Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đề tài "Tìm hiểu và hoàn thiện hệ thống quản lý công nợ"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.9 KB, 54 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


Đề tài :
"Tìm hiểu và hoàn thiện hệ thống quản lý công nợ"

SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 1
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG NỢ.
1.1 Kế toán nợ phải thu khách hàng:
1.1.1. Khái niệm:
1.1.2. Nguyên nhân phát sinh tín dụng hay mua bán trả sau:
1.1.3.Một số vấn đề chung liên quan đến những khoản phải thu:
1.1.3.4. Tài khoản sử dụng:
1.2. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi:
1.2.1. Khái niệm:
1.2.2. Một số vấn đề liên quan đế nợ phải thu khó đòi:
1.2.3. Hai cách thông dụng thường được dùng để ghi nhận cho những tài khoản không thu
được:
1.2.4.Nguyên tắc hạch toán:
1.2.5.Tài khoản sử dụng:
1.3. Quản lý Công nợ:
1.3.1 Quyết định điều kiện để xem xét công nợ:
1.3.2 Quá trình thu nợ:
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ CTY TNHH TM-DV KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
TTNN.
Phần này sẽ giới thiệu về công ty mà tôi thực tập thời gian qua.
1. Sơ nét về công ty TTNN:


2.Quá trình hình thành và phát triển:
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 2
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong phần này, tôi sẽ lược sơ qua tổng quan về bài báo cáo của tôi. Chúng bao gồm nền
tảng của đề tài, thực tiễn cũng như những hạn chế mà đề tài của tôi gặp phải. Cuối cùng
trong phần mở đầu sẽ là dàn bài tổng thể của báo cáo tôi đưa ra.
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khi mà Việt Nam đang dần chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường bao gồm ba
loại hình hoạt động chính là sản xuất, thương mại và dịch vụ. Trong đó, mỗi loại hình doanh
nghiệp đều có những đặc trưng riêng. Những doanh nghiệp sản xuất thì cung cấp các sản
phẩm do chính họ sản xuất ra như Cty TNHH Tân Hiệp Phát, Cty Coca Cola Việt Nam…, các
doanh nghiệp thương mại cung cấp các sản phẩm được mua từ các doanh nghiệp khác như
Cty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ TTNN, Cty Cổ phần Thế Giới Di Động… còn các doanh
nghiệp dịch vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tùy theo nhu cầu của khách hàng như
Cty Chuyển phát nhanh AT Express hay như các công ty chứng khoán nóng bỏng vào những
năm 2007...
Nền kinh tế Việt Nam cũng đang nằm trong hệ thống của toàn cầu nên cũng bị ảnh hưởng
bởi xu hướng khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang
gặp phải một số khó khăn, nhất là về tài chính hiện nay. Một xu hướng tất yếu đối với các
doanh nghiệp Việt Nam là bắt đầu bán hàng hóa và dịch vụ cho nợ trả sau (trong kinh doanh
gọi là “gối đầu”. Và hiện giờ với áp lực cạnh tranh nhiều như vậy, sự chọn lựa giữa nhà cung
cấp mua hàng nợ và phải trả ngay bằng tiền mặt cũng là một tiêu chí với các doanh nghiệp
hiện nay. Thực tế hiện nay là phần các khoản phải thu là một trong ba loại tài sản lớn trong
báo cáo cân đối kế toán của doanh nghiệp. Trong khảo sát của Fortune 500 (500 công ty lớn
nhất thế giới) vào năm 2004 cho thấy các khoản phải thu là một trong ba tài sản lớn nhất
chiếm đến 75% trong số 100 công ty được phỏng vấn. Việc cân bằng các khoản phải thu và
phải chi trong doanh nghiệp là vấn đề cần phải được quan tâm trên hết. Lưu thông tiền tệ
trong một doanh nghiệp tương tự như “dòng máu” của doanh nghiệp. Nên nếu dòng tiền đó bị
trì trệ hay ngừng hẳn dễ khiến cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, nhất là ở các

doanh nghiệp vừa vả nhỏ cũng là điều dễ hiểu. Tại Việt Nam các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp
dụng các hệ thống công nợ khác nhau. Do tính chất đa dạng về nội dung đối tượng phải thu
cũng như những rủi ro có thể xảy ra nên cần phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 3
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
phải thu từ lúc phát sinh các giao dịch có thể phát sinh các khoản phải thu, phải có những
biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng và phải lập dự phòng cho những khoản có thể không thu
hồi được. Và càng ngạc nhiên hơn là ban lãnh đạo của các công ty thuộc dạng SME (small
medium enterprise – doanh nghiệp vừa và nhỏ) ít khi nào nhận được sự quan tâm đúng mức
của các trưởng phòng ban bên được về quản lý công nợ, chỉ khi nó đã xãy ra rồi.
Như mọi người đều biết, lĩnh vực thương mại là một loại hình kém phức tạp hơn sản xuất
nhưng lại phức tạp hơn dịch vụ thuần túy. Trong thời gian thực tập tại Cty TNHH Kỹ Thuật
Công Nghệ TTNN, tôi đã được tiếp xúc với công tác kế toán tại đây, đặc biệt là kế toán về
quản lý nợ phải thu khách hàng. Hệ thống công nợ bao gồm tất cả các quá trình, nghiệp vụ có
liên quan đến nợ phải thu khách hàng. Sau khi tìm hiểu sơ bộ, tôi nhận thấy giải pháp hiện
thời chỉ có thể là tổ chức lại các dữ liệu trong hệ thống theo hệ thống nhất, chính xác và có
thể chia sẻ và đưa ra giải pháp dựa trên những lý thuyết quản lý công nợ vào thực tại. Từ
những nhận xét trên, tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu và hoàn thiện hệ thống quản
lý công nợ”.
Nền tảng của đề tài trên:
Một điều mà chắc không ai có thể chối cãi là tạo doanh thu chính là điều quan trọng nhất
với bất kỳ công ty nào sau đó là quản lý chi phí ra sao mà thôi. Nhiều doanh nghiệp cũng đã
bỏ hàng tỷ đồng chi phí để nâng cao doanh thu của công ty lên như chi phí tiếp thị, chi phi
nghiên cứu. Nhưng doanh thu thì phải chuyển qua tiền mặt vì đó mới chính là dòng máu của
doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, mỗi đồng doanh thu khi chuyển qua khoản phải thu cần được
quản lý và thu hồi cẩn thận.
Mục tiêu của đề tài:
Vì trực tiếp làm bộ phận công nợ của công ty TTNN, nên trong quá trình làm việc, tôi có
những ý kiến đề xuất dựa trên những lý thuyết về quản lý công nợ được trình bày trong đề tài
này. Với một hệ thống công nợ phù hợp, rủi ro phá sản vì công nợ sẽ được giảm rất nhiều

