Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Các phương pháp tính trị giá hàng tồn kho và ảnh hưởng của từng phương pháp lên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.67 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU
HTK là một phần quan trọng trong TS lưu động và nằm ở nhiều khâu trong quá
trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lưu thông của nhiều doanh nghiệp. HTK của mỗi
doanh nghiệp thường bao gồm:NVL, CCDC, sản phẩm dịch vụ dở dang,TP, HH(gọi
tắt là vật tư, hàng hoá).
Việc tính đúng giá trị HTK, không chỉ giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo kịp thời
các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hàng ngày, mà còn giúp doanh nghiệp có một lượng
vật tư, hàng hoá dự trữ đúng định mức, không dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn, mặt
khác không dự trữ quá ít để bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn.
Việc tính đúng giá HTK còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi lập BCTC. Vì
nếu tính sai lệch giá trị HTK, sẽ làm sai lệch các chỉ tiêu trên BCTC. Nếu giá trị
HTK bị tính sai, dẫn đến giá trị TS lưu động và tổng giá trị TS của doanh nghiệp
thiếu chính xác, giá vốn hàng bán tính sai lệch sẽ làm cho chỉ tiêu lãi gộp, lãi ròng
của doanh nghiệp không còn chính xác. Hơn nữa,HTK cuối kỳ của kỳ này còn là
HTK đầu kỳ của kỳ tiếp theo. Do đó sai lầm sẽ được chuyển tiếp qua kỳ sau và gây
nên sai lầm liên tục qua các kỳ của giá vốn hàng bán, lãi gộp và lãi thuần. Không
những thế, số tiền của HTK thường rất lớn nên sự sai lầm có thể làm ảnh hưởng một
cách rõ ràng đến tính hữu dụng của các BCTC.
Như vậy chúng ta thấy rằng HTK là một yếu tố rất quan trọng của phần lớn
các doanh nghiệp. Chính vì thế mà việc nghiên cứu các phương pháp tính giá HTK
trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết, bởi vì với mỗi phương pháp tính giá trị
HTK khác nhau thì các chỉ tiêu trên BCTC cũng sẽ thay đổi. Việc lựa chọn một
phương pháp tính giá thích hợp cho doanh nghiệp mình là rất cần thiết. Chính vì
tầm quan trọng đó mà em đã chọn đề tài:” CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỊ GIÁ
HÀNG TỒN KHO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG PHƯƠNG PHÁP LÊN BẢNG
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH”
3
KÍ HIỆU VIẾT TẮT


BCTC Báo cáo tài chính
BCDKT Bảng cân đối kế toán
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
FIFO Nhập trước xuất trước
LIFO Nhập sau xuất trước
HTK Hàng tồn kho
NVL Nguyên vật liệu
CCDC Công cụ dụng cụ
HH Hàng hóa
TP Thành phẩm
TS Tài sản
4
PHẦN 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG
TỒN KHO ĐẾN BCDKT VÀ BCKQKD
I/Khái quát về hàng tồn kho
1/Khái niệm HTK theo chuẩn mực 02 và chủng loại HTK
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 HTK là những TS được giữ để bán
trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh
doanh dở dang; NVL,CCDC để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc
cung cấp dịch vụ; TP của HTK.
HTK bao gồm:
 HH mua về để bán
 HH tồn kho
 Hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán,
 HH gửi đi gia công chế biến;
 TP tồn kho và TP gửi đi bán
 Sản phẩm dở dang gồm sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành
chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm
 NVL,CCDC tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường.

 Chi phí dịch vụ dở dang.
Ngoài ra chúng ta cũng cần hiểu thêm về một số khái niệm liên quan như:
 Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của HTK trong kỳ
sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản
phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
 Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại HTK tương tự tại
ngày lập BCDKT.
2/Đặc điểm của từng loại HTK
Từ khái niệm HTK đã được đưa ra ở trên, ta có thể thấy đặc điểm của HTK
chính là những đặc điểm riêng của NVL, CCDC, TP,SPDD, HH. Với mỗi loại,
chúng có những đặc điểm riêng sau:
- Thứ nhất: NVL là những đối tượng lao động đã được thể hiện đưới dạng vật
hóa như: Sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong
doanh nghiệp may mặc. Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào một chu
kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao
động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra
hình thái vật chất của sản phẩm.
- Thứ hai:CC,DC là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để
xếp vào tài sản cố định. CC,DC thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất-kinh
doanh, trong quá trình sử dụng, chúng giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu. Về
mặt giá trị, CC,DC cũng bị hao màn dần trong quá trình sử dụng, bởi vậy khi phân
5
bổ giá trị của CC,DC vào chi phí sản xuất-kinh doanh, kế toán phải sử dụng phương
pháp phân bổ thích hợp sao cho vừa đơn giản trong công tác kế toán vừa bảo đảm
được tính chính xác của thông tin kế toán ở mức có thể tin cậy được.
-Thứ ba: TP là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng
của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ
thuật quy định .Sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất ra chủ yếu là
TP, ngoài ra có thể có bán TP. Những sản phẩm HH xuất kho để tiêu thụ, đã thanh
toán hay chấp nhận thanh toán gọi là sản lượng HH thực hiện.

