống
định lượng.
- Làm sạch
Có nhiều cách để làm sạch sữa. Có thể dùng máy lọc kiểu khung bản hoặc hình
trụ. Dùng bơm, bơm sữa qua vải lọc. Để quá trình liên tục, thiết bị lọc gồm 2 ngăn
Sữa lạnh có độ nhớt cao, vì vậy trước khi lọc cần gia nhiệt đến nhiệt độ 30 ÷ 40
o
C
Hiện nay, nhà máy dùng máy làm sạch kiểu li tâm sẽ loại bỏ hầu như các tạp chất
cơ học nhỏ, vệ sinh đồng thời tăng được hiệu suất.
- Làm lạnh
Nhà máy thường dùng thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm kiểu khung bản để làm lạnh
sữa. Thiết bị gồm 2 ngăn: làm lạnh bằng nước lạnh và nước muối (có thể thay nước muối
bằng nước đá). Mỗi ngăn của máy lạnh gồm nhiều khung bản. Dùng bơm đưa sữa qua
ngăn làm lạnh bằng nước lạnh. Ở đây xảy ra sự trao đổi nhiệt qua bề mặt khung bản với
nước lạnh.
- Bảo quản
Sau khi làm sạch và làm lạnh, nếu sữa chưa được đem sản xuất ngay thì sữa phải
được làm lạnh bảo quản ở nhiệt độ 4 ÷ 6
o
C/10h trong các bồn có bảo ôn, áo lạnh và có
cánh khuấy. Sau đó sữa tươi phải được thanh trùng trước khi sử dụng theo chế độ
16
75±1
o
C/15 giây và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4÷6
o
C. Sữa tươi cần phải được kiểm tra chất
lượng trong suốt quá trình bảo quản và trước khi đem sử dụng.
• Đồng hóa - Thanh trùng

- Mục đích
Thanh trùng giúp tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật đặc biệt là các vi sinh vật gây
bệnh. Thanh trùng là khâu rất quan trọng, quyết định chất lượng và thời gian bảo quản
sản phẩm.
Đồng hóa làm giảm kích thước các cầu mỡ, tăng khả năng phân tán béo trong dịch
sữa, làm cho sữa được đồng nhất. Đồng hoá giúp giảm đáng kể quá trình oxy hoá, tăng
chất lượng sữa và các sản phẩm (tăng mức độ phân tán, thay đổi tính chất và thành phần
protein). Kéo dài thời hạn bảo quản. Đồng hoá có thể làm tăng độ nhớt của sữa nhưng
làm giảm được đáng kể quá trình oxy hoá.
- Tiến hành
Đồng hoá được thực hiện ở nhiệt độ 60-65
o
C ở áp suất 200 bar
Thanh trùng ở nhiệt độ 72-75
o
C trong 15-20 giây
• Phối trộn
- Mục đích
Trộn các nguyên liệu với nhau theo chỉ tiêu đã xác định trước để được một hỗn
hợp đồng nhất, có chất lượng tốt và bảo quản được lâu.
Do sản phẩm được chế biến từ sữa tươi nên quá trình này thực hiện để phối trộn
chủ yếu là chất ổn định, đường, phụ gia với sữa tươi nguyên liệu (sữa nền).
- Phối trộn bao gồm các giai đoạn sau
Trộn chất ổn định: chất ổn định được cân từng mẻ theo phiếu chế biến, chuẩn bị
sữa nóng 70 ÷75
o
C cho vào bồn almix (khoảng 1000l), trộn trong khoảng 10 phút, tuần
hoàn 5 phút. Trước khi phối trộn, chất ổn định phải được trộn khô với đường theo tỉ lệ
1:3 để đảm bảo độ hòa tan.
Trộn đường: chuẩn bị sữa nóng 50