điều này khiến các doanh nghiệp yên tâm làm việc và nâng cao môi trường kinh doanh giữa
các doanh nghiệp với nhau. Mặc khác, khi giảm được rủi ro phá sản của doanh nghiệp sẽ giúp
môi trường đầu tư (thị trường chứng khoán và thị trường vốn) tốt hơn giúp có thể thu hút các
nguồn lực về tài chính cũng như nhân lực chảy về Việt Nam.
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 4
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Đối với doanh nghiệp nói riêng, một khi quản lý tốt công nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng
tính thanh khoản cho doanh nghiệp mình (tăng tính hiệu quả cho dòng tiền mặt ra vào), đồng
thời doanh nghiệp có thể tăng mua bán trên công nợ để có thể quay vòng vốn hiệu quả hơn.
Giảm được những khoản nợ xấu không những giúp doanh nghiệp bảo đảm tính thanh khoản
cho doanh nghiệp của mình mà còn tránh đi những trường hợp phá sản mặc dù công ty vẫn có
lợi nhuận trên báo cáo kinh doanh. Một sự thật hiển nhiên là nếu giảm được công nợ thì công
ty sẽ cắt giảm được rất nhiều những khoản chi phí quản lý khác như chi phí thu hồi công nợ,
dự phòng công nợ và chi phí cơ hội thay vì để công nợ thì để tiền cho những việc đầu tư
khác.
Những hạn chế của đề tài:
Bởi thời gian: Do tính chất thực tập của sinh viên, nên thời gian tiếp xúc nhiều với công việc
một cách thành thạo là chưa cao cho nên đề tài chỉ được đưa ra sau những nghiên cứu trong 2
tháng thực tập tại đây. Đồng thời, đây là một doanh nghiệp tư nhân nên việc công bố rộng rãi
những số liệu quá khứ là một điều trở ngại. Chính vì điều đó, tôi chỉ có thể có được báo cáo 2
năm để phân tích và đưa ra kiến nghị cho hiện tại và những năm tới.
Bởi chính bản thân đề tài: Do TTNN là công ty chuyên về thương mại nên tôi chỉ tiếp xúc
được nhiều với loại hình kinh doanh này cộng thêm những kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất
của gia đình nên không thể bao quát hết được tất cả các loại hình doanh nghiệp hiện tại. Và
đề tài chọn lại chỉ tập trung vào doanh nghiệp thương mại mà thôi.
Phương pháp nghiên cứu:
Các số liệu được thu thập tại Phòng kế toán HC của công ty:
- Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
- Tài liệu về nhiệm vụ chung kế toán.
- Các chính sách quản lý công nợ.

Phương pháp phân tích:
- Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh giá, phân tích số
liệu các năm và các tháng trong năm. Năm được chọn phân tích là năm 2008.
- Đồng thời sử dụng các kiến thức học được tại trường và thu thập qua việc đọc sách,
báo, diễn đàn doanh nghiệp. Ngoài ra còn tham khảo một số ý kiến của các anh chị trong
nghề.
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 5
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Bố cục đề tài
Đề tài bao gồm 4 chương với những khái quát như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý công nợ. Trong chương này, tôi sẽ
trình bày những lý thuyết cũng như cách thức thực hiện nghiên cứu đề tài. Ngoài ra,
những phần giải thích những từ ngữ chính trong đề tài cũng sẽ được trình bày cẩn
thận để giúp quý thầy cô cũng như người đọc đề tài này hiểu rõ hơn
- Chương 2: Giới thiệu về công ty TNHH TM-DV Kỹ Thuật Công Nghệ TTNN.
Trong chương này chủ yếu giới thiệu về công ty tôi hiện đang thực tập.
- Chương 3: Tình hình tổ chức hệ thống quản lý công nợ tại Cty TNHH TM-DV Kỹ
Thuật Công Nghệ TTNN. Thực tại của công ty hiện giờ sẽ được phân tích cũng như
đề xuất tạm thời sẽ được miêu tả trong phần này
- Chương 4: Nhận xét và đưa ra biện pháp. Những đề xuất được đưa ra cùng những ý
kiến của chính những thành viên đã làm trong công ty cũng như lãnh đạo công ty
đưa ra để có thể cải tiến chính hệ thống của công ty. Và phần kết thúc sẽ là kết luận
về trường hợp của TTNN và đề xuất ý kiến chung cho doanh nghiệp SME đang hoạt
động thương mại.
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 6
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG NỢ.
Mục tiêu của chương 1 sẽ giới thiệu về tổng quan bài báo cáo của tôi cũng như phương pháp
tôi thực hiện bài báo cáo này. Đầu tiên tôi sẽ trình bày về những khái niệm cũng như các lý
giải từng khoản mục mà tôi áp dụng do kiến thức học từ trường đại học cũng như học các