-Thứ tư: SPDD là những sản phẩm đến cuối kỳ kinh doanh vẫn chưa hoàn
thành nhập kho, chúng vẫn còn tồn tại các phân xưởng sản xuất. Có những sản
phẩm đã hoàn thành nhưng chưa nhập kho mà doanh nghiệp xuất bán trực tiếp hoặc
gửi bán thì được ghi giảm giá trị sản phẩm dở dang.
- Thứ năm: HH (tại các doanh nghiệp thương mại) được phân theo từng
ngành hàng, gồm có: Hàng vật tư thiết bị; hàng công nghệ phẩm tiêu dùng; hàng
lương thực, thực phẩm chế biến. Kế toán phải ghi chép số lượng, chất lượng, và giá
phí chi tiêu mua hàng theo chứng từ đã lập trên hệ thống sổ thích hợp. Phân bổ hợp
lý chi phí mua hàng cho số hàng đã bán và tồn cuối kỳ.
Ngoài ra, hàng tồn kho còn được phân loại theo các khâu của quá trình sản
xuất kinh doanh, đó là hàng tồn kho ở khâu dự trữ (nguyên vật liệu, hàng đi đường,
công cụ dụng cụ ); hàng tồn kho ở khâu sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang) và
hàng tồn kho ở khâu lưu thông (thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán).
Việc phân loại hàng tồn kho gắn với các khâu của quá trình sản xuất là phù
hợp hơn cả vì nó gắn quá trình quản lý với từng khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.
Sơ đồ: Phân loại HTK ở doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất.
6
II/Các phương pháp tính trị giá hàng tồn kho
Việc tính giá hàng tồn kho phụ thuộc vào đơn giá mua của hàng hóa trong các
thời kì khác nhau.nếu hàng hóa được mua với đơn giá ổn định từ kỳ này sang kì
khác thì việc tính trị giá hàng tồn kho sẽ rất đơn giản.nhưng nếu hàng hóa giống
nhau được mua với đơn giá khác nhau thì cần xác định xem cần sử dụng đơn giá
nào để tính giá hàng tồn kho cuối kỳ.
Như vậy,việc xác định đơn giá hàng tồn kho đòi hỏi các doanh nghiệp phải
quản lý được giá mua và chi phí mua để đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng và số
lượng hàng hóa với chi phí bỏ ra là thấp nhất.Về lý thuyết một phần là chi phí thu
phải được bổ sung cho các đơn vị hàng hóa mua.Điều này là nguyên nhân gây nên
một phần chi phí phụ đưa vào hàng tồn kho và chuyển sang kỳ sau để tương ứng
với thu nhập mà hàng tồn kho được bán .Tuy nhiên,chi phí cho việc tính toán trên

một cách quá chính xác có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.Do đó,nhiều doanh nghiệp
áp dụng tính trọng yếu và tính các chi phí này cho trị giá vốn của hàng bán .Với
những trình bày trên đây,đơn giá là điều cơ bản nhất cần xem xét khi ước tính giá
hàng tồn kho.Theo chuẩn mực số 02-hàng tồn kho,hiện nay các doanh nghiệp được
phép sử dụng một trong 4 phương pháp để xác định giá hàng tồn kho gồm:
 Phương pháp nhập trước ,xuất trước.
 Phương pháp nhập sau, xuất trước.
 Phương pháp bình quân gia quyền .
 Phương pháp thực tế đích danh.
1/Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
1.1/Khái niệm và điều kiện áp dụng phương pháp
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là HTK được mua trước
hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua
hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất
kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ,
giá trị của HTK được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần
cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp tính giá này áp dụng phù hợp với cả hai phương pháp hạch toán
hàng tồn kho là kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. Song từ đặc điểm của
mỗi phương pháp hạch toán mà chúng ta có thể thấy rằng có sự khác nhau cơ bản
về giá trị của hàng xuất và tồn cuối kỳ giữa FIFO trong phương pháp kiểm kê định
kỳ và kê khai thường xuyên.
1.2/Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm:
Giá trị HTK cuối kỳ chính là giá trị hàng mua vào sau cùng. Phương pháp
này thích hợp với điều kiện HTK luân chuyển nhanh. Phương pháp này nói chung
7
cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị HTK cuối kỳ trên BCDKT, đặc biệt trong
những lần mua hàng nhưng chưa có giá đơn vị.
Chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng,

do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo
cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của HTK sẽ tương đối sát với giá thị trường của
mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu HTK trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Nhược điểm:
Thứ nhất,các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát
sinh hiện hành.Theo phương pháp này thì doanh thu hiện hành được tạo ra bởi giá
trị sản phẩm,vật tư,hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu.
Thứ hai,đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập
xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công
việc sẽ tăng lên rất nhiều.
2/ Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
2.1/Khái niệm và điều kiện áp dụng phương pháp
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là HTK được mua sau hoặc
sản xuất sau thì được xuất trước, và HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua hoặc
sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo
giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của HTK được tính theo giá của
hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Phương pháp này cũng phù hợp với cả hai phương pháp hạch toán hàng tồn
kho, và ta thấy rằng có sự khác nhau cơ bản giữa chúng.
2.2/Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp
FIFO. Phương pháp này đảm bảo được nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi
phí. Theo phương pháp này tổng giá trị hàng xuất kho chính là giá trị của số hàng
mua vào sau cùng. Cụ thể là các chi phí mới phát sinh sẽ phù hợp với doanh thu
cũng vừa được chính các HTK này tạo ra. Điều này dẫn tới việc kế toán sẽ cung cấp
những thông tin đầy đủ và chính xác hơn về thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ.
Phương pháp này đặc biệt đúng trong điều kiện lạm phát. Thuế là nguyên
nhân làm cho phương pháp LIFO được áp dụng phổ biến. Khi mức giá của HTK
tăng và số lượng không đổi thì dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Điều này đồng nghĩa
với lãi ròng giảm đi và cuối cùng là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm

xuống. Mặc dù trong tương lai giá cả của HTK giảm xuống thì doanh nghiệp đã
giảm đi được một phần nào thuế thu nhập doanh nghịêp phải nộp (trong một hoặc
nhiều kỳ nào đó). Và hơn nữa đây là một lý do để doanh nghiệp có thể trì hoãn nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một ưu điểm nữa của phương pháp LIFO là nó cải thiện dòng tiền luân
chuyển. Do số thuế phải nộp ít hơn và thời hạn nộp có thể được trì hoãn nên doanh
nghiệp có thể sử dụng khoản tiền dùng để nộp thuế cho các mục tiêu đầu tư khác.
8
Không những thế nó còn hạn chế tối đa sự tác động của việc HTK giảm giá trong
tương lai đối với thu nhập.
Phương pháp này hạn chế đến mức thấp nhất việc phải ghi điều chỉnh giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện giá của HTK giảm đi. Lý do xuất phát
giống như tên gọi của phương pháp này, tức là nhập vào kho sau khi đã được xuất
ra khỏi kho.
Nhược điểm: Ngoài những ưu điểm trên phương pháp LIFO có một số nhược
điểm sau:
Thứ nhất: Nó dẫn đến thu nhập thuần của DN giảm trong điều kiện lạm phát.
Các nhà quản lý trong DN dường như thích việc báo cáo lãi thuần tăng hơn là thấy
việc thuế phải nộp giảm đi. Lý do của điều này chính bởi vì các nhà quản lý trong
DN sợ rằng các nhà đầu tư sẽ hiểu nhầm về khả năng sinh lãi, khả năng thu hồi vốn
đầu tư của họ.
Thứ hai: Theo phương pháp này HTK có thể bị đánh giá giảm trên BCDKT.
Việc đánh giá HTK để lập báo cáo kế toán thông thường không được cập nhật bởi
HTK vào kho trước vẫn còn nằm trong kho. Việc đánh giá giảm này làm cho vốn
lưu động của DN giảm thấp hơn so với thực tế HTK.
3/Phương pháp thực tế đích danh
3.1/Khái niệm và điều kiện áp dụng phương pháp
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc
mặt hàng ổn định và nhận diện được, có đơn giá HTK rất lớn như các đồ trang sức
đắt tiền, các bất động sản, ô tô mà có thể nhận diện được từng loại HH tồn kho với

từng lần mua vào và hoá đơn của nó, hơn nữa các doanh nghiệp phải có điều kiện
bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho, vì vậy mà khi xuất kho lô nào thì tính theo
giá đích danh của lô đó.
Phương pháp tính giá HTK này thích hợp cả với các doanh nghiệp áp dụng
phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm: Phương pháp này có thể được ủng hộ vì nó hoàn toàn làm phù hợp
giữa chi phí và doanh thu.
Nhược điểm: phần lớn các doanh nghiệp không sử dụng giá đích danh vì 3 lý
do sau:
Thứ nhất: Các thủ tục ghi sổ chi tiết thường rất tốn kém, nhất là trong các
doanh nghiệp không có máy vi tính.
Thứ hai: Nếu số lượng tồn kho giống nhau thì sự nhận diện từng đơn vị không
có tác dụng gì cả. Mục đích của BCTC là báo cáo thông tin kinh tế về các nguồn tài
lực và cổ phần của một doanh nghiệp, không cần thiết phải là các thông tin cụ thể
về các tiềm năng này. Nói cách khác vấn đề hiệu quả và giá trị là có ý nghĩa còn
hiện vật thì không.
9
Thứ ba: Phương pháp giá đích danh bản thân nó có thể làm cho ban quản trị
điều khiển được lợi tức. Ban quản trị chỉ cần giữ lại trong tồn kho những khối lượng
có giá trị cao (hoặc thấp) để gây ảnh hưởng giả tạo tới lợi nhuận
4/ Phương pháp bình quân gia quyền
4.1/Khái niệm và điều kiện áp dụng phương pháp
Theo phương pháp này giá trị của từng loại HTK được tính theo giá trị trung
bình của từng loại HTK tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại HTK được mua hoặc
sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi
nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Giá trị hàng xuất= khối lượng hàng xuất x đơn giá bình quân gia quyền.
-Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Gía đơn vị bình quân=(giá trị tồn đầu kì+tổng giá trị nhập)/(số lượng