o
C vào bồn trộn, bơm tuần hoàn giữa bồn almix
và bồn trộn, đổ từ từ đường vào bộ trộn cho đến hết, để tuần hoàn 5 ÷10 phút.
Cấp 1000 ÷ 1500 lít sữa tươi 50
o
C vào bồn trộn. Gia nhiệt lên 70 ÷75
o
C.
Mở tuần hoàn với bộ almix.
Chất ổn định cho vào almix tuần hoàn với sữa nóng ở bồn trộn 15 phút.
Kết thúc trộn chất ổn định tiến hành cấp đủ lượng sữa lạnh còn lại đồng thời cấp
lượng đường đủ cho mẻ phối trộn, sau đó tuần hoàn 5 phút.
• Làm lạnh – tiêu chuẩn hóa
- Làm lạnh
Bơm dịch sữa sau khi trộn tới bộ làm lạnh để làm lạnh dịch sữa để bảo quản:
+ Nhiệt độ của sữa từ 6 ÷ 10
o
C có thể bảo quản 12h.
+ Nhiệt độ của sữa từ 4 ÷ 6
o
C có thể bảo quản 20h
Dịch sữa làm lạnh được chứa trong bồn đệm.
17
Trong trường hợp dừng gián đoạn (≥ 2h) phải tráng rửa đường ống bằng nước
nóng.
- Tiêu chuẩn hoá
Tiêu chuẩn hóa là quá trình điều chỉnh hàm lượng các chất trong bán thành phẩm để
đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn của nhà máy đã công bố.
Bảng tiêu chuẩn về sữa thành phẩm
STT Các chỉ tiêu Tiêu chuẩn

1
Cảm
quan
Trạng thái Đồng nhất
Màu sắc Trắng ngà
Mùi vị
Hương thơm đặc trưng, không
có mùi vị lạ
2 pH 6,6 – 6,8
3 Thử cồn Đạt (không tủa)
4
Chỉ tiêu
hoá lý
Độ acid (
0
T) 11 – 16
Tỷ trọng 1,044 ± 0,002
Hàm lượng béo (%) 3,4 ± 0,1
Chất khô (%) 15,2 ± 0,1
5
Chỉ tiêu vi
sinh
VSV tổng số (cfu/ml) Không
Hầu hết sữa tươi đã đạt các chỉ tiêu thành phẩm như độ khô 11.6 % độ béo 3,5% ±
0,1% nên trên thực tế sản xuất người ta không cần thực hiện tiêu chuẩn hoá mà đưa đến
công đoạn thanh trùng, đồng hóa.
Trong trường hợp hàm lượng khô bột chưa đạt tiêu chuẩn, tiến hành bổ sung thêm sữa
tươi (nếu hàm lượng khô bột cao), tách bơ nguyên liệu khác và bổ sung them đường đến
khi đảm bảo độ khô theo tiêu chuẩn.
• Đồng hóa – tiệt trùng với sữa tiệt trùng

- Mục đích
Làm đồng nhất các thành phần trong sữa, tránh hiện tượng tách lớp trong quá trình
bảo quản.
Tiêu diệt hoàn toàn lượng vi sinh vật, bào tử và các enzyme có trong sữa.
Hoàn thiện sản phẩm.
Kéo dài thời hạn sử dụng và bảo quản sản phẩm có thể bảo quản được 6 tháng ở
nhiệt độ thường.
Ngoài ra do tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn nên hạn chế sự thay đổi
tính chất của sữa.
- Nguyên tắc hoạt động
Sữa sau khi được đồng hóa sẽ được bơm vào khoang tiệt trùng, tại đó sữa sẽ được
nâng nhiệt đến nhiệt độ tiệt trùng, nhờ hệ thống nước nóng đi ngược chiều, với chế độ tiệt
trùng: 139
o
C/3s.
18
Sau khi tiệt trùng sữa được bơm chuyển qua khoang làm lạnh xuống nhiệt độ
25-30
o
C. Sau sữa đó tiếp tục được bơm chuyển vào thiết bị chứa vô trùng và chuyển
sang rót.
• Rót vô trùng
- Mục đích
Cách ly sữa thành phẩm với môi trường bên ngoài, hạn chế sự nhiễm tạp chất và
vi sinh vật xâm nhập trong quá trình rót.
Nhằm hoàn thiện sản phẩm.
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm dễ
dàng hơn.
- Tiến hành
Rót hộp được thực hiện trong hệ thống tiệt trùng khép kín. Ban đầu giấy cuộn