khóa ngắn hạn cộng thêm kinh nghiệm từ quá trình thực tập. Tất nhiên trong quá trình thực
hiện bài báo cáo, tôi có đọc qua các bài báo cũng như hỏi thêm về các kế toán và kiểm toán
viên để thực hiện bài báo cáo này
1.1 Kế toán nợ phải thu khách hàng:
1.1.1. Khái niệm:
Thuật ngữ “khoản phải thu” mô tả một phần vốn lưu động kinh doanh của doanh nghiệp bị
các cá nhân và đơn vị doanh nghiệp khác chiếm dụng.Các khoản phải thu này được kỳ vọng
sẽ được thu lại bằng tiền mặt. Các khoản phải thu này thường được phân chia ra nhiều khoản
được mô tả chi tiết trong bảng cân đối kế toán. Khoản phải thu được chia thành hai khoản là
dài hạn và ngắn hạn. Trong khoản phải thu ngắn hạn sẽ bao gồm phải thu khác hàng (TK131),
trả trước cho người bán (TK132), phải thu nội bộ ngắn hạn (TK133), Các khoản phải thu
ngắn hạn khác (TK135) và Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (TK139). Trong phần dài
hạn thì cũng chi tiết như phần ngắn hạn nhưng chủ yếu là các phần phải thu dài hạn khách
hàng (TK211), Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc (TK212), Phải thu nội bộ dài hạn
(TK213), Phải thu dài hạn khác (TK218) và phần dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
(TK219). Nhưng trong khuôn khổ của bài báo cáo cũng như quy mô của công ty tôi đang thực
tập, tôi sẽ gói gọn các phần trên thành phần chủ yếu là các khoản phải thu từ kinh doanh
chính là TK131 mà thôi.
Định nghĩa sơ qua về 2 phần trong các khoản phải thu từ kinh doanh.
Khoản phải thu là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng về giá trị
hàng hóa sản phẩm đã bán hay các dịch vụ đã cung cấp chưa thu tiền. Hầu hết các khoản này
sẽ được thu hồi trong từ 10 – 30 ngày tùy thuộc theo đàm phán của ban điều hành và khách
hàng. Đây là phần quan trọng nhất trong công ty bên cạnh chiến lược kinh doanh của công ty.
Thông phiếu phải thu (note receivable) là những chứng tứ tín dụng được đưa ra như là một
ghi nhận về công nợ của công ty. Thông phiếu này thường xuất phát từ các khoản phải thu
quá hạn chưa được trả sẽ chuyển thành thông phiếu này để gia hạn thêm thời gian trả nợ lên
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 7
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
từ 60 – 90 ngày hoặc dài hơn và buộc bên nợ có thể phải trả lãi vay phát sinh (nếu quy định
cụ thể trong hợp đồng).

Cả hai gom lại sẽ trở thành khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh. Nợ phải thu được hình
thành khi công ty cho khách hàng mua nợ sản phẩm, dịch vụ. Đây là những sản phẩm dịch vụ
mà bạn đã cung cấp cho khách hàng và đang chờ thanh toán trong tương lai.
1
Các khoản phải thu là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng do các cá nhân
hay doanh nghiệp khác chiếm dụng trong quá trình phát sinh giao dịch kinh tế, và phải trả lại
cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với các khoản phải thu này. Hay nói
cách khác, khoản phải thu là tài sản thuộc quyền của doanh nghiệp nhưng còn đang nằm
trong lĩnh vực thanh toán. Ví dụ như khoản phải thu khách hàng, khoản phải thu nội bộ,
khoản thuế GTGT được khấu trừ, tiền trả trước cho người bán, khoản bồi thường, khoản tài
sản thiếu chờ xử lý…
2
1.1.2. Nguyên nhân phát sinh tín dụng hay mua bán trả sau:
Một thực tế là hầu hết tất cả công ty đều chọn việc mua bán và thanh toán bằng tiền mặt khi
giao hàng bởi vì như vậy sẽ giúp công ty một mặt có được tiền mặt để duy trì hoạt động kinh
doanh cũng như đơn giản hóa các thủ tục kế toán chỉ cần ghi thẳng vào sổ khi giao hàng và
tiền về. Nhưng trong môi trường kinh doanh như chiến trường hiện giờ đã khiến việc mua trả
sau này trở thành một công cụ hấp dẫn khuyến dụ khách hàng cũng như tạo thuận lợi cho
khách hàng khi dòng tiền về chưa đáp ứng kịp thời.
Ở đây cần có cách tiếp cận rộng hơn về lợi ích của các bên trong mua bán. Điều này không
chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà chính là bản thân của công ty. Càng hấp dẫn trong
chính sách mua trả sau, càng thu hút nhiều khách hàng, và càng nhiều khách hàng đang có thì
công ty sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn và có thị phần rộng hơn. Mua bán trả sau đã xuất
hiện từ lâu trong môi trường kinh doanh khốc liệt hiện thời và đương nhiên nó trở thành một
tiêu chuẩn khi chọn lựa nhà cung cấp sản phẩm cho công ty.
1.1.3.Một số vấn đề chung liên quan đến những khoản phải thu:
1.1.3.1. Nội dung:
1
Nguyên lý kế toán
2

Kế toán Mỹ - TS. Phan Đức Trung
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 8
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Kế toán nợ phải thu là nghiệp vụ thống kê các tồn nợ giữa công ty và các đối tác có liên
quan thực hiện giao dịch với nhau, dựa vào nghiệp vụ này mà công ty biết được khi nào có
thể thu hồi nợ của đối tác và khả năng chi trả nợ tồn của công ty với các đối tác liên quan.
3
1.1.3.2. Nguyên tắc hạch toán:
Kế toán phải thu khách hàng phải theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, theo từng nội dung
phải thu phát sinh để đáp ứng nhu cầu thong tin về đối tượng phải thu, nội dung phải thu, tình
hình thanh toán và khả năng thu nợ. Mỗi giao dịch kinh doanh đều phải ghi lại chứng từ rỏ
ràng được ghi lại bằng biên bản hay hợp đồng để chứng minh hoạt động của doanh nghiệp
khi báo cáo với các tổ chức nhà nước như Cục thuế và báo cáo tài chính đến các chủ sỡ hữu
của công ty (cổ đông nếu như công ty đã cổ phần hóa). Một quy trình đơn giản dành cho bán
hàng thu tiền bao gồm 2 phát sinh: (phần chi tiết sẽ được đề cập sau)
• Phần đầu tiên dành cho ghi nhận bán hàng:
o Khoản phải thu sẽ được ghi bên Nợ (Debit)
o Bên doanh thu bán hàng và dịch vụ sẽ ghi bên Có (Credit)
• Nghiệp vụ thứ hai là phần ghi nhận Chi phí vốn hàng bán
o Chi phí vốn hàng bán sẽ ghi bên Nợ
o Hàng tồn kho sẽ bị giảm bên Có
1.1.3.3. Chứng từ kế toán:
Hợp đồng, hóa đơn và các chứng từ có liên quan. Trong quá trình làm việc cũng như gặp gỡ
các kiểm toán viên của các tổ chức kiểm toán nước ngoài như KPMG, PWC, Delloitte và
E&Y đều cho thấy sự quan trong trong việc lưu giữ các chứng từ liên quan để bảo đảm tính
trung thực của báo cáo cũng như giao dịch trong công ty. Thực tế cho thấy rằng nếu một hóa
đơn hay biên lai bị thất lạc sẽ là vấn đề của các phòng ban và có khi sẽ dẫn đến thiệt hại to
lớn cho công ty. Đặc biệt như công ty TTNN đã từng trải qua một trận cháy ở kho và quá
trình làm lại các hóa đơn là một việc làm khó khăn và tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc
để làm lại các chứng từ đó.