tồn+số lượng nhập).
-Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:Theo phương pháp này
sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định giá bình quân của từng loại hàng. Sau đó
căn sứ vào giá đơn vị bình quân và lượng hàng xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp để
xác định giá trị HTK cuối kỳ.
4.2/Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
-Phương pháp bình quân cả kì dự trữ:
Ưu điểm: Chúng ta thấy rằng, phương pháp này là khá đơn giản, dễ làm, chỉ
cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Nhược điểm: Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là công tác kế
toán dồn vào cuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Hơn nữa,
phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời
-Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của
phương pháp trên.
Nhược điểm: Việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc
điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại
HTK, có lưu lượng nhập xuất ít.
III/ Ảnh hưởng của các phương pháp tính giá hàng tồn kho đến BCDKT và
BCKQKD
1/ Ảnh hưởng của phương pháp nhập trước xuất trước
Phương pháp FIFO cho kết quả số liệu trong BCDKT là sát nhất với giá phí
hiện tại so với các phương pháp tính giá HTK khác vì giá của các lần mua sau cũng
được phản ánh trong giá HTK cuối kỳ còn trị giá vốn hàng xuất là giá cũ từ trước,
10
phương pháp FIFO giả sử rằng giá của HTK đầu kỳ theo giá nhập trước và giá các
lần nhập trước trở thành trị giá vốn hàng xuất (hoặc thành chi phí).
Khi giá cả tăng lên, phương pháp FIFO thường dẫn đến lợi nhuận cao nhất
trong 3 phương pháp FIFO, LIFO và bình quân, còn khi giá cả giảm xuống thì
phương pháp FIFO cho lợi nhuận là thấp nhất trong 3 phương pháp tính giá.

Phương pháp FIFO là một phương pháp tính giá theo hướng BCDKT, vì nó
đưa ra sự dự đoán chính xác nhất giá trị hiện tại của HTK trong những kỳ giá cả
thay đổi. Trong những kỳ giá tăng lên, phương pháp FIFO sẽ cho kết quả thuế cao
hơn bất kỳ phương pháp nào trong khi những kỳ giá cả giảm sút thì FIFO giúp cho
doanh nghiệp giảm đi gánh nặng thuế. Song một ưu điểm lớn của FIFO là phương
pháp này không phải là đối tượng cho những qui định và những yêu cầu của các
điều khoản ràng buộc thuế như phương pháp LIFO phải gánh chịu.
Ví dụ công ty xuất nhâp khẩu An Giang.kinh doanh xuất khẩu mặt hàng chủ
yếu là gạo,sử dụng phương pháp FIFO,đầu năm 2011 giá gạo xuất khẩu tăng
cao,DN đã xuất hnw 60.000 tấn gạo,đem lại lợi nhuận 4,5 tỷ đồng trong 3 tháng đầu
năm.Tuy nhiên,6 tháng cuối năm,thị trường cạnh tranh mạnh,DN phải bù lỗ từ
1000-1500 đ/1 kg gạo để tiêu thụ được số gạo tồn kho,tránh tình trạng hư hỏng và
giam chi phí lưu kho.
2/ Ảnh hưởng của phương pháp nhập sau xuất trước
Trong phương pháp LIFO, thông thường thì số hàng tồn cuối kỳ gồm giá gốc
của những mặt hàng mua từ cũ .Khi giá cả tăng lên, phương pháp LIFO cho số liệu
trên BCDKT thường thấp hơn so với giá phí hiện tại.
LIFO thường cho kết quả lợi nhuận thấp nhất trong trường hợp giá cả tăng vì
giá vốn trong phương pháp này là cao nhất và cho lợi nhuận cao nhất khi giá cả
giảm (vì giá vốn là thấp nhất). Phương pháp LIFO thường dẫn đến sự giao động
thấp nhất về lợi nhuận báo cáo ở những nơi mà giá bán có xu hướng thay đổi cùng
với giá hiện tại của các mặt hàng tồn kho thay đổi.
Phương pháp LIFO tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau tới BCTC do phương pháp
này thường phản ánh số liệu giá vốn hàng bán theo giá phí hiện hành, phương pháp
này cũng có nhiều thuận lợi thiết thực về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu một
doanh nghiệp sử dụng phương pháp LIFO trong việc tính toán thuế thu nhập doanh
nghiệp thì phương pháp này cũng phải được sử dụng trong các BCTC cho các cổ
đông.
Chẳng hạn, vào cuối những năm 20 của thế kỷ 20, nhiều doanh nghiệp kể cả
Dupont, General Motors, Kodak và Sears đã chuyển từ phương pháp FIFO sang