được đưa qua máy dập code, trước khi đưa vào đóng gói phải được tiệt trùng bằng H2O2
nồng độ 35% ở 70
o
C và hệ thống tia cực tím tần số cao trong vòng 4s. Sau đó máy tự
động rót sản phẩm. Sau khi rót xong máy tự động dán ống hút và theo băng tải ra khu vực
đóng gói. Máy rót hoạt động theo cơ cấu đong thể tích, thể tích rót là 180ml và 110ml.
Tiến hành rót trong phòng vô trùng, toàn bộ thiết bị rót và bao bì đều phải vô trùng. Thời
gian làm việc của máy rót không quá 24h. Hộp ra khỏi máy rót được chạy qua máy gắn
ống hút, in date, bao màng co và xếp vào hộp carton.
Cấu tạo của bao bì rót sữa tươi tiệt trùng
• Bao gói, sản phẩm
Giúp cho quá trình vận chuyển rễ dàng hơn, hoàn thiện sản phẩm.
Hộp sữa theo băng tải chuyển ra bộ phận đóng gói để công nhân đóng gói.
Sản phẩm được xếp 4 hộp/block; 10 Block/thùng; 40 hộp/thùng; 100 thùng/pallet
Sữa sau khi được đóng hộp, đóng thùng → được xếp vào các pallet → vận chuyển
đến kho bảo quản. Các pallet sữa được xếp lên giá đỡ cách đất 20 cm, cách tường 50 cm
trong kho bảo quản. Bảo quản ở điều kiện thường, ở nơi khô ráo thoáng mát và tránh ánh
19
sáng trực tiếp. Trên thùng ghi đầy đủ các thông số về HSD, code giờ, ca sản xuất, tên sản
phẩm. Sản phẩm sữa tiệt trùng UHT được bảo quản ở nhiệt độ thường, thời hạn sử dụng
là 6 tháng.
• Bảo quản lưu kho
Sản phẩm được lưu kho 5-7 ngày.
Sản phẩm được kiểm tra chất lượng (đặc biệt là chỉ tiêu vi sinh vật), khi đảm bảo
an toàn phù hợp tiêu chuẩn, có quyết định xuất kho từ phòng QA sữa mới được xuất kho.
• Phân phối
Số mẫu lưu tại kho nhà máy được kiểm tra định kỳ 2 tuần/lần từ khi sản xuất đến
khi sản phẩm hết hạn sử dụng.
Khi thị trường có phản hồi về chất lượng sản phẩm, nhà máy sẽ kiểm tra các mẫu
lưu tương ứng để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng giải quyết hợp lý.

2.2.2.3 Lựa chọn thiết bị
a. Hệ thống phối trộn tuần hoàn
 Bộ phối trộn Almix
- Tốc độ cánh khuấy : 3.600 vòng/phút
- Công suất động cơ : 2.7KW
- Điện áp : 220/380V
- Tốc độ tuần hoàn: 12.000 lít/giờ
 Bộ gia nhiệt tấm bản (Gia nhiệt sữa, nước lên đến nhiệt độ phối trộn và làm mát dịch
sau phối trộn):
- Công suất làm việc: 12.000 lít/giờ
 Bơm tuần hoàn:
20
- Công suất làm việc: 12.000 lít/giờ
- Số lượng: 02 chiếc (01 inlet và 01 outlet)
• Số lượng sử dụng 01 bộ.
b. Hệ thống bồn phối trộn
Số mẻ phối trộn trong 1 ngày là 18 mẻ, mỗi mẻ trung bình 10.000 lít. Do đó chọn
bồn phối trộn như sau:
- Thể tích : 10.000 lít
- Số lượng : 02 chiếc
- Số vòng quay của động cơ cánh khuấy: 140 vòng/phút
- Động cơ điện: ABB
- Điện áp: 220V/380V
- Công suất của động cơ: 1,2KW
c. Bồn chứa đệm sữa tiệt trùng
Số mẻ phối trộn trong 1 ngày là 18 mẻ, mỗi mẻ trung bình 10.000 lít. Do đó chọn
bồn phối trộn như sau:
- Thể tích: 10.000 lít
- Số lượng: 01 chiếc
- Số vòng quay của động cơ cánh khuấy: 140 vòng/phút