1.1.3.4. Tài khoản sử dụng:
3
Nguyên lý kế toán
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 9
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động không phải lúc nào cũng được ghi nhận đơn giản như
thế mà phát sinh ra những giao dịch khác. Chính vì điều này tôi xin trình bày sơ qua về quá
trình ghi nhận TK131. Kế toán tổng hợp phải thu của khách hàng sử dụng TK 131 “Phải thu
khách hàng”. Tài khoản này được dùng để phản ánh số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu
hoặc số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp.
1.1.3.5. Kết cấu TK 131:
Bên nợ: Số tiền phải thu của khách hàng.
Bên có: Số tiền đã thu của khách hàng, số tiền giảm trừ cho khách hàng do chiết khấu,
giảm giá và hàng bán bị trả lại, số tiền ứng trước cho doanh nghiệp.
Dư nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng hoặc chênh lệch số tiền còn phải thu lớn hơn
số tiền khách hàng ứng trước.
Hoặc
Dư có: Số tiền khách hàng hiện đang ứng trước hoặc chênh lệch số tiền khách hàng ứng
trước lớn hơn số tiền còn phải thu.
1.1.3.6.Phương pháp hạch toán:
a. Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản thu liên quan đến hoạt động tài chính, thu
nhập khác nhưng chưa thu tiền của khách hàng, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 131
Có TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Hoặc
Có TK 711 “Thu nhập khác”
Hoặc
Có TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Có TK 333 “Thuế GTGT đầu ra”
Trường hợp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế

toán sẽ ghi:
Nợ TK 131
Có TK 511, 515, 711
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 10
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
b. Các khoản chiết khấu, giảm giá và hàng bán bị trà lại được giảm nợ cho khách hàng, kế
toán sẽ ghi :
- Khoản chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 635 “Chi phí tài chính”
Có TK 131
- Khoản chiết khấu thương mại:
Nợ TK 5211 “Chiết khấu thương mại”
Có TK 131
- Khoản giảm giá theo hàng bán:
Nợ TK 5213 “Giảm giá hàng bán”
Có TK131
- Hàng bán bị trả lại:
o Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 5212 => Giá chưa có thuế
Nợ TK 3331 => Thuế GTGT
Có TK 131
o Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế xuất khẩu:
Nợ TK 5212
Có TK 131
c. Khi nhận tiền do khách hàng thanh toán, kế toán ghi:
Nợ 111, 112
Hoặc Nợ TK 311, 315 => chuyển trả nợ vay
Hoặc Nợ TK 331 => chuyển trả cho người bán
Có TK 131

d. Khi nhận tiền do khách hàng ứng trước tiền mua hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có Tk 131
Sau đó khi giao hàng cho khách hàng và ghi nhận doanh thu, kế toán ghi:
Nợ TK 131
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 11
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Có TK 511 (515, 711) => Giá chưa có thuế
Có TK 3331 => Thuế GTGT đầu ra
Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTTT theo phương pháp trực tiếp hoặc chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 131
Có TK 511 (515, 711)
Khoản chênh lệch giữa số tiền khách hàng trả thanh toán và số tiền khách hàng đã ứng trước
được theo dõi và xử lý trên TK 131.
e. Khi thanh toán bù trừ giữa khoản phải thu và phải trả cho cùng 1 đối tượng (vừa mua
hàng, vừa bán hàng), kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 331
Có TK 131
Ví dụ mô tả
Để mô tả rõ hơn phần này, tôi đưa ra một ví dụ đã từng gặp ở công ty để có thể làm rõ về
khái niệm hơn:
Trong tháng 4, Tân Cảng mua 20 máy bộ theo hợp đồng mua bán với giá 4tr9 chưa VAT 5%
và được hưởng chiết khấu trên giá là 1% dựa trên hợp đồng mua bán và biên bản nghiệm thu
khách hàng. Nếu khách hàng thanh toán trước 7 ngày theo thời hạn hợp đồng sẽ được chiết
khấu thanh toán 1% trên tổng giá trị mặt hàng sau thuế.
Khi nhận hóa đơn khách hàng sẽ thanh toán bằng chuyển khoản hết 100% trị giá đơn hàng.
Hóa đơn bán hàng GTGT được viết như sau:
Máy bộ đơn giá bán là 4,900,000 đ *20 máy=98,000,000 đ
Chiết khấu thương mại là 1%: 980,000 đ