phương pháp LIFO khi mà chỉ số giá cả tăng mạnh trước đây thì việc chuyển từ
FIFO sang LIFO đã đạt được kết quả trong việc chi trả tiền thuế thu nhập thấp hơn
một cách đáng kể. Như hãng Dupont và General Motor chuyển từ phương pháp
FIFO sang phương pháp LIFO, mỗi doanh nghiệp đã chi trả tiền thuế thu nhập thấp
hơn khoảng 150 triệu USD, cùng lúc đó các doanh nghiệp này đã báo cáo thu nhập
thuần cho các cổ đông thấp hơn so với thu nhập thuần mà có được do hãng vẫn sử
dụng phương pháp FIFO báo cáo tài chính cho các cổ đông.
11
3/ Ảnh hưởng của phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp bình quân trong tính giá HTK là phương pháp tạo ra sự quân
bình ở giữa hai phương pháp LIFO và FIFO trong việc ảnh hưởng tới BCDKT và
BCKQKD. Phương pháp này không đưa ra một dự kiến về thông tin giá phí hiện
thời trên cả BCTC và BCKQKD, nó cũng không giúp việc giảm thiểu gánh nặng
thuế cũng như không phát sinh những kết quả nặng nề nhất khi có những thay đổi
khác nhau.
Chẳng hạn như công ty cổ phần Vinaconex VN sử dụng phương pháp bình
quân gia quyền để tính đơn giá hàng tồn kho.6 tháng đầu năm 2012,giá sắt thép tăng
hơn 20% so với cùng kì năm ngoái,nhưng việc tăng giá này không ảnh hưởng nhiều
đến giá hàng tồn kho của doanh nghiệp,các chỉ tiêu trên BCDKT và BCKQKD
không thay đổi nhiều và bất thường.
4/ Ảnh hưởng của phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp thực tế đích danh đã tuân thủ đúng nguyên tắc phù hợp kế toán ,
chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế . Giá trị của hàng xuất kho đem bán
phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra , nên các chỉ tiêu trên BCTC được phản ánh
một cách trung thực.
Ví dụ,công ty vàng bạc đá quý PNJ sử dụng phương phpas thự tế đích danh
trong tính toán giá trị hàng tồn kho.Mỗi loại hàng hóa như vàng ,bạc,kim cương,…
đều được tính theo giá thực của từng mặt hàng,nên các chỉ tiêu về chi phí,doanh thu,
… đều được phản ánh chinh xác ,trung thự.
Nhận xét: Sự khác nhau trong việc xác định giá vốn hàng bán và trị giá HTK

cuối kỳ theo các phương pháp tính giá khác nhau liên quan tới việc thay đổi giá phí
mua vào của các mặt hàng.
Việc sử dụng giá cũ cho xác định trị giá hàng tồn cuối kỳ trong phương pháp
LIFO hoặc xác định giá vốn hàng bán theo giá cũ hơn trong phương pháp FIFO sẽ
chịu ít ảnh hưởng nếu giá cả ổn định. Khi chỉ số giá cả tăng lên hoặc giảm xuống sẽ
ảnh hưởng tới việc sử dụng đơn giá cũ hoặc mới do thay đổi giá dẫn đến sự khác
biệt lớn về giá vốn hàng bán và bị giá tồn cuối kỳ giữa hai phương pháp LIFO và
FIFO. Sự khác biệt về giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn cuối kỳ cũng liên quan
tới tỷ lệ vòng quay của HTK.
Nhìn chung xu hướng giá cả và các mục đích nhấn mạnh chú trọng tới là điều
quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá HTK, các nhân tố khác cần
xem xét tính những rủi ro của sự giảm thiểu HTK cuối kỳ trong phương pháp LIFO;
dòng tiền và sự duy trì nguồn tài trợ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa
chọn phương pháp tính giá xuất song chưa được đề cập một cách thấu đáo ở đây.
Trong một thị trường ổn định, khi giá không thay đổi thì việc lựa chọn một
phương pháp tính giá HTK nào không quan trọng lắm vì tất cả các phương pháp
tính giá đều cho cùng một kết quả khi giá không đổi từ kỳ này sang kỳ khác. Nhưng
trong một thị trường không ổn định, giá cả lên xuống thất thường thì mỗi phương
pháp có thể cho một kết quả khác. Cả 5 phương pháp trên đều được thừa nhận, song
mỗi phương pháp tính giá HTK thường có những ảnh hưởng nhất định trên BCTC,
vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào phải được công khai trên các báo cáo và phải
sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán, không thay đổi tuỳ tiện để đảm bảo
nguyên tắc nhất quán trong kế toán.Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung của kế
12
toán và tuỳ theo điều kiện cụ thể về số lượng HH, số lần nhập xuất, trình độ nhân
viên kế toán, điều kiện kho bãi mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá
hàng hoá xuất kho cho hợp lý và hiệu quả.
IV/Một số ví dụ về áp dụng các phương pháp tính giá hàng tồn kho
Tại doanh nghiệp X hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên
và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng 10/200N có các tài liệu