- Động cơ điện: ABB
- Điện áp: 220V/380V
- Công suất của động cơ: 1,0 KW
d. Hệ thống UHT
Sử dụng để xử lý nhiệt sản phẩm sữa tươi tiệt trùng có đường
21
Chọn hệ thống UHT của Tetra Pak – Thụy Điển:
- Năng suất làm việc: 10.000 lít/giờ
- Số lượng: 01
- Lượng sữa cần tiệt trùng trong 1 ngày là 180.000 lít
- Thời gian làm việc của thiết bị: 180.000 / 10.000 = 18 giờ/ngày.
e. Thiết bị đồng hóa cho sữa tiệt trùng
- Năng suất làm việc: 10.000 lít/giờ
- Áp suất làm việc: 200 bar
- Áp suất max: 250 bar
- Pistong:
+ Số lượng: 3 cái
+ Đường kính: 80mm
+ Khoảng chạy: 70mm
- Tốc độ quay của trục khuỷu: 310 vòng/phút
- Động cơ điện A093-6:
+ Công suất: 5,5KW
+ Tốc độ quay: 980 vòng/phút
+ Điện áp: 380V/220V
- Lượng sữa cần tiệt trùng trong 1 ngày là 180.000 lít
- Thời gian làm việc của thiết bị: 180.000 / 10.000 = 18 giờ/ngày.
- Số lượng: 01
f. Bồn chứa thành phẩm chờ rót
Chọn bồn chứa vô trùng Aseptic của Tetra Pak – Thụy Điển.
- Thể tích: 40.000 lít

- Số lượng: 01
22
- Kích thước bồn: H = 8.000 mm
φ = 5000 mm
g. Thiết bị rót sữa tiệt trùng
Chọn thiết bị rót của hãng Tetra Park - Thuỵ Điển
- Năng suất: 4.320 lít/giờ (~24000 hộp x 180ml)
- Nhiệt độ rót: 18 – 25 độ C
- Công suất động cơ: 4,2 KW
- Điện áp: 380V
- Kích thước: 5.000 x 2.000 x 4000mm
- Thời gian khử trùng thiết bị: 45 phút
- Sử dụng H
2
O
2
để tiệt trùng bao bì với nồng độ 31-35%
- Số lượng thiết bị: 03
- Thời gian làm việc của máy rót STCĐ: 180.000/(4320 x 3)= 14 giờ/ngày
23
h. Bơm
Ta chọn bơm ly tâm
- Năng suất bơm: 10.000 lít/giờ
- Áp lực đẩy: 20m cột chất lỏng
- Chiều cao hút: 5m
- Số vòng quay của Roto: 2.860 vòng/phút
- Đường kính cửa đẩy, cửa hút: 36mm
- Điện áp: 220/380V
- Động cơ điện: AO2-21-2
- Công suất: 1,5KW

- Kích thước: 415 x 270 x 320mm
- Số bơm cần dùng: 03 chiếc
i. Hệ thống xử lý nước
• Sơ đồ xử lý
Nước giếng khoan -> Bơm sang tháp cao tải -> Bể lắng(bể ngầm) -> lọc thô -> lọc
tinh -> bể lọc(bể ngầm) -> lọc trao đổi ion -> bể chứa nước sạch (bể ngầm).
Nước ngầm: Được khoan từ lòng đất sâu 70m, hệ thống xử lý nước có công suất
40m3/h, là hệ thống xử lý bán tự động. Nước sau khi xử lý được chứa vào bể ngầm
120m3 và được bơm tiếp đến các bộ phận.
• Nguyên lý
Nước giếng khoan được bơm lên tháp cao tải, tháp này được chế tạo bằng Inox
trong lòng có các đĩa và các vách ngăn để tăng bề mặt tiếp xúc giữa nước đi từ trên xuống
và không khí, thổi từ dưới lên qua một dàn ống phân phối khí. Không khí đi ngược chiều
với chiều rơi của các tia nước. Tại thiết bị này nước ngoài tiếp xúc với oxi không khí để
tăng khả năng oxi hóa (trong tháp cao tải có 3 tầng lưới, mỗi tầng có chứa hạt Anoắc)
Fe
2+
Fe
3+