Cộng tiền hàng: 97,020,000 đ
Thuế VAT 10%*50%: 4,851,000 đ
Tổng giá trị: 101,871,000 đ
Nghiệp vụ được hạch toán như sau:
Khách hàng được chiết khấu thanh toán ghi nhận vào nợ vào tài khoản 5211 chiết khấu
thương mại và ghi có vào tài khoản 131:
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 12
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Nợ 5211: 980,000 đ
Có 131: 980,000 đ
Khách hàng mua hàng chưa thanh toán được ghi nhận nợ vào tài khoản 131 phải thu khách
hàng và ghi có vào tài khoản 511 doanh thu bán hàng và ghi có vào 3331 thuế GTGT đầu ra:
Nợ 131: 101,871,000 đ
Có 511: 97,020,000 đ
Có 3331: 4,851,000 đ
Sau khi kiểm tra dựa trên biên bản nghiệm thu, khách hàng đã trả lại 1 bộ do hàng bị lỗi nên
được ghi nhận nợ vào tài khoản 5212 hàng bán bị trả lại, ghi nhận nợ vào tài khoản 3331 thuế
GTGT và ghi nhận có vào tài khoản 131 phải thu khách hàng:
Nợ 5212: 4,851,000 đ
Nợ 3331: 242,550
Có 131: 5,093,550 đ
Khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản vào ngày thứ 5 nên được cty chiết khấu thanh
toán 1% ghi nhận nợ tài khoản 112 tiền gửi ngân hàng đồng thời ghi nhận nợ tài khoản 635
chi phí tài chính và ghi nhận có 131 phải thu khách hàng:
Nợ 112: 95,809,675.5 đ
Nợ 635: 967,774.5 đ
Có 131: 96,777,450 đ
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 13
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
1.1.3.7. Sơ đồ kế toán tổng hợp phải thu khách hàng:

Hình 1.1 Sơ đồ kế toán tổng hợp phải thu khách hàng
Nguồn: webketoan.com
1.2. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Chúng ta thấy rằng khi mà công ty ghi nhận khoản phải thu thì một câu hỏi sẽ được đặt ra là
những phần đó sẽ được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán như thế nào đây? Bởi vì các khoản
phải thu thường là những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao có thể chuyển đổi ra tiền
mặt một cách dễ dàng trong khoảng thời gian từ 30 – 60 ngày. Chính vì vậy, các khoản phải
thu từ khách hàng thường xuất hiện trong phần tài sản ngắn hạn bảng cân đối kế toán của
công ty. Nhưng chính phần quyết định bao nhiêu trong báo cáo mới là phần quan trọng vì
trong phần các khoản phải thu có xuất hiện nợ khó đòi.
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 14
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
1.2.1. Khái niệm:
Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên , kể từ
ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết
nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ.
Trường hợp đặc biệt, tuy thời gian quá hạn chưa tới 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu
nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ, doanh nghiệp
đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải
thu, có thể không đòi được nợ do đơn vị nợ hoặc người nợ không có khả năng thanh toán
trong năm kế hoạch.
4
Tuy nhiên ta thấy việc định nghĩa không cho ta nhiều điểm thấy được sự quan trọng như
trong báo cáo tài chính của công ty. Mỗi khách hàng trước khi muốn được mua “chịu” đều
phải thỏa mãn được những điều kiện tín dụng của bên cung cấp. Mặc dù vậy, một vài khoản
phải thu vẫn khó đòi. Điều dễ dàng thấy nhất trong tình hình kinh tế khủng hoảng này là cho
dù một doanh nghiệp đạt chuẩn nợ của công ty cũng có thể phá sản bất cứ lúc nào nếu đưa ra
một chiến lược sai hoàn toàn. Hoặc một khách hàng cá nhân mua hàng quen thuộc của công
ty bị mất việc còn phải trả chi phí ăn ở của anh ta nữa cũng là mục tiêu của nợ khó đòi.

1.2.2. Một số vấn đề liên quan đế nợ phải thu khó đòi:
1.2. 2.1. Nội dung:
Việc gia tăng các khoản nợ khó đòi thường phụ thuộc vào mức độ rủi ro mà các nhà quản trị
sẵn sang chấp nhận. Chẳng hạn, nhiều công ty nhỏ sẽ có mức chấp nhận rủi rủi ro thấp hơn so
với các công ty có tầm cỡ như Abbot chẳng hạn. Việc gia tăng các khoản nợ khó đòi tùy
thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Ví dụ như công ty TTNN chịu khoản nợ khó đòi tương
đương khoản 10% doanh thu.
Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:
• Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản
cam kế hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu
được.
4
Thông tư 107/2001/TT-BTC
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 15
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
• Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá
sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích hay bỏ trốn.
Vào cuối niên độ, trước khi lập báo cáo tài chính, nếu doanh nghiệp có những bằng chứng
và căn cứ xác định có những khoản khó đòi hoặc không thể thu hồi được thì được lập dự
phòng. Khoản lập dự phòng được xác định riêng cho từng khoản nợ phải thu và sau đó tổng
hợp thành số cần phải dự phòng. Nếu cuối niên độ trước đã lập dự phòng rồi thì cuối niên độ
này sau khi đã xác định được số cần lập dự phòng thì yêu cầu lập dự phòng được thực hiện
như sau:
• Số cần lập > Số dư khoản lập dự phòng của niên độ trước. Doanh nghiệp cần phải dự
phòng bổ sung khoản chênh lệch.
• Số cần lập < Số dư khoản lập dự phòng của niên độ trước. Doanh nghiệp cần phải
hoàn nhập khoản chênh lệch.
1.2.2.2. Hai cách thông dụng thường được dùng để ghi nhận cho những tài khoản không thu
được:
1.2.2.2.1.Phương pháp thanh lý (wirte-off) cho những tài khoản không thu được:

Khi mà có một tài khoản nào được công ty quyết định là đã không thu được, khoản lỗ đó sẽ
được tính cho tài khoản chi phí nợ xấu. Và sẽ được ghi như sau:
Chi phí nợ xấu tăng bên Nợ
Khoản phải thu giảm bên Có
Bằng cách này, chi phí nợ xấu sẽ chỉ ghi nhận những thiệt hại thật sự từ các khoản thu
không thu được. Và đương nhiên là khoản phải thu sẽ được ghi số gộp sau khi giảm xuống.
Nếu nhìn từ khía cạnh phân tích quản lý tài chính công ty, ta thấy được nó sẽ giảm những tiện
ích khi lập nên bảng báo cáo cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh mặc dù
cách làm này thường được xem là đơn giản nhất. Thêm vào đó ta cũng ghi nhận rằng cách ghi
này khiến ta nhận thức sai lệch về thời điểm khoản nợ khó đòi xuất hiện, thường sẽ khác rất
nhiều so với thời điểm lập bảng báo cáo tài chính mà doanh thu cho khoản nợ đó xuất hiện và
dẫn đến là chi phí này với doanh thu chẳng ăn nhập gì với nhau sẽ khiến cho các cổ đông gặp
vấn đề xác định nợ xấu vì họ thường thiếu thông tin (đặc biệt đối với công ty cổ phần và đã
lên sàn). Chính vì lẽ đó, cách ghi thanh lý trực tiếp này sau này không được công nhận khi lập
nên báo cáo tài chính cho chủ sỡ hữu.
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 16
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
1.2.2.2.2.Phương pháp dự phòng các khoản không thu được:
Phương pháp trích dự phòng này chủ yếu sẽ ước lượng những khoản không có khả năng thu
được tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. Đây là phương pháp hữu ích để sữa khuyết điểm của
phương pháp trên. Hiện nay được hầu hết các công ty sử dụng bởi vì nó bảo đảm được tính
kết hợp giữa chi phí và doanh thu trong kỳ cộng thêm là khoản phải thu sẽ được phản ánh
bằng con số ước lượng thu được bằng tiền mặt. Và chính vì không bao gồm các khoản không
thu được cho nên con số khoản phải thu sẽ giảm bằng đúng với dự phòng mà chúng ta đã ước
lượng sẽ được thể hiện rõ trong báo cáo kiểm toán.
1.2.2.3.Nguyên tắc hạch toán:
Kế toán nợ khó đòi chịu sự chi phối của nguyên tắc kết hợp tương ứng giữa chi phí và
doanh thu – chi phí nợ xấu cần thiết phải ước tính vào chi phí trong niên độ phát sinh chi phí
bán chịu.
Chi phí nợ xấu xxx

Dự phòng nợ khó đòi xxx
1.2.2.4.Tài khoản sử dụng:
Kế toán dự phòng khoản thu khó đòi sử dụng tài khoản 1592 “dự phòng khoản phải thu khó
đòi”.
Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên nợ: Số được hoàn nhận dự phòng phải thu khó đòi.
Bên có: Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Dư có: Khoản dự phòng phải thu khó đòi hiện có.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng tài khoản ngoài bảng là TK 004 “Nợ khi đã xử lý”.
Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên nợ: Nợ khó đòi đã được xử lý phát sinh trong kỳ.
Bên có: Nợ khó đòi đã được xử lý được thu lại được và được xóa bỏ trong kỳ.
1.2.2.5.Sơ đồ kế toán dự phòng phải thu khó đòi:
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 17
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Hình 1.2 Sơ đồ kế toán dự phòng phải thu khó đòi
Nguồn: webketoan
Phương pháp dự phòng này thường được sữ dụng trong bảng báo cáo tài chính phục vụ cho
cổ đông khi mà chi phí nợ xấu ngày nay đang là vấn đề nghiêm trọng khi kinh tế suy thoái và
đối tác “không thể trả nợ” (chứ không phải là không muốn trả nợ). Như quá trình ở trên đã
trình bày rõ thì cách ghi này có 3 yếu tố chính cần lưu ý:
• Các khoản phải thu khó đòi chúng ta cần phải ước lượng. Và cách ước lượng này
được xem như là một chi phí do đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của công ty.
Cho nên khi lập bảng ước lượng cần phải chú ý vì có thể công ty lập dự phòng cao sẽ
khiến lợi nhuận cuối kỳ thấp dẫn đến công ty sẽ không hấp dẫn dưới mắt các nhà đầu
tư (đối với các công ty cổ phần). Ngược lại, một dự phòng ước lượng thấp sẽ giúp lợi
nhuận cao nhưng lại đưa thêm rủi ro đối với các khoản phải thu khó đòi khác.
• Khoản dự phòng sẽ nằm bên Nợ trong tài khoản chi phí nợ xấu và bên Có bên tài
khoản Dự phòng cho các khoản nợ xấu (một tài khoản đối ứng lại).
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 18

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
• Cuối cùng khi đã xác định thanh lý khoản nào trong nọ xấu đó, thì khoản nợ xấu khó
đòi thật sự sẽ được ghi vào bên Nợ của Dự phòng nợ khó đòi và phần Có bên Các
khoản phải thu.
Để làm rõ hơn phần này, ta sẽ đưa ra một ví dụ sau. Giả sử như TTNN bán hàng chịu là 4 tỉ
VND trong năm 2008. Với khoản này thì vào báo cáo kế toán cuối kỳ công ty thấy rằng 300
triệu vẫn chưa thu được. Cuối cùng, kế toán trưởng quyết định trình lên Ban giám đốc là sẽ
có khoảng 100 triệu trong tổng số doanh số bán chịu này sẽ không thu được. Như vậy sau khi
bán giám đốc đồng ý, kế toán sẽ ghi nhận khoản ước lượng 100 triệu này như sau:
• Chi phí nợ xấu là 100 triệu VND bên Nợ
• Dự phòng nợ khó đòi sẽ tăng lên 100 triệu VND bên Có
Chúng ta thấy rằng dự phòng này chỉ đưa ra nhằm nói lên con số ước tính cho khoản mà
khách hàng có thể không trả được trong tương lai. Cách này được dùng để tránh phải trừ trực
tiếp vào khoản Khoản phải thu vì chẳng ai biết khách hàng nào chính xác sẽ không trả nợ và
lấp được những khoản trống mà phương pháp thanh lý để lại mặc dù về cơ bản thì hai
phương pháp cùng làm giảm khoản phải thu.
Trong cách dự phòng này thì không công ty nào hi vọng mình sẽ có nợ xấu nhưng khi đã
xuất hiện thì chúng ta phải làm những thao tác kế toán như khi nào thì ghi là nợ xấu và ghi
nhận như thế nào khi khách hàng mà chúng ta liệt kê vào nợ xấu có thể vượt qua cơn khủng
hoảng để thanh toán nợ lại cho chúng ta (trường hợp trên không phải lúc nào cũng xãy ra).
1.2.3.Thanh lý phần công nợ khi xác định được khách hàng nào không thể trả nợ:
Trong quá trình đòi nợ, công ty thường dùng các phương pháp khác nhau như lập biên bản
nhắc nợ, gọi điện đến lãnh đạo đối tác và cuối cùng là đưa ra tòa án kinh tế. Trong phần sau,
tôi sẽ đề cập nhiều hơn về vấn đề này, bây giờ thì ta tiếp tục sau khi các biện pháp đó không
còn hữu dụng nữa. Lúc đó công ty buộc phải thanh lý tài khoản đó. Cho rõ hơn, tôi đưa ra
một ví dụ như sau: Kế toán trưởng công ty TTNN nhận được quyết định của Ban giám đốc về
quyết định thanh lý khoản nợ 200 triệu của công ty AAA. Thì nghiệp vụ kế toán sẽ ghi nhận
như sau
• Phần Dự phòng nợ khó đòi sẽ giảm 200 triệu bên Nợ
• Khoản phải thu phải giảm 200 triệu bên Có.

SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 19
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Ta thấy rằng với biện pháp này thì không xuất hiện chi phí nợ xấu khi buộc phải thanh lý mà
chỉ làm giảm cả hai bên Dự phòng nợ khó đòi và phần Khoản phải thu mà thôi. Chính vì vậy,
chỉ có bảng cân đối kế toán bị ảnh hưởng (mặc dù con số chung vẫn không thay đổi) chứ
không ảnh hưởng gì đến bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
1.2.3.Thanh lý phần công nợ khi xác định được khách hàng nào không thể trả nợ:
May mắn thay, trong quá trình hoạt động vẫn có những công ty vượt qua khó khăn và thanh
toán nợ cho chúng ta khi họ đã bị ghi là nợ xấu. Khi đó, nghiệp vụ kế toán sẽ ghi hai khoản
liên quan như sau: phục hồi lại tài khoản cho khách hàng và làm động tác kế toán ngược lại
như với phần thanh lý.
1.2.3.2.Những điều cơ bản dành cho phương pháp trích lập dự phòng:
Sau khi đã nói sơ qua những khoản như trên, thì tôi xin được đề cập đến những điều cơ bản
của việc trích lập dự phòng này. Theo lý thuyết của các cách quản lý hiện đại của phương
Tây, có hai cách thường được sữ dụng dựa vào hai con số xác định: phần trăm của doanh số
và phần trăm của khoản phải thu. Trong báo cáo tài chính thì cả hai đều được chấp nhận và
điều quan trọng nằm trong tay Ban giám đốc xem cách nào là phù hợp (giống như phần trích
lập dự phòng cho đầu tư tài chính ngắn hạn là đề tài nóng hổi trong các cuộc họp đại hội cổ
đông của các công ty lên sàn vừa qua mà REE là một ví dụ). Vấn đề nằm ở chổ là Ban giám
đốc sẽ chọn xem ảnh hưởng này dựa trên báo cáo thu nhập hay bảng cân đối kế toán.

1.2.3.2.1.Tính nợ khó đòi theo phần trăm của doanh thu (revenue hoặc sales):
Theo cách tính nợ khó đòi theo phần trăm của doanh thu, nghiệp vụ kế toán sẽ tính toán dựa
trên phần trăm của doanh thumua chịu mà công ty (loại phần mua bán trả tiền ngay ra). Hầu
như phần trăm bao nhiêu sẽ dựa vào các dữ liệu quá khứ cũng như chính sách ước lượng cho
tương lai. Nó có thể dựa theo doanh số bán chịu gộp hay ròng cũng được trong năm kinh
doanh hiện tại. Bởi vì kinh tế thế giới có những biến động bất ngờ mà chúng ta không thể dự
báo được cho nữa năm (một phần vì các công ty không có đầy đủ thông tin cũng như chuyên
nghiệp như các quỹ đầu tư để dự báo chuyện này) nên có thể công ty vẫn đưa ra dự báo tương
lai để điều chỉnh lại phần trăm mà con số quá khứ cho ra.

SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 20
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Ví dụ công ty TTNN có doanh số bán chịu trong năm 2008 là 4 tỷ và con số mà Ban giám
đốc dự tính sẽ không thu được là 5%. Thì kết quả tính ra con số chi phí nợ khó thu sẽ vào
khoảng 4tỷ x 5% = 200 triệu VND.
Ta thấy rõ rằng cách tính này giúp thỏa điều kiện về tính đối ứng (matching principle) của
nghiệp vụ kế toán sẽ được thỏa mãn. Kết quả là chi phí nợ xấu đã được trực tiếp liên quan
theo phần trăm đến doanh thu của công ty (phần doanh thu bán chịu). Vấn đề ở đây nếu xãy
ra điều chỉnh thì tính cân bằng của khoản dự phòng sẽ ít được để ý đến. Khoản điều chỉnh
này cần dựa theo khoản phải thu khó đòi. Nếu con số thực tế khác xa so với con số dự tính,
phần trăm ước lượng trong tương lai cần sữa làm sao để phù hợp.
1.2.3.2.2.Tính nợ khó đòi theo phần trăm của khoản phải thu:
Cũng như cách trên, chủ yếu dựa vào phần trăm. Nhưng bằng cách này, nghiệp vụ kế toán
có thể ước lượng dựa vào phần trăm của khoản phải thu để đưa ra con số thua lỗ từ khoản
không đòi được. Để giúp cho việc ước lượng chính xác hơn, các công ty thường sử dụng Biểu
theo dõi khoản phải thu (aging schedule) để xác định thời gian mà họ không trả được. Bởi vì
dựa vào thời gian thu nợ, nên việc theo dõi từng công nợ sẽ giúp xác định được chi phí nợ
xấu là bao nhiêu.
Vẫn dựa chủ yếu vào dữ liệu quá khứ cho từng khoản thời gian xác định, công ty có thể chia
ra những khoản nợ thành những nhóm khác nhau. Nợ càng lâu thì càng ít khả năng thu được.
Do đó dựa vào biểu theo dõi khoản phải thu giúp ta có thể ước lượng phần trăm dựa vào thời
gian đối tác nợ lâu hay ngắn.
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 21
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Bảng 1.1 Bảng biểu khách hàng phải thu
Nguồn: Giả định theo quy tắc
Theo những quy định của nhà nước, một số phần trong Biểu khoản phải thu được quy định
trong Thông tư 13/2006 về khoản nợ khó đòi:
“Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản

nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ
chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng
phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp
luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất
không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ
khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản
lý của doanh nghiệp.”
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 22
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
1.2.4.Giải quyết những khoản phải thu:
Thường trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, các khoản phải thu thường được thu về
dưới dạng tiền mặt và đương nhiên là phần sổ sách sẽ trừ đi những khoản thu rồi ra. Thế
nhưng không phải lúc nào cũng suôn sẽ như vậy và cái thông thường ở trên sẽ được thay đổi
nhiều. Và cũng có nhiều trường hợp do công ty đang cần tiền mặt gấp để duy trì vốn lưu động
(đã xuất hiện nhiều công ty làm ăn vẫn có lãi trong sổ sách nhưng lại phá sản chỉ vì không đủ
lượng tiền mặt để duy trì hoạt động kinh doanh khiến chủ nợ kiện ra tòa để tuyên bố phá sản
và điều này chúng ta thường thấy nhất trong thời kinh tế suy thoái từ Tết năm ngoái cho đến
nay), công ty đã chủ động tìm những nguồn để xữ lý nguồn phải thu này trong ngắn hạn.
Với cách này, công ty có thể bán các khoản phải thu của mình vì hai lí do chính sau. Thứ
nhất, khi phải bán các khoản phải thu của mình, có thể là công ty không thể tìm được các
nguồn khác phù hợp hay thanh khoản để bán được nữa. Trong năm 2008, khi mà tiền tệ đang
bi siết chặt thì rất khó để các công ty huy động được vốn để kinh doanh cho dù đó là những
tài sản đầu tư ngắn hạn như cổ phiếu mặc dù tính thanh khoản của nó cao hơn các khoản phải
thu. Tuy nhiên vì kém thanh khoản do sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường chứng khoán nên

khiến chẳng ai mua bán chứng khoán hoặc người mua tìm mọi cách để ép giá cổ phiếu xuống
khiến doanh nghiệp phải chiết khấu rất nhiều. Các chủ doanh nghiệp cũng có thể vay ngân
hàng nhưng với lãi suất từng lên đỉnh điểm là 21% chưa tính phụ phí hợp pháp và cả không
hợp pháp khiến đây là một gánh nặng cho các công ty. Mà chưa chắc ngân hàng chấp nhận
cho vay vì sợ nợ không thể đòi được. Còn nếu đi vay nóng, khả năng vay được là cao nhưng
lãi vay không dưới 25%.
Lý do thứ hai để bán các khoản phải thu vì các khoản này từ lúc ghi sổ cho đến lúc thu được
thì cũng chiếm thời gian cũng như chi phí phát sinh. Và thật sự dễ dàng hơn nếu công ty bán
công nợ cho một tổ chức khác chuyên về thu hồi công nợ.
Cách bán khoản công nợ của công ty thường thấy nhất là bán phần công nợ cho các định chế
tài chính như các công ty tài chính hay ngân hàng mà thường mua các khoản công nợ để rồi
sau đó trực tiếp đi thu công nợ. Có nhiều loại việc ủy thác như vậy. hưng tôi xin giới thiệu
một cách thông dụng được ủy thác và các công ty đó ăn phần trăm trên khoản phải thu đó.
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 23
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
1.2.5.Phân tích bảng báo cáo và khoản phải thu
Hầu hết những khoản phải thu được đề cập trong bài chủ yếu là dành cho ngắn hạn và được
nằm trong phần Tài sản ngắn hạn ở Bảng cân đối kế toán. Và như quy ước, thứ tự trong bảng
cân đối kế toán nói lên tính thanh khoản của từng loại tài sản ngắn hạn theo tính thanh khoản
cao đứng trước:
Bảng 1.2 Báo cáo cân đối kế toán
Nguồn: Công ty
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 24
Công ty
tài chính
Khách
hàng
Công ty
cung cấp
5 – Giao hàng

1 – Đặt hàng
6 – Thanh toán
tiền
2 – yêu cầu xem
xét tính dụng
4 – giao trước
tiền mặt
3 – chấp nhận
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Cô Trương Thị Thúy Vân
Vì lí do rủi ro cao hơn, nên các công ty thường có xu hướng chấp nhận con số phải thu cao
hơn trong các khoản phải thu dài hạn hơn là ngắn hạn. Đương nhiên tính chất như vậy thì các
khoản phải thu ngắn hạn nếu được thu về bằng tiền mặt sẽ tăng khả năng thánh toán cũng như
hạn chế rủi ro thua lỗ từ các khoản nợ xấu. Có hai cách (hay hai chỉ số) để tính toán hiệu quả
của việc thu hồi công nợ: tỉ số vòng quay khoản phải thu và số ngày thu nợ trung bình.
Tỉ số vòng quay khoản phải thu sẽ đo lường bao nhiêu lần trong năm khoản phải thu chuyển
trin thạnh tiền mặt. Ví dụ như bình thường công ty nên có số vòng quay này là 12 lần hay cao
hơn. Công thức tính vòng quay khoản phải thu sẽ bằng doanh số bán chịu chia cho khoản
phải thu trung bình phát sinh trong năm. Số này cho thấy trong một năm sẽ có bao nhiêu lần
đi thu nợ. Kế đó, ta dùng số ngày trong một năm (thường nhất là 365) chia cho số lần này thì
sẽ ra số ngày trung bình ta đi thu công nợ.
1.3. Quản lý Công nợ:
SV Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lớp 06CQT2 Trang 25

×