về tình hình nhập _xuất_tồn mặt hàng A như sau:
Tồn kho đầu tháng: Tồn kho 1000kg với đơn giá 10.500 (đồng/kg) .
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1/Ngày 03/10, mua 2500kg của công ty Y,đơn giá 11.400 đ/kg, thuế GTGT là
10%, tiền hàng chưa thanh toán .Hàng về nhập kho đủ (PNK số 105)
2/Ngày 07/10, mua 2000kg của công ty Z ,đơn giá 11.500 đ/kg, thuế GTGT là
10%, đã trả bằng TGNH.Hàng về nhập kho đủ (PNK số 106)
3/Ngày 12/10, xuất kho 2500kg để bán cho công ty M, đơn giá 14.900 đ/kg,
thuế GTGT 10% .Tiền hàng người mua nợ. (PXK số 184)
4/Ngày 15/10, xuất kho 1000kg bán cho công ty N, đơn giá 15.100đ/kg ,thuế
GTGT 10% .Tiền hàng đã nhận đủ bằng tiền mặt (PXK 185)
5/Ngày 24/10,mua 3500 kg của công ty Y, đơn giá 10.700 đ/kg, thuế GTGT
10% .Tiền hàng đã thanh toán 1/3 bằng TGNH.Số còn lại nợ người bán.Hàng về
nhập kho đủ (PNK số 107)
6/Ngày 25/10, xuất kho bán cho công ty N 2500kg, đơn giá 14.600đ/kg, thuế
GTGT 10% .Đã nhận được ½ tiền bán hàng.Còn lại cho công ty N nợ.(PXK số 186)
Cuối kỳ tồn kho :2500 kg
Để thấy rõ được ưu, nhược điểm trong từng phương pháp tính giá, ta tính giá
xuất kho hàng hóa A theo các phương pháp sau:
*Phương pháp Nhập trước xuất.
Chứng từ Diễn
giải
Đơn
giá
Nhập Xuất Tồn
Số Ngày Sl Số
tiền
Sl Số tiền sl Số
tiền
01/10 Tồn

đầu
tháng
10,5 1000 10.500
PNK105 03/10 Nhập
kho
11,4 2500 28.500
PNK106 07/10 Nhập
kho
11,5 2000 23000
PXK184 12/10 Xuất 10,5 1000 10.500
13
kho
11,4 1500 17.100
Tồn
kho
07/10
11,4 1000 11.400
11,5 2000 23.000
PXK185 15/10 Xuất
kho
11,4 1000 11.400
11,5 500 5.750
Tồn
kho
15/19
11,5 1500 17.250
PNK107 24/10 Nhập
kho
10,7 3500 34.450
PXK186 25/10 Xuất

kho
11,5 1500 17.250
10,7 1000 10.700
31/10 Tồn
cuối
tháng
10,7 2500 26.750
Tổng 8000 88.950 6500 72.700 2500 26.750
*Phương pháp giá hạch toán:
Giả sử giá hạch toán của 1kg hàng hóa A là 10.500đ/kg.Khi đó :
Hệ số giá =(10.500.000+88.950.000)/(10.500.000+84.000.000)=1,052.
-Trị số hàng hóa A xuất kho ; 6.500x 10.500 x 1,052 = 71.799.000(đ)
-Trị số hàng hóa tồn kho A cuối kỳ : 10.500.000+ 88.950.000-
71.799.000=27.651.000(đ)
*Phương pháp giá thực tế đích danh : Theo Phương pháp này thì đơn vị giá
của hàng hóa tồn kho và các đơn vị hàng hóa xuất bán thuộc những lần mua vào và
dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ .
Giá thực tế hàng hóa A xuất kho :
+ Ngày 12/10, xuất 2.500 kg. trong đó 1.000kg tồn đầu kỳ, 1.500kg nhập ngày
5/10 Khi đó , giá thực tế xuất kho ngày 12:
1.000x 10.500 + 1.500 x 11.400 = 27.600.000(đ)
+ Ngày 15/10, xuất 1.500 kg của lô hàng nhập ngày 7/10
Khi đó, giá thực tế xuất kho ngày 15: 1.500 x 11.500 = 17.250.000(đ)
14
+Ngày 25/10, xuất 2.500kg. Trong đó : 1.000kg nhập ngày 3/10 , 500 kg nhập
ngày 7/10 và 1.000kg của lô hàng nhập ngày 24/10:
Khi đó , giá thực tế xuất kho ngày 25/10 : 1.0x 11.400 + 500 x 11.500 + 1.000
x 10.700 = 27.850.000(đ)
Tổng giá trị thực tế xuất kho :
27.600.000 + 17.250.000 + 27.850.000 = 72.700.000(đ)

Giá thực tế hàng hóa A tồn kho cuối kỳ : 2.500 x 10.700 =26.750.000(đ)
*Phương pháp giá bình quân :
-Bình quân cả kỳ dự trữ
Đơn giá bình quân =(1000*10.000) + (2500*11.400) + (2000*11.500) +
(3500*10.700) / (1000+2500+2000+3500) = 11.050 (đ/kg)
Trị giá hàng hóa xuất kho = (2.500 + 1.500 + 2.500)x 11.050 = 71.825.000(đ)
Trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ = 2.500 x 11.050 =27.625.000(đ)
-Bình quân sau mỗi lần nhập :
+ Đơn giá bình quân ngày 3: (1000*10.500) + (2500*11.400) / (1000+2500)
= 11.142,86 đ
+ Đơn giá bình quân ngày 7: (3500*11.142,86 ) + (2000*11.500) / 5500 =
11.272,73 đ
+Giá thực tế xuất kho:
Ngày 12 : 2500*11.272,73 = 28.181,825
Ngày 15 : 1500*11.272,73 = 16.909,095
+Gía tính đến ngày 24: (1500*11.272,73) + (3500*10.700) / 5000 = 10.871,82
+ Giá thực tế xuất kho ngày 25: 2.500x 10.871,82 = 27.179.550 (đ) .
15
PHẦN 2:CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO
THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
HÀNG TỒN KHO Ở VN
I/Các phương pháp tính giá hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán quốc tế
1/Chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc tế phân biệt hai loại HTK :
 Hàng nhận diện được .
 Hàng giống nhau không nhận diện được.
Đối với các loại hàng tồn kho nhận diện được mua hoặc sản xuất bởi xí nghiệp
và các dịch vụ tồn kho cung cấp theo các hợp đồng khác nhau, giá phí xuất kho gồm
tất cả các giá phí đích thị của nó.