24
Oxi hoá
Một phần Fe3+ được xả qua đỏy thỏp ra ngoài, 1 phần kết tủa lẫn trong nước sẽ
được chuyển qua thiết bị lắng, trước khi bơm sang thiết bị đồng thời cho clorua vôi (để
khử trùng H2O)
Thiết bị lắng có chức năng giữ nước tại tập trung một thời gian để quá trình oxi
hóa Fe3+ diễn ra hoàn toàn, đồng thời tách một phần cặn nước khi chuyển sang thiết bị
lọc thô.
Bồn lọc thô: Trong bồn lọc thụ cú một hạt xốp, được 2 lưới chắn ở hai đầu bồn
lọc, tránh được hạt xốp chảy ra ngoài theo nước, nước được bơm từ dưới lên đi qua lớp

hạt xốp, một phần cáu cặn được giữ lại, từ đây nước chảy qua bồn lọc tinh.
Bồn lọc tinh: được chế tạo bằng Inox có 3 tầng lọc, hoạt động theo nguyên lý: tầng
1 lớp sỏi, tầng 2 là cát thạch anh, và than hoạt tính và tầng 3 là lớp cát mịn. Ba tầng lọc
có tác dụng tách toàn bộ Fe3+ ra khỏi nước, lọc trong nước, phủ màu và tẩy màu.
2.2.4 Hoạch định công suất
Nhà máy Sữa tươi sạch nằm trong Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập
trung quy mô công nghiệp lớn của Tập đoàn TH. Đây là dự án đầu tư tư nhân lớn nhất
trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD. Năm
2013, Nhà máy chính thức đưa vào vận hành cụm dây chuyền sản xuất giai đoạn I với
công suất 200 nghìn tấn/năm. Tổng công suất thiết kế của nhà máy lên đến 500 nghìn
tấn/năm vào năm 2017.
Nhà máy sản xuất 3 ca liên tục, 30 ngày một tháng, 365 ngày một năm.
Sản xuất sữa tươi tiệt trùng có đường dùng sữa tươi 100%.
2.2.5 Lựa chọn địa điểm sản xuất
Nhà máy xây dựng trên nền đất có độ chịu lực cao, địa chất ổn định, đặt ngay trên
đường Hồ Chí Minh tại địa phận huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An nên rất thuận tiện cho
việc vận chuyển nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Khả năng cấp nước, điện, năng lượng, thông tin là hết sức thuận lợi.
Xung quanh là các cao nguyên đồng cỏ, khí hậu khá mát mẻ thuận lợi cho phát
triển và tạo nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào cho trang trại bò sữa.
2.2.3 Tổ chức sản xuất
2.2.3.1 Bố trí mặt bằng sản xuất
• Vệ sinh công nghiệp: nước thải trong phân xưởng sản xuất chính được hệ thống
cống ngầm trong phân xưởng đưa ra bể xử lý nước thải đặt ở góc cuối nhà máy.
Xung quanh các công trình đều có hệ thống thoát nước và bể cống ngầm tránh
ngập lụt vào mùa mưa lũ.
• Khu đất nhà máy được chia thành 4 vùng chính:
Vùng trước nhà máy: Đây là khu vực bố trí các nhà hành chính quản lý, phục vụ
sinh hoạt, cổng ra vào, gara ôtô, nhà để xe…Đối với nhà máy có quy mô nhỏ hoặc mức
độ hợp khối lớn, vùng trước nhà máy dành diện tích cho bãi đỗ ôtô, xe đạp, xe máy, bảo

vệ, cây xanh. Diện tích vùng này tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất, quy mô của nhà máy,
có diện tích từ 4 - 20% diện tích nhà máy.
25

×