Loại hàng giống nhau không nhận diện được: Chuẩn mực IAS 2 đưa ra hai
công thức: công thức “ chuẩn”: nhập trước xuất trước (FIFO),bình quân gia quyền
(CMP) và công thức “thay thế được chấp nhận”: nhập sau xuất trước (LIFO)
(phương pháp này không phù hợp với người bán hàng bởi vì không ai bán hàng mới
đi còn hàng cũ thì giữ lại để bán sau). Nếu sử dụng LIFO, một số thông tin phải
được cung cấp trong phần “thuyết minh báo cáo tài chính”.
2/Kinh nghiệm kế toán một số nước trên thế giới về tính giá hàng tồn kho
Kế toán Anh, chuẩn mực kế toán Anh chỉ quy định 3 phương pháp tính giá
HTK đó là:
• Phương pháp giá đích danh;
• Phương pháp nhập trước, xuất trước;
• Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Kế toán Mỹ, có 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho :
• Phương pháp giá thực tế đích danh.
• Phương pháp giá đơn vị bình quân( gồm bình quân cả kỳ dự trữ và bình quân
sau mỗi lần nhập)
• Phương pháp nhập trước, xuất trước.
• Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Kế toán Mỹ thực hiện nguyên tắc “thận trọng” qua việc đánh giá hàng tồn kho
theo mức giá thấp hơn giá thực tế hoặc giá thị trường ,nguyên tắc thận trọng yêu cầu
khi giá thị trường thấp hơn giá vốn thì kế toán ghi chép và báo cáo theo giá thị
trường.
Nhưng khi giá thị trường lên cao hơn giá vốn thì kế toán vẫn ghi theo giá
vốn,nguyên tắc giá thấp hơn của giá phí hoặc giá thị trường (LCM) theo kế toán
Pháp.
Theo tổng hoạch đồ kế toán năm 1982, để tính giá xuất kho và giá tồn kho
cuối kỳ của hàng tồn kho DN có thể lựa chọn một trong 4 phương pháp sau:
16
• Tính giá bình quân căn cứ vào HTK đầu kỳ và tất cả các lần nhập trong kỳ
(tháng, quý, năm) (hay còn gọi là giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ).

• Tính giá bình quân sau mỗi lần nhập.
• Phương pháp giá nhập trước, xuất trước.
• Phương pháp nhập sau xuất trước
Theo nguyên tắc, để lập các BCTC thì HTK chỉ được hạch toán theo phương
pháp kiểm kê định kỳ. Còn phương pháp kê khai thường xuyên chỉ sử dụng trong kế
toán phân tích để tính giá phí, giá thành của các loại nguyên, vật liệu, vật tư, hàng
hoá, thành phẩm. Còn ở Việt Nam, cả hai phương pháp kế toán HTK đều được áp
dụng trong kế toán tài chính và nhìn chung thì phương pháp kê khai thườmg xuyên
được áp dụng nhiều hơn. Kế toán Pháp tiến hành trích lập dự phòng cho giảm giá
HTK để đề phòng thiệt hại có thể xảy ra do hàng tồn kho bị giảm giá (Giống với kế
toán Việt Nam).
II/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các phương pháp tính giá hàng tồn kho ở
VN
1/Đánh giá chung
Hiện nay, nhìn chung các doanh ngiệp ở Việt Nam đều tuân thủ các nguyên
tắc tính giá HTK đã được quy định và các nguyên tắc này khá phù hợp và có hiệu
quả. Việc trích lập dự phòng giảm giá HTK là rất cần thiết, chỉ có vậy nó mới phản
ánh đúng được giá trị của HTK theo giá thị trường, từ đó mới xác định được đúng
chi phí và tính được thu nhập thực tế của doanh nghiệp. Nguyên tắc “nhất quán”
trong việc tính giá HTK thường bị vi phạm bởi vì theo xu hướng biến động của giá
cả thì khi doanh nghiệp thấy phương pháp tính giá nào có lợi cho doanh nghiệp thì
DN có xu hướng thay đổi phương pháp tính giá của đơn vị mình ngay cả khi chưa
được phép, nó ảnh hưởng rất lớn tới BCTC, thông tin lúc đó không có tính so sánh
với các kỳ trước của doanh nghiệp và nó không đủ độ tin cậy cho những người quan
tâm. Các phương pháp tính giá HTK đều có những ưu nhược điểm như đã nêu ở
trên.
2/Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện các phương pháp tính giá hàng tồn
kho ở VN
Dựa vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp tự
lựa chọn một phương pháp tính giá phù hợp. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn

thiện các phương pháp tính giá HTK ở Việt Nam Hệ thống kế toán Việt Nam quy
định các phương pháp tính giá trị thực tế hàng xuất kho bao gồm:phương pháp giá
đích danh;phương pháp bình quân gia quyền; phương pháp bình quân kỳ trước;
phương pháp nhập trước, xuất trước; phương pháp nhập sau, xuất trước.
Thứ nhất: Thực tế chúng ta không thể áp dụng các phương pháp tính giá
HTK một cách phù hợp với tất cả các loại HTK. Ví dụ như với TP vì việc tính giá
thực tế của thành phẩm chỉ có thể tiến hành vào cuối tháng (quý) mà trong khoảng
thời gian là tháng (quý) thì thành phẩm có thể nhập, xuất hàng ngày. Vì vậy cần có
quy định hướng dẫn phương pháp tính đối với từng loại HTK cho phù hợp.
Thứ hai: Hạch toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ có nhược điểm
là không phát hiện được vật tư, hàng hóa thừa, thiếu. Như vậy các phương pháp
17
theo quy định của hệ thống kế toán Việt Nam chỉ có thể phù hợp với từng loại hàng
tốn kho trong trường hợp kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên mà
thôi, còn với phương pháp kiểm kê định kỳ thì trị giá hàng xuất phải dựa vào kết
quả kiểm kê cuối kỳ. Vậy liệu giá trị HTK cuối kỳ có phải được tính như các
phương pháp tính giá HTK hay không?
Thứ ba: ở Việt Nam, một số doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá
HTK không được quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như trong chế
độ kế toán.Song phương pháp này lại rất tiện lợi, đó là sử dụng phương pháp giá
hạch toán bởi vì có khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giá trị HTK nhưng lại chưa biết
được giá thực tế (giá này thường biết vào cuối tháng). Do đó mà khi xuất kho kế
toán thường sử dụng giá tạm tính (giá hạch toán),giá này được sử dụng ổn định.
Đến cuối tháng khi xác định được giá thực tế, kế toán xác định hệ số giá và tiến
hành điều chỉnh giá tạm tính với giá thực tế. Phương pháp này được áp dụng khá
phổ biến bởi vì nó rất phù hợp với việc hạch toán HTK. Song nó lại không được
quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như trong hệ thống kế toán Việt
Nam. Vì vậy mà phương pháp này cần được quy định trong hệ thống kế toán Việt
Nam để các DN có thể áp dụng nó một cách rộng khắp và linh hoạt.
Thứ tư: Chúng ta thấy rằng phương pháp LIFO có rất nhiều ưu điểm, do vậy

mà các DN có xu hướng sử dụng phương pháp này để tính giá HTK. Vì vậy cần quy
định rằng nếu một doanh nghiệp nào đó lựa chọn phương pháp LIFO cho mục tiêu
tính thuế thì buộc DN đó cũng phải sử dụng phương pháp này trong việc lập các
báo cáo kế toán.
Tóm lại,để tiếp cận, hoà nhập dần với kế toán kinh tế thị trường và phù hợp
với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế được thừa nhận chúng ta cần: Hiểu biết
HTK ở mọi góc độ, khía cạnh của chúng theo nội dung quy định của chuẩn mực.
Hướng dẫn công thức tính giá trị HTK phù hợp với các loại HTK, không phân biệt
kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. Có sự
thống nhất giữa chế độ tài chính với chế độ kế toán.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu các phương pháp tính giá HTK trong doanh nghiệp và ảnh
hưởng của từng phương pháp lên BCDKT và BCKQKD ở trên ta thấy được những
ưu, nhược điểm của các phương pháp đó và điều kiện áp dụng các phương pháp này
18
trong các doanh nghiệp cụ thể. Tùy vào đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
để lựa chọn một phương pháp tính giá cho phù hợp nhất.
Qua đây ta cũng thấy được sự giống và khác nhau về phương pháp tính giá
được quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế
và chuẩn mực kế toán của một số nước khác trên thế giới. Với một vài nhận xét và ý
kiến đóng góp nhằm hoàn thiện các phương pháp tính giá hàng tồn kho ở Việt Nam
em thấy rằng việc nghiên cứu này rất bổ ích và có ý nghĩa. Nó giúp em hiểu sâu sắc
hơn về HTK - Một phần quan trọng trong tài sản lưu động, trong chu kỳ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.Hàng tồn kho còn có rất nhiều vấn đề cần phải bàn tới
nhưng trong khả năng giới hạn em chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về hiểu các phương
pháp tính giá Hàng tồn kho trong doanh nghiệpvà ảnh hưởng của từng phương pháp
lên BCDKT và BCKQKD .

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.Nguyễn Đình Đỗ, “Thông lệ và chuẩn mực Kế toán quốc tế”, Nxb

Xây dựng, 2002.
2. Tạp chí Kinh tế phát triển, số 73 tháng 07/2006, số 82 tháng 04/2007.
3. Tạp chí Kế toán, số 49 tháng 08/2006.
4. Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” VAS 2 và IAS 2.
19
5.Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho.(PTS Nguyễn Đình Đỗ-Tạp chí kế
toán số 20/1999.)
6. Giao trình lý thuyết hạch toán kế toán.(Khoa kế toán –ĐH Kinh tế quốc dân)
7. Giao trình kế toán quốc tế.(Khoa kế toán-ĐH Kinh tế quốc dân).
8. Giao trình kế toán tài chính.( Khoa kế toán-ĐH Kinh tế quốc dân).

×